1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT CÓ THỂ TỒN TẠI Ở ĐÂU, SAO HỎA HAY MẶT TRĂNG EUROPA?
    Một hành tinh đầy bụi đỏ và một mặt trăng băng giá của sao Mộc đang là những niềm hy vọng lớn nhất của các nhà khoa học để có thể tìm ra được sự sống ngoài Trái đất, ít ra là trong hệ Mặt trời.
    Cả sao Hỏa và vệ tinh Europa đều có chứa một lượng nước ở dạng lỏng và có thể có sự sống. Sao Hỏa có một lịch sử cho thấy rằng nước đã từng tồn tại ở các sông hồ trên đó và hiện tại, hành tinh đó vẫn có thể giữ được nước ở dạng lỏng ở sâu phía dưới. Europa ở xa Mặt trời hơn nhiều nhưng có thể có những đại dương nằm sâu phía dưới và có khả năng tồn tại sự sống ở dưới lớp băng bề mặt do tác dụng lực thủy triều của sao Mộc làm vệ tinh này nóng lên từ bên trong.
    Sao Hỏa đang cần những nghiên cứu sâu hơn
    Chắc chắn là nước đã từng có mặt trên các thung lũng, lòng hồ của sao Hỏa, nhưng giờ đây, bề mặt hành tinh Đỏ này giống một nơi hoang mạc kho cằn. Những sinh vật nếu đã từng sống trên đó hẳn đã bị diệt vong hoặc đã phải chui xuống các lớp đất bên dưới để tồn tại.
    Jack Farmer thuộc ĐHTH Arizona nói:" Quan điểm của tôi là môi trường sinh quyển của sao Hỏa có vẻ như chỉ có thể tìm được ở những lớp đất sâu dưới bề mặt, nơi mà có thể tồn tại nước. Giờ đây,nước ở dạng lỏng không thể tồn tại bền trên bề mặt sao Hỏa"
    Một ít nước dạng băng hoặc tuyết cũng có thể biến thành dạng lỏng trên bề mặt như tầu Phượng hoàng của NASA đã phát hiện ra, nhưng số đó cũng không thể tồn tại đủ lâu dưới điều kiện đông lạnh hoặc bay hơi cao để có thể duy trì sự sống.
    Một vài vi sinh vật nếu có thể tồn tại trên bề mặt thì cũng không thể sống sót được dưới tác động củqa những bức xạ vũ trụ do sao Hỏa không có bầu khí quyển dầy bảo vệ như Trái đất của chúng ta. Nhưng các nhà sinh học thiên văn vẫn cảm thấy phấn khích về khả năng tồn tại sự sống trong quá khứ trên bề mặt, khi mà có những khoáng chất chỉ có thể được hình thành trong nước có thể đã lưu lại một số bằng chứng.
    Những chuyến bay tiếp theo lên sao Hỏa có thể thậm chí chạm được vào những túi nước nằm ẩn sâu phía dưới và tìm kiếm sự sống ở đó nếu chúng ta có các thiết bị phù hợp.
    Một đại dương trên Europa: thực tế hay viễn tưởng?
    Vệ tinh sao Mộc Europa là mục tiêu tiếp theo khó khăn hơn nhiều của các nhà sinh học thiên văn vì khoảng cách quá lớn tới chúng ta. Mặt trăng Europa đang vẫy gọi các nhà nghiên cứu với những yếu tố bộc lộ khả năng tồn tại những đại dương nước mặn nằm phía dưới lớp bề mặt của thế giới xa xăm này.
    Theo Farmer thì Europa là một mục tiêu rất hấp dẫn đối với các nhà sinh học thiên văn, nhất là trên quan điểm sự sống có thể hình thành ở dưới sâu các đại dương, tuy nhiên vấn đề thách thức ở đây là chúng ta không biết chắc liệu có tồn tại những đại dương ngầm trên đó hay không.
    Một số các nghiên cứu thì cho rằng Europa có thể có những đại dương sâu gấp 3 lần các đại đương trên Trái đất, trong khi đó các mô hình khác lại gợi ý rằng chẳng có một đại dương nào trên đó hết và có lẽ vệ tinh này chỉ có những túi bùn nhão gồm băng và muối. Tranh cãi này chủ yếu phụ thuộc vào lượng nhiệt sinh ra do quá trình co bóp thuỷ triều dưới tác dụng lực hấp dẫn của sao Mộc.
    Mặc dầu vậy thì Farmer vẫn cho rằng sự sống vẫn có thể tồn tại ở những túi bùn nhão nằm kẹp giữa những khối băng đó.Những khối bùn nhão đó vẫn đôi khi phun trào lên bề mặt ở dạng "núi lửa lạnh" và trong dòng ''dung nham'' đó có thể có những hợp chất liên quan tới sự tồn tại của sự sống, mặc dầu bản thân sự sống nếu có, sẽ bị diệt vong ngay tức khắc dưới điều kiện khắc nghiệt trên bề mặt của Europa.
    Một nghiên cứu gần đây cho rằng Europa có thể chứa hàm lượng Ô xy nhiều hơn hàng trăm lần so với lượng tính toán trước đó, và như vậy, có vẻ có những tín hiệu lạc quan về sự tồn tại của sự sống dưới những túi bùn nhão bên dưới.
    Phải gửi tới những Robot
    Mặc dầu còn có những thế giới khác cũng hứa hẹn tìm ra sự sống như vệ tinh Enceladus của sao Thổ, nhưng có lẽ cuộc chạy đua này chủ yếu phụ thuộc vào việc cuối cùng loài người sẽ gửi những người máy tới đâu.
    Đã có những dự án hoặc kế hoạch về việc gửi người máy tới cả sao Hỏa và mặt trăng Europa. Phòng thí nghiệm nghiên cứu sao Hỏa ủa NASA (MSL) dự định mang một xe tự hành với kích thước của một xe hơi 7 chỗ lên sao hỏa và sẽ được phóng vào năm 2011, trên đó có cả một phòng thí nghiệm hóa hữu cơ để có thể thực hiện các thí nghiệm ban đầu về sự tồn tạicủa sự sống.
