1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỐ ĐEN - KHO DỰ TRỮ NĂNG LƯỢNG CỦA VŨ TRỤ
    ?oNơi hầm tối là nơi sáng nhất?, không đây không chỉ là lời của một bài hát mà còn là một thực tế trong vũ trụ bao la: những tia sang rực rỡ nhất trong vũ trụ lại thường xuất phát từ những điểm tối nhất, xa xăm nhất trong không gian.
    Hố đen, cái tên cũng nói lên nhiều điều, là một nơi mà ánh sáng cũng không chạy trốn được do trường lực hấp dẫn quá mạnh tồn tại nơi đây. Mặc dầu bản thân hố đen là vô hình, nhưng những vùng không gian xung quanh lại ngự trị từ trường và trường hấp dẫn mạnh khủng khiếp mà từ đó những chùm tia bức xạ năng lượng vào loại cao nhất đã được phát ra.
    Những tia bức xạ vào loại hàng ?okhủng? nhất như tia vũ trụ, tia gamma hay các đầu phun plasma đồng loạt phát ra khắp trong vũ trụ mà tới nay các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu hiểu được đôi phần về các bí mật của chúng.
    Mức độ đậm đặc tới vô hạn !
    Hố đen có độ đậm đặc khối lượng cực kỳ lớn tập trung trong một điểm đơn lẻ trong không gian. Tại tâm của nó, tất cả vật chất bị nén chặt vào trong một khoảng có thể tích tiến tới không hay còn gọi là điểm kỳ dị. Tại đó, trường lực hấp dẫn được cho là lớn tới vô hạn và làm cho không-thời gian bị bẻ cong cũng tới vô cùng.
    Thế nhưng, bất chấp những điều ghê gớm nhất đang xẩy ra bên trong một hố đen, nếu chúng ta giữ một khoảng cách đủ an toàn, sự tác động của nó cũng chỉ đơn thuần như bất kỳ một thiên thể nào trong không gian. Điều đó có nghĩa là nếu Mặt trời của chúng ta được thay bằng một hố đen có cùng khối lượng, khi đó tất cả các hành tinh trong hệ vẫn cứ quay xung quanh Mặt trời-hố đen như thường, mặc dầu vậy sự sống không thể tồn tại bất cứ nơi đâu bởi vì thiếu nguồn năng lượng do ánh sáng Mặt trời vẫn hằng đem lại.
    Các nhà khoa học tin rằng hố đen được sinh ra từ các vụ nổ cuối đời của các ngôi sao nặng. Khi một ngôi sao sử dụng hết nguồn nhiên liệu của mình, nó sẽ bị nổ tung do lực nén ép của trọng lực của chính ngôi sao và phần vật chất bên trong cứ ngày càng bị thu nhỏ mãi và cuối cùng chở thành một hố đen trong khi phần vật chất bên ngoài bị thổi bung ra xung quanh trong một vụ nổ thuộc vào loại mạnh mẽ nhất trong vũ trụ với tên gọi supernova.
    Các tia vũ trụ, sự bùng phảt tia gamma và các tia jet
    Theo các nhà khoa học thì phần năng lượng thoát ra từ các vụ nổ hình thành hố đen làm cho các hạt vật chất được gia tốc lên tới vận tốc cực lớn và tạo thành cái gọi là tia vũ trụ trong khắp vũ trụ của chúng ta ở vận tốc gần với vận tốc ánh sáng. Chúng ta vẫn có thể ghi nhận được phần nào các tia vũ trụ này và với cường độ cao, các tia này có thể làm hỏng các thiết bị điện tử.
    Một hiệu ứng nữa của hố đen và supernova là những chùm tia ngắn gamma có năng lượng cao hay còn gọi là ?~bùng phát tia gamma?T hay GRB (không phải là RGB để chỉ 3 mầu cơ bản). Các chum tia GRB xuất phát từ các thiên hà xa xôi và được coi là những nguồn sáng nhất từng thấy trong vũ trụ.
    Và các hố đen còn được coi là nguyên nhân cho việc tạo thành các đầu phun jet bao gồm khí nóng tích điện phun ra từ tâm của các thiên hà xa xôi. Những thiên hà này còn được gọi là các blazer dường như là luôn tồn tại các hố đen siêu nặng ở tâm và chúng làm biến dạng không-thời gian ở những mức độ khủng khiếp nhất. Khi khí và bụi bị hút vào tâm của hố đen, một phần vật chất bị thổi bật chở ra và được gia tốc dưới tác dụng của từ trường xoắn xung quanh hố đen và tạo thành những đầu phun (jet) rực rỡ mà mà có thể quan sát được trong khắp vũ trụ.
    Govind Menon, một giáo sư vật lý tại ĐHTH Troy bang Alabama, Hoa kỳ nói:? Chúng tôi đã nghiên cứu cơ chế bình điện đề lấy năng lượng của một hố đen đang tự quay và đó là nguồn năng lượng cung cấp cho các tia jet và các nguồn tia gamma năng lượng cao?.
    Giáo sư Menon mới đây cùng với nhà thiên văn học Charles Dermer của Học viện Hải quân Hoa kỳ, đã cho xuất bản cuốn? Bức xạ năng lượng cao từ các hố đen: tia Gamma, tia Vũ trụ và các Neutrino? (2009 Princeton Uni Press.)
    Các nhà nghiên cứu thậm chí còn cho biết sẽ có nhiều bí mật về hố đen hơn sẽ được khám phá sớm nhờ vào sự phục vụ của Kính thiên văn vũ trụ Fermi nghiên cứu Tia Gamma , của thí nghiệm Neutrino ở Nam cực , của detector tia gamma ở mặt đất với năng lượng đạt 1000GeV và của Đài quan sát tia vũ trụ Pierre Auger đặt tại Argentina.
