1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc : người người khuyến học, nhà nhà khuyến học​
    Nét mới trong phong trào khuyến học ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là sự tự nguyện đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển quỹ khuyến học.
    Hiện nay, quỹ khuyến học của tỉnh đã đạt 4,9 tỷ đồng, tiêu biểu như xã Thanh Lãng (Bình Xuyên) có 60 triệu đồng trong Quỹ Khuyến học, xã Vân Hội (Tam Dương) 50 triệu đồng, xã Phúc Thắng (Mê Linh) trên 40 triệu đồng, ngành Bưu điện tỉnh trên 50 triệu đồng. Từ quỹ khuyến học này, hàng năm các đơn vị có điều kiện hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi.
    Năm 2004 trên 1.000 công nhân Công ty VinaKorea Hàn Quốc đã tự nguyện đóng góp 500 đồng/người/tháng, mỗi người Hàn Quốc đóng góp 10 USD để thành lập Quỹ Khuyến học, cấp học bổng thường xuyên cho 20 học sinh nghèo vượt khó học liên tục từ lớp 1-12.
    Phong trào khuyến học đã phát triển sâu rộng tại các dòng họ, thôn, làng, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tham gia. Đến nay, số hội viên Hội Khuyến học chiếm 5% dân số toàn tỉnh, 101.634 gia đình được công nhận gia đình hiếu học.
    Kết thúc năm học 2003-2004, các cấp hội khuyến học đã tổ chức khen thưởng cho gần 30.000 học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi, khen thưởng hàng trăm thầy cô giáo dạy giỏi. Năm học 2004-2005, Quỹ Khuyến học tỉnh dự định dành 39,2 triệu đồng cấp học bổng cho 114 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, trợ cấp cho 80 học sinh, sinh viên con liệt sĩ, 33 giáo viên vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤY PHÉP LÁI XE
    Sau khi Nghị quyết số 13 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, cũng như các địa phương khác trong cả nước, ngành Giao thông - Vận tải tỉnh ta đứng trước hai nhiệm vụ song song: vừa phải đáp ứng nhu cầu tăng đột biến về đào tạo cấp giấy phép lái xe cho người dân vừa phải đảm bảo chất lượng công tác đào tạo.

    Đội cảnh sát giao thông (Công an Vĩnh Tường) thường xuyên kiểm tra các loại phương tiện nhằm đảm bảo ATGT trên địa bàn

    Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra, một mặt ngành mở rộng các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe, tăng số lớp đào tạo. Các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô được mở ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh để người dân được đào tạo ngay tại địa phương, không phải đi xa. Đến nay, toàn tỉnh có 14 cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô (tăng 13 cơ sở so với năm 2002), 2 cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe ô tô. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe trong tỉnh đã tổ chức 307 khóa học và sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho 43.504 người. Qua sát hạch, có 36.504 người đạt yêu cầu đã được cấp giấy phép; tổ chức 9 khóa đào tạo cấp giấy phép lái xe ô tô cho 1.293 người, có 1.214 người qua sát hạch đạt yêu cầu đã được cấp giấy phép.
    Mặt khác để đảm bảo chất lượng đào tạo, ngành đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với việc tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe đối với các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe. Ngoài các quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe của Bộ Giao thông - Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông - Vận tải có thêm một số quy định cụ thể đảm bảo giám sát chặt chẽ việc tổ chức đào tạo, sát hạch của các cơ sở. Trong công tác đào tạo, Sở có các quy định như: Yêu cầu các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe trong tỉnh phải báo cáo lịch học, Sở thường xuyên kiểm tra việc tổ chức đào tạo của các cơ sở, trong đó tập trung kiểm tra sĩ số học tập, giáo án của giáo viên, chất lượng giảng dạy; học viên tham gia các khóa đào tạo phải thi thử khi kết thúc khóa học, đạt yêu cầu mới được xét vào thi sát hạch. Trong công tác sát hạch, Sở có các quy định: Các kỳ sát hạch đều phải có sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý sát hạch và Tổ kiểm tra trực tiếp của Giám đốc; cơ sở tổ chức sát hạch thường xuyên đổi số đề thi? Để đảm bảo việc tổ chức thi sát hạch nghiêm túc, người được cấp giấy phép lái xe phải là những người hiểu biết pháp luật về ATGT, có kỹ năng lái xe có thể tham gia giao thông an toàn.
