1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cachiusaviet

    cachiusaviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bão sét sao Thổ phá vỡ kỉ lục trong Thái dương hệ
    Cơn bão sét có bề ngang 3.000km với những luồng sét mạnh gấp 10.000 lần so với các cơn bão Trái đất. Hoạt động suốt 8 tháng qua tại sao Thổ, cơn bão sét đã ghi kỉ lục trong Thái dương hệ về cơn bão kéo dài nhất.
    Theo các nhà thiên văn, trận bão sét cuồng nộ trên sao Thổ từ giữa tháng 1 đến nay là cơn bão kéo dài nhất từng được biết đến trong Thái dương hệ.
    Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.
    [​IMG]
    Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini.
    Mắt bão Storm Alley
    Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).
    Trình bày trong Hội nghị Khoa học Vũ trụ Châu Âu diễn ra tại Potsdam, Đức; Fischer cho biết người ta vẫn chưa hiểu được vì sao bão hình thành tại vị trí này.
    Chuyên gia thời tiết vũ trụ Ingersoll của Caltech (Viện Công nghệ California) cho biết, các nhà nghiên cứu chưa từng thật sự nhìn thấy sét ở sao Thổ. Đúng hơn là, họ đã phát hiện những đợt sóng vô tuyến do sét tạo ra nhờ những thiết bị trên tàu vũ trụ Cassini, đang quay quanh quỹ đạo sao Thổ và những mặt trăng của nó từ tháng 7/2004.
    [​IMG]
    Mặt trăng sao Thổ Tethys được thấy gần vùng bão Storm Alley.
    Tất nhiên ở sao Thổ tồn tại những luồng sét có thể thấy bằng mắt thường nhưng không thể quan sát được bởi vì ánh sáng mặt trời được phản chiếu bởi vành đai sao Thổ đã làm sáng nửa tối của hành tinh này và làm mờ những ánh chớp.
    Cũng có thể những tia sét xảy ra sâu bên dưới khí quyển của sao Thổ và ngăn những ánh sáng có thể quan sát được.
    Bão sét kéo dài
    Các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào bão sét hình thành ở sao Thổ hay những hành tinh khổng lồ khác như sao Mộc. Ingersoll cho biết đáng lý bão ở sao Thổ và sao Mộc phải tương tự nhau nhưng bão trên sao Mộc chỉ kéo dài vài ngày. Fischer cho rằng năng lượng bên trong của sao Thổ tạo ra năng lượng bão và tạo ra sự đối lưu thẳng đứng hoặc sự trao đổi nhiệt của những đám mây chứa nước.
    [​IMG]
    Dường Bão Storm Alley với chiều ngang hơn 3.000km.

    Tương tự ở Trái đất, điều này dẫn đến sự tích điện của những phân tử nước và những đám mây dông phát triển.
    Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Các nhà khoa học tuyên bố, họ đang vén bức màn một số bí ẩn xung quanh lỗ đen: sự hình thành không-vũ trụ có mật độ vật chất siêu lớn đến nỗi hút tất cả mọi thứ từ các ngôi sao đến ánh sáng.
    Một tài liệu công bố trên tạp chí Nature cho biết, các nhà khoa học đã khám phá ra lỗ đen bức xạ dòng hạt vật chất với vận tốc gần tốc độ ánh sáng như thế nào!
    Các chuyên gia Boston Mỹ nói, dòng vật chất thoát ra, phân tán và tập trung trong từ trường ở ngoại vi các đối tượng vũ trụ.
    Trước kia, các nhà thiên văn cho rằng, lỗ đen thổi các hạt plasma ra theo đường xoắn ốc, nhưng bây giờ họ tin chắc vào sự đúng đắn của phỏng đoán mới. Đại diện của trường Michigan, người tham gia vào dự án nghiên cứu nói với Reuter: vật chất thoát ra khỏi lỗ đen giống như khí cháy thoát ra khỏi động cơ phản lực.
    Theo một số trong những giả thuyết đáng chú ý, có 1 lỗ đen nằm ở trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta. Các nhà thiên văn vẫn còn hiểu biết rất ít về điều này. Các nhà nghiên cứu ở Boston nói họ sẽ tiến hành khám phá sâu hơn trước về bí mật của những ''con quái vật siêu phàm'' lỗ đen. Họ sẽ sử dụng tất cả các kính thiên văn đã có để tiến hành nghiên cứu và quan sát thời điểm lỗ đen giải phóng luồng hạt vật chất ra ngoài.
    Còn các nhà bình luận khoa học thì nói: bất chấp các phát hiện, các nhà khoa học còn xa mới có được hiểu biết về các sự kiện xảy ra trên các đối tượng vũ trụ. Họ còn nói, nếu kết luận của giả thuyết này là đúng, thì chúng ta, trên thực tế sẽ chẳng bao giờ nhìn được vào trong lõi của lỗ đen.
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    40 ảnh nền destop 1600x1200
    http://depositfiles.com/en/files/4v4mmj5is
    [[​IMG]
  4. SSX999

    SSX999 Guest

    Cơ quan không gian châu Âu vừa cho công bố bức ảnh khu vực miệng hố Cabeus A. Theo như báo cáo là ngày 9-10-2009, vệ tinh LCROSS Mỹ và tầng cuối tên lửa Atlas-V đã rơi xuống khu vực này của mặt trăng, 2 cú va chạm xảy ra cách nhau chỉ 4 phút.
    Ảnh được chụp bằng vệ tinh châu Âu SMART-1 do Thuỵ Điển thiết kế. Nó nghiên cứu mặt trăng từ 2003 đến 2006. Sứ mệnh SMART-1 kết thúc như bao thiết bị khác phóng lên mặt trăng: rơi xuống bề mặt mặt trăng.