    Dermer kết luận:? Đây là thập kỷ của những phát kiến khoa học diệu kỳ trong lĩnh vực thiên văn năng lượng cao và trong vật lý hạt thiên văn?.

    Theo Space.com
    [​IMG]
    An artist''s conception of a black hole blazar as it spurts out jets of charged particles accelerated by corkscrew magnetic field lines. Cre***: Marscher et al., Wolfgang Steffen, Cosmovision, NRAO/AUI/NSF
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Vệ tinh bị đẩy thêm sẽ mở ra cánh cửa của hiện tượng vật lý bí ẩn?
    [​IMG]
    Tờ News Scientist vừa có bài viết nói về hiện tượng vệ tinh bị đẩy thêm bí ẩn khiến chúng có thêm vận tốc. Vệ tinh thăm dò sao chổi Rosetta bay ngang qua trái đất ngày 13-11-2009 sẽ là một cơ hội tốt để các nhà thiên văn đi tìm lời giải cho hiện tượng đầy bí ẩn này.
    Như đã nói, những bất thường xuất hiện vào những năm 1990, bắt đầu là khi NASA phóng vệ tinh Galileo. Nó đã có thêm vận tốc nhiều hơn tính toán 3,9 mm/giây. Còn vệ tinh Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA cũng bất ngờ tăng khoảng 1,8 mm/giây trong chuyến bay.
    Các nhà khoa học đã phải loại bỏ rất nhiều những lý giải tầm phào kiểu như khí quyển kéo vệ tinh hay hiệu ứng độ lệch hình dạng Trái Đất. Điều này dẫn đến một số đề xuất có sự liên quan của một vài hiện tượng vật lý chưa biết đến, như là phần bổ xung cho thuyết tương đối Einstein, hiện được chấp nhận làm thuyết hấp dẫn.
    Kẻ đi săn Sao chổi Rosetta là đầu mối. Mọi con mắt đang đổ dồn về vệ tinh Rosetta, nó được thiết lập để lướt qua Trái Đất một lần nữa lúc 07:45 GMT ngày 13 tháng 11. Nó đang trên đường đến sao chổi, và vượt qua trái đất ở khoảng cách 2500km với vận tốc khoảng hơn 13km/giây. Nếu nó đạt thêm vận tốc 1,1mm/giây so với Trái đất, thì sẽ chứng minh cho công thức viết lại về hiện tượng bất thường này trước kia.
    Công thức này được nhà cựu khoa học NASA John Anderson và nhóm của ông công bố năm 2008, gợi ý rằng sự quay của Trái Đất có thể làm méo không gian-thời gian nhiều hơn tính toán cũ và do đó ảnh hưởng đến tàu vũ trụ bay gần đó, mặc dù không ai có thể giải thích điều này như thế nào. Thuyết tương đối rộng dự đoán rằng các thiên thể quay quanh trục làm méo không gian xung quanh, nhưng hiệu ứng lại quá nhỏ để giải thích sự dị thường đã quan sát thấy.
    Ông Anderson đang làm việc cùng nhóm Rosetta để theo dõi hiện tượng này nói: "Tôi chắc chắn là mong chờ ngày này," Tuy nhiên, bất kỳ hiện tượng dị thường nào cũng sẽ khó có thể quan sát thấy ngay lập tức bởi sự thay đổi do chúng gây ra là rất nhỏ. Bởi vậy cần quan sát lâu, có thể là vài ngày hoặc 1 tuần.
    Kỳ cục là, lần Rosetta bay ngang qua trái đất năm 2007 đã không quan sát thất hiện tượng bất thường nào. Ông Anderson giải thích, đó có thể là do năm 2007, nó đã bay cách trái đất quá xa 5300km, do đó hiệu ứng xuất hiện đã yếu hơn lần này và không quan sát thấy. Ông nói: "Có nhiều khả năng một số thứ phụ thuộc vào khoảng cách - chúng tôi công bằng mà nói, không biết đó là cái gì."
    Tham khảo:
    http://www.newscientist.com/article/dn18135-will-probes-upcoming-flyby-unlock-exotic-physics.html
    http://spacefellowship.com/2009/11/11/rosetta-comet-chaser-picks-up-speed/
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 14/11/2009
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LƯỢNG TỐI CÓ THỂ GIÚP TÌM KIẾM CÁC HÀNH TINH NGOẠI HỆ
    Năng lượng tối chẳng có ích gì cho sự sống trong vũ trụ của chúng ta. Cái loại chất bí hiểm này (mà theo các nhà vũ trụ học thì chiếm tới khoảng 70% cả vũ trụ) có thể xé nát các thiên hà, rồi đến lượt các ngôi sao, các hành tinh và các phân tử cũng như nguyên tử cũng bị xé nát trong một viễn cảnh mà các nhà khoa học gọi là the Big Rip (Vụ Rách Lớn).
    Thế nhưng thật trớ trêu là công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng tối lại có thể dẫn lối cho việc tìm ra sự sống ngoài Trái đát. Đó là bởi vì việc tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ có thể phải nhờ đến một kỹ thuật gọi là thấu kính hấp dẫn, cái mà công việc truy tìm năng lượng tối cũng phải cần đến.
    Theo Peter Garnavich thuộc ĐHTH Notre Dame thì " Việc nghiên cứu năng lượng tối và các hành tinh bằng phương pháp vi thấu kính đều rất phù hợp với các kính thiên văn thị trường rộng và được tối ưu hóa cho quan sát ở dải sóng hồng ngoại".
