1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TTVNOnlineLover

    TTVNOnlineLover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tại một cuộc họp của Bộ Công nghiệp, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhìn nhận một cách chân tình: ?oRất nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài bỏ qua Hà Nội để đến đầu tư vào Vĩnh Phúc...?.
    Lý giải về hiện tượng này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra 6 điểm đầy thuyết phục, trong đó ấn tượng nhất là thái độ trọng thị, biểu hiện qua sự đơn giản thủ tục, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư về mặt bằng, hạ tầng; kể cả nguồn lao động lâu nay vốn được xem là điểm yếu của các tỉnh nhỏ.
    Trong khi đó, Hà Nội lại được ví như một cô gái đẹp kiêu kỳ ?okén cá, chọn canh?; nhiều nhà đầu tư phải trầy vi tróc vảy khi qua các cửa thủ tục. Chưa kể giá thuê đất cao, mặt bằng khó giải tỏa.
    Tương tự, Tp.HCM, dù 2 năm gần đây TP đưa ra 5 sẵn sàng về địa điểm, công nghệ thông tin, nguồn lực... để thu hút các nhà đầu tư, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư vẫn bỏ qua Tp.HCM để đến với Đồng Nai, Bình Dương.
    Trong số này có cả những dự án công nghệ cao vốn là đích nhắm của TP như dự án sản xuất bo mạch điện tử của Fujitsu (Nhật). Năm 2004, Fujitsu đã xuất khẩu nửa tỉ USD sản phẩm này.
    Các nhà đầu tư khi bỏ qua Tp.HCM để vào Đồng Nai, Bình Dương đều có chung nhận xét, các địa phương này không xa TP là bao, hạ tầng tốt, chi phí lại rẻ hơn bình quân 1/3 so với đầu tư ở Tp.HCM. Và điều họ tâm đắc nhất vẫn là sự thân thiện của chính quyền các cấp.
    Trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2004, Đồng Nai dẫn đầu (498 triệu USD), Bình Dương đứng thứ 3 (307 triệu USD), Vĩnh Phúc đứng thứ 8 (74 triệu USD)... Tp.HCM từ vị trí dẫn đầu nhiều năm, đã tụt xuống hàng thứ 2 (353 triệu USD); Hà Nội cũng đành xếp hạng thứ 5 (130,4 triệu USD). Một số tỉnh vốn không thuận lợi về hạ tầng như Bình Thuận, Tây Ninh cũng lọt vào tốp 10...
    Dừng lại cũng là tụt hậu. Nhưng cho đến thời điểm này, một số nhà quản lý ở Tp.HCM, Hà Nội vẫn tự cho rằng với những ưu thế về địa lợi, nhân lực; họ có quyền lựa chọn nhà đầu tư!?
    Theo Thời báo KT Việt Nam
  2. TTVNOnlineLover

    TTVNOnlineLover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tại một cuộc họp của Bộ Công nghiệp, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhìn nhận một cách chân tình: ?oRất nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài bỏ qua Hà Nội để đến đầu tư vào Vĩnh Phúc...?.
    Lý giải về hiện tượng này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra 6 điểm đầy thuyết phục, trong đó ấn tượng nhất là thái độ trọng thị, biểu hiện qua sự đơn giản thủ tục, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư về mặt bằng, hạ tầng; kể cả nguồn lao động lâu nay vốn được xem là điểm yếu của các tỉnh nhỏ.
    Trong khi đó, Hà Nội lại được ví như một cô gái đẹp kiêu kỳ ?okén cá, chọn canh?; nhiều nhà đầu tư phải trầy vi tróc vảy khi qua các cửa thủ tục. Chưa kể giá thuê đất cao, mặt bằng khó giải tỏa.
    Tương tự, Tp.HCM, dù 2 năm gần đây TP đưa ra 5 sẵn sàng về địa điểm, công nghệ thông tin, nguồn lực... để thu hút các nhà đầu tư, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư vẫn bỏ qua Tp.HCM để đến với Đồng Nai, Bình Dương.
    Trong số này có cả những dự án công nghệ cao vốn là đích nhắm của TP như dự án sản xuất bo mạch điện tử của Fujitsu (Nhật). Năm 2004, Fujitsu đã xuất khẩu nửa tỉ USD sản phẩm này.
    Các nhà đầu tư khi bỏ qua Tp.HCM để vào Đồng Nai, Bình Dương đều có chung nhận xét, các địa phương này không xa TP là bao, hạ tầng tốt, chi phí lại rẻ hơn bình quân 1/3 so với đầu tư ở Tp.HCM. Và điều họ tâm đắc nhất vẫn là sự thân thiện của chính quyền các cấp.
    Trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2004, Đồng Nai dẫn đầu (498 triệu USD), Bình Dương đứng thứ 3 (307 triệu USD), Vĩnh Phúc đứng thứ 8 (74 triệu USD)... Tp.HCM từ vị trí dẫn đầu nhiều năm, đã tụt xuống hàng thứ 2 (353 triệu USD); Hà Nội cũng đành xếp hạng thứ 5 (130,4 triệu USD). Một số tỉnh vốn không thuận lợi về hạ tầng như Bình Thuận, Tây Ninh cũng lọt vào tốp 10...
    Dừng lại cũng là tụt hậu. Nhưng cho đến thời điểm này, một số nhà quản lý ở Tp.HCM, Hà Nội vẫn tự cho rằng với những ưu thế về địa lợi, nhân lực; họ có quyền lựa chọn nhà đầu tư!?
    Theo Thời báo KT Việt Nam
  3. TTVNOnlineLover

    TTVNOnlineLover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Flamingo Đại Lải Resort: ?oThành phố sương mù? ​
    [​IMG]
    Vừa qua, Chính phủ đã giao cho tỉnh Vĩnh Phúc và Viện quy hoạch đô thị nông thôn lập bản Quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Đại Lải. Theo quy hoạch đến năm 2010, nơi đây sẽ trở thành một trọng điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc và miền Bắc VN.
    Khai thác thế mạnh của thiên nhiên
    Quần thể khu du lịch gồm hai hồ lớn: hồ Đại Lải rộng 525 ha, cao trình nước tối đa là 21,5m, dung tích hồ khoảng 30 triệu m3. Nguồn nước phong phú gồm các hệ thống sông suối với toàn bộ diện tích lưu vực là 61 km2. Bên cạnh hồ Đại Lải là hồ Đồng Đầm với diện tích khoảng 25 ha. Flamingo Đại Lải Resort do Cty kiến trúc VN thiết kế trên khu đất rộng 100ha nằm ở phía đông Bắc hồ Đại Lải và do bà Kathrin Moore- một kiến trúc nổi tiếng của Mỹ phản biện quy hoạch. Theo thiết kế Flamingo Đại Lải Resort sẽ bao gồm một tổ hợp du lịch sinh thái và hệ thống biệt thư cao cấp. Tổ hợp này đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao đầu tiên ở phía Bắc VN có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hợp lý, khai thác triệt để các thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên.
