1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư phát triển du lịch​
    Nhằm thu hút du khách đến tỉnh Vĩnh Phúc tham quan và du lịch, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng 3 khu du lịch là khu sân golf Tam Đảo, khu vui chơi giải trí trại ổi Đầm Vạc và khu biệt thự nhà vườn ở xã Tiền Phong, và dự kiến các công trình này sẽ hoạt động vào cuối năm 2005.
    [​IMG]
    Tam Đảo​
    Tỉnh còn chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp trang thiết bị tại các cơ sở lưu trú hiện có, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến phát triển du lịch trên mạng Internet, liên kết du lịch với Hà Nội và các tỉnh lân cận để mở rộng loại hình du lịch. Hiện trên địa bàn tỉnh có 75 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao tập trung tại thị xã Vĩnh Yên và Tam Đảo
    [​IMG]
    Đầm vạc​
    Nhờ chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 20 dự án đầu tư vào các lĩnh vực vui chơi giải trí, biệt thự nhà vườn với tổng vốn trên 3.200 tỷ đồng. Và doanh thu du lịch của tỉnh trong 7 tháng đầu năm đạt trên 144,3 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Theo TTXVN
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Vĩnh Phúc: ''''''''Tùng xẻo'''''''' rừng làm trang trại
    Theo Vietnamnet
    Nhiều cánh rừng thuộc dự án PAM (phủ xanh đất trống, đồi trọc) ở xã Ngọc Thanh được xẻ nhỏ bán với giá 1 - 2,5 triệu đồng/m2, cấp đủ giấy tờ chỉ trong 10 ngày.

    Khu Đồng Doãng của xã Ngọc Thanh. Cả một khu đất thoai thoải rộng hàng trăm hecta ngay bên đường cái được chia thành những lô xinh xắn, có chỗ xây tường gạch bao quanh, chỗ lại dùng cột bêtông căng lưới thép để phân định ranh giới. Cây cối xanh mát mắt, phía sau xa xa là những đồi thông chạy một vệt dài tới chân trời... Một quang cảnh mà bất cứ người phố nào lên đây cũng thèm.
    ?oTừ đây vào gần đê 80 anh thích chỗ nào cũng có, giá ba trăm ngàn một mét...?, người đàn ông tên Tiên chúng tôi gặp trên đường cho biết. Chỉ ra phía bên cạnh, Tiên giới thiệu hàng xóm của chúng tôi (trong tương lai) là biệt thự của ông Hưởng, một sếp nào đó từ trên tỉnh về mua đất xây lên.
    Vòng xuống gần trung tâm xã Ngọc Thanh, một ông chủ quán bida - giải khát đon đả chào đón chúng tôi. Sau dăm câu ba điều về đủ thứ chuyện, từ dự án sân golf sắp mở ở xã đến chuyện khu sinh thái chuẩn bị mọc lên phía bên kia hồ, Lâm Sáu - tên ông chủ quán - đoán ngay chúng tôi là những người đi tìm mua đất.
    Chỉ tay sang phía bên kia hồ, Sáu giới thiệu khu trang trại của gia đình một vị quan chức ngành nông nghiệp. Năm nếp nhà sàn lợp ngói đỏ soi bóng bên hồ nước rộng thênh thang, xen lẫn giữa các nếp nhà là vô vàn cây xanh, thấp thoáng những cột đèn bám theo các lối đi...
    ?oKhu đất ấy có đến hơn 50ha, ông ấy mua đâu mất gần 500 triệu đồng...?, Lâm Sáu kể tiếp. Hồi ấy trong Ngọc Thanh có một xí nghiệp chè, mấy vị ở Tổng công ty Chè thấy khu đất có tiềm năng nên đã rủ nhau và rủ cả sếp ở bộ về mua, giá cách đây 3-4 năm thật rẻ như ?ocho không, biếu không?. Bây giờ những khu đất ấy muốn cũng không mua được, nhất là khi trào lưu phát triển du lịch đã lan về tới đây.
    Cũng mua hàng trăm hecta đất ở Ngọc Thanh rồi đưa doanh nghiệp (Công ty Thanh Xuân) về đầu tư, mở khu du lịch sinh thái để đón đầu - đó là trường hợp của bà Thanh, con gái một vị quan chức từng làm ở ngành ngoại giao.
