1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc chủ trương tập trung cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp​
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và liền kề Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ, đó cũng là tiền đề kéo theo sự phát triển đô thị hoá và các khu dân cư tập trung ở Vĩnh Phúc. Nhờ tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Vĩnh Phúc. Trong ba năm trở lại đây, tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh mẽ, đây là một lợi thế để Vĩnh Phúc đẩy mạnh tốc độ CNH, HĐH của mình. Nhưng bên cạnh sự tăng trưởng có tính chiến lược đó, các đô thị và các khu công nghiệp của Vĩnh phúc đang phải chịu áp lực rất lớn về môi trường do tốc độ tăng dân số cơ học, công nghiệp phát triển, trong khi đó cơ sở hạ tầng tại hầu hết các đô thị, như hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hầu như không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
    Môi trường đô thị
    Môi trường đô thị của Vĩnh phúc đang phải chịu nhiều áp lực từ quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Hiện nay, tài nguyên đất đang bị khai thác mạnh mẽ phục vụ cho phát triển đô thị và công nghiệp, dẫn đến diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị thu hẹp, bề mặt đất thấm nước và thoát nước suy giảm, đất nông nghiệp và đất chuyên dùng bị chiếm dụng để xây dựng nhà cửa và công trình đô thị, công trình công nghiệp.
    Các khu công nghiệp và đô thị đang thu hút lực lượng lớn lao động đến đô thị gây ra sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông và hệ thống thu gom), xử lý rác thải sinh hoạt). Dân số tăng cùng với mức sống được nâng cao sẽ tăng lượng chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ ra môi trường, đặc biệt là tăng lượng rác thải và nước thải. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm phổ biến ở môi trường nước và không khí.
    Về môi trường nước, theo kết quả đánh giá chất lượng nước tháng 4/2004, chất lượng môi trường nước mặt trên toàn thị xã, thị trấn của tỉnh đang bị ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa và nặng, tập trung chủ yếu ở 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên. Hệ thống cấp nước và thoát nước còn rất đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Hiện nay, nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm trong thị xã. Công tác thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu. Tổng lượng rác thải trong năm 2003, tính trung bình khoảng 92,7 tấn/ ngày. Rác sinh hoạt, rác thải y tế, rác từ các khu công nghịêp được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp và đốt tổng hợp không qua phân loại để xử lý nên về lâu dài có khả năng phát sinh ô nhiễm môi trường và mầm dịch bệnh. Đặc biệt, thị xã Phúc Yên chưa có một nơi đổ rác theo quy định nên rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp được thu gon sau đó thải bừa bãi ra) những bãi trống ven thị xã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của người dân
    Về môi trường không khí, không khí ở các đô thị đang bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là bụi trọng lượng vượt tiêu chuẩn cho phép 1 đến 3 lần, nhiều điểm có hiện tượng ô nhiễm SO2, cá biệt có nơi chỉ tiêu này vượt tới 8 lần tiêu chuẩn cho phép.
    Môi trường công nghiệp
    Hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một vài dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, nước thải với quy mô nhỏ lẻ, không đạt yêu cầu, thậm chí có dự án không đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, như Nhà máy ống thép Việt Đức, Công ty Pin - Cao su Xuân Hoà, Công ty TNHH Dệt len Lantian. Báo cáo hiện trạng môi trường khu đô thị và công nghiệp năm 2004 cho thấy, toàn tỉnh mới chỉ có KCN Quang Minh đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định các khu công nghịêp.
