1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktshoanghai

    ktshoanghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0

    như vậy càng tốt chứ sao! đi đâu cũng được thông tin của tỉnh! làm sao cũng được miễn làm cho box VP mình nhộn nhịp lên một tý!
  2. ktshoanghai

    ktshoanghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0

    như vậy càng tốt chứ sao! đi đâu cũng được thông tin của tỉnh! làm sao cũng được miễn làm cho box VP mình nhộn nhịp lên một tý!
  3. dhkt_hn

    dhkt_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0


    Năm 2006 là một năm bận rộn của khuyến công Vĩnh Phúc. Sự năng động của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công và việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án đã mang lại cho khuyến công Vĩnh Phúc những kết quả quan trọng tạo tiền đề cho hoạt động khuyến công những năm tiếp theo.
    Năm 2006, Trung tâm Khuyến công Vĩnh Phúc đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho nông dân và mô hình này đã đem lại hiệu quả cao, cụ thể như: Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Vượng, HTX Cao Phong, DNTT Thu Công, đào tạo nghề mây xiên, mây tre đan cho gần 600 lao động ở các xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo...; Phối hợp với Công ty TNHH sản xuất mộc nội thất Hải Âu trong chuyển giao công nghệ gắn với đào tạo nghề mộc cho 50 lao động xã Thanh Lãng; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ chế biến nguyên liệu gốm cho làng nghề gốm Hương Canh ?" Bình Xuyên; Đào tạo phát triển nghề thêu cho 150 lao động xã Liên Mạc, huyện Mê Linh và xã Thanh Lăng, huyện Bình Xuyên là những minh chứng cho hiệu quả của mô hình đào tạo này.
    Khôi phục và phát triển làng nghề giúp dân làm giàu
    Năm 2006 lần đầu tiên tỉnh Vĩnh Phúc quyết định công nhận 17 làng nghề đạt chuẩn: trong đó có 9 làng nghề mộc, 1 làng chế biến sản phẩm rắn, 1 làng rèn, 1 làng gốm, 1 làng trạm khắc đá, 1 làng chế biến bông vải sợi, 2 làng đan lát, 1 làng chế biến tơ nhựa; phong tặng danh hiệu cho 1 nghệ nhân và 12 thợ giỏi cấp tỉnh. Đó là kết quả của gần 10 năm thực hiện đề án khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc. Mức tiền thưởng hỗ trợ 50 triệu cho mỗi làng nghề để xây dựng nhà truyền thống, phát triển nghề... Xây dựng tiêu chuẩn và xét công nhận làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi cấp tỉnh là ghi nhận đối với sự đóng góp của các làng nghề, nghệ nhân trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
    Tăng cường công tác, tuyên truyền quảng bá, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp
    Đây là một trong những nội dung quan trọng đẩy mạnh hoạt động khuyến công. Hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, các điển hình, mô hình không thuần tuý trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài truyền hình Trung ương và địa phương mà còn thông qua Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Mọi chủ trương và kết quả hoạt động được phổ biến đến từng cán bộ đảng viên trên địa bàn tỉnh (qua bản tin sinh hoạt phát hành đến các Chi bộ trong toàn tỉnh).
    Để hỗ trợ doanh nghiệp mới khởi sự tìm hiệu thị trường, Trung tâm Khuyến công đã phối hợp với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội mở các lớp về quản trị kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. Đã có 133 lượt người tham gia. Tổ chức cho các doanh nghiệp tìm hiểu về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO với trên 160 doanh nghiệp tham gia.
    Việc tham gia tổ chức thành công ?oHội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn các tỉnh phía Bắc lần thứ nhất? tháng 4/2006 và Hội thảo: ?oĐẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công của các Trung tâm Khuyến công các tỉnh phía Bắc lần thứ nhất? tháng 8/2006 tại Vĩnh Phúc là một dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến công quốc gia và khuyến công Vĩnh Phúc trong năm 2006.
    Phát triển mạng lưới cán bộ khuyến công viên cơ sở
    Cùng với việc tăng cường lực lượng, củng cố tổ chức Trung tâm Khuyến công (với 12 biên chế), tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định bố trí cán bộ khuyến công viên đến cấp xã, năm 2006 đã bố trí được 40 cán bộ ở 40 xã; dự kiến đến năm 2010 đội ngũ cán bộ khuyến công viên cơ sở sẽ phủ kín ở các xã phường trên địa bàn tỉnh, các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp ở cấp huyện (các phòng kinh tế), các cán bộ khuyến công viên cơ sở được Trung tâm Khuyến công tổ chức thường xuyên. Cùng với tổ chức hoạt động khuyến công, các hoạt động dịch vụ khác được quan tâm mở rộng. Năm 2006, Trung tâm Khuyến công đã phối hợp với Chi cục Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc tổ chức kiểm định trên 70.000 công tơ điện phục vụ dự án năng lượng nông thôn II (RE II) Vĩnh Phúc giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động tại Trung tâm.
    2007 duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao
    Đánh giá kết quả giai đoạn 2001-2005, hoạt động khuyến công Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng: Giá trị sản xuất TTCN-làng nghề tăng 11,7 lần so với năm 2000 (mục tiêu đề ra tăng 2 lần), số lao động được giải quyết việc làm tăng 78,17% (mục tiêu đề ra tăng 50%), khôi phục và phát triển 17 làng nghề (mục tiêu đề ra 8-10 làng nghề).
    Phát huy những kết quả đạt được năm 2007, khuyến công Vĩnh Phúc sẽ tổ chức thực hiện tốt chương trình khuyến công và phát triển làng nghề Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 đã được HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tháng 4/2006 với mục tiêu tổng quát đến năm 2010 là: Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên 21%/năm, trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân trên 35%/năm; trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho lao động nông thôn mỗi năm từ 1.000 ?" 10.000 người; phấn đấu đến 2010 có 25-30 làng nghề đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc.
    (Nguồn: CNVN)