    Để khởi động dự án, bà Thanh đã bỏ tiền tỉ mở một con đường nhựa hơn 1km từ trung tâm Ngọc Thanh vào phía thung lũng, dân quanh vùng bây giờ quen gọi là ?ođường bà Thanh?. Ở đây còn có hàng chục khu đất đã được chuyển giao cho người Hà Nội từ mấy năm qua, nhất là lúc giao thời giữa huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên. Với địa hình nên thơ có núi, có rừng, lại ngay sát quần thể du lịch hồ Đại Lải, đặc biệt giá đất lại rất mềm, nhiều người đã lên đây tìm mua đất mở trang trại, xây dựng các nhà nghỉ cuối tuần.
    Quản lý lỏng lẻo
    Ông chủ tịch xã Lý Công Sinh có vẻ e ngại khi chúng tôi nhắc đến các trang trại trên địa bàn xã. Mới nhậm chức từ năm ngoái, nay chủ tịch Sinh đang phải lo giải quyết những hậu quả về vi phạm đất đai do lãnh đạo khóa trước để lại.
    Theo ông Sinh, phần lớn trang trại trên địa bàn xã hiện nay thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên, bởi có nguồn gốc từ đất dự án PAM (phủ xanh đất trống, đồi trọc) và đất của Xí nghiệp T80 - một đơn vị thuộc Ban Tài chính quản trị trung ương trước đây. Sau khi xí nghiệp này giải thể (hiện thủ tục vẫn chưa xong) đã chuyển giao một phần đất về cho xã.
    Trong quá trình này, theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có những sự sang nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng không được cấp thẩm quyền cho phép, nhiều trường hợp lợi dụng lúc quá độ này để mua bán, trục lợi. Nhiều cánh rừng đã lần lượt bị người ta ?oxẻ thịt?, biến thành trang trại, khu sinh thái...
    ?oThị xã đã khi nào tiến hành việc kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai ở khu vực xã Ngọc Thanh?? - chúng tôi hỏi thẳng phó chủ tịch thị xã Phúc Yên Nguyễn Thanh Bình. Ngần ngại nhưng rồi ông cũng thừa nhận ?ochưa lần nào?, hiện mới có hai đoàn kiểm tra ở thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa cũ và một đoàn kiểm tra các hợp tác xã nông nghiệp.
    ?oNhiều hộ dân ở Ngọc Thanh đã bán đất cho những đối tượng địa phương khác để mở trang trại, khu sinh thái, thị xã có nắm được không??. ?oBiết, nhưng những văn bản thể hiện chủ trương cho mua bán đất đó sai như thế nào, ai là người đề xuất chủ trương đó, ai ký quyết định, rồi ai mua, ai bán, mua bán đất đó như thế nào... vì chưa kiểm tra nên chưa thể nói gì? - ông Bình cho hay.
    Chưa có sự kiểm chứng, nhưng theo ông phó chủ tịch thị xã thì số tiền người Hà Nội đổ vào Ngọc Thanh đã lên tới hàng trăm tỉ đồng và ?ongay cả bạn bè tôi cũng lên đây mua, có người mua 500 triệu, người 700 triệu...?, ông Bình ?okhoe?. Về mặt thủ tục, việc mua bán đất chỉ dừng ở mức giấy tờ địa phương (cấp xã) ký.
    Không chỉ Ngọc Thanh nóng về đất. Ngay tại thôn Ấp Tre, xã Quang Minh (thuộc huyện Mê Linh), chỉ cách Hà Nội khoảng 30km, chúng tôi cũng đã được mời chào mua đất hết sức thoải mái với giá từ hơn 1 triệu - 2,5 triệu đồng/m2 và chỉ mất 10 ngày là có đủ giấy tờ hợp thức do cấp xã ký(!?).
    Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã phát hiện những sai phạm của xã trong việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất canh tác sang đất ở) bất hợp pháp và trái thẩm quyền 18 trường hợp. Trong số những đối tượng từ Hà Nội về mua đất tại Ấp Tre có cả nhà báo, diễn viên...