    Khâu quản lý hồ sơ cấp giấy phép lái xe cũng được thực hiện chặt chẽ ngay từ khi phát ra. Hồ sơ bán cho thí sinh đều có chữ ký của kế toán trưởng, con dấu của cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe, mỗi người chỉ được mua tối đa 2 bộ, các tờ khai in chữ mực xanh để tránh tình trạng một số đối tượng xấu in sao hồ sơ, làm ăn phi pháp.
    Hàng tuần, Sở duy trì giao ban với lãnh đạo các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe. Các cơ sở đào tạo, cán bộ làm công tác sát hạch đều ký cam kết không vi phạm các quy định về đào tạo, cấp giấy phép lái xe.
    Nhờ tiến hành đồng bộ các biện pháp trên, công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe của tỉnh ta đã từng bước đi vào nền nếp. Trong đợt thanh tra về tổ chức đào tạo, cấp giấy phép lái xe do Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải tiến hành vào tháng 7-2004, tỉnh ta được Đoàn thanh tra đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt các quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe, không phát hiện cơ sở nào vi phạm.​
    (Tin, ảnh) Thanh Bình, Dương Chung
  3. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤY PHÉP LÁI XE
    Sau khi Nghị quyết số 13 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, cũng như các địa phương khác trong cả nước, ngành Giao thông - Vận tải tỉnh ta đứng trước hai nhiệm vụ song song: vừa phải đáp ứng nhu cầu tăng đột biến về đào tạo cấp giấy phép lái xe cho người dân vừa phải đảm bảo chất lượng công tác đào tạo.

    Đội cảnh sát giao thông (Công an Vĩnh Tường) thường xuyên kiểm tra các loại phương tiện nhằm đảm bảo ATGT trên địa bàn

    Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra, một mặt ngành mở rộng các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe, tăng số lớp đào tạo. Các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô được mở ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh để người dân được đào tạo ngay tại địa phương, không phải đi xa. Đến nay, toàn tỉnh có 14 cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô (tăng 13 cơ sở so với năm 2002), 2 cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe ô tô. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe trong tỉnh đã tổ chức 307 khóa học và sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho 43.504 người. Qua sát hạch, có 36.504 người đạt yêu cầu đã được cấp giấy phép; tổ chức 9 khóa đào tạo cấp giấy phép lái xe ô tô cho 1.293 người, có 1.214 người qua sát hạch đạt yêu cầu đã được cấp giấy phép.
    Mặt khác để đảm bảo chất lượng đào tạo, ngành đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với việc tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe đối với các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe. Ngoài các quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe của Bộ Giao thông - Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông - Vận tải có thêm một số quy định cụ thể đảm bảo giám sát chặt chẽ việc tổ chức đào tạo, sát hạch của các cơ sở. Trong công tác đào tạo, Sở có các quy định như: Yêu cầu các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe trong tỉnh phải báo cáo lịch học, Sở thường xuyên kiểm tra việc tổ chức đào tạo của các cơ sở, trong đó tập trung kiểm tra sĩ số học tập, giáo án của giáo viên, chất lượng giảng dạy; học viên tham gia các khóa đào tạo phải thi thử khi kết thúc khóa học, đạt yêu cầu mới được xét vào thi sát hạch. Trong công tác sát hạch, Sở có các quy định: Các kỳ sát hạch đều phải có sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý sát hạch và Tổ kiểm tra trực tiếp của Giám đốc; cơ sở tổ chức sát hạch thường xuyên đổi số đề thi? Để đảm bảo việc tổ chức thi sát hạch nghiêm túc, người được cấp giấy phép lái xe phải là những người hiểu biết pháp luật về ATGT, có kỹ năng lái xe có thể tham gia giao thông an toàn.