    Những cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đang trực tiếp thải ra môi trường lượng lớn khí thải, nước thải và chất thải rắn. Qua kết quả điều tra môi trường tháng 4/2004 cho thấy nhiều cơ sở sản xuất thép phế liệu, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà và nhiều đơn vị thuộc Bộ quốc phòng (Nhà máy Z 192, Z195, Công ty Quang Điện 123...) cùng nhiều cơ sở sản xuất khác đều chưa xỷ lý tốt tình trạng ô nhiễm trong khu vực sản xuất. Trong khi đó, nhiều công ty liên doanh lớn như Công ty Ô tô TOYOTA, Công ty HONDA cũng chưa có bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn công nghiệp. Công ty Ô tô TOYOTA đang lưu giữ trong kho 250 tấn chất thải rắn công nghiệp và Công ty HONDA Việt Nam lưu giữ 1000 tấn chất thải rắn công nghiệp chưa được xử lý. Hiện nay, do thiếu bãi tập kết, chôn lấp và xử lý chất thải trong các khu công nghiệp nên có tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp thuê các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
    Các giải pháp bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp
    Để từng bước giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường ở các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai nhiều biện pháp mang tính chiến lược với mục tiêu không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững
    Trong năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai hàng loạt các hoạt động như: Điều tra cơ bản, xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp tham mưu và đề xuất UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị về thu phí BVMT; kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tuần lễ Quốc gia về vệ sinh môi trường, ngày làm sạch thế giới. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành nhiều văn bản có tính chiến lược thu hút nguồn đầu tư bằng chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường, chế độ khuyến khích sản xuất sạch, các quy định cụ thể về sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên nước ngầm, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề.
    Tỉnh tiến hành quy hoạch đô thị, khu công nghiệp gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường để xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nước thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.
    Cải tạo, nâng cấp hệ thông thoát nước sẵn có, khuyến khích các thành phần đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước sạch ở các đô thị đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nâng cao năng lực của các đơn vị làm nhiệm vụ thu gom rác thải; quy hoạch hệ thống bãi đổ rác đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
    Để nâng cao năng lực tổ chức, quản lý bảo vệ môi trường, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ cấp tỉnh, huyện đến xã, phường và cụm dân cư; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường các cấp; tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường ở tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, phân tích môi trường và xử lý ô nhiễm.
    Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh phúc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức biên soạn nhiều tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường. Từ năm 2003 đến tháng 6/2004, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức được 05 lớp học nâng cao nhận thức về BVMT, 08 lớp tuyên truyền viên về nước sạch và vệ sinh môi trường, phát hành hơn 10. 000 tờ rơi về môi trường. Bên cạnh đó, Sở Tài nguên và Môi trường còn phối hợp với Tỉnh đoàn thành lập 20 đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường trên các địa bàn huyện, thị...
    Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là môi trường đô thị và công nghiệp đang từng bước được kiện toàn cả về tổ chức, bộ máy từ tỉnh đến cơ sở. Mặc dù bước đầu còn không ít khó khăn song với quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn chặt với công tác bảo vệ môi trường, chắc chắn Vĩnh Phúc sẽ thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững của mình, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế và sạch về môi trường
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường
  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống​
    Vĩnh Phúc là mảnh đất truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng. Cùng với việc phát triển công nghiệp, tỉnh đang chú trọng khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.
    Trong mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế phát triển chưa đồng đều, trong đó công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nhất là các làng nghề chậm phát triển. Vĩnh Phúc chỉ còn lại tám làng nghề truyền thống: Rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu (Vĩnh Tường). Khắc đá Hải Lựu, đan lát Trực Ðề (Lập Thạch), Tảo Phú (Yên Lạc); trồng hoa, đan cót (Mê Linh). Các làng nghề này nằm phân tán trong năm huyện, thị xã. Trong khi đó, một số làng nghề truyền thống trước đây dần dần mai một, thất truyền như các làng gốm Hương Canh (Bình Xuyên), Cao Minh (Phúc Yên)... Trước tình hình đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trích kinh phí gần 500 triệu đồng triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển làng nghề. Sở Công nghiệp tỉnh mở nhiều lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan xuất khẩu, điêu khắc đá, gốm mỹ nghệ, mộc cao cấp... cho hơn ba nghìn lao động. Tỉnh cũng mời các nghệ nhân có tay nghề cao từ Ðà Nẵng dạy nghệ thuật điêu khắc đá, thuê nhiều nghệ nhân giỏi ở các tỉnh về dạy nghề, đồng thời tìm đầu ra cho hàng thủ công mỹ nghệ.