    Ông Nguyễn Văn Thể (phó bí thư Huyện ủy Mê Linh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện từ 1995-2003):
    Huyện có báo cáo, nhưng không thấy tỉnh chỉ đạo gì!

    - Với cương vị lãnh đạo huyện Mê Linh, các ông đã lần nào kiểm tra, phát hiện những vi phạm trong mua bán đất để mở trang trại ở xã Ngọc Thanh?
    - Tình hình mua bán đất đúng là rất phức tạp và nhạy cảm, có những trường hợp do lịch sử để lại. Chẳng hạn ngay ở khu vực ngã ba đường vào Ngọc Thanh có tranh chấp xuất phát từ quyết định của một ông chủ tịch xã từ năm 1986, khi đó ông này cấp đất nhưng không tổ chức đo, giao trên thực địa nên nay xảy ra tranh chấp. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp mua bán trao tay. Khoảng năm 2002-2003, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho kiểm tra, phân loại hơn 100 đối tượng vi phạm về đất đai ở cả Ngọc Thanh và Xuân Hòa, phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong.
    - Ngoài việc kiểm tra của tỉnh, đã khi nào lãnh đạo huyện tổ chức rà soát, lên danh sách những trường hợp người nơi khác về đây mua đất mở trang trại có dấu hiệu là mua bán trao tay, mua bán không hợp pháp?
    - Trước đây đất trống đồi trọc chúng tôi thực hiện giao khoán cho các hộ dân mỗi hộ cả trăm hecta để trồng rừng theo dự án PAM. Sau này người ta có sự mua bán, chuyển nhượng nhưng đất rừng nguyên tắc vẫn phải là đất rừng?
    - Nhưng thực tế đã có những sự biến tướng đất rừng thành các trang trại, khu nghỉ cuối tuần...
    - Trên đất rừng có thể có nhà làm tạm, thế nhưng đúng là có những nơi làm hơi quá. Cách đây gần 10 năm có trường hợp ông Dễ (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương VN, người từng liên quan trong vụ Epco - Minh Phụng) vào mua đất rừng ở khu trung tâm lâm sinh (trên địa bàn xã Ngọc Thanh), xây nhà kiên cố, như thế là sai.
    - Trường hợp vi phạm của ông Dễ hồi đó huyện đã xử lý ra sao?
    - Chúng tôi báo cáo lên tỉnh, nhưng chả thấy tỉnh có ý kiến chỉ đạo giải quyết thế nào.
    - Còn trường hợp nào ngoài ông Dễ, thưa ông?
    - Còn nhiều, nhưng tôi không nhớ tên?
    - Nhiều trang trại của những người từ Hà Nội lên đây mở dân ai cũng biết, huyện nắm rõ nhưng không thấy giải quyết?
    - Tỉnh cũng biết, chúng tôi cũng đã nhiều lần báo cáo miệng. Nhưng ngay cả trên tỉnh các anh về đây cũng còn ghé vào những trang trại này thăm nữa là...


    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 23/08/2004
  3. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Vĩnh Phúc: ''''''''Tùng xẻo'''''''' rừng làm trang trại
    Theo Vietnamnet
    Nhiều cánh rừng thuộc dự án PAM (phủ xanh đất trống, đồi trọc) ở xã Ngọc Thanh được xẻ nhỏ bán với giá 1 - 2,5 triệu đồng/m2, cấp đủ giấy tờ chỉ trong 10 ngày.

    Khu Đồng Doãng của xã Ngọc Thanh. Cả một khu đất thoai thoải rộng hàng trăm hecta ngay bên đường cái được chia thành những lô xinh xắn, có chỗ xây tường gạch bao quanh, chỗ lại dùng cột bêtông căng lưới thép để phân định ranh giới. Cây cối xanh mát mắt, phía sau xa xa là những đồi thông chạy một vệt dài tới chân trời... Một quang cảnh mà bất cứ người phố nào lên đây cũng thèm.
