1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG SỰ KIỆN THIÊN VĂN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2010
    Dưới đây là một số sự kiện nổi bật về thiên văn trong năm 2010. Chúng ta chú ý một số thuật ngữ sau:
    Cấp độ sáng biểu kiến: Theo thang này, con số càng nhỏ tương ứng với thiên thể sáng hơn. Những ngôi sao hoặc hành tinh sáng nhất có giá trị nhỏ hơn không - giá trị âm.
    Độ (khoảng cách) : Khoảng cách trên bầu trời giữa 2 điểm được đo bằng độ. Bạn nắm chặt bàn tay và dang thẳng cánh tay, góc nhìn của nắm tay sẽ tương đương với 10 độ. Mặt trăng và Mặt trời đều có kích thước biểu kiến khoảng 0,5 độ.
    Ngày 15/1: Nhặt thực vành khuyên
    Nhật thực vành khuyên (nhẫn) sẽ xuất hiện trên một số vùng thuộc châu Phi, Ấn độ và Trung Quốc. Do Mặt trăng đang gần với điểm viễn địa (apogee) và Trái đất vừa ra khỏi điểm cận Nhật nên Mặt trăng trông nhỏ hơn bình thường, và Mặt trời lại hơi lớn hơn một chút. Chu vi Mặt trăng (biểu kiến) chỉ bằng 92% so với Mặt trời, bởi vậy 4 % còn lại của Mặt trời sẽ không bị che phủ và ta sẽ thấy dạng hình vành khuyên. Điểm cực đại của nhật thực lần này kéo dài tới 11 phút 8 giây. Đó là một nhật thực khá dài , so với lần nhật thực toàn phần hồi năm ngoái là gần gấp đôi. Theo chuyên gia về nhật thực Fred Espenak thuộc Nasa thì làn nhật thực này là lâu nhất trong 3 thiên niên kỷ và kỷ lục đó chỉ bị đánh đổ nếu ta chờ tới năm 3043 !.
    Ngày 29/1 : Sao Hỏa đang tiến gần tới Trái
    Sao Hỏa sẽ chỉ còn cách Trái Đất khoảng 61,7 triệu dặm, gần nhất cho tới năm 2014. Với độ sáng biểu kiến là -1,3, sao Hỏa sẽ lấn lướt hầu hết các ngôi sao khác loại trừ Sirius và Mộc tinh. Điểm xung đối với Mặt trời sẽ xẩy ra vào ngày 29/1. Trong suốt tháng 1 sao Hỏa tiến gần và to ra (biểu kiến) và với một kính thiên văn, bạn có thể xem được một vài chi tiết trên bề mặt sao Hỏa, và đôi khi là những đám mây trắng với một kính thiên văn amateur loại trung bình, khi hành tinh này lên cao gần đỉnh đầu. Bằng sự luyện tập và cả thời gian nữa, bạn có thể nhìn được hơn thế. Mặc dù có những tin đồn (vịt) này nọ, bạn vẫn không thể xem sao Hỏa to như hoặc gần như Mặt trăng được. Với mắt trần, sao Hỏa vẫn chỉ là một chấm sáng trên bầu trời.
    Ngày 16/2 - Sao Kim và sao Mộc ở gần nhau
    Giống như 2 con tàu đang vượt nhau ở buổi trời chạng vạng, sao Kim và sao Mộ chỉ cách nhau tầm 0,5 độ vào đêm 16/2. Mộc tinh thì đang di chuyển hướng về phía Mặt trời, trong khi sao Kim thì đi theo hướng ngược lại. Thường thì đây là một cảnh tượng hết sức thú vị, nhưng lần gặp nhau này của hai hành tình chỉ cách Mặt trời có 9 độ (về phía đông), và như vậy là quá gần để có độ sáng lý tưởng từ phía hai vì tinh tú. Dù sao, nếu bạn vẫn muốn xem, hãy bắt đầu ngay vào sau khi Mặt trời lặn, hãy nhìn kỹ về phía Mặt trời vừa lặn xuống, hơi chếch về phía trái (hướng bắc). Sử dụng một ống nhòm lia về hướng đó và bạn sẽ thấy sao Kim (độ sáng -3,8) nặm ngay phía dướ, lệch về phía trái của sao Mộc (độ sáng -2,0).
    Từ ngày 28/3 tới 12/4 : sao Kim và sao Thuỷ ''cặp kè''
    Hai hành tinh này tạo thành cặp đôi hấp dẫn về phía bầu trời tây bắc ngay sau khi Mặt trời lặn. Trong khoảng thời gian trên, hai hành tinh này sẽ chỉ cách nhau không quá 5 độ. Sao Kim ở về bên trái và hơi cao hơn sao Thủy một chút và đương nhiên sao Kim sáng hơn sao Thuỷ. Vào ngày 3/4, chúng ở gần nhau nhất, chỉ cách nhau có 3 độ.