  4. dhkt_hn

    dhkt_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0


    Hưởng ứng chiến dịch thanh niên - học sinh - sinh viên tình nguyện hè 2007 Với phương châm: ?oSáng tạo - Hiệu quả - Bền vững?, chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2007 được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh triển khai đồng bộ thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Chiến dịch tình nguyện hè 2007 góp phần phát huy mạnh mẽ tinh thần tình nguyện trong thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng. Chiến dịch giúp thanh niên hiểu được những khó khăn của bà con, thanh thiếu nhi vùng sâu, vùng xa; từ dó nâng cao ý thức và xác định trách nhiệm của mình với xã hội và được tổ chức với nhiều nội dung, thể hiện tính sáng tạo, hình thức phong phú, phù hợp với từng địa phương.
    Nội dung chủ yếu của chiến dịch là: Tuyên truyền các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ; Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, giúp đỡ, tặng quà các gia đình chính sách, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, giữ vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh; Huy động ĐVTN đảm nhận những công trình, phần việc thanh niên gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương. Đối với địa bàn có các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tổ chức Đoàn tham gia các hoạt động ?o Tiếp sức mùa thi 2007? với các nội dung: tư vấn, giúp đỡ thí sinh và người nhà thí sinh về nơi ăn, nghỉ, đi lại, địa điểm thi; hướng dẫn các thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong kỳ thi tuyển sinh năm 2007.
    Đại hội Đoàn THCS Hồ Chí Minh Thành phố Vĩnh Yên, nhiệm kỳ 2007 ?" 2012 Trong 2 ngày 7 và 8/6/07, Đoàn TNCS HCM thành phố Vĩnh Yên tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2007-2012. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Mạc, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Vĩnh Yên; Vũ Việt Văn, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Vĩnh Phúc; đại diện lãnh đạo các huyện, thị đoàn trên địa bàn tỉnh và 157 đoàn viên, thanh niên ưu tú là đại biểu được bầu các cơ sở đoàn trong thành phố.
    Với tinh thần ?o Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới và phát triển?, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Vĩnh Yên có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XVI; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007 ?" 2012; động viên tuổi trẻ thành phố phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân Thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
    Thành phố Vĩnh Yên có trên 6.780 đoàn viên thanh niên sinh hoạt tại 47 cơ sở đoàn, 19 liên đội trường học. Đây là nguồn lực trẻ, có kiến thức, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp. Trong những năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ XVI, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của thành phố tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển rõ rệt. Thành đoàn đã quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của thành phố đến từng đoàn viên thanh niên trong thành phố; luôn đi đầu trong các phong trào do Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn phát động; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm cấp trên giao phó; đồng thời kiên trì và tự đổi mới hình thức hoạt động, từng bước đưa công tác Đoàn và phong trào TTN của Thành phố thích ứng với điều kiện mới, xứng đáng là lực lượng xung kích cách mạng của Đảng.
    Nhiệm kỳ qua, công tác tư tưởng văn hoá và tuyên truyền giáo dục tiếp tục được cấp bộ Đoàn quan tâm hàng đầu và liên tục đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, tạo được hiệu ứng khá tích cực. Công tác triển khai học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, các Nghị quyết của Trung ương về công tác thanh niên trong tình hình mới; các hoạt động giáo dục truyền thống; giáo dục pháp luật và lối sống văn hoá, lành mạnh được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức: hội thảo, hội thi, tọa đàm, các buổi sinh hoạt chi đoàn?Nhiều phong trào, diễn đàn và các đợt sinh hoạt chính trị lớn được tổ chức: ?oHọc tập tư tưởng Hồ Chí Minh?; ?oTuổi trẻ Vĩnh Yên với âm vang Điện Biên?; ?oTiếp lửa truyền thống ?" mãi mãi tuổi 20?;?đã thu hút hàng ngàn đoàn viên thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, bồi đắp lý tưởng cho đoàn viên thanh niên, củng cố niềm tin của tuổi trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước.
    Công tác củng cố xây dựng tổ chức Đoàn, đặc biệt là công tác đoàn viên được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều thành tích. Nhiệm kỳ qua, tỷ lệ cơ sở Đoàn vững mạnh và khá tăng từ 89,2% năm 2002 lên 93,5% năm 2006. Các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên đều tích cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền ở đơn vị mình công tác và sinh hoạt, tạo nên sự gắn kết giữa Đoàn và Đảng, xứng đáng là đội tiền phong của Đảng. Thêm vào đó, phong trào ?othi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc? cũng được triển khai rộng khắp, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của địa phương.
