1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thứ Hai, 21/08/2006 - 5:16 PM

    Phát hiện những mạch phun trên sao Hỏa


    Minh họa các mạch phun trào CO2.
    Hình ảnh từ một chiếc camera đang bay trên quỹ đạo sao Hoả đã tiết lộ những luồng CO2 phun với tốc độ 100 dặm mỗi giờ xuyên qua lớp băng ở cực nam của hành tinh. Các mạch này làm tung cát và bụi lên cao hàng chục mét.
    Chiếc camera, hay hệ thống chụp ảnh toả nhiệt, được đặt trên tàu thăm dò Mars Odyssey.
    Khi phun, các mạch tạo ra những điểm tối sẫm, những hình thù giống như quạt hoặc con nhện trên cái mũ băng này.
    Các nhà khoa học cho biết các mạch này phun trào khi ánh mặt trời sưởi ấm lớp băng, biến CO2 đóng rắn dưới lòng đất thành khí ở áp suất cao.
    "Nếu bạn có mặt ở đó, bạn sẽ đứng trên một tấm băng CO2", tiến sĩ Phil Christensen nói. "Và xung quanh bạn, những luồng khí CO2 vọt lên, thổi cát và bụi đi xa hàng trăm mét trong không khí".
    Tiến sĩ Christensen cho biết quá trình này "không giống với bất cứ thứ gì xảy ra trên mặt đất".
    Nhóm của ông đã khám phá ra các luồng khí trên khi kiểm tra hơn 200 bức ảnh hồng ngoại và ảnh thường do camera gửi về.
    Theo T. An

  2. The_Mars

    The_Mars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi và câu trả lời đều có đó rồi mà
    Vụ việc như thế nào được gọi là 1 hành tinh vốn đã từ lâu ko được nhắc đến, gần đây nó được nói trở lại từ khi xuất hiện vật thiên 2003 UB 313 (Sena), nhưng có lẽ sau khi kết luận được định nghĩa về 1 hành tinh có lẽ ko chỉ quyết định Sena có phải là 1 hành tinh hay ko mà còn cả Diêm Vương Tinh hay cả 1 số vật thể, hành tinh hay thiên thạch khác nữa...
    Nói chung ta hãy đợi đến ngày 24/8..
    [/QUOTE]
    Vậy là phải ráng đợi thôi! Nếu như mà thay đổi suy nghĩ về hành tinh thì chắc có nhiều hành tinh trong hệ MT lắm nhỉ ( Từ 9 mà nhảy lên tới 12 )
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện những mạch phun trên sao Hỏa
    Hình ảnh từ một chiếc camera đang bay trên quỹ đạo sao Hoả đã tiết lộ những luồng CO2 phun với tốc độ 100 dặm mỗi giờ xuyên qua lớp băng ở cực nam của hành tinh. Các mạch này làm tung cát và bụi lên cao hàng chục mét.
    [​IMG]
    (Ảnh: bbsnews)
    Chiếc camera, hay hệ thống chụp ảnh toả nhiệt, được đặt trên tàu thăm dò Mars Odyssey.
    Khi phun, các mạch tạo ra những điểm tối sẫm, những hình thù giống như quạt hoặc con nhện trên cái mũ băng này.
    Các nhà khoa học cho biết các mạch này phun trào khi ánh mặt trời sưởi ấm lớp băng, biến CO2 đóng rắn dưới lòng đất thành khí ở áp suất cao.
    "Nếu bạn có mặt ở đó, bạn sẽ đứng trên một tấm băng CO2", tiến sĩ Phil Christensen nói. "Và xung quanh bạn, những luồng khí CO2 vọt lên, thổi cát và bụi đi xa hàng trăm mét trong không khí".
    Tiến sĩ Christensen cho biết quá trình này "không giống với bất cứ thứ gì xảy ra trên mặt đất".
    Nhóm của ông đã khám phá ra các luồng khí trên khi kiểm tra hơn 200 bức ảnh hồng ngoại và ảnh thường do camera gửi về.
    [​IMG]
    (Ảnh: msn)
    (source: khoahoc.com.vn---News 22/08/2006)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu tiên tìm thấy vật chất tối
    Các nhà thiên văn Mỹ cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên của chất liệu bí ẩn gọi là vật chất tối. Vật chất tối - thứ không phát ra ánh sáng hoặc không phản chiếu đủ ánh sáng để có thể thấy được - chiếm khoảng 25% vũ trụ.
