1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NĂNG LƯỢNG TỐI BÍ ẨN CÓ THỂ ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ BỞI CÁC THẤU KÍNH VŨ TRỤ
    Bằng cách theo dõi các thiên thể xa xôi nhất trong vũ trụ thông qua các thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học có thể tìm ra một cách hiểu rõ ràng hơn về một dạng năng lượng bí hiểm ?" năng lượng tối, một dạng năng lượng được cho là nguyên nhân gây ra sự giãn nở của vũ trụ.
    Mặc dầu các nhà khoa học không biết thực chất năng lượng tối là gì hay thậm chí còn không biết nó có tồn tại hay không, nhưng họ vẫn cho rằng năng lượng tối chính là lực tác dụng lên các thiên hà làm chúng rời xa nhau ra ở tốc độ ngày càng lớn.Năng lượng tối là một cái gì đó bí hiểm, lan tỏa khắp trong vũ trụ và làm vũ trụ giãn nở với một gia tốc đáng kinh ngạc.
    Trong nghiên cứu mới này, các nhà thiên văn học đã sử dụng một cụm thiên hà khổng lồ có tên Abell 1689 như là một thấu kính vũ trụ khổng lồ để nghiên cứu khối lượng có thể uốn cong không gian và thời gian xung quanh như thế nào. Khi những tia sáng xuất phát từ những thiên hà xa hơn nữa đi qua ?~thấu kính?T vũ trụ trước khi tới Trái đất, các tia sáng này dường như được phóng to ra và bị biến dạng dưới tác động của lực hấp dẫn của cụm thiên hà Abell 1689.
    Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 34 hình ảnh của các thiên hà xa xôi được kính thiên văn vũ trụ Hubble và một số đài thiên văn trên mặt đất chụp để phân tích tính chất hình học của không-thời gian. Tính chất này được các nhà khoa học cho rằng đang bị ảnh hưởng bởi năng lượng tối, loại năng lượng chiếm tới 72% của toàn bộ năng lượng và khối lượng trong vũ trụ.
    ?oDạng hình học, khối lượng/năng lương và số phận của vũ trụ là có mối liên quan với nhau rất phức tạp. Nếu bạn biết hai đại lượng, bạn có thể suy ra đại lượng còn lại. Chúng ta đã có sự hiểu biết khá tốt về năng lượng-khối lượng của vũ trụ, bởi vậy chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm hình dạng của vũ trụ và từ đó có thể rút ra lời giải số phận của vũ trụ sẽ như thế nào.? Priyamvada Natarajan, một nhà nghiên cứu thuộc ĐHTH Yale, Hoa Kỳ phát biểu.
    Các nhà nghiên cứu đã kết hợp các kết quả đo của ánh sáng bị uốn cong, một hiện tượng được biết với cái tên thấu kính hấp dẫn- với các tính toán trước đó về dạng hình học của vũ trụ dựa trên các quan sát về supernova, cụm thiên hà và các thiên thể khác. Kết hợp với nhau, những bằng chứng trên sẽ dần thu hẹp các phỏng đoán về tính chất của năng lượng tối.
    Rốt cục thì các nhà nghiên cứu cũng ước lượng được thông số của cái gọi là phương trình trạng thái của năng lượng tối , thông số w. Thông số này liên quan tới quá trìnhnăng lượng hình thành lên vũ trụ như thế nào. Họ cũng giảm tính bất định khi xác định giá trị w xuống còn 30%.
    Các kết quả trên được đang tải trên số 20 tháng 8 tạp chí ?oKhoa học?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Cụm thiên hà Abell 1689 rất nổi tiếng do có thể uốn cong ánh sáng, một hiện tượng được gọi là thấu kính hấp dẫn. Một nghiên cứu mới về cụm thiên hà này đang hé lộ những bí ẩn về cách thức năng lượng tối hình thành lên vũ trụ. . Cre***: NASA, ESA, E. Jullo (JPL/LAM), P. Natarajan (Yale) and J-P. Kneib (LAM)
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]CÁC NHÀ KHOA HỌC TÌM RA PHƯƠNG PHÁP MỚI “CÂN” CÁC HÀNH TINH[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Các nhà thiên văn học từ Úc, Đức, Anh, Canada và Mỹ đã tìm ra một phương pháp mới để có thể “cân” các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta bằng cách sử dụng tín hiệu radio từ các pulsar (sao xung)[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]“Đây là lần đầu tiên người ta có thể xác định được toàn bộ hệ hành tinh – bao gồm các hành tinh cùng với các vệ tinh và vành đai của chúng” David champion thuộc Viện Max-Plank nghiên cứu sóng radio thiên văn đặt tại Bonn, Đức.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Các phép đo khối lượng hành tinh bằng phương pháp này có thể cung cấp thông tin cần thiết cho các chuyến du hành vũ trụ trong tương lai. Tới nay, các nhà thiên văn học đã xác định khối lượng của các hành tinh bằng cách đo chu kỳ chuyển động của các vệ tinh trong quỹ đạo, hay tầu vũ trụ bay ngang qua chúng. Điều này có được là do các hành tinh tạo ra lực hấp dẫn và lực hút của các hành tinh quyết định đến quỹ đạo của các vệ tinh bay xung quanh: cả về hình dạng và chu kỳ. Phương pháp mới được dựa trên sự sửa đổi do các nhà thiên văn học thự c hiện đối với các tín hiệu từ các sao xung – nhưng ngôi sao nhỏ quay rất nhanh và tạo ra những xung sóng radio đều đặn .[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Trái đất quay xung quanh Mặt trời, chuyển động này ảnh hưởng tới chùm sóng từ pulsar tới máy thu của chúng ta. Để loại bỏ ảnh hưởng này, các nhà thiên văn học đã tính toán thời điểm khi các pulsar sẽ tới được trọng tâm của hệ Mặt trời, mà xung quanh đó là toàn bộ các hành tinh chuyển động. Do vị trí tương đối của các hành tinh trong hệ luôn thay đổi nên trọng tâm này cũng thay đổi. Để tìm ra vị trí trọng tâm, các nhà thiên văn học đã sử dụng một bảng ghi vị trí của các hành tinh tại một thời điểm nào đó và khối lượng của các hành tinh đã được xác định. Nếu các con số và vị trí trọng tâm hơi bị lệch một chút, khi đó xung từ các pulsar sẽ bị lệch đi theo một quy luật nhất định.[/FONT]
    [FONT=&quot]“Ví dụ như nếu khối lượng của sao Mộc và các vệ tinh bị sai, chúng tôi sẽ nhìn thấy sự sai lệch về thời gian nhắc lại theo một chu kỳ 12 năm (đúng bằng chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt trời). Dick Manchester thuộc Viện Khoa học Vũ trụ và thiên văn của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung , Úc (CSIRO) nói. nếu khói lượng của sao Mộc cộng với các vệ tinh mà chính xác, sự sai lệch về thời gian cũng biến mất. Hiện tượng này có thể giúp các nhà thiên văn học xác định khối lượng của các hành tinh.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Các số liệu từ nhóm 4 sao xung đã được sử dụng để xác định khối lượng của sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc cùng với các vệ tinh và vành đai của chúng. Hầu hết các số liệu này được thu nhận và ghi lại bởi hệ kính thiên văn vô tuyến Parkers của CSIRO nằm ở miền đông Australia. Ngoài ra còn có sự đóng góp của các Đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico và Effelsberg ở Đức. Khối lượng đo được phù hợp với kết quả đó được tính từ các tầu vũ trụ. Khối lượng của hệ sao Mộc tính được là 0,0009547921 phần so với Mặt trời, như vậy là chính xác hơn đáng kể so với số liệu đo được từ các tầu Pioneer và Voyager, và phù hợp với (hơi kém chính xác hơn) so vứoi kết quả của tầu Galileo.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    Kỹ thuật mới này nhạy với sự sai khác khốí lượng tương đương 10^17 tấn, hay chỉ tương đương với 0,003 % của khối lượng Trái đất và chỉ bằng 1 phần 10 triệu khối lượng của sao Mộc.[/FONT]
    [FONT=&quot]Việc lặp lại các phép đo sẽ cho kết quả tốt hơn nữa. Nếu các nhà thiên văn học theo dõi 20 pulsar trong vòng 7 năm, họ sẽ cân được sao Mộc chính xác hơn số liệu từ các tầu vũ trụ. Một công trình tương tự để “cân” sao Thổ phải kéo dài 13 năm.[/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]