    Bức ảnh chụp đã lâu vừa được tìm thấy khi NASA công bố địa điểm LCROSS va chạm và tạo ra miệng hố tại vị trí gần cực nam của mặt trăng. Ở khu vực này mặt trời không rọi xuống được đến đáy hố. Các nhà khoa học hy vọng họ sẽ tìm thấy nước do băng đá từ sao chổi và các vật thể khác đem đến mặt trăng.
    Việc LCROSS va vào mặt trăng được theo dõi từ trái đất bằng kính thiên văn và các thiết bị khác. Phân tích bụi đất thoát ra từ cú va chạm bằng quang phổ hy vọng sẽ tìm ra bằng chứng sự có mặt của nước. Trái với những kêu gào đã lâu và mới rộ lên vừa rồi: Có vô số nước trên mặt trăng nhưng lại chẳng đưa ra được bằng chứng nào. Cơ hội (nếu có) thì rất đáng tiếc đã bị bỏ. Apollo xúc đất đóng vào bao tải theo kiểu nông dân trồng lúa thay vì đưa vào hộp kín mang về để có thể xem xét có nước hay không!
    Rất nhiều kẻ đang khát: khát nước, khát tiền, khát danh vọng hư ảo...
    [​IMG]
  5. SSX999

    SSX999 Guest

    Những bất thường khó hiểu của hệ mặt trời
    nguồn:sưu tầm
    Một số hiện tượng thiên văn bất thường của hệ mặt trời mà hoàn toàn hay chưa giải thích nổi. Thực tế đã có nhiều kiểm nghiệm và không có gì phải nghi ngờ về sự tồn tại của chúng. Nhưng chúng lại không tồn tại trong bức tranh mà con người mô tả vũ trụ. Điều đó có nghĩa là hoặc chúng ta hoàn toàn chẳng hiểu biết gì về các qui luật tự nhiên, hoặc các qui luật tự nhiên thỉnh thoảng lại thay đổi.
    1. AI ĐÃ ĐẨY VỆ TINH
    Vệ tinh nghiên cứu Galileo phóng năm 1989 trên đường đến Mộc tinh. Để có được vận tốc cần thiết thoát khỏi sức hút trái đất, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp ?ohỗ trợ trọng lực?. Vệ tinh theo quĩ đạo 2 lần tiến gần trái đất vì thế nên hấp dẫn của hành tinh ?ođẩy? vệ tinh thêm một phần gia tốc. Kỹ thuật phóng này đã chứng tỏ hiệu quả, trước đó các vệ tinh được phóng theo cách thông thường. Nhưng không hiểu làm sao, trong quá trình đó, trên đường bay Galileo đã đạt vận tốc cao hơn tính toán. Sau đó, các nhà khoa học đã phóng thêm 3 vệ tinh nữa đi xa. Near đi đến thiên thạch Eros, Resetta đến nghiên cứu sao chổi Churjumova-Gerasimenko và Cassini đến Thổ tinh. Tất cả chúng đều phóng theo phương pháp trên và tất cả đều đạt vận tốc lớn hơn tính toán ?" các nhà khoa học đã quan sát hiện tượng nghiêm trọng và bất thường này từ vụ phóng Galileo. Nhưng giải thích cái gì đã xảy ra thì không thể. Nhưng chưa hết, các vệ tinh khác phóng đi xa đến các hành tinh sau Cassini theo cùng một phương pháp như vậy thì lại chẳng nhận thêm được gia tốc gì cả. Vậy nên ?ocái gì đó? xảy ra trong giai đoạn Galileo 1989 cho đến Cassini 1997 giúp tất cả các vệ tinh có thêm gia tốc? Các nhà khoa học cho đến bây giờ vẫn nhún vai: Không rõ AI đã đẩy thêm 4 vệ tinh? Nhưng các nhà UFO học thì có ngay câu trả lời: đó là UFO giúp loài người đẩy vệ tinh đi xa hơn để thám hiểm hệ mặt trời. Ngày nay, không còn quan sát được hiện tượng này nữa, còn bao giờ nó lại xảy ra thì không rõ.
    [​IMG]
    2. TẠI SAO TRÁI ĐẤT TIẾN XA KHỎI MẶT TRỜI
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp đo đạc khoảng cách từ trái đất đến mặt trời và các ngôi sao. Bây giờ khoảng cách trái đất đến mặt trời là 149 597 870 km. Trước đó họ tin tưởng khoảng cách này là không thay đổi. Nhưng cho đến năm 2004, các nhà khoa học thiên văn Nga đã phát hiện trái đất đang dịch chuyển xa khỏi mặt trời khoảng 15 cm mỗi năm. Đó là 100 lần lớn hơn sai số đo đạc nên tin cậy được. Có cái gì đó mà chỉ được mô tả trong tiểu thuyết viễn tưởng: trái đất đang ?otrôi nổi? trong Thái dương hệ? Nguyên nhân của hiện tượng này cho đến nay vẫn chưa rõ. Dĩ nhiên, nếu tốc độ này là không đổi, thì phải mất hàng trăm triệu năm trước khi chúng ta lạc đường khỏi hệ mặt trời và bị đông cứng như băng đá. Nhưng bỗng nhiên vận tốc này tăng lên hay ngược lại, trái đất bắt đầu tiến lại gần mặt trời? Không ai biết cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.