    Ngày 6/6 : Ta có thể xem tới 2 cặp bài trùng
    Sao Hỏa mầu cam đi ngang qua Regulus, một ngôi sao thực thụ, chỉ cách chưa đầy 1 độ.Tới thời gian đó sao Hỏa chỉ còn là một chấm sáng ngay cả khi ta nhìn qua một kính thiên văn loại lớn. Cũng vào đêm đó, sao Mộc sẽ ?ođi cùng? sao Thiên vương và bắt đầu lần gặp đầu tiên trong loạt 3 lần gặp nhau liên tiếp. Đã có 6 lần hai hành tinh gặp nhau chập 3 như vậy tính từ năm 1801 đến 2200. Lần gần đây nhất xẩy ra vào năm 1983 và lần tiếp theo sẽ diễn ra trong 2 năm 2037 và 2038.
    Ngày 26/6 : Nguyệt thực một phần
    Lần nguyệt thực này ưu tiên cho vùng quần đảo Hawai, phía tây Alaska, Úc, New Zealand, phía đông Malaysia và Châu Á. Ở những nơi này, người dẫn sẽ thấy phần nửa trên của Mặt trăng bị tối đi do bóng đen toàn phần của Trái đất đi qua. Ở vùng bờ đông nước Mỹ, người ta cũng có thể thấy bóng mặt trăng mờ đi đôi chút trước khi lặn do phần nửa tối của Trái đất đi qua.
    Ngày 11/7 : Nhật thực toàn phần
    Hầu như là lần nhật thực này chỉ xẩy ra ở khu vực là đại dương. Bóng tối của Mặt trăng sẽ đổ qua khoảng 15 dặm của Tahiti (điều kiện thuận lợi cho những người trên tầu thủy), sau đó đi qua hòn đảo tí hon Easter. Từ phần đất nhỏ xíu ở giữa khu vực Nam Thái bình dương này, phần nhật thực toàn phần sẽ đi vào vùng biển trong vòng 4 phút 45 giây. Nói về vấn đề chụp hình nhật thực ? chỉ có một dẻo đất tí tẹo nằm gần cuối phần nhật thực toàn phần ở Patagonia.
    Đầu tháng 8 Bộ ba hành tinh
    Sao Hỏa đi ngang qua sao Thổ chỉ cách một hai độ vào ngày 1/8, và sao Kim cũng trượt nhanh qua với khoảng cách chỉ có 3 độ sau đó 9 ngày, 8/8. Bộ ba hành tinh trên sẽ tạo thành một hình tượng mà Jean Meeus gọi là ?oTrio? (chân kiềng) khi mà ba hành tinh nằm vừa lọt một hình tròn với đường kính chưa tới 5 độ. Bộ 3 hành tinh này khi đó nằm khá xa Mặt trời (khoảng từ 46 - 50 độ), nhưng không may cho những người ở bắc Bán cầu là bộ ba nằm lệch về phía nam nên khá gần với đường chân trời khi Mặt trời lặn.
    Ngày 12/8 : Mưa sao băng Perseid
    Đây là một trận mưa sao băng có tiếng tăm nhất và cũng đáng tin cậy nhất trong năm và may mắn là đợt Perseid này lại không bị quấy nhiễu bởi ánh trăng. Trong điều kiện trời trong, đủ tối, riêng một người quan sát có thể đếm được tới 90 sao băng trong một giờ (hơn 1 vệt trong 1 phút). Nếu bạn dự định bỏ một đêm hè để ngắm sao thì đây chính là thời điểm tốt nhất.
    Ngày 21/9 : Lớn, sáng và ở trên cao
    Ngày này, sao Mộc lên tới giữa thiên đỉnh vào nửa đêm, có nghĩa là hành tinh này tới vị trí xung đối (đối diện với Mặt trời) với độ sáng biểu kiến đạt - 2,9. Lần này, sao Mộc ở gẩn Trái đất hơn bình thường vì hành tinh này sẽ đặt vị trí cận nhật vào tháng 3 năm 2011. Bởi vậy, với một kính thiên văn, những lằn ngang của sao Mộc sẽ thể hiện rõ nhất có thể với độ rộng tới 50 arc second hay 1/36 độ rộng biểu kiến của Mặt trăng tròn. Ngay gần đó là sao Thiên vương. Đây cũng là lần gặp nhau thứ 2 trong loạt 3 lần gặp nhau liên tiếp giữa hai hành tinh khí khổng lồ này (xem mục Ngày 6/6).
    Cuối tháng 10 : Sao chổi bay gần Trái đất
    Sao chổi Hartley 2 sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách 11,2 triệu dặm (~ 18 triệu km), chỉ 1 tuần trước khi sao chổi này tiến gần tới Mặt trời nhất. Kết quả là sao chổi này sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có lẽ độ sáng biểu kiến sẽ đạt +4 hoặc +5 . Tuy nhiên với độ sáng cỡ này, chỉ những người ở vùng nông thôn là có thể xem được, ở thành phố do ô nhiễm ánh sáng và bụi, ta khó lòng nhìn thấy. Sao chổi sẽ là một thiên thể chuyển động nhanh, nó bay qua khu vực các ngôi sao ủa chòm Auriga và Gemini. Sau đó vào đầu tháng 11, tầu vũ trụ Deep Impact, con tầu đã gặp với sao chổi Tempel vào 1/7/05, sẽ gặp Hartley 2 chỉ với khoảng cách chưa đầy 600 dặm.

    Ngày 14/12 : Sao băng Geminid
    Mặc dầu vào thời gian đó có trăng, nhưng Mặt trăng sẽ lặn ngay sau lúc nửa đêm và để lại bầu trời tối đen để những người yêu sao băng chiêm ngưỡng. Khả năng có tới 120 sao băng trong một giờ. Với những nguời chịu lạnh giỏi, đây là một dịp đáng để lên kế hoạch.