    Châu Âu cũng không chịu kém. Họ đang cân nhắc xe tự hành có tên ExoMars và thậm chí thiết bị này có thể khoan sâu vào lớp đất đá bề mặt. Một thành công về phát hiện dấu vết sự sống trên đó có thể dẫn tới một sứ mệnh tiếp theo là mang được mẫu đất đá từ sao Hỏa về Trái đất. Farmer cho rằng việc này sẽ khả thi trong vòng 10 năm tới.
    Europa có thể sẽ phải chờ lâu hơn trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Nếu phải đưa ra lý do thì đơn giản là những thông tìn về vệ tinh này chứa nhiều ẩn số hơn so với sao Hỏa và nữa là các cuộc du hành tới đó xa hơn nhiều.
    Một sứ mệnh kết hợp giữa NASA và ESA có thể sẽ gửi một tầu thăm dò đi vòng quanh Europa để khám phá kỹ hơn vệ tinh này, và nhất là tìm hiểu xem liệu có thực sự tồn tại các đại dương dưới bề mặt hay không. Nhưng sớm nhất thì thời điểm con tầu ''liên doanh'' này được phóng cũng phải chờ tới năm 2020. Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn chưa có được công nghệ "hạ cánh" một xe tự hành mà có thể hoạt động trên bề mặt khắc nghiệt của bề mặt vệ tinh lạnh lẽo này.
    "Bạn phải hạ cánh thiết bị trên bề mặt của một nơi không có bầu khí quyển thực sự, lạnh thâm độ, mật độ bức xạ cao, và phải tồn tại và khoan trên đó nữa. Chúng tôi chưa làm được việc đó" Farmer kết luận.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Europa appears to have an ocean hidden under its frozen surface crust. It could be 10 times deeper than any ocean on Earth and might contain twice as much water as Earth''s oceans and rivers combined. Cre***: NASA
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý TƯỞNG MỚI CÓ THỂ GIÚP THÔNG TIN LIÊN LẠC GIỮA SAO HỎA VÀ TRÁI ĐẤT ĐƯỢC THÔNG SUỐT
    Thông tin liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa có thể bị nhiễu nặng nề thậm chí mất hẳn tới hàng tuần liền khi Mặt trời nằm ở vị trí giữa hai hành tinh này. Một kỹ sư của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đã làm việc với các kỹ sư của Anh có thể đưa ra một giải pháp cho vấn đề này bằng việc sử dụng một con tầu vũ trụ và kỹ thuật đẩy liên tục bằng lực ion.
    Các nhà nghiên cứu châu Âu đã nghiên cứu một giải pháp cho vấn nạn về liên lạc mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cuộc du hành có người điều khiển lên sao Hỏa trong tương lai. Đó là đảm bảo thông tin liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa ngay cả khi hai hành tinh này cùng với Mặt trời xếp thành một đường thẳng mà Mặt trời nằm ở giữa. Sự xắp xếp tự nhiên này còn được gọi là vị trí ''xung đối'' (conjunction) xẩy ra theo chu kỳ khoảng 780 ngày một lần và làm suy giảm nghiêm trọng tín hiệu thông tin giữa hành tinh Đỏ và Trái đất.
    Kết quả nghiên cứu được công bố vào tuần này tại Hội nghị lần thứ 60 của Liên đoàn Du hành Vũ trụ Quốc tế (IAC), một trong những sự kiện lớn nhất về vũ trụ được tổ chức tại Daejeon, Hàn Quốc. Kết quả trên có được từ một dự án nghiên cứu trị giá 100000 euro do ESA tài trợ. Theo bài báo, một hệ thống được gọi là "Tầu vũ trụ không theo quy luật Kepler sử dụng lực đẩy nhờ dòng ion" là một giải pháp cho vấn đề liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa. Ý tưởng là ở chỗ, người ta có thể đặt lên quỹ đạo gần sao Hỏa một cặp vệ tinh viễn thông còn được gọi là "Quỹ đạo B", để phân biệt với "Quỹ đạo A" là quỹ đạo tự nhiên tuân theo các định luật Kepler.
    Tuy nhiên để chống lại ảnh hưởng của lực hấp dẫn và giữ cho các vệ tinh ở nguyên vị trí, người ta sẽ phải trang bị cho các vệ tinh những thiết bị tạo lực đẩy tiên tiến, đó chính là các động cơ đẩy phản lực bằng dòng ion.
    Những động cơ đẩy ion được cung cấp năng lượng từ điện Mặt trời và sử dụng một lượng khí Xe rất nhỏ làm vật chất phụt để có thể giữ cho các vệ tinh viễn thông luôn ở vị trí tốt nhất sao cho có thể ''nhìn'' được hai hành tinh cùng một lúc rõ ràng. Cặp vệ tinh khi đó dễ dàng thực hiện chuyển tiếp các thông tin giữa sao Hỏa và Trái đất trong suốt thời gian xẩy ra hiện tượng xung đối và đảm bảo cho các nhà du hành trong tương lai trên sao Hỏa sẽ luôn luôn có được liên lạc với Trái đất.
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]
    An artist''s impression of Mars Express. The spacecraft left Earth for Mars
    on 2 June 2003. It reached its destination after a six-month journey, and has
    been investigating the planet since early 2004. (Cre***: ESA - D. Ducros)

