1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG (14/10/1930 - 14/10/2004
    PHÁT HUY NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG PHẤN ĐẤU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ​
    Cách đây 74 năm, từ ngày 14 tháng 10 đến cuối tháng 10 năm 1930, Hội nghị BCH Trung ương lâm thời của Đảng tiến hành tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị thông qua Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú khởi thảo; các nghị quyết về tình hình nhiệm vụ cần kíp của Đảng, về vận động các giới quần chúng; Điều lệ Đảng và các điều lệ của một số đoàn thể quần chúng; đổi tên ********************** thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Điều lệ Đảng được thông qua tại Hội nghị này có quy định: Trung ương cử ra các bộ, trong đó có Bộ Tổ chức kiêm Giao thông. Đây là lý do Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa IX) đã quyết định lấy ngày 14 tháng 10 làm Ngày truyền thống của ngành Tổ chức xây dựng Đảng. 74 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu giúp cho Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
    Ngành Tổ chức xây dựng Đảng của tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy (khóa XII), công tác cán bộ của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên các mặt:
    Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và công tác đảng viên thường xuyên được cấp ủy các cấp chú trọng. Khi mới tái lập tỉnh, toàn Đảng bộ mới có 479 tổ chức cơ sở Đảng với 37 nghìn đảng viên, đến nay đã có 564 tổ chức cơ sở Đảng với 45 nghìn đảng viên. Việc sắp xếp chi bộ Đảng theo thôn, xóm; từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, thực hiện Quy định 76 về việc đảng viên công tác ở cơ quan, doanh nghiệp về sinh hoạt với chi bộ nơi cư trú? đã từng bước nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của đảng viên; tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tăng, tổ chức cơ sở Đảng yếu kém giảm hàng năm.
    Các cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên đã xác định được tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ; có nhiều đổi mới về phương pháp đảm bảo tính khoa học, dân chủ; phát hiện giới thiệu cán bộ từ nhiều nguồn, thực hiện quy hoạch đồng bộ cả 3 cấp từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Về số lượng, đảm bảo quy hoạch mỗi chức danh 2-3 người, mỗi người có thể dự nguồn 2-3 chức danh. Trong quy hoạch đảm bảo nguyên tắc "động" là hàng năm có rà soát, bổ sung và "mở" là không chỉ quy hoạch người trong một địa phương, đơn vị mà có thể quy hoạch người ở đơn vị khác. Do đó đã hạn chế sự khép kín, cục bộ trong công tác quy hoạch cán bộ, tạo được nguồn phong phú, dồi dào. Do có quy hoạch cán bộ, thời gian qua các cấp, các ngành đã chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chủ động cán bộ khi bố trí, bổ nhiệm. Đặc biệt là công tác chuẩn bị Đại hội Đảng, các đoàn thể nhân dân hoặc nhân sự bầu cử HĐND, UBND các cấp.
    Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ của cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cấp ủy đã chăm lo đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh. Để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, tỉnh đã mở 11 lớp trung cấp lý luận cho 1.094 học viên, hợp đồng với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội và Phân viện Báo chí - Tuyên truyền mở 2 lớp Đại học Chính trị cho 174 học viên, 3 lớp Cao cấp lý luận chính trị cho 365 học viên là cán bộ chủ chốt và cán bộ trong quy hoạch từ tỉnh đến cơ sở. Cùng với việc mở các lớp tại chức, tỉnh đã cử 65 đồng chí đi học các lớp cao cấp và cử nhân chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Phân viện Hà Nội. Chương trình và nội dung bồi dưỡng cán bộ ngày càng phong phú, phù hợp với thực tế và nhiệm vụ của các tổ chức, đoàn thể. Sau bồi dưỡng, các học viên trở về cơ sở đã làm tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn và công tác vận động quần chúng. Hơn 6 năm qua, Trường Chính trị tỉnh đã bồi dưỡng được 1.840 cán bộ chủ chốt các đoàn thể cơ sở. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thị đã bồi dưỡng được 64.550 lượt cán bộ là Uỷ viên BCH các đoàn thể và cán bộ chính quyền cơ sở.
    Qua đào tạo bồi dưỡng, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của cán bộ được nâng lên rõ rệt, cụ thể:
    - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có trình độ chuyên môn đại học trở lên 92,7%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, đại học 91%.
    - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các huyện, thị thuộc Tỉnh ủy quản lý có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên 73,91%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, đại học 60,86%.
    Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ đã đáp ứng được yêu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành. Các cấp ủy Đảng đã xuất phát từ yêu cầu tổ chức, bộ máy và cán bộ trước khi xem xét bố trí, bổ nhiệm cán bộ, khi lựa chọn đã đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau đều được cân nhắc, xem xét thận trọng.
    Sự phối hợp giữa cấp uỷ địa phương và các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng uỷ các cơ quan Trung ương trong công tác cán bộ nói chung chặt chẽ. Cán bộ được xem xét để bố trí, bổ nhiệm giữ các chức vụ trưởng sở, ban, ngành, thuộc quyền quyết định của tỉnh đều có trao đổi thoả thuận với bộ, ngành chủ quản; cán bộ dự kiến bổ nhiệm các chức vụ diện Tỉnh uỷ quản lý nhưng thuộc quyền quyết định của cơ quan Trung ương đều có sự thống nhất giữa cấp uỷ địa phương và cơ quan Trung ương.
    Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức thực hiện, cấp uỷ Đảng các cấp đã lãnh, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đồng thời tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh đã tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ đề nghị xét công nhận cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, truy tặng Huân chương bậc cao. Từ năm 1998 đến nay đã xét công nhận được 21 cán bộ lão thành cách mạng, 328 cán bộ tiền khởi nghĩa, 30 trường hợp khen thưởng và truy tặng Huân chương bậc cao. Các chính sách của Trung ương về phụ cấp thường xuyên, hỗ trợ kinh phí làm nhà, cấp đất... được cấp uỷ và cơ quan chuyên môn các cấp thực hiện đầy đủ, kịp thời.
