1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ UBND TỈNH ​
    [​IMG]
    Ngày 25-6-2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị nghe một số ngành báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2004 và thông qua nội dung các tờ trình HĐND tỉnh kỳ họp thứ 2 HĐND khóa XIV. Đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị; tham dự hội nghị: Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng phó các Ban của hội đồng, các Sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể trong tỉnh.
    Hội nghị nghe nội dung báo cáo của các đơn vị:
    Sở Kế hoạch và Đầu tư: báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; một số biện pháp cần tập trung thực hiện 6 tháng cuối năm 2004.
    Sở Tài chính: báo cáo kết quả thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm; các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004.
    Thanh tra tỉnh: báo cáo công tác tiếp dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2004.
    Sở Nội vụ báo cáo: Đề án thành lập Sở Bưu chính viễn thông; Đề án thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo - Miền núi.
    Uỷ ban nhân dân thị xã Vĩnh Yên: báo cáo đề án đặt tên đường, tên phố của thị xã Vĩnh Yên. Tờ trình nâng cấp thị xã Vĩnh Yên thành đô thị loại 3; đổi tên xã Khai Quang thành phường Khai Quang.
    Sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao: báo cáo sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ các nguồn lực xây dựng làng xã văn hoá.
    Ban quản lý các KCN&THĐT tỉnh: báo cáo sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
    Văn phòng UBND tỉnh: báo cáo kiểm điểm sự điều hành của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm 2004.
    Sau khi nghe ý kiến thảo luận, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi đã kết luận từng nội dung và giao lại cho các cơ quan chuẩn bị tiếp tục khẩn trương hoàn thiện văn bản, kịp phục vụ kỳ họp thứ 2 HĐND Tỉnh khoá XIV diễn ra và trung tuần tháng 7 tới.
  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    CÔNG BỐ KẾ HOẠCH TU BỔ, TÔN TẠO KHU DI TÍCH VĂN HÓA - LICH SỬ - CÁCH MẠNG ĐỀN THỜ HAI BA TRƯNG
    Ngày 28-6-2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố Kế hoạch tu bổ, tôn tạo khu di tích Văn hoá - Lịch sử - Cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.
    [​IMG]
    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng do hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo, đánh đuổi quân Nam Hán, dành độc lập dân tộc vào những năm 40 sau công nguyên. Đó là một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của dân tộc , mở ra một truyền thống giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.
    Trong lịch sử dân tộc ta: Các Vua Hùng đã có công dựng nước và Hai Bà Trưng là người có công đầu trong sự nghiệp giữ nước, khơi dậy ý thức độc lập tự cường của dân tộc Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã bao lần nêu tấm gương sáng của Hai Bà và coi đây là một niềm tự hào, là vốn quý vô giá trong truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Đền thờ Hai Bà Trưng thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc; là địa điểm liên lạc, hội họp của các đồng chí cách mạng tiền bối như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo v.v... vào những năm 1941 - 1945 để chỉ đạo, lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công.
    Với ý nghĩa, tầm vóc của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nhà nước ta đã xếp hạng và xác định Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích Lịch sử - Văn hoá - Cách mạng của Quốc gia từ năm 1980.
    [​IMG]
    Phát biểu ý kiến tại hội nghị đồng chí Nguyễn Ngọc Phi khẳng định:
    Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc, từ nhiều năm qua, đã làm nhiều việc để bảo vệ, tôn tạo khu di tích này. Đặc biệt, từ năm 2002, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, của các cơ quan Bộ , ngành TW, nhất là của Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành và tổ chức công bố quy hoạch chi tiết khu di tích Lịch sử - Văn hoá - Cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng. Dự án được thực hiện theo nguyên tắc: Mở rộng, tôn tạo, nâng cấp khu di tích cho xứng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, đồng thời gắn di tích với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của Quốc gia. Quy mô của dự án là 12,8ha, nằm trong khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc), với tổng khái toán khoảng 86 tỷ đồng; gồm 5 tiểu dự án chính là: Dự án tu bổ, cải tạo, không gian đền thờ chính, dự án xây dựng không gian tái hiện lịch sử, dự án xây dựng công viên cây xanh, dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dự án đền bù giải phóng mặt bằng.
    Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có Lời kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các cơ quan đơn vị, tổ chức ở Trung Ương, các địa phương, cũng như đồng bào và chiến sĩ cả nước, bằng tình yêu và trách nhiệm với lịch sử, với mọi khả năng có thể của mình, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của và tạo những điều kiện thuận lợi nhất, để đầu tư, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng đặc biệt quan trọng: Đền thờ Hai Bà Trưng sớm được triển khai xây dựng và hoàn chỉnh đồng bộ.
  3. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    CÔNG BỐ KẾ HOẠCH TU BỔ, TÔN TẠO KHU DI TÍCH VĂN HÓA - LICH SỬ - CÁCH MẠNG ĐỀN THỜ HAI BA TRƯNG
    Ngày 28-6-2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố Kế hoạch tu bổ, tôn tạo khu di tích Văn hoá - Lịch sử - Cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.
    [​IMG]
    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng do hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo, đánh đuổi quân Nam Hán, dành độc lập dân tộc vào những năm 40 sau công nguyên. Đó là một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của dân tộc , mở ra một truyền thống giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.
    Trong lịch sử dân tộc ta: Các Vua Hùng đã có công dựng nước và Hai Bà Trưng là người có công đầu trong sự nghiệp giữ nước, khơi dậy ý thức độc lập tự cường của dân tộc Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã bao lần nêu tấm gương sáng của Hai Bà và coi đây là một niềm tự hào, là vốn quý vô giá trong truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Đền thờ Hai Bà Trưng thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc; là địa điểm liên lạc, hội họp của các đồng chí cách mạng tiền bối như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo v.v... vào những năm 1941 - 1945 để chỉ đạo, lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công.
    Với ý nghĩa, tầm vóc của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nhà nước ta đã xếp hạng và xác định Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích Lịch sử - Văn hoá - Cách mạng của Quốc gia từ năm 1980.
    [​IMG]
    Phát biểu ý kiến tại hội nghị đồng chí Nguyễn Ngọc Phi khẳng định:
    Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc, từ nhiều năm qua, đã làm nhiều việc để bảo vệ, tôn tạo khu di tích này. Đặc biệt, từ năm 2002, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, của các cơ quan Bộ , ngành TW, nhất là của Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành và tổ chức công bố quy hoạch chi tiết khu di tích Lịch sử - Văn hoá - Cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng. Dự án được thực hiện theo nguyên tắc: Mở rộng, tôn tạo, nâng cấp khu di tích cho xứng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, đồng thời gắn di tích với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của Quốc gia. Quy mô của dự án là 12,8ha, nằm trong khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc), với tổng khái toán khoảng 86 tỷ đồng; gồm 5 tiểu dự án chính là: Dự án tu bổ, cải tạo, không gian đền thờ chính, dự án xây dựng không gian tái hiện lịch sử, dự án xây dựng công viên cây xanh, dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dự án đền bù giải phóng mặt bằng.
    Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có Lời kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các cơ quan đơn vị, tổ chức ở Trung Ương, các địa phương, cũng như đồng bào và chiến sĩ cả nước, bằng tình yêu và trách nhiệm với lịch sử, với mọi khả năng có thể của mình, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của và tạo những điều kiện thuận lợi nhất, để đầu tư, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng đặc biệt quan trọng: Đền thờ Hai Bà Trưng sớm được triển khai xây dựng và hoàn chỉnh đồng bộ.
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc vươn lên vị trí thứ 10 về thu hút đầu tư ​
    Tỉnh Vĩnh Phúc đang trở thành một địa điểm đầu tư lớn và hấp dẫn tại miền Bắc nhờ các chính sách ưu đãi đầu tư trong những năm qua. Tỉnh đã biến địa bàn canh tác thuần nông của mình thành nơi có dự án đầu tư trực tiếp có tỷ lệ vốn thực hiện đạt 69,5%, đứng thứ 10 trong cả nước bởi tỉnh luôn coi thu hút đầu tư là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.