    Ngày 20, 21 /12 Nguyệt thực toàn phần
    Bắc Mỹ là nơi có được tầm nhìn tốt nhất cho lần nguyệt thực toàn phần này. Ở khu vực bờ Đông Hoa kỳ và Canada, sự kiện này sẽ diễn ra vào lúc trước rạng đông. Ở khu vực bờ Tây, sự kiện này diễn ra vào lúc tối muộn của ngày 20 (và sang rạng sáng ngày 21/12). Thời gian che khuất toàn bộ diễn ra trong 1 giờ 14 phút. Ở Tây Âu, người ta sẽ được chứng kiến trăng lặn trong khi bị che khuất, và ngược lại, người Nhật sẽ lại thấy trăng mọc khi bị Trái đất che.
    Theo Space.com
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KÍNH HUBBLE GHI HÌNH ĐƯỢC CỰC QUANG TRÊN HAI CỰC CỦA SAO THỔ
    Đoạn phim về một cảnh tượng hiếm thấy trên sao Thổ khi các vành đai gần như hòan toàn quay cạnh về phía Trái đất đã được kính Thiên văn Vũ trụ Hubble ghi lại cho thấy rõ hai cực của hành tinh khí khổng lồ này với những quầng sáng cực quang đang nhẩy nhót.
    Sao Thổ phải mất gần trọn 30 năm để thực hiện quay hết một vòng xung quanh Mặt trời và trong thời gian đó, cơ hội để ta có thể nhìn rõ cả hai cực cùng lúc chỉ xẩy ra có hai lần khi mà hành tinh này đi vào điểm equinox , tương tự như tiết xuân phân hoặc thu phân trên Trái đất, khi đó, ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc với trục của hành tinh.
    Sao Thổ đã đi vào điểm equinox năm ngoái (2009) và đã tạo cho kính Hubble một cơ hội lớn để ghi lại được những hình ảnh cả hai cực của hành tinh này cùng một lúc. Đoạn phim về cực quang của kính Hubble được ghép từ các bức hình chụp rải rác trong một số ngày kể từ tháng 1 tới tháng 3 năm 2009 và đã giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu về cực quang của sao Thổ trên cả hai cực.
    Nếu tính đến độ hiếm gặp của sự kiện này (equinox), có lẽ đoạn phim trên sẽ là sản phẩm cuối cùng và cũng là hay nhất về cực quang của sao Thổ do kính Hubble thực hiện (ta biết rằng không lâu nữa, kính Hubble sẽ được thay thế bằng kính James Webbs).
    Khi sao Thổ tiến tới điểm equinox, hai cực của hành tinh được Mặt trời chiếu sáng đều như nhau.
    Các hạt tích điện do Mặt trời phóng ra tỏa ra khắp nơi trong hệ Mặt trời. KHi chúng gặp những hành tinh có từ trường như sao Thổ hoặc Trái đất, chúng sẽ bị bẫy lại bởi các lực từ trường, bị hút về phía 2 cực và bị đẩy ra giữa hai cực.
    Dạng của từ trường đựơc biểu hiện bằng các đường sức từ trường, đó là các kênh "giao thông" vô hình nối giữa hai cực từ và theo đó, các hạt tích điện di chuyển qua lại giữa hai cực.
    Cường độ từ trường mạnh hơn ở hai đầu cực và do vậy, các hạt tích điện cũng có xu hướng tập trung với mật độ cao hơn và chúng sẽ tương tác với các nguyên tử khí ở tầng cao của khí quyển và tạo ra ánh sáng mà chúng ta vẫn gọi là cực quang. Cực quang còn được dân cư các vùng cực gọi bằng một cái tên nôm na hơn: ánh sáng phương bắc với cực bắc (và ánh áng phương nam với cực nam).
    Thoạt nhìn, cực quang trên sao Thổ có vẻ đối xứng nhau. Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ các số liệu, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng có tồn tại một sự khác biệt nhỏ giữa cực quang ở cực bắc và cực nam, và điều này bộc lộ thông tin quan trọng về từ trường của sao Thổ.
    Vành đai cực quang ở cực bắc hơi nhỏ hơn nhưng có cường độ mạnh hơn so với ở cực nam, điều đó có nghĩa là từ trường không phân bố đều trên hành tinh này : hơi mạnh hơn ở phương bắc so với phương nam.
    Do có cường độ từ trường mạnh hơn nên các hạt tích điện đã được gia tốc với năng lượng cao hơn ở cực bắc khi chúng va vào tầng cao của khí quyển. Điều này đã khẳng nhận thêm một kết quả trước đó do tầu thăm dò Cassini ghi được khi con tầu này đi vào quỹ đạo xung quanh sao Thổ kể từ năm 2004.

    Theo Space
    [​IMG]

    Hình ảnh cực quang ấn tượng này do kính Hubble ghi được hồi đầu năm ngoái khi sao Thổ đi vào điểm equinox và nhờ đó, các vành đai nổi tiếng của hành tinh này đều hướng cạnh về chúng ta.

