1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Hè! He!. Bớ mấy bác.
    Sao bảo các nhà thiên văn có chiến thuật mô tả mọi thứ thật huyền bí để hấp dẫn quần chúng?
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    THUYẾT VỤ NỔ LỚN CHỨA ĐỰNG NHIỀU NGHỊCH LÝ
    Bài viết tham khảo từ nguồn: Science and Life
    [​IMG]
    Lý thuyết diện mạo vũ trụ ngày nay là do kết quả của vụ nổ lớn (big bang) dĩ nhiên có đám rất đông fan hâm mộ. Fans vụ nổ lớn cho rằng lý thuyết của họ được chứng minh bởi bức xạ tàn dư mà công phát hiện và nghiên cứu đã được vinh danh bằng 2 giải Nobel: năm 1978 (Arno Penzias và Robert Wilson Mỹ) và năm 2006 (John Meter và George Smut, cũng Mỹ). Nhưng vụ nổ lớn xảy ra khi nào và đưa đến những giải thích thành công các sự kiện cho hiện tại vật lý thì cho đến bây giờ vẫn còn là câu hỏi.
    BÍ ẨN BỨC XẠ TÀN DƯ
    Năm 1928, Alexander Fridman đã xây dựng mô hình ?ovũ trụ dãn nở?. Lý thuyết của ông cho rằng, vũ trụ đã xuất hiện 13,7 tỉ năm về trước từ một quả ?~siêu trứng?T (nói cách khác là điểm kỳ dị, trong trạng thái tới hạn của vũ trụ, chứa một lượng vô hạn năng lượng và vật chất). Vụ nổ đi cùng với sự thoát ra của số lượng vô cùng lớn các hạt nguyên tố. Các ngôi sao và các thiên hà sau cùng được hình thành từ ?~nồi cháo hạt yến mạch?T proton-electron này. Các nhà khoa học tin rằng, vào lúc thôi nôi rất sớm của vũ trụ, nhiệt độ của nó khoảng 3000 độ C, sau đó nó giảm dần và ngày nay đạt đến gần độ 0 tuyệt đối. Điều thú vị là vụ nổ lớn phát sinh không gian vũ trụ từ quả trứng ban đầu lại có kịch bản giống như phép thần thông của kinh thánh cổ người Do Thái Kabbalah, trong huyền thoại người Trung Hoa cổ, người Ai-Cập cổ sarcophagi?
    Mô hình Fridman phỏng đoán rằng, sự tiến hoá của vũ trụ có thể diễn ra theo 2 xu hướng: hoặc là nó sẽ nở ra mãi mãi, các vật chất sẽ vĩnh viễn tản ra xa nhau từ cái ?~đà?T ban đầu của vụ nổ, hoặc đến một thời điểm nào đó sẽ có sự thay đổi, pha dãn nở diễn ra chậm lại và sẽ kết thúc, tiếp theo sau là pha co, nghịch đảo của pha dãn nở và kết thúc bằng vụ sụp đổ lớn, cả vũ trụ lúc đó một lần nữa sẽ co lại còn đúng như một chất điểm. Cách thức mà tạo hoá chọn phụ thuộc vào mật độ vật chất tới hạn trong vũ trụ. Nếu mật độ vật chất trong vũ trụ đủ lớn đến một mức nào đó thì sẽ có pha co lại, nếu ít hơn, thì các vì sao dù có đông nghịt trên bầu trời thì cũng sẽ chẳng bao giờ tiến lại gần nhau.

    Sau Fridman một năm, Edvin Hubble phát hiện hiện tượng ?~dịch chuyển về vùng bước sóng ánh sáng đỏ?T trong phổ của các thiên hà xa xôi. Ta gọi tắt là dịch chuyển đỏ, sự suy giảm tần số của chúng phụ thuộc vào khoảng cách đến trái đất. Nói một cách chính xác, sự dịch chuyển quang phổ của độ trưng bức xạ các thiên hà ở xa về phía dải quang phổ đỏ đã bị phát hiện từ 15 năm trước bởi một nhà thiên văn người Mỹ tên là V.Slipher. Tuy nhiên, Hubble là người đầu tiên cho rằng, dịch chuyển đỏ là hệ quả của việc các thiên hà chạy ra xa và ông đã đưa ra qui tắc mà sau đó mang tên ông. Theo định luật Hubble, mức độ dịch chuyển đỏ của các vật thể ở xa tỷ lệ với khoảng cách đến người quan sát. Do đó, thiên hà càng xa chúng ta thì chạy xa chúng ta càng nhanh. Mức độ phụ thuộc có thể biểu diễn qua một hằng số gọi là hằng số Hubble. Tại mỗi thời điểm cho trước, hằng số Hubble là đồng nhất cho mọi điểm trong vũ trụ. Tuy nhiên rõ ràng là, vận tốc giãn nở vũ trụ sẽ giảm xuống khi nhiệt độ vũ trụ giảm đi- và hằng số Hubble cũng sẽ giảm.
    Như vậy, vụ nổ lớn ban đầu trong mô hình ?~vũ trụ nóng?T đi cùng với bức xạ nguyên thuỷ khổng lồ. Các dấu vết của chúng dù theo bất cứ cách nào hẳn còn tồn tại cho đến ngày nay và sẽ phát hiện được. Người đầu tiên đưa ra giả định về sự tồn tại bức xạ nguyên thuỷ là nhà vật lý Mỹ, người Nga di cư George Gamov, còn người đưa ra khái niệm chính xác ?~bức xạ tàn dư?T lần đầu tiên là nhà khoa học Liên Xô, viện sĩ hàn lâm I.Shklovsky.
    Vào năm đầu những năm 1950, kỹ sư T.Shmaonov khi thử nghiệm một mẫu an-ten mới đã phát hiện những tín hiệu lạ từ khoảng không vũ trụ ở bước sóng 3 cm. Ông đã đăng phát hiện của mình trên tạp chí ?oThiết bị và Kỹ thuật thử nghiệm?. Nhưng bài báo đó đã không làm các nhà vật lý thiên văn chú ý, một phần bởi tạp chí đó không phải là loại mà họ quan tâm. Tuy nhiên, như sau này bức xạ tàn dư được khẳng định, thì ông là người đầu tiên đã phát hiện ra nó. (Tạp chí Khoa học-Cuộc sống, số 6 năm 2009).