    Chế độ nghỉ dưỡng sức đối với cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí được quan tâm. Tỉnh đã đề nghị 88 lượt cán bộ lão thành cách mạng đi nghỉ dưỡng sức ở khu điều dưỡng Đại Lải, Tây Hồ và 2.793 lượt cán bộ các đối tượng khác đã nghỉ hưu về nghỉ dưỡng sức ở Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng của tỉnh. Cán bộ thuộc các đối tượng được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ hàng năm được kiểm tra sức khoẻ, khi ốm đau được điều trị, chăm sóc chu đáo.
    Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, từ nay đến cuối năm 2005 ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần tập trung thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cấp uỷ và thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn sau:
    1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chi, đảng bộ thực hiện tốt công tác đánh giá và phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên cuối năm.Thực hiện tốt công tác đổi thẻ đảng viên đợt 7-11-2004 và các đợt tiếp theo. Chỉ đạo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi huyện Vĩnh Tường và huyện Mê Linh đạt kết quả tốt, tiến tới Hội nghị tọa đàm bí thư chi bộ giỏi toàn tỉnh vào đầu năm 2005. Tập trung nghiên cứu khảo sát, tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Tỉnh uỷ có chủ trương chỉ đạo xây dựng và nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
    2. Phải tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác đánh giá cán bộ năm 2004 ở tất cả các cấp, các ngành để làm đà và nền nếp cho những năm sau. Trong đánh giá cán bộ phải thực hiện đúng Quy chế của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Công tác đánh giá cán bộ hàng năm phải gắn với việc tổng kết đơn vị, việc đánh giá tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên và hiệu quả công tác của cán bộ.
    3. Tập trung lãnh đạo rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, coi đó là việc làm thường xuyên, bắt buộc vào dịp cuối năm, gắn với việc đánh giá cán bộ, phân loại đảng viên. Qua đó bổ sung những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn.
    Các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị uỷ tiếp tục rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch cán bộ của đơn vị mình gắn với việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp.
    4. Chú trọng tham mưu giúp cấp uỷ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Trường Chính trị và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị; chú trọng vai trò và tạo điều kiện tốt nhất để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên kiêm chức.
    Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ thông qua công tác tuyển chọn đầu vào và việc quản lý học viên. Việc tổ chức thi đầu vào của các lớp đại học tại chức phải đảm bảo nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng. Công tác đào tạo đại học chuyên môn phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học. Chú trọng đào tạo các ngành phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương như: Xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, du lịch, quản trị kinh doanh... Tăng cường công tác đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch cán bộ.
    5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chú ý bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Tiếp tục tham mưu giúp cấp uỷ xem xét để kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc, phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, gắn với việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp.
    6. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về luân chuyển cán bộ. Ở tỉnh sẽ chọn một số đồng chí cấp uỷ, trưởng, phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong quy hoạch, có triển vọng luân chuyển đi làm lãnh đạo các huyện, thị hoặc lãnh đạo các sở, ban, ngành khác để đào tạo toàn diện hơn. Đối với cấp huyện cần tăng cường luân chuyển cán bộ về cơ sở, đặc biệt là những cơ sở nhiều năm liền yếu kém hoặc nội bộ mất đoàn kết chưa khắc phục được.
    7. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về làm việc ở tỉnh, chính sách khuyến khích đối với cán bộ đi học sau đại học. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công, tập trung xem xét giải quyết các hồ sơ công nhận cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, khen thưởng và truy tặng Huân chương bậc cao. Thực hiện tốt việc xếp lương, điều chỉnh lương và tổ chức xét chuyển ngạch, nâng ngạch cho cán bộ khối Đảng, đoàn thể, tổ chức thi tuyển công chức cho cán bộ khối Nhà nước. Chăm lo công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ.
    8. Để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Trung ương về công tác cán bộ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh trong thời kỳ mới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các đơn vị có liên quan khảo sát, nghiên cứu giúp BTV Tỉnh ủy bổ sung, sửa đổi và xây dựng một số văn bản mới của BTV Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Tập trung vào việc xây dựng quy trình giới thiệu cán bộ, ứng cử các chức danh lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; xem xét để sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cán bộ các chức danh lãnh đạo, quản lý cho phù hợp với giai đoạn mới.
    9. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ ngành Tổ chức xây dựng Đảng nhằm nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ của cấp ủy các cấp. Chủ động tham mưu giúp cấp ủy trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp theo hướng của Trung ương.
    Phát huy những kết quả đã đạt được, cán bộ, công chức ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy về công tác tổ chức, cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần hoàn thành những mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra.
    Trần Ngọc Tư
    UVTV - Trưởng ban tổ chức Tỉnh uỷ

    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGUYỄN NGỌC PHI LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN DAEWOO​
    Chiều 14-10-2004, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Tập đoàn DAEWOO (Hàn Quốc) do ông Tae Yong Lee, Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO, Chủ tịch Hiệp hội hợp tác kinh tế Việt - Hàn làm Trưởng đoàn. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công nghiệp, Tài nguyên - Môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư của tỉnh.
    Tại buổi làm việc, ông Tae Yong Lee, Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO đã giới thiệu quá trình đầu tư, giới thiệu một số dự án đầu tư có hiệu quả và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới ở Việt Nam trong đó có dự án xử lý chất thải rắn tại Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Ông Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO mong muốn được tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ và mời lãnh đạo tỉnh tới thăm dự án xử lý chất thải rắn mà Tập đoàn đang triển khai tại thành phố Hải Phòng.
    Đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn và nhiệt liệt chúc mừng đoàn lãnh đạo của Tập đoàn DAEWOO tới thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời mong muốn Vĩnh Phúc và Tập đoàn DAEWOO sẽ có sự hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
    Theo báo Vĩnh Phúc
  3. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGUYỄN NGỌC PHI LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN DAEWOO​
    Chiều 14-10-2004, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Tập đoàn DAEWOO (Hàn Quốc) do ông Tae Yong Lee, Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO, Chủ tịch Hiệp hội hợp tác kinh tế Việt - Hàn làm Trưởng đoàn. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công nghiệp, Tài nguyên - Môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư của tỉnh.
