1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    ĐĂy lĂ bĂi tiếng Anh g'c mĂ bĂo Tu.i Trẻ 'Ă d<ch:
    http://www.10tv.com/?sec=search&story=10tv/content/pool/200608/1758539030.html
  2. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cụm từ ''''hành tinh kém'''' chẳng qua nó dịch từ từ ''''Minor Planet'''' có nghĩa là tiểu hành tinh. Bọn này dịch ẩu quá, trước giờ mới nghe lần đầu thuật ngữ ''''hành tinh kém''''
    PS. Không tài nào post đoạn tiếng Anh trên vào được, nó báo là: "Bài viết của bạn có những đoạn mã HTML đặc biệt không được cho phép. Đề nghị bạn kiểm tra lại" Bực quá đành phải chụp lại màn hình và post thành dạng file hình. Cho hỏi hình như forum này có bộ filter không cho post tiếng Anh ah? Lần trước post nội dung có tiếng Anh cũng k đc.
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 26/08/2006
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ra là thế. Bọn nó nghe góp ý cũng đã sửa lại rồi . Giờ có cái gì mới đọc tiếng anh là hay nhất.
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Đây là trang thông tin khoa học Thiên văn- Vũ trụ hay này, không nên bỏ qua:
    http://www.khoahoc.com.vn/details.asp?Cat_ID=1&page_id=1
    http://khoahoc.net/vutru.htm
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 26/08/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vị nữ du khách vũ trụ đầu tiên
    Ngày 14/9/2006, tàu Soyuz sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur lên trạm ISS. Phi hành đoàn bao gồm: Miguel Lopez-Alegria (người Mỹ), Mikhail Tyurin (người Nga) và Anousheh Ansari (người Mỹ gốc Iran). Anoushed Ansari sẽ là vị nữ du khách vũ trụ đầu tiên trên Thế Giới. Ansari sinh năm 1967, là một trong những người sáng lập công ty Prodea. Ansari sẽ làm việc 10 ngày trên trạm ISS.
    Nguồn:
    http://www.space.com/missionlaunches/060824_ansari_tourist.html
  6. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học đang thực hiện một dự án vĩ đại: Chế tạo một kính thiên văn có đường kính ...100m. Mục đích cảu dự án này là tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
    Các bạn có thể xem tại đây: http://www.vatlyvietnam.org/home/modules.php?name=News&file=article&sid=21
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện thêm 4 thiên hà vệ tinh của Ngân hà
    Thêm 4 thiên hà vệ tinh của Ngân hà vừa mới được phát hiện, nâng tổng số thiên hà vệ tinh được biết lên gần 20.
    [​IMG]
    Canes Venatici (Ảnh: meade.com)
    Theo tạp chí khoa học New Scientist, 4 thiên hà vệ tinh này do nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Cambridge (Anh) do Vasily Belokurov làm trưởng nhóm phát hiện.
    Các thiên hà vệ tinh này được đặt tên theo sau tên các chòm sao nơi chúng được phát hiện: Coma Berenices, Canes Venatici II, Hercules và Leo IV. Thiên hà lớn nhất và nhỏ nhất là Hercules và Coma Berenices, có chiều rộng khoảng 1.000 và 2.000 năm ánh sáng.
    Các nhà thiên văn đã sử dụng các thiết bị quan sát mới và các bản đồ bầu trời khá chi tiết, trong đó có Trạm quan sát bầu trời bằng kỹ thuật số Sloan (SDSS) để quan sát các thiên hà này.
    Cũng như hầu hết các thiên hà lùn khác được phát hiện bởi SDSS, các thiên hà mới này nhỏ hơn và mờ hơn các thiên hà được biết đến trước đây.