    Nghiên cứu về bức xạ tàn dư và các lý thuyết được các nhà khoa học tiến hành song song cùng lúc ở nhiều nơi. Vào đầu những năm 1960 các nhà khoa học Liên Xô A.Doroshkevich và I.Novikov đã tính toán được bức xạ tàn dư phải nằm ở dải tần số nào và làm thế nào để tìm kiếm chúng. Hai ông đồng thời cũng tiên đoán trước các các đặc điểm của chúng. Tuy nhiên giải Nobel 1978 lại được trao cho người khác không có liên quan gì, chỉ tình cờ lặp lại phát hiện nó từ đầu những năm 1950.
    Năm 1980 là những cuộc bàn luận về cấu trúc phổ hẹp của bức xạ tàn dư. Những quan sát gần đúng đầu tiên cho thấy chúng là đồng đều và đẳng hướng. Viện sĩ A.D.Saharov đã đưa ra những dự đoán theo dao động lượng tử. Dự đoán đó đã được chứng minh là đúng khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu vũ trụ Liên Xô I.Strukov và M.Sazhin cùng các đồng nghiệp tiến hành các thực nghiệm tiên phong bằng vệ tinh Relic kiểm tra tính không đồng nhất của bức xạ tàn dư. Kết quả thực nghiệm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học, kể cả ở Mỹ. Thực nghiệm như thế cũng đã được các nhà khoa học Mỹ sau đó tiến hành lại một số lần nữa bằng các thiết bị hiện đại hơn và cho ra kết quả tương tự các nhà khoa học Liên Xô trước đó. Dù vậy, giải Nobel năm 2006 lại được trao cho các nhà khoa học Mỹ vì ?okhám phá phổ bức xạ vật đen trong bức xạ tàn dư và tính không đẳng hướng của bức xạ này?T.
    Cho dù vậy thì thực tế lý thuyết vụ nổ lớn đã làm dấy lên quan ngại ở nhiều góc độ. Mặt khác, một trong những người tiên phong đưa ra khái niệm vụ nổ lớn, nhà khoa học đoạt giải Nobel Frederick Hoyle lại không tin tưởng vào lý thuyết này. Lý thuyết vụ nổ lớn làm dấy lên rất nhiều nghịch lý nhưng lại không thể giải quyết chúng.

    Những năm 1970, khởi đầu là viện sĩ, nhà khoa học Liên Xô B.Zeldovich và các nhà khoa học Mỹ đã xây dựng mô hình máy tính mô phỏng sự phân tán vật chất trong vũ trụ. Họ phát hiện các thiên hà thường tập hợp với nhau trong các siêu thiên hà và chiếm một khoảng không gian như một cụm có cấu trúc mạng lưới nào đó có bước 100 triệu năm ánh sáng. Bên trong mạng lưới là khoảng không gian tương đối trống rỗng. Khoảng không vũ trụ xuất hiện trong cấu trúc. Quan sát cho thấy, trong phạm vi 1 tỷ năm ánh sáng vật chất phân bố trong không gian là hoàn toàn đồng nhất. Sẽ không phân biệt được là nhìn vào đâu khi mọi nơi trong vũ trụ là giống nhau. Kết quả ?ophân tán của một vụ nổ?, vật chất sẽ phải có sự sắp xếp khác biệt một chút.
    Uy tín của những người ủng hộ thuyết ?ovũ trụ dãn nở? Fridman và thuyết vụ nổ lớn đã bị suy yếu một chút. Thật thú vị khi cùng lúc đó, kết quả cấu trúc vũ trụ lại được các nhà khoa học Nga phát hiện khi nghiên cứu các đối tượng sinh vật học: các cụm tảo đơn bào trong bể nuôi hay sự sắp xếp 3 chiều của cây cối, hay cấu trúc tế bào lại tương tự như phân bố các siêu thiên hà trong không gian.
    Khái quát lại những gì khoa học ngày nay đã có.
    Dịch chuyển đỏ là thực sự tồn tại. Nó được giải thích bằng hiệu ứng Doppler (bước sóng ánh sáng phát ra từ các đối tượng tiến xa khỏi người quan sát tăng), Hubble đã có kết luận hoàn toàn logic rằng các thiên hà đang phân tán ra xa khỏi nhau. Nhưng có vẻ như thế không phải là tất cả. Một số bị co cụm hấp dẫn lẫn nhau thậm chí va chạm nhau. Và điều quan trọng nhất là hằng số Hubble không giảm, như ông đã chỉ ra, mà lại tăng, điều đó cũng được khẳng định bằng những đo đạc gần đây nhất.
    Người ta cũng phát hiện thấy nghịch lý rõ ràng khác trong vũ trụ. Một mặt, quan sát động lực học các ngôi sao trong các thiên hà các nhóm thiên hà cho thấy tự chúng, bằng các tính toán hấp dẫn, không có đủ khối lượng để duy trì trạng thái ổn định mà không cần giả định có bổ xung thêm vật chất (gọi là vật chất tối) tham dự vào tác động hấp dẫn. Mặt khác, những nghiên cứu sâu hơn về sự dịch chuyển đỏ trong phạm vi lân cận 105-107 năm ánh sáng và quan sát ánh chớp các vụ nổ sao siêu mới ở xa cho thấy, tốc độ dãn nở vũ trụ đang trong quá trình gia tăng. Trường hợp này đòi hỏi phải đưa vào thêm yếu tố mới, đó là năng lượng tối thực sự gây ra đặc tính phản hấp dẫn và làm cho vũ trụ ngày càng dãn nở.
    Vậy ở đây lại có nghịch lý logic: nếu vũ trụ là vô hạn, thì tại sao nó lại không ngừng giãn nở? Tuy nhiên, người ta cho rằng nghịch lý dạng này không được áp dụng trong vật lý, mà là phạm trù nguỵ biện triết học, bởi vậy nó tiếp tục dãn nở.