    Quan sát được rút ra từ việc cân đo cẩn thận các ngôi sao và khí toả ra trong một vụ va chạm dữ dội và bạo lực nhất giữa các thiên hà được biết tới nay.
    [​IMG]
    Ảnh của đài quan sát tia X Chandra cho thấy chòm thiên hà 1E 0657-56, hay Bullet Cluster hình thành sau vụ va chạm dữ dội của hai đám thiên hà. Màu hồng là khí nóng của chòm, chứa chủ yếu vật chất thường. Hầu hết khối lượng của chòm biểu hiện bằng màu xanh, chủ yếu chứa vật chất tối. Sự tách biệt rõ ràng giữa vật chất thường và vật chất tối như vậy chưa từng được quan sát trước đây, và là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy hầu hết vật chất trong vũ trụ ở dạng "tối". (Ảnh: NASA)
    Đó là cuộc đụng độ giữa hai đám thiên hà, trong sự kiện có tên gọi Bullet Cluster (1E 0657-56). Cuộc đụng độ khiến cho các vì sao và vật chất tối của những thiên hà đi xuyên tách rời nhau, trong khi những khối khí liên hành tinh giữa chúng va vào nhau và đi chậm lại.
    "Trong một thiên hà điển hình, tất cả vật chất chiếm cứ một không gian duy nhất", tiến sĩ vật lý thiên văn Maxim Markevitch từ Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian, Mỹ, phát biểu.
    "Trong trường hợp này, khí và các thiên hà lại bị tách rời. Các thiên hà bay xuyên qua nhau trong khi các đám mây khí của chúng lại không di chuyển dễ dàng như vậy".
    Hãy hình dung, điều đó giống như cú va chạm ở tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ giữa hai cái bánh đúc rắc lạc lớn, với các ngôi sao và vật chất tối là những hạt lạc, còn bột bánh đúc đại diện cho các khối khí. Các hạt lạc sẽ lao xuyên qua nhau (với rất ít sự đụng độ giữa các hạt lạc), trong khi bột bánh đúc sẽ quấn vào nhau ở giữa.
    [​IMG]
    Vụ va chạm lớn xảy ra trong Bullet Cluster. Khí nóng, chứa hầu hết vật chất thường, có màu đỏ và vật chất tối là màu xanh. (Ảnh: NASA)
    Kết quả là chúng tạo thành những mảng khác nhau trong không gian: một chứa toàn khí nóng đang cuộn lấy nhau và hai mảng còn lại ở hai bên chỉ chứa toàn vật chất tối và các vì sao trong những thiên hà thấy được.
    Khi "cân" khối lượng tổng của vùng sáng nơi hai nhóm thiên hà đụng độ, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó nặng hơn nhiều so với khối lượng của các ngôi sao và của các khối khí liên hành tinh. Như vậy, phần chênh lệch còn lại nhất định phải là vật chất tối.
    "Điều này chứng minh một cách đơn giản và trực tiếp rằng vật chất tối tồn tại", Markevitch nói.
    Đến nay, sự tồn tại của vật chất tối được suy ra từ thực tế là các thiên hà chỉ có đủ 1/5 số vật chất cần thiết (dưới dạng thấy được) để tạo ra lực hấp dẫn giữ cho chúng trong trạng thái ổn định. Như vậy, phần còn lại ắt phải vô hình trước các kính thiên văn, hay còn gọi là "tối".
    Việc quan sát thấy Bullet Cluster không giải thích được vật chất tối là gì, nhưng chúng cung cấp một dấu vết khá chắc chắn, các nhà nghiên cứu nhận định.
    Dường như các hạt vật chất tối, dù là gì chăng nữa, cũng hành xử giống với các hạt lạc hơn là bột bánh đúc: chúng hoặc là phân bố rất xa nhau, giống như các vì sao, hoặc có những cách thức khác để tránh va chạm với nhau.
    (source:Nasa.gov, khoahoc.com.vn---News 23/08/2006)
    Ngày 3/9 tới, vệ tinh thăm dò SMART-1 sẽ rơi xuống Mặt Trăng
    Dù chuyên hay không chuyên, tất cả các nhà thiên văn sẽ được Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) mời tham gia chiến dịch quan sát vụ rơi của vệ tinh thăm dò SMART-1 xuống bề mặt Mặt Trăng.
