1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Thuyết vụ nổ lớn - Bigbang: những thực tế thú vị!
    Sự kiện vũ trụ hình thành, mang tên Bigbang hay thuyết Vụ nổ lớn, không chỉ một hay hai lần được kể đến và tồn tại trong suy nghĩ của nhân loại. Nhưng có một số thực tế về Bigbang mà người ta lại không để ý đến.
    1. Thuyết Bigbang được tạo ra bởi một vị linh mục
    Ngày nay, đạo Cơ đốc vẫn trung thành với qui tắc thế giới được Chúa tạo ra trong 7 ngày.
    http://www.vexen.co.uk/religion/christianity_7daycreation.html
    Các mục sư, đồng thời cũng là nhà thiên văn-vật lý đã phát triển thuyết Bigbang này, nên không có gì đáng ngạc nhiên, có sự tương đồng giữa thuyết "7 ngày sáng tạo thế giới" và thuyết hình thành vũ trụ Bigbang. Một vị mục sư có tên là Georges Lemaitre được coi là người tạo ra thuyết này. Ông đặt tên là "thuyết nguyên tử nguyên thuỷ", đồng thời ông cũng đưa ra thuyết giải thích vũ trụ giãn nở.
    Đáng ngạc nhiên hơn, Anhxtanh cũng đã nghiên cứu thuyết Bigbang này, ông ta nói như sau: " tính toán của các vị là chính xác, nhưng kiển thức vật lý của các vị - thì thật tệ." Bất chấp điều đó, các mục sư vẫn tiếp tục bảo vệ thuyết của họ ác liệt. Đến nỗi, năm 1933 Anhxtanh đành đầu hàng và tuyên bố rằng giải thích của thuyết Bigbang là thuyết phục nhất trong tất cả những thứ ông ta đã từng nghe.
    2. Edgar Allan Poe đã đưa ra cái gì đó tương tự Bigbang từ năm 1848
    Dĩ nhiên, Poe không phải là nhà vật lý, nên thuyết mà ông đưa ra không được củng cố bằng những tính toán. Vào thời của ông, cũng không có máy móc thiết bị phục vụ tính toán có hiệu quả mô hình này. Thay vào đó, ông đã làm ra một thứ nghệ thuật sáng tạo "Eureka", đoán trước khám phá lỗ đen và thúc đẩy làm sáng tỏ nghịch lý Olber.
    Bên cạnh sáng tạo "Eureka", ông cũng nói về "hạt nguyên thuỷ", "về sự "riêng rẽ, đơn nhất một cách tuyệt đối" của hạt. Bản trường ca vượt thời đại đã bị người đời đương thời giày vò đay nghiến và thiêu đốt ra tro, nó cũng không được nhìn nhận là thành công từ quan điểm nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn không hiểu nổi, tại sao Poe lại tiến trước quá xa khoa học thời đại như thế.
    3. Tên của thuyết Bigbang được đặt một cách tình cờ
    Và người đặt ra cái tên này thì lại là người phản đối học thuyết. Nhà thiên văn Anh, Fred Hoyle tin tưởng vào vũ trụ bất biến và tĩnh tại, ông là người đâu tiên nêu ra cái tên Bigbang khi chế giễu cái thuyết Vụ nổ lớn có cái tên quá dài và không có ý nghĩa rộng lớn. Năm 1949, khi nói trên radio, ông đã đưa ra cái từ "Big Bang" để lăng mạ học thuyết. Cho dù thế, đến tận ngày nay, Bigbang là tên chính thức và theo qui ước của học thuyết nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ nổi đình đám này.
    4. Trước Bigbang có cái gì... hay không gì cả?
    Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn cho rằng quan niệm đúng, trước Bigbang sẽ không có gì cả, bởi không có thời gian. Nghĩa là cũng không có không gian. Nhìn chung, trước Bigbang sẽ không có gì hết!
    Nhưng khi lý thuyết Dây trở thành phổ biến, thì theo đó lại khẳng định rằng trước Bigbang hẳn có cái gì đó. Còn thuyết Lượng tử thì cũng vậy, chứng tỏ có cái gì đó tồn tại trước Bigbang.
    5. Sau Bigbang thời gian được chia thành các kỷ nguyên
    Giới khoa học chia thời kỳ tồn tại sau Bigbang cho đến thời đại ngày nay thành các kỷ nguyên. Tương tự như Chúa "sáng tạo vũ trụ" trong 7 ngày. Trước kia là kỷ Quark, kỷ Lepton, Photon... Hiện tại là kỷ nguyên Các chòm sao. Sau đó còn có các kỷ Thoái hoá, kỷ Lỗ đen và kỷ Bóng tối.
    Tuy nhiên, vẫn còn nhiểu tỷ tỷ năm nữa mới đến kỷ Bóng tối, và cho đến lúc đó, nhân loại vẫn còn sống để mà lo lắng những thứ quái gở sẽ đến hay là thuyết Bigbang lại sai lầm cũng như bao nhiêu thứ thuyết lớn lao to tát và vĩ đại khác đã sai lầm trên con đường nhận thức của nhân loại.
    [​IMG]
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 23/07/2010
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG NGÔI SAO KHỔNG LỒ, NÓNG, SÁNG CÓ TUỔI ĐỜI NGẮN
    Một đại diện của những ngôi sao khổng lồ thường sống gấp và chết trẻ đã được Đài quan sát Thiên văn European ở Chi lê ghi lại.