    Những thiên hà lùn này được cho là sẽ hình thành các thiên hà lớn, chẳng hạn dải Ngân hà của chúng ta, với bề rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Coma Berenices (Ảnh: astrocruise.com)
    (source: khoahoc.com.vn---News 30/08/2006)
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sau năm 2015, sẽ có trạm không gian thay thế Trạm ISS
    Theo Cơ quan Không gian Nga (Roskomos), một trạm không gian khác sẽ thay thế Trạm Không gian quốc tế (ISS) sau năm 2015.
    [​IMG]
    Trạm ISS (Ảnh: science-explorer)
    ?oTrạm ISS sẽ không còn sử dụng sau năm 2015 vì chỉ kiểm soát 10% lãnh thổ Nga, trong khi trạm không gian mới sẽ cho phép tăng vùng kiểm soát gấp 10 lần?, ông Vitali Davydov, Phó Giám đốc Roskomos cho biết tại hội nghị hàng không vũ trụ lần thứ năm ở Mát-xcơ-va. Tuy nhiên, ông Davydov đã không xác định tên của trạm không gian mới.
    Trạm không gian mới sẽ cung cấp những dịch vụ mới cho những người tiêu dùng Nga, đặc biệt là việc sản xuất những chất liệu mới không thể chế tạo ở Trái Đất và việc hoàn chỉnh các phương pháp dò tìm từ xa.
    (source: khoahoc.com.vn---News 31/08/2006)
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Quan sát trực tiếp vụ nổ sao mới cực sáng
    Nhóm các nhà khoa học Anh và Mỹ lần đầu tiên đã quan sát trực tiếp một vụ nổ sao mới cực sáng (supernova), xảy ra ở chòm sao Belier thuộc dải ngân hà cách chúng ta khoảng 440 triệu năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Vụ nổ siêu tân tinh trong dải Ngân hà được nhìn từ kính viễn vọng Hubble ngày 29/8/2006 (Ảnh: NASA)
    Supernova là một vụ nổ phát sáng cực mạnh kết thúc sự tồn tại của một số ngôi sao. Đây là hiện tượng cực hiếm - chỉ có bốn vụ nổ trong một thiên niên kỷ qua ở dải ngân hà của chúng ta, và chỉ được phát hiện sau đó qua việc xác định vị trí của một tiếng nổ khác lạ.
    Theo sự kiện đăng trên tạp chí Nature (Anh) ngày 31-8, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một bức xạ gamma bất thường kéo dài gần 40 phút, trong khi thời gian diễn ra một hiện tượng như vậy thường chỉ diễn ra trong 1/1.000 đến 1/10 giây. Vụ nổ sao mới cực sáng này xảy ra hôm 18-2-2006.
    Giai đoạn bức xạ dài đến mức vệ tinh SWIFT của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) có thời gian điều chỉnh được mọi ống kính hướng tới hiện tượng và các nhà thiên văn học ở Trái đất cũng có thể quan sát vụ nổ bằng các kính viễn vọng.
    Ông Paul O''Brien, giáo sư Đại học Leicester (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, ?obức xạ gamma này là hiện tượng lạ nhất được vệ tinh Swift ghi lại? Vụ nổ đã làm phát ra một đám bọt khí trải rộng và có nhiệt độ không thể tưởng tượng nổi: 2 triệu độ C?.
    [​IMG]
    Một vụ nổ Supernova (Ảnh: wallnco.free.fr)
    Theo giáo sư Andrew Levan, thuộc Đại học tổng hợp Hertfordshire (Anh), những kết quả quan sát sẽ cho phép nghiên cứu ?osự phát triển của một supernova ngay từ khi bắt đầu? và biết được ?ocác vật chất bắn ra trong vụ nổ sẽ thay đổi như thế nào trong những ngày sau đó?.
    Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ sao mới cực sáng này là của một khối sao lớn gấp 20 lần Mặt trời.
    (source: khoahoc.com.vn----News 01/09/2006)
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, nhờ có Box này mà biết đuợc sớm nhất mọi hiện tuợng trong vũ trụ.
    Hyper novar khác supernova ở chỗ nào vậy các bác?

Chia sẻ trang này