  3. lecongbom

    lecongbom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    bạn bít nhiều thông tin về khối lượng của các loại thiên thạch đã từng rơi xuống trái đất không.nếu bít thì chia sẻ cho tui với nhé.có thể gửi mail cho tui cũng được:lecongdo36@gmail.com
    thanks bạn nhe
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VẼ ĐƯỜNG HOÀNG ĐẠO TRÊN BẦU TRỜI
    Đường hoàng đạo là đường mà Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh đi qua trên bầu trời nếu nhìn từ Trái Đất. Đường hoàng đạo vẽ lên mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất quay xung quanh Mặt trời.
    Trong tiếng Anh, đường hoàng đạo là ecliptic, từ này được bắt nguồn từ eclipse, có nghĩa là sự che khuất (nhật thực hay nguyệt thực).
    Con đường tưởng tượng này có thể được hình dung rõ trong mấy ngày trước ngày rằm, đăc biệt khi mà các hành tinh thể hiện sáng rõ trên bầu trời. Tuần này là một dịp như vậy.
    Bạn hãy nhìn lên bầu trời ngay khi Mặt trời vừa lặn xuống. Về phía tây, ngay phía trên vị trí Mặt trời vừa lặn, bạn sẽ thấy ngay sao Kim sáng rực rỡ, đó là điểm thứ nhất. Mặt trăng thì vừa mới nhú lên ở đằng đông là điểm thứ hai. Điểm thứ 3 chính là sao Hỏa lúc này đã mọc khá cao hơn về phía đông.Một vài giờ sau đó, sao Thổ sẽ mọc lên từ đằng đông và đó sẽ là một điểm xác định nữa của đường hoàng đạo.
    Chú ý rằng Mặt trăng và các hành itnh không đi trên đúng đường hoàng đạo. Mặc dầu quỹ đạo của Mặt trăng và các hành tinh là gần như trên cùng mặt phẳng mà Trái đất quay xung quanh Mặt trời, nhưng trên thực tế, các thiên thể này hơi bị lệch một chút. Tại thời điểm này, sao Hỏa hơi chệch khỏi đường hoàng đạo về phía bắc, còn Mặt trăng và sao Kim thì lại lệch xuống dưới (phía nam) đường hoàng đạo.
    Sự lệch nhau này giải thích tại sao chúng ta không có nhật thực hay nguyệt thực xẩy ra hàng tháng. Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng (bạch đạo) hơi chệch so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất (hoàng đạo) nên Mặt trăng thường đi chệch lên trên hoặc xuống dưới bóng của Trái đất (hoặc ngược lại) và nguyệt thực hay nhật thực sẽ không xẩy ra trừ phi khi hai quỹ đạo này giao nhau.
    Năm nay mặt phẳng hoàng đạo và bạch đạo giao nhau vào các ngày 25/6 và 29/12, bởi vậy nhật thực hoặc nguyệt thực chỉ có thể xẩy ra vào các ngày nào đó nhưng không sớm hơn hoặc chậm hơn các thời điểm trên 15 ngày.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Các hành tinh sáng rõ và Mặt trăng vẽ lên đường hoàng đạo trên bầu trời.nhìn từ Miami (Hoa kỳ) vào tối 28/2/2010
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VẬT CHẤT TỐI CÓ THỂ LẨN QUẤT NGAY TRÊN TRÁI ĐẤT !
    Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm dấu vết của một loại vật chất bí hiểm - vật chất tối, một thứ vật chất mà người ta cho rằng chiếm phần lớn trong vũ trụ. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng thậm chí vật chất tối đang tồn tại ngay trước mũi chúng ta, ngay trên Trái đất này.
    Tìm kiếm vật chất tối quả là khó khăn đơn giản bởi vì bản chất của chúng là không bức xạ (tối). Thực ra thì các nhà khoa học vẫn chưa biết vật chất tối là cái gì. Loại vật chất này không phản xạ hay phát ra bất cứ bức xạ ánh sáng nào, bởi vậy ngay cả những kính thiên văn cỡ lớn nhất cũng chở lên vô ích trước chúng. Lần đầu tiên các nhà khoa học đưa ra khái niệm vật chất tối vào những năm 70 của thế kỷ trước dựa trên các quan sát về hiệu ứng lực hấp dẫn ở những khoảng cách lớn (ví dự giữa các thiên hà) mà không thể giải thích bằng sự có mặt của vật chất thông thường.
    Và theo lý thuyết các nhà khoa học đưa ra thì vật chất tối lại không thường tương tác với hầu hết các loại vật chất khác. Một ý tưởng cho rằng vật chất tối nằm ngay trên Trái đất, trong nhà bạn, ngay trong cơ thể bạn mà không làm rung động một nguyên tử nào, và tất nhiên vì vậy ta không thể nhận biết.
    Một số nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu dưới lòng đất nhằm tìm kiếm được một vài trong số vô vàn các hạt vật chất tối với giả thiết rằng chúng có thể đôi khi kích thích các nguyên tử vật chất thông thường.
    ?oLoại vật chất này nằm ngay giữa chúng ta, và đôi khi chúng gây ra các tương tác? Angela Reisseter thuộc ĐHTH Minnesota và cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu ?oVật chất tối Siêu Lạnh (CDMS)? nói tại một hội nghị của Hiệp hội Vật lý Hoa kỳ tại Washington đầu tháng này.
    Liệu có phát hiện được vật chất tối?
    Trong một bài báo trên tạp chí Science Express, Reisseter và các cộng sự đã báo cáo về 2 phát hiện mà từ đó có thể kết luận vật chất tối có thể đã tác động lên các đầu dò của họ, hoặc cũng có thể không là gì cả. ?oCác thí nghiệm trước đây của chúng tôi có kết quả là không..? Bà nói. ?o Đó là khả năng có thể?T đầu tiên ?" và tất cả chỉ có vậy?.
    Phòng thí nghiệm CDMS được đặt sâu dưới lòng đất (700m) và được bao bọc bởi đất đá, chất dẻo, chì, đồng và các vật liệu khác nhằm ngăn chặn mọi tác động lên các thí nghiệm, ngoại trừ vật chất tối. Như vậy các tia vũ trụ cũng như các loại hạt khác đều bị ngăn chặn hầu hết nhằm tránh gây nhầm lẫn là tác động của vật chất tối.
    Các đầu dò (detector) khá nhỏ được làm bằng các nguyên tố Ge và Si. Nếu các hạt nhân của Ge hoặc Si bị bắn trúng bởi các hạt vật chất tối, chúng sẽ phát tín hiệu vào bộ thu nhận tín hiệu.
    Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn liệu 2 tín hiệu họ thu đựơc có phải là do vật chất tối hay không. Cũng có thể đó là tín hiệu nhiễu đường nền. Hai tín hiệu là quá ít để có thể đảm bảo tuyệt đối đó là tín hiệu thực. ?oNếu chỉ có 1 tín hiệu, Ồ, đó là nhiễu. Nếu có 3 tín hiệu, bạn có thể nói: Đó là tín hiệu? Reisseter nói. Trường hợp này, họ có 2 tín hiệu !.
    Nhóm nghiên cứu CDMS dự định tiếp tục tiến hành các thí nghiệm ở mức độ nhậy hơn với hy vọng thu được các tín hiệu đủ lớn.
    Cuộc săn lùng vật chất tối vẫn đang tiếp diễn
    Các nỗ lực khác nhằm tìm kiếm vật chất tối trên Trái đất đã tập trung vào các thiết bị gia tốc hạt. Các thiết bị này tăng tốc các hạt hạ nguyên tử lên tới gần vận tốc ánh sáng và sau đó cho chúng va đập vào nhau với hy vọng năng lượng va đập lớn sẽ tạo ra các hạt lạ, trong đó có thể có vật chất tối.
    Nhưng mặc dầu chúng ta đã có các thiết bị gia tốc hạt cực lớn, nhưng những dấu hiệu về vật chất tối thì vẫn chưa thấy đâu.
    Một nguyên nhân có thể là do các máy gia tốc đó vẫn chưa đủ mạnh. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn các hạt vật chất tối nặng bao nhiêu và khả năng phải có mức năng lượng cao thế nào để tạo ra chúng trong phòng thí nghiệm. Hoặc cũng có thể chẳng bao giờ chúng ta có thể tạo ra được với những máy gia tốc man-made.
    Hy vọng lớn nhất giờ đây là trông vào thiết bị gia tốc LHC đặt gần Giơnevơ Thụy sỹ. Đây là thiết bị gia tốc hạt lớn nhất từng được chế tạo. Mới đây máy đã được chạy thử, nhưng vẫn chưa đạt hết công suất. Một khi máy đạt được công suất tối đa, các nhà khoa học có thể hy vọng sẽ ghi nhận được dấu vết của vật chất tối.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Some of the universe''s dark matter was found to be tied up in really small, nearby galaxies that researchers dubbed "hobbit galaxies." Each contains only a few stars but has a mass about 100 times more than what would be expected from the mass of their stars alone. The hidden stuff, noted by its gravitational effects, might be invisible material that astronomer call dark matter. Cre***: NASA, ESA, R. Massey (Caltech)
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CặN ĐỏằSA CHỏÔN ỏằz CHILE Đf L?M Lỏằ?CH TRỏằÔC QUAY TRÁI ĐỏÔT.
    Theo NASA, trỏưn 'ỏằTng 'ỏƠt mỏĂnh ỏằY Chilê làm chỏt hàng trfm ngặỏằi 'Ê làm thay 'ỏằ.i trỏằƠc TrĂi 'ỏƠt 'ỏằ"ng thỏằi làm thỏằi gian mỏằTt ngày ngỏn 'i dạ chỏằ? mỏằTt chút.
    HặĂn 700 ngặỏằi 'Ê chỏt và khoỏÊng 2 triỏằ?u ngặỏằi bỏằi tÂm chỏƠn cĂch Concepcion 70 dỏãm tỏằô, 'Ây là thành phỏằ' lỏằ>n thỏằâ 2 quỏằ'c gia Nam Mỏằạ này.
    Nhà cỏằưa, 'ặỏằng xĂ bỏằc tưnh có khoỏÊng 500 nghơn ngôi nhà bỏằi vạng tÂm chỏƠn bỏằi Concepcion sau khi có nhỏằng nhóm ngặỏằi 'ỏằ't cĂc nhà hàng và hôi cỏằĐa, làm ngfn trỏằY quĂ trơnh tơm cỏằâu nỏĂn nhÂn.
    Nỏu trỏằƠc TrĂi 'ỏƠt bỏằi tỏằ'c 'ỏằT quay.
    Trỏưn 'ỏằTng 'ỏƠt này làm thay 'ỏằ.i trỏằƠc quay cỏằĐa TrĂi 'ỏƠt còn nhiỏằu hặĂn so vỏằ>i cặĂn 'ỏằn hặĂn so vỏằ>i cặĂn 'ỏằc ngoài
    [​IMG]
    TÂm chỏƠn trỏưn 'ỏằTng 'ỏƠt tỏĂi Chile hôm thỏằâ 7 ngày 27/2/2010. Cặỏằng 'ỏằT trỏưn 'ỏằTng 'ỏƠt này 'o 'ặỏằÊc lên tỏằ>i 8,8 'ỏằT Richter.