  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU CÓ TỒN TẠI MỘT LỰC CHƯA BIẾT ĐANG TÁC ĐỘNG LÊN VẬT CHÁT TỐI ?

    Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã tìm ra được một mối liên hệ bất ngờ giữa "vật chất tối" và những ngôi sao và các đám khí trong các thiên hà và điều đó có thể làm một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của chúng ta về lực hấp dẫn.
    Một thành viên trong nhóm là T.S Chu Hồng Thượng thuộc Trung tâm Lực hấp dẫn SUPA của ĐHTH St. Andraws (UK) cho rằng có một lực đặc biệt tác động lên vật chất tối.
    Chỉ có 4% toàn bộ vũ trụ là làm từ các vật chất mà ta đã biết. Những ngôi sao và khí trong các thiên hà chuyển động quá nhanh làm cho các nhà thiên văn học đã dự đoán phải tồn tại một lực hấp dẫn tạo ra bởi một vành vật chất tối bí hiểm (giả thiết) mới có thể giữ csc thiên hà với nhau. Tuy nhiên một bằng chứng rõ ràng về vật chất tối vẫn còn nằm trong màn bí mật, chúng ta chưa có một hình ảnh cụ thể về loại vật chất này.
    Giờ đây, nhóm nghiên cứu tin rằng tương tác giữa vật chất tối và vật chất thông thường có thể quan trọng và phức tạp hơn trước đây người ta vẫn nghĩ và thậm chí họ dự đoán rằng vật chất tối có thể không tồn tại và còn cho rằng các chuyển động bất thường của các ngôi sao trong các thiên hà là do một sự biến thái của lực hấp dẫn ở tầm lớn: giữa các thiên hà. Tiến sỹ Benoit Famaey (ĐHTH Bonn và Strasbourg ?" CHLB Đức) giải thích:"Có vẻ như vật chất tối "biêt được" sự phân bố của vật chất thông thường. Chúng dường như "âm mưu" với nhau sao cho lực hấp dẫn của vật chất thông thường tại bán kính đặc trưng của vành vật chất tối luôn luôn bằng nhau. Điều này cực kỳ gây ngạc nhiên bởi vì thường thì người ta sẽ chỉ thấy sự cân bằng giữa vật chất tối và vật chất thông thường phụ thuộc vào lịch sử phát triển riêng của mỗi ngân hà".
    Tiến sỹ Chu nhấn mạnh:"Cách thức mà các dữ liệu cho ra cực kỳ lạ. Nó chẳng khác gì ta thấy một vườn bách thú đủ các loài khác nhau, đủ cỡ khác nhau, nhưng lại có một điểm chung kỳ lạ nào đó, ví dụ như cùng cân nặng của xương sống chẳng hạn. Có thể nói rằng có một loại lực thứ 5 không phải hấp dẫn đang khống chế các khối vật chất tối với một bàn tay vô hình và để lại cùng một dấu vết như nhau trên tất cả các thiên hà mà không phụ thuộc vào tuổi, hình dạng và kích thuớc của các thiên hà đó".
    Một loại lực như vậy có thể hóa giải một bí ẩn còn lớn hơn, đó chính là "vật chất tối", một thứ đang bị quy là nguyên nhân của sự giãn nở ngày càng tăng tốc của vũ trụ. Một giải pháp cách mạng hơn chính là xem xét lại các định luật của Isaac Newton đưa ra năm 1687 và có bổ sung bởi Thuyết tương đối rộng của Albert Einstein năm 1916. Einstein chưa bao giờ hoàn toàn quyết định liệu phương trình của ông có cần phải bổ sung thêm một hằng số nguồn nào đó luôn luôn có mặt, cái mà bây giờ chúng ta gọi là vật chất tối.
    Tiến sỹ Famaey nói thêm:" Nếu chúng tôi giải thích các quan sát có được bằng một định luật gọi là lực hấp dẫn hiệu chỉnh, kết quả thu được sẽ là hoàn chỉnh mà không cần phải giả thuyết thêm về sự có mặt của vật chất tối cùng với một lực có liên quan mật thiết tới sự phân bố của vật chất thông thường".
    Ngụ ý của nghiên cứu mới này có thể làm thay đổi một số các thuyết về lịch sử và sự giãn nở của vũ trụ vẫn được các nhà khoa học tin tưởng lâu nay.
    Tiến sỹ Gianfranco Gentile tại ĐHTH Gent (Bỉ) kết luận:"HIểu được những cách thức rắc rối trên (của vật chất tối) có lẽ chính là chìa khoá để mở ra những hiểu biết của chúng ta vè sự hình thành của các thiên hà và cấu trúc của chúng".
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]

    M63: Thiên hà Hoa Hướng Dương, (Cre***: Satoshi Miyazaki (NAOJ), Suprime-Cam, Subaru Telescope, NOAJ)