    ?oTừ đây vào gần đê 80 anh thích chỗ nào cũng có, giá ba trăm ngàn một mét...?, người đàn ông tên Tiên chúng tôi gặp trên đường cho biết. Chỉ ra phía bên cạnh, Tiên giới thiệu hàng xóm của chúng tôi (trong tương lai) là biệt thự của ông Hưởng, một sếp nào đó từ trên tỉnh về mua đất xây lên.
    Vòng xuống gần trung tâm xã Ngọc Thanh, một ông chủ quán bida - giải khát đon đả chào đón chúng tôi. Sau dăm câu ba điều về đủ thứ chuyện, từ dự án sân golf sắp mở ở xã đến chuyện khu sinh thái chuẩn bị mọc lên phía bên kia hồ, Lâm Sáu - tên ông chủ quán - đoán ngay chúng tôi là những người đi tìm mua đất.
    Chỉ tay sang phía bên kia hồ, Sáu giới thiệu khu trang trại của gia đình một vị quan chức ngành nông nghiệp. Năm nếp nhà sàn lợp ngói đỏ soi bóng bên hồ nước rộng thênh thang, xen lẫn giữa các nếp nhà là vô vàn cây xanh, thấp thoáng những cột đèn bám theo các lối đi...
    ?oKhu đất ấy có đến hơn 50ha, ông ấy mua đâu mất gần 500 triệu đồng...?, Lâm Sáu kể tiếp. Hồi ấy trong Ngọc Thanh có một xí nghiệp chè, mấy vị ở Tổng công ty Chè thấy khu đất có tiềm năng nên đã rủ nhau và rủ cả sếp ở bộ về mua, giá cách đây 3-4 năm thật rẻ như ?ocho không, biếu không?. Bây giờ những khu đất ấy muốn cũng không mua được, nhất là khi trào lưu phát triển du lịch đã lan về tới đây.
    Cũng mua hàng trăm hecta đất ở Ngọc Thanh rồi đưa doanh nghiệp (Công ty Thanh Xuân) về đầu tư, mở khu du lịch sinh thái để đón đầu - đó là trường hợp của bà Thanh, con gái một vị quan chức từng làm ở ngành ngoại giao.
    Để khởi động dự án, bà Thanh đã bỏ tiền tỉ mở một con đường nhựa hơn 1km từ trung tâm Ngọc Thanh vào phía thung lũng, dân quanh vùng bây giờ quen gọi là ?ođường bà Thanh?. Ở đây còn có hàng chục khu đất đã được chuyển giao cho người Hà Nội từ mấy năm qua, nhất là lúc giao thời giữa huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên. Với địa hình nên thơ có núi, có rừng, lại ngay sát quần thể du lịch hồ Đại Lải, đặc biệt giá đất lại rất mềm, nhiều người đã lên đây tìm mua đất mở trang trại, xây dựng các nhà nghỉ cuối tuần.
    Quản lý lỏng lẻo
    Ông chủ tịch xã Lý Công Sinh có vẻ e ngại khi chúng tôi nhắc đến các trang trại trên địa bàn xã. Mới nhậm chức từ năm ngoái, nay chủ tịch Sinh đang phải lo giải quyết những hậu quả về vi phạm đất đai do lãnh đạo khóa trước để lại.
    Theo ông Sinh, phần lớn trang trại trên địa bàn xã hiện nay thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên, bởi có nguồn gốc từ đất dự án PAM (phủ xanh đất trống, đồi trọc) và đất của Xí nghiệp T80 - một đơn vị thuộc Ban Tài chính quản trị trung ương trước đây. Sau khi xí nghiệp này giải thể (hiện thủ tục vẫn chưa xong) đã chuyển giao một phần đất về cho xã.
    Trong quá trình này, theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có những sự sang nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng không được cấp thẩm quyền cho phép, nhiều trường hợp lợi dụng lúc quá độ này để mua bán, trục lợi. Nhiều cánh rừng đã lần lượt bị người ta ?oxẻ thịt?, biến thành trang trại, khu sinh thái...
    ?oThị xã đã khi nào tiến hành việc kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai ở khu vực xã Ngọc Thanh?? - chúng tôi hỏi thẳng phó chủ tịch thị xã Phúc Yên Nguyễn Thanh Bình. Ngần ngại nhưng rồi ông cũng thừa nhận ?ochưa lần nào?, hiện mới có hai đoàn kiểm tra ở thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa cũ và một đoàn kiểm tra các hợp tác xã nông nghiệp.