    Mời gọi đầu tư
    Theo ông Lê Quốc Việt- Giám đốc kinh doanh dự án, Cty Đầu tư xây dựng và Hợp tác quốc tế Hùng Vương làm toàn bộ cơ sở hạ tầng,cải tạo cảnh quan sinh thái. Khusinh thái dự kiến gồm vườn trăm hoa, vườn lan, vườn đá, vườn địa đàng, vườn hoa nước, vườn chim thú quý hiếm... Trong khu này còn có khu phòng cho thuê, nhà hàng, quán bar, phòng hội thảo, hội nghị, bể bơi, sân tennis. Khu du lịch Flamingo Đải LảiResort còn 400 biệt thự sinh thái cao cấp, nhà đầu tư có thể tham gia góp vốn cùng chủ dự án xây dựng biệt thự. Mỗi lô đất xây biệt thự rộng từ 300 - 500m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Trong tổ hợp này còn có diện tích đất khoảng 4,1ha để xây khách sạn 5 sao. Khách sạn này nằm tại trung tâm khu resort, hướng về phía hồ lớn, sát cạnh khu bảo tồn và có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.â Khách sạn này gồm 200 phòng có trung tâm hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí, thể thao, nhà hàng, quán bar,... Ông Việt cho biết: "Chúng tôi mời nhà đầu tư trên cơ sở nhà đầu tưthuê đất (đất dự án 50 năm) sau đó đầu tư vốn 100% và được ưu đãi theo luật đầu tư nước ngoài hoặc luật khuyến khích đầu tư trong nước. Sau đó tự quản lý và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Hiện chúng tôi bỏ khoảng 20 triệu USD để làm cơ sở hạ tầng. Dự tính vốn kêu gọi đầu tư vào khu khách sạn khoảng 30 triệu USD. Đảo Keo rộng 4ha nằm độc lập gần đảo Chim, có cầu đi ra sẽ là khu VIP Club.Theo thiết kế tại đây có phòng chiếu phim, khu vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài,phòng cho thuê, quầy bar, thể thao nước.
    Bắt đầu từ tháng 3/2005, chủ dự án sẽ bắt tay vào xây dựng các hạng mục công trình. Chủ dự án đã nhờ Cty Delta của Mỹ xây dựng để đảm bảo chất lượng. Theo dự kiến đến năm 2007 Flamingo Đại Lải Resort sẽ hoàn thành. Đây sẽ là khu resort 5 sao đầu tiên của miền Bắc và có thể coi là "Đà Lạt của miền Bắc".
    Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
  4. TTVNOnlineLover

    TTVNOnlineLover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Flamingo Đại Lải Resort: ?oThành phố sương mù? ​
    [​IMG]
    Vừa qua, Chính phủ đã giao cho tỉnh Vĩnh Phúc và Viện quy hoạch đô thị nông thôn lập bản Quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Đại Lải. Theo quy hoạch đến năm 2010, nơi đây sẽ trở thành một trọng điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc và miền Bắc VN.
    Khai thác thế mạnh của thiên nhiên
    Quần thể khu du lịch gồm hai hồ lớn: hồ Đại Lải rộng 525 ha, cao trình nước tối đa là 21,5m, dung tích hồ khoảng 30 triệu m3. Nguồn nước phong phú gồm các hệ thống sông suối với toàn bộ diện tích lưu vực là 61 km2. Bên cạnh hồ Đại Lải là hồ Đồng Đầm với diện tích khoảng 25 ha. Flamingo Đại Lải Resort do Cty kiến trúc VN thiết kế trên khu đất rộng 100ha nằm ở phía đông Bắc hồ Đại Lải và do bà Kathrin Moore- một kiến trúc nổi tiếng của Mỹ phản biện quy hoạch. Theo thiết kế Flamingo Đại Lải Resort sẽ bao gồm một tổ hợp du lịch sinh thái và hệ thống biệt thư cao cấp. Tổ hợp này đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao đầu tiên ở phía Bắc VN có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hợp lý, khai thác triệt để các thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên.
    Mời gọi đầu tư
    Theo ông Lê Quốc Việt- Giám đốc kinh doanh dự án, Cty Đầu tư xây dựng và Hợp tác quốc tế Hùng Vương làm toàn bộ cơ sở hạ tầng,cải tạo cảnh quan sinh thái. Khusinh thái dự kiến gồm vườn trăm hoa, vườn lan, vườn đá, vườn địa đàng, vườn hoa nước, vườn chim thú quý hiếm... Trong khu này còn có khu phòng cho thuê, nhà hàng, quán bar, phòng hội thảo, hội nghị, bể bơi, sân tennis. Khu du lịch Flamingo Đải LảiResort còn 400 biệt thự sinh thái cao cấp, nhà đầu tư có thể tham gia góp vốn cùng chủ dự án xây dựng biệt thự. Mỗi lô đất xây biệt thự rộng từ 300 - 500m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Trong tổ hợp này còn có diện tích đất khoảng 4,1ha để xây khách sạn 5 sao. Khách sạn này nằm tại trung tâm khu resort, hướng về phía hồ lớn, sát cạnh khu bảo tồn và có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.â Khách sạn này gồm 200 phòng có trung tâm hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí, thể thao, nhà hàng, quán bar,... Ông Việt cho biết: "Chúng tôi mời nhà đầu tư trên cơ sở nhà đầu tưthuê đất (đất dự án 50 năm) sau đó đầu tư vốn 100% và được ưu đãi theo luật đầu tư nước ngoài hoặc luật khuyến khích đầu tư trong nước. Sau đó tự quản lý và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Hiện chúng tôi bỏ khoảng 20 triệu USD để làm cơ sở hạ tầng. Dự tính vốn kêu gọi đầu tư vào khu khách sạn khoảng 30 triệu USD. Đảo Keo rộng 4ha nằm độc lập gần đảo Chim, có cầu đi ra sẽ là khu VIP Club.Theo thiết kế tại đây có phòng chiếu phim, khu vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài,phòng cho thuê, quầy bar, thể thao nước.
    Bắt đầu từ tháng 3/2005, chủ dự án sẽ bắt tay vào xây dựng các hạng mục công trình. Chủ dự án đã nhờ Cty Delta của Mỹ xây dựng để đảm bảo chất lượng. Theo dự kiến đến năm 2007 Flamingo Đại Lải Resort sẽ hoàn thành. Đây sẽ là khu resort 5 sao đầu tiên của miền Bắc và có thể coi là "Đà Lạt của miền Bắc".
    Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
  5. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0
    Bài của @lan123
    THẤY GÌ QUA NHỮNG BƯỚC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
    ĩnh Phúc đã trọng thể kỷ niệm 55 năm ngày thành lập tỉnh (12-02-1950 ?" 12-02-2005) với những thành tích và nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Nay Vĩnh Phúc đã đứng thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp; và là một trong 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách Trung ương.
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước, có các trục giao thông chính, cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đi qua, lại tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của cả nước, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế trong việc giao thương với các trung tâm buôn bán, tiêu thụ hàng hoá lớn của Thủ đô, cũng như với các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, và nhất là thu hút vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn nằm gần Sân bay quốc tế Nội Bài.
    Là một tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có đầy đủ ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Diện tích đất tự nhiên không nhiều, khoảng 1370 km2, nhưng có nhiều địa điểm có thể phát triển thành những danh lam thắng cảnh đẹp để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chỉ cách Thủ đô khoảng 60 km, trong những ngày nghỉ cuối tuần mọi người từ Hà Nội có thể lên đây để tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức những món ăn đặc sản tại các khu nghỉ mát và du lịch sinh thái, như Tam Đảo, Tây Thiên, đầm Vạc, hồ Đại Lải... Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đã đưa Vĩnh Phúc vào Chương trình đầu tư phát triển du lịch như các khu du lịch trọng điểm của quốc gia.