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 23/10/2009
  4. SSX999

    SSX999 Guest

    Thuyết tương đối Anh-xtanh trong sự ngờ vực
    Khoa học đã ở trên ngưỡng cửa một cuộc cách mạng. Các khám phá của nhà vật lý thiên văn của Viện Cornell, Rachel Bean đã đặt ra câu hỏi nghi ngờ về vị thế của thuyết tương đối Anh-xtanh về cái gọi là mô hình không thời gian. Bài báo mới nhất của bà được đăng trên tạp chí khoa học Anh New Scientist số mới đây.
    Người ta biết rằng ánh sáng đến từ các ngôi sao và các thiên hà xa xăm qua vũ trụ chịu ảnh hưởng bởi trường hấp dẫn của các đối tượng vũ trụ có khối lượng lớn như các ngôi sao khác hay chuỗi các thiên hà. Đường quĩ đạo của tia sáng bị bẻ cong dưới ảnh hưởng của hấp dẫn. Do đó, hình ảnh của ngôi sao đến trái đất bị bóp méo, như chúng đi qua thấu kính.
    Nghiên cứu của Rachel Bean dựa trên cơ sở của thấu kính hấp dẫn này.
    Theo thuyết Anh-xtanh, hiệu ứng hấp dẫn của các vật thể lớn trong vũ trụ đã đã uốn cong không-thời gian. Các nhà khoa học có thể nhận ra sự hiện diện của quá trình này qua quan sát quĩ đạo các tia sáng. Cũng theo thuyết tương đối, yếu tố tác động bẻ cong không gian phải có cùng hệ số như làm méo thời gian.

    Trong khi đó, trên cơ sở của dữ liệu quan sát hơn 2 triệu thiên hà bằng những kính thiên văn hiện đại nhất, kể cả Hubble, Rachel Bean đã phát hiện ra hiện tượng bác bỏ qui luật này của Anh-xtanh. Bà thấy rằng, trong khoảng thời gian 8 đến 11 tỉ năm trước, yếu tố làm méo thời gian lại 3 lần lớn hơn yếu tố làm méo không gian.
    Như bài báo viết trên New Scientist, thuyết tương đối Anh-xtanh đã có được một số bằng chứng tin cậy trong phạm vi một thiên hà. Tuy nhiên, nó đã không bao giờ được kiểm nghiệm qua không gian lớn cỡ vũ trụ. Nghiên cứu của Bean lần đầu tiên tổng hợp dữ liệu từ sự vận động của hàng triệu thiên hà. Lớn hơn nhiều nghiên cứu của Hubble, qua đó phát hiện vũ trụ dãn nở.
    Các chuyên gia đưa ra quan điểm trên tạp chí vẫn chưa thử để giải thích hiện tượng bất thường quan sát được này cũng như việc có thể dùng thuyết Anh-xtanh làm cơ sở để hoà hợp những dữ liệu này trong một thuyết mới hay không.
    Một số họ đã nói về hiện tượng mà các qui luật bị vi phạm, do ảnh hưởng của năng lượng tối được phát hiện năm 1998. Loại vật chất này, theo khái niệm hiện đại, chống lại hấp dẫn và làm vũ trụ dãn nở.
    Cũng cần nói rằng, Anh-xtanh đã phản đối những gì chống lại vũ trụ tĩnh tại, dãn nở hay co nhỏ, một hệ quả trực tiếp từ mô hình của chính Anh-xtanh. Dù vậy, các nhà khoa học thế giới vẫn cho rằng, năng lượng tối đã bắt đầu thống trị vũ trụ khoảng 5 đến 6 tỉ năm trước. Tuy nhiên, những dữ liệu mới thu thập bằng những kính thiên văn như Hubble cho phép các nhà khoa học phỏng đoán rằng năng lượng tối thậm chí đã bắt đầu ảnh hưởng đến vũ trụ tại những pha còn sớm hơn.
    Chuyện cổ tích Ngàn lẻ một đêm có tấm thảm thần kỳ Ba-tư. Chuyện tân tích thời hiện đại Anh-xtanh có tấm thảm cao su to, nơi các ngôi sao nặng, các hố đen làm trũng miếng cao su xuống. LHC sắp chạy trở lại, người ta cố gắng tạo hố đen nhân tạo bằng năng lượng cực lớn trong phạm vi không gian hẹp m=E/C2. Hãy chờ xem kịch bản nào xảy ra:
    1. Chẳng có gì sất và Anh-xtanh đã sai.
    2. Hố đen nhân tạo và Fan Anh-xtanh có dịp hỉ xả lại xì xụp khấn vái trước giáo đường.
    [​IMG]
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 27/10/2009
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thử đọc lại 3 bài viết gần đây nhất của SSX trong topic Tin tức Thiên văn:
    Bài viết của SSX vào ngày 29/09/2009, trong khi đến ngày 09/10/2009 mới xảy ra vụ tầng cuối của tên lửa và tàu thăm dò đâm xuống Mặt Trăng. Không hiểu sao SSX lại dùng từ đã, do hạn chế về trình độ tiếng Việt chăng?
    Về kích thước của Sedna, có thể xem trên trang web của một trong những người tìm ra nó (Michael Brown):
    http://web.gps.caltech.edu/~mbrown/sedna/
    Với đường kính lớn nhất vào khoảng 1800 km mà dám "phán" Sedna là một trong những thiên thể lớn nhất hệ mặt trời thì quả là quá "bạo miệng". Có vẻ cái nguồn SSX sưu tầm cũng chẳng đáng tin cậy, và SSX cũng chẳng có đủ khả năng đánh giá sự đúng sai của nguồn.
    Đây là trang web của Rachel Bean
    http://www.astro.cornell.edu/~rbean/
    Đó là một phụ nữ, vậy mà trong bài của SSX viết là ông, kỳ lạ vậy
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 14:10 ngày 27/10/2009
  6. SSX999