    Ở Châu Âu, sứ mệnh Euclid là một dự án kính thiên văn vũ trụ cho việc xác định năng lượng tối, nhưng nhiều người tin rằng dự án này sẽ kéo được nhiều nhà tài trợ nếu nó kiêm luôn việc tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ. Một dự án tương tự cũng đang được xem xét tại Hoa kỳ.
    Jean Philippe Beaulieu thuộc Viện Vật lý Thiên văn Paris (IAP), và cũng là một thành viên của sứ mệnh Euclid nói:" Tiền cho các dự án là không nhiều, bởi vậy chúng ta cần phải có những sứ mệnh chắc chắn, ít mạo hiểm nhưng phải mang lại nhiều lợi ích khoa học"
    Công nghệ hội tụ
    Bằng chứng đầu tiên về năng lượng tối có từ việc quan sát các vụ nổ supernova một thập kỷ trước đây. Các số liệu cho thấy các supernova nhanh nhất thường mờ hơn tính toán, điều đó có nghĩa là sự giãn nở của vũ trụ đang được gia tốc. Không có một lực nào đã biết có thể thực hiện được việc này, bởi vậy, các nhà khoa học đã giả thiết rằng có một loại năng lượng bí hiểm nào đó đang kéo giãn mọi thứ ra.
    Để hiểu rõ hơn về năng lượng tối, các nhà vũ trụ học muốn đo gia tốc của quá trình giãn nở đó biến đổi theo thời gian ra sao. Điều này có thể xác định được bằng một trong 3 cách: 1)quan sát thêm các vụ nổ supernova, 2) lập bản đồ cách thức các liên hà kết hợp với nhau thành một cụm thiên hà, hoặc 3) bằn các quan sát các biến dạng biểu kiến về hình dạng của các thiên hà xa xôi bị gây ra bởi vật chất tồn tại dọc theo đường đi của ánh sáng tới chúng ta.
    Cả 3 cách trên đều đỏi hỏi có kính thiên văn vũ trụ lớn mà có thể quan sát đựơc một khu vực rộng lớn trên bầu trời, nhưng thật may mắn, điều đó lại phù hợp với một nhu cầu khác trong thiên văn.
    ?oCông cuộc tìm kiếm các hành tinh bằng kỹ thuật thấu kính hấp dẫn cũng đòi hỏi phải có một kính thiên văn lớn và quan sát được một khoảng bầu trời rộng, do vậy cũng tự nhiên thôi khi cho rằng hai dự án có vẻ khác nhau đó lại dùng chung một kính thiên văn vũ trụ? Garnavich nói.
    Dự án kính Euclid vẫn đang trong giai đoạn thiết kế, nhưng phần kính chính của nó sẽ có đường kính 1,2 mét để thu được hình ảnh phân giải cao. Kính này có thể vẽ bản đồ sự phân bố của các thiên hà trên toàn bộ bầu trời cũng như đo đựơc các biến dạng (hiệu ứng thấu kính yếu) khi mà các tia sáng xuyên qua các lớp vật chất dầy đặc trước khi tới được Trái đất.
    Không cần có một sự thay đổi nào trong thiết kế thì hệ thống kính thiên văn cho vật chất tối trên cũng có thể phục vụ khảo sát các hiện tượng vi thấu kính hấp dẫn mà hình ảnh bị biến dạng do khối lượng của các ngôi sao và hành tinh chứ không phải là các thiên hà.
    Các thấu kính khổng lồ
    Khảo sát vi thấu kính hấp dẫn phát hiện các hành tinh bằng cách quan sát một số lượng lớn các ngôi sao và chờ đợi một ngôi sao khác (gần hơn) đi gần ngang qua tầm nhìn. Khối lượng của ngôi sao gần hơn đó sẽ uốn cong các tia sáng và làm cho ngôi sao ở xa sáng hơn hẳn. Sự tăng độ sáng có thể cỡ vài lần cho tới cả ngàn lần.
    Nếu tồn tại một hành tinh bay xung quanh ngôi sao thấu kính, nó có thể tạo một xung trong hình ánh sáng quan sát. Theo Beaulieu thì thông thường một hành tinh có thể làm thay đổi độ sáng của ngôi sao nền lên cỡ 20 ?" 30 %.
    Các số liệu từ các quan sát vi thấu kính hấp dẫn có thể mách bảo các nhà thiên văn học về khối lượng của ngôi sao và của hành tinh bay xung quanh cũng như khoảng cách giữa chúng và tất nhiên là cả khoảng cách từ hệ sao đó tới chúng ta. Vì hiện tượng này thường ở rất xa nên chúng ta có rất ít cơ hội để biết thêm các chi tiết khác. Sự kiện đó cũng không có nhiều và tới nay chúng ta mới quan sát được một lần.
    Cũng theo Beaulieu thì mặc dầu có những hạn chế trên, chúng ta vẫn có thể thu được những số liệu thống kê. HIện tượng vi thấu kính hấp dẫn thuờng nhậy hơn (rõ hơn) với những hành tinh ngoại hệ có khảng cách lớn hơn một đơn vị thiên văn (AU) và đó chính là khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
    Như vậy phương pháp vi thấu kính hấp dẫn bổ sung cho các phương pháp tìm kiếm hành tinh ngoại hệ khác như vận tốc hướng tâm và sự che khuất do đi ngang qua bởi vì các phương pháp này chỉ nhậy với trường hợp các hành tinh ở rất gần với ngôi sao chủ.