    Bức xạ tàn dư là chứng cứ mạnh mẽ và là kẻ hậu thuẫn của thuyết vụ nổ lớn. Mọi đối tượng trong vũ trụ đều là nguồn bức xạ. Các nhà vật lý đã có đủ bài học xác đáng để vạch rõ các đặc điểm tính chất các đối tượng trong thế giới tự nhiên. Ví dụ, qua bức xạ vô tuyến từ đất đá mặt trăng và sao Hoả, so sánh với các đặc điểm bức xạ nền tương ứng hé lộ một số đặc điểm. Trong quá trình nghiên cứu như thế, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số thành phần cố định của phổ bức xạ không gian mà không có liên quan theo bất cứ cách nào đến các đối tượng nghiên cứu. Do đó, bức xạ tàn dư của vụ nổ lớn sẽ phải mang thông tin về trạng thái vũ trụ tại thời khai sinh của nó. Và do vậy ở đây có những điều hết sức kỳ dị: bức xạ tàn dư đó tương ứng với điều kiện vật chất tại nhiệt độ 2,7 độ K và không phải là ?ovũ trụ nóng?. Vậy cái gì là ?ocách hành xử? của vũ trụ ở dải nhiệt độ từ 0 đến 2,7 độ K. Hiện tại không có câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng khi chứng cứ ấy chưa tạo ra một thực tế là có thể đưa đến một kết luận cuối cùng, thì như vậy cũng là đủ để trả lời cho câu hỏi là: Vậy chính xác nhiệt độ của vũ trụ 14 tỉ năm về trước là bao nhiêu? Không phải là 3000 độ C mà là 2,7 độ K.
    Và khi đó bức tranh thế giới nhìn sẽ vô cùng khác biệt.
    Điểm kỳ dị, không phải là quả trứng vũ trụ ở ngưỡng của vụ nổ lớn, không giống như thuyết Fridman trong chu trình hiện tại, mà là vũ trụ lạnh và đồng nhất vật chất. Tại thời điểm nào đó trong quá khứ đã bắt đầu bị nóng lên (tại sao và như thế nào sẽ có giải thích ở bên dưới), hình thành các thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh. Khi đạt đến cực điểm tiến trình nóng lên bị thay thể bởi tiến trình nguội đi mà trong đó kết thúc bằng ?ocái chết? vũ trụ, và một chu trình mới? lại bắt đầu.
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 13/12/2009
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    THUYẾT VỤ NỔ LỚN CHỨA ĐỰNG NHIỀU NGHỊCH LÝ
    [​IMG]
    ELECTRON THU KHỐI LƯỢNG
    Bất cứ môi trường nào mà nhiệt độ của nó ở trên độ không tuyệt đối, đều có tính hỗn tạp, có khả năng bị kích động để bắt đầu các thay đổi tự phát trong trạng thái môi trường của nó-đó là dao động. Nhiệt độ 2,7 độ K dĩ nhiên không phải là bãi biển nắng ấm Địa Trung Hải, tuy vậy điều kiện ấy hoàn toàn thoả mãn. Khi mà không thể chứng kiến điều kiện ban đầu của vũ trụ, chúng ta chỉ có khả năng kiểm chứng các giả định của chúng ta bằng cách xây dựng một mô hình toán học của nó. Mô hình như thế là mô hình chân không vật lý do nhà vật lý Nga Evgenie Chensky thiết lập. Nó đồng hoá vũ trụ vô hạn với mạng lưới các đối tượng tinh thể trong giới hạn cấu trúc nội 10*E-33 cm.
    Tại sao lại có mô tả như vậy?
    Cấu trúc nội của mọi vật thể tinh thể trong mạng lưới mà trong đó tại các nút là các nguyên tử. Chúng sắp xếp một cách chính xác ở khoảng cách với nhau, và duy trì chính xác khoảng cách này, các đặc tính vật lý hoá học của vật chất được duy trì không thay đổi. Ở khoảng cách ấy, nguyên tử của vật chất tương tác một cách hiệu dụng với nhau, giữ cho tính chất của chúng là được tạo bởi các tương tác của chúng.
    Cũng tương tự như tinh thể, điều kiện ổn định của chân không duy trì tương tác giữa các hạt, chúng hút và đẩy lẫn nhau trên cơ sở duy trì khoảng cách không đổi giữa chúng. Tương tác như thế là có thể nếu phạm vi của mạng lưới chân không ?otinh thể? không thấp hơn 10*E-33 cm khi giảm kích thước mạng lưới sẽ gây ra mất ổn định lực hút của hệ thống: nếu các hạt tiến lại gần nhau, lực hút hấp dẫn giữa chúng sẽ trội hơn lực đẩy và các hạt dính vào nhau.
    Mô hình như thế là mô hình chân không vật lý đã được Planck nghiên cứu. Trong thực tế, ông đã đưa ra khái niệm độ dài Planck (1,6E-33cm) mà trong phạm vi đó, lực hấp dẫn làm biến dạng mạng lưới. Lorentz đã đưa ra công thức quan hệ nổi tiếng là biến đổi Lorentz dựa trên mô hình cùng một nguồn gốc là mạng lưới không biến đổi, Anhxtanh sau đó đã sử dụng phép biến đổi này.
    Vậy cái gì ở nút mạng chân không, chúng ta cũng vẫn còn chưa rõ, bởi vậy trong mô hình toán học chúng ta đưa vào các dao động có điều kiện và từ đó xem xét trạng thái của hệ thống. Nếu các dao động đi trệch khỏi vị trí cân bằng thì năng lượng của hệ thống đã thay đổi. Tương tác giữa các dao động tạo ra phổ kích thích nào đó của chân không mà trong đó gây ra hệ quả là các hạt có thể quan sát thấy được sinh ra.
    Vũ trụ là vô hạn, số lượng các nút và các dao động trong mô hình cũng là vô hạn, nhưng ông Chensky đã chứng minh rằng để mô tả cách cư xử của các hạt quan sát được thì chỉ cần 12 phương trình là đủ. Giải hệ thống các phương trình đó cho phép đưa ra một số kết luận không bình thường, kết luận chủ yếu trong số đó là phủ nhận giả thuyết vụ nổ lớn. Tuy hoàn toàn có thể là trong tất cả vũ trụ của chúng ta đã xảy ra một số sai khác nhỏ.
    Vậy chúng ta xem xét mô hình mới trong thế giới của chúng ta.