    Nhưng trong một thời gian dài, những tiềm năng ấy hầu như chưa được ?ođánh thức?. Khoảng 7 - 8 năm về trước, tỉnh vẫn ?odẫm chân? ở trình độ thuần nông, trên 90% dân số sống ở nông thôn, công nghiệp chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp và tăng chậm. Cho dù trong lịch sử Vĩnh Phúc còn nổi lên như một địa phương luôn có nhiều cuộc ?obứt phá?. Trong mấy năm đầu của quá trình đổi mới nhiều người còn dùng khái niệm ?ophá rào? để chỉ những cách làm táo bạo kiểu như khoán sản phẩm nổi tiếng của cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. Nhiều người có tuổi ở đây còn kể lại rằng, loại hình chợ lao động đã có ở Thổ Tang từ thời phong kiến. Như thế để thấy rằng, con người của Vĩnh Phúc đã có truyền thống siêng năng, cần cù, có nhiều sáng tạo và năng động, chịu khó tìm tòi cái mới, mạnh dạn đi trước trên nhiều lĩnh vực trong làm ăn kinh tế, làm giàu cho mình và cho xã hội.
    Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tháng 1 năm 1997, đến nay đã 8 năm. Trong quảng thời gian ngắn ngủi đó có thể tạm khắc họa thành hai giai đoạn. Trong gần 4 năm đầu tỉnh chủ yếu tập trung vào tìm tòi đường - hướng phát triển kinh tế theo đường lối của Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những năm sau đánh dấu kết quả và kiểm nghiệm bằng thực tiễn những chủ trương, chính sách đã được ban hành.
    Trong khoảng 3 năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 - 2005, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và tương đối toàn diện. Nhiều mục tiêu do Đại hội đề ra đều được thực hiện vượt mức, thậm chí có chỉ tiêu của 5 năm đã hoàn thành trong 2 - 3 năm, như thu ngân sách thời kỳ 2001 ?" 2005 trung bình 600 tỉ đồng/năm, thì năm 2002 tỉnh đã thu được 1612 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2004 đạt 1041,1 tỉ đồng, bằng 48,1% dự toán, và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đáng phấn khởi là thu nội địa đạt 555,1 tỉ đồng (hoàn thành 67,2% so với dự toán và tăng 133,3% so với cùng kỳ năm trước) chứng tỏ sức sản xuất trong tỉnh đã được tăng lên đáng kể. Có nhiều chỉ tiêu kế hoạch khác đề ra cho năm 2005 Vĩnh Phúc đã hoàn thành vào năm 2002 và 2003. Từ một tỉnh nghèo, đến nay Vĩnh Phúc đã vươn lên thành một trong mười tỉnh đầu tiên của cả nước có số thu ngân sách trên 1000 tỉ đồng, gia nhập "câu lạc bộ một ngàn tỉ đồng thu ngân sách". Nếu tính riêng giá trị tuyệt đối sản xuất công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã vượt lên trên nhiều tỉnh và thành phố, đứng thứ bảy trong cả nước và đứng thứ ba ở phía Bắc, sau thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
    Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2004, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp ?" dịch vụ ?" nông, lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt trên 14%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 20,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,6%; dịch vụ tăng 7%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.375 tỉ đồng, trong đó nét nổi bật là thu nội địa đạt trên 1.346,7 tỉ đồng, chiếm gần 57%. Thu hút 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 130 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI), đưa tổng các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên gần 400 dự án, trong đó có 66 dự án FDI. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 132,6 triệu USD. Tỉnh không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,6% theo tiêu chí mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%. Giải quyết việc làm cho khoảng 19 ngàn lao động. Với đà đó tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu năm 2005 cơ cấu kinh tế sẽ là: công nghiệp-xây dựng 50,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 21,5%; dịch vụ 28,4%.
    Điều đáng ghi nhận là có nhiều dự án đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất những mặt hàng mũi nhọn vốn đã được xác định trong các chủ trương của tỉnh để khai thác lợi thế hiện có, như chế tạo cơ khí, ô-tô, xe máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, may mặc và da giày...
    Những thành tựu đã đạt được trên, tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, bàn bạc dân chủ trong Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Qua khảo sát ở Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy điều đáng trân trọng, đồng thời có thể trở thành những bài học bổ ích cho các địa phương khác thể hiện ở chỗ, trong những cuộc bàn bạc ấy của lãnh đạo tỉnh, những khó khăn, cản trở và mâu thuẫn của sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cụ thể của Vĩnh Phúc đã được nhìn nhận một cách khách quan, thấu đáo, đánh giá đúng thực tế, từ đó bàn bạc dân chủ để tìm ra những phương án tối ưu nhằm mục tiêu phát triển nhanh kinh tế trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đó là:
    Điều kiện đất chật, người đông, thuần nông là chính thì không thể vươn lên giàu có bằng con đường phát triển nông nghiệp theo lối truyền thống. Mặc dầu, điều kiện tự nhiên của tỉnh được phân biệt thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng, nhưng trong đó đất canh tác lại rất ít, chỉ có khoảng 30% diện tích tự nhiên. Khó khăn đối với Vĩnh Phúc trong phát triển nông nghiệp cũng tập trung ở điều kiện tự nhiên đó. Trong bối cảnh ?ođất chật người đông?, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh ở vào khoảng 814 người/km2, thậm chí có huyện vùng đồng bằng của tỉnh mật độ dân số lên tới 1200 người/km2. Diện tích đất canh tác bình quân chỉ ở mức 400m2/người. Vĩnh Phúc lại có tới trên dưới 85% dân số của tỉnh hiện đang thuần túy sinh sống bằng nghề nông, thuần nông.
    Có nhà kinh tế đã làm một phép so sánh ?okhôi hài? rằng, nếu chỉ có thuần nông thì mỗi người dân Vĩnh Phúc mỗi ngày chỉ sống bằng nguồn thu nhập từ 1 m2 đất canh tác. Họ đã và đang sống bằng cách nào?!. Nếu thậm chí có đạt được mức thu nhập 50 triệu đồng/1 ha như mục tiêu phấn đấu của phong trào sản xuất nông nghiệp đang được phát động khắp cả nước hiện nay, thì với 400m2/người một năm người dân Vĩnh Phúc cũng chỉ thu được 2 triệu đồng/năm, chưa đầy 130 USD/năm, trong khi mức trung bình chung của cả nước đã đạt khoảng 483 USD (con số ước tính cho năm 2003 của Tổng cục Thống kê).
    Đây chính là điểm yếu do điều kiện khách quan, nhưng lãnh đạo tỉnh lại coi đấy như là một mâu thuẩn trên con đường phát triển, thôi thúc mọi người tìm ra lời giải tối ưu mới có thể làm cho Vĩnh Phúc sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo.