    Tại buổi làm việc, ông Tae Yong Lee, Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO đã giới thiệu quá trình đầu tư, giới thiệu một số dự án đầu tư có hiệu quả và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới ở Việt Nam trong đó có dự án xử lý chất thải rắn tại Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Ông Chủ tịch Tập đoàn DAEWOO mong muốn được tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ và mời lãnh đạo tỉnh tới thăm dự án xử lý chất thải rắn mà Tập đoàn đang triển khai tại thành phố Hải Phòng.
    Đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn và nhiệt liệt chúc mừng đoàn lãnh đạo của Tập đoàn DAEWOO tới thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời mong muốn Vĩnh Phúc và Tập đoàn DAEWOO sẽ có sự hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
    Theo báo Vĩnh Phúc
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    MIỄN THUỶ LỢI PHÍ​
    Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc miễn thủy lợi phí cho nông dân làm xôn xao dư luận không chỉ trong tỉnh, mà ở tất cả các tỉnh, thành phố khác. Người nông dân được hưởng lợi từ công sức, tiền bạc đã đóng góp xây dựng các công trình thủy lợi. Sự thực việc thu thủy lợi phí của công ty dịch vụ trong những năm qua không chỉ riêng ở Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương khác, gây rất nhiều phiền hà cho nông dân. Công ty dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm phục vụ nông dân kịp thời, thuận tiện nhưng lại như ban phát. Bên cạnh đó, việc thất thoát không phải là ít, gây ra mất đoàn kết. Điều mà người nông dân thấy rõ nhất là nhiều công trình thủy lợi xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất?

    Việc miễn thủy lợi phí của Vĩnh Phúc là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho nông dân giảm bớt các khoản đóng góp để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngay khi có quyết định miễn giảm thủy lợi phí, Vĩnh Phúc xác định tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi. Những công trình trọng điểm được đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp để phục vụ đắc lực cho mục tiêu cánh đồng 50 triệu đồng/ha? Công ty dịch vụ thủy lợi hứa trước dân và cam kết với nông dân sau khi không thu thủy lợi phí, thái độ và trách nhiệm phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn, không có nhũng nhiễu, phiền hà.
    Có thể khẳng định đây là bước đột phá của Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống! Mong sao các địa phương trong cả nước nghiên cứu rút kinh nghiệm vận dụng. Và mong sao khi không thu thủy lợi phí thì các công trình thủy lợi ở các địa phương không xuống cấp, thái độ phục vụ của công ty dịch vụ tốt hơn.
    Mỗi ngành, mỗi tổ chức, đoàn thể đều vì nông dân phục vụ thì người nông dân có khả năng làm giàu, đưa đất nước ngày càng phát triển.
    Theo báo Quân đội nhân dân
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    MIỄN THUỶ LỢI PHÍ​
    Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc miễn thủy lợi phí cho nông dân làm xôn xao dư luận không chỉ trong tỉnh, mà ở tất cả các tỉnh, thành phố khác. Người nông dân được hưởng lợi từ công sức, tiền bạc đã đóng góp xây dựng các công trình thủy lợi. Sự thực việc thu thủy lợi phí của công ty dịch vụ trong những năm qua không chỉ riêng ở Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương khác, gây rất nhiều phiền hà cho nông dân. Công ty dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm phục vụ nông dân kịp thời, thuận tiện nhưng lại như ban phát. Bên cạnh đó, việc thất thoát không phải là ít, gây ra mất đoàn kết. Điều mà người nông dân thấy rõ nhất là nhiều công trình thủy lợi xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất?

    Việc miễn thủy lợi phí của Vĩnh Phúc là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho nông dân giảm bớt các khoản đóng góp để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngay khi có quyết định miễn giảm thủy lợi phí, Vĩnh Phúc xác định tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi. Những công trình trọng điểm được đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp để phục vụ đắc lực cho mục tiêu cánh đồng 50 triệu đồng/ha? Công ty dịch vụ thủy lợi hứa trước dân và cam kết với nông dân sau khi không thu thủy lợi phí, thái độ và trách nhiệm phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn, không có nhũng nhiễu, phiền hà.
    Có thể khẳng định đây là bước đột phá của Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống! Mong sao các địa phương trong cả nước nghiên cứu rút kinh nghiệm vận dụng. Và mong sao khi không thu thủy lợi phí thì các công trình thủy lợi ở các địa phương không xuống cấp, thái độ phục vụ của công ty dịch vụ tốt hơn.
    Mỗi ngành, mỗi tổ chức, đoàn thể đều vì nông dân phục vụ thì người nông dân có khả năng làm giàu, đưa đất nước ngày càng phát triển.
    Theo báo Quân đội nhân dân
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc đại hội thành lập hội sinh vật cảnh
    Ngày 27/10/2004, gần 1.000 cán bộ khoa học, những người sản xuất kinh doanh, dịch vụ và yêu thích sinh vật cảnh trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội sinh vật cảnh lần thứ nhất nhiệm kỳ 2004-2009.
    Đây là tổ chức quần chúng được thành lập nhằm tập hợp, trao đổi kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các những nhà nghiên cứu nông nghiệp, sinh học, các nhà sản xuất, kinh doanh và yêu thích các loại sinh vật cảnh ở địa phương. Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc tuy chưa có tổ chức hội Sinh vật cảnh,nhưng phong trào sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ sinh vật cảnh, thưởng ngoạn văn hoá sinh vật cảnh phát triển khá mạnh. Tại địa phương đã hình thành một số làng sinh vật cảnh, vùng hoa, chợ hoa...thu hút hàng ngàn lao động chuyên làm cây cảnh và dịch vụ sinh vật cảnh. Nhờ sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ sinh vật cảnh nhiều hộ nông dân đã thoát được cuộc sống đói nghèo, vươn lên làm giàu góp phần giữ gìn và nâng cao tình yêu thiên nhiên, hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Hiện nay, ở cấp huyện, thị đặc biệt là cơ sở những người yêu thích sinh vật cảnh đã tập hợp được 20 chi hội , gần 500 hội viên. Hoạt động của các chi hội khá phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả thiết thực như: Tổ chức giúp nhau kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng, tạo thế, bình giá cây, thăm hỏi nhau lúc ốm đau; Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm sinh vật cảnh của các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hà tây; Tổ chức trưng bày, thi sinh vật cảnh chào mừng các ngày lễ lớn. Hàng năm, tỉnh Vĩnh Phúc đã sản xuất kinh doanh hàng trăm ha hoa các loại, giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng; Tạo hàng chục vạn cây phôi, hàng ngàn cây thế, cây nghệ thuật có giá trị; đắp hàng trăm hòn non bộ, tiểu cảnh, bể cá cảnh các loại và nuôi hàng nghìn con chim quý.