    Điểm tham chiếu là vũ trụ tại nhiệt độ 2,7 độ K. Năng lượng của chúng ?obị kìm hãm? trong proton, khối lượng và năng lượng tiềm tàng của loại hạt này đạt trạng thái cực đại trong chu trình, khối lượng của electron, hạt phù hợp và bắt buộc tạo cặp với proton là cực tiểu. Không cố ý nhưng bằng thống kê, cái được chờ đợi trong vũ trụ vô hạn là sự thúc đẩy đến trạng thái thay đổi nào đó(dao động) gây ra proton bức xạ năng lượng và đồng thời nhận gia tốc. Quá trình này cũng đồng nghĩa với tiến trình nóng lên của vật chất cho đến nhiệt độ gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
    Năng lượng (khối lượng) của proton bị ?ohấp thụ? bởi hạt đối lập với nó là electron. Thực tế là khoa học ngày nay vẫn chưa biết, các loại hạt này như thế nào. Chúng ta đã đo lường các đặc tính của electron như khối lượng, điện tích, spin, nhưng điều đó không cho phép chúng ta có bất cứ cơ sở nào để xem xét nó như là điểm vật chất. Dường như, electron và proton cần được xem xét như là đám mây vật chất, khối lượng và mật độ có thể khác nhau. Đám mây chảy từ hạt này sang hạt khác, làm proton mất khối lượng và electron trở nên nặng hơn.
    Đối với các nhà vật lý thiên văn, hiện tượng sao Mộc và sao Thổ có bức xạ mà năng lượng lớn gấp đôi so với chúng nhận được từ mặt trời đã được biết đến từ lâu nhưng không hề được giải thích. Nhưng nếu dùng lý thuyết mới thì trạng thái đó hoàn toàn sáng tỏ. Các hành tinh này chứa chủ yếu là hyđrô và hê-li. Hyđrô là nguyên tố cơ bản, một hệ chứa proton-electron. Hiện tượng phân bố lại khối lượng trong hệ thống này đi kèm với phân bố năng lượng mà mô hình nêu trên đã cho câu trả lời. Dẫn đến một kết luận là vũ trụ của chúng ta cho đến bây giờ vẫn ở trong trạng thái đang nóng lên.
    NĂNG LƯỢNG TỐI VÀ VẬT CHẤT TỐI
    Viễn cảnh từ quan điểm này đưa đến, nghịch lý hệ số Hubble tăng sẽ biến mất, còn hiện tượng dịch chuyển đỏ thường được giải thích như là bằng chứng của vũ trụ dãn nở sẽ có cách giải thích khác. Dịch chuyển đỏ là một hiệu ứng quang học của tình trạng năng lượng electron và proton phóng đến chúng ta tại thời điểm khảo sát. Điều đó có nghĩa là quan sát các thiên hà ở xa chúng ta, cho rằng cỡ nửa tỷ năm ánh sáng sẽ cho phép chúng ta chứng kiến những gì xảy ra ở nửa tỷ năm về trước thay vì là xảy ra vào lúc này. Chúng ta quan sát sự ngang hàng năng lượng tổng thể của cặp proton-electron ỏ hàng triệu năm về trước. Và như thế hằng số Hubble có một ý nghĩa vật lý mới: nó mô tả không phải vận tốc dãn nở vũ trụ, mà là mức độ thay đổi khối lượng của electron.
    Và vậy thì, nếu không có sự dãn nở của vũ trụ, thì không cần tìm kiếm cơ chế dãn nở là giả thuyết về sự tồn tại của năng lượng tối. Vũ trụ không dãn nở, nó chỉ không ổn định (các đặc tính của nó biến đổi theo chu kỳ) và vũ trụ là vô hạn trong không gian và thời gian.

    Như nói ở trên, các nhà vật lý thiên văn đặt tên vật chất tối để nói tới khả năng không thể phát hiện được theo quan điểm hiện đại của khoa học trái đất mà khối lượng của nó tạo ra cân bằng hấp dẫn của các thiên hà và siêu thiên hà. Chúng ta biết rằng, tất cả các hạt cơ bản như photon, neutrino, electron, proton (tia vũ trụ) tạo ra trường hấp dẫn để lan truyền năng lượng thay vì là khối lượng 0. Ví dụ như photon không có khối lượng nghỉ nhưng qui luật hấp dẫn vụ trụ đã được tuân thủ một cách hoàn hảo. Neutrino rất khó khăn để ghi nhận một cách định lượng dù là trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất, và trong vũ trụ lại càng đặc biệt khó khăn. Dù vậy, thử nghiệm lần đầu tiên thành công trong việc dò tìm neutrino đã tiến hành trong một mỏ vàng ở Nam Phi năm 1965 ở độ sâu 3km dưới mặt đất. Đặc tính cơ bản của hạt neutrino cho biết nó rất khó khăn để dò tìm vì năng lượng của nó rất nhỏ. Tại sao lại không thừa nhận, thực sự có một số lượng lớn neutrino mang năng lượng nhỏ điền đầy không gian vũ trụ mà chúng ta không có điều kiện và thiết bị hiện đại để tìm kiếm. Dường như neutrino cũng tạo thành cơ sở (hay ít nhất là 1 phần) của thứ vật chất không rõ ràng mà chúng ta đặt tên là vật chất tối. Có lẽ, do vậy không cần thiết phải có phương pháp hay phương tiện đặc biệt nào để dò tìm vật chất tối: khối lượng tương quan của các tia vũ trụ cũng chính là vật chất tối.
    TỪ TRẠNG THÁI NÓNG LÊN ĐẾN TRẠNG THÁI NGUỘI ĐI
    Electron và proton là một cặp hạt mà số lượng của chúng và cũng như của các cặp hạt khác trong tự nhiên là tương đồng, chúng cùng nhau sinh ra từ chân không và cùng nhau mất tích trong chân không. Trạng thái nóng lên của vũ trụ sẽ diễn ra cho đến khi khối lượng của electron và proton vẫn chưa cân bằng. Tại trạng thái không cân bằng đó-trạng thái thoái hoá-không có sự sụp đổ vũ trụ xảy ra, chỉ đơn giản là nhiệt vũ trụ đã bắt đầu tăng lên và sẽ đạt tới điểm cực đại. Dường như, dân chúng sẽ chú ý đến các hiện tượng tự nhiên chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ trong vũ trụ, ví dụ, sự bức xạ của các sao plasma, sự thay đổi đặc điểm độ sáng của các thiên hà và một số hiện tượng khác nữa-giờ đây chúng ta chỉ có thể phỏng đoán.
    Và sau đó, quá trình vũ trụ lạnh đi sẽ bắt đầu. Khối lượng của electron và proton sẽ khác nhau ngược với quá trình đã xảy ra 15 tỉ năm (và có thể hơn) trong vũ trụ. Quá trình có tính chu kỳ như thế là vô hạn trong không gian và thời gian vũ trụ cũng như vũ trụ là vô hạn. Thật không may, câu hỏi được coi trọng ?oVũ trụ đồng nhất đã bắt đầu như thế nào?? để vẽ ra tiến trình các sự kiện đang xảy ra ở hiện tại đơn giản là chẳng có nghĩa lý gì cả. Quá trình tiến hoá chỉ mang lại một thứ có giá trị, đó là cuộc sống bất diệt trong không gian không giới hạn và thời gian vô tận của vũ trụ.