    Ngôi sao cháy sáng rực rỡ đó có mã số là WR22 hiện đang phun bầu khí quyển của nó ra bên ngoài với cường độ mạnh gấp hàng triệu lần so với Mặt trởi của chúng ta
    Ngôi sao này nặng gấp khoảng 70 lần so với Mặt trời và độ sáng của nó cho phép ta nhìn rõ từ Trái đất với mắt trần ở khoảng cách hơn 5000 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng bằng khoảng 6 nghìn tỷ dặm hay 10 nghìn tỷ km.
    WR 22 nằm trong khu vực sao phía nam, trong chòm Carina.(Thuyền Để), một chòm sao biểu tượng cho thân con tầu Argo của Jason trong thần thoại Hy lạp. Đó là một trong nhiều ngôi sao sáng rực rỡ nằm trong tinh vân Carina (còn được biết với tên NGC 3372), đó là một vùng hình thành sao rộng lớn ở phía nam dải Ngân Hà.
    Bức ảnh do đài thiên văn La Silla thuộc Đài thiên văn Phương Nam của Châu Âu ghi lại. Hình ảnh với mầu sắc rực rỡ phản ánh các tương tác giữa các tia bức xạ cực tím có cường độ lớn thoát ra từ các ngôi sao lớn cỡ WR 22 với các đám mây khí bao la bên ngoài có thành phần chủ yếu là hydro.
    Phía trên bên trái bức hình còn có ngôi sao Eta Carinae, chỉ cách chúng ta có 7500 năm ánh sáng và nặng hơn Mặt trời tới hơn 100 lần. Các nhà thiên văn học cho rằng các ngôi sao khổng lồ như vậy sẽ mất toàn bộ lớp vỏ hydro trước khi dẫn tới một vụ nổ supernova.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh một phần tinh vân Carina được tái tạo từ nhiều bức hình chụp bởi kính thiên văn MPG/ESO có đường kính 2,2m tại đài thiên văn La Silla ở Chi Lê. Bức hình này tập trung vào một ngôi sao trẻ, nóng bất thường ?" WR 22 -, một đại diện của nhóm sao Wolf-Rayet. Cre*** : ESO.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý TƯỞNG THÁM HIỂM SAO KIM ĐẦY THAM VỌNG BAO GỒM ROBOT, MÁY BAY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ CON NGƯỜI
    Sau hơn 20 năm bị bỏ bẵng, sao Kim giờ đây lại bắt đầu cuốn hút sự chú ý của NASA với những sứ mệnh đầy tham vọng.
    Giấc mơ thám hiểm sao Kim của một số nhà khoa học nghĩ ra không chỉ là những con tầu thám hiểm nhỏ mà là một nhóm bao gồm người máy trên bề mặt hành tinh, may bay và con người trên quỹ đạo. Một sứ mệnh như thế tới sao Kim có thể khám phá bề mặt hành tinh này từ rất gần sau nhiều thập kỷ (trước đó Liên xô đã hạ cánh một thiết bị lên bề mặt sao Kim).
    NASA dự định tổ chức một cuộc họp đầu tiên về các sứ mệnh tiềm năng lên sao Kim vào đầu tháng 8, theo Landis, một nhà nghiên cứu tại NASA cho biết.
    Kể từ tầu thăm dò sao Kim có tên Magellan được phóng đi vào năm 1989, chưa có một sứ mệnh nào đáng kể dược người Mỹ thực hiện đối với hành tinh này, tuy nhiên đã có những sự hợp tác thăm dò nấht định.
    ESA gần đây đã có tầu Venus Express bay xung quanh sao Kim và Nhật bản đã phóng tầu Akasuki (tiếng Nhật có nghĩa là bình minh) lên phía sao Kim vào tháng 5 vừa qua. Một vài tầu thăm dò cũng đã bay qua sao Kim trong 20 năm qua,nhưng đó chỉ là sự đi ngang qua của những con tầu đang đi tới một mục tiêu khác trong hệ Mặt trời.
    Trước đó, cả Nga và Mỹ đều đã có những cuộc thăm dò sao Kim, thậm chí hạ cánh lên bề mặt. Nhưng những tầu thăm dò này có thời gian tồn tại quá ngắn ngủi dưới áp suất lớn và nhiệt độ cao của bầu khí quyển sao Kim.
    .
    Đưa con người lên sao Kim
    Như vậy, sao 2 thập kỷ với những tiến bộ khoa học và công nghệ to lớn, con người giờ đây có thể hạ cánh những robot lên sao Kim với thời gian tồn tại lâu hơn ?" Landis nói. Ngày nay, công nghệ điện tử nhiệt độ cao, hệ thống cấp năng lượng và làm mát có thể cho phép các thiết bị thăm dò bề mặt có thể hoạt động lâu hơn 2 giờ.
    Con tầu cuối cùng của Liên xô hạ cánh lên bề mặt sao Kim là Venera 14. Cuộc hạ cánh xẩy ra vào tháng 3 năm 1982 và tồn tại được 57 phút, gấp gần 2 lần so với thời gian người ta dự tính ?" theo số liệu của NASA.