    [​IMG]
    SMART-1 sẽ kết thúc chuyến hành trình trên hồ Excellence (Ảnh: br-online.de)
    Vụ va chạm sẽ diễn ra ngày 3/9 tới vào lúc 5g41 GMT hay 0g36 GMT, thời điểm không chắc chắn do những bất ngờ có thể xảy ra trên bề mặt Mặt Trăng.
    SMART-1 sẽ kết thúc chuyến hành trình trên hồ Excellence, một đồi núi lửa có núi bao quanh nằm ở khu vực phía Nam bề mặt có thể nhìn thấy trên Mặt Trăng.
    Theo ESA, với tốc độ đến gần Mặt Trăng là 2km/giây (tức 7.200km/giờ), vệ tinh thăm dò sẽ tạo một vụ va chạm nhỏ với đường kính từ 3 đến 10m.
    Các đài quan sát lớn như mạng lưới VLBI (Very Long Baseline Interferometry), SALT (South African Large Telescope), hay các kính viễn vọng khác nhau đặt tại các khu vực thuộc châu Âu, Nhật Bản hay Hawaii sẽ hướng các ống kính và ăng-ten lên Mặt Trăng vào ngày 3/9 tới. Tuy nhiên, bất cứ hình ảnh của vụ va chạm và các chất liệu bắn ra đều thu hút sự quan tâm của ESA.
    SMART-1 đã được phóng đi vào tháng 9/2003 bởi một tên lửa Ariane-5. Thay vì bay thẳng lên Mặt Trăng, vệ tinh thăm dò này đã đi lên theo hình xoắn ốc, thực hiện chuyến hành trình dài 100 triệu km chỉ với 60 lít nhiên liệu nhờ động cơ ion.
    Hiện giờ, SMART-1 đang ở phía trên bề mặt Mặt Trăng với khoảng cách không đến 300km sau khi trải qua 16 tháng quan sát trên một quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao từ 300 đến 3.000km.
    [​IMG]
    SMART-1 đã được phóng đi vào tháng 9/2003 bởi một tên lửa Ariane-5
    (Ảnh: nmm.ac.uk)
    (source:khoahoc.com.vn----News 23/08/2006
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 24/08/2006
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngày mai 24-8 chắc là 1 ngày khá quan trọng với những người yêu thiên văn học. các bạn nhớ cập nhật thông tin nhe.
    Nhân đây cũng nói lý do mà nhiều người thắc mắc. Tại sao Pluto và Charon lại được gọi là hành tinh đôi trong khi truớc đây Charon xem như 1 mặt trăng của Pluto.?
    Vì Pluto và Charon ngoài chuyển động quanh mặt trời còn quay quanh 1 khối tâm chung ( gọi là "barycentre" ) . Khác với mặt Trăng và Trái Đất có khối tâm nằm bên trong trái đất bên duới lớp vỏ trái đất 1 chút. Khối tâm của hệ pluto-charon nằm bên ngoài không gian chứ không thuộc hành tinh nào cả. Vì đặc tính này nên theo định nghĩa mới về hành tinh cặp Pluto và Charon sẽ gọi là hành tinh đôi
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tin mới nóng hổi đây. Chỉ còn 8 hành tinh.
    Kết quả biểu quyết của IAU 26 :
    Về nội dung của các đề nghị để biểu quyết thì như các bài báo đã đăng trước tuy nhiên có sửa đổi ở một số chỗ. Sáng mai chắc sẽ có báo đăng các bạn có thể đọc chi tiết hoặc đọc ở trang của IAU http://www.iau2006.org/mirror/www.iau.org/iau0603/index.html
    Nội dung chính mà chúng ta đang rất quan tâm là định nghĩa về hành tinh.(như đã đưa tin)
    Nhưng quan trọng nhất là Hội nghị thông qua sự phân biệt rạch ròi giữa hành tinh và một khái niệm mới là "hành tinh lùn" (dwarf planets).
    Như vậy khi nói đến hành tinh thì chỉ còn 8 hành tinh. Và Pluto bây giờ cũng như Ceres hay 2003 UB313 thuộc về một khái niệm khác là "hành tinh lùn".
  7. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Có ai ở Hải Phòng biết tin tức gì về cái kính thiên văn TFS-152 nối máy vi tính do Nhật tài trợ không ?Đọc báo Vietnamnet thấy là kính đó bị đang bị xuống cấp vì mấy ông sở du lịch "dốt" .