    Vấn đề cuối cùng. Cho rằng vũ trụ của chúng ta, chỉ là một tập vô hạn, định hình cái gọi là miếng bọt xốp tồn tại mà bây giờ đang lộ ra. khoảng không gian chúng ta quan sát được là cái ?obong bóng? bản địa của chúng ta mà trong đó chúng ta tồn tại. Và sẽ có vô số bong bóng như thế, cũng như là có vô số vật lý học thiên thể và những kỳ dị. Không biết sao vào những năm 60 của thế kỷ trước Lev Landau đã nói: ?oSức mạnh của khoa học hiện đại là ở chỗ, bây giờ chúng ta có thể hiểu biết ngay cả những cái mà chúng ta không thể tự mô tả chúng.?
    Dù thế nào thì cả những fan của lý thuyết vụ nổ lớn, và cả những người phản đối, đưa ra kết luận cuối cùng vào lúc này là vội vàng. Cần phải có các nghiên cứu sâu hơn.

    ***
    Hằng số Hubble có mối liên hệ đến khoảng cách vật thể nằm ngoài hệ Ngân Hà của chúng ta, với vận tốc ánh sáng. 80 năm trước Hubble đã xác định độ lớn của nó là 500 km/s trên khoảng cách 1 triệu năm ánh sáng. Tính toán cuối cùng đã thay đổi về căn bản, cũng như độ chính xác đo đạc đã tăng lên. Ngày nay, các nhà vật lý thiên văn tính toán hằng số này là 72 km/s ở khoảng 1 triệu năm ánh sáng. Như vậy, các đối tượng ở xa Ngân Hà của chúng ta 1 triệu năm ánh sáng dịch chuyển ra xa với vận tốc 72 km/s.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THEO CÁC NHÀ KHOA HỌC: KHÍ QUYỂN CỦA TRÁI ĐẤT CÓ THỂ CÓ NGUỒN GỐC TỪ VŨ TRỤ

    Theo một nghiên cứu được tiến hành ở các trường ĐHTH Manchester- Anh và ĐHTH Houston- Hoa Kỳ, thì thành phần khí quyển của Trái đất, mà có thể là cả đại dương nữa, không bắt nguồn từ bên trong lòng đất mà là từ vũ trụ bên ngoài.
    Bài báo đăng trên tờ Tạp chí Khoa học (Science) ngụ ý rằng các sách giáo khoa hiện có với những hình vẽ mô tả các ngọn núi lửa khổng lồ đang phun trào đủ thứ khí vào bầu khí quyển có thể sẽ phải cân nhắc lại. Theo nhóm nghiên cứu thì quan niệm cũ cho rằng núi lửa là nguyên nhân tạo ra bầu khí quyển không còn chính xác nữa.
    Nhóm nghiên cứu gồm TS Greg Hollan, TS Martin Cassidy và Giáo sư Chris Ballentine đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại nhất để kiểm tra khí từ các ngọn núi lửa để tìm ra các bằng chứng. ?oChúng tôi đã tìm ra dấu vết rõ ràng của các thiên thạch trong khí núi lửa?, TS Holland nói.? Từ đó chúng tôi biết rằng khí núi lửa không thể đóng góp một lượng đủ lớn cho toàn bộ bầu khí quyển. Bởi vậy, bầu khí quyển và cả các đại dương nữa phải xuất phát từ một nguồn nào đó khác. Khả năng lớn đó là do những cuộc oanh tạc không ngừng của những vật thể giầu khí và nước tương tự như các sao chổi chẳng hạn?.
    TS Holland nói tiếp:? Từ trước tới giờ, không ai có một thiết bị đủ mạnh để có thể phân tích được những dấu vết mờ nhạt trong các mẫu từ lòng đất. Nay, chúng tôi đã làm được điều đó một cách chính xác?.
    Kỹ thuật mới đã cho phép nhóm nghiên cứu đo được những lượng rất nhỏ dạng vết của các khí trơ như Krypton và Xenon mà từ đó có thể bộc lộ ra những dấu vân tay đồng vị cho thấy rằng các khí trơ trong lòng đất không cùng một loại với khí trơ trong bầu khí quyển.
    Nghiên cứu này cũng lần đầu tiên thiết lập được thành phần (đồng vị) chính xác của Krypton có trong vỏ Trái đất.
    Giáo sư Chris Ballentine thuộc ĐHTH Manchester nói:? Nhiều nguời trong số chúng ta đã từng nhìn thấy những bức hình mô tả Trái đất thời kỳ sơ khai với những ngọn núi lửa khổng lồ đang phun ra đủ loại khí để hình thành lên bầu khí quyển?.
    ?o Giờ, chúng ta sẽ phải vẽ lại bức tranh này?, ông kết luận.
    Theo Sciencedaily.com
    [​IMG]
    Nghiên cứu mới gợi ý rằng khí trong bầu khí quyển Trái đất , và có lẽ nước trong các đại dương nữa, không có nguồn gốc từ trong lòng đất mà từ vũ trụ bên ngoài. (Cre***: iStockphoto)
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÂY THÔNG NOEL TRONG VŨ TRỤ
    Kính thiên văn Hubble vừa mới chụp được một bức hình trang trí trong vũ trụ cho đúng dịp lễ Giáng sinh này. Theo một số người thì bức hình những ngôi sao mới sinh trông giống như một vành hoa, hoặc một cây thông Noel hay thậm chí là ông già Tuyết.
    Kính Hubble đã quan sát một cụm các sao trẻ có tên là R136, mới chỉ mồi vài triệu tuổi và nằm trong tinh vân 30 Doradus, là một phần của thiên hà hàng xóm với chúng ta có tên là Large Magellanic Cloud (Đám mây Magenlăng lớn).
    Trong bức hình, hàng trăm ngôi sao sáng xanh được bao quanh bởi một quầng khí, bụi ấm mầu cam. Bức ảnh sặc sỡ này làm gợi lên hình ảnh của những cảnh thông khổng lồ được gắn những hạt trang sức lấp lánh. Và ở vùng sẫm mầu giữa ảnh, phần tôi tối ấy, có đúng là hình của một cây thông Noel không nào? Rõ ràng là như vậy !.