    3. AI CHẶN VỆ TINH PIONEER
    Ai đã không cho phép vệ tinh Pioneer Mỹ bay xa? Pioneer 10 và Pioneer 11 phóng năm 1972 và 1983. Vào thời điểm mà chúng sẵn sàng vượt ra khỏi giới hạn của hệ mặt trời, có nguyên nhân gì đó đã làm thay đổi quĩ đạo vệ tinh. Dường như sức mạnh vô hình nào đó không muốn vệ tinh đi xa hơn và đã cản chúng lại. Pioneer 10 đã bay lạc 400 ngàn km so với quĩ đạo tính toán. Pioneer 11 thì cũng tương tự như vậy. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này: ảnh hưởng của gió mặt trời, thiếu nhiên liệu, chương trình điều khiển lỗi. Nhưng những cách giải thích đó không thật thuyết phục, khi cả 2 vệ tinh phóng cách nhau 11 năm. Nếu không kể đến âm mưu của người ngoài hành tinh hay ý của chúa không muốn loài người rời xa hệ mặt trời, thì có lẽ là ảnh hưởng của vật chất tối. Hay vài lý do chúng ta chưa rõ ảnh hưởng đến hiệu ứng hấp dẫn?
    4. CÁI GÌ Ở NGOẠI VI HỆ MẶT TRỜI
    Có cái gì đó nằm ở xa ngoại vi hệ mặt trời chúng ta, xa về phía bên kia chú lùn Diêm Vương là thiên thạch huyền bí Sedna - một trong những thiên thể lớn nhất hệ mặt trời. Hơn nữa, nó lại có màu đỏ nhất trong số các hành tinh, thậm chí còn đỏ hơn cả Hoả tinh. Tại sao thì không rõ. Nhưng điều huyền bí nhất lại là cái khác. Nó có quĩ đạo lùng nhùng quanh mặt trời mất những hơn 10 ngàn năm. Có vẻ như đó là một quĩ đạo rất lớn và chậm. Nó đến với hệ mặt trời chúng ta khi nào, hay có lẽ như một số nhà thiên văn phỏng đoán, quĩ đạo tròn đã bị giữ lại bởi sức hấp dẫn của một thiên thể lớn nào đó. Tại sao thì các nhà thiên văn chưa bao giờ tìm ra.
    5. TẠI SAO NHẬT THỰC LẠI CHO Ý TƯỞNG
    Nhật thực cho ta ý tưởng đồng dạng hình học theo cách độc đáo về kích thước mặt trăng mặt trời và tỉ lệ khoảng cách từ trái đất đến chúng để có thể tính toán chúng. Nếu quan sát nhật thực từ trái đất, đĩa mặt trăng gần như là một cái đĩa tròn chắn sáng hoàn hảo. Kích thước của nó phù hợp một cách khá chính xác. Nếu như mặt trăng chỉ cần nhỏ hơn một chút hay xa trái đất hơn một chút, nhật thực toàn phần đã không bao giờ xảy ra. Sự trùng hợp ngẫu nhiên? Thật khó tin?
    6. TẠI SAO GẦN MẶT TRỜI
    Tại sao chúng ta lại gần mặt trời hơn. Trong các nghiên cứu về các hệ mặt trời, các nhà thiên văn thấy có cùng một kiểu phân bố: các hành tinh càng lớn càng gần mặt trời. Còn trong hệ mặt trời chúng ta lại có phân bố ?~lộn xộn?T không theo qui luật trên, 2 hành tinh khổng lồ là Thổ tinh và Mộc tinh nằm ở giữa các hành tinh. Các hành tinh nhỏ bé khác từ trong ra Thuỷ, Kim, Trái đất và Hoả tinh. Tại sao lại có sự bố trí kỳ lạ như vậy thì không biết. Nếu phải theo cùng một trật tự như các hệ mặt trời lân cận đã khảo sát, thì trái đất phải nằm đâu đó gần quĩ đạo Thổ tinh. Đó là nơi ngự trị của địa ngục tối tăm lạnh lẽo và trái đất sẽ không có sự sống.
    7. ĐIỀU GÌ XẢY RA VỚI MẶT TRĂNG
    Mặt trăng, vệ tinh tự nhiên của trái đất quay xung quanh chúng ta theo quĩ đạo tròn. Chính xác hơn, đó là quĩ đạo tròn-elíp.
    Theo một qui luật khó hiểu nào đó, càng ngày quĩ đạo mặt trăng càng dẹt ra. Mặt trăng đang mở rộng quĩ đạo của nó. Hậu quả là trong một tương lai xa, khi mặt trăng không gần cực cận, là khoảng thời gian mặt trăng gần như treo/đứng yên trên một điểm trên trái đất. Điều này không được tốt lắm cho sự sống trên trái đất.
    Các nhà thiên văn biết rõ điều này. Chỉ có điều họ không hiểu là tại sao độ dẹt của mặt trăng lại phát triển nhanh hơn nhiều tính toán của họ. Tuy nhiên, sự Khải huyền nếu có xảy ra thì cũng hàng triệu năm nữa - đủ thời gian để các nhà thiên văn hiểu ra vấn đề.

    [​IMG]
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 29/09/2009
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NƯỚC, NƯỚC, TRONG VŨ TRỤ NƯỚC TỒN TẠI KHẮP NƠI !
    Giờ đây, người ta đã công bố chính thức tìm thấy nước trên Mặt trăng, và trước đó lâu rồi thì các nhà khoa học đã phát hiện ra nước trên sao Hỏa. Thực tế thì nước tồn tại khắp nơi trong hệ Mặt trời và cả toàn bộ Dải Ngân hà nữa. Và vì rằng nước chính là chiếc chìa khóa cho sự tồn tại của sự sống nên những phát hiện trên đã làm tăng khả năng cho hy vọng : chúng ta không cô đơn trong vũ trụ !.