    Tại Đại hội, bên cạnh việc đánh giá những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên: trình độ của cán bộ Đoàn còn chưa cao và chưa đồng đều; mô hình hoạt động của các phong trào thanh thiếu niên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao; hoạt động của tổ chức đoàn ở các doanh nghiệp còn yếu;?Nguyên nhân của những tồn tại trên là do cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của thanh niên; việc ban hành và thực hiện các chính sách liên quan đến thanh niên chưa đồng bộ; thêm vào đó là tác động của nền kinh tế thị trường;?
    Để phát huy kết quả đạt được trong trong những năm qua, nhiệm kỳ 2007-2012, Thành đoàn Vĩnh Yên tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng đến từng ĐVTN; phát triển sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào; ?othi đua tình nguyện xây dựng bảo vệ tổ quốc?; ?o sáng tạo trẻ?;... hướng dẫn và tổ chức cho thanh niên xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là môi trường để thanh niên rèn luyện, công hiến và trưởng thành?
    Phát biểu tại đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Mạc đã thay mặt Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Vĩnh Yên ghi nhận những đóng góp của các đoàn viên thanh niên vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của tỉnh. Những kết quả đáng khích lệ trong công tác đoàn và phong trào thanh niên đã và đang từng bước khẳng định bước trưởng thành của Đoàn thanh niên. Các hoạt động Đoàn cũng đã từng bước đi vào chiều sâu, vừa gắn bó với lợi ích và nguyện vọng của ĐVTN, vừa tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong mỗi cấp bộ Đoàn. Đồng chí đề nghị các đoàn viên thanh niên cùng nhau tìm ra nguyên nhân và khắc phục những tồn tại đã nêu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đồng chí cũng đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đoàn viên thanh niên phát huy được trí lực, thể lực và tinh thần tình nguyện xung kích trong công cuộc xây dựng thành phố trở thành một thành phố giàu mạnh.
    Đại hội đã bầu ra BCH nhiệm kỳ 2007 ?" 2012 gồm 27 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thị Thuý Hằng tiếp tục giữ chức Bí thư Thành đoàn Vĩnh Yên.
    Cũng tại đại hội, BTV Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao kỷ niệm chương ?ovì thế hệ trẻ? cho 14 đồng chí có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của thành phố.
    Vĩnh Phúc: Xuất khẩu đạt trên 72 triệu USD Trong quý I/2007, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất khẩu được 72,22 triệu USD hàng hoá các loại, tăng 52% so với cùng kỳ này năm trước. Trong số này, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu, đạt 57 triệu USD; kinh tế tư nhân 12,7 triệu USD, kinh tế Nhà nước chỉ chiếm 2,37 triệu USD.
    Các loại hàng xuất khẩu vẫn là hàng nông sản, đồ gỗ, phụ tùng linh kiện ôtô, xe gắn máy nguyên chiếc, hàng dệt may. Nhờ làm tốt việc xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ kết nối các đầu mối giao dịch, ngành sản xuất xe máy mở rộng thêm được các thị trường xuất khẩu như Lào, Philipin, đưa số xe máy xuất khẩu lên 48.379 chiếc, tăng 112% so với cùng kỳ này năm trước. Ngành sản xuất ôtô cũng tìm thêm được 3 đầu mối, đặc biệt là thị trường Nam Phi nên đã xuất khẩu 308.000 bộ linh kiện đồng bộ.
    Cơ quan xúc tiến thương mại của địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động góp phần đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu như: tổ chức giao lưu giữa doanh nghiệp - khách hàng, giữa khách hàng với khách hàng. Trang Web thương mại miễn phí của ngành cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và liên hệ chặt chẽ với nhiều cơ quan thương vụ ở nước ngoài để giúp cập nhật thông tin buôn bán giữa các thị trường. Năm 2007, tỉnh Vĩnh Phúc có kế hoạch xuất khẩu 300 triệu USD hàng hoá./.
    Bình Xuyên triển khai kế hoạch PCLB &TKCN năm 2007 Vừa qua, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện Bình Xuyên đã tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2007. Năm 2007, Ban Chỉ huy PCLB huyện xác định tập trung củng cố và quản lý tốt các công trình trọng điểm như hồ Thanh Lanh, hồ Gia Khau (xã Trung Mỹ); khu nuôi trồng thủy sản đầm Cả, Đầm Nại, đê Sáu Vó, đê Ba Hanh, bờ Đáy (thị trấn Hương Canh); bờ vùng TiTop (xã Tam Hợp), đầm Láng (xã Thanh Lãng). Ban Chỉ huy PCLB huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện với phương châm: phòng là chính. Yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn thành lập Ban chỉ huy PCLB đồng thời xây dựng kế hoạch PCLB của địa phương, đơn vị mình. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người có nhận thức sâu sắc về công tác PCLB, triệt để chống tư tưởng chủ quan. Các nơi phải tổ chức kiểm tra trước và trong mùa mưa bão các công trình PCLB nhằm phát hiện sơm sự cố và xử lý kịp thời; khơi thông các nguồn tiêu úng, vật cản trên các công trình tiêu úng thuộc phạm vi mình quản lý; xây dựng kế hoạch, thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
    Hội CCB huyện Tam Dương đang tiến hành điều tra, rà soát cho đối tượng là nạn nhân CĐDC để tăng gia chăn nuôi, sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Dự tính mỗi hộ gia đình được vay 3.000.000 đồng trong vòng 36 tháng không tính lãi suất, có thể hoàn trả dần theo từng năm hoặc trả một lần khi hết thời hạn cho vay.
  5. dhkt_hn

