1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ngày phóng của tàu Soyuz lên trạm ISS sẽ lùi lại 4 ngày (18/9 thay vì 14/9 theo dự định). Sự trì hoãn trên là do hệ quả của việc lùi ngày phóng tàu con thoi Atlantis từ ngày 27/8 đến khoảng từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 9 do điều kiện thời tiết.
    Nguồn: http://www.spacedaily.com/reports/Russia_Postpones_Launch_Of_Expe***ion_To_ISS_Until_Sept_18_999.html
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Supernova (siêu tân tinh):
    Siêu tân tinh, hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn rồi tắt dần trong vài tuần hay vài tháng.
    Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.
    [​IMG]
    Siêu tân tinh Kepler, SN 1604
    (http://vi.wikipedia.org)
    Hyper novar : chịu. chưa nghe thấy.....
  3. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    vật chất tối vừa được phát hiện , các bạn có ý kiến gì ko ? pu là dân lơ mơ nên ko biết nói ! cảm ơn các bạn nhiều
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hypernova là một loại vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ, chỉ kém Big Bang mà thôi, nhưng không biết chuyện gì tạo ra nó.
    xin xem link sau :
    http://www.astrobio.net/news/article420.html
  5. USS_Enterprise

    USS_Enterprise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra còn có trang web
    http://www.armageddononline.org/hypernova.php
    cũng nói về hypernova, 1 vụ nổ hypernova giải phóng năng lượng gấp 100 lần supernova, nếu 1 vụ nổ hypernova sảy ra cách trái đất 3000 năm ánh sáng thì tất cả sự sống sẽ bị quét sạch(kể cả vi khuẩn). Để biết thêm các pác có thể xem trang trên và ngôi sao được dự đóan là sắp có thê gây ra nổ hypernova là Eta Carinae, các pác có thể xem nó ở trang này.
    http://www.armageddononline.org/eta_carinae.php
    Các nhà khoa học đang nghiên cứu 2 tàn tích được cho là của vụ nổ hypernova gần thiên hà M101, đó là MF83 và NGC5471B, các pác có thể tham khảo ở trang sau.
    http://imagine.gsfc.nasa.gov/docs/features/news/20may99.html
    Được USS_Enterprise sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 04/09/2006
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn xem trong link cũng đã nói. hypernova là 1 dạng của supernova. Vụ nổ Supernova mãnh liệt nhất khi 1 ngôi sao cực nặng nổ để trở thành hố đen.
  7. ntcbk

    ntcbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Hoàn chỉnh đề án thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam
    GS. Trần Mạnh Tuấn
    [ theo Vietnamnet]
    Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam đã hoàn chỉnh đề án thành lập Ủy ban vũ trụ Việt Nam và Viện Công nghệ vũ trụ, đang lấy ý kiến các bộ, ngành và sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2006.
    Ngày 3/9, GS. Trần Mạnh Tuấn, Giám đốc Trung tâm điều phối ứng dụng công nghệ vũ trụ, cho biết việc thành lập Ủy ban vũ trụ Việt Nam và Viện Công nghệ vũ trụ sẽ là cơ sở pháp lý để Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ vào cuộc sống.

    Ủy ban Vũ trụ Việt Nam sẽ trực tiếp giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam triển khai ?o''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020?.

    Ủy ban sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ, là đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

    Trực thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ vũ trụ có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến khoa học và công nghệ vũ trụ; chủ trì việc nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ; chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện chương trình KHCN độc lập về công nghệ vũ trụ...

    GS. Tuấn cho biết thêm Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cũng sẽ trình Chính phủ Đề án khả thi về vệ tinh nhỏ vào cuối năm nay. Đề án chủ yếu đề xuất chủng loại vệ tinh nhỏ mà Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ của một nước nào đó thông qua đầu thầu quốc tế. Trên cơ sở đó, sau này Việt Nam sẽ phát triển và cải tiến công nghệ đó, tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ.