    Cùng với việc suy tôn ông Nguyễn Văn Tôn nguyên bí thư tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú (cũ) làm chủ tịch danh dự của hội, bầu ra ban chấp hành gồm 25 thành viên, do ông Nghiêm Văn Phú phó chủ tịch Hội nông dân tỉnh làm chủ tịch, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể từ nay đến 2009. Cụ thể là: Tiếp tục xây dựng củng cố, phát triển tổ chức hội vững mạnh, nhân rộng phong trào tới các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, xã, phường, thôn, bản trong toàn tỉnh. Phấn đấu Sau đại Hội cấp tỉnh, cấp huyện, thị tiến hành đại hội kiện toàn tổ chức huyện hội và hội cơ sở xong trong năm 2005; Động viên các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị thực hiện trồng hoa, cây cảnh trong khuôn viên, trong gia đình tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn văn hoá sinh vật cảnh của nhân dân. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn về nghệ thuật làm và chơi sinh vật cảnh. Đồng thời, phối hợp với ngành du lịch, Công ty đo thị nghiên cứu dần hình thành điểm du lịch sinh thái phục vụ du khách và như cầu trồng cây cảnh ở các khu đô thị mới.
    Theo Website **********************
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc đại hội thành lập hội sinh vật cảnh
    Ngày 27/10/2004, gần 1.000 cán bộ khoa học, những người sản xuất kinh doanh, dịch vụ và yêu thích sinh vật cảnh trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội sinh vật cảnh lần thứ nhất nhiệm kỳ 2004-2009.
    Đây là tổ chức quần chúng được thành lập nhằm tập hợp, trao đổi kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các những nhà nghiên cứu nông nghiệp, sinh học, các nhà sản xuất, kinh doanh và yêu thích các loại sinh vật cảnh ở địa phương. Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc tuy chưa có tổ chức hội Sinh vật cảnh,nhưng phong trào sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ sinh vật cảnh, thưởng ngoạn văn hoá sinh vật cảnh phát triển khá mạnh. Tại địa phương đã hình thành một số làng sinh vật cảnh, vùng hoa, chợ hoa...thu hút hàng ngàn lao động chuyên làm cây cảnh và dịch vụ sinh vật cảnh. Nhờ sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ sinh vật cảnh nhiều hộ nông dân đã thoát được cuộc sống đói nghèo, vươn lên làm giàu góp phần giữ gìn và nâng cao tình yêu thiên nhiên, hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Hiện nay, ở cấp huyện, thị đặc biệt là cơ sở những người yêu thích sinh vật cảnh đã tập hợp được 20 chi hội , gần 500 hội viên. Hoạt động của các chi hội khá phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả thiết thực như: Tổ chức giúp nhau kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng, tạo thế, bình giá cây, thăm hỏi nhau lúc ốm đau; Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm sinh vật cảnh của các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hà tây; Tổ chức trưng bày, thi sinh vật cảnh chào mừng các ngày lễ lớn. Hàng năm, tỉnh Vĩnh Phúc đã sản xuất kinh doanh hàng trăm ha hoa các loại, giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng; Tạo hàng chục vạn cây phôi, hàng ngàn cây thế, cây nghệ thuật có giá trị; đắp hàng trăm hòn non bộ, tiểu cảnh, bể cá cảnh các loại và nuôi hàng nghìn con chim quý.
    Cùng với việc suy tôn ông Nguyễn Văn Tôn nguyên bí thư tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú (cũ) làm chủ tịch danh dự của hội, bầu ra ban chấp hành gồm 25 thành viên, do ông Nghiêm Văn Phú phó chủ tịch Hội nông dân tỉnh làm chủ tịch, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể từ nay đến 2009. Cụ thể là: Tiếp tục xây dựng củng cố, phát triển tổ chức hội vững mạnh, nhân rộng phong trào tới các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, xã, phường, thôn, bản trong toàn tỉnh. Phấn đấu Sau đại Hội cấp tỉnh, cấp huyện, thị tiến hành đại hội kiện toàn tổ chức huyện hội và hội cơ sở xong trong năm 2005; Động viên các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị thực hiện trồng hoa, cây cảnh trong khuôn viên, trong gia đình tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn văn hoá sinh vật cảnh của nhân dân. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn về nghệ thuật làm và chơi sinh vật cảnh. Đồng thời, phối hợp với ngành du lịch, Công ty đo thị nghiên cứu dần hình thành điểm du lịch sinh thái phục vụ du khách và như cầu trồng cây cảnh ở các khu đô thị mới.
    Theo Website **********************
  8. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    GIÁM SÁT CÔNG TÁC "QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO"
    Ngày 28-10-2004, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh tiến hành giám sát công tác "Quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo".
    Đồng chí Nguyễn Thị Quế Phượng, Giám đốc Sở Y tế đã báo cáo với Đoàn, kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo từ năm 2003 đến nay.
    Năm 2003, tổng kinh phí Nhà nước cấp cho quỹ KCB cho người nghèo là 5,15 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 106.833 người nghèo được cấp thẻ BHYT, bằng 99,7% số đối tượng được thụ hưởng và bằng 9,3% dân số toàn tỉnh. Trong năm có 65.900 lượt người được KCB với tổng giá trị là 2,69 tỷ đồng. Năm 2004, tổng kinh phí Nhà nước cấp để mua thẻ BHYT cho người nghèo là 5,4 tỷ đồng, đã mua và cấp thẻ cho 93.803 người với tổng số tiền là 4,869 tỷ đồng; trong đó kinh phí còn dư từ năm 2003 chuyển sang là 2,45 tỷ đồng, kinh phí được cấp bổ sung mua thẻ BHYT năm 2004 là 2,41 tỷ đồng. Như vậy, số kinh phí được giao cho quỹ KCB cho người nghèo theo kế hoạch 2004 hiện còn dư 2,98 tỷ đồng. Riêng quý III năm 2004, chi phí KCB cho người nghèo đạt 0,8 tỷ đồng với 13.804 lượt người được KCB. Chi phí bình quân cho 1 lần KCB ngoại trú là 31.231 đồng, tăng 9.651 đồng; chi phí bình quân cho 1 lần KCB nội trú là 639.491 đồng, tăng 53.347 đồng so với năm 2003.