    Do điểm xuất phát thấp về phát triển kinh tế, nên muốn tiến nhanh, không còn cách nào khác là phải xác định đúng khâu đột phá để tạo thế đi tắt, đón đầu. Nếu lấy mốc tái lập tỉnh để xác định điểm xuất phát, thì Vĩnh Phúc là một tỉnh nông nghiệp. Thu nhập GDP bình quân đầu người lúc đó mới chỉ bằng 48% mức trung bình của cả nước. Năm 1997 thu ngân sách của tỉnh mới chỉ nằm trong khoảng 100 tỉ đồng, nhiều khoản mục chi thường xuyên phải do ngân sách Trung ương trợ cấp. Cơ cấu sản xuất còn rất nặng về nông nghiệp, với tỷ trọng 52% GDP, trong khi công nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 12%, còn lại 36% GDP là thương mại dịch vụ, nhưng chủ yếu mới chỉ là buôn bán nhỏ lẻ. Tỷ lệ dân số sống trong nông thôn còn rất cao, năm 2002 còn ở mức gần 87%, tuyệt đại đa số sống bằng nông nghiệp, trong đó thuần nông là chủ yếu, do đó thu nhập của người dân rất thấp, đời sống của đồng bào còn nghèo, luôn nằm dưới mức sống trung bình chung của cả nước, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, nhiều hạng mục công trình về kết cấu hạ tầng lâu ngày chưa được tu sửa, nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất hạn hẹp... Vậy, khâu đột phá đã được xác định là phát triển mạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, đồng thời khai thác các lợi thế về du lịch và dịch vụ.
    Đến nay, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng công nghiệp hóa, công nghiệp ?" xây dựng chiếm 49,7% GDP toàn tỉnh; dịch vụ và thương mại chiếm 26,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy vẫn tăng trưởng đều qua các năm nhưng giảm xuống về mặt tỷ trọng, còn chiếm 24,1%.
    Gần Hà Nội vừa là một thời cơ, ?omột diễm phúc trời cho?, người dân rất nhạy cảm với thị trường, nhưng cũng vừa là một thách thức, do giá cả sinh hoạt, giá đất đai, mặt bằng sản xuất cũng rất nhạy cảm với thị trường, dễ bị ảnh hưởng của mức giá cao trong khu vực thành phố. Nên đối với Vĩnh Phúc ?ocái gút? của mọi vấn đề có lẽ đã được tháo gỡ một cách khéo léo, tinh tế, đó là quy hoạch và đến bù giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp. Không riêng gì tỉnh Vĩnh Phúc, một số địa phương khác lân cận Hà Nội và các thành phố lớn đều coi vấn đề giải phóng mặt bằng để phát triển công nghiệp theo quy hoạch là một trong những vấn đề nan giải. Thậm chí
    Được fozd sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 28/02/2005
  6. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0
    Bài của @lan123
    THẤY GÌ QUA NHỮNG BƯỚC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
    ĩnh Phúc đã trọng thể kỷ niệm 55 năm ngày thành lập tỉnh (12-02-1950 ?" 12-02-2005) với những thành tích và nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Nay Vĩnh Phúc đã đứng thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp; và là một trong 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách Trung ương.
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước, có các trục giao thông chính, cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đi qua, lại tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của cả nước, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế trong việc giao thương với các trung tâm buôn bán, tiêu thụ hàng hoá lớn của Thủ đô, cũng như với các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, và nhất là thu hút vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn nằm gần Sân bay quốc tế Nội Bài.
    Là một tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có đầy đủ ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Diện tích đất tự nhiên không nhiều, khoảng 1370 km2, nhưng có nhiều địa điểm có thể phát triển thành những danh lam thắng cảnh đẹp để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chỉ cách Thủ đô khoảng 60 km, trong những ngày nghỉ cuối tuần mọi người từ Hà Nội có thể lên đây để tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức những món ăn đặc sản tại các khu nghỉ mát và du lịch sinh thái, như Tam Đảo, Tây Thiên, đầm Vạc, hồ Đại Lải... Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đã đưa Vĩnh Phúc vào Chương trình đầu tư phát triển du lịch như các khu du lịch trọng điểm của quốc gia.
    Nhưng trong một thời gian dài, những tiềm năng ấy hầu như chưa được ?ođánh thức?. Khoảng 7 - 8 năm về trước, tỉnh vẫn ?odẫm chân? ở trình độ thuần nông, trên 90% dân số sống ở nông thôn, công nghiệp chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp và tăng chậm. Cho dù trong lịch sử Vĩnh Phúc còn nổi lên như một địa phương luôn có nhiều cuộc ?obứt phá?. Trong mấy năm đầu của quá trình đổi mới nhiều người còn dùng khái niệm ?ophá rào? để chỉ những cách làm táo bạo kiểu như khoán sản phẩm nổi tiếng của cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. Nhiều người có tuổi ở đây còn kể lại rằng, loại hình chợ lao động đã có ở Thổ Tang từ thời phong kiến. Như thế để thấy rằng, con người của Vĩnh Phúc đã có truyền thống siêng năng, cần cù, có nhiều sáng tạo và năng động, chịu khó tìm tòi cái mới, mạnh dạn đi trước trên nhiều lĩnh vực trong làm ăn kinh tế, làm giàu cho mình và cho xã hội.
    Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tháng 1 năm 1997, đến nay đã 8 năm. Trong quảng thời gian ngắn ngủi đó có thể tạm khắc họa thành hai giai đoạn. Trong gần 4 năm đầu tỉnh chủ yếu tập trung vào tìm tòi đường - hướng phát triển kinh tế theo đường lối của Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những năm sau đánh dấu kết quả và kiểm nghiệm bằng thực tiễn những chủ trương, chính sách đã được ban hành.
    Trong khoảng 3 năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 - 2005, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và tương đối toàn diện. Nhiều mục tiêu do Đại hội đề ra đều được thực hiện vượt mức, thậm chí có chỉ tiêu của 5 năm đã hoàn thành trong 2 - 3 năm, như thu ngân sách thời kỳ 2001 ?" 2005 trung bình 600 tỉ đồng/năm, thì năm 2002 tỉnh đã thu được 1612 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2004 đạt 1041,1 tỉ đồng, bằng 48,1% dự toán, và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đáng phấn khởi là thu nội địa đạt 555,1 tỉ đồng (hoàn thành 67,2% so với dự toán và tăng 133,3% so với cùng kỳ năm trước) chứng tỏ sức sản xuất trong tỉnh đã được tăng lên đáng kể. Có nhiều chỉ tiêu kế hoạch khác đề ra cho năm 2005 Vĩnh Phúc đã hoàn thành vào năm 2002 và 2003. Từ một tỉnh nghèo, đến nay Vĩnh Phúc đã vươn lên thành một trong mười tỉnh đầu tiên của cả nước có số thu ngân sách trên 1000 tỉ đồng, gia nhập "câu lạc bộ một ngàn tỉ đồng thu ngân sách". Nếu tính riêng giá trị tuyệt đối sản xuất công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã vượt lên trên nhiều tỉnh và thành phố, đứng thứ bảy trong cả nước và đứng thứ ba ở phía Bắc, sau thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
    Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2004, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp ?" dịch vụ ?" nông, lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt trên 14%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 20,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,6%; dịch vụ tăng 7%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.375 tỉ đồng, trong đó nét nổi bật là thu nội địa đạt trên 1.346,7 tỉ đồng, chiếm gần 57%. Thu hút 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 130 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI), đưa tổng các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên gần 400 dự án, trong đó có 66 dự án FDI. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 132,6 triệu USD. Tỉnh không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,6% theo tiêu chí mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%. Giải quyết việc làm cho khoảng 19 ngàn lao động. Với đà đó tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu năm 2005 cơ cấu kinh tế sẽ là: công nghiệp-xây dựng 50,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 21,5%; dịch vụ 28,4%.