    Nhưng hầu như là chắc chắn con người vẫn chưa thể đặt chân lên sao Kim bởi vì nhiệt độ ở đó nóng hơn hầu hết các loại lò trên Trái đất: 465 độ C và áp suất thì gấp khoảng 90 lần so với trên Trái đất.
    ?oSao Kim quả là quá khắc nghiệt và chúng ta sẽ không đưa con người lên đó ít nhất là trong khoảng thời gian trong tương lai mà chúng ta còn có thể nhận biết? Landis nói.
    Nhưng các nhà khoa học vẫn có một kỹ thuật cho phép con người ?olên? khám phá sao Kim theo kiểu vận hành từ xa. với một bộ điều khiển nằm trong một con tầu bay trên quỹ đạo sao Kim.
    Với sự liên lạc thông tin trong thời gian thực, các nhà du hành có thể điều khiển robot và cho chúng tiếp xúc với môi trường khí quyển sao Kim mà không bị trễ thời gian như trường hợp điều khiển từ Trái đất.
    Mặc dầu vậy, vẫn còn có những thách thức với các nhà du hành mặc dù họ không phải đặt chân lên sao Kim.
    Các nhà du hành khi bay trong quỹ đạo sao Kim cần phải có sự bảo vệ khỏi bức xạ và nhiệt do họ bay gần Mặt trời. Hơn nữa, một cơ cấu tạo sức hút nhân tạo có thể là cần thiết để làm giảm sự thoái hóa xương của các nhà thiên văn học khi họ phải làm việc quá lâu trong tình trạng không trọng lượng
    Thả máy bay năng lượng mặt trời
    Một phần có thể nằm trong chương trình là làm sống lại ý tưởng sử dụng máy bay năng lượng mặt trời để bay trong bầu khí quyển dầy đặc của sao Kim, Landis nói.
    Bởi vì sao Kim có bề mặt khá tương tự với Trái đất thuở mới hình thành. Lớp khí quyển CO2 bao phủ dầy đặc sao Kim có thể nói với chúng ta nhiều điều về sự tiến hóa của chính Hành tinh xanh. Một chiếc máy bay dạng gấp gọn sẽ được thả và bung ra khi lao vào bầu khí quyển có thể sẽ là một mũi thăm dò quan trọng mà có thể ghi nhận được các điều kiện từ bên trong lớp khí quyển của sao Kim.
    Dự án máy bay năng lượng mặt trời đã bị dừng từ lâu, nhưng cũng may là các kỹ sư cũng làm được nhiều điều để có thể tự tin rằng một máy bay loại này có thể hoặt động tốt trên bầu khí quyển của một hành tinh khác.
    Đầu tiên thì máy bay loại này được thiết kế cho các cuộc thám hiểm sao Hỏa, nhưng thực ra nó còn làm tốt hơn với điều kiện sao Kim bởi vì hành tinh này phải mất 243 ngày Trái đất mới thực hiện được một chu kỳ tự quay quanh trục của mình.
    ?oSao Kim quay chậm đến nỗi, chúng tôi có thể cho máy bay bay mãi mãi bởi vì nó luôn bay nhanh hơn tốc độ quay của bề mặt sao Kim và do vậy luôn ở trong phần có ánh sáng Mặt trời và điều đó có nghĩa rằng máy bay sẽ không bao giờ hết năng lượng?, Landis nói.
    Thời gian ban ngày dài của sao Kim cũng có điểm bất lợi. Tốc độ gió trên sao Kim sẽ là một thách thức lớn đối với máy bay năng lượng Mặt trời.
    Về lý thuyết, tốc độ bề mặt của sao Kim chỉ có 16km/h. Nhưng khi đã vào trong bầu khí quyển, máy bay có thể sẽ phải hứng chịu những luồng gió mạnh tới 321km/h. Bời vậy, máy bay trên bầu khí quyển sao Kim phải có tốc độ khá lớn so với các máy bay năng lượng mặt trời nhưng vẫn chậm hơn các máy bay thương mại trên Trái đất.
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 31/07/2010
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG CHÙM SÁNG CỰC QUANG NGOẠN MỤC CHỨNG TỎ MẶT TRỜI ĐANG TỈNH GIẤC
    Những người yêu bầu trời đêm ở vĩ độ cao có thể được ngắm ánh sáng phương bắc kỳ vĩ , hay còn gọi là cực quang vào đêm thứ 3 và thứ 4 này. Sau một giai đoạn khá im ắng, có vẻ như Mặt trời đang tỉnh giấc và đi vào chu kỳ hoạt động mạnh.
    Bề mặt Mặt trời bùng phát vào sớm hôm Chủ nhật, bắn hàng tấn plasma (các nguyên tử bị ion hóa) vào khoảng không gian xung quanh. Những chùm ion này hướng tới Trái đất và có thể tạo ra những màn cực quang ngoạn mục mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng.
    ?oSự bùng phát này hướng thẳng về phía chúng ta và có lẽ chúng ta sẽ nhìn thấy ?ochúng? sớm vào ngày 4/8? Leon Golub thuộc Trung tâm Thiên văn Harvard Smithsonian nói. ?o Đó là cuộc bùng phát gió Mặt trời mạnh đầu tiên sau một quãng thời gian im lặng?.