    Kính đó là để phục vụ chương trình du lịch giải trí quan sát vũ trụ,thế mà các ông ấy -chắc chả biết box thiên văn ttvnol là gì-lại đặt kính ở Hải Phòng,là miền giáp biển,không khí không trong lành,hay có mưa bão.Cái gọi là "đài thiên văn "của các ông ấy thì tường xây bao quanh còn cao hơn cả chỗ đặt kính,thành thử kính rõ xịn nhưng quan sát được ít vì "bị tường che khuất " thế mới đau chứ ."Đài "lại không có mái vòm,nên lúc quan sát là các ông ngố ấy bê kính ra ngoài trời thế là nhiều lúc bị mưa ,gió làm vật kính hơi mốc .
    Thảm nhất là cái máy tính điều khiển đài là loại cổ lỗ,cấu hình yếu,tốc độ chậm.Hiện giờ cái "đài thiên văn " ấy lại đang ế ẩm vì thời tiết ở vùng đó không tốt,số ngày trời quang đãng trong năm rất ít nên người dân chẳng buồn ngó .
    Thật là một sự lãng phí to lớn .
    Được NGR sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 25/08/2006
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Pluto không còn là một hành tinh nữa!
    Các nhà thiên văn học đã gặp nhau ở Prague (thủ đô Cộng Hòa Czech) để tham dự cuộc họp của tổ chức thiên văn quốc tế (IAU) và kết quả sau cuộc bỏ phiếu là Diêm Vương Tinh (Pluto) không còn được xem là một hành tinh nữa.
    Diêm Vương Tinh được xem như là một hành tinh từ khi nó được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh.
    Hành tinh thứ 9 này kể từ nay sẽ bị loại ra khỏi danh sách hành tinh của các sách giáo khoa trên toàn thế giới. Như vậy, trên danh nghĩa chính thức chỉ còn lại 8 hành tinh là Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.
    Đề nghị trước đó của IAU là thêm Ceres, Charon (mặt trăng của Pluto) và và một thiên thạch mang mã hiệu 2003 UB313 và tăng số hành tinh lên thành 12 nhưng cuối cùng các "hành tinh" này không được thêm vào mà Pluto còn chịu số phận bị tước mất danh hiệu hành tinh của mình.
    Robin Catchpole thuộc viện thiên văn học Cambridge, Anh Quốc nói với BBC: "cá nhân tôi cho rằng hãy cứ để mọi thứ như cũ. Tôi đã gặp Clyde Tombaugh và nghĩ rằng thật vinh dự khi bắt tay với một người đã khám phá ra một hành tinh! Từ khi IAU đưa ra đề nghị sẽ thêm các tăng số lượng các hành tinh, tôi đã chống đối và mọi việc trở nên rất rắc rối"
    Louis Friedman, giám đốc quản lý của Planetary Society tại California, Mỹ cho ý kiến: "Sự phân loại mới này không có vấn đề gì cả. "Diêm Vương Tinh" và tất cả các vật thể trong hệ mặt trời đều là những thế giới bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và hiểu nhiều hơn"
    [​IMG]
    Hành tinh lùn (Dwarf Planet)
    IAU đã thông qua định nghĩa mới về hành tinh. Để được xem là một hành tinh, vật thể vũ trụ phải có quỹ đạo xung quanh một ngôi sao, tất nhiên bản thân nó không phải là một ngôi sao (a). Nó cũng phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó có khả năng nhào nặn nó thành dạng một hình cầu gần như tròn (b) Và một điều nữa đã loại Pluto ra khỏi danh hiệu hành tinh, đó là nó phải "dọn sạch" (clear) các vật thể lân cận (neighbourhood) xung quanh quỹ đạo của nó. Trong khi Pluto lại chia sẻ vòng ngoài hệ mặt trời với hàng nghìn các vật thể khác giống Pluto (c)
    Như vậy, kể từ đây Pluto bị xếp là một "hành tinh lùn" http://en.wikipedia.org/wiki/Dwarf_planet
    Tình trạng của Pluto đã được tranh cãi nhiều năm khi nó ở rất xa và nhỏ hơn nhiều so với 8 hành tinh "truyền thống" trong hệ mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng tạo nên một mặt phẳng hơi nghiêng với mặt phẳng của các quỹ đạo của những hành tinh còn lại.