    Khâu quản lý hồ sơ cấp giấy phép lái xe cũng được thực hiện chặt chẽ ngay từ khi phát ra. Hồ sơ bán cho thí sinh đều có chữ ký của kế toán trưởng, con dấu của cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe, mỗi người chỉ được mua tối đa 2 bộ, các tờ khai in chữ mực xanh để tránh tình trạng một số đối tượng xấu in sao hồ sơ, làm ăn phi pháp.
    Hàng tuần, Sở duy trì giao ban với lãnh đạo các cơ sở đào tạo cấp giấy phép lái xe để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe. Các cơ sở đào tạo, cán bộ làm công tác sát hạch đều ký cam kết không vi phạm các quy định về đào tạo, cấp giấy phép lái xe.
    Nhờ tiến hành đồng bộ các biện pháp trên, công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe của tỉnh ta đã từng bước đi vào nền nếp. Trong đợt thanh tra về tổ chức đào tạo, cấp giấy phép lái xe do Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải tiến hành vào tháng 7-2004, tỉnh ta được Đoàn thanh tra đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt các quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe, không phát hiện cơ sở nào vi phạm.​
    (Tin, ảnh) Thanh Bình, Dương Chung
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc chuẩn bị kế hoạch tổ chức hội chợ việc làm lần thứ 2​
    Thực hiện chủ trương nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động trong tỉnh và giảm tỷ lệ thất nghiệp, Sở Lao động Thương binh & Xã hôị Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức hội chợ việc làm tỉnh VĨnh Phúc lần thứ 2.
    Mục đích của hội chợ việc làm lần này nhằm giúp lao động trong tỉnh có cơ hội tìm kiếm việc làm mới, tăng cường nhận thức cho các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân về lao động việc làm và dạy nghề tạo điều kiện cho lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.
    Thời gian tổ chức hội chợ được dự kiến sẽ được tiến hành vào trung tuần tháng 9-2004. Theo kế hoạch, hôị chợ lần này sẽ có sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp và 15 trường chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.
    Bắt đầu từ thời gian này Ban tổ chức hội chợ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để mọi người dân có nhu cầu sẽ tham gia hội chợ. Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và các đơn vị lao động của Vĩnh Phúc.
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc chuẩn bị kế hoạch tổ chức hội chợ việc làm lần thứ 2​
    Thực hiện chủ trương nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động trong tỉnh và giảm tỷ lệ thất nghiệp, Sở Lao động Thương binh & Xã hôị Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức hội chợ việc làm tỉnh VĨnh Phúc lần thứ 2.
    Mục đích của hội chợ việc làm lần này nhằm giúp lao động trong tỉnh có cơ hội tìm kiếm việc làm mới, tăng cường nhận thức cho các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân về lao động việc làm và dạy nghề tạo điều kiện cho lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.
    Thời gian tổ chức hội chợ được dự kiến sẽ được tiến hành vào trung tuần tháng 9-2004. Theo kế hoạch, hôị chợ lần này sẽ có sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp và 15 trường chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.
    Bắt đầu từ thời gian này Ban tổ chức hội chợ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để mọi người dân có nhu cầu sẽ tham gia hội chợ. Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và các đơn vị lao động của Vĩnh Phúc.
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    LỄ RA MẮT SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ​
    Sáng ngày 03-9-2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức trọng thể lễ ra mắt Sở Bưu chính, Viễn thông.
    [​IMG]
    Đồng chí Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ************* Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu ý kiến tại buổi lễ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dự buổi lễ có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ************* Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đỗ Trung Tá, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông; Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Chu Văn Rỵ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã; đại diện một số Bộ, ngành, đơn vị ở Trung ương và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.
    Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, quản lý về tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin? Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên thành lập và ra mắt Sở Bưu chính, Viễn thông theo Nghị định số 101/2004/NĐ-CP ngày 25-02-2004 của Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của lĩnh vực Bưu chính, Điện tử - Viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh, sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.
    Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đăng Tuân, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ đã công bố quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Sở và bổ nhiệm lãnh đạo Sở Bưu chính Viễn thông
    Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi giao nhiệm vụ cho Sở Bưu chính Viễn thông: Trước hết, nhanh chóng ổn định nơi làm việc, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cán bộ có thể yên tâm làm việc hiệu quả. Cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; Phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn để khẩn trương chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động, xúc tiến xây dựng kế hoạch năm 2005 và chuẩn bị các điều kiện xây dựng chiến lược phát triển của ngành; từng bước xây dựng được các nội dung, các tiêu thức, các chỉ số quản lý Nhà nước về Bưu chính, về điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tổng thể của tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho cả các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân; triển khai các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh; Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin? Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ hướng dẫn của các Bộ, ngành TW, đặc biệt là Bộ Bưu chính viễn thông, các Cục, Vụ, Viện trong Bộ, các cơ quan đơn vị trong lĩnh vực Bưu chính, điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin nhằm tạo lập ngày càng tốt hơn năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Thay mặt lãnh đạo Sở, đồng chí Nguyễn Văn Chúc, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông phấn khởi, tin tưởng nhận nhiệm vụ và tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và của tỉnh. Với vinh dự mới và trọng trách lớn, lãnh đạo và cán bộ Sở Bưu chính Viễn thông hứa sẽ đoàn kết nhất trí, lao động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, quyết vươn lên để xây dựng Sở trở thành một đơn vị vững mạnh.
    Theo báo Vifnh Phúc
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    LỄ RA MẮT SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ​
    Sáng ngày 03-9-2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức trọng thể lễ ra mắt Sở Bưu chính, Viễn thông.
    [​IMG]
    Đồng chí Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ************* Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu ý kiến tại buổi lễ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dự buổi lễ có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ************* Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đỗ Trung Tá, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông; Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Chu Văn Rỵ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã; đại diện một số Bộ, ngành, đơn vị ở Trung ương và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.
    Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, quản lý về tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin? Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên thành lập và ra mắt Sở Bưu chính, Viễn thông theo Nghị định số 101/2004/NĐ-CP ngày 25-02-2004 của Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của lĩnh vực Bưu chính, Điện tử - Viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh, sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.
    Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đăng Tuân, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ đã công bố quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Sở và bổ nhiệm lãnh đạo Sở Bưu chính Viễn thông
    Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi giao nhiệm vụ cho Sở Bưu chính Viễn thông: Trước hết, nhanh chóng ổn định nơi làm việc, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cán bộ có thể yên tâm làm việc hiệu quả. Cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; Phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn để khẩn trương chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động, xúc tiến xây dựng kế hoạch năm 2005 và chuẩn bị các điều kiện xây dựng chiến lược phát triển của ngành; từng bước xây dựng được các nội dung, các tiêu thức, các chỉ số quản lý Nhà nước về Bưu chính, về điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tổng thể của tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho cả các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân; triển khai các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh; Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin? Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ hướng dẫn của các Bộ, ngành TW, đặc biệt là Bộ Bưu chính viễn thông, các Cục, Vụ, Viện trong Bộ, các cơ quan đơn vị trong lĩnh vực Bưu chính, điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin nhằm tạo lập ngày càng tốt hơn năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Thay mặt lãnh đạo Sở, đồng chí Nguyễn Văn Chúc, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông phấn khởi, tin tưởng nhận nhiệm vụ và tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và của tỉnh. Với vinh dự mới và trọng trách lớn, lãnh đạo và cán bộ Sở Bưu chính Viễn thông hứa sẽ đoàn kết nhất trí, lao động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, quyết vươn lên để xây dựng Sở trở thành một đơn vị vững mạnh.