    Và chưa hết, nếu bạn quay tấm hình 90 độ theo chiều kim đồng hồ, bạn sẽ còn có thể tưởng tượng ra khuôn mặt và cả bộ râu đặc trưng của Ông già Noel nữa. Thật thú vị.
    Cho dù bức hình trên có liên quan gì tới dịp lễ Giáng sinh cuối năm trên Trái đất hay không, nhưng ít ra nó cũng tạo điều kiện cho các nhà khoa học tìm hiểu các quá trình xảy ra ở nơi xa xôi đó.
    Bức hình được chụp dưới bước sóng tử ngoại, khả kiến và ánh sáng đỏ bằng Camera 3 Wide Field của Kính Hubble và trải rộng khoảng 100 năm ánh sáng.
    Nhiều trong số các ngôi sao trẻ, nóng ở trong bức hình có khối lượng cực lớn, một vài ngôi thậm chí nặng hơn 100 lần Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao đầy sức sống này đã phát ra một lượng lớn các tia tử ngoại và các luồng hạt tích điện mà còn được gọi là gió sao (tương ứng với gió Mặt trời trong Thái dương hệ) có tác dụng làm dạt ra xa và tạo hình vành đai đám mây khí hydrogen.
    Và một chu kỳ ?osinh lão bệnh tử? lại bắt đầu. Khi những cơn gió sao tấn công vào các bức tường khí, chúng tạo ra các chấn động , các chấn động này lại kích hoạt sự tạo thành các sao mới nữa. Những ngôi sao lớn đầu tiên hình thành có tuổi đời khá ngắn và cuối cùng cũng kết thúc cuộc đời trong những vụ nổ supernova và nhìn toàn cảnh thì không khác gì những quả pháo trong một băng pháo đang phát nổ.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    This Hubble photo of 30 Doradus was taken Oct. 20-27, 2009. The blue color is
    light from the hottest, most massive stars; the green from the glow of oxygen; and
    the red from fluorescing hydrogen. Cre***: NASA, ESA, and F. Paresce (INAF-IASF,
    Bologna, Italy), R. O''Connell (University of Virginia, Charlottesville), and the Wide
    Field Camera 3 Science Oversight Committee

  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỐ ĐEN GẦN TRÁI ĐẤT HƠN CHÚNG TA TƯỞNG
    Các nhà thiên văn học lần đầu tiên đã đo được khoảng cách giữa Trái đất và một hố đen cụ thể và kết quả là nó nằm ở ... khá gần chúng ta.
    Các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng hố đen V404 Cygni nằm cách chúng ta 7800 năm ánh sáng, chỉ bằng hơn một nửa so với giá trị trước đây mà ta vẫn biết.
    Xem ra khoảng cách này là khá gần với Trái đất khi so sánh với khoảng cách từ chúng ta tới tâm Thiên hà là vào khoảng 26000 năm ánh sáng và ngôi sao gần nhất (ngoài Mặt trời) là 4,2 NAS.
    Theo nhóm nghiên cứu thì sự xác định chính xác khoảng cách sẽ giúp các nhà khoa học vẽ được bức tranh hoàn chỉnh hơn về sự phát triển của các hố đen.
    Peter Jonker, thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ SRON của Hà Lan, một thành viên trong nhóm, nói:"Ví dụ như chúng tôi hy vọng sẽ trả lời được câu hỏi về sự khác nhau giữa các hố đen phát triển từ sự sụp đổ của một ngôi sao lớn thông qua một vụ nổ supernova và các hố đen phát triển từ một ngôi sao chết mà không cần có supernova" Peter nói tiếp:"Chúng tôi cho rằng những hố đen hình thành qua các supernova có thể bị một cú ?~hích?T. Các hố đen hình thành dạng này thường di chuyển trong vũ trụ nhanh hơn".
    Jonker và nhóm của mình đo khoảng cách tới V404 Cygni bằng sự phát xạ ở dải sóng radio từ hố đen và ngôi sao đang hấp hối, đồng hành với nó.
    Các lớp khí ngoài cùng của ngôi sao xấu số đó đang bị ngưòi bạn đồng hành hố đen hút dần. Các luồng khí bị hút cuộn lại và tạo thành một đĩa plasma nóng xung quanh hố đen trước khi đi thẳng vào cái bụng không đáy của nó. Các qúa trình này phát xạ ra tia X và sóng radio ở cường độ cao.
    Bằng việc sử dụng hệ thống kính thiên văn sóng radio quốc tế có tên Mảng kính Độ Nhậy cao (High Sensitivity Array), nhóm nghiên cứu đã đo độ lệch thị sai của hệ hố đen trên. Phương pháp này đòi hỏi đo các thông số về đối tượng đo ở các thời gian khác nhau trong năm khi mà vị trí của Trái đât trên qũy đao xung quanh Mặt trời thay đổi.
    Nhóm nghiên cứu cho rằng các phép đo trước đó về khoảng cách tới hệ V404 Cygni có sai số lớn tới 50% do có sự hấp thụ và tán xạ của các vùng bụi sao. Phương pháp mới của nhóm cho sai số thấp hơn 6%.
    Công trình nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Vật lý Thiên văn (Astrophysical) số 1/12/09.
    Theo Space.com
    An international team of astronomers has accurately measured the distance from Earth to a black hole for the first time. Cre***: SRON.
  7. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0

    Được energy06 sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 26/12/2009
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHÁT HIỆN CẶP SAO LÙN NÂU LÀM ĐAU ĐẦU CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC
    Theo một nhóm nghiên cứu thiên văn quốc tế thì việc phát hiện hai thiên thể có kích cỡ của một sao lùn nâu bay xung quanh một ngôi sao già cho thấy rằng các hành tinh có thể hình thanh xung quanh các ngôi sao nhanh hơn và hiệu suất hơn người ta tưởng.
    ?oChúng tôi đã tìm thấy 2 thiên thể cỡ sao lùn nâu quay xung quanh một ngôi sao bình thường, điều này quả là hiếm gặp? Alex Wolszczan, một giáo sư đạt danh hiệu Evan Pugh về thiên văn và vật lý thiên văn tại ĐHTH bang Pennsylvania, Hoa kỳ nói.