    [FONT=&quot]Theo Space.com
    [/FONT]


    [​IMG]
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]The Sun, Earth and Jupiter orbit a common barycenter [/FONT][FONT=&quot]MPIfR-D. Champion[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]MỘT SỐ THIÊN HÀ GIÀ CỖI ĐÃ TỪNG CÓ THỜI TRAI TRẺ DỮ DỘI[/FONT]
    [FONT=&quot]Theo các nhà thiên văn học, những thiên hà già cỗi có thể đang là những “công dân” vũ trụ chững chạc trầm lặng, nhưng một số các thiên hà đó đã từng có thời trai trẻ cuồng nhiệt, với những vùng sinh sao dữ dội.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các nhà nghiên cứu bằng việc sử dụng kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA, đã phát hiện ra rằng có một số lượng lớn các thiên hà già cỗi, nằm trong những cụm thiên hà xa xôi đã từng sinh sao một cách dữ dội trong thời gian khoảng 10 tỷ năm trước đây, đó cũng là thời gian mà ánh sáng từ các thiên hà đó tới được chúng ta.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tỷ lệ sinh sao cũng đặc biệt lớn hơn ở khu vực trung tâm so với các vùng ngoài rìa, một hiện tượng ngựơc hẳn lại với những gì chúng ta quan sát được ở những khu vực xung quanh chúng ta, nơi mà các cụm thiên hà chứa đầy những thiên hà dạng eliptical to lớn với chỉ những ngôi sao già cỗi bên trong.[/FONT]
    [FONT=&quot]Mối liên hệ giữa các thiên hà bị biến mất?[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu gần đây do một nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là Kim Vy Tran thuộc ĐHTH Texas A&M có thể đã khám phá nhiều hơn những vấn đề liên quan tới việc các thiên hà khổng lồ được hình thành như thế nào.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các nhà thiên văn học từ lâu đã nghi ngờ rằng sự hình thành sao đạt đỉnh điểm từ rất lâu rồi, khi mà vũ trụ của chúng ta mới chỉ có một vài tỷ tuổi. Nhưng những phát hiện mới đây của nhóm nghiên cứu có thể đã chỉ ra đúng thời kỳ khi các cụm thiên hà sinh sản ra những ngôi sao cuối cùng. Với những kiến thức này, các nhà thiên văn học có thể tập trung vào vấn đề làm sao mà các cụm thiên hà khổng lồ lại chuyển từ trạng thái rất hoạt động sang trạng thái thụ động như bây giờ.[/FONT]
    [FONT=&quot]“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bằng cách theo dõi xa hơn vào vũ trụ, chúng ta có thể làm hé lộ mối liên hệ bị đứt quãng giữa các thiên hà hoạt động và các thiên hà đang trong trạng thái ngủ đông tồn tại ở phần vũ trụ xung quanh chúng ta” Giáo sư Tran nói.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tuổi trẻ dữ dội của những thiên hà già[/FONT]
    [FONT=&quot]Giáo sư Tran và nhóm của bà đã bỏ 4 tháng để phân tích những hình ảnh do Spitzer thu được về một thiên hà trong một cụm thiên hà xa xôi có mã số CLG J02182-05102 cách chúng ta khoảng 10 tỷ năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu đã xác định được rằng cụm thiên hà đó đã tạo ra hàng trăm cho tới hàng ngàn các ngôi sao trong mỗi năm. Tỷ lệ sinh sao này lớn hơn nhiều so với tốc độ sinh được theo dõi trong những thiên hà lân cận với chúng ta.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thực sự tại sao năng lực sinh sao lại tăng lên ở các thiên hà đông đúc vẫn còn nằm trong màn bí ẩn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Giáo sư Tran cho rằng những khu vực có mật độ vật chất đậm đặc xung quanh có thể dẫn tới kích thích hoạt động lẫn nhau của các thiên hà, hoặc là tất cả các thiên hà đều rất hoạt động khi vũ trụ còn trẻ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thực tế nhóm nghiên cứu của giáo sư Tran đã có thể quan sát được những thiên hà hoạt động từ quá khứ rất xa xôi đó có thể làm tiền đề cho những công trình to lớn tiêp theo nghiên cứu về những cụm thiên hà xa xôi đó. Giáo sư Tran sẽ tiếp tục dẫn dát nhóm nghiên cứu để khám phá những cụm thiên hà trên một cách kỹ lưỡng.[/FONT]
    [FONT=&quot] “Chúng tôi sẽ phân atích những quan sát mới được các kính thiên văn vũ trụ Hubble và Herschel thu nhận đẻ nghiên cứu các thiên hà xa xôi đó và tìm hiểu tại sao các thiên hà đso lại hoạt động quá mãnh liệt. Chúng tôi cũng nhắm đến một số các cụm thiên hà xa xôi khác nữa để tìm xem liệu có tồn tại những biểu hiện tương tự hay không.” Giáo su Tran nói.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu trên được đăng tải chi tiết trong số 20/8/2010 của tạp chí The Astrophysical Journal Letters.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo Space.com[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]