    Chúng tôi đến thăm làng gốm Hương Canh, nơi nổi tiếng một thời được lưu truyền nghề với các câu ca "Ai về mua vại Hương Canh", "Gốm Hương Canh, gạch Bát Tràng, lụa Hà Ðông"! Nghệ nhân Nguyễn Thanh vui vẻ tiếp chúng tôi và cho biết: Quê hương của chất liệu sành những năm 80 của thế kỷ trước là điểm sáng của ngành tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phú. Khi kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp, chúng tôi rất lao đao. Tôi và một số hộ gia đình vẫn bám vào sản xuất, tự sản tự tiêu những mặt hàng chỉ đơn điệu là cái vại, tiểu sành. Mãi đến năm 2003, Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho phép thành lập Công ty TNHH gốm mỹ nghệ Hương Canh chuyên sản xuất gốm mỹ thuật. Quá trình sản xuất đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm đến chất liệu kỹ thuật, mẫu mã và chúng tôi đã ký được nhiều hợp đồng với đối tác chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Công ty chúng tôi luôn được sự giúp đỡ của Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc mở lớp đào tạo thợ tại chỗ, tham gia các hội chợ mở rộng thị trường. Bên cạnh đó có tổ chức quốc tế MCC luôn đi sát, giúp cho khâu tiếp thị, quảng bá, tư vấn mẫu mã.
    Ði giữa làng, xóm thuộc thị trấn Hương Canh, chúng tôi có cảm giác nghề truyền thống nổi tiếng ở nơi đây đang dần dần thức dậy. Những nghệ nhân sau một thời gian dài thiếu việc, loay hoay với loại chất liệu đất quý nay đã tìm được lối ra. Nhân dân cả xóm Lò Cang đặt tất cả niềm tin vào Dự án hỗ trợ phát triển làng nghề và ngày càng thấy niềm hy vọng của họ đang trở thành hiện thực. Gốm Hương Canh hôm nay ngoài các sản phẩm truyền thống như vại, chum đựng nước, ấm đun nước, siêu thuốc, nồi, niêu đất... còn xuất hiện nhiều mặt hàng mới như ngói lợp, các loại bình, đồ giả cổ với chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Gốm Hương Canh đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường một số nơi trên thế giới.
    Giống như Hương Canh, những làng truyền thống ở Vĩnh Phúc đang trỗi dậy, thu hút nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, đồng thời tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Sáu tháng đầu năm 2004, giá trị hàng thủ công mỹ nghệ cả nước đạt 350 triệu USD, tạo cho người lao động hàng triệu việc làm. Con số đó làm nức lòng những người làm nghề thủ công ở Vĩnh Phúc. Bước khởi đầu tốt đẹp của tỉnh này đã tạo đà nảy nở một số làng nghề mới phấn đấu có nghề chuyên sâu với thương hiệu uy tín của sản phẩm.
    Ðể thúc đẩy việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống, mới đây tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị giao lưu, bảo tồn, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều ý kiến đã khẳng định: Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn để phát triển làng nghề truyền thống, việc phát triển này trở thành nhu cầu của người dân đồng thời cũng là hướng đi đúng để phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện của tỉnh.
    Trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống Việt Nam là đơn vị thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được sự bảo trợ của Bộ Văn hóa - Thông tin ủng hộ chủ trương của tỉnh Vĩnh Phúc và có ý tưởng xây dựng "Khu đặc trưng Làng nghề truyền thống Việt Nam" đặt tại khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) nhằm quy tụ các mối quan hệ, giao lưu giữa các nghệ nhân các làng nghề truyền thống từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến nơi đây.
    Những chương trình kế hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc đang khôi phục phát huy những giá trị truyền thống của ông cha nhất định sẽ trở thành hiện thực trong thời gian không xa.
    Theo báo Nhân Dân
  3. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống​
    Vĩnh Phúc là mảnh đất truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng. Cùng với việc phát triển công nghiệp, tỉnh đang chú trọng khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.
    Trong mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế phát triển chưa đồng đều, trong đó công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nhất là các làng nghề chậm phát triển. Vĩnh Phúc chỉ còn lại tám làng nghề truyền thống: Rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu (Vĩnh Tường). Khắc đá Hải Lựu, đan lát Trực Ðề (Lập Thạch), Tảo Phú (Yên Lạc); trồng hoa, đan cót (Mê Linh). Các làng nghề này nằm phân tán trong năm huyện, thị xã. Trong khi đó, một số làng nghề truyền thống trước đây dần dần mai một, thất truyền như các làng gốm Hương Canh (Bình Xuyên), Cao Minh (Phúc Yên)... Trước tình hình đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trích kinh phí gần 500 triệu đồng triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển làng nghề. Sở Công nghiệp tỉnh mở nhiều lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan xuất khẩu, điêu khắc đá, gốm mỹ nghệ, mộc cao cấp... cho hơn ba nghìn lao động. Tỉnh cũng mời các nghệ nhân có tay nghề cao từ Ðà Nẵng dạy nghệ thuật điêu khắc đá, thuê nhiều nghệ nhân giỏi ở các tỉnh về dạy nghề, đồng thời tìm đầu ra cho hàng thủ công mỹ nghệ.