    Điều đáng ghi nhận là có nhiều dự án đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất những mặt hàng mũi nhọn vốn đã được xác định trong các chủ trương của tỉnh để khai thác lợi thế hiện có, như chế tạo cơ khí, ô-tô, xe máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, may mặc và da giày...
    Những thành tựu đã đạt được trên, tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, bàn bạc dân chủ trong Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Qua khảo sát ở Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy điều đáng trân trọng, đồng thời có thể trở thành những bài học bổ ích cho các địa phương khác thể hiện ở chỗ, trong những cuộc bàn bạc ấy của lãnh đạo tỉnh, những khó khăn, cản trở và mâu thuẫn của sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cụ thể của Vĩnh Phúc đã được nhìn nhận một cách khách quan, thấu đáo, đánh giá đúng thực tế, từ đó bàn bạc dân chủ để tìm ra những phương án tối ưu nhằm mục tiêu phát triển nhanh kinh tế trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đó là:
    Điều kiện đất chật, người đông, thuần nông là chính thì không thể vươn lên giàu có bằng con đường phát triển nông nghiệp theo lối truyền thống. Mặc dầu, điều kiện tự nhiên của tỉnh được phân biệt thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng, nhưng trong đó đất canh tác lại rất ít, chỉ có khoảng 30% diện tích tự nhiên. Khó khăn đối với Vĩnh Phúc trong phát triển nông nghiệp cũng tập trung ở điều kiện tự nhiên đó. Trong bối cảnh ?ođất chật người đông?, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh ở vào khoảng 814 người/km2, thậm chí có huyện vùng đồng bằng của tỉnh mật độ dân số lên tới 1200 người/km2. Diện tích đất canh tác bình quân chỉ ở mức 400m2/người. Vĩnh Phúc lại có tới trên dưới 85% dân số của tỉnh hiện đang thuần túy sinh sống bằng nghề nông, thuần nông.
    Có nhà kinh tế đã làm một phép so sánh ?okhôi hài? rằng, nếu chỉ có thuần nông thì mỗi người dân Vĩnh Phúc mỗi ngày chỉ sống bằng nguồn thu nhập từ 1 m2 đất canh tác. Họ đã và đang sống bằng cách nào?!. Nếu thậm chí có đạt được mức thu nhập 50 triệu đồng/1 ha như mục tiêu phấn đấu của phong trào sản xuất nông nghiệp đang được phát động khắp cả nước hiện nay, thì với 400m2/người một năm người dân Vĩnh Phúc cũng chỉ thu được 2 triệu đồng/năm, chưa đầy 130 USD/năm, trong khi mức trung bình chung của cả nước đã đạt khoảng 483 USD (con số ước tính cho năm 2003 của Tổng cục Thống kê).
    Đây chính là điểm yếu do điều kiện khách quan, nhưng lãnh đạo tỉnh lại coi đấy như là một mâu thuẩn trên con đường phát triển, thôi thúc mọi người tìm ra lời giải tối ưu mới có thể làm cho Vĩnh Phúc sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo.
    Do điểm xuất phát thấp về phát triển kinh tế, nên muốn tiến nhanh, không còn cách nào khác là phải xác định đúng khâu đột phá để tạo thế đi tắt, đón đầu. Nếu lấy mốc tái lập tỉnh để xác định điểm xuất phát, thì Vĩnh Phúc là một tỉnh nông nghiệp. Thu nhập GDP bình quân đầu người lúc đó mới chỉ bằng 48% mức trung bình của cả nước. Năm 1997 thu ngân sách của tỉnh mới chỉ nằm trong khoảng 100 tỉ đồng, nhiều khoản mục chi thường xuyên phải do ngân sách Trung ương trợ cấp. Cơ cấu sản xuất còn rất nặng về nông nghiệp, với tỷ trọng 52% GDP, trong khi công nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 12%, còn lại 36% GDP là thương mại dịch vụ, nhưng chủ yếu mới chỉ là buôn bán nhỏ lẻ. Tỷ lệ dân số sống trong nông thôn còn rất cao, năm 2002 còn ở mức gần 87%, tuyệt đại đa số sống bằng nông nghiệp, trong đó thuần nông là chủ yếu, do đó thu nhập của người dân rất thấp, đời sống của đồng bào còn nghèo, luôn nằm dưới mức sống trung bình chung của cả nước, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, nhiều hạng mục công trình về kết cấu hạ tầng lâu ngày chưa được tu sửa, nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất hạn hẹp... Vậy, khâu đột phá đã được xác định là phát triển mạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, đồng thời khai thác các lợi thế về du lịch và dịch vụ.
    Đến nay, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng công nghiệp hóa, công nghiệp ?" xây dựng chiếm 49,7% GDP toàn tỉnh; dịch vụ và thương mại chiếm 26,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy vẫn tăng trưởng đều qua các năm nhưng giảm xuống về mặt tỷ trọng, còn chiếm 24,1%.
    Gần Hà Nội vừa là một thời cơ, ?omột diễm phúc trời cho?, người dân rất nhạy cảm với thị trường, nhưng cũng vừa là một thách thức, do giá cả sinh hoạt, giá đất đai, mặt bằng sản xuất cũng rất nhạy cảm với thị trường, dễ bị ảnh hưởng của mức giá cao trong khu vực thành phố. Nên đối với Vĩnh Phúc ?ocái gút? của mọi vấn đề có lẽ đã được tháo gỡ một cách khéo léo, tinh tế, đó là quy hoạch và đến bù giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp. Không riêng gì tỉnh Vĩnh Phúc, một số địa phương khác lân cận Hà Nội và các thành phố lớn đều coi vấn đề giải phóng mặt bằng để phát triển công nghiệp theo quy hoạch là một trong những vấn đề nan giải. Thậm chí
    Được fozd sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 28/02/2005
  7. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0
    Tiếp bài của lan123
    có tỉnh còn bị trì trệ, làm chậm lại nhiều dự án đầu tư lớn. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, trên con đường đưa công nghiệp về nông thôn, khâu khó khăn nhất, chứa đựng nhiều gay cấn nhất, quyết định sự thành bại của mọi dự án đầu tư, cuối cùng lại tập trung ở đền bù, giải phóng mặt bằng, chứ không phải là vốn.
    Ông cha ta có câu ?ophi nông bất ổn?, nhưng để ổn định cuộc sống của trên dưới 90% dân số của tỉnh trong khu vực nông thôn mà lại bảo đảm được ruộng đất đầy đủ cho họ trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp lại là điều không đơn giản chút nào. Một nền nông nghiệp bền vững cũng khó có thể bảo đảm khi các quyết định chuyển đổi đất canh tác sang xây dựng các khu công nghiệp không tuân thủ một quy hoạch phát triển có cơ sở khoa học, lấy lợi thế sau ?ođè lên?, làm triệt tiêu lợi thế trước? Thế mà Vĩnh Phúc đã không những thành công trong công tác vận động nông dân sớm nhận đền bù để lo cùng với cái lo chung của toàn tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mà còn tìm mọi cách để chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, làm cho họ thật sự yên tâm, tin tưởng khi đến gây dựng cơ ngơi, đầu tư, làm ăn lâu dài ở tỉnh Vĩnh Phúc.