    SSX999 Guest

    Mấy cái bác nêu đều đúng cả, SSX có một chút nhầm lẫn.
    Đã sửa lại, Xin cảm ơn!
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU CÁC VỤ BẮN PHÁ CỦA SAO CHỔI CÓ GIÚP KÍCH HOẠT SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT?
    Hàng tỷ năm trước đây, các sao chổi có thể chính là các tác nhân mang lại nguồn nước cho sự sống trên Trái đất, nhưng đó chưa phải là điều duy nhất mà chúng ta phải mang ơn các sao chổi. Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng những vụ bắn phá của các sao chổi và thấy rằng những khối cầu tuyết đó có thể chính là tác nhân tạo ra các phân tử quay trái, và từ đó mới nẩy sinh ra sự sống trên hành tinh Xanh.
    Đã có bằng chứng cho thấy có thể các amino axit đã được đưa tới Trái đất từ vũ trụ bên ngoài. Theo Jennifer Blank thuộc Viện SETI (viện nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất) thì "Người ta thực sự quan tâm tới việc làm thế nào những viên gạch đầu tiên của sự sống lại xâm nhập được vào Trái đát".
    Jennifer và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các sao chổi như là một con đường đưa những hợp chất cần thiết cho sự sống vào Trái đất. Chương trình nghiên cứu của họ được NASA tài trợ đang tập trung vào các hiện tượng lửa và xáo trộn do những vụ bắn phá của sao chổi gây ra có thể tạo điều kiện cho quấ trình hình thành những phân tử hữu cơ phức tạp với các cấu hình nhất định.
    Phòng thí nghiệm thành phần của Trái đất cổ xưa
    Sự sống trên Trái đất sử dụng 20 amino axit để xây dựng lên hàng ngàn hàng vạn protein khác nhau và các a xít này đảm trách vô số các chức năng của những tế bào sống. Các nhà sinh học thiên văn thường tập trung vào nguồn gốc của các amino axit để từ đó tìm hiểu sự sống bắt đầu từ đâu.
    Một trong những thí nghiệm đầu tiên nhắm vào việc tái tạo thành phần hóa học của Trái đất cổ xưa đã được Stanley Miller tiến hành vào năm 1953. Ông đã tổng hợp được các amino axit bằng việc sử dụng các tia sét nhân tạo hay các tia lửa điện trong môi môi truờng khí quyển mô phỏng có tính khử bao gồm mê-tan, amonia và hơi nước, một thành phần tuơng tự với khí quyển của hành tinh Jupiter.
    Kể từ thí nghiệm tiên phong đó các nhà nghiên cứu đã tin rằng khí quyển của Trái đất thời sơ khai có tính ô xy hóa hơn, và chứa chủ yếu là N2 và CO2.
    "Thiếu tính khử, cơ chế tạo thành amino axit của Miller sẽ có hiệu quả thấp hơn" Blank nói.
    Một cách để tạo ra các amino axit trên trong vũ trụ là các va chạm giữa các sao chổi. Có rất nhiều các bằng chứng về sự có mặt của các amino axit trên các mảnh thiên thạch. Blank và các đồng nghiệp của bà vẫn đang háo hức muốn biết cái gì sẽ xảy ra khi con tầu mang mầm sống đó đâm vào Trái đất.
    Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các sao chổi chứ không phải các thiên thạch. Mặc dầu sao chổi có mật độ ít hơn các thiên thạch, nhưng khả năng tạo mầm sống của chúng là vượt hơn so với các thiên thạch khô khốc.
    Lý do thứ nhất là các sao chổi khi đâm vào Trái đất sẽ ít dữ dội hơn do chúng có tỷ trọng thấp hơn các thiên thạch. Thứ hai, các sao chổi có chứa nước, và đó chính là chiếc chìa khoa của các phản ứng hóa học.
    Theo George Cooper, thuộc NASA Ames, thì nếu một sao chổi lao xuống đại dương, các thành phần của nó sẽ nhanh chóng tan đi mất. Nhưng nếu vụ va chạm xẩy ra ở một khu đất khô, có khả năng các phân tử hữu cơ trên "tầu" sẽ đựơc nhân lên nhiều lần. trên những vũng nước nho nhỏ.
    Cũng giống như bắn sao chổi vào một cái thùng rượu
    Để mô phỏng quá trình sao chổi bắn phá, Blank và các cộng sự của bà đã bắn một viên đạn vào một chiếc hộp kim loại có kích thước bằng một hộp sữa trẻ em. Trong trường hợp này, hộp kim loại lại đóng vai trò của sao chổi, còn viên đạn là bề mặt đất cứng. Trong hộp kim loại có khoang rỗng cỡ một cốc bia nhỏ chứa đầy một loại chất lỏng bao gồm các phân tử hữu cơ.
    "Cũng không phải là công nghệ siêu cao gì đâu, nhưng thí nghiệm này có liên quan tới sự phức tạp về cấu trúc của các phân tử"- Black nói.
    Vào năm 2001, nhóm nghiên cứu đã công bố rằng các axit amin để trong khoang rỗng vẫn không bị phá huỷ sau khi có vụ "va đập" cực mạnh như vậy.
    Thông thường thì ở nhiệt độ 1000 oC như điều kiện trong bình thí nghiệm, các amino axit đều bị phân hủy. Blank và nhóm của bà tin rằng sự tăng và giảm một cách đột ngột của nhiệt độ đã không kịp để cho các phân tử phản ứng. Một lý do nữa là, áp suất cao tới 10000 atm ở trong bình phản ứng cũng ngăn không cho các phân tử bị phân rã.
    Còn nữa, các amino axit không chỉ "sống sót" sau vụ "va chạm sao chổi" mà còn kịp kết hợp với nhau để tạo thành hợp chất phức tạp hơn có mạch dài tới 5 amino axit.
    Mạch axit amin này có thể đã đóng vai trò trong quá trình hình thành sự sống. Thông thường thì sự kết hợp các axit amin như vậy phải tiêu tốn năng lượng và các cơ thể sống thường phải có các enzime để xúc tác cho các phản ứng đó, thật trớ trêu là enzime cũng là một protein, như vậy câu chuyện cũng không khác mấy vấn đề quả trứng và con gà: làm thế nào để tạo ra protein truớc khi bạn có các protein làm nhiệm vụ xúc tác?.
    Có thể câu trả lời nằm ở chỗ các vụ va chạm của sao chổi đã làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho việc hình thành các viên gạch đầu tiên (peptid) để xây dựng lên các đại phân tử protein và từ đó quá trình cứ thế tiếp diễn.
    Những mô hình kiểm nghiệm va đập phân tửNhóm nghiên cứu đang dự định tiến hành thêm các thí nghiệm khác nữa. Họ sẽ xem xét các phân tử đường, một thành phần quan trọng trong cấu trúc của ADN và ARN. Họ cũng sẽ xem xét thêm về các axit amin, nhất là khi tính đến độ cứng của các sao chổi.
    Khi tính đến độ cứng của các sao chổi, Blank cho rằng có thể có những khác nhau trong cách thức sắp xếp các amino axit. Các phân tử quay trái thường dễ hình thành hơn cùng với các phân tử quay trái khác. Và nếu quy luật đó tồn tại thì có thể tạo ra được một hỗn hợp có nhiều các phân tử quay về một phía hay còn gọi là đồng hình (hoặc phải hoặc trái). Điều đó có thể giải thích tại sao các sinh vật chỉ sử dụng các amino axit quay trái để xây dựng lên các protein.