    Chúng tôi đến thăm làng gốm Hương Canh, nơi nổi tiếng một thời được lưu truyền nghề với các câu ca "Ai về mua vại Hương Canh", "Gốm Hương Canh, gạch Bát Tràng, lụa Hà Ðông"! Nghệ nhân Nguyễn Thanh vui vẻ tiếp chúng tôi và cho biết: Quê hương của chất liệu sành những năm 80 của thế kỷ trước là điểm sáng của ngành tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phú. Khi kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp, chúng tôi rất lao đao. Tôi và một số hộ gia đình vẫn bám vào sản xuất, tự sản tự tiêu những mặt hàng chỉ đơn điệu là cái vại, tiểu sành. Mãi đến năm 2003, Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho phép thành lập Công ty TNHH gốm mỹ nghệ Hương Canh chuyên sản xuất gốm mỹ thuật. Quá trình sản xuất đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm đến chất liệu kỹ thuật, mẫu mã và chúng tôi đã ký được nhiều hợp đồng với đối tác chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Công ty chúng tôi luôn được sự giúp đỡ của Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc mở lớp đào tạo thợ tại chỗ, tham gia các hội chợ mở rộng thị trường. Bên cạnh đó có tổ chức quốc tế MCC luôn đi sát, giúp cho khâu tiếp thị, quảng bá, tư vấn mẫu mã.
    Ði giữa làng, xóm thuộc thị trấn Hương Canh, chúng tôi có cảm giác nghề truyền thống nổi tiếng ở nơi đây đang dần dần thức dậy. Những nghệ nhân sau một thời gian dài thiếu việc, loay hoay với loại chất liệu đất quý nay đã tìm được lối ra. Nhân dân cả xóm Lò Cang đặt tất cả niềm tin vào Dự án hỗ trợ phát triển làng nghề và ngày càng thấy niềm hy vọng của họ đang trở thành hiện thực. Gốm Hương Canh hôm nay ngoài các sản phẩm truyền thống như vại, chum đựng nước, ấm đun nước, siêu thuốc, nồi, niêu đất... còn xuất hiện nhiều mặt hàng mới như ngói lợp, các loại bình, đồ giả cổ với chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Gốm Hương Canh đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường một số nơi trên thế giới.
    Giống như Hương Canh, những làng truyền thống ở Vĩnh Phúc đang trỗi dậy, thu hút nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, đồng thời tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Sáu tháng đầu năm 2004, giá trị hàng thủ công mỹ nghệ cả nước đạt 350 triệu USD, tạo cho người lao động hàng triệu việc làm. Con số đó làm nức lòng những người làm nghề thủ công ở Vĩnh Phúc. Bước khởi đầu tốt đẹp của tỉnh này đã tạo đà nảy nở một số làng nghề mới phấn đấu có nghề chuyên sâu với thương hiệu uy tín của sản phẩm.
    Ðể thúc đẩy việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống, mới đây tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị giao lưu, bảo tồn, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều ý kiến đã khẳng định: Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn để phát triển làng nghề truyền thống, việc phát triển này trở thành nhu cầu của người dân đồng thời cũng là hướng đi đúng để phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện của tỉnh.
    Trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống Việt Nam là đơn vị thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được sự bảo trợ của Bộ Văn hóa - Thông tin ủng hộ chủ trương của tỉnh Vĩnh Phúc và có ý tưởng xây dựng "Khu đặc trưng Làng nghề truyền thống Việt Nam" đặt tại khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) nhằm quy tụ các mối quan hệ, giao lưu giữa các nghệ nhân các làng nghề truyền thống từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến nơi đây.
    Những chương trình kế hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc đang khôi phục phát huy những giá trị truyền thống của ông cha nhất định sẽ trở thành hiện thực trong thời gian không xa.