    [​IMG]


    This image captures galaxies that are relatively local alongside some that date back almost 10 billion years, soon after the Big Bang. The most distant galaxies stand out clearly in the infrared, rendered here in green and red. Cre***: NASA/JPL-Caltech/Texas A&M [Full Story]
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [FONT=&quot]LỰC THUỶ TRIỀU DỮ DỘI ĐÃ PHÁ HUỶ CÁC "SAO MỘC NÓNG"

    [/FONT] [FONT=&quot]Theo một nghiên cứu mới đây, hầu hết các hành tinh ngoại hệ (ngoài hệ Mặt trời) siêu nóng mà các nhà thiên văn học đang tìm kiếm trong những cụm sao già có thể đã bị phá huỷ từ lâu rồi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các hành tinh kiểu này còn được gọi là “sao Mộc nóng” (hot Jupiter), bởi vì nhiệt độ quá cao của chúng cùng với kích thước tương đương với sao Mộc trong Thái Dương hệ. Các hành tinh sao Mộc nóng này có vẻ như đã bị lực thuỷ triều xé toang và làm cho chúng ngày càng quay trong một quỹ đạo thu hẹp dần tới ngôi sao chủ. Nghiên cứu này có thể giúp định hướng cho các sứ mệnh tìm kiếm hành tinh trong tương lai, mà chủ yếu tập trung vào các hành tinh nhỏ hơn trong các cụm sao trẻ.[/FONT]
    [FONT=&quot]“Các hành tinh luôn khó tìm kiếm, và chúng tôi đã tìm ra thêm một nguyên nhân nữa chứng tỏ chúng càng khó thấy” Brian Jackson, một tiến sĩ đang làm post-doc tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA phát biểu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các cụm sao già không hề mến khách[/FONT]
    [FONT=&quot]Khi các nhà thiên văn học bắt đầu tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ trong những cụm sao cầu khoảng một thập kỷ trước đây, họ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hành tinh ngoài thái dương hệ. Ví dụ một điều tra về một cụm sao có mã số 47 Tucanae (gọi ngắn gọn là 47 Tuc) được mong đợi là sẽ xác định đựơc ít nhất khoảng hơn 10 hành tinh trong số 34000 các ngôi sao được nghiên cứu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhưng kết quả là ... không có gì ![/FONT]
    [FONT=&quot]Các nhà nghiên cứu cho rằng có một vài lý do của sự thất bại này. Đầu tiên, các cụm sao cầu là nơi trú ngụ không ổn định cho các hành tinh. Mật độ các ngôi sao dầy đặc có nghĩa rằng các hành tinh có thể bị một hệ mặt trời bên cạnh “cuỗm” mất.[/FONT]
    [FONT=&quot]Còn nữa, theo các nhà nghiên cứu, cụm sao 47 Tuc và các cụm sao khác cho đến nay có hàm lượng nguyên tố nặng thấp (các nguyên tố không phải H và He), đó là các nguyên tố chủ yếu tạo ra hành tinh.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu mới đây đưa ra một giải thích khác song song với lời giải thích trên: cụm sao 47 Tuc và các cụm tương tự có thể đã từng có các hành tinh sao Mộc nóng với quỹ đạo rất gần, khoảng 1/3 so với từ sao Thủy tới Mặt trời của Thái dương hệ, và do vậy có lực thuỷ triều rất lớn. Lực thuỷ triều này đã xé toang các hành tinh này từ lâu rồi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Lực thuỷ triều dữ dội của các ngôi sao[/FONT]
    [FONT=&quot]Khi một hành tinh lớn cỡ sao Mộc bay gần ngôi sao chủ, lực hút của nó có thể tạo thành thuỷ triều trên chính ngôi sao, hiện tượng này cũng giống như Mặt trăng tạo thủy triều trên các đại dương của Trái đất. Khi hành tinh quay, ngọn thuỷ triều này bị quay theo nhưng chậm hơn hành tinh và cũng có lực tác động lên hành tinh. Lực kéo này làm giảm năng lượng của hành tinh sao Mộc nóng đó và làm cho nó bay gần ngôi sao chủ hơn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Điều này làm cho ngọn thuỷ triều ngày càng cao và càng làm mất năng lượng của hành tinh nhanh hơn. Quá trình này còn được gọi là sự suy giảm quỹ đạo bởi thủy triều và diễn ra trong hàng tỷ năm cho tới khi hành tinh lao thẳng vào ngôi sao chủ hoặc bị xé toang ra trước đó dưới lực hấp dẫn của ngôi sao.[/FONT]
    [FONT=&quot]Theo Jackson thì những thời khác cuối cùng của ngôi sao bị suy giảm quỹ đạo có thể rất dữ dội khi mà toàn bộ khí quyển bị hút bay do lực hấp dẫn của ngôi sao[/FONT]
    [FONT=&quot]Jackson và một đồng tác giả nữa là John Debes cũng làm post-doc chung với ông đã thiết lập một mô hình mô tả những quá trình thuỷ triều đối vói các ngôi sao Mộc nóng xung quanh cụm sao 47 Tuc.[/FONT]
    [FONT=&quot]Mô hình này dự đoán rằng có quá nhiều các hành tinh đã bị phá hủy và đó là kết quả cuộc khảo sát hành tinh không thu được gì.[/FONT]
    [FONT=&quot]Còn phải thử nghiệm thêm nữa[/FONT]
    [FONT=&quot]Mô hình của Jackson và Debes kết luận rằng có 1/3 các hành tinh sao Mộc nóng của cụm sao có thể đã bị phá hủy khi tuổi của cụm sao đó mới là 1 tỷ năm tuổi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tuổi như vậy là tương đối trẻ so với hệ Mặt trời của chúng ta (khoảng 4,5 tỷ năm). Trái lại, cụm sao 47 Tuc được cho là có tuổi tới 11 tỷ năm. Ở tuổi này, các nhà nghiên cứu cho rằng có hơn 96% các hàn tinh sao Mộc nóng có thể đã “ra đi” từ lâu rồi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tầu vũ trụ Kepler của NASA đang tìm kiếm các hành tinh sao Mộc nóng và nhỏ hơn (cỡ Trái đất) có thể cho phép các nhà nghiên cứu thử nghiệm mô hình toán học của mình.[/FONT]
    [FONT=&quot]Kính Kepler sẽ khảo sát 4 cụm sao mở – đó là các cụm sao có mật độ không đậm đặc bằng các cụm sao cầu – trải rộng từ 500 triệu năm cho tới 8 tỷ năm tuổi. Tất cả các cụm sao trên đều có đủ vật chất để tạo một số lượng đáng kể hành tinh. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo dự đoán của Debes và Jackson, nếu hiện tượng suy giảm quỹ đạo do thủy triều xẩy ra, kính Kepler có thể tìm thấy số lượng các hành tinh sao Mộc nóng ở các cụm sao trẻ nhiều hơn 3 lần so vơíư các cụm sao già nhất. Con số chính xác sẽ phụ thuộc vào độ sáng của các ngôi sao, khoảng cách từ các hành tinh tới ngôi sao chủ và nhiều tham số khác.[/FONT]
    [FONT=&quot]“Và nếu mô hình này đúng, việc săn lùng hành tinh trong các cụm sao sẽ trở lên còn khó khăn hơn nữa”, Debes nói thêm.[/FONT]