    Muốn tăng trưởng nhanh thì phải bằng phát triển công nghiệp, nhưng phải có giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Điều cảm nhận sâu sắc và ấn tượng là Vĩnh Phúc đã tìm được lối ra tương đối vững chắc trên lĩnh vực nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc xác định phương hướng cơ bản trong phát triển nông nghiệp là công nghiệp hóa, tập trung hóa và chuyên môn hóa với phương châm năm tăng (tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng lương thực hàng hóa; tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản; tăng thu nhập cho hộ nông dân) và năm giảm (giảm trồng cây lượng thực những nơi đất xấu năng suất thấp; giảm đất trống, đồi núi trọc; giảm thấp nhất ô nhiễm môi trường; giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai; và giảm hộ nông dân nghèo).
    Nhờ xác định đúng các chính sách phát triển nông nghiệp, triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực đất đai, vốn, kỹ thuật ?" công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và tổ chức sản xuất mà Vĩnh Phúc đã làm được những điều kỳ diệu, tưởng chừng như không thể làm được, đó là: biến khó thành dễ, biến yếu thành mạnh. Sử dụng đất là một ví dụ điển hình. Trong quá trình phân loại, những vùng đất có khả năng canh tác được nhiều mùa vụ thì được xếp hạng cao, do đó thường rơi vào những vùng, những khoảnh đất ba vụ, nghĩa là trồng được cả lúa lẫn màu, điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Nhưng nhờ tinh thần sáng tạo của người dân, sau một thời gian mày mò, tìm kiếm người dân đã chủ động chuyển từ trồng lúa một vụ không ăn chắc sang kết hợp nuôi thả cá đồng trên đất ở vùng trũng, thì loại đất vốn trước đây được xếp vào loại xấu nay lại có giá trị kinh tế cao, thu hoạch cá mỗi năm đem lại giá trị kinh tế cao hơn cả hai vụ lúa và một vụ màu cộng lại.
    Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trương chuyển 4 ngàn héc-ta đất trồng cây lương thực sang trồng dâu tằm, rau, hoa, quả và nuôi trồng thủy sản, mà an ninh lương thực trong tỉnh vẫn đảm bảo bền vững. Điều đó thể hiện ở chỗ, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 43,6 tạ của năm 2000 lên gần 53 tạ năm 2004. Trong bối cảnh diện tích canh tác, số lao động trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, bình quân khoảng gần 8%/năm, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi? để có một nền sản xuất nông nghiệp thực sự có cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
    Yếu tố chủ quan có tính chất quyết định là tạo ra sự thống nhất về mặt nhận thức, quan điểm ngay từ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì mới thuyết phục được quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, nhận thức được rằng, trong những bước đi ban đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại một tỉnh nghèo, thuần nông là chính thì khâu tích lũy ban đầu từ nội bộ không thể đẩy nhanh tốc độ phát triển, bởi vậy lãnh đạo tỉnh đã coi việc huy động nguồn lực từ bên ngoài tỉnh là yếu tố quyết định, và tìm cách chuyển hóa chúng, biến ngoại lực thành nội lực để phát triển.
    Công tác tuyên truyền, vận động, giải thích đã làm cho mọi người dân nhận thức được rằng, thu hút được các nhà đầu tư vào làm ăn trên địa bàn tỉnh là được lợi về nhiều mặt, đồng thời thực hiện một cách nghiêm túc, công tâm, khách quan những quy định của Chính phủ về chính sách giải phóng mặt bằng, trong đó khâu chốt yếu là phải quan tâm thật đầy đủ đến quyền lợi chính đáng của người dân trong khâu đền bù giải tỏa. Làm được như vậy, suy đến cùng, là nhờ sự đồng tâm nhất trí của cán bộ lãnh đạo, nhất là trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong tỉnh. Bí quyết là lấy công việc, lấy nhiệm vụ chính trị làm trung tâm để hướng tất cả mọi suy nghĩ, năng lực, trí tuệ của đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ vào một mối. Nhờ đó, hai bài toán hóc búa đối với nhiều địa phương là tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng và giải phóng mặt bằng, có thể nói, đã được giải quyết thỏa đáng ở Vĩnh Phúc.
    Đồng tâm, nhất trí trong hàng ngũ cán bộ chủ chốt vừa là động lực, vừa là bí quyết để khuyến khích tinh thần giám nghĩ, giám làm của cấp dưới và đông đảo nhân dân trong tỉnh. Trong nhiều trường hợp, thậm chí chấp nhận cả những thất bại ban đầu, nhưng vẫn vững tin ở thắng lợi, không từ bỏ mục tiêu. Việc sind hóa đàn bò ở Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình. Nhiều năm hô hào nông dân sind hóa đàn bò, nhưng kết quả đem lại không được là bao. Các cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi đã phát hiện ra rằng, bò của tỉnh đều được chăn thả tự do, mà trong đó có gần một nửa là bò đực cỏ. Một sáng kiến được nêu ra là muốn sind hóa thành công đàn bò của toàn tỉnh thì cùng với việc vận động bà con tiến hành phối giống nhân tạo, việc đầu tiên là phải sớm triệt sản toàn bộ số bò đực cỏ. Đợt ra quân lần đầu đã không đem lại kết quả do tiến hành bằng phương pháp thô sơ, nên nhiều con bò đực sau khi được thiến đã bị ?oquè?. Một số người còn lấy câu chuyện đó ra đàm tếu. Rút kinh nghiệm đợt đầu, tỉnh quyết định mua dụng cụ thiến bò ngoại nhập, và chỉ trong một thời gian ngắn 60, 70 rồi đến trên 90% đàn bò đực cỏ đã được thiến trong một năm. Đến nay đàn bò của Vĩnh Phúc cơ bản đã được sind hóa, tạo thành một vùng nguyên liệu thịt quan trọng cung cấp cho thị trường Hà Nội và xuất khẩu.
    Khi quan điểm nhận thức đã thống nhất, mục tiêu nhiệm vụ chính trị đã xác định rõ và đúng đắn, thì khâu tiếp theo là bố trí cán bộ để triển khai thực hiện và nêu cao tính thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu của đảng viên. Thực tế ở Vĩnh Phúc đã chỉ ra rằng, bố trí sai cán bộ hoặc chậm luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý căn cứ vào nhiệm vụ chính trị sẽ khó có bước đột phá, chưa nói đến việc phân công, phân nhiệm phải trúng và phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ mới đem lại thành công.