    Nước ở những hành tinh bên trong
    Mặc dầu Mặt trăng luôn luôn khô hơn bất cứ một sa mạc khô cằn nhất trên Trái đất, nhưng các dữ liệu ghi nhận từ 3 con tầu vũ trụ khác nhau đã đưa ra những bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại của nước trên khắp bề mặt của Mặt trăng.
    Còn trên sao Hỏa, những vết nứt khổng lồ được phát hiện ra gần đây nằm ngang những crater đã chứng tỏ đó là vết tích của những cái hồ thời cổ đại, và người ta tin rằng nước đã từng tồn tại khá phổ biến trên bề mặt sao Hỏa trong những thời kỳ cách đây hàng tỷ năm. Người ta còn tìm thấy nhiều hơn so với dự đoán nước ở dạng băngi trong những miệng hố nằm ở gần xích đạo sao Hỏa. Điều đấy có nghĩa là "Trong quá khứ không quá xa, nước đã từng tồn tại nhiều hơn trong bầu khí quyển ở nơi đây" ?" theo lời Michael Meyer, một nhà khoa học hàng đầu trong Chương trình Khám phá sao Hỏa của NASA.
    Nhưng nước ở dạng lỏng và dạng rắn không chỉ tồn tại ở những hàng xóm gần gũi nhất với Trái đất (và tât nhiên là cả trên Trái đất).
    Ngay cả trên sao Kim với điều kiện cực kỳ khắc nghiệt thì cũng đã có thời tồn tại các đại đuơng bao la. Mặc dầu thông số do các tầu thăm dò tìm được từ những năm 60 của thế kỷ trước cho thấy nhiệt độ trên hành tinh này có thể nấu chảy cả chì kim loại, nhưng những hình ảnh do Venus Express của ESA đã gợi ý rằng trong quá khứ đã từng tồn tại những đại dương trên sao Kim. Vì hiệu ứng nhà kính (trên sao Kim, hiệu ứng này mạnh gấp nhiều lần so với trên Trái đất) mà nước trong các đại duơng đã bị bay hơi cho đến khô kiệt, hơi nuớc tạo thành lại càng làm hiệu ứng nhà kính thêm dữ dội.
    Những thế giới thuộc vành ngoài của hệ Mặt trời, và xa hơn nữa
    Hầu hết các mặt trăng của các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời đều có nước.
    Trên Mặt trăng Titan của sao Thổ, những ngọn "núi lửa lạnh" được cho là luôn phun trào hàng đám bụi được cấu tạo từ vụn băng đá và ammonia.
    Một mặt trăng khác của sao Thổ là Enceladus, thì được tin là có tồn tại những đại đương ngầm dưới lớp vỏ băng mà từ đó người ta quan sát được những tia bụi băng phun lên.
    Các mặt trăng của sao Mộc gồm Ganymede, Callisto, và Europa, cùng với Triton của sao Hải vương và Titana và Oberon của sao Thiên vương đều được cho là có tồn tại những đại đuơng ngầm trên đó.
    Bản thân những thiên thể ở vành ngoài trong hệ Mặt trời là khá băng giá. Hải vương tinh và Thiên vương tinh thường đựơc mệnh danh là những "hành tinh băng khổng lồ" (thay vì "hành tinh khí khổng lồ") bởi vì 2 hành tinh này chứa đầy những nước, ammonia và mêtan. Pluto cũng được cho là có thành phần cấu tạo chiếm tới 30 % nuớc ở dạng băng. Bên ngoài nữa là Vành đai Kuiper, Đám mây Oort và đía khuyếch tán là những nơi chứa đựng các thiên thể bằng giá như các sao chổi và những hành tinh lùn ví dụ như Eris.
    Trên thực tế, nước thường được tìm ra dưới dạng băng hoặc hơi nước xung quanh các ngôi sao và ở nhưng đám mây nằm giữa chúng. Người ta đã tìm thấy các dấu hiệu của nước trên các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.
    Thực tế trên có nghĩa gì?
    Thực tế nước sao lại "nhiều như nước" như vậy cũng không phải là quá ngạc nhiên. Nicolas Cowan, một nhà thiên văn học và sinh học thiên văn tại ĐHTH Washinton bang Seatle đã nói:"Nước thật phổ biến, và đó là một trong những phân tử phổ biến nhất trong vũ trụ".
    Cái hiếm ở đây là việc tìm ra nước ở dạng lỏng. Trong vũ trụ, nước hoặc là bị hóa hơi do nhiệt độ cao, hoặc bị đông cứng do lạnh giá.
    Cowan giải thích:"Bạn chỉ có thể tìm ra nuớc ở dạng lỏng khi mà bầu khí quyển đủ dầy để tạo áp suất và giữ nuớc ở dạng lỏng".
    Các nhà khoa học đang tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh luôn coi ''''nước ở dạng lỏng'''' như là "Chén Thánh", một thứ mà ai cũng muốn tìm. Cowan nói:" Nước là điều kiện cần thiết cơ bản để sự sống trên Trái đất có thể tồn tại". Mặc dầu sự sống cũng cần có năng lượng ở dạng nào đó. Ông nói tiếp:"Những bạn cũng không cần phải quá lo láng về điếu đó (năng lượng)". Thực tế trên Trái đất cho thấy, sự sống có thể lấy nguồn năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau, từ Mặt trời, hoặc nhiệt hoặc các phản ứng hóa học.
    Các dạng sự sống khác
    Tất nhiên rằng sự sống ngoài hành tinh có thể không cần đến nước một chút nào. Nhưng có lẽ, sự cần thiết của nguyên tố các bon là hợp lý bởi vì " Hóa học các bon phức tạp một cách đáng kinh ngạc, nó cho phép từ một hợp phần đơn giản để tạo thành những hợp chất phức tạp tới mức có thể bắt đầu sự sống. Bạn có thể có những môi trường lỏng giúp xúc tiến các quá trình hóa học các bon mà không cần nước, ví dụ như ammonia" Meyer giải thích.