    Theo báo Vifnh Phúc
  8. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    BÍ THƯ TỈNH ỦY TRỊNH ĐÌNH DŨNG LÀM VIỆC VỚI BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY
    Vừa qua, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc với Ban Dân vận Tỉnh ủy. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Trần Ngọc Tư, Uỷ viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Trần Ngọc ái, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Loan, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch MTTQ tỉnh và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

    Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. ​

    Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy đã báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong đoàn những nội dung cơ bản về công tác dân vận, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Ban Dân vận Tỉnh ủy được thành lập ngày 26-3-2001, theo Quyết định số 303 của Tỉnh ủy. Sau khi thành lập, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cấp ủy giao, đã bám sát chương trình công tác của Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Dân vận T.Ư, xây dựng nhiệm vụ công tác dân vận hàng năm và toàn khóa của cấp ủy. Thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể, các cơ quan Nhà nước tỉnh đổi mới nội dung, phương pháp vận động quần chúng; đề xuất những chủ trương, giải pháp, tham mưu giúp Tỉnh ủy chỉ đạo công tác dân vận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở còn bộc lộ một số tồn tại khuyết điểm là: việc nắm bắt dư luận quần chúng nhân dân có việc chưa kịp thời, nội dung hoạt động còn dàn trải, thiếu sâu sát; hoạt động dân vận có mặt còn lúng túng, bị động, cán bộ dân vận nhìn chung chưa cập với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là cán bộ ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm nên hiệu quả công tác dân vận chưa cao...
    Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Dân vận đã đề nghị với Bí thư Tỉnh ủy một số vấn đề biên chế, tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở; công tác đào tạo dài hạn cho đội ngũ cán bộ dân vận; chế độ phụ cấp cho cán bộ trưởng khối, phó khối dân vận xã, phường, thị trấn.
    Phát biểu kết luận, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong những năm qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh tới nay, tình hình KT - XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trước hết là sự nỗ lực của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh. Trong đó phải kể đến những thành công, hiệu quả của công tác dân vận, vận động nhân dân tham gia, thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh. Mà trực tiếp là những cán bộ làm công tác dân vận ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh mới tái lập, Ban Dân vận thành lập muộn, bộ máy tổ chức, cán bộ đang dần kiện toàn, ổn định... nhưng trong thời gian qua hệ thống dân vận đã quyết tâm, nỗ lực rất cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng được Tỉnh ủy giao, đã bám sát chương trình công tác của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Dân vận T.Ư. Bước đầu đã làm tốt công tác phối hợp với mặt trận, chính quyền và tổ chức chính trị, đoàn thể trong tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến mọi người dân về chủ trương của tỉnh với mục tiêu, hướng đi, biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước 2020. Muốn làm được như vậy, cán bộ dân vận phải chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, đề xuất với Tỉnh ủy các chủ trương, giải pháp... Trên cơ sở quan tâm và đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Từ đó tổ chức tốt các phong trào quần chúng tạo ra phong trào cách mạng, tham gia vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội đặc biệt là 10 chương trình KT - XH của tỉnh... Bên cạnh những việc đã làm được, công tác dân vận còn bộc lộ một số mặt hạn chế như: Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng đến với người dân có lúc có nơi làm chưa thật tốt, do chưa có biện pháp phù hợp; việc nắm bắt tình hình, nắm bắt thông tin đặc biệt là tâm tư nguyện vọng của người dân, của cán bộ, đảng viên, có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời... Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên, thậm trí cả cán bộ chủ chốt một số nơi cón thiếu sự quan tâm, chưa coi trọng đến công tác dân vận; bộ máy tổ chức làm công tác dân vận chưa đủ mạnh, chưa thống nhất trong cả hệ thống; cán bộ thiếu, kinh nghiệm còn ít; sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể đối với công tác dân vận có lúc, có nơi còn hạn chế, dẫn đến sự phối hợp kém hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong thời gian tới, vai trò của công tác dân dân vận trong toàn hệ thộng chính trị là hết sức quan trọng. Công tác dân vận phải đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH; đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, xây dựng Đảng là then chốt, đồng thời quan tâm đến phát triển văn hóa và thực hiện tốt công bằng xã hội; giải quyết hiệu quả chương trình XĐGN, những vấn đề bức xúc, khiếu nại tố cáo, các vấn đề xã hội phải được giải quyết kịp thời. Trong điều kiện cụ thể ở Vĩnh Phúc, công tác dân vận phải tiếp tục được phát huy để cán bộ và nhân dân nắm được đường lối chính sách của Đảng, mà cụ thể là tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII: tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ tạo tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm, chuyển dịch một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ; đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng; vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương, như dồn ghép ruộng đất, giải phóng mặt bằng; kiềm chế tai nạn giao thông... Đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia làm tốt công tác xây dựng chính đốn Đảng.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội coi trọng công tác dân vận, đồng thời làm tốt công tác phối hợp với Ban Dân vận; nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu làm công tác dân vận; nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dân vận; tăng cường cơ sở vật chất phương tiện cho các Ban Dân vận; làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy để thực hiện tốt hơn công tác dân vận trong thời kỳ mới.