    Quỹ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phần nào giảm bớt khó khăn cho người nghèo khi đi KCB, từng bước phấn đấu đảm bảo công bằng trong công tác CSSK cho nhân dân, góp phần XĐGN. Việc KCB cho người nghèo có thẻ BHYT được triển khai tại 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các dịch vụ y tế tại địa phương, giảm bớt khó khăn và chi phí đi lại cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở; trong quá trình thực hiện, các đối tượng được cấp thẻ BHYT đúng thời hạn. Việc hướng dẫn tổ chức KCB, giám sát hoạt động tại các đơn vị y tế và thanh quyết toán quỹ theo đúng quy định.
    Để tăng cường công tác quản lý và sử dụng quỹ có hiệu quả, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh bổ sung từ 2 đến 3 biên chế cho Sở để thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý quỹ; có cơ chế hỗ trợ viện phí cho những trường hợp khó khăn đột xuất, đối tượng cận nghèo từ nguồn kinh phí còn tồn của quỹ. Ngoài nguồn ngân sách cấp hàng năm để mua thẻ BHYT cho người nghèo, đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh có kế hoạch vận động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ để bảo tồn và phát triển nguồn quỹ ngày càng lớn mạnh.
    Thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Hoàng Văn Toàn, Trưởng ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực của ngành Y tế tỉnh nhà nói riêng cũng như các sở, ban, ngành liên quan trong công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo. Đồng chí yêu cầu các ngành liên quan phát huy hơn nữa các mặt làm được, hạn chế, khắc phục những thiếu sót nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho các đối tượng được thụ hưởng BHYT; đồng thời tiếp nhận những kiến nghị của ngành Y tế và sẽ đề xuất với UBND tỉnh trong thời gian gần nhất.
    Ngày 29-10-2004, Đoàn tiếp tục làm việc với UBND huyện Vĩnh Tường và TTYT huyện Vĩnh Tường với cùng nội dung trên.
    Quang Nam(Theo VinhPhuc Portal)
  9. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    GIÁM SÁT CÔNG TÁC "QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO"
    Ngày 28-10-2004, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh tiến hành giám sát công tác "Quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo".
    Đồng chí Nguyễn Thị Quế Phượng, Giám đốc Sở Y tế đã báo cáo với Đoàn, kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo từ năm 2003 đến nay.
    Năm 2003, tổng kinh phí Nhà nước cấp cho quỹ KCB cho người nghèo là 5,15 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 106.833 người nghèo được cấp thẻ BHYT, bằng 99,7% số đối tượng được thụ hưởng và bằng 9,3% dân số toàn tỉnh. Trong năm có 65.900 lượt người được KCB với tổng giá trị là 2,69 tỷ đồng. Năm 2004, tổng kinh phí Nhà nước cấp để mua thẻ BHYT cho người nghèo là 5,4 tỷ đồng, đã mua và cấp thẻ cho 93.803 người với tổng số tiền là 4,869 tỷ đồng; trong đó kinh phí còn dư từ năm 2003 chuyển sang là 2,45 tỷ đồng, kinh phí được cấp bổ sung mua thẻ BHYT năm 2004 là 2,41 tỷ đồng. Như vậy, số kinh phí được giao cho quỹ KCB cho người nghèo theo kế hoạch 2004 hiện còn dư 2,98 tỷ đồng. Riêng quý III năm 2004, chi phí KCB cho người nghèo đạt 0,8 tỷ đồng với 13.804 lượt người được KCB. Chi phí bình quân cho 1 lần KCB ngoại trú là 31.231 đồng, tăng 9.651 đồng; chi phí bình quân cho 1 lần KCB nội trú là 639.491 đồng, tăng 53.347 đồng so với năm 2003.
    Quỹ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phần nào giảm bớt khó khăn cho người nghèo khi đi KCB, từng bước phấn đấu đảm bảo công bằng trong công tác CSSK cho nhân dân, góp phần XĐGN. Việc KCB cho người nghèo có thẻ BHYT được triển khai tại 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các dịch vụ y tế tại địa phương, giảm bớt khó khăn và chi phí đi lại cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở; trong quá trình thực hiện, các đối tượng được cấp thẻ BHYT đúng thời hạn. Việc hướng dẫn tổ chức KCB, giám sát hoạt động tại các đơn vị y tế và thanh quyết toán quỹ theo đúng quy định.
    Để tăng cường công tác quản lý và sử dụng quỹ có hiệu quả, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh bổ sung từ 2 đến 3 biên chế cho Sở để thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý quỹ; có cơ chế hỗ trợ viện phí cho những trường hợp khó khăn đột xuất, đối tượng cận nghèo từ nguồn kinh phí còn tồn của quỹ. Ngoài nguồn ngân sách cấp hàng năm để mua thẻ BHYT cho người nghèo, đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh có kế hoạch vận động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ để bảo tồn và phát triển nguồn quỹ ngày càng lớn mạnh.
    Thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Hoàng Văn Toàn, Trưởng ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực của ngành Y tế tỉnh nhà nói riêng cũng như các sở, ban, ngành liên quan trong công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB cho người nghèo. Đồng chí yêu cầu các ngành liên quan phát huy hơn nữa các mặt làm được, hạn chế, khắc phục những thiếu sót nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho các đối tượng được thụ hưởng BHYT; đồng thời tiếp nhận những kiến nghị của ngành Y tế và sẽ đề xuất với UBND tỉnh trong thời gian gần nhất.
    Ngày 29-10-2004, Đoàn tiếp tục làm việc với UBND huyện Vĩnh Tường và TTYT huyện Vĩnh Tường với cùng nội dung trên.