    ?oNhiều hộ dân ở Ngọc Thanh đã bán đất cho những đối tượng địa phương khác để mở trang trại, khu sinh thái, thị xã có nắm được không??. ?oBiết, nhưng những văn bản thể hiện chủ trương cho mua bán đất đó sai như thế nào, ai là người đề xuất chủ trương đó, ai ký quyết định, rồi ai mua, ai bán, mua bán đất đó như thế nào... vì chưa kiểm tra nên chưa thể nói gì? - ông Bình cho hay.
    Chưa có sự kiểm chứng, nhưng theo ông phó chủ tịch thị xã thì số tiền người Hà Nội đổ vào Ngọc Thanh đã lên tới hàng trăm tỉ đồng và ?ongay cả bạn bè tôi cũng lên đây mua, có người mua 500 triệu, người 700 triệu...?, ông Bình ?okhoe?. Về mặt thủ tục, việc mua bán đất chỉ dừng ở mức giấy tờ địa phương (cấp xã) ký.
    Không chỉ Ngọc Thanh nóng về đất. Ngay tại thôn Ấp Tre, xã Quang Minh (thuộc huyện Mê Linh), chỉ cách Hà Nội khoảng 30km, chúng tôi cũng đã được mời chào mua đất hết sức thoải mái với giá từ hơn 1 triệu - 2,5 triệu đồng/m2 và chỉ mất 10 ngày là có đủ giấy tờ hợp thức do cấp xã ký(!?).
    Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã phát hiện những sai phạm của xã trong việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất canh tác sang đất ở) bất hợp pháp và trái thẩm quyền 18 trường hợp. Trong số những đối tượng từ Hà Nội về mua đất tại Ấp Tre có cả nhà báo, diễn viên...
    Ông Nguyễn Văn Thể (phó bí thư Huyện ủy Mê Linh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện từ 1995-2003):
    Huyện có báo cáo, nhưng không thấy tỉnh chỉ đạo gì!

    - Với cương vị lãnh đạo huyện Mê Linh, các ông đã lần nào kiểm tra, phát hiện những vi phạm trong mua bán đất để mở trang trại ở xã Ngọc Thanh?
    - Tình hình mua bán đất đúng là rất phức tạp và nhạy cảm, có những trường hợp do lịch sử để lại. Chẳng hạn ngay ở khu vực ngã ba đường vào Ngọc Thanh có tranh chấp xuất phát từ quyết định của một ông chủ tịch xã từ năm 1986, khi đó ông này cấp đất nhưng không tổ chức đo, giao trên thực địa nên nay xảy ra tranh chấp. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp mua bán trao tay. Khoảng năm 2002-2003, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho kiểm tra, phân loại hơn 100 đối tượng vi phạm về đất đai ở cả Ngọc Thanh và Xuân Hòa, phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong.
    - Ngoài việc kiểm tra của tỉnh, đã khi nào lãnh đạo huyện tổ chức rà soát, lên danh sách những trường hợp người nơi khác về đây mua đất mở trang trại có dấu hiệu là mua bán trao tay, mua bán không hợp pháp?
    - Trước đây đất trống đồi trọc chúng tôi thực hiện giao khoán cho các hộ dân mỗi hộ cả trăm hecta để trồng rừng theo dự án PAM. Sau này người ta có sự mua bán, chuyển nhượng nhưng đất rừng nguyên tắc vẫn phải là đất rừng?
    - Nhưng thực tế đã có những sự biến tướng đất rừng thành các trang trại, khu nghỉ cuối tuần...
    - Trên đất rừng có thể có nhà làm tạm, thế nhưng đúng là có những nơi làm hơi quá. Cách đây gần 10 năm có trường hợp ông Dễ (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương VN, người từng liên quan trong vụ Epco - Minh Phụng) vào mua đất rừng ở khu trung tâm lâm sinh (trên địa bàn xã Ngọc Thanh), xây nhà kiên cố, như thế là sai.