    Các bùng phát trên Mặt trời, còn được gọi là sự phun vật chất dạng corona đã được tầu SDO của NASA ghi nhận được. SDO hay Solar Dynamics Observatory có thể quan sát Mặt trời ở nhiều bước sóng với độ phân giải cao. Tầu thăm dò này được phóng vào tháng Hai và nhắm vào các lớp bên trong của Mặt trời nhằm nghiên cứu các mối liên kết bên trong.
    ?oChúng tôi đã có được những hình ảnh đẹp về sự bùng phát này? Golub nói, ?o và còn có thể có nhiều hình ảnh đẹp hơn nếu các tia này kích thích tạo ra các cực quang?.
    Hỉnh ảnh cực quang thường chỉ được biết đến ở Canada và Alaska, nhưng những người ngắm sao ở miền bắc nước Mỹ cũng có thể mong chờ xem được chút đỉnh, những vầng sáng mầu xanh hoặc mầu đỏ về phía Bắc vào các đêm thứ 3 và thứ 4.
    Một khi những tia corona tới được Trái đất, các hạt tích điện bị lái vòng về phía hai cực. Và khi các hạt tích điện này lao vào bầu khí quyển gồm chủ yếu N2 và O2, chúng phát sáng, tạo ra những hiệu ứng tương tự như các đèn neon quảng cáo.
    Tương tác của các ?~hạt Mặt trời?T với trường điện từ của Trái đất có khả năng tạo ra các cơn bão địa từ hay làm rối loạn từ quyển của Trái đất. Và trong khi những vầng sáng cực quang thường được thấy ở trên tầng cao, chúng cũng có thể phát sáng ở các tầng khí quyển thấp trong lúc bão từ xẩy ra.
    Hoạt động của Mặt trời thường thường tăng giảm theo một chu kỳ có thể dự báo tương đối chính xác. Thường thì một chu kỳ Mặt trời kéo dài khoảng 11 năm, và mất khoảng 5,5 năm để Mặt trời chuyển từ trạng thái ít vết đen (ít hoạt động) sang mức độ nhiều vết đen nhất (hoạt động mạnh) và 5,5 năm cho quá trình ngược lại.
    Khoảng thời gian Mặt trời hoạt động mạnh đã xẩy ra vào năm 2001. Quãng thời gian tiếp theo đó Mặt trời hoạt động tương đối yếu và thời gian này diễn ra khá lâu. Vụ bùng phát mới đây là dấu hiệu đầu tiên Mặt trời đang thức giấc và đi vào thời kỳ hoạt động mạnh của mình.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Tầu Solar Dynamics Observatory của NASA đã chụp được bức hình Mặt trời này trên sóng tia X vào sáng Chủ nhật ngày 1/8/2010. Các vòng cung tối mầu gần phía trên bên phải bức hình là những đường phóng plasma mạnh mẽ ra khỏi bề mặt Mặt trời. Các vùng sáng màu là các quầng lửa bình thường vốn có. Khi những hạt tích điện này tới được Trái đất vào các ngày 3 và 4 tháng 8, chugns có thể tạo ra những chùm tia cực quang hoành tráng được biết với cái tên : Ánh sáng phương Bắc. Cre*** NASA.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 03/08/2010
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHI HÀNH ĐOÀN ISS AN TOÀN TRƯỚC SỰ ?oGIẬN DỮ? CỦA MẶT TRỜI
    Vụ bùng phát các tia Mặt trời xẩy ra tuần này đã không gây nguy hiểm gì tới phi hành đoàn của tầu vũ trụ ISS cũng như các kế hoạch đi bộ ngoài không gian để sửa chữa các module thí nghiệm, các quan chức NASA cho hay.
    Các trận bùng phát trên bề mặt Mặt trời diễn ra hôm 1/8 vừa qua đã phóng ra không gian những lượng khổng lồ plasma và phóng những dòng hạt tích điện về phía Trái đất với tốc độ 3,6 triệu km/ giờ. Trong khi các tia này có thể tạo ra những quầng sáng rực rỡ ở miền cực, nhưng lại không hề đe doạ 6 phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS và kế hoạch đi bộ ra ngoài không gian của họ vào cuối tuần này để thay một cái bơm bị hỏng trong hệ thống làm mát.
    ?oĐã có những hoạt động của Mặt trời trong mấy ngày vừa qua và chúng tôi đã quan sát các động thái đó rất chặt chẽ, ?o Kyle Herring, phát ngôn viên của NASA đã phát biểu như vậy trong bài bình luận về sứ mệnh của phi hành đoàn. ?o Có vẻ như không có hiệu ứng phóng xạ nào liên quan tới các cuộc bùng phát tia Mặt trời liên trong cuộc đi bộ ra ngoài không gian tới đây?.
    Sự bùng phát trên Mặt trời
    Vụ bùng phát hôm 1/8 khá mạnh và được liệt vào cấp độ C3 và bắt đầu tấn công Trái đất vào hôm thứ 3. Nhưng lần này, các tia Mặt trời cũng không đủ mạnh để gây ra những tác hại khác ngoài việc tạo ra những quầng cực quang ngoạn mục và tạo bão từ trên Trái đất kéo dài khoảng 12 giờ.
    Nếu các trận bùng phát trên Mặt trời mạnh hơn nữa, các phi hành gia có thể tạm trú ẩn ở những thiết bị an toàn hơn ngay trên tàu ISS cho tới khi cơn bão từ đi qua. Nhưng điều đó đã không xẩy ra trong lần bão từ này.