  7. SSX109

    SSX109 Guest

    Vi sinh vật có thể sống sót trong vũ trụ không?
    Một trong những phiên bản về nguồn gốc sự sống trái đất, như người ta cho là đến trái đất chúng ta từ vũ trụ qua các thiên thạch. Dù có bác bỏ hay xác nhận thì các nhà khoa học, các nhà thiên văn cũng đã cố gắng để tìm hiểu khám phá liệu có khả năng các vi sinh vật tồn tại được trong khoảng không vũ trụ hay không, dưới tác động của bức xạ mặt trời cùng nhiệt độ khắc nghiệt.

    Những thử nghiệm đầu tiên, nghiên cứu những mẫu vật là bụi khí mà đã được nhà thám hiểm Charles Darwin thu thập trong chuyến du hành vòng quanh thế giới trên con tàu Beagle.
    Kết quả là đã xác nhận vi khuẩn bám trong bụi đất có khả năng di cư qua các lục địa. Do đó, chúng đã sống sót qua hàng thế kỷ sinh tồn cho dù trải qua những biến đổi và khả năng di chuyển xa của chúng rất hạn chế.

    Những nghiên cứu vi sinh vũ trụ gần đây đã cho thấy, một số sinh vật sống bám trên bề mặt đá-endolit-có thể trải qua chuyến đi dài trong không gian để đến một hành tinh có khí quyển mới. Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã lặp lại một số thực nghiệm, họ đặt một số sinh vật sống trái đất trong điều kiện môi trường tương tự sao Hoả.
    Nghiên cứu này sử dụng các bào tử, khuẩn cyannit và một số phân loài địa y? Lựa chọn các dạng này là khá đa dạng, hơn nhiều các nghiên cứu trước và không chỉ có vi khuẩn và còn cả dạng sinh vật bậc cao hơn.
    Sử dụng dữ liệu có trước, các nhà khoa học đã mô phỏng ảnh hưởng trọng lực khi làm bắn thiên thạch khỏi bề mặt sao Hoả vào vũ trụ tương tự các vụ va chạm thiên thạch. Họ thấy rằng, phần lớn vi sinh vật có khả năng sống còn qua sự khởi đầu khắc nghiệt này, kể cả việc chịu quá tải trọng lực và nhiệt độ cao.
    GS lãnh đạo dự án, ông Gerd Hornek nói: Kết quả của chúng tôi đã làm tăng đáng kể danh sách các sinh vật sống có thể chiếm giữ bề mặt hành tinh sau khi chịu quá tải và điều kiện khắc nghiệt và cũng như làm chúng tôi tin chắc rằng có thể thực hiện kịch bản tương tự như thế đối với các vi sinh vật khác.
    Bước thử nghiệm tiếp theo là thử thách sức chống chịu của các vi sinh vật trước tác động của bức xạ mặt trời. Để thực hiện thử nghiệm này, họ đã đưa 50 triệu vi khuẩn ra ngoài khoảng không vũ trụ qua vệ tinh Nga Photon. Gần như tất cả các vi khuẩn đã chết dưới tác động của bức xạ mà chính xác hơn là tác động liên tục của tia cực tím cường độ mạnh.
    Tuy nhiên các nhà khoa học tiến hành thực nghiệm cũng giả định rằng, thiên thạch có khả năng bảo vệ, che chở cho các vị hành khách khỏi tác động của các yếu tố đến từ môi trường khắc nghiệt.
    Thử nghiệm thứ ba, họ trộn vi khuẩn với cát đỏ tương tự như lớp cát nằm trên bề mặt sao Hoả và đưa vào môi trường chiếu xạ cực tím mạnh.
    Từ 50 triệu vi khuẩn sử dụng trong thực nghiệm, 10 ngàn đến 100 ngàn con đã sống sót nhờ nương náu vào cát.
    Tất cả điều đó chứng tỏ rằng, vi sinh vật có thể di chuyển qua khoảng không vũ trụ, cho dù là vật mang là những thiên thạch có đường kính chỉ cỡ 1 cm. Còn ở những thiên thạch có đường kính cỡ vài mét, các vi khuẩn có thể chu du qua khoảng không hàng thế kỷ.
    Nguồn: sưu tầm. Có lẽ bác thory đã có bài tương tự nhưng tìm không thấy.
  8. SSX109