    dhkt_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0


    ở Vĩnh Phúc cũng như bất cứ một địa danh nào của Việt Nam, hoành phi, câu đối được coi là những đồ thờ tự truyền thống, được treo ở những nơi tôn nghiêm tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng... để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Đây chính là phương tiện để truyền tải tâm tư, sự tri ân, lòng kính ngưỡng của mọi người đối với đấng sinh thành, ân sư, hay đấng thần linh siêu phàm... Nhằm đánh giá, khôi phục, tạo dựng và định hướng cho những giá trị của hoành phi, câu đối, một loại hình di sản văn hoá đặc thù tiếp tục phát triển, năm 2005 - 2006 Sở Văn hoá - Thông tin Vĩnh Phúc thực hiện đề tài: ?oThực trạng và giải pháp bảo tồn các hoành phi, câu đối tại các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng ở Vĩnh Phúc. Đây là đề tài được cơ quan chức năng, các nhà sử học của Tỉnh dày công sưu tầm, tổng hợp biên soạn.
    * Hoành phi:
    Hoành phi là một từ gốc Hán - Việt chỉ tấm biển gỗ lớn, khắc chữ Hán. Chữ ?ohoành? nghĩa là ngang - đặt ngang, Chữ ?ophi? nghĩa là cánh cửa.
    ?oHoành phi nghĩa là một tấm biển treo ngang cửa, giữa gian giữa hoặc cửa chính giữa. Thường được treo khắc ở những vị trí trang trọng nhất tại nơi thờ tự. Theo thuyết âm dương ngũ hành thì hoành phi tượng trưng cho yếu tố âm, tức là biểu tượng cho người mẹ, cho đất, cho sự hiền hòa. Tùy theo không gian thờ tự mà người tạo tác phẩm căn cứ vào không gian để kiến tạo.
    *Câu đối:
    Là một loại hình văn học bác học, hàm chứa yếu tố dương, tượng trưng cho người cha, cho mặt trời và sự cứng rắn... Câu đối bao giờ cũng có hai vế: vế xuất và vế đối. Vế xuất là vế đề mục, vế đối là vế đối lại vế xuất. Câu đối treo dọc theo cột nhà, cùng với hoành phi ở bên trên, với các đồ tự khí như ngai thờ, bát hương, lỗ bộ... nơi thờ tự, do vậy mà tăng sự thiêng liêng cùng các giá trị văn hoá, thẩm mĩ.
    Toàn tỉnh có tổng số 84 di tích lịch sử văn hoá. Trong số đó đề tài đã khảo sát được 77 điểm di tích, nhìn chung hoành phi, câu đối ở đây đều có chung đặc điểm:
    1. Chất liệu các loại nền:
    *Nền bằng gỗ:
    Hoành phi và câu đối thường được làm bằng chất liệu gỗ, hầu hết đều thuộc ba loại gỗ cơ bản: Gỗ Giổi, gỗ Vàng tâm (đây là loại gỗ có thớ vàng mịn, không bị công vênh, mối mọt) và gỗ Mít (khi chọn gỗ tác giả thường chọn cây trồng ở vườn nhà vì loại gỗ này có chất lượng tốt hơn gỗ ở rừng. Sắc thớ thường vàng mịn, người dân dùng để đóng đồ mộc, tiện khắc dấu và để tạc tượng). Đây là chất liệu thông dụng vì thích hợp với điều kiện kinh tế, bền vững qua thời gian nên bản khắc bằng gỗ tồn tại nhiều hơn cả.