    [FONT=&quot]Theo Space.com[/FONT]

    [​IMG]

    [FONT=&quot]Mô tả của hoạ sĩ về giai đoạn đầu của quá trình phá hủy một “sao Mộc nóng” (một hành tinh khổng lồ có quỹ đạo rất gần tâm) của chính ngôi sao chủ. Cre***: NASA/GSSFC/Frank Reddy.[/FONT]
  5. SSX999

    SSX999 Guest

    Stephen Hawking, nhà vật lý lỗi lạc, nổi tiếng với những suy đoán vũ trụ. Nếu như trước đây là về sự tồn tại của "Chúa" với câu nói "không cần thiết phải gọi Đức Chúa Trời" để giải thích nguồn gốc vũ trụ. Thì gần đây, ông nổi trên hàng đầu tin tức không phải vì sự lỗi lạc mà vì hay thay đổi quan điểm.
    Gây sốc gần đây của ông không phải là về tôn giáo, và là về danh tiếng của ông trong những tuyên bố táo bạo và sau đó lại làm người ta bối rối khi rút lui ý kiến.

    Thật đáng hổ thẹn cho một nhà vật lý nổi tiếng, mà những lời vàng ngọc thường được báo giới cho là nghiêm trọng, với những hậu quả bi thảm của nó góp phần làm nghèo túng mất lòng tin vào khoa học ngày nay. Có 5 bằng chứng lịch sử về sự nổi tiếng của ông trong nhưng tuyên bố táo bạo rồi lại rút lui trong những năm qua.


    Một là: Ý tưởng "vũ trụ song song" trong vũ trụ học lượng tử. Dân chúng biết rộng rãi Hawking và các khoa học gia khác đã đưa ra ý tưởng đường hầm hay lỗ sâu đục" kết nối các vũ trụ song song trong không thời gian cong, mà qua đó, người ta có thể chui từ vũ trụ này sang vũ trụ khác. Có vô số các lỗ sâu đục trong vô số vũ trụ song song, kết nối các vũ trụ thành siêu vũ trụ. Con người có thể đi du lịch xuyên qua các vũ trụ thoải mái không có trở ngại gì.


    Tuy nhiên, Hawking sau đó đã đổi ý và từ bỏ lỗ sâu đục. Không còn con đường tắt làm các fan hâm mộ, các nhà văn viết tiểu thuyết viễn tưởng vô cùng thất vọng. Nói chung, thế giới này chẳng có đường tắt. Dù sao ý tưởng hão huyền này của Hawking, cũng không gây ra tổn thất vật chất, chưa đến mức khốn nạn như các ý tưởng đi tắt đón đầu khác để bây giờ đi giật lùi nên lộn sòng, bần cố nông đi sau thành ra lại đi đầu lãnh đạo.



    [​IMG]



    Hai là: Quan điểm của Hawking về Chúa. Trong "Lược sử thời gian" (1988), Hawking đã bạo dạn cho rằng, một khi một lý thuyết thống nhất vật lý thành công, "nó sẽ là chiến thắng cuối cùng của lý trí con người - vì khi đó chúng ta sẽ biết được tâm trí của Chúa."