    ?oChúng tôi tiến tới khoảng cách 1 AU từ 2 phía. Phương pháp đi ngang qua tiến tới từ đầu nóng (gần ngôi sao) còn vi thấu kính tiến tới từ đầu kia lạnh hơn nhiều? Beaulieu nói.
    Mục tiêu cao hơn
    Theo Beaulieu thì một số các kính thiên văn mặt đất đã quan sát các hiện tượng microlenssing. Cho tới nay đã có 9 hành tinh được phát hiện theo phương pháp này và có khoảng 6 hay 7 hành tinh nữa đang chờ công bố kết quả. Ông và các đồng nghiệp dự tính chỉ cần quan sát trong 3 tháng liên tục thì kính Euclid có thể lọc qua 200 triệu ngôi sao và chắc sẽ tìm ra được 10 hành tinh giống Trái đất.
    ESA đang xem xét để duyệt dự án Euclid và 5 dự án tương tự khác mà có thể sẽ được phóng vào đầu thập kỷ tới. Việc gắn nghiên cứu microlensing với Euclid sẽ làm cho sứ mệnh này dẽ được cấp vốn.
    Nhưng có lẽ điều bất tiện duy nhất của dự án kết hợp này là các nhà săn hành tinh ngoại hệ sẽ phải chia sẻ thời gian phục vụ của kính Euclid với các nhà vũ trụ học, những người nghiên cứu về vật chất tối. Nhưng như vậy thì chi phí cũng được chia sẻ.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Light from distant galaxies is distorted by foreground matter. This so-called weak lensing can be used to
    characterize dark energy. Cre***: S. Colombi (IAP), CFHT Team


    Light from distant galaxies is stretched by foreground matter in this Hubble image of the Galaxy Cluster Abell 2218.
    Similar distortions ?" called weak lensing ?" are less obvious, but their widespread nature can help reveal the nature
    of dark energy. Cre***: NASA, STScI, Andrew Fruchter and the ERO Team
    [Sylvia Baggett, Richard Hook, Zoltan Levay].
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 21/11/2009
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CẦN ỨNG VIÊN THAM GIA MÔ PHỎNG SỨ MẠNG SAO HỎA KÉO DÀI 520 NGÀY
    Một ?~phi đội?T gồm 6 nguời sẽ phải thực hiện một sứ mạng giả tưởng tới sao Hỏa trong 520 ngày, trong đó có 30 ngày ?~tồn tại?T trên bề mặt hành tinh Đỏ. Thí nghiệm mô phỏng này sẽ bắt đầu từ năm 2010. Trên thực tế, những người tình nguyện sẽ phải sống trong một hệ thống cô lập, bít kín đặt ở Maxcova, Nga để phục vụ các nghiên cứu về tâm lý học và các khía cạnh về y học trong một chuyến bay dài ngày. ESA đang kêu gọi các thành viên tình nguyện thuộc châu Âu tham gia vào dự án này.
    ?~Sứ mệnh?T trên là một phần của chương trình Mars500 đang được ESA tiến hành cùng với Học viện Các vấn đề về Y Sinh của Nga nhằm nghiên cứu tâm lý và các khả năng về y học và sức khỏe cũng như các giới hạn của con ngưoiừ trong vũ trụ. Ban giám đốc Bộ phanạ Các chuyến bay có người lái của ESA đang tiến hành chương trình Mars500 như là một phần của chương trình Khoa học về sự sống và sức khỏe của Cộng đồng châu Âu (ELIPS) chuẩn bị cho các chuyến bay có nguời điều khiển tới Mặt trăng và sao Hỏa.
    Tiếp theo thành công của một nghiên cứu thăm dò kéo dài 105 ngày đã kết thúc vào tháng 7 vừa rồi, ESA hiện đang cần 2 ứng viên và 2 thành viên dự bị cho nghiên cứu kéo dài 520 ngày và sẽ được bắt đầu trước giữa năm 2010 sau 4 tháng huấn luyện.
    ?~Phi hành đoàn?T sẽ phải thực hiện một chương trình giả tưởng gồm 250 ngày bay tới sao Hỏa, ở lại trên đó 30 ngày và hành trình trở về kéo dài trong 240 ngày. Để mô phỏng bề mặt sao Hỏa, một nửa phi hành đoàn sẽ chuyển tới môdul sao Hỏa giả tưởng và một nửa còn lại sẽ ?~ở lại trên tàu?T. Hai nhóm sẽ bị cô lập nhau trong thời gian này.
    Các tình nguyện viên phải trong độ tuổi từ 20 tới 50, là người ưa hoạt động, có sức khỏe tốt và không được cao hơn 185cm. Họ phải nói một trong hai thứ tiếng Anh hoặc Nga. Các tình nguyện viên cũng phải có kiến thức về y học, sinh học, công nghệ hỗ trợ cuộc sống, công nghệ máy tính, điện tử hay cơ học.
    Sự lựa chọn sẽ dựa trên giáo dục, kinh nghiệm nghề nghiệp, sức khỏe và các thói quen xã hội. Sau khi vượt qua vòng sơ loại, các ứng viên sẽ phải vượt qua một kỳ kiểm tra y tế và sau đó là vòng phỏng vấn, nói chung là một kỳ tuyển chọn gần giống với việc tuyển các phi công vũ trụ.
    Quốc tịch và nơi cư trú của các ứng viên chỉ giới hạn trong các nước thuộc thành viên của ESA mà có tham gia vào chương trình ELIPS (Áo, Bỉ, Thụy sĩ, Czech, Đức, Đan Mạch, Tây ban nha, Pháp, Hy lạp, Ý, Ai len, Na Uy, Hà Lan, Thuỵ điển và Canada.