    * Nền bằng vôi cát - gọi chung là nền ngoã:
    Loại hình này thường gặp ở các mặt tiền, các cột trụ xây, ở Tam Quan, hoặc nhà tiền tế, nơi không phải là điện chính thờ. Song do đặc điểm tính chất dễ bị phá hỏng nên sau chiến tranh và thời gian bị mai một dần, đến nay loại hình vôi cát chỉ còn lại rất ít.
    *Nền bằng đá:
    Chỉ có 2 đôi câu đối ở cột cổng Từ đường họ Nguyễn, xã Phú Đa. Được tạo năm 1767 (năm Cảnh Hưng 28) Triều Lê. Các chữ trong loại hình nền đá đều được chạm nổi, ưu việt của cấu trúc này là độ bền vững cao, thích nghi được môi trường khí hậu nóng ẩm ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên do phải đầu tư nhiều kinh phí nên chất liệu này không được phát triển rộng rãi.
    *Nền vải:
    Chỉ có 1 đôi câu đối ở đình Tây Hạ, bằng loại vóc. Mới đây có thêm 3 đôi câu đối vải ở chùa Ngũ Phúc, phường Tích Sơn như vậy là toàn tỉnh mới có 4 đôi câu đối bằng vải.
    2. Thể loại chữ:
    Các chữ trong hoành phi, câu đối đều được chạm khắc nửa nổi nửa chìm, gọi là kiểu ?olòng diếc?. Có 3 loại hình văn tự được dùng trong các Hoành phi - Câu đối:
    - Văn tự Hán Việt: Chữ Hán phát âm Việt.
    - Văn tự Nôm: Chữ Nôm có nguồn gốc từ chữ Hán cấu trúc theo phương pháp hội ý, hài thanh để ghi âm Việt.
    - Văn tự Quốc ngữ: Là chữ phổ cập hiện thời. Chỉ mới thấy xuất hiện ở chùa Ngũ Phúc và mới đây là Thiền Viện Trúc lâm Tây Thiên, nhưng công trình chưa xếp hạng.
    3. Tác giả:
    Hoành phi, câu đối trong các di tích lịch sử văn hoá mang đậm dấu ấn văn hoá tinh thần, là sự thổi hồn của tác giả. Cho nên hầu hết đều là sản phẩm của các vị tiến sĩ nho học, cử nhân nho học, tú tài nho học, những người có dưới học vị tú tài, các vị có phẩm hàm quan chức nhà nước. Bên cạnh đó để hoàn thiện được một bức hoành phi, câu đối được làng xã chấp thuận cho cung tiến treo vào di tích là công trình của cả tập thể biểu thị giá trị văn hoá. Thể hiện giá trị về văn học, văn chương do tác giả sáng tác, giá trị về mỹ học cho sự gia công trình bày, giá trị tâm linh của người bỏ tiền tài tu tạo, cung tiến, sự đồng nhất đề danh vào phần lạc khoản để ghi lại cho đời sau.
    4. Về giá trị của Hoành phi - Câu đối
    Các giá trị văn hoá tinh thần của hoành phi, câu đối thể hiện được các nhu cầu tâm linh con người ở các phương diện như sau:
    Đó là sự tôn vinh sự nghiệp, công tích của các nhân vật được tôn thờ, biểu thị sự tin tưởng và ngưỡng vọng vào các mong đợi làm thoả mãn về nhu cầu của cuộc sống cộng đồng. Công lao sự nghiệp các vị thần được tôn thờ biểu hiện cụ thể bằng công âm phù có nghĩa là ngầm giúp đỡ một hình thái bảo trợ về tâm linh. Và công dương trợ đối với các vị nhân thần, khi sinh thời đã có công giữ nước, lập làng, phát triển văn hoá.