    Theo Space.com

    From the far reaches of the solar system, a giant asteroid or comet plunged into Earth near what is now the Chesapeake Bay 35 million years ago (shown in this artist''s conception). Cre***: © The Virginian-Pilot.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    CHÂN DUNG DẢI NGÂN HÀ NHÌN TỪ BÊN NGOÀI?
    Giờ đây bạn có thể ngắm được một bức ảnh bầu trời đêm hoàn chỉnh với dải Ngân hà nằm ở chính giữa, đó là một sản phẩm kết hợp từ 3000 bức ảnh riêng biệt với nhau bằng một kỹ thuật đặc biệt.
    Tác giả của bức ảnh "Toàn cảnh" này là Axel Mellinger thuộc DHTH Central Michigan ?" Hoa Kỳ, đã phải bỏ ra 22 tháng trời và đi khắp hơn 26000 dặm kể từ Nam Phi tới Texas và Michigan để chụp những bức ảnh bầu trời đêm.
    Theo Mellinger thì bức Toàn cảnh cho thấy rõ những ngôi sao có độ sáng nhỏ hơn ngưỡng nhìn thấy của con người là 1000 lần cũng như hàng trăm các thiên hà, cụm sao và tinh vân khác nhau.
    Để hoàn thành bức ảnh này, kỹ thuật cắt và dán thông thường là không đáp ứng được. Mỗi một bức hình là một hình chiếu 2D của một hình cầu 3 chiều, như vậy bức ảnh nào cũng có những phần méo nhất định, cũng như ta quan sát bức bản đồ Thế giới ?" đó không phải là một hình cầu.
    Để giải quyết những điểm méo hình đó, Mellinger đã phải nhờ tới các mô hình toán học với hàng trăm giờ ngồi trước máy tính.
    Một vấn đề nữa mà Mellinger gặp phải là sự khác nhau về hình nền của các bức ảnh khác nhau.
    Để giải quyết vấn đề này, Mellinger đã sử dụng các số liệu của các tầu thăm dò Pioneer 10 và 11. Các số liệu này đã giúp ông phân biệt ánh sáng của các ngôi sao với những ánh sáng nền không mong muốn. Ông sau đó đã chỉnh sửa nhũng phần hình nền khác nhau từ mỗi bức hình riêng lẻ và kết hợp với nhau mà ta không thể thấy sự khác biệt giống như những mảnh ghép.
    Mellinger quyết định đăng chi tiết quá trình làm bức Toàn cảnh trên tờ tạp chí Publications of the Astronomical Society of the Pacific.
    Kết quả bức Toàn cảnh làm một tấm hình của ngôi nhà vũ trụ của chúng ta mà không một ống kính riêng lẻ nào trên Trái đất có thể thu nhận được. Mellinger dự định làm một bức hình lớn tới 648 megapixel để cung cấp cho các cung thiên văn trên toàn thế giới.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Axel Mellinger, of Central Michigan University, created this panorama of the Milky Way from 3,000 individual photographs that he melded together with mathematical models. Cre***: Dr. Axel Mellinger
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG LEONID DỰ ĐOÁN LÀ ?oDỮ DỘI? Ở CHÂU Á VÀO ĐÊM 17 THÁNG 11 NĂM 2009
    Nào, các bạn hãy đánh dấu ngày 17/11 tới đây vào cuốn lịch của mình bởi vì đêm đó sẽ diễn ra trận mưa sao băng Leonid thường niên với cường độ có thể ở cỡ trung bình nhưng cũng có thể rất mạnh.
    Trận mưa năm nay sẽ ưu đãi những kẻ ngắm sao suốt từ vùng Trung tới Đông Á. Cường độ sao băng mạnh nhất có thể tới vài trăm vệt trong một giờ. Đỉnh điểm của cơn mưa Leonid năm nay là vào khoảng 21:40 GMT (khoảng 4h40 am rạng sáng ngày 18/11 theo giờ Việt Nam).
    Ở Bắc Mỹ, màn trình diễn của các vệt sao băng có vẻ kém hoành tráng hơn, nhưng cũng có mật độ lên cỡ vài chục vệt một giờ.
    Tâm điểm của một trận mưa sao băng là một điểm trên nền trời mà từ đó các vệt sao dường như xuất phát từ đó . Tâm điểm càng nằm cao thì càng dễ ngắm toàn cảnh các tia sao băng, tuy nhiên các tia sao có thể nằm cách xa tâm điểm nên việc tập trung nhìn vào tâm điểm là không cần thiết.
    Tâm điểm của trận mưa sao Leonid nằm ở trong chòm Leo (Sư tử) bởi vậy các vệt sao này có tên "Leonids".
    Một điểm quan trọng của trận Leonid năm 2009 là sẽ không có sự quấy nhiễu của ánh sáng trăng. Ngày mồng 1 âm lịch rơi đúng vào ngày 17 tháng 11 nên chúng ta có thể yên tâm ngắm nhìn ngay cả những vệt sao băng mờ nhất.