    Theo báo Nhân Dân
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc thay đổi chế độ ưu đãi đầu tư vào tháng 8​
    Từ tháng 8, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ áp dụng chế độ ưu đãi đầu tư mới trên nguyên tắc khuyến khích các ngành sản xuất kinh doanh có lợi nhất trong phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu phúc lợi của nhân dân đắc lực nhất, các địa bàn càng ít lợi thế càng được ưu đãi nhiều.
    Tỉnh Vĩnh Phúc quyết định chấm dứt việc ưu đãi đồng đều, dàn trải như trước đây. Các ưu đãi như ưu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân vẫn giữ nguyên như quy định cũ, nhưng phần ưu đãi như miễn tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sẽ căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý của dác dự án.
    Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như Quang Minh (huyện Mê Linh), Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên) gần thủ đô Hà Nội, sát đường quốc lộ số 2A đang có sức hút tự thân rất lớn nên chế độ ưu đãi sẽ giảm.
    KCN Chấn Hưng, Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường) do xa Thủ đô nên ít dự án đăng ký, ở các xã miền núi, các huyện miền núi chưa có dự án nào đăng ký - vì vậy, mức ưu đãi sẽ cao hơn. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở các huyện miền núi Tam Đảo, Lập Thạch, các xã miền núi huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ miễn thêm 8 năm tiền thuê đất.
    Cũng trong ưu đãi miễn tiền thuê đất, các dự án làng nghề, đào tạo nghề được miễn tiền thuê đất thêm 5 năm. Nếu xây dựng chung cư từ 3 tầng trở lên để cho thuê ở đô thị phục vụ KCN-CCN, các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí mang tính phục vụ nhân dân nhiều hơn sẽ được miễn 100% tiền thuê đất.
    Tỉnh Vĩnh Phúc còn hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bằng diện tích xây nhà chung cư cho thuê và diện tích các công trình phụ trợ của nhà chung cư. Các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí công cộng, các dự án phục vụ phát triển y tế, giáo dục ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo sẽ được tỉnh hỗ trợ 20% tổng số tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
    Các dự án đầu tư vào sản xuất ở các huyện miền núi như Tam Đảo, Lập Thạch, các xã miền núi ở huyện Tam Dương, Bình Xuyên được hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
    Theo Đài tiếng nói Việt Nam
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc thay đổi chế độ ưu đãi đầu tư vào tháng 8​
    Từ tháng 8, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ áp dụng chế độ ưu đãi đầu tư mới trên nguyên tắc khuyến khích các ngành sản xuất kinh doanh có lợi nhất trong phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu phúc lợi của nhân dân đắc lực nhất, các địa bàn càng ít lợi thế càng được ưu đãi nhiều.
    Tỉnh Vĩnh Phúc quyết định chấm dứt việc ưu đãi đồng đều, dàn trải như trước đây. Các ưu đãi như ưu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân vẫn giữ nguyên như quy định cũ, nhưng phần ưu đãi như miễn tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sẽ căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý của dác dự án.
    Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như Quang Minh (huyện Mê Linh), Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên) gần thủ đô Hà Nội, sát đường quốc lộ số 2A đang có sức hút tự thân rất lớn nên chế độ ưu đãi sẽ giảm.
    KCN Chấn Hưng, Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường) do xa Thủ đô nên ít dự án đăng ký, ở các xã miền núi, các huyện miền núi chưa có dự án nào đăng ký - vì vậy, mức ưu đãi sẽ cao hơn. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở các huyện miền núi Tam Đảo, Lập Thạch, các xã miền núi huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ miễn thêm 8 năm tiền thuê đất.
    Cũng trong ưu đãi miễn tiền thuê đất, các dự án làng nghề, đào tạo nghề được miễn tiền thuê đất thêm 5 năm. Nếu xây dựng chung cư từ 3 tầng trở lên để cho thuê ở đô thị phục vụ KCN-CCN, các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí mang tính phục vụ nhân dân nhiều hơn sẽ được miễn 100% tiền thuê đất.