    Tuy nhiên, bây giờ Hawking đã thay đổi ý kiến và lý luận trong "Phác thảo tổng quát" (2010) rằng "không cần thiết phải gọi Đức Chúa Trời" để hiểu được sự vận hành của vũ trụ.

    Ba là: Khi nghiên cứu hố đen, Hawking đã tuyên bố rất dũng cảm rằng ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen và thậm chí đã đặt cược với Tiến sĩ Kip Thorne và John Preskill năm 1991, theo đó "kỳ dị trần trụi là sự nguyền rủa và phải bị loại trừ bởi các quy luật vật lý cổ điển", theo bài viết của George Johnson có tên "Các nhà vật lý tìm thấy cái gì tục tĩu", đăng trên New York Times ngày 16 tháng 2 năm 1997.

    Dù vậy vào năm 1997, Hawking đã đổi ý và thừa nhận sai lầm, cũng là thua cuộc trong vụ cá độ với Thorne và Preskill khi "mô phỏng máy tính của Matthew Choptuik ở Đại học Texas/Austin cho thấy một lỗ đen có thể sụp đổ, trong trường hợp rất hiếm và điều kiện đoán trước được (ít nhất là trong mô phỏng máy tính). Và điều đó có thể xảy ra theo cách mà điểm kỳ dị của nó sẽ là "trần trụi", và phơi bày với tất cả để người ta nhìn thấy, như giải thích trong cuốn sách có tên "Tương lai văn minh con người"(2000). Về sau, chính Hawking viết trong "Lược sử thời gian" nhiệt động học bắt ánh sáng phải để lại gì đó, lỗ đen phải phát ra cái gì đó và mất khối lượng. Lỗ đen không quá là đen.

    Bốn là: Hawking hứa hẹn về một "Lý thuyết thống nhất của vật lý". Đã có lần ông tuyên bố mạnh miệng rằng chúng ta sẽ rất nhanh chóng khám phá ra lý thuyết thống nhất.

    Tuy nhiên, bài viết năm 2005 mang tên "Godel và sự kết thúc của Vật lý", Hawking đổi ý và thậm chí cho rằng nhiệm vụ như thế là không thể, bởi vì định lý bất toàn Godel, theo đó ông viết: "Tính đến nay, hầu hết mọi người đã ngầm giả định rằng có một lý thuyết cuối cùng, mà chúng ta cuối cùng sẽ phát hiện ra. Thực tế, bản thân tôi đã tiên đoán chúng tôi có thể tìm ra nó khá sớm. Tuy nhiên, lý thuyết M (thuyết dây mở rộng) đã làm tôi thấy lạ lùng phải tự hỏi, nếu như điều đó là đúng... Nó gợi nhớ ngay đến định lý Godel, phát biểu rằng bất kỳ hệ thống hữu hạn các tiên đề nào đều là không đủ để chứng minh cho mọi kết quả trong toán học." Nói cách khác, thế giới này, vũ trụ này luôn luôn tiềm ẩn bất định, không tiên đoán trước được. Kurt Godel (1906 - 1978)

    Khổ thân Anhxtanh, ông là người đã lao tâm khổ tứ cho cái lý thuyết vĩ đại thống nhất cả vũ trụ. Giờ có học trò bảo Anhxtanh húc đầu vào tường, nào ngờ đầu vỡ chứ tường y nguyên. Trước khi cơ lượng tử ra đời, toàn bộ giới khoa học lúc đó dường như chìm ngập trong trạng thái lãnh mạn: biết lịch sử của hạt sẽ tiên đoán được lịch sử hình thành các vì sao các hành tinh, do đó đoán trước được tương lai của mỗi con người và cả loài người, cả vũ trụ. Cho đến khi thuyết lượng tử chỉ ra: về cơ bản một hệ thống nói chung có nhiều kết cục, và không thể đoán trước một kết cục mà chỉ có thể đoán xác suất để nó xảy ra.

    Có ai còn nhớ 3 tiền bối sáng lập cơ lượng tử?

    Năm là: vấn đề "vũ trụ lạm phát." Alan Guth ở MIT, người được biết đến là khởi sướng mô hình vũ trụ lạm phát, cuốn sách 1997 của ông có tên "Vũ trụ lạm phát: Cuộc tìm kiếm một lý thuyết mới về nguồn gốc vũ trụ", một hội thảo nhiều năm trước kia khi mà cả Guth và Hawking đều còn trẻ, cả hai nói về quan điểm khác biệt của Guth về nguồn gốc vũ trụ, mà điều đó trái ngược với quan điểm của Hawking.

    Tuy nhiên, Guth bị bất ngờ khi Hawking sau đó đã sửa lại bài trình bày và thay đổi quan điểm ban đầu của mình về nguồn gốc vũ trụ bằng việc áp dụng mô hình lạm phát đặc biệt theo đề nghị của Guth mà không giải thích rõ ràng với Guth.
     
    Chắc chắn, có thể còn nhiều các tai tiếng khác Hawking với những tuyên bố táo bạo và rồi lại thay đổi. Do đó, trong 5 bằng chứng nêu trên chỉ là ít ví dụ không đầy đủ. E rằng có thể hiểu lầm, thì điều quan trọng cần nhớ ở đây không phải là Hawking không phải là một nhà vật lý tên tuổi. Ngược lại, ông ấy rất nổi tiếng trong lĩnh vực vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lỗ đen.
     
    Mặt khác cũng cần nói rằng, báo chí đã làm nghiêm trọng hóa vấn đề khi nói quá mức về bất cứ phát biểu đơn thuần nào của Hawking làm người ta ngộ nhận mà không thèm có lời giải thích hay gắn nó vào trong ngữ cảnh mà ông Hawking phát biểu, hay chú ý đến sự thay đổi thường xuyên trong các phát biểu của ông. Có lẽ, Hawking cũng phải lấy làm ngạc nhiên nếu nhớ mình đã phát biểu những gì, đặc biệt là trong những vấn đề ngoài chuyên môn vật lý của mình.