    Các ứng viên có thể truy cập vào tranh web http://www.esa.int/callmars500 để biết thêm chi tiết. Hạn cuối cùng đăng ký là ngày 5 tháng 11 năm 2009. Hạn đăng ký đã hết, nhưng có lẽ không có mấy bạn phải buồn phiền vì một trong các điều kiện đăng ký là phải sống và có quốc tịch một trong các nước kể trên.
    Theo Sciencedaily.com
    [​IMG]
    Một trong những môdul cô lập được sử dụng trong chương trình Mars 520

  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THIẾT BỊ VA ĐẬP LỚN LHC TẠI CERN LẬP KỶ LỤC THẾ GIỚI
    Kỷ lục thế giới về năng lượng đã bị phá vỡ tại LHC khi chùm tia 1 đã được gia tốc từ 450 GeV lên 1050 GeV (1.05 TeV)
    Giờ đây máy va đập lớn (LHC) tại CERN là thiết bị nắm giữ kỷ lục thế giới về năng luợng hạt sau khi gia tốc 2 chùm tia proton lên tới mức năng luợng 1.18 TeV vào đầu giờ sáng ngày hôm nay (30/11/09). Mức năng lượng này đã vượt kỷ lục do Phòng thí nghiệm Fermi ở Hoa kỳ nắm giữ lâu nay là 0.98 TeV. Nó cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trên con đường chinh phục các vấn đề vật lý vào năm 2010.
    ?oChúng tôi vẫn đang ở giai đoạn là làm thế nào để cho quá trình chạy thử diễn ra một cách êm ái nhất?Rolf Heuer, Tổng giám đốc CERN nói,. ?o Điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải đi từng bước một, và còn rất nhiều việc phải làm trước khi những thí nghiệm vật lý được tiến hành vào năm tới. Chúng tôi vẫn cứ để dành sâm panh cho tới lúc đó?.
    Những sự kiện đáng nhớ trên diễn ra chỉ 10 ngày sau khi hệ LHC được tái khởi động. Những chùm tia đầu tiên được đưa vào hệ vào hôm 20/11. Những ngày sau đó, các kỹ sư vận hành đã duy trì các chùm tia bay vòng tròn theo một hướng và sau đó cho bay theo hướng ngược lại ở mức năng lượng 450 GeV (mức các chùm tia được bơm vào). Thời gian sống của các chùm tia là khoảng 10 giờ. Tới ngày 23/11/09, lần đầu tiên hai chùm tia (xuôi và ngược) được cho bay cùng một lúc và sau đó cho chạm nhau. Bốn detector lớn của LHC đã thu nhận được thông tin về vụ va chạm này.
    Tới 29/11 thì thiết bị LHC được tăng tốc và kỷ lục thế giới đã bị phá lần đầu tiên vào ngày 29/11 khi chùm tia 1 được gia tốc từ 450 GeV lên 1050 GeV (1.05 TeV). Ba giờ sau đó, vào ngày 30/11, cả hai chùm tia đều được gia tốc thành công lên tới 1.18 TeV.
    ?o20 năm trước đây, chính tại CERN, chúng tôi đã bấm nút khởi động thiết bị gia tốc lớn LEP (Large Electron Positron). Lúc đó tôi thấy thật tuyệt, cỗ máy thật hoàn hảo. Nhưng giờ đây, LHC là một cái gì đó khác hẳn. Những thứ phải mất hàng ngày, hàng tuần với LEP thì với LHC chúng tôi chỉ mất vài tiếng đồng hồ. Mọi thứ đều chạy trơn tru với LHC và điều đó báo hiệu những thành công cho các chương trình nghiên cứu lớn tại đây? Giám đốc Công nghệ và Nghiên cứu Steve Myers nói.
    Những thử nghiệm tiếp theo là các nhà khoa học sẽ cho tăng cường độ các chùm tia sao cho có đủ các thông số trong thực nghiệm trước kỳ Noel. Hiện tại thì các khâu chạy thử của LHC đều dựa trên các chùm tia có cường độ yếu. Phải có cường độ mạnh mới khai thác đủ thông tin khi các chùm proton va đập nhau. Phần thử nghiệm với các chùm tia đủ mạnh có thể kéo dài một vài tuần. Sau đó thiết bị LHC sẽ thực hiện các vụ va cham proton để căn chỉnh máy cho tới cuối năm nay.
    Các thí nghiệm vật lý đầu tiên tại LHC dự kiến sẽ được tiến hành vào quý đầu năm 2010 với năng lượng va đập là 7 TeV (tương đương mỗi chùm tia có 3.5 TeV).
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]
    Trung tâm điều khiển tại CERN
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐIỀU GÌ XẨY RA KHI MỘT NGÔI SAO SIÊU NẶNG PHÁT NỔ?
    Điều gì sẽ xẩy ra khi một ngôi sao khổng lồ cỡ 100 lần Mặt trời phát nổ? Mặc dầu về mặt lý thuyết, các nhà khoa học đã mô tả được quá trình nổ sao siêu trọng từ nhiều năm nay, nhưng chưa ai thực sự thấy điều đó trên thực tế - ít nhất là tới trước lúc này.
    Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Israel đứng đầu, trong đó bao gồm các thành viên đến từ Đức, Mỹ, Anh và Trung Quốc đã theo dõi một vụ nổ supernova trong suốt một năm rưỡi liên tục và nhận thấy vụ nổ này diễn tiến đúng theo lý thuyết của quá trình nổ sao của một ngôi sao cỡ 150 lần khối lượng Mặt trời.