    Châu Âu và châu Phi có vẻ năm nay không gặp may cho lắm đối với những người yêu sao băng. Đợt sao băng cực đại đầu tiên xẩy ra khi ở những khu vực này đang là ban ngày, còn đợt thứ hai thì xẩy ra vào buổi chập tối, nhưng tâm điểm của trận Leonid khi đó vẫn chưa nhô lên khỏi đường chân trời. Những người châu Âu có thể ngắm trận mưa sao này vào buổi sáng sớm ngày 17/11, nhưng chắc họ sẽ không xem được quá 10 ?" 15 vệt sao trong một giờ.
    "Rác" vũ trụ
    Nghe có vẻ không lãng mạn cho lắm, nhưng cứ phải nói trắng ra là trận mưa sao Leonid năm nay (hay cũng như toàn bộ các mưa sao băng khác) chính là rác vũ trụ.
    Các vệt sao băng Leonid được biết chính là sự xả rác của một sao chổi cỡ nhỏ (3,6km) mà đã được phát hiện ra từ cuối thế kỷ 19 và được đặt tên là Tempel-Tuttle. Bụi thiên thạch từ sao chổi Tempel-Tuttle vãi ra chuyển động xung quanh Mặt trời theo đúng quỹ đạo của ngôi sao chổi vạch ra.
    Khi Trái đất đi vào vùng bụi bỏ lại sau sao chổi từ những vòng quay trước đó, những hạt bụi li ti từ sao chổi (thường thì không lớn hơn một hạt cát) lao vào bầu khí quyển của chúng ta với tốc độ khoảng 71km/h và làm chúng loé sáng lên dù ngắn ngủi nhưng rực rỡ trên bầu trời đêm.
    Mưa sao băng Leonid không chỉ tồn tại trong một đêm. Những hạt bụi sao chổi Tempel-Tuttle còn điểm xuyết cho bầu trời vài ba đêm vào giữa tháng 11 hàng năm. Năm nay, trận Leonid theo tính toán sẽ lên cực điểm vào trước lúc bình minh ngày 17/11, nhưng vào buổi sáng sớm các đêm lân cận 17/11 cũng có thể ngắm được một số kha khá các sứ giả của trận mưa sao này.
    Sao chổi Tempel-Tuttle lần cuối cùng đi gần qua Mặt trời và Trái đất vào năm 1998 và vài ba năm sao đó, trận Leonid luôn luôn để lại những hình ảnh ngoạn mục, có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn vệt sao trong một giờ. Nhưng một khi sao chổi chủ nhân đã đi ra vành ngoài của hệ Mặt trời thì chúng ta cũng không mong đợi gì hơn từ 8 tới 10 vệt sao trong 1 giờ.
    Thế nhưng nếu các nhà khoa học về sao băng mà chính xác thì năm nay lại là một năm bất thường. Các nhà nghiên cứu đã chạy một số các mô hình máy tính mô tả vệt bụi "rác" phía sau sao chổi Tempel-Tuttle và cho biết năm nay Trái đất sẽ "va" vào một số những đám rác lớn gồm các hạt bụi của sao chổi trên.
    Dự đoán Leonid bùng nổ ở châu Á.
    Đặc biệt là theo các nhà thiên văn học người Pháp là Jeremie Vauballion, ngưòi Nga Mikhail Maslov và ngưòi Mỹ là Bill Cooke và Danielle Moser thì họ đều đi đến kêt luận rằng những đám bụi để lại từ những năm 1466 và 1533 sẽ gây ra một cuộc trình diễn lớn của các vệt sao Leonid vào năm nay ở hầu hết châu Á.
    Theo VAuballion thì "Năm 2009 sẽ không có một trận bão sao Leonid, mà chắc chắn là một sự bùng nổ !". Nhưng vẫn còn có những điểm không chắc chắn lắm.
    Năm ngoái, các hạt cát trời do sao chổi Tempel-Tuttle để lại năm 1466 đã tạo ra khoảng 100 sao băng/giờ. Năm nay, Trái đất lại đi qua đám bụi 1466 một lần nữa mà còn gần hơn (khoảng 68000km) vào lúc 21:40 GMT ngày 17/11. Năm nay, trận mưa này thật ưu ái các vùng đất thuộc Trung và Đông Á (trong đó có Việt Nam !! và ở Mỹ thì là vào ban ngày). Hơn nữa, gần như cùng lúc, Trái đất cũng sẽ đi ngang qua đám bụi để lại vào năm 1533. Sự hợp đồng của 2 đám bụi sao chổi này làm cho các nhà thiên văn dự đoán có thể sẽ có mưa sao vào cỡ 130 hoặc thậm chí 300 vệt sao Leonid trong một giờ ở châu Á.
    "Nhưng chúng tôi cũng không chắc chắn lắm về đám bụi năm 1533" Vauballion nói.
    Thực hành ngắm sao băng
    Bạn có thể thực hành ngắm sao để đón chờ sự kiện lớn này
    Những mành sao băng Leonid đầu tiên có thể xem được từ ngày 10/11, tuy nhiên mật độ còn rất thấp, cùng lăm là một vài vệt trong một giờ. Khoảng ngày 16/11 vào lúc trước khi trời sáng, hoạt động của mưa sao Leonid tăng lên đáng kể, có lẽ sẽ đạt 4 ?" 8 vệt /giờ.
    Những người ngắm sao Leonid sớm cũng có thể nhận thấy vài ba vệt sao băng chậm có vẻ như xuất phát từ chòm Kim Ngưu. Đó chính là sản phẩm của mưa sao băng Taurid, một trận mưa sao băng nhỏ thường hoạt động từ ngày 5 tới 12 tháng 11 và cực đại của mưa sao này có thể đạt từ 5 tới 10 vệt /giờ.
    Theo Space.com