    Đình Tiên Sơn thờ vị thuỷ thần Bạch Hạc Cao quan đại vương có câu đối:
    ?oLực đại hoá hà Hạc chử ức niên tồn hiển tích
    Nhân hoằng tế độ, tuyền tiên phong cổ ngật sùng từ. ?o
    Có nghĩa là: - Sức mạnh nhảy qua sông, bến sông Bạch Hạc ước chừng 10 vạn năm còn rõ ràng sự tích,
    Lòng thương người rộng lớn, đem chúng sinh ra khỏi biển khổ suối Tiên xưa ở Châu phong, ngôi đền cao chót vót lẻ loi một mình...
    Là sự thể hiện các giá trị tinh thần, lối sống và phong cách tự tôn những giá trị đích thực, làm sống lại những truyền thống lịch sử. Đình Đông, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh có bức hoành phi ghi: ?oChung hoà tha bình có nghĩa là: Trọn vẹn không cạnh tranh nhau, thì giữ được yên ổn trong cuộc sống.
    Là bài học làm đẹp những giá trị đạo đức, làm sáng những ý nghĩa nhân văn. Chùa Phù Long, huyện Lập Thạch có câu đối ghi:
    Vạn thế lưu truyền tâm thị Phật
    Nhất tâm hành đạo đức vi tiên
    Có nghĩa là: Vạn đời lưu truyền Phật tại Tâm (Tâm là Phật)
    Một lòng theo đạo chữ Đức làm đầu.
    Ngoài ra, hoành phi câu đối còn là dấu tích ghi lại lịch sử hình thành của một số các làng xã ở Vĩnh Phúc như làng Bạch Trữ, huyện Mê Linh; làng Mộ Đạo, huyện Bình Xuyên...
    Một giá trị không thể không nhắc tới của hoành phi, câu đối đó là giá trị khuôn mẫu đóng góp vào nền văn học Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung. ở mỗi một di tích thờ cúng số lượng hoành phi, câu đối nhiều hay ít tuỳ thuộc vào trình độ học vấn của mỗi làng. Nó thể hiện mức độ phát triển kinh tế, sự giao thương làng xã, sự đoàn kết, đồng nhất của cộng đồng nơi cư trú. Với sự phong phú trong việc thờ cúng nhiều vị thần với nhiều công tích và chiến tích khác nhau đã tạo nên một trào lưu văn học phong phú với thể loại văn chương đặc thù tương thích với tín ngưỡng thờ cúng.
    Hiện nay, nhiều nơi đã phục dựng, tôn tạo các điểm thờ tự. Song khi phục dựng cần tham khảo ý kiến các cơ quan chủ quản, cơ quan chuyên ngành; các bậc Nho học, xem xét nơi thờ tự, căn cứ vào nội dung thờ tự như: Thần phả, thánh tích, gia phả, các bậc cao tăng đại đức và không gian thờ tự để có bố cục, cách bài trí, kích thước cho cân đối, hài hòa. Đối với những di tích có hoành phi, câu đối cổ, nên thực hiện phương pháp bảo tồn sự đa dạng, phong phú và cần giữ được những yếu tố bản địa nhằm lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật, văn chương của một loại hình di sản văn hóa
  6. dimsuperstar