    Ngoài ra, cho đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà thiên văn học vẫn chỉ tìm thấy một số các vật thể nhỏ hơn Pluto (đường kính Pluto là 2,360km) ở vùng vành đai Kuiper. Lúc này, ngừơi ta vẫn chấp nhận Pluto là một hành tinh do nó là vật thể lớn nhất được biết đến trong vành đai này.
    Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra khi vào năm 2003, giáo sư Mike Brown và cộng sự tại học viện kỹ thuật California (Caltech) đã khám phá ra một thiên thạch mã hiệu 2003 UB313. Sau khi được đo bởi kính thiên văn Hubble, 2003 UB313 có đường kính lên đến 3000km, tức là lớn hơn Pluto 1.3 lần.
    Được đặt tên theo vị thần âm phủ của truyền thuyết Roman, Pluto có khoảng cách trung bình với mặt trời là 5.9 tỉ km và phải mất đến 249.9 năm trên trái đất mới quay hết 1 vòng.
    Trong một diễn biến khác, hồi đầu năm nay tàu vũ trụ không người lái của Mỹ, New Horizons, đang thực hiện sứ mệnh của mình là thăm dò "hành tinh lùn" Pluto và được dự tính là sẽ đến vào năm 2015.
    [​IMG]
    Pluto, Charon (bên phải) và Nix (chấm sáng nhỏ bên trái) nhìn từ Hydra (vệ tinh của Pluto)
    Mintaka (tổng hợp từ BBC và Spaceweather)
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 25/08/2006
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Kết quả thật bất ngờ, tưởng rằng sẽ có thêm hành tinh trong hệ mặt trời, cuối cùng chỉ còn 8...
    Sao Diêm Vương không còn là hành tinh
    Gần 2.500 nhà khoa học đang gặp gỡ tại Prague, cộng hoà Czech đã nhất trí bỏ phiếu loại sao Diêm vương ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời.
    [​IMG]
    (Ảnh: universetoday.com)
    Thiên thể nhỏ bé xa xôi này bị giáng xuống hạng thấp hơn.
    Quyết định của Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) có nghĩa là các sách giáo khoa giờ đây sẽ phải viết lại về hệ mặt trời chỉ với 8 hành tinh lớn.
    Quyết định được đưa ra sau khi các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:
    - Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.
    - Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn
    - Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác
    Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương đã tự mình rơi khỏi bảng xếp loại bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương.
    Sao Diêm Vương, được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh mô tả năm 1930, giờ đây sẽ được xem là một "hành tinh lùn".
    Đồng hạng với nó là thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313 - tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres - và Charon - mặt trăng lớn nhất của chính nó.
    Cuộc tranh cãi về địa vị của sao Diêm Vương đã kéo dài nhiều năm qua, bởi kích cỡ nhỏ và vị trí quá xa của nó so với 8 hành tinh "truyền thống" khác của thái dương hệ. Thậm chí, nó còn bé hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng nghiêng hơn so với tất cả những hành tinh còn lại. Chưa hết, gần đây nhất người ta đã tìm thấy những thiên thể còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng nó trong vùng ngoài cùng của hệ mặt trời là vành đai Kuiper.
    [​IMG]
    Hệ mặt trời theo tiêu chí mới, chỉ gồm 8 hành tinh lớn truyền thống. Diêm Vương được xếp vào dạng "hành tinh lùn" cùng với Ceres, Charon và 2003 UB313. (Ảnh: BBC)
    (source: khoahoc.com.vn)

    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 25/08/2006
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=158078&ChannelID=17
    --------
    Thay và?o 'ò, DiĂm Vương Tinh 'ược càc nhà? thiĂn vfn hòc liẶt và?o "hà?nh tinh lù?n", thuẶt ngưf tương 'ương và? sèf thay thẮ cho "hà?nh tinh kèm" xưa nay vĂfn dù?ng. Hà?nh tinh lù?n bao gĂ?m nhưfng vẶt thĂ? nhò? bay xung quanh mf̣t trơ?i như thiĂn thàch, sao chĂ?i, sao bfng và? nhưfng vẶ tinh tự nhiĂn trong hẶ mf̣t trơ?i.
    -------
    CĂ ai biết khĂi ni?m "hĂnh tinh kĂm" mĂ bọn bĂo tu.i trẻ di. VĂ mu'n biết "hĂnh tinh kĂm" lĂ cĂi gĂ ?

Chia sẻ trang này