    Theo các chuyên gia, tự chế tạo vệ tinh nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn là bỏ tiền ra mua ảnh hay thuê chế tạo vệ tinh vì nhân công chất xám trong lĩnh vực này rất đắt. Trong những thời điểm nhạy cảm, đôi khi có tiền cũng không mua được ảnh tại những khu vực tranh chấp.
    Mong có nhiều bạn sẽ được vào UB này công tác./.
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sẽ thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam
    Ủy ban Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam, gọi tắt là Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, sẽ sớm được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức chỉ đạo thực hiện ''''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020".
    Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa ký quyết định 137/2006/QĐ-TTg phê duyệt "''''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020".
    Cùng với Ủy ban Vũ trụ, một Viện Công nghệ vũ trụ cũng sẽ được xây dựng.
    Ủy ban Vũ trụ, Viện Công nghệ vũ trụ được đặt tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN).
    Viện có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến khoa học và công nghệ vũ trụ; chủ trì việc nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ; chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện chương trình KH-CN độc lập về công nghệ vũ trụ (CNVT), dự án phòng thí nghiệm trọng điểm về CNVT.
    Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 sẽ được triển khai với quan điểm phục vụ thiết thực, có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội.
    Đến năm 2010, Việt Nam sẽ hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNVT.
    Đồng thời, xây dựng hạ tầng ban đầu về CNVT, gồm Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng.
    Theo Chiến lược này, cùng với việc thu hút những Việt kiều đang làm việc trong lĩnh vực này, Việt Nam sẽ tổ chức đào tạo kỹ sư CNVT trong nước; hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các nước có ngành khoa học công nghệ vũ trụ phát triển để có được một số chuyên gia trình độ cao, tự chế tạo được một số sản phẩm phần cứng (các thiết bị của trạm thu) và phần mềm (phần mềm xử lý ảnh, phần mềm mã hoá, bảo mật thông tin, phần mềm trợ giúp thiết kế vệ tinh?).
    ''''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020" đặt mục tiêu đến 2010, Việt Nam sẽ đạt trình độ trung bình trong khu vực về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và ứng dụng CNVT.
    Tới 2020, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước.
    Bài học kinh nghiệm về phát triển CNVT của một số nước:
    - Bài học đầu tiên, quan trọng nhất trong nghiên cứu và ứng dụng vũ trụ là cần có quyết tâm cao của cấp lãnh đạo đất nước.
    - Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ để phát triển có hiệu quả, nhanh và bền vững.
    - Bài học thành công thứ ba của các nước đi sau và các nước đang phát triển là phải lựa chọn hướng đi đúng và bước đi thích hợp trong nghiên cứu và ứng dụng CNVT.
    Các bước phát triển CNVT của Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia? là những kinh nghiệm quý cho phát triển và ứng dụng CNVT ở Việt Nam. Trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNVT, đầu tư tới mức cho nghiên cứu và hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến và tập trung xây dựng các trung tâm mạnh về công nghệ vũ trụ gồm các viện nghiên cứu và các trường đại học là nội dung có tính chất then chốt.
    Theo ''''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020"
    (vietnamnet)
    -------------------------------------------------------
    Bước đầu thì như thế này đây, ko biết sau đó có để ý tới việc nghiên cứu vũ trụ ko nhỉ?, hay chỉ quanh quanh Trái đất thôi...
    Mà mình chả thích cái danh từ "Uỷ ban" chút nào...
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Bác Fair ơi giải thích giùm em Hypernova là như thế nào, 1 dạng của Supernova?..
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Bênh vực sao Diêm Vương!
    Khoảng 300 nhà thiên văn Mỹ đã ký thỉnh nguyện thư gửi Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU), nói họ không đồng ý cách định nghĩa mới về hành tinh và không dùng định nghĩa này.
    [​IMG]
    Biểu tình ủng hộ hành tinh Diêm Vương
    tại Đại học bang New Mexico ngày 1-9
    (Ảnh: AP, TTO)
    Họ cho rằng việc sao Diêm Vương, hành tinh thứ chín của Thái dương hệ, bị tước danh hiệu hành tinh (chỉ xem là tiểu hành tinh) là theo lập luận chính trị chứ không phải khoa học.
    Theo họ, định nghĩa mới về hành tinh của IAU là sai sót về kỹ thuật, về ngôn ngữ và gây lúng túng về khoa học. Họ cho biết sẽ tổ chức một hội nghị khác vào năm tới để đưa ra định nghĩa chính xác hơn về hành tinh. Như thế, vấn đề Diêm Vương có là hành tinh hay không vẫn chưa ngã ngũ.
    Tàu thăm dò SMART-1 đáp xuống Mặt trăng
    Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết ngày 3/9, tàu thăm dò vũ trụ SMART-1 đã đáp xuống Mặt Trăng theo đúng kế hoạch, kết thúc thành công nhiệm vụ thăm dò Mặt trăng kéo dài 16 tháng.
    Theo các chuyên gia của ESA, tàu thăm dò này đã đáp xuống Mặt Trăng với tốc độ 2km/giây (7.200km/h) tại khu vực ''''Hồ Excellence'''' nằm ở bề mặt phía Tây Nam của Mặt Trăng. [​IMG]
    Tàu thăm dò không người lái SMART-1 được coi là một bước tiến lớn trong chương trình vũ trụ của châu Âu. Tàu nặng 366 kg, được lắp một camera quang học có kích cỡ bằng mắt người, một kính viễn vọng dò tia X và một quang phổ kế hồng ngoại tìm kiếm khoáng chất.
    SMART-1 được đưa lên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 9/2003 với nhiệm vụ thu thập các dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu biết nhiều hơn về sự phát triển trên bề mặt của Mặt Trăng, giúp chứng minh giả thuyết Mặt Trăng được hình thành khi một thiên thể va vào Trái Đất trong thời kỳ sơ khai của hệ Mặt Trời.
    Trong 3 năm hoạt động với chi phí ước tính khoảng 151 triệu USD, SMART-1 đã lập bản đồ các miệng núi lửa trên Mặt Trăng, nghiên cứu quá trình kiến tạo trên bề mặt Mặt Trăng, cung cấp những địa hình bí ẩn và điều tra những điểm thăm dò sau này.
    SMART-1 cũng thử nghiệm các công nghệ mới để tàu vũ trụ tự định hướng di chuyển cũng như công nghệ mới về liên lạc của tàu vũ trụ. Công nghệ mới này một ngày nào đó có thể giúp đưa con người lên Sao Hoả.
    (source: khoahoc.com.vn----News 04/09/2006)

Chia sẻ trang này