    Tin, ảnh: Khắc hiếu
  9. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    BÍ THƯ TỈNH ỦY TRỊNH ĐÌNH DŨNG LÀM VIỆC VỚI BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY
    Vừa qua, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc với Ban Dân vận Tỉnh ủy. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Trần Ngọc Tư, Uỷ viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Trần Ngọc ái, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Loan, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch MTTQ tỉnh và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

    Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. ​

    Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy đã báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong đoàn những nội dung cơ bản về công tác dân vận, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Ban Dân vận Tỉnh ủy được thành lập ngày 26-3-2001, theo Quyết định số 303 của Tỉnh ủy. Sau khi thành lập, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cấp ủy giao, đã bám sát chương trình công tác của Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Dân vận T.Ư, xây dựng nhiệm vụ công tác dân vận hàng năm và toàn khóa của cấp ủy. Thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể, các cơ quan Nhà nước tỉnh đổi mới nội dung, phương pháp vận động quần chúng; đề xuất những chủ trương, giải pháp, tham mưu giúp Tỉnh ủy chỉ đạo công tác dân vận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở còn bộc lộ một số tồn tại khuyết điểm là: việc nắm bắt dư luận quần chúng nhân dân có việc chưa kịp thời, nội dung hoạt động còn dàn trải, thiếu sâu sát; hoạt động dân vận có mặt còn lúng túng, bị động, cán bộ dân vận nhìn chung chưa cập với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là cán bộ ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm nên hiệu quả công tác dân vận chưa cao...
    Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Dân vận đã đề nghị với Bí thư Tỉnh ủy một số vấn đề biên chế, tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở; công tác đào tạo dài hạn cho đội ngũ cán bộ dân vận; chế độ phụ cấp cho cán bộ trưởng khối, phó khối dân vận xã, phường, thị trấn.
    Phát biểu kết luận, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong những năm qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh tới nay, tình hình KT - XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trước hết là sự nỗ lực của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh. Trong đó phải kể đến những thành công, hiệu quả của công tác dân vận, vận động nhân dân tham gia, thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh. Mà trực tiếp là những cán bộ làm công tác dân vận ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh mới tái lập, Ban Dân vận thành lập muộn, bộ máy tổ chức, cán bộ đang dần kiện toàn, ổn định... nhưng trong thời gian qua hệ thống dân vận đã quyết tâm, nỗ lực rất cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng được Tỉnh ủy giao, đã bám sát chương trình công tác của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Dân vận T.Ư. Bước đầu đã làm tốt công tác phối hợp với mặt trận, chính quyền và tổ chức chính trị, đoàn thể trong tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến mọi người dân về chủ trương của tỉnh với mục tiêu, hướng đi, biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước 2020. Muốn làm được như vậy, cán bộ dân vận phải chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, đề xuất với Tỉnh ủy các chủ trương, giải pháp... Trên cơ sở quan tâm và đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Từ đó tổ chức tốt các phong trào quần chúng tạo ra phong trào cách mạng, tham gia vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội đặc biệt là 10 chương trình KT - XH của tỉnh... Bên cạnh những việc đã làm được, công tác dân vận còn bộc lộ một số mặt hạn chế như: Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng đến với người dân có lúc có nơi làm chưa thật tốt, do chưa có biện pháp phù hợp; việc nắm bắt tình hình, nắm bắt thông tin đặc biệt là tâm tư nguyện vọng của người dân, của cán bộ, đảng viên, có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời... Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên, thậm trí cả cán bộ chủ chốt một số nơi cón thiếu sự quan tâm, chưa coi trọng đến công tác dân vận; bộ máy tổ chức làm công tác dân vận chưa đủ mạnh, chưa thống nhất trong cả hệ thống; cán bộ thiếu, kinh nghiệm còn ít; sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể đối với công tác dân vận có lúc, có nơi còn hạn chế, dẫn đến sự phối hợp kém hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong thời gian tới, vai trò của công tác dân dân vận trong toàn hệ thộng chính trị là hết sức quan trọng. Công tác dân vận phải đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH; đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, xây dựng Đảng là then chốt, đồng thời quan tâm đến phát triển văn hóa và thực hiện tốt công bằng xã hội; giải quyết hiệu quả chương trình XĐGN, những vấn đề bức xúc, khiếu nại tố cáo, các vấn đề xã hội phải được giải quyết kịp thời. Trong điều kiện cụ thể ở Vĩnh Phúc, công tác dân vận phải tiếp tục được phát huy để cán bộ và nhân dân nắm được đường lối chính sách của Đảng, mà cụ thể là tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII: tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ tạo tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm, chuyển dịch một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ; đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng; vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương, như dồn ghép ruộng đất, giải phóng mặt bằng; kiềm chế tai nạn giao thông... Đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia làm tốt công tác xây dựng chính đốn Đảng.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội coi trọng công tác dân vận, đồng thời làm tốt công tác phối hợp với Ban Dân vận; nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu làm công tác dân vận; nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác dân vận; tăng cường cơ sở vật chất phương tiện cho các Ban Dân vận; làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy để thực hiện tốt hơn công tác dân vận trong thời kỳ mới.
    Tin, ảnh: Khắc hiếu
  10. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc chủ trương tập trung cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp​
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và liền kề Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ, đó cũng là tiền đề kéo theo sự phát triển đô thị hoá và các khu dân cư tập trung ở Vĩnh Phúc. Nhờ tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Vĩnh Phúc. Trong ba năm trở lại đây, tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh mẽ, đây là một lợi thế để Vĩnh Phúc đẩy mạnh tốc độ CNH, HĐH của mình. Nhưng bên cạnh sự tăng trưởng có tính chiến lược đó, các đô thị và các khu công nghiệp của Vĩnh phúc đang phải chịu áp lực rất lớn về môi trường do tốc độ tăng dân số cơ học, công nghiệp phát triển, trong khi đó cơ sở hạ tầng tại hầu hết các đô thị, như hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hầu như không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
    Môi trường đô thị
    Môi trường đô thị của Vĩnh phúc đang phải chịu nhiều áp lực từ quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Hiện nay, tài nguyên đất đang bị khai thác mạnh mẽ phục vụ cho phát triển đô thị và công nghiệp, dẫn đến diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị thu hẹp, bề mặt đất thấm nước và thoát nước suy giảm, đất nông nghiệp và đất chuyên dùng bị chiếm dụng để xây dựng nhà cửa và công trình đô thị, công trình công nghiệp.
    Các khu công nghiệp và đô thị đang thu hút lực lượng lớn lao động đến đô thị gây ra sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông và hệ thống thu gom), xử lý rác thải sinh hoạt). Dân số tăng cùng với mức sống được nâng cao sẽ tăng lượng chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ ra môi trường, đặc biệt là tăng lượng rác thải và nước thải. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm phổ biến ở môi trường nước và không khí.
    Về môi trường nước, theo kết quả đánh giá chất lượng nước tháng 4/2004, chất lượng môi trường nước mặt trên toàn thị xã, thị trấn của tỉnh đang bị ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa và nặng, tập trung chủ yếu ở 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên. Hệ thống cấp nước và thoát nước còn rất đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Hiện nay, nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm trong thị xã. Công tác thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu. Tổng lượng rác thải trong năm 2003, tính trung bình khoảng 92,7 tấn/ ngày. Rác sinh hoạt, rác thải y tế, rác từ các khu công nghịêp được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp và đốt tổng hợp không qua phân loại để xử lý nên về lâu dài có khả năng phát sinh ô nhiễm môi trường và mầm dịch bệnh. Đặc biệt, thị xã Phúc Yên chưa có một nơi đổ rác theo quy định nên rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp được thu gon sau đó thải bừa bãi ra) những bãi trống ven thị xã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của người dân
    Về môi trường không khí, không khí ở các đô thị đang bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là bụi trọng lượng vượt tiêu chuẩn cho phép 1 đến 3 lần, nhiều điểm có hiện tượng ô nhiễm SO2, cá biệt có nơi chỉ tiêu này vượt tới 8 lần tiêu chuẩn cho phép.