    - Trường hợp vi phạm của ông Dễ hồi đó huyện đã xử lý ra sao?
    - Chúng tôi báo cáo lên tỉnh, nhưng chả thấy tỉnh có ý kiến chỉ đạo giải quyết thế nào.
    - Còn trường hợp nào ngoài ông Dễ, thưa ông?
    - Còn nhiều, nhưng tôi không nhớ tên?
    - Nhiều trang trại của những người từ Hà Nội lên đây mở dân ai cũng biết, huyện nắm rõ nhưng không thấy giải quyết?
    - Tỉnh cũng biết, chúng tôi cũng đã nhiều lần báo cáo miệng. Nhưng ngay cả trên tỉnh các anh về đây cũng còn ghé vào những trang trại này thăm nữa là...


    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 23/08/2004
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thấy mà đau lòng. Có lẽ cũng do nhu cầu lập trang trại và xây biệt thự của dân Hà Nội khiếp quá.
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thấy mà đau lòng. Có lẽ cũng do nhu cầu lập trang trại và xây biệt thự của dân Hà Nội khiếp quá.
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc đứng thứ 7 về sản xuất công nghiệp​
    (ĐT) Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2004 của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt trên 859 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 25,1% so với tháng 7 năm 2003; tính chung 7 tháng đầu năm, đạt khoảng 5.938,4 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp trung ương tăng 164%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 61,3%. Với kết quả nêu trên, sau hơn 10 năm thu hút vốn FDI, Vĩnh Phúc từ một địa phương thuần nông đã trở thành địa bàn có quy mô công nghiệp lớn thứ 7 của cả nước
    Theo báo đầu tư
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc đứng thứ 7 về sản xuất công nghiệp​
    (ĐT) Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2004 của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt trên 859 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 25,1% so với tháng 7 năm 2003; tính chung 7 tháng đầu năm, đạt khoảng 5.938,4 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp trung ương tăng 164%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 61,3%. Với kết quả nêu trên, sau hơn 10 năm thu hút vốn FDI, Vĩnh Phúc từ một địa phương thuần nông đã trở thành địa bàn có quy mô công nghiệp lớn thứ 7 của cả nước
    Theo báo đầu tư
  8. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Hoa tươi sẽ ?oxuất ngoại?​
    Bộ mặt ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực trồng hoa, cây cảnh nói riêng sẽ có sự thay đổi mới, nếu một dự án trồng hoa với số vốn đầu tư 35 triệu USD (giai đoạn 1) do một nhà đầu tư Singapore xây dựng được các cơ quan chức năng phê duyệt.
    Địa điểm thực hiện dự án này, theo đại diện chủ đầu tư, là huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có lợi thế cơ bản là gần Sân bay quốc tế Nội Bài và điều kiện tự nhiên khá lý tưởng cho việc trồng hoa xuất khẩu. Diện tích dự kiến cho giai đoạn 1 của dự án là 300 ha. Sau khoảng 10 năm kể từ khi đi vào hoạt động, nếu dự án được triển khai thuận lợi, nhà đầu tư sẽ mở rộng thêm diện tích, đồng thời cũng tăng tổng vốn đầu tư lên thêm 50 triệu USD trong vòng 5 năm tiếp theo. Dự kiến, dự án sẽ có thời hạn hoạt động là 49 năm.
    Cũng theo tính toán của nhà đầu tư, sẽ có khoảng 3.000 việc làm được tạo ra trong giai đoạn 1. Sau khi mở rộng, số lao động được sử dụng sẽ tăng thêm khoảng từ 3.000 đến 10.000 người. Do không sử dụng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng có thể đạt tới gần 100%.
    ?oChúng tôi cho rằng, dự án sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân, vì họ sẽ được chuyển giao công nghệ tiên tiến, bao tiêu xuất khẩu sản phẩm. Giá trị kinh tế cũng sẽ cao hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác. Đặc biệt, dự án sẽ rất có lợi đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái bởi không phải dùng tới thuốc trừ sâu và phân hoá học?, đại diện nhà đầu tư phát biểu như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
    Ông Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc cũng đồng ý rằng, việc triển khai dự án sẽ không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa to lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. ?oVĩnh Phúc đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đồng thời cũng chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, để tạo ra các loại cây, con có giá trị xuất khẩu. Vì vậy, dự án này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp?, ông Dũng nhấn mạnh.