    Ngôi sao chủ có mã số BD+20 2457 là một ngôi sao đã chuyển sang trạng thái trương nở (khổng lồ đỏ). Việc phát hiện ra một cặp đôi sao lùn nâu quay xung quanh một ngôi sao bình thường là rất hiếm gặp. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiên văn Torun- Balan và Trung tâm hành tinh ngoại hệ và những Thế giới có thể trợ giúp sự sống thuộc ĐHTH bang Pennsylvania đã đăng tải nghiên cứu trên của họ trong tạp chí Vật lý thiên văn.
    Các ngôi sao lùn nâu thường thì mờ tối, đó là những thiên thể nằm ở ranh giới giữa các hành tinh và các ngôi sao thực thụ. Chúng quá lớn đối với các hành tinh, nhưng lại chưa đủ khối lượng để kích hoạt lò phản ứng hạt nhân ở trong tâm để trở thành một ngôi sao. Các sao lùn nâu còn được coi như sợi dây liên hệ giữa các hành tinh và ngôi sao, nhưng những hiểu biết về chúng thì chưa đựơc bao nhiêu.
    ?oNếu chúng tôi tìm thấy một sao lùn nâu, chúng tôi thực sự không rõ liệu chúng có là sản phẩm của một quá trình hình thành hành tinh hay được tạo thành trực tiếp từ các khối khí như các ngôi sao bình thường? Wolszczan giải thích.
    Phát hiện ra hai sao lùn nâu quay xung quanh một ngôi sao chủ có nghĩa rằng chúng phải cùng được hình thành từ những khối vật chất xung quanh ngôi sao khi ngôi sao này còn trẻ. Các nhà khoa học gọi đĩa vật chất xung quanh ngôi sao đó là ?ovành đai xung quanh sao?. Nếu điều đó đúng, theo Wolszczan, thì đĩa hình thành hành tinh đó phải có khối lượng cực lớn.
    Để tìm được cặp đôi sao lùn nâu tối mờ này, các nhà thiên văn học đã phải sử dụng Phổ phân giải cao trong kính thiên văn Hobby-Eberly đặt ở bang Texas để phân tích ánh áng từ ngôi sao chủ. Kỹ thuật này cũng tương tự như sử dụng một lăng kính để phân tách ánh sáng trắng thành các mầu trong cầu vồng. Họ nghiên cứu sự dịch chuyển của các vạch phổ khi các sao lùn nâu bay xung quanh và làm cho ngôi sao chủ bị lắc đảo dưới tác dụng của lực hấp dẫn của hai ngôi sao lùn nâu.
    Các nhà nghiên cứu xác định được rằng 2 sao lùn nâu trên phải có khối lượng ít nhất bằng 21 và 13 lần tương ứng so với sao Mộc. Chúng ở cách ngôi sao chủ lần lượt là 1,5 và 2 AU và hoàn thành một ?~năm?T trong 380 và 622 ngày (Trái đất).
    Một vấn đề còn sửng sốt hơn là khoảng thời gian liên quan tới sự hình thành của 2 ngôi sao lùn nâu này.
    Khoảng vài triệu năm trước, khi mà BD +20 2457 còn ?~trai tráng?T, khi mà ngôi sao chủ này còn đốt nhiên liệu hydro và phát ra những lượng nhiệt khổng lồ. Ngôi sao này với khối lượng gấp 3 lần Mặt trời nóng và sáng hơn Mặt trời rất nhiều. Lượng nhiệt toả ra của BD _20 2457 khi đó rất lớn làm bay hơi và thổi dạt mọi thứ xung quanh nó . Theo Wolszczan thì ?o Thực tế 2 sao lùn nâu còn tồn tại chún tỏ rằng chúng đã tích tụ được đủ khối lượng rất nhanh trước khi ngôi sao chủ ?~nổi lửa?T.?
    Một ngôi sao cỡ BD +20 2457 mất khoảng 10 triệu năm để hình thành và đi vào chu kỳ chính. Một ước lượng ?~thô?T cho thấy rằng để tồn tại cùng ngôi sao chủ, hàng năm, các sao lùn phải tích tụ được một khối lượng cỡ Mặt trăng của Trái đất.
    ?oBài học từ thực tế này là sự hình thành các sao lùn nâu có thể là kết quẩ của sự kết hợp giữa các cơ chế vật lý? Wolszczan nói. ?o Thay vì chỉ phát triển do quá trình bồi đắp, các sao lùn nâu do có khối lượng lớn (lực hấp dẫn lớn) nên cũng giành thêm đựơc các khối vật chất cần thiết và do đó làm tăng tốc quá trình hình thành của chúng?
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]
    Artist''s ren***ion of a brown dwarf and its moon orbiting a triple star system. (Cre***: NASA)
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ?oTRĂNG XANH? XUẤT HIỆN VÀO ĐÊM CUỐI NĂM
    [​IMG]
    Đêm cuối năm lần này đem đến cho chúng ta kỳ trăng tròn lần thứ 2 trong tháng (dương lịch).Một số nhà làm lịch và niên giám đã gọi kỳ trăng tròn thứ 2 trong 1 tháng là ?otrăng xanh? (blue moon). Mặc dầu sự kiện ?oblue moon? không phải là quá hiếm gặp, nhưng để được đón kỳ trăng xanh vào đúng đêm cuối năm thì quả thực là hiếm. Lần gần đây nhất chúng ta có được trăng xanh cùng lúc với thời khắc chuyển năm cũ sang năm mới là từ 1990, đã 20 năm rồi.
    Cách gọi ?otrăng xanh? có một lịch sử khá thú vị, liên quan tới những quan niệm sai lầm và thuật ngữ này không có liên gì tới mầu sắc của mặt trăng. Người ta có thể dùng từ ?otrăng xanh? để nói tới một điều gì đó không thể xẩy ra hoặc cực kỳ vô lý.
    Ta biết rằng một chu kỳ trăng kéo dài khoảng 29,5 ngày, trong khi một tháng dương lịch có trung bình gần 30,5 ngày, như vậy sau mỗi năm, số ngày dôi ra của tháng dương lịch là khoảng 11 ngày và như vậy trong thời gian xấp xỉ 2,7 năm sẽ phải có một tháng dương lịch có hai lần trăng tròn. Như vậy ?otrăng xanh? thực ra không phải là quá hiếm.