    SSX109 Guest

    VẬT TỐI ƠI, MI Ở ĐÂU?
    Theo: Tri thức là sức mạnh
    [​IMG]
    Trước tiên, hãy nhớ rằng vật tối là thứ vật chất hoàn toàn bí hiểm, chỉ hiện hình trong tương tác hấp dẫn. Theo ước lượng hiện nay, chúng chiếm đến 23-25% mật độ năng lượng toàn vũ trụ, 70-73% là năng lượng tối và chỉ có 4-5% là những gì chúng ta quan sát thấy.
    Ý tưởng vật tối nảy sinh khi các nhà khoa học nhận thấy dấu hiệu thiếu khối lượng để các thiên hà và các chuỗi thiên hà gắn kết với nhau trong trường hấp dẫn. Đầu tiên là khi họ sử dụng một kỹ thuật gọi là thấu kính hấp dẫn, mà độ cong của các tia sáng, trong nhiều trường hợp có vẻ lại mạnh hơn hiệu ứng của một thiên hà có khối lượng ?othông thường?, kể cả khối lượng vật chất không nhìn thấy như là sao lùn trắng lạnh, sao neutron, các đám mây khí. Hơn nữa, khi đo đạc vận tốc quay, phụ thuộc vào khoảng cách đến tâm thiên hà, cho thấy khi khoảng cách từ tâm tăng lên, chúng lại bị cuốn vào tâm chậm hơn so với chúng vốn phải có ứng với khối lượng vật chất nhìn thấy và lượng vật chất không nhìn thấy.
    Không có cách nào để giải thích hiện tượng này, người ta giả thiết rằng, tồn tại phần khối lượng vật chất còn thiếu ở dạng chỉ gây ra hấp dẫn là vật chất tối.
    Về cơ bản, vật tối là tương tự như vật chất thông thường, chúng có thể tập trung lại thành cục có kích cỡ thiên hà và tham gia vào tương tác hấp dẫn như vật chất thường. Nhiều nhà vật lý thiên văn tin tưởng vật tối giữ cho các ngôi sao tồn tại trong thiên hà và thậm chí còn tạo ra cái ?obộ khung năng lượng? của vũ trụ.
    Tuy nhiên, cho đến nay, chưa hề có gì chứng tỏ có sự tồn tại của một loại vật tối như thế.
  9. SSX109

    SSX109 Guest

    VẬT TỐI ƠI, MI Ở ĐÂU?
    Các hạt cơ bản tạo thành vật tối, theo một trong những giả thiết, là hạt vimp (hạt tương tác yếu có khối lượng), một hạt đại diện khác có thể của vật tối là hạt axion, do Roberto Peccei và Helen Quinn đề xướng năm 1977.
    Và vấn đề khám phá, nhận diện vật tối trở thành vô cùng cấp bách, xuất hiện các cuộc đua tranh. Nhiều khoa học gia cho đến lúc này vẫn đang tìm mọi cách để phát hiện ra hạt vật tối.
    Có thể bứt lên trước sẽ là các nhà khoa học Tây Ban Nha và Pháp. Họ đã phát triển một loại thiết bị để dò tìm vật tối bằng dấu vết nhiệt. Thiết bị đó gọi là xạ năng chớp.

    Vấn đề là ở chỗ, tương tác của vimp với các hạt thông thường khác, mà qua đó tác động lên đầu dò xạ năng, nên đầu dò phải được đặt ở các khoảng khác nhau nào đó trong trường điện từ, kể cả phổ hồng ngoại để tương đương với nhiệt mà nó sẽ dò tìm. Thiết bị dò như thế được thiết kế để ghi nhận đồng thời nhiệt và bức xạ bước sóng ánh sáng.
    Hơn nữa, các nhà nghiên đang còn phải thử thiết bị mới, khai thác khả năng, cơ hội mà nó tạo ra và tối ưu hoá các thông số đo đạc. Thiết bị này được đặt trong phòng thí nghiệm dưới mặt đất ở Kanfranke Tây Ban Nha.
    Một hướng nghiên cứu khác có triển vọng là tìm kiếm những bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại của vật tối. Hướng này cũng lôi kéo nhiều nhà khoa học tham gia. Ví dụ, nhóm các nhà vật lý thiên văn bao gồm J. Aysern, S. Catalano, E. Garcia-Berry, và C. Torres đang tiến hành tìm kiếm các bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại của hạt axion.
    Nghiên cứu của họ là xem xét độ trưng của hơn 6000 sao lùn trắng. Những sao này sẽ tạo thành những quả cầu đỏ khổng lồ khi chết vì đốt cạn hiđrô và không còn tạo ra hê-li nữa. Sự phát xạ còn lại của sao lùn là do những phần còn lại của chúng nguội dần đi. Về mặt lý thuyết, tính toán phổ bức xạ của những sao này có cơ may tìm ra dấu hiệu của hạt axion lẫn trong những dữ liệu độ trưng thực tế. Các nhà nghiên cứu tin tưởng, có thể coi đó là bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại của loại hạt này. Và như thế, có thể coi có vật chất tối tồn tại trong sao lùn trắng.
    Góp phần vào tìm kiếm những bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại của vật tối là cựu binh nghiên cứu vũ trụ, kính thiên văn Hubble trên quĩ đạo. Và nếu tìm ra vật tối, thì sẽ là bằng chứng để đi đến kết luận rằng, vật chất tối có thể đã giữ cho các thiên hà không bị suy sụp tan rã dưới ảnh hưởng hấp dẫn của các thiên hà khác.
    Nhóm nghiên cứu từ Anh, Italia và Bỉ dưới sự lãnh đạo của Christopher Konselays đã có được dữ liệu mới về tính chất vật tối khi nghiên cứu chuỗi thiên hà Perseus. Chuỗi này có hàng ngàn thiên hà với khối lượng gấp hàng tỷ lần mặt trời và cách chúng ta hơn 250 triệu năm ánh sáng.
    [​IMG]

    Các nhà thiên văn có thể nhìn vào trung tâm của chuỗi thiên hà này và họ cũng đã ngạc nhiên phát hiện có đến 30 thiên hà còi cọc vẫn tồn tại nguyên trạng không bị thay đổi, mặc dù hàng xóm to lớn hơn của chúng đã bị phá huỷ dưới tác động hấp dẫn của những thiên hà lớn ở vùng ngoại vi.