    Tỉnh Vĩnh Phúc còn hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bằng diện tích xây nhà chung cư cho thuê và diện tích các công trình phụ trợ của nhà chung cư. Các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí công cộng, các dự án phục vụ phát triển y tế, giáo dục ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo sẽ được tỉnh hỗ trợ 20% tổng số tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
    Các dự án đầu tư vào sản xuất ở các huyện miền núi như Tam Đảo, Lập Thạch, các xã miền núi ở huyện Tam Dương, Bình Xuyên được hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
    Theo Đài tiếng nói Việt Nam
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    XEM XÉT CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN ​
    Ngày 22-9-2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp xem xét và cho ý kiến chỉ đạo công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các đô thị trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
    [​IMG]
    Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.​
    Dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở: KH-ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công nghiệp, GT-VT, Tài nguyên môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư; các đồng chí lãnh đạo Huyện, Thị uỷ và UBND các huyện, thị xã: Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Phúc Yên và Vĩnh Yên.
    Được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền lãnh đạo Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư đã báo cáo tình hình lập quy hoạch và các bước triển khai xây dựng đô thị tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Đại Lải, Mê Linh, Tam Đảo; công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Theo báo cáo, đến nay, một số đồ án đã hoàn thành kịp thời gian, đáp ứng yêu cầu cho việc tái lập thị xã Vĩnh Yên, thành lập huyện Tam Đảo mới... tuy nhiên còn một số đồ án chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ quy hoạch như: Khu du lịch Đại Lải, quy hoạch chi tiết Trung tâm huyện Tam Đảo, Trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đến nay, có nhiều dự án đã được tỉnh chấp thuận đầu tư, song nhìn chung tiến độ thực Hiện các dự án của một số đơn vị được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư thực hiện chậm. UBND tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến chỉ đạo về quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên và ven đường Xuyên Á thuộc khu vực 2 huyện Lập Thạch, Tam Dương; hàng năm tỉnh cần dành một khoản kinh phí từ ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp và hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình thuộc hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
    Sau khi Ban Thường vụ đại diện các ngành, các địa phương thảo luận, đề xuất ý kiến, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ kết luận: Về công tác quy hoạch trong những năm qua Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã ra các Nghị quyết, Chỉ thị phù hợp và được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân. Do đó, UBND tỉnh đã triển khai có hiệu quả các dự án và làm tốt công tác thu hút đầu tư. Tuy nhiên công tác quy hoạch trong thời gian qua còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; các quy hoạch chưa triển khai đồng bộ và kịp thời. Đặc biệt là các quy hoạch chi tiết; điều chỉnh quy hoạch có lúc, có nơi còn tuỳ tiện; phê duyệt các đề án quy hoạch còn chậm nên tính pháp lý chưa cao; công tác quy hoạch có lúc còn lúng túng, các quy hoạch còn thiếu điều lệ quản lý; công tác quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cấp huyện, xã và thị trấn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu, cụm công nghiệp còn chậm và chắp vá... Các thiếu sót trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản: Khối lượng công tác quy hoạch trong thời gian qua quá lớn lại yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn; đội ngũ làm công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu kinh nghiệm; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương nhiều khi chưa đồng bộ.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu: Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung hoàn chỉnh các quy hoạch đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng và mang tính khả thi cao; cần có giải pháp cụ thể để đầu tư theo đúng quy hoạch, coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viên, trường học... UBND cấp xã, thị trấn chủ động lập quy hoạch các khu dân cư. Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tỉnh có chính sách hỗ trợ thoả đáng, phù hợp với điều kiện của địa phương và xem xét từng công trình cụ thể, không mang tính dàn trải. Thời gian tới, UBND tỉnh sớm xây dựng cơ chế quản lý các khu, cụm công nghiệp, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư làm lợi cho Nhà nước, doanh nghiệp để nhân dân có đời sống tốt hơn.
    Theo báo Vĩnh Phúc
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    XEM XÉT CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN ​
    Ngày 22-9-2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp xem xét và cho ý kiến chỉ đạo công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các đô thị trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
    [​IMG]
    Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.​
    Dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở: KH-ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công nghiệp, GT-VT, Tài nguyên môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư; các đồng chí lãnh đạo Huyện, Thị uỷ và UBND các huyện, thị xã: Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Phúc Yên và Vĩnh Yên.