    Muốn thấy được vai trò gương mẫu của đảng viên được phát huy tác dụng như thế nào hãy đến với xã Thổ Tang của huyện Vĩnh Tường. Đại đa số người dân trong xã đều đi buôn bán xa quê hương, nhưng không để một tấc đất hoang hóa. Dân buôn thường hay mê tín, tin vào những vận may, rủi trong làm ăn, thế mà một số quy định lại rất được người dân hưởng ứng, cụ thể như cưới xin cho con cháu chỉ được tổ chức trong một số ngày nhất định của năm, cải mả cho ông bà cũng được quy định một số ngày cụ thể. Điều đó vừa tiện cho sinh hoạt lại vừa tiết kiệm về mặt kinh tế. Ngoài ra, đảng viên không những phải gương mẫu thực hiện trước thì người dân mới dần dần làm theo, mà hiện nay Đảng ủy xã Thổ Tang còn nghiêm cấm đảng viên không được ăn uống ?obê tha? ở quán sá, đến công sở không được uống rượu, bia? Những việc làm đó tuy nhỏ mà có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nhân dân, làm cho nhiều người dễ nhận ra một điều chắc chắn rằng muốn phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa thì bản thân những đảng viên ở cơ sở phải thực sự gương mẫu, đi đầu để quần chúng noi theo.
    Trong bước đường đi tới, Vĩnh Phúc còn rất nhiều việc phải tiên lượng, phải giải quyết, như: tăng trưởng kinh tế như thế nào cho vừa nhanh, vừa bền vững; quy hoạch các khu công nghiệp như thế nào cho hiệu quả, vừa không làm mất đi những mảnh đất màu mỡ, vừa đem lại nhiều lợi ích cho dân chúng, nhất là nông dân bị mất đất để giải phóng mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ chế tài chính vĩ mô cũng cần được hoàn thiện để thành quả của sự phát triển nhanh các khu công nghiệp vừa làm lợi cho ngân sách quốc gia, vừa giúp địa phương một cách thỏa đáng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh về xã hội và môi trường. Từ kinh nghiệm thực tiễn và cách làm của Vĩnh Phúc, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng với đà phát triển đã có, với những con người và bộ máy năng động sáng tạo, thì Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể ?ovề đích? sớm để trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020, giàu có và bền vững./.
    Lê Xuân Đình
  8. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0
    Tiếp bài của lan123
    có tỉnh còn bị trì trệ, làm chậm lại nhiều dự án đầu tư lớn. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, trên con đường đưa công nghiệp về nông thôn, khâu khó khăn nhất, chứa đựng nhiều gay cấn nhất, quyết định sự thành bại của mọi dự án đầu tư, cuối cùng lại tập trung ở đền bù, giải phóng mặt bằng, chứ không phải là vốn.
    Ông cha ta có câu ?ophi nông bất ổn?, nhưng để ổn định cuộc sống của trên dưới 90% dân số của tỉnh trong khu vực nông thôn mà lại bảo đảm được ruộng đất đầy đủ cho họ trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp lại là điều không đơn giản chút nào. Một nền nông nghiệp bền vững cũng khó có thể bảo đảm khi các quyết định chuyển đổi đất canh tác sang xây dựng các khu công nghiệp không tuân thủ một quy hoạch phát triển có cơ sở khoa học, lấy lợi thế sau ?ođè lên?, làm triệt tiêu lợi thế trước? Thế mà Vĩnh Phúc đã không những thành công trong công tác vận động nông dân sớm nhận đền bù để lo cùng với cái lo chung của toàn tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mà còn tìm mọi cách để chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, làm cho họ thật sự yên tâm, tin tưởng khi đến gây dựng cơ ngơi, đầu tư, làm ăn lâu dài ở tỉnh Vĩnh Phúc.
    Muốn tăng trưởng nhanh thì phải bằng phát triển công nghiệp, nhưng phải có giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Điều cảm nhận sâu sắc và ấn tượng là Vĩnh Phúc đã tìm được lối ra tương đối vững chắc trên lĩnh vực nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc xác định phương hướng cơ bản trong phát triển nông nghiệp là công nghiệp hóa, tập trung hóa và chuyên môn hóa với phương châm năm tăng (tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng lương thực hàng hóa; tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản; tăng thu nhập cho hộ nông dân) và năm giảm (giảm trồng cây lượng thực những nơi đất xấu năng suất thấp; giảm đất trống, đồi núi trọc; giảm thấp nhất ô nhiễm môi trường; giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai; và giảm hộ nông dân nghèo).
    Nhờ xác định đúng các chính sách phát triển nông nghiệp, triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực đất đai, vốn, kỹ thuật ?" công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và tổ chức sản xuất mà Vĩnh Phúc đã làm được những điều kỳ diệu, tưởng chừng như không thể làm được, đó là: biến khó thành dễ, biến yếu thành mạnh. Sử dụng đất là một ví dụ điển hình. Trong quá trình phân loại, những vùng đất có khả năng canh tác được nhiều mùa vụ thì được xếp hạng cao, do đó thường rơi vào những vùng, những khoảnh đất ba vụ, nghĩa là trồng được cả lúa lẫn màu, điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Nhưng nhờ tinh thần sáng tạo của người dân, sau một thời gian mày mò, tìm kiếm người dân đã chủ động chuyển từ trồng lúa một vụ không ăn chắc sang kết hợp nuôi thả cá đồng trên đất ở vùng trũng, thì loại đất vốn trước đây được xếp vào loại xấu nay lại có giá trị kinh tế cao, thu hoạch cá mỗi năm đem lại giá trị kinh tế cao hơn cả hai vụ lúa và một vụ màu cộng lại.
    Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trương chuyển 4 ngàn héc-ta đất trồng cây lương thực sang trồng dâu tằm, rau, hoa, quả và nuôi trồng thủy sản, mà an ninh lương thực trong tỉnh vẫn đảm bảo bền vững. Điều đó thể hiện ở chỗ, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 43,6 tạ của năm 2000 lên gần 53 tạ năm 2004. Trong bối cảnh diện tích canh tác, số lao động trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, bình quân khoảng gần 8%/năm, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi? để có một nền sản xuất nông nghiệp thực sự có cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
    Yếu tố chủ quan có tính chất quyết định là tạo ra sự thống nhất về mặt nhận thức, quan điểm ngay từ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì mới thuyết phục được quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, nhận thức được rằng, trong những bước đi ban đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại một tỉnh nghèo, thuần nông là chính thì khâu tích lũy ban đầu từ nội bộ không thể đẩy nhanh tốc độ phát triển, bởi vậy lãnh đạo tỉnh đã coi việc huy động nguồn lực từ bên ngoài tỉnh là yếu tố quyết định, và tìm cách chuyển hóa chúng, biến ngoại lực thành nội lực để phát triển.
    Công tác tuyên truyền, vận động, giải thích đã làm cho mọi người dân nhận thức được rằng, thu hút được các nhà đầu tư vào làm ăn trên địa bàn tỉnh là được lợi về nhiều mặt, đồng thời thực hiện một cách nghiêm túc, công tâm, khách quan những quy định của Chính phủ về chính sách giải phóng mặt bằng, trong đó khâu chốt yếu là phải quan tâm thật đầy đủ đến quyền lợi chính đáng của người dân trong khâu đền bù giải tỏa. Làm được như vậy, suy đến cùng, là nhờ sự đồng tâm nhất trí của cán bộ lãnh đạo, nhất là trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong tỉnh. Bí quyết là lấy công việc, lấy nhiệm vụ chính trị làm trung tâm để hướng tất cả mọi suy nghĩ, năng lực, trí tuệ của đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ vào một mối. Nhờ đó, hai bài toán hóc búa đối với nhiều địa phương là tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng và giải phóng mặt bằng, có thể nói, đã được giải quyết thỏa đáng ở Vĩnh Phúc.