    dimsuperstar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Bác Haromeo với bạn What_if lâu lắm chả thấy mặt.
  7. quanghanguyenus

    quanghanguyenus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi địa chỉ và số điện thoại liên hệ của công ty lắp giáp máy tính xách tay COMPAL (Đài Loan) hình như ở khu công nghiệp Bá Thiện Bình Xuyên với!
    Nghe nói công ty này đầu tư ác lắm!
    Thanks các bác nhiều!
  8. kiemmaxadieu

    kiemmaxadieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi cho em hỏi tý .
    Mình muốn đi DU LỊCH VP. Nghe nói VP có làng rắn Hổ Mang ( làng Vĩnh Sơn) và Đầm Rưng ở Vĩnh Tường. Em muốn Ăn Cá ở Đầm Rưng và ăn rắn Hổ Mang thì họ có bán không nhỉ? Cả 2 cơ ...
    Nghe nói ở Đầm Rưng có Đại gia Lê Duy Đức làm chủ đầm. Oách lắm! Các đó một đoạn còn đang làm khu DL sinh thái nữa cơ. Khiếp lắm...
  9. buihungkt

    buihungkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2007
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn muốn sau tết nguyên đán sẽ tìm được một việc làm mới, phù hợp hơn, nhằm cải thiện vị trí làm việc và thu nhập hiện nay - Ngay từ lúc nàu hãy tham gia: Sàn giao dịch việc làm online - http://www.nguonnhanluc.vn
    website chuyên nghiệp và thân thiện nhất hiện nay - Hỗ trợ tối đa các nhu cầu của khách hàng.
    Chúc bạn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống !!!
  10. hongltvp

    hongltvp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này