    Được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền lãnh đạo Sở Xây dựng và Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư đã báo cáo tình hình lập quy hoạch và các bước triển khai xây dựng đô thị tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Đại Lải, Mê Linh, Tam Đảo; công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Theo báo cáo, đến nay, một số đồ án đã hoàn thành kịp thời gian, đáp ứng yêu cầu cho việc tái lập thị xã Vĩnh Yên, thành lập huyện Tam Đảo mới... tuy nhiên còn một số đồ án chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ quy hoạch như: Khu du lịch Đại Lải, quy hoạch chi tiết Trung tâm huyện Tam Đảo, Trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đến nay, có nhiều dự án đã được tỉnh chấp thuận đầu tư, song nhìn chung tiến độ thực Hiện các dự án của một số đơn vị được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư thực hiện chậm. UBND tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến chỉ đạo về quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên và ven đường Xuyên Á thuộc khu vực 2 huyện Lập Thạch, Tam Dương; hàng năm tỉnh cần dành một khoản kinh phí từ ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp và hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình thuộc hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
    Sau khi Ban Thường vụ đại diện các ngành, các địa phương thảo luận, đề xuất ý kiến, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ kết luận: Về công tác quy hoạch trong những năm qua Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã ra các Nghị quyết, Chỉ thị phù hợp và được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân. Do đó, UBND tỉnh đã triển khai có hiệu quả các dự án và làm tốt công tác thu hút đầu tư. Tuy nhiên công tác quy hoạch trong thời gian qua còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; các quy hoạch chưa triển khai đồng bộ và kịp thời. Đặc biệt là các quy hoạch chi tiết; điều chỉnh quy hoạch có lúc, có nơi còn tuỳ tiện; phê duyệt các đề án quy hoạch còn chậm nên tính pháp lý chưa cao; công tác quy hoạch có lúc còn lúng túng, các quy hoạch còn thiếu điều lệ quản lý; công tác quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cấp huyện, xã và thị trấn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu, cụm công nghiệp còn chậm và chắp vá... Các thiếu sót trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản: Khối lượng công tác quy hoạch trong thời gian qua quá lớn lại yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn; đội ngũ làm công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu kinh nghiệm; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương nhiều khi chưa đồng bộ.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu: Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung hoàn chỉnh các quy hoạch đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng và mang tính khả thi cao; cần có giải pháp cụ thể để đầu tư theo đúng quy hoạch, coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viên, trường học... UBND cấp xã, thị trấn chủ động lập quy hoạch các khu dân cư. Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tỉnh có chính sách hỗ trợ thoả đáng, phù hợp với điều kiện của địa phương và xem xét từng công trình cụ thể, không mang tính dàn trải. Thời gian tới, UBND tỉnh sớm xây dựng cơ chế quản lý các khu, cụm công nghiệp, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư làm lợi cho Nhà nước, doanh nghiệp để nhân dân có đời sống tốt hơn.
    Theo báo Vĩnh Phúc
  8. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Có một thông tin thú vị về luật giao thông ở Vĩnh Phúc, UBND tỉnh vừa ra quyết định, quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy.
    Bởi vậy bà con lưu ý, nếu ai có về Vĩnh Phúc thì nên thủ theo "nồi cơm điện" khi đi ra ngoài đường bằng xe máy, kẻo bị phạt oan, bất kể tuyến đường nào, dù ở nông thôn hay thành thị
    Nhớ nhé bà con ạ!
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Có một thông tin thú vị về luật giao thông ở Vĩnh Phúc, UBND tỉnh vừa ra quyết định, quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy.
    Bởi vậy bà con lưu ý, nếu ai có về Vĩnh Phúc thì nên thủ theo "nồi cơm điện" khi đi ra ngoài đường bằng xe máy, kẻo bị phạt oan, bất kể tuyến đường nào, dù ở nông thôn hay thành thị
    Nhớ nhé bà con ạ!
  10. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    ************* TRẦN ĐỨC LƯƠNG
    THĂM, LÀM VIỆC VỚI BINH CHỦNG TĂNG - THIẾT GIÁP

    Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống của Bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam Anh hùng (5/10/1959 - 5/10/2004), ngày 29-9-2004, đồng chí Trần Đức Lương, Uỷ viên Bộ Chính trị, ************* đã tới thăm, kiểm tra Binh chủng Tăng - Thiết giáp tại Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Cùng đi với ************* có các đồng chí: Nguyễn Văn Triền, ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng ************* và đại diện lãnh đạo một số cơ quan T.Ư.