    Quang Nam(Theo VinhPhuc Portal)
  10. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    ?oTRIẾT GIA? KHOÁN HỘ
    Ngày 29-6-2003, VietnamNet có đăng bài ?oTriết gia khoán hộ?. Nhân dân Vĩnh Phúc vốn tự hào là quê hương của Khoán hộ, tự hào về cố Bí thư Tỉnh uỷ kim Ngọc. Nhưng có một con người khác, ông cũng đã từng gắn bó và gần như đánh đổi cả cuộc đời mình với phong trào này. Thiết nghĩ, cũng cần biết thêm về con người này, Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc xin giới thiệu lại bài "Triết gia" khoán hộ:

    Ông Lê Xuân Thiết
    Khởi nguồn của khoán hộ, gắn bó với khoán hộ và phát triển phong trào này là hai con người, người thứ nhất là ông Kim Ngọc - Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc thời bấy giờ, người thứ hai là ông Lê Xuân Thiết - cán bộ Sở Kinh tế - Kế hoạch Vĩnh Phúc lúc ấy. Chỉ có điều, sau này ông Kim Ngọc thì được người đời nhìn nhận công bằng, được tặng thưởng Huân chương, chỉ còn ông Thiết, dường như chẳng một ai nhớ tới...
    ''''Học thuyết'''' khoán hộ
    Dẫu đã được nghe kể khá tường tận trước khi tôi rời Hà Nội vào Huế, nhưng cái con người gầy gò, bé nhỏ có khuôn mặt khắc khổ mà ngay cả lúc cười cũng như mếu kia vẫn không khỏi làm tôi kinh ngạc, khi trong vòng gần 2 giờ đồng hồ, với chất giọng Huế nhỏ nhẹ, đã đọc thuộc lòng cho tôi nghe "bản luận án" khoán hộ dày 72 trang được ông viết từ gần 35 năm trước, mà trong đó có gần một phần hai là các câu nói của Karl Marx, Enghen, V.Lenin được viện dẫn để minh họa cho luận điểm của mình. Một trí nhớ không chê vào đâu được!


    Khởi nguồn của khoán hộ, gắn bó với với khoán hộ và phát triển phong trào này là hai con người, người thứ nhất là ông Kim Ngọc - Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc thời bấy giờ, người thứ hai là ông Lê Xuân Thiết - cán bộ Sở Kinh tế - Kế hoạch Vĩnh Phúc lúc ấy. Chỉ có điều, sau này ông Kim Ngọc thì được người đời nhìn nhận công bằng, được tặng thưởng Huân chương, chỉ còn ông Thiết, dường như chẳng một ai nhớ tới...
    ''''Học thuyết'''' khoán hộ
    Dẫu đã được nghe kể khá tường tận trước khi tôi rời Hà Nội vào Huế, nhưng cái con người gầy gò, bé nhỏ có khuôn mặt khắc khổ mà ngay cả lúc cười cũng như mếu kia vẫn không khỏi làm tôi kinh ngạc, khi trong vòng gần 2 giờ đồng hồ, với chất giọng Huế nhỏ nhẹ, đã đọc thuộc lòng cho tôi nghe "bản luận án" khoán hộ dày 72 trang được ông viết từ gần 35 năm trước, mà trong đó có gần một phần hai là các câu nói của Karl Marx, Enghen, V. Lenin được viện dẫn để minh họa cho luận điểm của mình. Một trí nhớ không chê vào đâu được!
    ''''Cái khoán hộ này đã làm tôi ''''ngã ngựa'''' đây, và cho tới tận bây giờ vẫn chưa đứng dậy được''''- ông Thiết kết thúc câu chuyện của mình như vậy. Hôm ấy ông đã kể cho tôi nghe về cuộc đời đầy sóng gió của mình, hay nói đúng hơn là một cuộc tìm kiếm hết sức phiêu lưu. Nó phiêu lưu tới mức mà khi bắt đầu Thiết còn là một sinh viên vừa rời ghế nhà trường với hai bàn tay trắng và cho tới hôm nay, ở tuổi ngoại lục tuần mà vẫn trắng tay...
    Lê Xuân Thiết sinh năm 1937 tại làng An Ninh Hạ, xã Hưng Long, TP. Huế, trong một gia đình nông dân nghèo có tới 9 người con. Thiết là con thứ 2. Năm 13 tuổi Thiết bỏ nhà lên rừng theo kháng chiến. Năm 1954, Thiết được đưa ra Bắc học văn hóa ở trường học sinh miền Nam tập kết. Năm 1960, được kết nạp vào Đảng và được đưa sang Liên Xô (cũ) học tại trường Kinh tế quốc dân Kiép (nước cộng hòa Ucraina). Đang học năm thứ 3, anh bị bệnh phổi nặng và phải rời Liên Xô về nước. Sau đó, anh tiếp tục theo học tại trường Đại học Kinh tế - kế hoạch Hà Nội. Năm 1967, 30 tuổi, tốt nghiệp loại ưu và tự nhận thấy ở mình ''''khả năng nghiên cứu trội hơn những khả năng khác'''', nên anh đã mạnh dạn xin được về làm việc ở Viện nghiên cứu kinh tế. ''''Đó là nguyện vọng của cá nhân anh, nhưng còn tổ chức lại cần anh có mặt ở chỗ khác'''' - ông cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ Bộ chủ quản nói nhẹ nhàng nhưng rất cương quyết. Ngay ngày hôm sau, Thiết xách vali, với cái quyết định trong túi áo, đạp xe từ Hà Nội về Sở kinh tế - kế hoạch Vĩnh Phúc nhận công tác.
    ''''Thực ra thì ban đầu tôi cũng rất buồn, nhưng rồi lại nghĩ mình là người được đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế, về địa phương làm việc cũng là dịp để tích lũy kiến thức để làm phong phú thêm cho công việc nghiên cứu của mình sau này'''' - nghĩ vậy, Thiết hăm hở lao vào công việc. Tuy xuất thân từ gia đình nông dân nhưng Thiết chưa hề cầm tới cái cày, mới hơn chục tuổi đầu đã bỏ nhà lên rừng theo cách mạng. Lớn hơn một chút ra Bắc, rồi đi học, nắm khá vững các nguyên lý của chủ nghĩa Mac- Lenin, đọc làu làu bộ ''''Tư bản'''' của Cac Mac; hiểu rất tường tận Chính sách kinh tế mới của Lenin, nhưng xem ra Thiết lại xa rời với phong trào hợp tác hóa đang được tung hô ầm ĩ thời bấy giờ.