    ?oỞ đây toàn là vấn đề cân bằng? Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Avishay Gal-Yam thuộc Khoa Vật lý Hạt và Vật lý Thiên văn nói.?Trong suốt cuộc đời của một ngôi sao, luôn có sự cân bằng giữa trọng lực: nhân tố kéo vật chất vào bên trong, và nhiệt sinh ra do phản ứng nhiệt hạch từ trong tâm có xu hướng đẩy vật chất ra bên ngoài.
    Trong một ngôi sao có khối lượng từ 10 tới 100 lần Mặt trời, các phản ứng nhiệt hạch bắt đầu từ khí hydro và chuyển thành heli. Các phản ứng liên tục xẩy ra và sản sinh ra các nguyên tố nặng hơn cho tới khi phần lõi biến thành sắt. Do sắt không tham gia phản ứng một cách dễ dàng (thu nhiệt), các phản ứng mất dần và sự cân bằng cũng mất theo. Trọng lực áp đảo và vật chất của ngôi sao bị sụp đổ vào bên trong, còn phần vật chất bên ngoài thì bị bắn vung ra không gian xung quanh theo các đợt sóng trọng lực.
    Sự cân bằng ở một ngôi sao siêu trọng lại khác hẳn. Trong những trường hợp này, các hạt photon quá nóng và chứa nhiều năng lượng, chúng tương tác và tạo ra một cặp electron và position (giống electron nhưng ngược dấu). Trong quá trình này, các hạt vật chất có khối lượng lại được tạo thành từ các hạt không có khối lượng (photon) và như vậy năng lượng của ngôi sao bị tiêu hao. Cuối cùng thì cân bằng của ngôi sao siêu nặng cũng bị phá vỡ, nhưng sự cân bằng không kết thúc với một cái lõi đầy sắt mà là các nguyên tử oxygen linh hoạt hơn. Lõi ôxy vốn rất nóng bị nén và nổ khi có các phản ứng nhiệt hạch không thể kiểm soát xẩy ra và làm phá tan luôn cái lõi của ngôi sao, và những thứ còn lại chỉ là những đám bụi sao vần còn phát sáng do quá nóng.Theo Gal-Yam thì ?oMô hình ?~supernova cặp đôi?T đã được tính toán vài thập kỷ nay rồi, nhưng chưa ai dám chắc những vụ nổ khủng khiếp như vậy lại có thể diễn ra trên thực tế. Vụ nổ mới quan sát được nghiệm rất sát với mô hình trên?.
    Qua phân tích, các nhà khoa học đã ước tính ngôi sao gây ra vụ nổ này có khối lượng tới 200 lần Mặt trời. Bản thân con số này cũng là bất thường bởi vì các nhà quan sát đã nhấn mạnh rằng các ngôi sao trong vũ trụ có giới hạn khối lượng là khoảng 150 lần Mặt trời. Một vài người đã nghi ngờ liệu tồn tại một kiểu khống chế nào đó về vật lý xung quanh kích thước lớn bất thường của ngôi sao này. Phát hiện mới gợi ý rằng các ngôi sao siêu siêu trọng có thể rất hiếm, nhưng vẫn tồn tại và thậm chí những ngôi sao lớn hơn nữa, tới 1000 lần Mặt trời cũng có thể tồn tại trong vũ trụ thời kỳ đầu.
    ?oĐây là lần đầu tiên chúng ta có thể phân tích những quan sát về một vụ nổ sao siêu lớn, Chúng tôi đã đo được những lượng nguyên tố mới được tạo ra trong vụ nổ này, trong đó có phần Ni phóng xạ mạnh mới được tạo thành với khối lượng tới 5 lần Mặt trời. Những vụ nổ dạng này có thể là những nhà máy sản xuất kim loại nặng quan trọng trong vũ trụ? Tiến sĩ. Paolo Mazzali thuộc Học viên Max Planck, CHLB Đức, người phụ trách phần lý thuyết của nghiên cứu, nói.
    Vụ nổ supernova này đã đựơc phát hiện trong một thiên hà tí hon, chỉ khoảng bằng 1% so với thiên hà Milky Way và các nhà khoa học cho rằng những thiên hà lùn như vậy có thể là bến đỗ tốt cho các ngôi sao siêu nặng, đôi khi vượt quá cả giới hạn 150 lần Mặt trời.
    Tiến sĩ Avishal Gal-Yam nhấn mạnh:? Phát hiện của chúng tôi về vụ nổ bất thường này đã cho chúng ta một cái nhìn mới về sự hình thành của các ngôi sao siêu nặng và sự đóng góp của chúng vào sự phát triển của vũ trụ. Chúng tôi hy vọng hiểu biết thêm nữa khi tìm ra những trường hợp khác trong những khảo sát mới mà chúng tôi mới tiến hành trên những khoảng không gian rộng lớn của vũ trụ mà vẫn chưa được khám phá?.
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]
    Kepler''s supernova remnant. The explosion of a star is a catastrophic event. The blast rips the star apart and unleashes a roughly spherical shock wave that expands outward at more than 35 million kilometers per hour (22 million mph) like an interstellar tsunami. What might happen when a really gargantuan star -- one hundreds of times bigger than our sun -- blows up? (Cre***: NASA)

  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN VỀ SỰ THAY ĐỔI ĐỘ SÁNG CỦA CÁC NGÔI SAO CÀNG THÊM BÍ ẨN
    Những sự thay đổi về độ sáng thất thường của những ngôi sao ?~trung tuổi?T cỡ Mặt trời của chúng ta từ lâu đã là một điều bí ẩn đối với các nhà thiên văn học, và những phát hiện mới đây về hiện tượng này lại càng làm sự việc trở lên thêm mù mờ.