    Trên phương diện này, phát biểu về Chúa chỉ là chương cuối cùng trong những tai tiếng xấu của Hawking, càng nghiêm trong hơn khi báo chí, đồn thổi quá đáng làm công chúng vốn có nhiều thiện cảm với Hawking, có thể hiểu nhầm và không thấy được nỗ lực của ông, khi phải vượt qua tất cả bệnh tật và đau khổ để làm việc.

    Nhận thức của nhân loại, cũng như vũ trụ là vô hạn hay ít nhất cũng như Hawking nói: hữu hạn nhưng vô biên. Mọi lý thuyết tự coi mình và tưởng là lớn lao vĩ đại, quy mô bao trùm nhân loại và vũ trụ, cuối cùng chỉ còn vĩ đại và bao trùm trong cái sọt rác.
     
    [​IMG]
     
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [FONT=&quot]HIỆN TƯỢNG MỚI PHÁT HIỆN CÓ THỂ CHO BIẾT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÁC NGÔI SAO VÀ HÀNH TINH[/FONT]

    [FONT=&quot]Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây, ánh sáng từ các đám mây vũ trụ, nơi mà các ngôi sao và hành tinh được sinh ra có thể sớm bộc lộ nhiều bí ẩn về các vùng sinh sao đó.[/FONT]
    [FONT=&quot]Những đám mây phân tử lạnh chính là những cái nôi sinh ra những ngôi sao và hành tinh. Ở đó, những cụm khí đậm đặc bị đổ sụp vào và hình thành lên các tiền sao và những vùng khí bụi khổng lồ xung quanh có thể tạo ra những hành tinh giống như Trái đất. Nhưng thực sự quá trình này diễn ra như thế nào thì phần lớn vẫn nằm trong bức màn bí ẩn bởi vì chính các đám mây vũ trụ đó lại che phủ những gì diễn ra bên trong nên các nhà thiên văn học không thể nhìn rõ với ánh sáng khả kiến.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong nghiên cứu mới này, nguồn ánh sáng với cái tên “xuyên tâm” (coreshine) được chiếu sáng từ trong lõi của các đám mây có thể bộc lộ những bằng chứng về sự hình thành của những ngôi sao và hành tinh theo thời gian.[/FONT]
    [FONT=&quot]Vào năm 2005, ống kính vũ trụ hồng ngoại Spitzer của NASA đã phát hiện ra những tia hồng ngoại phát ra từ nhân của một đám mây phân tử lạnh, không có sao cách chúng ta khoảng 400 năm ánh sáng. Đám mây này có biệt danh L183 và nặng xấp xỉ khoảng 80 lần Mặt trời.[/FONT]
    [FONT=&quot]Luòng ánh sáng hồng ngoại từ L183 phát ra có vẻ như là kết quả của ánh sáng sao đi xuyên qua đám mây và bị tán xạ bởi những đám bụi trong lõi của đám mây đó. Bước sóng của những tia hồng ngoại đó cho thấy kích thước các hạt bụi ít ra là bằng 1 micron (khoảng 1/100 đường kính sợi tóc người).[/FONT]
    [FONT=&quot]“Bạn có thể cho rằng những hạt bụi đó là các tấm gương nhỏ” Laurent Pagani, một nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát Paris nói “ Nếu tấm gương nhỏ hơn nhiều so với bước sóng ánh sáng thì ánh sáng sẽ không quan tâm tới tấm gương đó nữa” (ý nói guơng nhỏ hơn bước sóng sẽ không có tác dung phản xạ).[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Kích thước của những hạt bụi đó lớn hơn khoảng 10 lần so với kích thước bụi trung bình được cho là đã tạo ra các đám mây phân tử. Do đó, bức xạ hồng ngoại trên có thể làm sáng tỏ về sự hình thành của những khối tạo sao và sự phát triển của các hành tinh.[/FONT]
    [FONT=&quot]Giờ đây, các nhà khoa học còn cho biết, hiệu ứng ánh sáng xuyên tâm (coreshine) không chỉ là của riêng của đám mây L183 mà thực sự khá phổ biến trong nhiều đám mây phân tử ở khắp trong dải Ngân hà. Pagani và các cộng sự đã sử dụng kính Spitzer để khảo sát lõi của 110 các đám mây phân tử khác nhau và khoảng một nửa trong số này có hiệu ứng ánh sáng xuyên tâm rõ ràng.[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Những nghiên cứu tiếp theo của ánh sáng xuyên tâm làm hé lộ nhiều chi tiết về tính chất của các hạt bụi là nguyên nhân tạo ra hiệu ứng này. Theo Pagani do kích thước của những hạt bụi đó phải lớn dần theo thời gian, ánh sáng xuyên tâm có thể cho biết tuổi của những đám mây đó. Ngoài ra vị trí của các chùm bức xạ hồng ngoại còn có thể liên quan tới cấu trúc bên trong của các đám mây phân tử này.[/FONT]
    [FONT=&quot]Toàn bộ những thông tin quý giá trên cuối cùng có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự hình thành của các ngôi sao và hành tinh.[/FONT]
    [FONT=&quot]“Từ lâu rồi, các mô hình về sự phát triển của những hạt bụi vũ trụ là quá chậm - thường kéo dài tới hàng trăm triệu năm- và thường không đáng tin cậy” Pagani nói. Theo ông, mô hình mới được đồng nghiệp Chris Ormel thuộc Viện Max Plank - Đức, viết có thể cho độ chính xác cao hơn và phù hợp với những quan sát mới đây.[/FONT]

    [FONT=&quot]Theo Space.com[/FONT]



    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]


    [FONT=&quot]Ánh sáng xuyên tâm từ đám mây Lynds Dark Nebula 183 (L183 hay LDN183). Lõi của đám mây này được bộc lộ dưới sự nhiễu xạ mạnh của chùm sáng hồng ngoại bởi các hạt bụi có kích thước cỡ micromet. Hiện tượng này được phát hiện ra trong phân nửa số đối tượng nghiên cứu. Cre*** Image: Laurent Pagani/Data. NASA.[/FONT]
  7. SSX999

    SSX999 Guest

    Hố đen: đen xì

    Hố đen: không thật là đen

    Hố đen: nóng sáng như sao
     
    Hố đen: phun ra tia Jet

    Hố đen: phun ra khí, nước, hạt năng lượng và ... Không hiểu còn gì nữa!