    Các tia vũ trụ luôn là hiểm họa với các phi công vũ trụ khi họ ở ngoài không gian bởi vì tia vũ trụ mạnh có thể phá hoại các cơ quan của cơ thể và gây bệnh, tăng nguy cơ ung thư hoặc nếu ở mức cao quá có thể dẫn tới tử vong.
    Nguy cơ bức xạ ở gần Trái đất dù sao cũng thấp hơn. Các phi công vũ trụ bay ở quỹ đạo thấp của Trái đất không phải đón nhận toàn bộ các tia vũ trụ bởi vì trạm ISS bay ở khu vực được bảo vệ bởi từ trường Trái đất.
    ?oDựa theo nghiên cứu của NASA về tia bức xạ vũ trụ với các sự kiện ngược chở về thế kỷ 15, chúng tôi đã ước lượng hầu như là không thể xẩy ra một trận bão từ nào mạnh tới mức các phi hành gia trên tầu ISS phải đi sơ tán?, William Jeff, một phát ngôn viên khác của NASA phát biểu.
    Khi các nhà du hành phải thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian, họ có thể phải hứng chịu liều lượng tia vũ trụ cao hơn, do vậy chuyến đi bộ phải được đặt kế hoạch để tránh các vụ bùng phát tia Mặt trời.
    Nguy cơ từ tia vũ trụ
    Sự phơi nhiễm tia vũ trụ được đo bằng đơn vị milliSeivert (mSv). Trên Trái đất, mỗi người trung bình bị một lượng tia chiếu vào với tổng lượng tương đương với 2mSv trong một năm. 1 mSv lượng tia bức xạ vũ trụ bằng xấp xỉ 3 lần chiếu điện tia X vùng ngực ?" theo NASA.
    Một phi công vũ trụ nếu công tác trên quỹ đạo 6 tháng liền sẽ vị phơi nhiễm với tổng lượng là 80 mSv trong thời kỳ Mặt trời hoạt động và bằng phần nửa trong giai đoạn Mặt trời ?ongủ đông?.
    Cũng theo William Jeff , những vụ bùng phát của Mặt trời thường dẫn tới lượng tia vũ trụ thấp hơn bởi vì khi Mặt trời hoạt động mạnh thì mật độ tia vũ trụ từ các thiên hà lại giảm đi. Những tia vũ trụ có năng lượng cao mà không phải xuất phát từ Mặt trời mới là những nguy cơ tiềm tàng hơn cho các phi hành gia trên các chuyến bay tới sao Hỏa hoặc những nơi khác ngoài quỹ đạo Trái đất - ông cho biết thêm.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Vào ngày 8/1 vừa qua, hầu hết bề mặt Mặt trời phần huớng về Trái đất đã bùng phát và phóng ra một lượng lớn plasma. Các tai lửa mặt trời bùng phát được liệt vào cấp độ C3, đã phóng ra các sóng radio, khối lương corona, làm xáo động bề mặt dữ dội. Bức hình trên sóng tia cực tím này do tầu Solar Dynamics Observatory (SDO) chộp được cho thấy phần bán cầu bắc của Mặt trời đang phun trào mãnh liệt. Mầu sắc khác nhau trên bức hình thể hiện sự khác biệt về nhiệt độ của các khối khí. Cre*** NASA/SDo_Olors in the image represent different gas temperatures. Cre***: NASA/SDO
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC PHÁT HIỆN MỘT DẠNG NỔ SAO MỚI
    Một vụ nổ sao theo dạng mới đã được phát hiện - vụ nổ được gọị là nova tia gamma đã phát ra những tia bức xạ với năng luợng cao nhất trong vũ trụ - tia gamma.
    Nổ sao nova là vụ nổ nhiệt hạt nhân mạnh do một sao lùn trắng gây ra khi nó được ?~tiếp liệu?T từ một ngôi sao đồng hành vói nó. Không giống nổ sao supernova, các vụ nổ nova không phá hủy chính các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu mong đợi và đã nhìn thấy thấy tia X do các sóng tạo ra bởi các đám khí giãn nở trên các ngôi sao gây ra nổ nova. Nhưng không giống các vụ supernova, họ không hề phát hiện ra các tia gamma từ các vụ nổ nova.
    Giờ đây, các nhà nghiên cứu bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ Fermi Large Area đang bay trên quỹ đạo Trái đất, đã phát hiện ra một vụ nổ sao nova phát ra các tia gamma, thậm chí còn mạnh hơn các chùm tia X. Kính Fermi Large Area là thiết bị phát hiện tia gamma nhậy nhất từng được phóng lên vũ trụ.
    ?oĐây là vụ nổ sao nova tia gamma đầu tiên được phát hiện? Teddy Cheung, một nhà thiên văn vật lý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân ở Washington nói.
    Nổ sao tia gamma
    Các tia gamma bí ẩn trên đã phát đi từ một cụm sao đôi với tên gọi V407 Cygni cách chúng ta khoảng 8800 năm ánh sáng, bao gồm một sao lùn trắng và một ngôi sao khổng lồ đỏ đang hấp hối. Các tia gamma phát ra sau khi vụ nổ nova được một nhà thiên văn nghiệp dư người Nhật phát hiện ra hồi tháng 3. Cụm sao này bùng phát mạnh và có độ sáng đạt cực đại và chỉ dưới ngưỡng nhìn thấy bằng mắt thường một chút, và sáng hơn bất cứ thời điểm nào trong suốt 75 năm, thời gian các nhà thiên văn theo dõi cặp sao này.
    Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các chùm tia gamma được tạo thành khi các sóng xung kích của vụ nổ nova va chạm với những đám khí đậm đặt phát ra từ ngôi sao khổng lồ đỏ. Các proton và electron được gia tốc mạnh lên mức năng lượng rất cao khi có va chạm, và tiếp đó chúng phát ra các tia gamma.
    ?oKhi những đợt sóng lan truyền ra phía ngoài, chúng đóng vai trò như những xe ủi tuyết, quét đi những khối vật chất do gió sao tạo ra và tạo những sóng xung kích ở mặt ngoài của sóng? Adam Hill, một nhà vật lý thiên văn tại trường ĐHTH Joseph Fourier ?" Grenoble, Pháp giải thích.
    Một phát hiện đã đuợc dự báo
    Trong nhiều vụ nổ nova, ngôi sao lùn trắng trong hệ trường là các sao thuộc dạng trung bình trong chu trình sao, và vì vậy chúng không có ?ogió sao? đậm đặc như trong trường hợp ngôi sao khổng lồ đỏ trong hệ V407 Cygni và do vậy chúng không có đủ vật chất để tạo thành các tia gamma. Có rất ít các hệ sao đôi được cho là có thể kết hợp giữa một ngôi sao lùn trắng đang bùng phát các đợt nổ nova với một sao khổng lồ đỏ, và do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng các vụ nổ nova đi kèm với tia gamma là tương đối hiếm.
    ?oKhám phá ra một cái gì đó mới và không dự đoán trước được luôn luôn phấn khích. Những vụ khám phá kiểu như thế này chính là lý do tôi lại muốn làm một nhà khoa học? Adam Hill kết luận.
    Các nhà khoa học tại chương trình phối hợp Fermi-LAT đã công bố chi tiết về phát hiện của mình trên số 13/8/2010 của tạp chí Khoa học.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Kính thiên văn Large Area của Fermi (LAT) không nhìn thấy một tín hiệu nào của vụ nổ nova trong suốt 19 ngày theo dõi (hình trái) và cuối cùng tới ngày 10/3 vụ bùng phát nổ ra (hình phải). Các hình trên cho biết sức mạnh của các tia gamma với năng lượng lớn hơn 100 triệu eV; các vùng mầu sáng hơn chỉ thị các mức năng lượng cao hơn. Cre*** NASA/DOE/Fermi LAT Collaboration
  7. SSX999

    SSX999 Guest

    Cùng với đợt gió mặt trời hoạt động mạnh trở lại là thông báo lỗ hổng ô-zôn đã biến mất.
    Người ta thở phào bớt lo tia cực tím làm ung thư da.
    Nhưng bê bối biến đổi khí hậu thì ngày càng trầm kha. Có quá nhiều bằng chứng các "nhà khoa học" có
    đủ râu ria và đủ mọi thứ, ngồi trên những chiếc ghế nhớn và xực những đồng tiền thuế duy nhất là có thực.
    Đã nguỵ tạo số liệu đổ lỗi cho con người là thủ phạm của cái gọi là "biến đổi khí hậu toàn cầu".
    Ở Việt Nam ta, đang say xưa với thuế môi trường đánh vào xăng. Tiền thuế thu được đi đâu về đâu thì...
    chỉ có trời và tự xưng thay trời hành đạo biết.
  8. SSX999

    SSX999 Guest

    Như ta biết, tầng ô-zôn hình thành dưới tác động của gió mặt trời, các hạt nhẹ mang điện trong thành phần của nó như H, He góp phần phá vỡ phân tử O2 tạo O3.
    Ngoài ra, một lượng nhỏ neutron tốc độ cao đủ sống sót đến được tầng cao khí quyển và gây ra nhiều phản ứng.
    Nó góp phần hình thành các nguyên tố, trong đó có cả T (1H3) là loại phóng xạ, cũng như ô-zôn.
    7N14 + n -> 6C12 +T
    T + O -> TO +H ->HTO (nước cực nặng)
    Phân rã: T -> 2He3 + e-
    Chuỗi vừa phản ứng hạt nhân, vừa hoá học này là phức tạp, thật may mật độ T phóng xạ tự nhiên hình thành là nhỏ.
    Đo đạc mật độ T tự nhiên bằng TU, đơn vị chỉ 1 nguyên tử T trong 10E18 nguyên tử hydro.
    Trên bề mặt trái đất, một số nơi đo được vài đến khoảng 100 TU trong nước mưa.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NEPTUNE ĐÃ THỰC HIỆN ĐỦ MỘT VÒNG QUAY QUANH MẶT TRỜI KỂ TỪ KHI ĐƯỢC PHÁT HIỆN
    Hành tinh Neptune (Hải vương tinh) sẽ đi vào vị trí xung đối vào ngày 20 tháng 8 tới. Khi đó hành tinh khí này sẽ nằm chính xác phía đối diện với Mặt trời nếu nhìn từ Trái đất và sẽ ở vị trí cao nhất trên bầu trời vào lúc nửa đêm. Thông thường thì ở vị trí xung đối cũng có nghĩa là hành tinh đó gần với Trái đất nhất.