    ************* Trần Đức Lương tặng cán bộ, chiến sĩ Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp bức tranh
    "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân"

    Đón ************* có các đồng chí: Trung tướng Phan Trung Kiên, ủy viên T.Ư Đảng, Anh hùng LLVTND, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Trường Kỳ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; về phía Binh chủng Tăng - Thiết giáp có Thiếu tướng Lê Xuân Tấu, Anh hùng LLVTND, Tư lệnh Binh chủng; các đồng chí trong BTV Đảng ủy Bộ Tư lệnh Binh chủng; lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Binh chủng; Đại tá, PGS-TS Nguyễn Việt Hùng, Hiệu trưởng Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp và toàn thể cán bộ, giáo viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp của Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

    ************* Trần Đức Lương và Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Đình Dũng thăm khu kỹ thuật
    của Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp

    ************* Trần Đức Lương đã duyệt đội danh dự, thăm khu kỹ thuật, khu giảng đường, khu doanh trại và kiểm tra bài tập trung đội xe tăng bắn chiến đấu tiêu diệt mục tiêu tại trường bắn của Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
    Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Lê Xuân Tấu, Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp đã báo cáo với ************* Trần Đức Lương và các đồng chí trong đoàn về truyền thống 45 năm xây dựng và trưởng thành của Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Trong chiến tranh, Binh chủng Tăng - Thiết giáp là lực lượng chiến đấu được trang bị vũ khí hiện đại và là lực lượng đột kích quan trọng của quân đội ta, đã lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của toàn dân tộc. ở thời bình, bộ đội tăng - thiết giáp tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng Binh chủng ngày càng chính quy, hiện đại, vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, bộ đội tăng - thiết giáp đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại nơi đơn vị đóng quân, giữ vững quan hệ bền chặt quân dân. Đến nay, Binh chủng Tăng - Thiết giáp đã xây dựng được 4 phòng học cho các xã miền núi, xây 25 nhà tình nghĩa, tặng nhiều sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách khó khăn và nhận phụng dưỡng đến hết đời 27 Mẹ Việt Nam Anh hùng. 45 năm qua, nhiều đơn vị, cá nhân của Binh chủng Tăng - Thiết giáp đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao qúy.
    Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Tăng - Thiết giáp, ************* Trần Đức Lương khẳng định: Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, bộ đội tăng - thiết giáp đã vận dụng sáng tạo các quan điểm của Đảng, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kiến thức khoa học quân sự của thế giới trở thành nghệ thuật đánh giặc độc đáo của bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam, đó là đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể. Trong thời kỳ đổi mới, bộ đội tăng - thiết giáp ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện và sãn sàng chiến đấu còn có nhiều cố gắng trong tham gia sản xuất cải thiện đời sống bộ đội và xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ************* Trần Đức Lương đã nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà bộ đội tăng - thiết giáp đã đạt được trong 45 năm qua. ************* chỉ rõ, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đã mang lại thế và lực mới cho nhân dân và quân đội ta. Nhưng trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược DBHB, BLLĐ, mưu toan xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ********************** và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, do vậy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cần được chú trọng, quan tâm sâu sắc hơn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề này, ************* đề nghị: Binh chủng Tăng - Thiết giáp cần triển khai tốt chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ; xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. ************* Trần Đức Lương mong muốn toàn lực lượng Binh chủng Tăng - Thiết giáp tập trung coi trọng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự để tìm ra các giải pháp kỹ thuật, chiến thuật phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. ************* đề nghị: Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp cần thường xuyên chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần cùng địa phương xây dựng địa bàn an toàn, xây dựng cơ sở chính trị và thế trận lòng dân ngày càng vững chắc; tích cực xây dựng Đảng, chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết trong đơn vị.
    Đồng chí ************* Trần Đức Lương đã ghi vào Sổ vàng lưu niệm của Binh chủng Tăng - Thiết giáp và tặng bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam 18 chữ vàng: ?oThời kỳ mới, sức đột phá mới, vượt qua thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ? và trồng cây lưu niệm tại Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
    Khắc Hiếu

Chia sẻ trang này