    [​IMG]
    Fireballs can be dramatic sights. Italian astrophotographer Lorenzo Lovato imaged this Leonid fireball on Nov. 17, 1998.

  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT DẠNG SUPERNOVA MỚI ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HIỆN
    Một dạng nổ supernova mới đã được phát hiện trong đó khí heli chính là tác nhân gây nổ trên bề mặt của một ngôi sao lùn trắng.
    Vụ nổ siêu tân tinh này có mã số SN2002bj lần đầu tiên được phát hiện 7 năm trước đây trong thiên hà NGC1821 bởi các nhà thiên văn nghiệp dư, nhưng khi đó đã bị liệt vào dạng supernova Type II.
    Như ta đã biết các vụ nổ supernova đựơc chia làm 2 loại chính Type I và Type II (xem bài Supernova ở trang 62 trong mục này). Ở dạng supernova Type I, ngôi sao nổ luôn hút vật chất từ một ngôi sao cặp đôi với nó cho tới một ngưỡng nhất định và phát nổ. Còn trong các vụ nổ Type II, một ngôi sao bị hết nhiên liệu và sụp đổ bởi chính lực trọng truờng của bản thân và cũng nổ tung.
    Nhưng vụ nổ SN2002bj lại có những đặc điểm khác biệt với tất cả các dạng tồn tại của cả Type I và Type II. Đặc biệt là ngôi sao nổ này lại sang lên và tối đi đều đặn theo một chu kỳ ít hơn 27 ngày trong khi dó hầu hết các ngôi sao nổ supernova đều có chù kỳ sáng ?" tối dài tới 3 hoặc 4 tháng.
    ?o Đây thực sự là một chu kỳ nhanh nhất mà chúng tôi từng thấy? Dovi Poznanski thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley nói. Ông phát hiện ra vụ nổ này thông qua các dữ liệu quan sát cũ trước đó.
    Chu kỳ sáng-tối ngắn như vậy cùng với những dấu hiệu nhất định trong phổ ánh sáng của SN2002bj, ví dụ như tín hiệu He rất mạnh đã nói lên rằng ngôi sao này đã nổ theo một cơ chế chưa từng được biết do Lars Bildsten thuộc ĐHTH California ở Santa Barbara đề xuất.
    Quan điểm mới này cho rằng phải có một cặp hai ngôi sao lùn trắng, trong đó có một ngôi chứa chủ yếu là khí heli và đang bị người bạn đồng hành (lớn hơn) hút dần. Cho tới khi khí heli hút được đủ lớn trên bề mặt của ngôi sao lùn trắng lớn, một vụ nổ xẩy ra và tạo ra các phản ứng hạt nhân supernova ngắn ngủi.
    Quá trình trên cũng tương tự như một vụ nổ supernova Type I, trong đó vật chất chủ yếu là H2 bị hút vào một ngôi sao, tích luỹ dần và cuối cùng phát nổ. nhưng uy lực kém hơn nhiều so vói một vụ nổ supernova hoàn chỉnh.
    Christopher Stubbs thuộc Đại học tổng hợp Harvard đã đặt tên một cách hài hước cho loại supernova mới này là Ia bởi vì chúng chỉ sáng bằng 1/10 và cũng chỉ tồn tại trong thời gian bằng 1/10 so với các vụ nổ supernova Type I thông thường.
    Theo Space.com

    [​IMG]
    Artist''''s impression of an AM-CVn star system, where helium flows from one star to the other, piling up as a shell that may end up exploding as a .Ia supernova. Cre***: 2005 Tony Piro
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-62.ttvn
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 08/11/2009

Chia sẻ trang này