    Theo ông Dũng, Vĩnh Phúc hiện là nhà cung cấp hoa lớn nhất của Hà Nội, với khoảng 90% số hoa hồng đang được bán ở Thủ đô có nguồn gốc từ huyện Mê Linh. Mặc dù chất lượng hoa đã được cải thiện nhờ việc sử dụng các giống của Pháp, nhưng vẫn chưa thể đạt yêu cầu xuất khẩu, bởi người nông dân chưa có điều kiện về vốn cũng như chưa đảm bảo được đầu ra của sản phẩm để áp dụng công nghệ trồng, tạo giống tốt hơn. Vì vậy, ?ochúng tôi rất hoan nghênh dự án này?, ông Dũng nói.
    Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, Vĩnh Phúc đã thu hút được 64 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn hơn 560 triệu USD, đứng thứ 11 trong các tỉnh, thành phố của cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều tập trung vào ngành công nghiệp, trong khi ngành nông nghiệp vẫn chưa thu hút được dự án nào. Vĩnh Phúc hiện đang đẩy mạnh việc triển khai nhiều dự án lớn về du lịch, dịch vụ như các khu du lịch và sân gôn tại Tam Đảo, Đại Lải..., do đó, việc có thêm dự án trồng hoa của Singapore sẽ góp phần tạo nên cảnh quan môi trường hấp dẫn hơn và thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước đến với địa phương.
    Ông Dũng cho biết, Vĩnh Phúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được thành công, kể cả việc mở rộng thêm diện tích khi cần thiết. ?oMục tiêu của Vĩnh Phúc là phát triển bền vững, tạo môi trường sinh thái tốt, khuyến khích phát triển dịch vụ và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp?. Theo kế hoạch của nhà đầu tư, bên cạnh mục tiêu trồng hoa, cây cảnh, các loại cây dược liệu, chế biến rau, hoa quả, dự án còn bao gồm một hạng mục ?oSilver Town? ?" một khu an dưỡng dành cho người cao tuổi.
    Theo báo đầu tư
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Hoa tươi sẽ ?oxuất ngoại?​
    Bộ mặt ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực trồng hoa, cây cảnh nói riêng sẽ có sự thay đổi mới, nếu một dự án trồng hoa với số vốn đầu tư 35 triệu USD (giai đoạn 1) do một nhà đầu tư Singapore xây dựng được các cơ quan chức năng phê duyệt.
    Địa điểm thực hiện dự án này, theo đại diện chủ đầu tư, là huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có lợi thế cơ bản là gần Sân bay quốc tế Nội Bài và điều kiện tự nhiên khá lý tưởng cho việc trồng hoa xuất khẩu. Diện tích dự kiến cho giai đoạn 1 của dự án là 300 ha. Sau khoảng 10 năm kể từ khi đi vào hoạt động, nếu dự án được triển khai thuận lợi, nhà đầu tư sẽ mở rộng thêm diện tích, đồng thời cũng tăng tổng vốn đầu tư lên thêm 50 triệu USD trong vòng 5 năm tiếp theo. Dự kiến, dự án sẽ có thời hạn hoạt động là 49 năm.
    Cũng theo tính toán của nhà đầu tư, sẽ có khoảng 3.000 việc làm được tạo ra trong giai đoạn 1. Sau khi mở rộng, số lao động được sử dụng sẽ tăng thêm khoảng từ 3.000 đến 10.000 người. Do không sử dụng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng có thể đạt tới gần 100%.
    ?oChúng tôi cho rằng, dự án sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân, vì họ sẽ được chuyển giao công nghệ tiên tiến, bao tiêu xuất khẩu sản phẩm. Giá trị kinh tế cũng sẽ cao hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác. Đặc biệt, dự án sẽ rất có lợi đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái bởi không phải dùng tới thuốc trừ sâu và phân hoá học?, đại diện nhà đầu tư phát biểu như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
    Ông Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc cũng đồng ý rằng, việc triển khai dự án sẽ không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa to lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. ?oVĩnh Phúc đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đồng thời cũng chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, để tạo ra các loại cây, con có giá trị xuất khẩu. Vì vậy, dự án này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp?, ông Dũng nhấn mạnh.