    Lần ở vị trí xung đối này khá đặc biệt bởi vì Neptune sẽ chở lại gần với vị trí lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1846 và như vậy hành tinh này mới đi được hết một vòng quanh Mặt trời kể từ khi con người phát hiện ra.
    Một sự trùng hợp nữa là vào năm 1846, Neptune cũng đi vào vị trí xung đối vào ngày 20/8 mặc dầu sau đó hơn một tháng (23/9) nguời ta mới phát hiện ra.
    Con đường kỳ lạ phát hiện ra Hải vương tinh
    Con đường dẫn tới sự phát hiện ra Neptune có một lịch sử thú vị
    Sao Thiên vương (the planet Uranus) được Sir William Herschel phát hiện một cách tương đối tình cờ trong khi đang nghiên cứu những thiên thể xa xôi trên bầu trời. Thời gian trôi đi, nhưng vị trí của sao Thiên vương không đúng như các nhà thiên văn học mong đợi và các nhà toán học thiên văn bắt đầu dự đoán rằng phải có một hành tinh nữa ở bên ngoài đã làm lệch chuyển động của sao Thiên vương bằng lực hấp dẫn.
    Vào giữa những năm 40 của thế kỷ 19, một người Anh tên là John Couch Adams và một người Pháp tên là Urbain Le Verrier đã độc lập tính toán ra vị trí của một hành tinh mới bị nghi ngờ gây ảnh hưởng tới chuyển động của Uranus, nhưng cả hai đều không thuyết phục được các nhà thiên văn học quan sát đúng vị trí.
    Cuối cùng thì nhà thiên văn học người Đức, Johann Galle đã hướng ống kính thiên văn đúng toạ độ được dự đoán và đã phát hiện được chấm sáng xanh lơ của một hành tinh và sau đó có tên Neptune (Hải vương tinh). Ngày phát hiện ra là 23/9/1846. Sau đó tiếp tục xẩy ra một sự tranh chấp xem ai là người đầu tiên tìm ra Neptune. Cuối cùng cả ba người đều được công nhận đồng tác giả của sự phát hiện ra Neptune.
    Trớ trêu là Galle cũng không phải là người đầu tiên tìm ra Neptune. Vinh dự này lại thuộc về không phải ai khác là Gallileo Galiei, người đã hai lần quan sát thấy Neptune nhưng lại nhầm tưởng đó là một ngôi sao thực thụ vào các ngày 28/12/1612 và 27/1/1613.
    Trong suốt gần một thế kỷ, Neptune đã được coi là hành tinh xa nhất tính từ Mặt trời, và mãi sau vị trí xa nhất mới thuộc về Pluto tí hon, một ?~hành tinh?T do Clyde Tombaugh phát hiện ra vào năm 1930. Giờ thì IAU đã hạ cấp Pluto (sao Diêm vương) xuống và như vậy Neptune một lần nữa lại chở thành hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời.
    Do khoảng cách lớn tính từ Mặt trời ( 30 đơn vị thiên văn AU, 1 AU là khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất), và có đường kính khá nhỏ (49500km), Neptune quá mờ và chỉ thể hiện là một chấm nhỏ trong các kính thiên văn nghiệp dư. Trong khi sao Thiên vương vẫn có thể nhìn được bằng mắt thường trong nhũng đêm đẹp trời thì để xem được Neptune, ta cần phải có một ống nhòm hoặc một kính thiên văn loại nhỏ.
    Cách xem Neptune vào thời điểm này
    Với những nhà thiên văn học nghiệp dư, nửa mùa, một bản đồ để truy tìm Neptune là cần thiết (xem phía dưới).
    Khoảng 1 giờ sáng trong tuần này, các bạn hãy tìm tam giác lớn nhưng mờ với tên gọi Capricomus, phía trái của Sagitarus và Milky Way. Hai ngôi sao nằm phía tay trái của tam giác chỉ thẳng tới Neptune, ngay phía trên ngôi sao Iota trong chòm sao kế cận Aquarius.
    Với một kính thiên văn nhỏ, Neptune trông sẽ giống như một ngôi sao, ngoại trừ với mầu xanh lơ đặc trưng.
    Mặc dầu trông nhỏ bé trong ống kính thiên văn như vậy và chẳng là gì so với sao Mộc và sao Thổ, Neptune vẫn có đường kính gấp 4 lần Trái đất. Cũng giốgn như các hành tinh khí khác, bề mặt Neptune chỉ thấy bầu khí quyển và không có hình thù đặc trưng. Khi tầu Voyager 2 đi ngang qua vào năm 1986 và chụp ảnh hành tinh này, người ta thấy có một Vết Xanh Lớn trên bầu khí quyển của Neptune. Có lẽ ?~vết?T này cũng tương tự như Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc. Cũng như các hành tinh khí khổng lồ khác, Neptune cso một hệ thống vành đai (ring) xung quanh nhưng mờ hơn rất nhiều so với của sao Thổ.
    Mặc dầu bề mặt sao Hải vương có vẻ yên bình, nhưng bầu khí quyển của hành tinh này đã gây ra những cơn gió có vận tốc của âm thanh. 13 vệ tinh của Neptune có kích thước rải rác từ những tảng đá cho tới Triton với đường kính 2700km (to hơn Mặt trăng của Trái đất).