    Khía cạnh thú vị nhất về nước mà các nhà khoa học đang tìm ra có thể chính là tại sao nước lại hỗ trợ cho sự sống của chính loài người chúng ta chứ không phải là các sinh vật ngoài hành tinh xa lạ nào khác.
    Meyer nói:"Nếu chúng ta tìm được nước (ở một thiên thể nào đó) với lượng đủ lớn để có thể sử dụng được, chúng ta có thể đi tới đó và chế tạo những tên lửa có nhiên liệu chính là H2 và O2 tách ra từ nước (H2O), sử dụng luôn các nguồn tài nguyên tại chỗ đó thay vì phải mang mọi thứ từ Trái đất".
    Nhưng hượm đã, hãy đừng vội xoá bỏ khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh ngay trong hệ Mặt trời. Toàn bộ lượng nước phát hiện trên sao Hỏa đang thách thức những gì các nhà khoa học biết về sao Hỏa: lượng nước đó đủ lớn để có thể "...đã từng tồn tại một thực tế là bề mặt sao Hỏa đã từng rất thân thiện với sự sống với việc những sinh vật rút lui dần vào lớp đất phía dưới và vẫn tiếp tục sống". Cowan nhấn mạnh.
    Theo Space.com
    Bức ảnh do tầu Cassini chụp mô tả những tia jet phun gồm những hạt băng rất mịn ở vùng cực nam mặt trăng Enceladus của sao Thổ (Cre*** Cassini Imaging Team and NASA/JPL/SSI).
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 30/09/2009
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẠI SAO KỲ RẰM NÀY CÓ TÊN ''TRĂNG TRÒN MÙA GẶT'' (HARVEST FULL MOON)?
    Mặt trăng luôn có một cái gì đó đặc biệt với con người chúng ta, và kỳ Rằm Trung thu (Trăng tròn Mùa Gặt Harvest Moon) tới đây lại còn đặc biệt hơn. Rằm tháng 8 từ ngàn xưa đã đi vào thơ ca cũng như nhiều câu chuyện cổ tích của các nền văn hóa khác nhau.
    Cái gì làm lên sự khác biệt của kỳ Trăng tròn Mùa Gặt? Vấn đề ở đây nằm ở đường đi của ông trăng (trên nền trời). Mặt trăng luôn di chuyển gần với với mặt phẳng Hoàng đạo. Mặt phẳng Mặt trăng di chuyển còn được gọi là Bạch đạo. Vào tuần này, mặt phẳng này lại nằm rất thấp ở đường chân trời. Kết quả là liên tục trong một số đêm, Mặt trăng không bao giờ lên quá cao trên đỉnh đầu, hay nói đúng nghĩa đen là ''nằm ngang mắt bạn''.
    Có một thực thế mà nhiều người biết (nhưng hiểu đúng thì không phải nhiều !), đó chính là ảo giác trăng (moon illusion), một ảo giác quang học. Chúng ta luôn cảm thấy Mặt trăng trông càng to khi nằm càng gần với đường chân trời. Đây rõ ràng là một ảo giác và ta có thể kiểm chứng bằng nhìn Mặt trăng qua một cây bút chì khi dang thẳng cánh tay, Mặt trăng sẽ không hề to hơn khi ở gần đường chân trời so với khi trên đỉnh đầu.
    Khi Mặt trăng nằm thấp gần đường chân trời, ta cũng luôn thấy Trăng có mầu vàng, vàng cam hay hơi đỏ. Đó thực ra là do ô nhiễm không khí, đặc biệt là những trận cháy rừng hay xẩy ra vào thời gian này trong năm.
    Và thế là ngày rằm này chúng ta có đủ các yếu tố hội tụ: Mặt trăng ở vị trí thấp, ngang tầm mắt, trông to hơn (do ảo giác) và thường có mầu vàng sáng, một đêm Trung thu tuyệt vời.
    Bức hình minh họa phía dưới mô phỏng đường di chuyển của Mặt trăng nhìn từ thị trấn Calgary (Canada) lúc 6pm ngày thứ 7 (3/10/09). Mặt trời lặn về phía tây (sau lưng bạn) còn Mặt trăng nhô lên từ phía đông, sao Mộc mọc hơi lùi về phía đông nam. Chú ý là góc nhìn khá nhỏ giữa đuờng Hoàng đạo (mầu xanh lá) và đường chân trời, một điều khá phổ biến vào kỳ trăng tròn của thời gian này trong năm. Hiệu ứng của đường bạch đạo nằm sát đường chân trời là mặc dầu Mặt trăng di chuyển mỗi đêm khoảng 12 độ (từ tây sang đông), nhưng thời gian Mặt trăng mọc không thay đổi nhiều từ đêm trước sang đêm hôm sau.
    Như vậy sẽ có một loạt các đêm liên tiếp được ánh trăng sáng chiếu từ phía chân trời phía đông sau khi Mặt trời đã lặn và như vậy người nông dân lại có thêm ánh sáng để làm việc thêm một vài giờ khi vụ mùa đang cần thu hái gấp. Chính vì vậy mà kỳ trăng tròn này có được danh hiệu: Trăng tròn Mùa Gặt. Còn ở Việt Nam cũng như một số các quốc gia Đông Á thì kỳ trăng tròn này chúng ta vẫn gọi là RằmTrung Thu, và đó là một dịp để các em thiếu nhi tha hồ vui chơi với những trò dân gian vui nhộn.