    Theo ông Dũng, Vĩnh Phúc hiện là nhà cung cấp hoa lớn nhất của Hà Nội, với khoảng 90% số hoa hồng đang được bán ở Thủ đô có nguồn gốc từ huyện Mê Linh. Mặc dù chất lượng hoa đã được cải thiện nhờ việc sử dụng các giống của Pháp, nhưng vẫn chưa thể đạt yêu cầu xuất khẩu, bởi người nông dân chưa có điều kiện về vốn cũng như chưa đảm bảo được đầu ra của sản phẩm để áp dụng công nghệ trồng, tạo giống tốt hơn. Vì vậy, ?ochúng tôi rất hoan nghênh dự án này?, ông Dũng nói.
    Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, Vĩnh Phúc đã thu hút được 64 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn hơn 560 triệu USD, đứng thứ 11 trong các tỉnh, thành phố của cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều tập trung vào ngành công nghiệp, trong khi ngành nông nghiệp vẫn chưa thu hút được dự án nào. Vĩnh Phúc hiện đang đẩy mạnh việc triển khai nhiều dự án lớn về du lịch, dịch vụ như các khu du lịch và sân gôn tại Tam Đảo, Đại Lải..., do đó, việc có thêm dự án trồng hoa của Singapore sẽ góp phần tạo nên cảnh quan môi trường hấp dẫn hơn và thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước đến với địa phương.
    Ông Dũng cho biết, Vĩnh Phúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được thành công, kể cả việc mở rộng thêm diện tích khi cần thiết. ?oMục tiêu của Vĩnh Phúc là phát triển bền vững, tạo môi trường sinh thái tốt, khuyến khích phát triển dịch vụ và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp?. Theo kế hoạch của nhà đầu tư, bên cạnh mục tiêu trồng hoa, cây cảnh, các loại cây dược liệu, chế biến rau, hoa quả, dự án còn bao gồm một hạng mục ?oSilver Town? ?" một khu an dưỡng dành cho người cao tuổi.
    Theo báo đầu tư
  10. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc : người người khuyến học, nhà nhà khuyến học​
    Nét mới trong phong trào khuyến học ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là sự tự nguyện đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển quỹ khuyến học.
    Hiện nay, quỹ khuyến học của tỉnh đã đạt 4,9 tỷ đồng, tiêu biểu như xã Thanh Lãng (Bình Xuyên) có 60 triệu đồng trong Quỹ Khuyến học, xã Vân Hội (Tam Dương) 50 triệu đồng, xã Phúc Thắng (Mê Linh) trên 40 triệu đồng, ngành Bưu điện tỉnh trên 50 triệu đồng. Từ quỹ khuyến học này, hàng năm các đơn vị có điều kiện hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi.
    Năm 2004 trên 1.000 công nhân Công ty VinaKorea Hàn Quốc đã tự nguyện đóng góp 500 đồng/người/tháng, mỗi người Hàn Quốc đóng góp 10 USD để thành lập Quỹ Khuyến học, cấp học bổng thường xuyên cho 20 học sinh nghèo vượt khó học liên tục từ lớp 1-12.
    Phong trào khuyến học đã phát triển sâu rộng tại các dòng họ, thôn, làng, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tham gia. Đến nay, số hội viên Hội Khuyến học chiếm 5% dân số toàn tỉnh, 101.634 gia đình được công nhận gia đình hiếu học.
    Kết thúc năm học 2003-2004, các cấp hội khuyến học đã tổ chức khen thưởng cho gần 30.000 học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi, khen thưởng hàng trăm thầy cô giáo dạy giỏi. Năm học 2004-2005, Quỹ Khuyến học tỉnh dự định dành 39,2 triệu đồng cấp học bổng cho 114 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, trợ cấp cho 80 học sinh, sinh viên con liệt sĩ, 33 giáo viên vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ./.

Chia sẻ trang này