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Bản đồ sao giúp tìm Neptune trên bầu trời tại thời điểm hiện tại (cũng như năm 1846). Cre*** Stary Night Software.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGÔI SAO TỪ KHỔNG LỒ THÁCH THỨC CÁC LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH HỐ ĐEN
    Các nhà thiên văn học đã phát hiện một ngôi sao mà đã từng có kích thước lớn vượt xa Mặt trời và hiện đang thách thức các thuyết về quá trình tiến hóa, chết đi và biến thành hố đen của các ngôi sao.
    Đây là một ngôi sao dị thường trong vũ trụ với tên gọi sao từ (magnestar). Các sao từ có mật độ vật chất cực kỳ đậm đặc. Các sao siêu từ trường có thể được hình thành từ những vụ nổ sao supernova.
    Ngôi sao từ mới được phát hiện này thực sự là làm giới khoa học bối rối bởi vì các nhà thiên văn học đã tính toán ra rằng ngôi sao tiền thân ra nó có khối lượng ít nhất bằng 40 lần Mặt trời. Nhưng những ngôi sao lớn cỡ này sau khi kết thúc cuộc đời thường biến thành các hố đen chứ không phải là các sao từ sau khi gây ra vụ nổ supernova.
    ?oĐiều này làm nẩy sinh một câu hỏi hóc búa là làm thế nào một ngôi sao bị sụp đổ lại có thể chở thành hố đen trong khi các ngôi sao cỡ 40 lần Mặt trời lại không thực hiện được điều này? nhà nghiên cứu Norbert Langer thuộc ĐHTH Bonn, CHLB Đức và ĐHTH Utrecht- Hà lan nói.
    Khi các ngôi sao khổng lồ tiến tới cuối cuộc đời và chết bằng những vụ nổ supernova, chúng để lại những tàn tích. Nếu ngôi sao rất lớn, tàn tích đó chính là hố đen- một tập hợp rất đậm đặc vật chất với lực hấp dẫn cực lớn đến ánh sáng cũng không thoát ra được.
    Nếu ngôi sao nhẹ hơn một chút, tàn tích của vụ nổ supernova sẽ là một ngôi sao neutron. Những ngôi sao này được cấu tạo chủ yếu từ các neutron, có mật độ đậm đặc hơn các ngôi sao thường, nhưng vẫn kém các hố đen.
    Các sao từ là một dạng sao neutron với từ trường mạnh bao quanh có cường độ lớn hơn từ trường Trái đất tới gần một triệu tỷ lần (10 mũ 15).
    Ngôi sao từ kỳ lạ
    Ngôi sao từ bất thường này được phát hiện trong cụm sao Westerlund 1, nằm cách chúng ta 16000 năm ánh sáng trong còm sao Ara ở phương nam.
    Cụm sao đặc biệt bao gồm hàng trăm sao khổng lồ được hình thành chỉ trong một sự kiện, có nghĩa là tất cả các các ngôi sao trong cụm đều có tuổi xấp xỉ nhau, khoảng từ 3,5 tới 5 triệu năm tuổi.
    Tuổi đời và các tính chất của cụm sao cho phép các nhà khoa học ước lượng khối lượng ngôi sao từ, một trong số rất ít các ngôi sao từ trong Milky Way. Khối lượng của ngôi sao từ đó đã đưa nó vàohạng các ngôi sao đáng lẽ phải tạo ra một hố đen.
    Điều gì xẩy ra khi một ngôi sao khổng lồ chết?
    Các nhà khoa học cho rằng các ngôi sao với khối lượng ban đầu cỡ khoảng từ 10 tới 25 lần Mặt trời sẽ tạo thành các sao neutron khi chúng ?~chết?T, và các ngôi sao lớn hơn 25 lần Mặt trời sẽ sản sinh ra các hố đen.
    Các nhà nghiên cứu còn cho rằng ngôi sao từ kỳ quặc trên hẳn phải đã mất rất nhiều khối lượng trong quá trình ?ochết? của nó.
    ?oNhững ngôi sao này phải mất hơn 9/10 khối lượng của chúng trước khi phát nổ supernova, nếu không chúng sẽ tạo thành các hố đen. Những lượng vật chất bị mất mát lớn như vậy chính là những thách thức với các thuyết hiện đại về quá trình tiến hóa sao?. Nhà nghiên cứu Ignacio Negueruela thuộc ĐHTH Alicante , Tây ban nha nói.
    Các nhà nghiên cứu đã quan sát được ngôi sao từ bằng kính Thiên văn Cực Lớn của Đài thiên văn phương Nam của châu Âu (Chi Lê). Họ đã đăng tải chi tiết các phát hiện của mình trên số tới của tạp chí Thiên văn và Vật lý thiên văn (Astronomy and Astrophysics)
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Bức hình minh họa ở trên mô tả ngôi sao từ thuộc cụm sao Westerlund 1 rất giầu các ngôi sao trẻ. Cụm sao nổi tiếng này chứa hàng trăm ngôi sao khổng lồ, một số tỏa sáng với cường độ gần một triệu lần Mặt trời. Cre*** ESO/L. Calcada
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 20/08/2010

Chia sẻ trang này