    Tạp chí khoa học Wired năm 2009 có bài: Hình ảnh mới tuyệt đẹp của tia Jet hố đen;
    http://www.wired.com/wiredscience/2009/01/spectacular-new/

    Trong đó kể rằng hố đen ở trung tâm thiên hà Centaurus A phun ra những thứ như trên, ảnh của đài thiên văn APEX cùng các đài khác phối hợp cung cấp.

    [​IMG]


    Tuy nhiên, tạp chí này không đề cập trực tiếp đến hơi nước phun thành tia cực mạnh từ hố đen. Mà cái là từ chàng BBC: http://newsvote.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8012501.stm


    Sau đó đến lượt phun tia Jet cực mạnh của hố đen làm hình thành các ngôi sao nhanh chóng, 100 lần nhanh hơn thiên hà bình thường.

    http://www.wired.com/wiredscience/2009/01/black-hole-gala/
    http://www.aanda.org/10.1051/0004-6361/200912848/pdf

    Không ai giải thích hơi nước đến từ đâu? từ bên trong hố đen hay vùng rìa hố đen. Và chuyện tại sao nó phun thành vòi bị lờ đi.
  8. SSX109

    SSX109 Guest

    X+Y+Z=100% bây giờ thêm từ trường vào chỗ nào?

    http://www.sciencedaily.com/releases/2010/09/100921144135.htm

    [​IMG]


    Khoảng không gian trống rỗng giữa các thiên hà trong vũ trụ còn được gọi là chân không. Tuy nhiên thời gian gần đây lại được các nhà khoa học của chúng ta nhét vào đó vô số thứ, mỗi lúc một ít nhưng cũng đã đến lúc đầy ứ cả: vật chất tối, năng lượng tối, dòng chảy tối và bây giờ là từ trường. Sau này, không loại trừ còn có thêm vô số thứ khác.

    Gần đây, các khoa học gia Mỹ từ California và UCLA đã khám phá ra cái gọi là bằng chứng của "từ trường vũ trụ nguyên thủy" mà chúng đã tràn ngập khoảng không giữa các thiên hà vào thời của Big Bang.

    Khám phá này đến từ nghiên cứu hình ảnh của các đối tượng siêu mạnh trong vũ trụ, đó là các hố đen phát ra bức xạ năng lượng cao khi chúng "nuốt" các ngôi sao.

    Ý tưởng cho rằng từ trường trong khoảng không vũ trụ đã có từ lâu nhưng chưa quan sát được các bằng chứng về sự tồn tại của nó. Còn bây giờ bằng chứng là: Ảnh các hố đen không được rõ nét! 170 bức ảnh hố đen khổng lồ chụp được đã không được rõ nét như mong đợi.

    Giải thích rõ hơn về điều này, các khoa học gia Mỹ cho rằng: vì khoảng không gian bị lấp đầy bởi bức xạ nền còn lại từ vụ nổ big bang, cũng như bức xạ phát ra từ các thiên hà, photon năng lượng cao đến từ các nguồn xa xôi có thể tương tác với photon nền và chuyển thành các cặp electron-positron, các cặp này về sau cũng sẽ tương tác với nhau và chuyển ngược thành nhóm các photon ở nơi nào đó.

    Tự quá trình này không làm mờ hình ảnh một cách rõ rệt, cho dù là có mặt của từ trường yếu trên đường đi cũng có thể làm chệch hướng electrons và positrons, dẫn đến hình ảnh bị mờ. Từ trường này được cho là hình thành từ buổi sớm ngay sau vụ nổ big bang, trước khi các ngôi sao, các thiên hà hình thành. Còn hình thành từ cái gì thì không rõ. Thậm chí từ các bức ảnh mờ, các nhà nghiên cứu còn tính được cường độ từ trường trung bình vào cỡ 1E-15 gauss, thấp hơn từ trường trái đất cỡ triệu triệu lần.


    Hơi lạ là khoảng không gian chứa đầy băng bụi đã bị các khoa học gia bỏ qua. Các hạt nhẹ như H, He có trước các ngôi sao cũng không nói đến. hay là bị mờ bởi thấu kính hấp dẫn?

    Còn có thật tia jet là bằng chứng của hố đen không thì ở đây: http://ttvnol.com/thienvanhoc/694609/page-72#post4698820
     