    Những số liệu mới thu thập được bởi kính Thiên văn Rất Lớn của Đài Quan sát Nam Âu đã trái ngược lại hoàn toàn với những giải thích do các nhà thiên văn học đưa ra trước đó nhằm giải thích cho sự sáng - tối thất thường của khoảng 1/3 các ngôi sao tương đương Mặt trời và đang trong giai đoạn sau của cuộc chu trình tiến hóa sao.
    ?oChúng tôi đã thu thập được đầy đủ các số liệu quan sát về lớp những ngôi sao giống Mặt trời và phải nói thẳng là các số liệu này đã chứng minh các giải thích trước đó về độ sáng bất thường của chúng là không đúng?. Một thành viên trong nhóm là Christine Nicholls thuộc Đài quan sát Mount Stromlo, Úc nói.
    Các nghiên cứu của Nicholls và cộng sự đã xem xét lại các quan sát từ những năm 30 của thế kỷ trước và nhận thấy khoảng 1/3 các ngôi sao cỡ Mặt trời trong dải Ngân Hà và các thiên hà khác có hiện tượng trên. Tất các các ngôi sao cỡ Mặt trời sẽ già dần đi, biến dần thành mầu đỏ, lạnh dần và nở rộng bất thường và cuối cùng chỉ còn là một ngôi sao lùn trắng.
    Những ngôi sao khổng lồ đỏ già cỗi (giai đoạn hấp hối) có độ sáng biến đổi khá mạnh với chu kỳ khoảng một vài năm.
    ?Những biến động như vậy bị gây ra bởi một nguyên nhân mà chúng tôi gọi là các ?~Xung sao?T. Nói một cách nôm na thì các ngôi sao khổng lồ nở ra và co lại, trở lên sáng hơn và tối đi theo chu kỳ. Tuy nhiên, 1/3 những ngôi sao đó lại cho thấy một chu kỳ dài một cách khó hiểu, có thể tới 5 năm?. Nicholls giải thích.
    Để tìm ra nguyên nhân của đặc tính này, các nhà thiên văn học đã theo dõi 58 ngôi sao trong thiên hà Large Magellanic Cloud, hàng xóm của Milky Way trong vòng 2 năm rưỡi.
    Nhưng thay vì củng cố các lý luận trước đó, những quan sát trên lại chứng tỏ lý các thuyết đó là không đúng.
    Trưởng nhóm nghiên cứu, Perter Wood thuộc ĐHTH Quốc gia Australia nói:?Các số liệu mới thu thập được cho thấy việc giải thích sự sáng - tối bất thường bằng khái niệm ?~xung?T là quá thiếu chính xác. Một cách giải thích khác cho sự phát sáng không ổn định của các ngôi sao là chúng đang ở trong một hệ sao đôi. Nhưng các quan sát của chúng tôi cũng không phù hợp với giả thuyết này?.
    Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra mặc dù nguyên nhân làm độ sáng thay đổi có thể từ đâu, nó cũng làm cho các ngôi sao già cỗi này bị mất khối lượng thông qua các cột phun vật chất hay vành đai vật chất bị trương nở. Bởi vậy, với những số liệu mới, các nhà thiên văn học hầu như lại phải bắt đầu từ đầu để có thể đưa ra một lời giải thích mới hợp lý hơn.
    ?oChúng ta có thể phải cần tới một ngài Sherlock Holmes để giải quyết bí ẩn nan giải này? Nicholls kết luận.

    Theo Space.com

    [​IMG]
    Born from clouds of gas and dust, stars like our Sun spend most of their lifetime slowly burning their primary nuclear fuel, hydrogen, into the heavier element helium. After several billion years, their fuel is almost exhausted and they start swelling, becoming cool and red -- red giants. These stars do not end in dramatic explosions, but die peacefully as planetary nebulae, blowing out everything but a tiny remnant, known as a white dwarf. Cre***: ESO/S. Steinhöfel
  8. SSX999

    SSX999 Guest

    Nguồn sáng bí ẩn trên bầu trời đêm bắc Na-uy
    Vừa qua, có một nguồn sáng rất bí ẩn xuất hiện trên vùng trời bắc Na-uy và đã nhiều người chứng kiến.
    Ở gần bắc cực đã quen với cực quang nhưng lần này là hiện tượng khác. Nguồn sáng trắng phát ra có
    hình xoắn ốc, ở tâm phát ra chùm sáng xoắn màu xanh kéo dài 10-12 phút rồi đột ngột biến mất.
    Viện khí tượng Na-uy bị tràn ngập các cuộc điện thoại gọi đến vì hiện tượng này. Không phải là thiên thạch,
    cũng không phải là tên lửa Nga. Không có tên lửa Nga nào phóng vào lúc này. Nhà thiên văn học có tiếng
    Knut Jørgen Røed ~degaard nói chưa từng thấy thứ gì giống như nguồn sáng đó. Ông nói: "Ý nghĩ đầu tiên
    là lửa thiên thạch, nhưng nó kéo dài quá lâu. Nó có thể là tên lửa Nga, nhưng tôi không thể chắc đó là câu
    trả lời."
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Video: http://www.youtube.com/watch?v=lYvM68AtlbA&feature=player_embedded
    Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1234430/Mystery-spiral-blue-light-display-hovers-Norway.html
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bộ Quốc phòng Nga hôm qua cho hay cuộc thử nghiệm tên lửa Bulava có khả năng mang đầu đạn hạt nhân một lần nữa lại thất bại. Xác nhận này trả lời cho những ?obí ẩn? xung quanh ?ovật thể lạ? sáng trắng gây xôn xao ở Na Uy trước đó.
