1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haveday

    haveday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn cảm ơn các bạn đã làm tăng kiến thức thiên văn của tôi bằng một lời tiên đoán
    chưa biết đúng hay sai sau:
    "Người Việt Nam sẽ là người đặt chân lên một hành tinh khác
    nằm ngoài hệ mặt trời đầu tiên của loài người trên trái đất bằng chính công nghệ và kiến thức của người Việt Nam".
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ai tiên đoán đó bạn ?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [FONT=&quot]THIÊN THẠCH KHỔNG LỒ NHẮM HỤT TRÁI ĐẤT[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Theo NASA, một thiên thạch khổng lồ sẽ bay sượt Trái đất vào cuối năm nay.[/FONT]
    [FONT=&quot]Viên đá trời khổng lồ có mã số YU55 sẽ bay sạt qua Trái đất ở khoảng cách 201700 dặm cách hành tinh xanh vào tháng 11 – 2011. Nếu thiên thạch này va vào Trái đất, nó sẽ gây ra một vụ nổ tương đương với 65000 quả bom nguyên tử và miệng hố do nó sinh ra sẽ có đường kính khoảng 6 dặm với độ sâu 2000 bộ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thiên thạch YU55 có khối lượng 55 triệu tấn và đường kính 1300 bộ , là vật thể lớn nhất từ trước tới nay từng bay sát Trái đất như vậy. Vật thể này bay xung quanh Mặt trời với chu kỳ 14 tháng.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nó sẽ bay gần Trái đất hơn Mặt trăng và có thể nhìn thấy bằng một kính thiên văn loại nhỏ. Mặt trăng có khoảng cách trung bình tới Trái đất là 238855 dặm. Thời gian tốt nhất để ngắm thiên thạch này là trong khoảng từ 23:28 ngày 8/11 cho tới 7:13 ngày 9/11, giờ GMT. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo phát ngôn viên NASA Dave Yeomans, trong khoảng thời gian hiện tại, xác suất để YU55 va vào Trái đất là không có. Theo ông thì:”YU55 không hề đe doạ Trái đất ít nhất là trong vòng 100 năm tới.” Dave còn cho biết thêm, ảnh hưởng lực hấp dẫn của YU55 nhỏ tới mức không thể đo được và sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động thủy triều của các đại dương cũng như bất cứ một hiện tượng nào khác”[/FONT]
    [FONT=&quot]Tuy nhiên, thiên thạch này vẫn được cơ quan không gian gán cho cái mác “ vật thể nguy hiểm tiềm năng” một cách chính thức.[/FONT]
    [FONT=&quot]YU55 được Robert McMillan, giám đốc Chương trình Khám phá Vũ trụ do NASA tài trợ của ĐHTH Arizona tìm thấy vào năm 2005. Nhưng đó không phải là vật thể duy nhất họ tìm được. NASA cũng đang theo dõi WN5, một thiên thạch sẽ bay ngang qua Trái đất vào năm 2028 và “99942 Apophis’, một thiên thạch khác có đường kính 1200 ft, sẽ bay sát qua hành tinh của chúng ta vào ngày 13/4/2036.[/FONT]
    [FONT=&quot]NASA cũng tin rằng còn có một thiên thạch khác lớn hơn sẽ va chạm với Trái đất vào năm 2182 với xác suất một phần nghìn.[/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Theo yahoonews
    [/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]


    [/FONT]


    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
  4. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.414
    Đã được thích:
    5.408
    Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên văn
    Dưới sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn mạnh, mới đây, các nhà thiên văn lại phát hiện rất nhiều hiện tượng gây chấn động. Gần đây nhất là tại trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster) 5,7 tỷ năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ngôi sao mới hình thành với tốc độ đáng kinh ngạc.
    Theo tin tức hàng ngày của tạp chí National Geographic số ra ngày 15 tháng 8 năm 2012, các nhà thiên văn đã phát hiện ở trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng 5,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ở đây hình thành hơn 740 tinh thể, mà kỷ lục trước đây chỉ là 150 tân tinh/năm. Khi so sánh, hệ ngân hà của chúng ta chỉ cho ra đời 2 tân tinh.

    Điều khiến các nhà thiên văn học ngờ vực chính là trung tâm cụm tinh hệ này dường như ngủ kỹ sau hàng tỷ năm, rồi bất ngờ sản sinh tân tinh. Do đó các nhà thiên văn đặt tên cho nó là cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster), ý là Phượng Hoàng niết bàn.
    Bởi vì tốc độ này là rất đáng kinh ngạc, không phù hợp với nhận thức trước đó về tinh hệ, nên các nhà thiên văn bắt đầu tỏ thái độ hoài nghi. Tuy nhiên quan trắc từ 10 kính viễn vọng trong vài tháng đã chứng thực sự thật kinh ngạc này.
    Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ thường là chòm sao nguyên sơ nhất, có màu hồng, cho thấy nó đã trải qua thời kỳ lâu dài đản sinh tân tinh.
    Tuy nhiên, trung tâm của cụm tinh hệ Phượng Hoàng lại tỏa sáng màu lam lấp lánh, và đây là màu sắc của định tinh mới ra đời. Bởi vậy cụm tinh hệ Phượng Hoàng là một cụm tinh hệ rất đặc biệt.
    “Quá trình phát hiện cụm tinh hệ này cũng như ngồi xe đi qua núi vậy, bởi vì mỗi quan sát mới đều khiến chúng ta ngạc nhiên và thú vị”, Michael McDonald, nhà vật lý thiên thể thuộc Học viện MIT cho biết. Nghiên cứu của họ đã được phát biểu trên tạp chí Nature.
    nguồn tham khảo : : http://news.nationalgeographic.com/...-stars-groups-clusters-space-science-phoenix/

Chia sẻ trang này