    Trăng Rằm tháng 8 rất đẹp và đuơng nhiên cũng tạo ra cơ hội cho những tay săn "Ảnh đẹp Thiên văn". Nhưng nếu bạn chỉ chụp một bức ảnh Trăng trên nền phong cảnh thì có thể bạn sẽ thất vọng bởi vì ống kính máy ảnh lại không bị ''ảo giác trăng'' như mắt chúng ta và Mặt trăng trông vẫn cứ nhỏ chứ không có gì đặc biệt.
    Nếu máy ảnh của bạn có chế độ chỉnh độ mở tự động, cảnh vật sẽ bị sáng và Mặt trăng sẽ bị quá sáng. Mẹo để có thể chụp được cảnh trăng rằm đẹp là : dùng kính tele và zoom sao cho Mặt trăng trông lớn hơn, chỉnh mầu sắc, ánh sáng đầy đủ và đặt thời gian lộ sáng hợp lý.. Chúc bạn may mắn !
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Just as the sun is setting in the west this weekend, look to the east and see the harvest moon and Jupiter rising. Cre***: Starry Night Software
    Lời bàn:
    Bài này của tác giả Geoff Geherty viết cho độc giả ở các vùng vĩ độ cao nên mới có chuyện đường hoàng đạo nằm gần đường chân trời như vậy. Như bức hình trong bài là mô phỏng từ Calgary, một thị trấn ở Canada , nằm ở 51 vĩ độ bắc.
    Trăng tròn Mùa gặt được định nghĩa là kỳ trăng tròn gần nhất với ngày Thu phân, và vì vậy nó sẽ rơi vào tháng 9 là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có một số đêm Trăng Mùa gặt rơi vào đầu tháng 10.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG NGÔI SAO ''BẨN'' DỄ TẠO CÁC HÀNH TINH HƠN
    Có một số ngôi sao lẻ loi cô độc, không có lấy một hành tinh hoặc thiên thạch nào bay xung quanh, trong khi có các ngôi sao khác luôn có một hệ đầy đủ những hành tinh, thiên thạch và sao chổi sum vầy. Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí ''The Astrophysical Jounal Letters'' đã giải thích thành phần của các ngôi sao có ý nghĩa tới việc hình thành các hành tinh xung quanh.
    Khi một ngôi sao được hình thành từ quá trình sụp đổ của một đám mây khí bụi dầy đặc, bản thân ngôi sao và vành đai khí và bụi xung quanh nó đều thể hiện thành phần của đám mây nguyên thuỷ và những nguyên tố tồn tại trong đó. Một số đám mây khí và bụi rất nghèo những nguyên tố nặng, trong khi một số lại thừa thãi. Những ngôi sao đựơc tạo thành từ những đám mây chứa nhiều nguyên tố nặng là những ngôi sao "bẩn" và chúng lại là nơi dễ hình thành hệ hành tinh nhất.
    Đồng tác giả của nghiên cứu, Mordecai Mark Mac Low nói:"Khi bạn quan sát những ngôi sao, những ngôi sao có nhiều nguyên tố nặng hơn sẽ có nhiều hành tinh hơn. Nói cách khác, những thứ có trong hệ hành tinh cũng chính là những thứ có trong ngôi sao, đó là một kết quả rất phổ biến".
    Những quan sát những hệ mặt trời xa xôi cho thấy các hành tinh ngoại hệ có nhiều hơn hẳn ở những ngôi sao chứa nhiều các nguyên tố nặng hơn heli ví dụ như sắt hay ô xy. Chính những nguyên tố nặng này mới có thể tạo thành đá hoặc băng.
    Những mô phỏng mới đây của Mac Low và các đồng nghiệp Anders Johansen (Đài quan sát Leiden-Hà Lan) và Andrew Youdin (ĐHTH Toronto ?"Canada) chỉ ra các hành tinh được tạo thành như thế nào khi những hạt đất đá nhỏ tụ lại thành những khối vật chất được gọi là tiền hành tinh. Bài báo mới đây dựa trên một nghiên cứu trước đó đăng trên tạp chí Nature năm 2007 mà đã giải thích những viên đất đá bay chậm xung quanh một ngôi sao không bị lao hẳn vào ngôi sao bởi vì có hiệu ứng che ''gió'' nên lực cản bị giảm đi. Cũng giống như các cua rơ xe đạp trong Tour de France, các viên đất đá bay nấp vào nhau (để tránh sức cản của gió), do vậy nếu trong quỹ đạo càng có nhiều đất đá rắn, các khối vật chất càng ít bị cản lại và không dần mất động năng để cuối cùng bị rơi vào ngôi sao chủ. Các hạt đất đá càng ngày càng tụ vào quỹ đạo hình chữ V và sau đó đủ lớn để tụ thành một hành tinh mini. Những con ngỗng trời khi di cư cũng bay thành hình chữ V để giảm sức cản của gió.
    Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng đựơc mô hình -Sức cản dẫn tới Hội tụ- ở dạng 3 chiều (3D) mô tả đĩa khí +bụi đất đá bay xung quanh các ngôi sao. Các kết quả cho thấy khi thành phần các viên sỏi (bao gồm các nguyên tố nặng hơn) chiếm ít hơn 1% thì quá trình hội tụ diễn ra rất yếu. Nhưng khi hàm lượng này tăng lên đôi chút, quá trình hội tụ tăng lên một cách mạnh mẽ và nhanh chóng tạo thành các tiền hành tinh ở cấp độ lớn hơn. Những hành tinh mini này đóng vai trò như những viên gạch đầu tiên qua hành triệu năm để hình thành những hành tinh thực sự. Nói tóm lại, sự hội tụ của những bụi đất đá đầu tiên nếu hàm lượng chất rắn trong đám mây khí bụi đủ lớn, đóng vai trò môộ bước đi quan trọng trong việc hình thành lên các hành tinh.