    >> UFO hay một vụ thử tên lửa?
    Quầng sáng được người quan sát ở Na Uy chụp.
    Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, tên lửa Bulava được thử từ tàu ngầm Dmitry Donskoi ở vùng Biển Trắng (Bạch Hải) vào sớm ngày thứ tư, nhưng đã bị hỏng ở tầng thứ ba.
    Vụ phóng trước bình minh trùng với thời điểm xuất hiện một quầng sáng khác thường trên bầu trời phía bắc Na Uy gây xôn xao dư luận.
    Hình ảnh về quầng sáng xuất hiện trên bầu trời thành phố Tromo và những nơi khác đã gây ra nhiều đồn đoán, như đó là một ngôi sao băng, một vụ thử tên lửa thất bại hay thậm chí là một vật thể bay không xác định (UFO).
    ?oNhững ánh sáng và đám mây như thế thỉnh thoảng vẫn thấy khi có một tên lửa bị hỏng ở trên tầng cao của bầu khí quyển?, Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích quốc phòng nhận xét.
    Biển Trắng thường là nơi Nga bắn thử tên lửa từ tàu ngầm. Đây là lần thử thứ 12 của tên lửa Bulava và là lần thất bại thứ bảy của tên lửa này, hãng Interfax của Nga cho hay.
    Theo dantri.com
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGA PHÓNG TÊN LỬA BẤT THÀNH, NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ UFO MỪNG HỤT
    Theo tin AFP, một vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân mới của Nga đã bị trục trặc và đó chính là nguyên nhân của một vùng sáng lạ xuất hiện trên bầu trời Na Uy sáng thứ 4 vừa qua.
    Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa Bulava được bắn thử từ tầu ngầm Dimitri Donskoi tại biển Bạch Hải http://ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/icon_e***or_italicize.gifsáng thứ 4 (9/10) và đã bị trục trặc tại tầng thứ 3.
    Vụ phóng vào lúc gần sáng đúng vào lúc xuất hiện một vầng sáng tròn lớn trên khắp bầu trời phía bắc Na Uy và làm nhiều người phải ngạc nhiên.
    Nhiều người đã tìm cách giải thích vầng sáng bí ẩn và cho rằng đó có thể là một thiên thạch, cực quang thử tên lửa hoặc thậm chí là UFO.
    Nhà phân tích quân sự hàng đầu của Nga Pavel Felgenhauer cho rằng đây là một thất bại đáng xấu hổ của quân đội (Nga). ?oNhững quầng sáng như vậy thường vẫn xuất hiện trên tầng cao của khí quyển khi tên lửa bị lỗi và đã được báo cáo trước đó.? Pavel đã nói với AFP như vậy.
    Đây là vụ bắn thử tên lửa lần thứ 12 của loại tên lửa Bulava và lần bắn hỏng thứ 7 của loại tên lửa mới này.
    Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2 tầng đầu của tên lửa hoạt động tốt, nhưng tầng cuối lại bị lỗi. Ở các lần phóng trước, các động cơ ở tầng 1 và 2 cũng đã bị lỗi.
    Những lỗi kỹ thuật của tên lửa Bulava đã làm Bộ quốc phòng Nga đau đầu bởi vì họ đã đầu tư khá lớn vào loại vũ khí mới này nhằm tăng cường tiềm lực tên lửa.
    Lần thất bại trước của Bulava đã kéo theo sự từ chức của Yuri Solomonov, giám đốc Học viện Nhiệt công nghệ Maxcơva, người chịu trách nhiệm phát triển loại tên lửa mới này.
    Theo Felgenhauer thì thất bại này đã giáng một đòn chí mạng vào cố gắng của Nga nhằm duy trì một hệ thống tên lửa đánh chặn hạt nhân hiệu quả.
    Theo ông thì ?oNếu vấn đề không được giải quyết trước năm 2030, Nga có thể sẽ mất vị thế một cường quốc hạt nhân và vấn đề nằm ở chỗ, những quả tên lửa Bulava có bay được hay không?.
    Vụ bắn hỏng tên lửa này cũng là một sự cố ngoại giao giữa Nga và Mỹ do hai cường quốc này đang tiến hành đàm phán các điều khoản của một hiệp ước cắt giảm vũ khí mới thay thế cho hiệp ước START đã có hiệu lực từ hồi 1991. START kết thúc vào ngày 5/12/2009 và bất chấp đã có những cuộc gặp gỡ liên tục, hai bên vẫn chưa đi đến ký kết một hiệp ước mới.
    Tên lửa Bulava có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm hoạt động là 8000km. Đây là dòng tên lửa hoạt động trên đại dương phát triển từ tên lửa Topol-M, một loại tên lửa vượt đại châu đất đối đất. Bulava được thiết kế để lắp trên tầu ngầm Borei thế hệ mới nhất của Nga.
    Các nhà phân tích quân sự cho rằng Bộ quốc phòng còn phải đau đầu thêm nếu tên lửa Bulava thất bại bởi vì khi đó thế hệ tầu ngầm mới sẽ trở lên vô dụng.
    Đối với nhiều người Na Uy thì sự phóng thử tên lửa thất bại này lại tạo cho họ một dịp để ngắm một hiện tượng lạ kỳ và cũng làm nhiều người phải đau đầu để tìm lời giải, ít nhất là trong vài ba ngày qua.
    Theo yahoonews
    [​IMG]
    Hình ảnh phóng tên lửa Bulava SS- N-30

Chia sẻ trang này