    Trên thực tế, người ta có thể bắt gặp trăng có mầu lạ, xanh hoặc đỏ .. Đó thực chất là do những hạt bụi, khói bay trên tầng cao của khí quyển và làm thay đổi mầu của ánh sáng từ mặt trăng trước khi tới mắt chúng ta. Mấy năm trước, tôi đã có lần được nhìn trăng có mầu đỏ ối, thật ấn tượng khi đi chơi núi Tam đảo. Tới lúc qua Vĩnh Yên thì mới biết người ta đang làm đường ở khu vực đó và tạo ra rất nhiều bụi đỏ. Khi đứng từ chân núi nhìn trăng mọc thì thật đúng đỏ như mầu máu. Vào năm 1981, núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã phun trào và làm cho Mặt trăng có mầu xanh trong vòng 2 năm liền (theo Nasa). Tới năm 1991, núi lửa Pinatubo ở Philipin cũng gây ra hiện tượng trăng xanh thực thụ ở nhiều nơi trên thế giới. Thực ra thì kỳ trăng tròn này cũng không có gì khác biệt với các kỳ trăng tròn khác (ngoại trừ rằng lần này có xảy ra hiện tượng nguyệt thực một phần một cách ngẫu nhiên).
    Vậy từ trăng xanh bắt nguồn như thế nào?. Theo tác giả Joe Rao, một cây viết cho trang web Space.com thì ban đầu ông cho rằng ?oBlue Moon? bắt nguồn từ từ ?oBelewe?, đó là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là ?ophải bội? (to betray). Ông giải thích là bình thường 1 tháng (dương lịch) chỉ có một kỳ trăng tròn, vậy khi kỳ trăng tròn lần thứ 2 xẩy ra trong tháng có nghĩa là trái với quy luật, ?~phản bội?T lại quy luật. Và từ belewe moon bị đọc trại thành blue moon.
    Nhưng sau đó chính bản thân Joe Rao cũng cho là mình bị nhầm và thực ra thuật ngữ ?~blue moon?T được phát hiện trong nông lịch của người nông dân bang Maine, Mỹ, từ những năm 40 của thế kỷ trước. Theo đó thì mỗi mùa trong năm: Xuân Hạ, Thu, Đông, thường có 3 kỳ trăng tròn. Nếu mùa nào có tới 4 kỳ trăng tròn thì kỳ trăng tròn thứ 3 sẽ được gọi là ?oTrăng Xanh?. Tuy nhiên, một số tác giả đã hiểu không chính xác và ghi lại trong các sách báo rằng kỳ trăng xanh là kỳ trăng tròn lần thứ 2 trong tháng. Và sự diễn giải không chính xác đó vẫn được sử dụng tới hiện tại.
    Theo Nasa thì định nghia như vậy là không chính xác so với nguyên bản, nhưng cũng rất dễ hiểu. Dân Âu, Mỹ hay dùng cụm từ ?oOnce in a blue moon? để ám chỉ một điều gì đó vô lý, khó xẩy ra. Trong tiếng Việt không có cụm từ ?oTrăng xanh? với nghĩa như vậy, nhưng khi cần nói một điều gì đó khó xảy ra, ta có thể có nhiều cách khác nhau, ví dụ như:? tới Tết Công Gô?, ?otới mùa quít? v.v..
    A.Thơ
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚNG TA LÀ NHỜ VÀO CÁC NGÔI SAO HÀNG XÓM.
    Sự tồn tại của chúng ta có được là nhờ vào vụ nổ supernova của một ngôi sao từ xa xưa.
    Đó là kêt luận của một nghiên cứu nhắm vào giải quyết bí ẩn là tại sao hệ Mặt trời của chúng ta lại có tỷ lệ đồng vị hiếm của ô xy cao hơn bình thường.
    Nghiên cứu trên gợi ý rằng Mặt trời và các hành tinh chính của nó được tạo lên do có sự kích hoạt của một vụ nổ supernova ở một ngôi sao hàng xóm và có nhiều nguyên tố từ vụ nổ đó để lại, trong đó có tỷ lệ đồng vị bất thường của oxygen.
    Các nhà thiên văn học có thể đo và xác định thành phần các nguyên tố và tỷ lệ đồng vị của chúng trên các ngôi sao xa xôi và xem xét sự thay đổi của chúng từ khu vực này qua khu vực khác. Từ lâu rồi, các nhà khoa học đã nhận thấy hệ Mặt trời có tỷ lệ 2 đồng vị hiếm của ô xy là cao bất thường nhưng không giải thích được tại sao.
    Tác giả của nghiên cứu, Edward Young thuộc trường ĐHTH California tại Los Angeles nói:?Điều này đã tồn tại nhiều năm nay? Edward đã công bố công trình nghiên cứu của mình tại Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Washington D.C.
    Ban đầu, một số các nhà nghiên cứu cho rằng sự không nhất quán về tỷ lệ của các đồng vị ôxy ở hệ Mặt trời và ở các nơi khác trong vũ trụ là thuộc về sai số của phép đo. Một cách giải thích khác là khi ta đo tỷ lệ đồng vị ô xy trong hệ Mặt trời thì đó là tỷ lệ của đúng một ngôi sao - Mặt trời, còn khi ta đo tỷ lệ đồng vị ở các khu vự khác, đó bao hàm luôn số liệu của cả một vệt dài khoảng không của Milky Way trước khi tới được thiết bị đo. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã có thể đo được tỷ lệ đồng vị của ô xy cho mỗi hệ sao riêng biệt và các số liệu đó phù hợp với các số liệu trước đó.
    ?oCác số liệu đó khẳng định rằng hệ Mặt trời của chúng ta thực sự là khác thường? Young nói. ?okhác biệt hẳn với những hệ khác?
    Như vậy, phải có điều gì đó đã xẩy ra từ phía các ?~hàng xóm?T và làm giầu các đồng vị hiếm của ôxy khi hệ Mặt trời được hình thành.
    ?oVà trong trường hợp này, tôi nghĩ thủ phạm chính là một vụ nổ supernova?, Young nói.
    Để có được các số liệu về đồng vị ô xy trong hệ Mặt trời, bạn phải lấy trung bình các só liệu của vật liệu một vụ nổ supernova của một ngôi sao thời kỳ xa xưa với số liệu nền về tỷ lệ ô xy của toàn bộ vật chất trong dải thiên hà, Young nói.
    Biết được hệ Mặt trời được hình thành trong môi trường nào có thể giúp ta thêm kiến thức để so sánh sự khác biệt giữa hệ Mặt trời của chúng ta với các hệ hành tinh khác trong thiên hà.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hệ Mặt trời

Chia sẻ trang này