    Youdin nói:"Rõ ràng những ngôi sao ''giầu có'' đất đá có những thuận lợi , những những ngôi sao kém hơn , như Mặt trời của chúng ta, vẫn có thể tạo thành hệ hành tinh nếu biết sắp xếp tài nguyên của mình và dựa vào phần chất rắn có đựơc sau khi phần khí bay đi hết. Mặt trời của chúng ta là dạng ''trung lưu'' chứ không ''giầu có''.
    Hàm lượng các nguyên tố nặng trong Mặt trời của chúng ta chứng tỏ đĩa hình thành hành tinh ban đầu cũng chứa một hàm lượng đất đá so với khí khá gần với điểm chuyển đổi (khoảng 1%), nếu hàm lượng của các nguyên tố nặng mà hơi ít đi một chút thì các tiền hành tinh và sau đó là các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể đã không hình thành và chúng ta cũng không thể tồn tại để nghiên cứu vấn đề này.
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]
    Mô tả của họa sỹ về vành đai hình thành hành tinh đang bay xung quanh một ngôi sao.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÃY CÙNG XEM NASA NÃ TÊN LỬA VÀO MẶT TRĂNG
    Nào, bạn hãy chuẩn bị để chiêm ngưỡng một cuộc va chạm vũ trụ. Vào sáng sớm ngày thứ 6 (09/10/09), Cơ quan Quan sát Crater trên Mặt trăng của Nasa (LCROSS) sẽ kết thúc một phi thuyền của minh với một vụ nổ theo đúng nghĩa đen.
    Con tầu với tầng tên lửa cuối cùng đã được phóng từ hồi 18/6/09 đang được nhằm đâm vào Mặt trăng.
    Nhưng không phải đâm bất kỳ vào một vị trí nào trên Măt trăng mà mục tiêu của vụ ''bắn phá'' này là một điểm gần cực nam của Mặt trăng, các nhà khoa học hy vọng vụ nổ sẽ bộc lộ ra những phần nước đóng băng nằm phía dưới miệng hố này.
    Và với những người yêu thích ngắm bầu trời thì đây cũng là một cơ hội để ngắm cột khói bụi tạo ra từ vụ nổ ở tận trên Mặt trăng. Tuy nhiên chỉ những dạng "rân chơi" thiên văn thứ thiệt với đầy đủ các dụng cụ hảo hạng mới có thể tự chiêm ngưỡng được sự kiện này. Còn những người khác thì sao? thôi thì chúng ta coi truyền hình trực tiếp qua NASA TV vậy ! Cũng không tệ.
    Kết quả từ hững vụ oanh tạc trong quá khứ
    Nhiều nhà thiên văn học tin rằng trong vài tỷ năm qua, Mặt trăng đã bị oanh tạc nặng nề bời vô số các thiên thạch hoặc sao chổi. Nước do các sao chổi mang tới rồi cuối cùng cũng bay hơi và tản mất ra không gian xung quanh (do có khối lượng nhỏ nên lực trọng trường của Mặt trăng quá yếu và không giữ được). Nhưng nếu còn chút gì sót lại thì phần đó phải tồn tại ở đáy các miệng hố ở gần các cực, nước ở đó bị giữ dưới dạng băng.
    LCROSS đặt kế hoạch cho vụ "va chạm vũ trụ" nhân tạo vào hồi 11h30 UT (18h30 giờ Việt Nam). Vụ va chạm sẽ xẩy ra trong vòng 10 tiếng đồng hồ sau khi động cơ tên lửa Centaur của LCROSS được phóng đi và tầu vũ trụ Shepherding tiếp tục điều khiển nó đi vào khu vực đã định. Tên lửa Centaur nặng 5000 bảng Anh (khoảng 2,2 tấn) sẽ lao vào khu vực Cabeus theo một góc xiên với vận tốc 9010km/h. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tầu Shepherding với các thiết bị khoa học mang theo sẽ theo dõi chặt chẽ vụ đâm của tên lửa Centaur và gửi trực tiếp các dữ liệu về Trái đất.
    Vụ "nổ vũ trụ" của tên lửa Centaur dự kiến sẽ tạo ra một miệng hố rộng khoảng 18 ?" 21 m và sâu cỡ 5m, và làm tung lên khoảng 385 tấn đất đá và bụi. Và sau đó, con tầu Shepherding nặng 1500 bảng Anh cũng bay sát qua bãi chiến trường và sau đó 4 phút, bản thân nó sẽ cũng đâm vào Mặt trăng và tạo ra một vụ nổ nhỏ hơn. Nhưng trước khi con tầu phải hy sinh vì mục đích khoa học, nó sẽ sử dụng toàn bộ các sensor (đầu dò) chuyên dụng của mình để tìm kiếm dấu vết của nước trong đống đổ nát do tên lửa Centaur tạo ra trước đó. Đó có thể là nước ở dạng băng, các hydrocacbon hay các vật liệu bị hydrat hóa.
    Chúng ta sẽ xem thế nào?
    NASA muốn các cộng đồng thiên văn học nghiệp dư theo dõi sự kiện này càng đông càng tốt và coi đó là chương trình "nhà khoa học bình dân". Theo NASA giải thích thì họ muốn càng nhiều con mắt và thiết bị nhìn vào thì càng lấy ra đựoc nhiều thông tin.
    Những người sống ở khu vực bờ tây sông Mississippi sẽ có cơ hội ngắm nhìn rõ nhất bởi vì bầu trời còn tối (và tất nhiên là phải có trăng). Còn những nguời ở bờ đông thì sẽ vẫn có trăng, nhưng bầu trời khi đó còn đang sáng chạng vạng hoặc vẫn còn ánh sáng Mặt trời. Một bầu trời tối là rất cần thiết bởi vì cột bụi khói sẽ không thể sáng hơn 6 độ biểu kiến, giới hạn cuối cùng mà con người có thể phát hiện được bằng mắt thường, và có lẽ còn mờ hơn.