    Đồng tâm, nhất trí trong hàng ngũ cán bộ chủ chốt vừa là động lực, vừa là bí quyết để khuyến khích tinh thần giám nghĩ, giám làm của cấp dưới và đông đảo nhân dân trong tỉnh. Trong nhiều trường hợp, thậm chí chấp nhận cả những thất bại ban đầu, nhưng vẫn vững tin ở thắng lợi, không từ bỏ mục tiêu. Việc sind hóa đàn bò ở Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình. Nhiều năm hô hào nông dân sind hóa đàn bò, nhưng kết quả đem lại không được là bao. Các cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi đã phát hiện ra rằng, bò của tỉnh đều được chăn thả tự do, mà trong đó có gần một nửa là bò đực cỏ. Một sáng kiến được nêu ra là muốn sind hóa thành công đàn bò của toàn tỉnh thì cùng với việc vận động bà con tiến hành phối giống nhân tạo, việc đầu tiên là phải sớm triệt sản toàn bộ số bò đực cỏ. Đợt ra quân lần đầu đã không đem lại kết quả do tiến hành bằng phương pháp thô sơ, nên nhiều con bò đực sau khi được thiến đã bị ?oquè?. Một số người còn lấy câu chuyện đó ra đàm tếu. Rút kinh nghiệm đợt đầu, tỉnh quyết định mua dụng cụ thiến bò ngoại nhập, và chỉ trong một thời gian ngắn 60, 70 rồi đến trên 90% đàn bò đực cỏ đã được thiến trong một năm. Đến nay đàn bò của Vĩnh Phúc cơ bản đã được sind hóa, tạo thành một vùng nguyên liệu thịt quan trọng cung cấp cho thị trường Hà Nội và xuất khẩu.
    Khi quan điểm nhận thức đã thống nhất, mục tiêu nhiệm vụ chính trị đã xác định rõ và đúng đắn, thì khâu tiếp theo là bố trí cán bộ để triển khai thực hiện và nêu cao tính thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu của đảng viên. Thực tế ở Vĩnh Phúc đã chỉ ra rằng, bố trí sai cán bộ hoặc chậm luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý căn cứ vào nhiệm vụ chính trị sẽ khó có bước đột phá, chưa nói đến việc phân công, phân nhiệm phải trúng và phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ mới đem lại thành công.
    Muốn thấy được vai trò gương mẫu của đảng viên được phát huy tác dụng như thế nào hãy đến với xã Thổ Tang của huyện Vĩnh Tường. Đại đa số người dân trong xã đều đi buôn bán xa quê hương, nhưng không để một tấc đất hoang hóa. Dân buôn thường hay mê tín, tin vào những vận may, rủi trong làm ăn, thế mà một số quy định lại rất được người dân hưởng ứng, cụ thể như cưới xin cho con cháu chỉ được tổ chức trong một số ngày nhất định của năm, cải mả cho ông bà cũng được quy định một số ngày cụ thể. Điều đó vừa tiện cho sinh hoạt lại vừa tiết kiệm về mặt kinh tế. Ngoài ra, đảng viên không những phải gương mẫu thực hiện trước thì người dân mới dần dần làm theo, mà hiện nay Đảng ủy xã Thổ Tang còn nghiêm cấm đảng viên không được ăn uống ?obê tha? ở quán sá, đến công sở không được uống rượu, bia? Những việc làm đó tuy nhỏ mà có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nhân dân, làm cho nhiều người dễ nhận ra một điều chắc chắn rằng muốn phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa thì bản thân những đảng viên ở cơ sở phải thực sự gương mẫu, đi đầu để quần chúng noi theo.
    Trong bước đường đi tới, Vĩnh Phúc còn rất nhiều việc phải tiên lượng, phải giải quyết, như: tăng trưởng kinh tế như thế nào cho vừa nhanh, vừa bền vững; quy hoạch các khu công nghiệp như thế nào cho hiệu quả, vừa không làm mất đi những mảnh đất màu mỡ, vừa đem lại nhiều lợi ích cho dân chúng, nhất là nông dân bị mất đất để giải phóng mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ chế tài chính vĩ mô cũng cần được hoàn thiện để thành quả của sự phát triển nhanh các khu công nghiệp vừa làm lợi cho ngân sách quốc gia, vừa giúp địa phương một cách thỏa đáng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh về xã hội và môi trường. Từ kinh nghiệm thực tiễn và cách làm của Vĩnh Phúc, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng với đà phát triển đã có, với những con người và bộ máy năng động sáng tạo, thì Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể ?ovề đích? sớm để trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020, giàu có và bền vững./.
    Lê Xuân Đình
  9. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0

    10 Sự kiện tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004
    1/ Tỉnh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP tăng trên 14%.
    2/ Thu hút đầu tư vào địa bàn tiếp tục tăng mạnh, đạt gần 9000 tỷ đồng.
    3/ Năm đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2000 tỷ đồng và tỉnh tự cân đối được thu, chi ngân sách.
    4/ Toàn tỉnh thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử HĐND 3 cấp; Kiện toàn bộ máy HĐND và UBND 3 cấp.
    5/ Toàn Đảng bộ tiến hành đổi thẻ Đảng viên, gắn với mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong Đảng.
    6/ Tái lập thị xã Phúc Yên và thành lập huyện Tam Đảo mới. Thị xã Vĩnh Yên kỷ niệm 105 năm thành lập và được công nhận là đô thi loại III.
    7/ Miễn thủy lợi phí cho nông dân toàn tỉnh.
    8/ Giáo dục - Đào tạo là một trong bảy địa phương được Bộ Giáo dục ?" Đào tạo tặng cờ thi đua xuất sắc đẫn đầu cả nước.
    9/ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh đạt kết quả xuất sắc.
    10/Toàn tỉnh đã xây dựng mới 1400 nhà Đại đoàn kết.
  10. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0

    10 Sự kiện tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004
    1/ Tỉnh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP tăng trên 14%.
    2/ Thu hút đầu tư vào địa bàn tiếp tục tăng mạnh, đạt gần 9000 tỷ đồng.
    3/ Năm đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2000 tỷ đồng và tỉnh tự cân đối được thu, chi ngân sách.
    4/ Toàn tỉnh thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử HĐND 3 cấp; Kiện toàn bộ máy HĐND và UBND 3 cấp.
    5/ Toàn Đảng bộ tiến hành đổi thẻ Đảng viên, gắn với mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong Đảng.
    6/ Tái lập thị xã Phúc Yên và thành lập huyện Tam Đảo mới. Thị xã Vĩnh Yên kỷ niệm 105 năm thành lập và được công nhận là đô thi loại III.
    7/ Miễn thủy lợi phí cho nông dân toàn tỉnh.
    8/ Giáo dục - Đào tạo là một trong bảy địa phương được Bộ Giáo dục ?" Đào tạo tặng cờ thi đua xuất sắc đẫn đầu cả nước.
    9/ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh đạt kết quả xuất sắc.
    10/Toàn tỉnh đã xây dựng mới 1400 nhà Đại đoàn kết.

Chia sẻ trang này