    Theo Konselays, những thiên hà này đã tồn tại như vậy cả tỷ năm và không thể tránh được lực hấp dẫn của những hàng xóm nặng. Trong khi chúng vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn hình dạng ban đầu, thì chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, vật chất tối chứa trong chúng có mật độ đặc biệt cao. Có lẽ là phải cao hơn như có ở các thiên hà xoắn ốc như hệ thiên hà của chúng ta và lực hấp dẫn của chúng đã bảo vệ các sao lùn khỏi khỏi những kẻ láng giềng khổng lồ. Với Hubble có thể quan sát thấy là các thiên hà xoắn ốc ở trung tâm chuỗi các thiên hà Perseus đã thực sự bị phá huỷ, trong khi các sao lùn vẫn còn nguyên trạng. Konselays nhấn mạnh: từ đó có thể phỏng đoán rằng vật chất tối tạo thành phần lớn khối lượng của chúng.
    Dữ liệu thu thập được đang nói về khả năng có mặt của vật tối và có lẽ là loại vật chất lạ lùng hơn những gì các nhà khoa học vẫn nghĩ bấy lâu nay. Trên thực tế, các qui luật thông thường của hấp dẫn có thể sẽ không hoàn toàn đúng với vật tối.
    Nghiên cứu của các nhà vật lý thiên văn Mỹ Joanfranco Gentail, Beno Famey, Hong Sheng Zhao và Paolo Saluzo khi họ phân tích sự phân bố vật tối tại trung tâm của 28 thiên hà thuộc các loại khác nhau. Các phân tích này dựa trên dữ liệu chuyển động của các ngôi sao trong các thiên hà. Điều đó cho phép xác minh tỷ lệ của vật chất thông thường và vật tối là không đổi.
    Kết quả thu được lại trái ngược với các mô tả hiện tại. Thực sự lượng vật chất tối cần phải được xác định bằng lịch sử của thiên hà, ví dụ, chúng tham gia vào các va chạm với các láng giềng hay yên lặng phát triển trong cô lập. Tương tác hấp dẫn trong quá trình va chạm sẽ dẫn đến phân bố lại vật chất và hậu quả là thay đổi sự cân bằng các loại hạt vật chất khác nhau trong quá trình va chạm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong vật lý, không có qui luật nào có thể giải thích được sự bất biến của các loại hạt vật chất.

    Các nghiên cứu đề cập ở trên vẫn đang được tiếp tục tiến hành, và kết quả mới chỉ được tiết lộ chút ít. Trong nghiên cứu trước kia, người ta cho rằng mật độ vật chất tối ở tâm các thiên hà có giá trị hầu như không đổi. Trong trường hợp đó, dưới tác động của qui luật hấp dẫn thông thường, mật độ của chúng phải tăng lên khi càng tiến đến gần trung tâm chuỗi thiên hà.
    Để giải thích sự bất thường này, các nhà khoa học đưa ra khái niệm khác thường hạt vật chất tối, là các hạt nguyên tố mang khối lượng. Và như thế họ đã thêm vào một tương tác cơ bản, có thể gọi là tương tác ?otối?. Như trước kia là có 4: tương tác mạnh, yếu, điện từ và hấp dẫn. Đó là một ý tưởng CM và cũng rất CM khi đề xuất coi vật tối như là cấu thành từ các nguyên tử ?otối?, hợp thành từ proton ?otối" và electron ?otối?. Giữa chúng là trường điện từ ?otối??
    Rất nhiều thứ tối om và càng ngày càng tăm tối. Làm sao mà biết được, liệu có một ngày nào đó, những ý tưởng điên rồ tăm tối này sẽ được chứng tỏ.
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 15/03/2010
  10. SSX109

    SSX109 Guest

    VŨ TRỤ CHẲNG CẦN PHẢI KHỞI ĐẦU
    Chúng ta thắc mắc từ năm lên 2 tuổi. Tại sao vũ trụ có một khởi đầu nhưng Thượng đế thì không? Nếu Thượng đế đã không phải khởi đầu thì tại sao vũ trụ lại phải khởi đầu. Có thể hay là không, vũ trụ chỉ đơn giản là luôn luôn tồn tại? Cái gì là ý muốn của Thượng đế?
    Còn khi chúng ta trưởng thành, ngắm nhìn các cô ả õng ẹo trên sàn diễn thời trang. Hôm qua các cô mặc áo đỏ, hôm nay mặc quần xanh, còn ngày mai có thể là mốt... chẳng mặc gì cả.
    Thế giới thiên văn và khoa học cũng vậy. Trái đất là trung tâm vũ trụ rồi không phải. Mặt trời là trung tâm vũ trụ rồi vũ trụ không có tâm. Vũ trụ hữu hạn rồi vô hạn, rồi hữu hạn nhưng lại vô biên. 3 chiều, 4 chiều, n chiều lý thuyết dây nhợ lằng nhằng, siêu hình học rồi vô hình học, có khi cả vô học nữa. Bigbang rồi không bigbang, lỗ đen rồi chẳng lỗ đen. Vũ trụ tĩnh rồi lại động, giãn rồi lại co. Thậm chí đa vũ trụ rồi đa vũ trụ ***g vào nhau khiến cho loài người chúng ta đang sống cùng Alien nhưng ở chiều khác! Một thời rồ dại với siêu hình Anhxtanh rồi người ta thấy tương đối thủng lỗ chỗ. Suy cho cùng đó cũng là sàn diễn thời trang-thiên văn học.
    Câu trả lời vũ trụ có khởi đầu hay không được tìm thấy trong sự hiểu biết tại sao vũ trụ phải có một khởi đầu. Fan Anxtanh tuyên bố vũ trụ của họ là một hệ thống khép kín. Điều đó có nghĩa là năng lượng của nó là hữu hạn. Mặc dù năng lượng không thể được sinh ra hay phá hủy (bởi bất kỳ quá trình tự nhiên nào), qua thời gian năng lượng hữu ích trong vũ trụ càng trở nên kém hữu ích và đến chỗ vô dụng. Điều này được biết đến trong khoa học là Định Luật nhiệt động thứ 2. Nếu vũ trụ là vĩnh viễn thì toàn bộ năng lượng đã có thể trở nên hoàn toàn vô ích và giờ đây chúng ta không thể ngồi viết bài cũng như chẳng còn ai có thể đọc! Đó là fan Anhxtanh cố tình lờ đi cái định luật nhiệt động 2 vô cùng "vĩ đại" chẳng hề kém Anhxtanh tẹo nào.