    Nếu bạn thực sự muốn xem, bạn phải có một ống kính thiên văn kha khá, có lẽ phải có độ mở từ 10 tới 12 in. Các kính nhỏ hơn sẽ không thể thấy được gì và đương nhiên ống nhòm cũng sẽ vô tác dụng. Để có thể nhìn rõ cột khói bụi, độ phóng đại cũng cần phải lớn. Có lẽ khoảng phóng đại từ 250x tới 500x là phù hợp.
    Lưu ý rằng độ phóng đại lớn sẽ làm giảm độ sáng của ảnh, làm nhoè các chi tiết. Một quy tắc đơn giản chúng ta cần nhớ là độ phóng đại cực đại của một ống kính là tích của 50 nhân với số đo độ mở ống kính tính bằng đơn vị inch. Ví dụ ống kính 10 in sẽ có độ phóng đại cao nhất là 500 lần.
    Nhưng bạn có thể cho rằng:'' Nào, ống kính của tôi được trang bị thấu kính Barlow đặc biệt, mà nhà sản xuất quảng cáo là sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba độ phóng đại của thị kính đấy !''
    Nói thẳng ra là trên thực tế, độ phóng đại 500x kể trên thu được bằng cách dùng vật kính phóng đại mạnh nhất cùng với Barlow lens thì cũng chỉ tạo ra một hình ảnh mờ và nhoè mà thôi. Nếu bạn là một lính mới, bạn cần phải hiểu rằng sử dụng kính Barlow thì cũng chỉ như phóng một bức hình ra kích thước lớn hơn. Nhiều chi tiết của bức hình sẽ bị "thổi bay" mất và những cái còn lại bạn xem được chỉ là một bức hình nhoè. Bởi vậy, nếu bạn có một ống kính thiên văn mua ở cửa hàng bách hóa loại 3 in, thậm chí được trang bị hệ quang học hoàn hảo mà có quảng cáo độ phóng đại lên tới 500 lần, thì giá trị phóng đại đó cũng vượt quá 3 lần so với giá trị thực mà kính có thể có được.
    Cột khói bụi sẽ cao khoảng 10km, tương đương với 0,25% kích thuớc biểu kiến của Mặt trăng hay 5,2 giây góc.
    Cột khói bụi cũng không kéo dài lâu đâu, dự đoán nó chỉ tồn tại không lâu hơn 2 phút.
    Các đài thiên văn và kính thiên văn như Hubble, Hawaii Keck & Gemini, Magdelena Ridge & Apache Ridge ở New Mexico v.v.. cũng đang hướng tầm nhìn vào Mặt trăng để ghi lại sự kiện này.
    Và cuối cùng, chúng ta vẫn có thể xem truyền hình trực tiếp trên mạng NASA TV http://www.nasa.gov/multimedia/nasatv/index.html bắt đầu vào lúc 5h30 chiều giờ Việt Nam.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Mô tả của họa sỹ quá trình phóng tên lửa Centaur vào Mặt trăng của tầu Shepherding do NASA chế tạo.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THIÊN THẠCH APOPHIS ÍT CÓ KHẢ NĂNG ĐAM VÀO TRÁI ĐẤT
    [​IMG]
    Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Hoa kỳ NASA đã đánh thấp khả năng va vào Trái đất của một thiên thạch khổng lồ vào năm 2036.
    Thiên thạch Apophis được phát hiện vào năm 2004 có kích thuớc bằng 2 lần rưỡi một sân bóng đá Mỹ (khoảng 110m x 50m).
    Thiên thạch này gây chú ý của rât nhiều người sau khi những tính toán chỉ ra rằng nó có thể đâm vào Trái đất.
    Những tính toán mới nhất được Phóng Thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA (JPL) cho thấy xác suất thiên thạch này đâm phải Trái đất và năm 2036 chỉ là 1/250000.
    Giá trị này thấp hơn hẳn so với những tính toán trước đây là 1/45000.
    Đầu tiên, các nhà thiên văn học lo sợ tảng ''đá trời'' có kích thước tới 270m này sẽ lao vào Trái đất vào năm 2029 với xác suất 2,7%. Nhưng những tính toán sau đó cho thấy giá trị đó không chính xác và tới 2036 mới là năm có thể xẩy ra vụ va chạm.
    Người ta cho rằng tới năm 2029 Apophis sẽ trôi ở độ cao 29450km trên bề mặt Trái đất, thấp hơn moộ số vệ tinh nhân tạo (các vệ tinh địa tĩnh có độ cao khoảng 36000km).
    Mặc dầu các nhà khoa học tính toán thì nó sẽ không đâm vào Trái đất, nhưng theo tờ Thời báo Los Angeles thì họ cũng không chắc chắn rằng liệu quỹ đạo gân với Trái đất như vậy có làm thay đổi hướng đi của nó hay không.
    Theo Steve Chesley thuộc Phòng nghiên cứu các Vật thể gần Trái đất (NEO) của JPL nói:"Sự chệch hướng do quá trình bay sạt qua năm 2029 là đáng kể. Chúng tôi không ngại lắm về năm 2029, nhưng phải lo lắng vào quỹ đạo của Apophis trong những năm sau đó".
    JPL đưa ra các kết quả tính toán của họ tại hội nghị của Hiệp Hội Thiên Văn Hoa Kỳ tổ chức ở Puerto Rico ngày 8/10/09.
    Theo Yahoonews

Chia sẻ trang này