    Chính vì vậy mà Thiết cảm thấy đau xót trước cảnh ''''cha chung không ai khóc'''', làm thì ít mà chi thì nhiều của người nông dân trên các thửa ruộng hợp tác xã, và vì vậy, ăn no và mặc đẹp vẫn chỉ là ước mơ xa vời của người nông dân. ''''Phải phục hồi ngay những lực lượng sản xuất của kinh tế nông dân'''' - câu nói của Lenin mà Thiết đã thuộc lòng từ ngày còn ngồi trên giảng đường đại học nay lại có dịp trỗi dậy. Nhưng bằng cách nào? Thiết tự hỏi và đi tìm câu trả lời bằng việc lại lao vào đọc Cac Mac và Lenin.
    Thế rồi một chuyện kỳ diệu đã đến với Thiết. Ở một xã của huyện Lập Thạch nông dân tự chia nhau ruộng đất để làm ăn (phong trào này sau này được gọi là ''''khoán chui''''). Thế là nhà nhà thóc đầy bồ. Chuyện chưa từng xảy ra ở Vĩnh Phúc. Suốt 3 tháng trời Thiết đã lăn lộn với người nông dân Lập Thạch để sau đó cho ra đời một bản luận án 72 trang viết tay với tên gọi ''''khoán hộ''''. ''''Lý luận thì dài vậy, chứ bản luận án của tôi thời bấy giờ chỉ gói gọn trong mấy luận điểm sau: Cần giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Ai giỏi nghề gì thì làm nghề ấy. Nông dân được quyền bán cái mình làm ra ở đâu đắt nhất và mua cái mình cần ở đâu rẻ nhất. Bỏ ngăn sông cấm chợ''''.
    Sóng gió
    Cũng trong thời gian này ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã nhìn thấy ở phong trào tự phát của những nông dân Lập Thạch chìa khóa cho bài toán xóa đói giảm nghèo của nông dân. Ông ngấm ngầm, rồi công khai phát động phong trào trong toàn huyện Lập Thạch, rồi sang các huyện khác. Vĩnh Phúc dần dần trở thành tỉnh đủ ăn, đủ mặc. Lê Xuân Thiết được đánh giá cao trong giới trí thức Vĩnh Phúc và được coi là ''''triết gia'''' khoán hộ.
    Nhưng rồi ''''sóng gió'''' đã nổi lên. Chuyện "xé rào" của Vĩnh Phúc lan truyền về Trung ương. Không ít nhà quản lý kinh tế đã thẳng thừng tuyên bố: ''''Vĩnh Phúc đã đi ngược lại chủ trương hợp tác hóa. Ông Kim Ngọc đi theo chủ nghĩa tư bản rồi!''''. Người thận trọng hơn thì nói: ''''Phải xem lại quan điểm giai cấp của tay Bí thư này!''''. Đã có không biết bao nhiêu cuộc họp, phân tích, kiểm điểm... Cuối cùng là ''''khoán hộ'''' phải ngưng lại.
    Ông Kim Ngọc như người bị trói chân, trói tay, làm việc mà như không làm. Sau đó ông nghỉ hưu. Hôm tiễn ông từ Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc về nhà riêng có rất đông nông dân. Không ít người trong số họ vừa đi vừa kéo vạt áo lau nước mắt. Cái ''''luận án'''' khoán hộ của Lê Xuân Thiết từng được nhiều trí thức Vĩnh Phú tán dương lẽ ra đã đi vào quên lãng, nếu tại một cuộc họp tổng kết cuối năm Lê Xuân Thiết không công khai đứng lên bảo vệ ''''khoán hộ'''' và ''''đòi'''' phải đưa luận án khoán hộ của mình ra tranh luận. Thật tai hại làm sao! 3 ngày liền Chi bộ ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú (lúc này Vĩnh Phúc đã được sát nhập với Phú Thọ thành Vĩnh Phú- TG) đã phải nghỉ làm để họp kiểm điểm đảng viên Lê Xuân Thiết ''''dám đi ngược lại chủ trương hợp tác hóa''''.
    Thiết đã giải trình rất nhiều, dùng đủ mọi lý lẽ, trích dẫn hàng trăm câu nói của Karl Marx, V. Lenin để biện minh cho quan điểm của mình. ''''Không một ai đủ lý lẽ để bác lại tôi. Tuy nhiên tôi đã không thể nào thuyết phục được chi bộ bởi một lý do ''''Trên đang chủ trương phát động phong trào hợp tác hóa mà đồng chí lại đi ngược lại chủ trương đó''''.
    Cuộc họp kéo dài 3 ngày khép lại bằng câu nói của ông Bí thư chi bộ: ''''Đây không phải là câu lạc bộ để đồng chí Thiết diễn thuyết nhé!''''. Một tháng sau, Lê Xuân Thiết nhận quyết định kỷ luật: ''''Đồng chí Lê Xuân Thiết sinh hoạt tại Chi bộ ủy ban kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú, mắc sai lầm nghiêm trọng về quan điểm lập trường. Mặc dù được chi bộ tổ đảng hết lòng giúp đỡ nhưng không tiếp thu sửa chữa. Xét thấy không còn đủ tư cách của người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan chính dân Đảng tỉnh Vĩnh Phú quyết định: thi hành kỷ luật đồng chí Thiết bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan chính dân Đảng, Phó Bí thư Vũ Hồng Vàng đã ký''''. Thế là sau 15 năm 2 tháng 4 ngày được làm người cộng sản Thiết ngậm ngùi rời khỏi đội ngũ những người đồng chí. Chưa hết, ngay sau đó Thiết bị đình chỉ công tác ở ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú, bị treo bằng tốt nghiệp và được đưa xuống quét dọn khu vệ sinh của tỉnh ủy và UBND tỉnh. Thiết lầm lũi làm việc và làm rất cần mẫn.