    Không phải là định luật nhiệt động thứ 2 chỉ đơn thuần là một biểu thức xác xuất đấy chứ? Có, nhưng xác suất là rất cao và nhất định là sự chênh lệch dù chỉ 1 calori năng lượng phát sinh cũng không thể vượt qua định luật 2 với hàng tỉ của hàng tỉ lần lớn hơn 1, và vũ trụ thì tạo thành bởi hơn quá nhiều là năng lượng 1 calori! Bất cứ mô hình vũ trụ hữu hạn nào nào cũng sẽ bị xử chết bởi định luật nhiệt động 2. Và kẻ đưa ra mô hình vũ trụ kín, hữu hạn và tĩnh tại, đã bị định luật nhiệt động 2 xử tử trên ghế điện. Vậy mà các thần dân trong ngồi đền ma quái Anhxtanh vẫn tôn sùng cái thây ma chết đã lâu lắm rồi.
    Chúng ta biết từ định luật nhiệt động 1, năng lượng/vật chất không thể nào tạo ra từ chân không trong bất cứ quá trình tự nhiên nào. Trong khi định luật 2 dạy chúng ta rằng vũ trụ không có khả năng duy trì chính nó vĩnh cửu.
    Định luật 1 cũng có nghĩa là vũ trụ cũng không thể tự nó sinh ra và tồn tại từ không có gì. Chỉ có một logic là quyền lực siêu nhiên đã khai sinh ra vũ trụ. Hơn nữa, sự phức tạp và trật tự trong vũ trụ nói một cách có lý là ý muốn của đấng siêu nhiên. Sự hỗn loạn vũ trụ là bởi may rủi nhưng mức độ trật tự cao chỉ có thể được giải thích hợp lý là bởi ý muốn và trí thông tuệ của ngài.
    Các qui luật tự nhiên có thể giải thích trật tự vũ trụ được sắp đặt như thế nào, nhưng chỉ có các qui luật không định trước là không đủ để giải thích nguồn gốc của trật tự đó. Ngay cả trong cuộc sống, một khi một tế bào sống hình thành và tồn tại thì các đoạn gene mã hoá và cơ chế tồn tại để chỉ dẫn sao chép hình thành tế bào mới như thế nào có vẻ chúng ta đã biết. Nhưng vấn đề là sự sống đi đến đâu khi không có các đoạn gene và cơ chế nhân đôi gene trong tự nhiên.
    Và những ngôi sao thì sao? Ồ vâng, hấp dẫn có thể giải thích một cách chính xác tiến trình hàng tỷ ngôi sao tồn tại như thế nào, nhưng chỉ có hấp dẫn không thể giải thích nguồn gốc của cái trật tự ấy!
    Thế còn chọn lọc tự nhiên? Chọn lọc tự nhiên là một quá trình thụ động trong tự nhiên và đảm bảo rằng chỉ những sinh vật sống phù hợp tồn tại. Lựa chọn tự nhiên, không tạo ra bất cứ cái gì. Nó chỉ có thể "chọn" từ những cái gì đã có. Chọn lọc tự nhiên, không phải là quá trình chuyển đổi năng lượng mà là cỗ máy định hướng, và chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng một khi đã có sự sống và sinh sản mà trước đó không có.
    Thế giới tự nhiên của Thượng đế không đòi hỏi rằng ngài phải có một sự khởi đầu. Thượng đế tự tồn tại còn vũ trụ thì không. Và bởi vì vũ trụ rốt cục không thể tự tồn tại, thì đòi hỏi phải có ai đó tạo ra nó (một sự khởi đầu) cũng như một đấng tối cao để thiết kế ra nó. Nói cách khác, vũ trụ cần một đấng thượng đế tối cao.
    Cuối cùng, tuy nhiên, các nhà khoa học thừa nhận rằng định luật nhiệt động thứ 2 sẽ chế ngự toàn bộ vũ trụ và vũ trụ tự nó, sẽ đi đến chỗ kết thúc như cái mà các nhà khoa học dự đoán là một cái chết nhiệt bởi tất cả năng lượng của vũ trụ sẽ đạt đến một trạng thái cân bằng mà ở trạng thái đó sẽ không còn gì có thể hoạt động được. Ngay cả vũ trụ dãn nở hay co nhỏ cũng sẽ không còn nữa trong trạng thái ấy. Điều này chứng tỏ, như đã đề cập trước đó, rằng vũ trụ không phải là vĩnh viễn, hay nói cách khác, nó đã đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt động từ lâu trước kia và phân huỷ.
    Tất cả điều này chỉ đơn giản là củng cố cho niềm tin rằng có một quyền lực thông minh, siêu nhiên đứng bên ngoài thế giới tự nhiên và vũ trụ chịu trách nhiệm về nguồn gốc và trật tự của vũ trụ.
    Thật tệ hại khi Darwin lại không phải là nhà khoa học mà là thần học và khoa học có lẽ đã không thể chứng minh rằng chúng ta sinh ra là nhờ tạo hoá hay bằng một quá trình biến đổi, nhưng các nhà giáo dục và học sinh phải được tự do để nghiên cứu và hình thành tâm trí họ những quan điểm hiện thực được củng cố bởi nhiều bằng chứng khoa học nhất.
    Niềm tin giả tạo khoa học hay khoa học thời trang trình diễn không phải là căn bản và cũng không tạo ra cơ sở cần thiết cho học tập và nghiên cứu khoa học thực sự. Ai có thể hiểu được cơ thể con người và trở thành bác sĩ phẫu thuật hạng nhất bất kể người đó tin rằng cơ thể con người là kết quả của sức mạnh biến đổi tự nhiên hay của một đấng tối cao. Ai có thể hiểu biết về vũ trụ và trở thành nhà vật lý thiên văn vĩ đại nếu cứ giữ niềm tin vào những lý thuyết không hoàn thiện hay đã bị rách nát tơi tả.
    tham khảo: Khoa học và Tôn giáo
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 17/03/2010

Chia sẻ trang này