    Môi trường công nghiệp
    Hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một vài dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, nước thải với quy mô nhỏ lẻ, không đạt yêu cầu, thậm chí có dự án không đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, như Nhà máy ống thép Việt Đức, Công ty Pin - Cao su Xuân Hoà, Công ty TNHH Dệt len Lantian. Báo cáo hiện trạng môi trường khu đô thị và công nghiệp năm 2004 cho thấy, toàn tỉnh mới chỉ có KCN Quang Minh đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định các khu công nghịêp.
    Những cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đang trực tiếp thải ra môi trường lượng lớn khí thải, nước thải và chất thải rắn. Qua kết quả điều tra môi trường tháng 4/2004 cho thấy nhiều cơ sở sản xuất thép phế liệu, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà và nhiều đơn vị thuộc Bộ quốc phòng (Nhà máy Z 192, Z195, Công ty Quang Điện 123...) cùng nhiều cơ sở sản xuất khác đều chưa xỷ lý tốt tình trạng ô nhiễm trong khu vực sản xuất. Trong khi đó, nhiều công ty liên doanh lớn như Công ty Ô tô TOYOTA, Công ty HONDA cũng chưa có bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn công nghiệp. Công ty Ô tô TOYOTA đang lưu giữ trong kho 250 tấn chất thải rắn công nghiệp và Công ty HONDA Việt Nam lưu giữ 1000 tấn chất thải rắn công nghiệp chưa được xử lý. Hiện nay, do thiếu bãi tập kết, chôn lấp và xử lý chất thải trong các khu công nghiệp nên có tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp thuê các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
    Các giải pháp bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp
    Để từng bước giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường ở các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai nhiều biện pháp mang tính chiến lược với mục tiêu không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững
    Trong năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai hàng loạt các hoạt động như: Điều tra cơ bản, xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp tham mưu và đề xuất UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị về thu phí BVMT; kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tuần lễ Quốc gia về vệ sinh môi trường, ngày làm sạch thế giới. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành nhiều văn bản có tính chiến lược thu hút nguồn đầu tư bằng chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường, chế độ khuyến khích sản xuất sạch, các quy định cụ thể về sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên nước ngầm, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề.
    Tỉnh tiến hành quy hoạch đô thị, khu công nghiệp gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường để xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nước thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.
    Cải tạo, nâng cấp hệ thông thoát nước sẵn có, khuyến khích các thành phần đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước sạch ở các đô thị đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nâng cao năng lực của các đơn vị làm nhiệm vụ thu gom rác thải; quy hoạch hệ thống bãi đổ rác đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
    Để nâng cao năng lực tổ chức, quản lý bảo vệ môi trường, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ cấp tỉnh, huyện đến xã, phường và cụm dân cư; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường các cấp; tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường ở tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, phân tích môi trường và xử lý ô nhiễm.
    Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh phúc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức biên soạn nhiều tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường. Từ năm 2003 đến tháng 6/2004, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức được 05 lớp học nâng cao nhận thức về BVMT, 08 lớp tuyên truyền viên về nước sạch và vệ sinh môi trường, phát hành hơn 10. 000 tờ rơi về môi trường. Bên cạnh đó, Sở Tài nguên và Môi trường còn phối hợp với Tỉnh đoàn thành lập 20 đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường trên các địa bàn huyện, thị...
    Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là môi trường đô thị và công nghiệp đang từng bước được kiện toàn cả về tổ chức, bộ máy từ tỉnh đến cơ sở. Mặc dù bước đầu còn không ít khó khăn song với quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn chặt với công tác bảo vệ môi trường, chắc chắn Vĩnh Phúc sẽ thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững của mình, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế và sạch về môi trường
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chia sẻ trang này