    Trắng tay
    May thay, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ủy ban kháng chiến Thừa Thiên- Huế ra chỉ thị kêu gọi con em của tỉnh tập kết ra Bắc trước đây quay trở về phục vụ quê hương. ''''Đọc hồ sơ cán bộ của tôi ông Trưởng phòng tổ chức cán bộ Thừa Thiên- Huế nhìn tôi cười: ''''Thằng cha ni được đây!''''. Ngay ngày hôm sau tôi được điều về công tác tại huyện Hương Trà''''- Thiết nhớ lại. ''''Tôi được ông Nguyễn Sĩ Hạc, Chủ tịch huyện Hương Điền (lúc bấy giờ 2 huyện Hương Trà và Phong Điền sát nhập thành Hưng Điền) rất quý. Ổng có ý định bồi dưỡng cho tui thành cán bộ quản lý''''. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra đã làm cuộc đời Thiết rẽ theo một hướng khác. Dạo ấy Thừa Thiên- Huế tiến hành cải tạo công thương nghiệp. Ông Hạc được chỉ định làm Trưởng ban, Thiết làm Thư ký của Ban. ''''Sau khi nhận công việc này tôi đấu tranh tư tưởng ghê lắm. Ở miền Bắc đã từng tiến hành cải tạo công thương nghiệp và sau đó đã phải sửa chữa sai lầm. Nếu không nói ra thì mình mắc tội với dân là biết mà không nói. Còn nếu nói ra thì sẽ trở thành người đơn độc chống lại chủ trương của Tỉnh ủy. Bài học đắt giá về ''''khoán hộ'''' ở Vĩnh Phú hãy còn đó''''.
    Nhưng rồi cái ám ảnh về tội lỗi với dân, với nước trong Thiết đã thắng. Hai tuần sau đó Lê Xuân Thiết đã đệ trình lên lãnh đạo Thừa Thiên- Huế một bản thuyết trình 16 trang giấy khổ lớn, trong đó Thiết giải thích cặn kẽ vì sao không nên tiến hành cuộc cải tạo công thương nghiệp này. ''''Khi gặp riêng tui thì ai cũng bảo cậu nói có lý lắm, nhưng trong tất cả các cuộc họp không một ai lên tiếng ủng hộ quan điểm của tui''''- Lê Xuân Thiết kể.
    Thế là Thừa Thiên- Huế rầm rộ tiến hành cải tạo công thương nghiệp để rồi sau này Thừa Thiên- Huế lại tiến hành... sửa sai. Ngay sau khi bản đề nghị không được chấp nhận, Lê Xuân Thiết xin thôi không tham gia Ban cải tạo công thương nghiệp và xin được ra làm việc tại Xí nghiệp vôi - gạch ngói Long Thọ với hy vọng rằng lao động cơ bắp mệt nhọc sẽ làm ông thảnh thơi đầu óc. Nhưng rồi nào có yên, ''''ngựa quen đường cũ'''' (như nhiều người thời bấy giờ vẫn nói về ông), ông không tài nào chịu được cảnh ''''làm thì láo, báo cáo thì hay'''' của ông Giám đốc Xí nghiệp vôi- gạch ngói. Lại đấu tranh, lại vạch tội. ''''Thú thực là tui cũng chỉ muốn có một chỗ làm cho yên thân, nhưng rồi muốn cũng không được!''''- ông Thiết nói và nhìn về cõi xa xăm.
    Năm 1981, ở tuổi 43, Lê Xuân Thiết xin về mất sức. Thế là, 13 tuổi ra đi với 2 bàn tay trắng, và 30 năm sau trở về cũng lại trắng tay. Ở tuổi tứ tuần Thiết bắt đầu làm cái việc lớn nhất trong đời: lấy vợ. Một năm sau đó cậu con trai ra đời. Tuy nhiên, hạnh phúc gia đình đã không đem lại niềm vui cho Thiết. Chút lương nhỏ mọn của cô y tá đông y cộng với suất tiền ít ỏi của một công chức nghỉ mất sức không đủ duy trì cuộc sống cho một gia đình 3 miệng ăn. Vợ chồng lục đục.
    Năm 1989, vì quá khó khăn vợ xin ly hôn, đưa con vào khu tập thể Viện y học, nơi chị đang công tác để ở. Ông thơ thẩn như người mất hồn. Nhà cửa không còn, Thiết dựng một túp lều nhỏ nơi góc vườn của người anh trai để tá túc. Vật vờ mãi cũng chẳng giải quyết được gì, mà chết thì không được, nên đành phải kiếm việc gì đó làm cho qua ngày đoạn tháng. Được một người bạn mách nước Lê Xuân Thiết vào thành phố bán vé số nuôi thân. Vậy là đã hơn hai chục năm trôi qua kể từ ngày Thiết làm nghề bán vé số. Không ngờ với nghề này Lê Xuân Thiết lại trụ lại được lâu đến thế!. Rất may là sau đó gia đình ông đã tái hợp. Hôm tôi gặp ông, với chiếc áo pull màu xanh lá cây, quần là thẳng nếp, tóc chải mượt trông Thiết giống một ông giáo làng hơn là một người bán vé số.
    Chia tay Lê Xuân Thiết tôi cứ miên man với một ý nghĩ: ''''Không hiểu thực ra thì Thiết là một tài năng không hợp thời hay chỉ là gã trí thức gàn hay chữ?''''. Câu hỏi này sẽ khó bề lý giải nếu ta không nhìn thấy ở Thiết một con người - tìm kiếm. Cả cuộc đời ông đã kiếm tìm, có lúc đã thấy và rồi vì một lý do nào đó cái tìm thấy ấy đã vuột khỏi tay ông. Gặp ông, trò chuyện cùng ông tôi chợt nhận ra rằng, nếu cho làm lại từ đầu chắc ông cũng khó bề chọn cho mình một cuộc sống khác an nhàn hơn.
    Tôi không nghĩ rằng cái ''''học thuyết'''' khoán hộ (mà Lê Xuân Thiết đã phải đánh đổi bằng cả cuộc đời mình) lại có chút ảnh hưởng gì tới chính sách khoán hộ mà chúng ta thực hiện sau này, nhưng có điều tôi biết chắc chắn rằng chân lý sẽ khó bề được sáng tỏ nếu không có sự hy sinh của những con người như Lê Xuân Thiết.
    Trích Từ: Lê Hoài An

Chia sẻ trang này