    X + Y + Z chính xác bằng 100 phần trăm ở đây: http://ttvnol.com/thienvanhoc/694609/page-72#post4739531
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐIỀU KỲ LẠ CỦA MẶT TRỜI: NGAY CẢ KHI ĐANG TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM, MẶT TRỜI CŨNG LÀM TRÁI ĐẤT ẤM LÊN !
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho Trái đất, Mặt trời có một quyền uy tuyệt đối trong quá trình vận hành khí hậu cũng như bầu khí quyển của hành tinh xanh của chúng ta. Nhưng một nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa khí hậu của Trái đất và Mặt trời lại đưa ra một vài kết quả đáng ngạc nhiên.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu mới này phát hiện ra rằng trong thời kỳ ‘ngủ đông’ mới đây của chu kỳ Mặt trời, tổng năng lượng từ Mặt trời truyền cho Trái đất lại tăng lên chứ không phải suy giảm như dự đoán. Và cũng theo các nhà nghiên cứu, hành tinh của chúng ta do đó lại có một tác động ấm lên đôi chút.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Tùy thuộc loại bức xạ
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu này dưới sự dẫn dắt của Joanna Haigh, một giáo sư vật lý khí quyển tại Đại học Hoàng gia Luân đôn đã phân ticchs các dạng bức xạ tới được Trái đất từ Mặt trời và các hiệu ứng khác nhau do các bức xạ đó tác động lên bầu khí quyển của chúng ta.[/FONT]
    [FONT=&quot]Haigh và các đồng nghiệp của bà đã nghiên cứu các số liệu do vệ tinh thu được từ những năm 2004 tới 2007, đúng vào thời kỳ thoái trào trong chu kỳ mặt trời kéo dài 11 năm. Khi Mặt trời kém hoạt động, thường thì lượng năng lượng bức xạ ra sẽ giảm. Trước đó, điều này đựơc hiểu như là sự suy giảm của lượng năng lượng tới được tầng cao của bầu khí quyển.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tuy nhiên khi nghiên cứu các bức xạ Mặt trời trong thời kỳ thoái trào, các nhà khoa học lại phát hiện ra rằng sự suy giảm một lượng lớn các tia cực tím lại được bù đắp bằng các tia sáng trong dải sóng nhìn thấy. Theo giáo sư Haigh thì “ các bức xạ nhìn thấy mới là các tia tới được tầng thấp của bầu khí quyển và đốt nóng vật chất ở dưới dưới bất cứ một lượng nào.” Nhóm của bà đã phát hiện ra rằng trong thời kỳ suy giảm của Mặt trời từ các năm 2004 tới 2007, lượng ánh sáng khả kiến đi vào tầng thấp của khí quyển lại tăng lên.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các bức xạ cực tím bị hấp thụ chủ yếu ở tầng cao của khí quyển và ở đó, các tia đó tác động lên các phân tử ozone để tạo ra tầng ozone. Khi tầng ozone bị mỏng đi, các tia UV mới có cơ hội đi xuống được các tầng thấp của khí quyển.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trái lại, các tia sáng nhìn thấy lại dễ dàng xuyên qua các tầng trên để tới được tầng thấp của khí quyển, do đó nếu lượng ánh sáng nhìnt thấy càng nhiều, hành tinh của chúng ta càng thu nhận nhiều nhiệt, và hiện tượng khí hậu ấm lên xẩy ra.[/FONT]
    [FONT=&quot]“ Chỉ trong có hơn 3 năm quan sát, chúng tôi đã kết luận rằng chính các tia sáng nhìn thấy đã làm Trái đất ấm lên trong khi hoạt động của Mặt trời lại giảm đi” bà Haigh nói.[/FONT]
    [FONT=&quot]Có vẻ như phát hiện này trái với logic và các nhà nghiên cứu đã cẩn thận lưu ý rằng phát hiện của họ không thể áp dụng phổ quát nếu chưa mở rộng nghiên cứu quá trình này. Hơn nữa, theo họ thì các quan sát được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn trong một chu kỳ Mặt trời khá là bất thường.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghiên cứu của các nhà khoa học được đăng tải trên số 7/10/2010 của tờ tạp chí Nature (Tự nhiên).[/FONT]

    [FONT=&quot]Theo Space.com[/FONT]

    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Hình ảnh một cơn bùng phát của Mặt trời. Thời tiết của Mặt trời có thể ảnh hưởng tới khí hậu trên Trái đất trong suốt chu kỳ 11 năm của mình. Cre*** NASA[/FONT]
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]CÁC GIÁO VIÊN VÀ 2000 QUẢ BÓNG BÀN LƠ LỬNG TRONG TÌNH TRẠNG KHÔNG TRỌNG LƯỢNG “NHÂN TẠO”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Có một cảnh mà bạn không mấy khi được xem: 2000 quả bóng bàn và 30 giáo viên trung học lơ lửng trong tình trạng không trọng lượng.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bức ảnh không trọng lượng được chụp trên không trung thuộc khu vực phía bắc sân bay Quốc tế Kentucky ở Cincinati (bang Ohio) khi mà các giáo viên đang thực hành các định luật về chuyển động của Newton.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cuộc du ngoạn với tình trạng không trọng lượng là một phần của các chuyến bay Không trọng lượng thuộc chương trình Discovery nhằm khuyến khích các em học sinh trung học thêm gắn bó với các môn khoa học và toán học. Các Chuyến bay Không trọng lượng được tiến hành bởi tập đoàn sản xuất quốc phòng và hàng không vũ trụ Northrop Grumman đã bước sang năm thứ 5.[/FONT]
    [FONT=&quot]Các giáo viên và những quả bóng bàn có được tình trạng không trọng lượng trên một chiếc máy bay 727 đã được cải biến do công ty Zero Gravity vận hành. Sau khi đạt được độ cao trung bình là 7273 m, chiếc máy bay bắt đầu bay theo một hình parapol. Nó bay vọt lên trên với một góc 45 độ cho tới độ cao 10303m và sau đó bắt đầu hạ độ cao theo một qũy đạo hơi vòng cung trong một thời gian khoảng 20 – 30 giây.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong khi bay xuống, lực ly tâm tác động lên máy bay và mọi thứ trong đó cân bằng với trọng lực và các quả bóng bàn bắt đầu bay lơ lửng. Sau đó máy bay xuống tới điểm cực tiểu của hình parapol, tình trạng không trọng lượng chấm dứt và lại bắt đầu một chu kỳ bay lên mới.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thường một chuyến bay không trọng lượng sẽ thực hiện từ 12 tới 15 hình parapol và cho các hành khách rơi vào tình trạng không trọng lượng cả thảy khoảng 8 phút trong suốt chuyến bay kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Sau chuyến bay hôm 14/9 vừa rồi, các giáo viên có kế hoạch trở về trường và thảo luận về các trải nghiệm của họ - liên hệ với các định luật Newton- với các học sinh của mình. Các cô cậu học trò có thể ghen tị với các giáo viên vì không được tự mình cảm nhận tình trạng không trọng lượng, nhưng ít ra chúng đã không phải thu dọn hàng đống những quả bóng bàn trên khoang sau khi máy bay hạ cánh.[/FONT]
    [FONT=&quot]Theo Space.com[/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=&quot][/FONT]

Chia sẻ trang này