    [​IMG]
    Hội nghị bàn về hợp tác phát triển
    Vĩnh Phúc - Hà Nội​

    Tính tới thời điểm này, tỉnh đã thành lập được 9 khu công nghiệp và cụm công nghiệp như Kim Hoa, Khai Quang, Quang Minh, Lai Sơn, Xuân Hoà, Bình Xuyên, Tiền Phong, Tân Tiến, Hương Canh. 154 dự án trong và ngoài nước đầu tư trực tiếp đã được triển khai trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký 5.954 tỷ đồng và 378 triệu USD. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2003, tỉnh đã thu hút 20 dự án trong và ngoài nước đầu tư với tổng số vốn 1.200 tỷ đồng và 10 triệu USD. Trong đó, có 17 dự án có vốn trong nước và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh. Trong 17 dự án vốn trong nước, có 14 dự án sản xuất ô tô, xe máy, gia công kết cấu thép, sửa chữa các thiết bị thi công, sản xuất kính an toàn, kính ô tô, cơ khí chế tạo...Riêng 3 dự án du lịch, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước chiếm 800 tỷ đồng là các dự án khu vui chơi giải trí Trại Thị (thi công tại khu vực Đại Lải, huyện Mê Linh); sân golf và khu vui chơi liên hiệp Hà Nội. khu biệt thự nhà nghỉ cuối tuần Thanh Xuân, sân golf vui chơi giải trí du lịch Hà Nội cũng ở Đại Lải, huyện Mê Linh.
    3 dự án là Công ty TNHH Broad Bright Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh) 100% vốn Đài Loan; Liên doanh Việt Nam Anh- Quốc (huyện Mê Linh) sản xuất thẻ thông minh có vốn 2 triệu USD, trong đó Việt Nam góp vốn 51%; Công ty liên doanh Tân Đô Phát Trung Quốc - Việt Nam (tại xã miền núi Minh Quang, huyện Bình Xuyên) với vốn đầu tư 4 triệu USD, trong đó Việt Nam 51% hành nghề ươm cá giống và nuôi cá trình nước ngọt.


    [​IMG]
    Khu công nghiệp Khai Quang​

    Trong công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng đảm bảo quyền lợi cho dân cư bị ảnh hưởng với định hướng chung là làm cho đông đảo người dân sở tại có đời sống bằng hoặc cao hơn khi chưa có dự án đầu tư. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ ngân sách, xây dựng quỹ đất giúp các hộ tái định cư, ổn định cuộc sống. Ở những nơi có điều kiện, Tỉnh thực hiện chia lại quỹ đất canh tác để đảm bảo công bằng trong việc giảm diện tích canh tác và cùng được hưởng tiền đền bù. Tỉnh cũng đứng ra thu xếp với doanh nghiệp nhận lao động tại chỗ để giải quyết việc làm cho con em người dân địa phương.
    Ngoài những ưu đãi chung của nhà nước, Vĩnh Phúc còn đưa ra nhiều ưu đãi khác như giúp 100% kinh phí giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư ở vùng đồi núi.
    Tỉnh cũng kiên quyết thực hiện thông thoáng nhất các thủ tục hành chính trong khuôn khổ cho phép. Tỉnh coi khó khăn của doanh nghiệp là một nhiệm vụ mà địa phương cần tham gia tháo gỡ. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
    Tỉnh Vĩnh Phúc đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 316 triệu USD đầu tư trong và ngoài nước trong năm 2003. Trong đó, đầu tư trong nước dự kiến sẽ chiếm 233-266 triệu USD với 3-35 dự án và đầu tư nước ngoài ước tính đạt 45-50 triệu USD
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc vươn lên vị trí thứ 10 về thu hút đầu tư ​
    Tỉnh Vĩnh Phúc đang trở thành một địa điểm đầu tư lớn và hấp dẫn tại miền Bắc nhờ các chính sách ưu đãi đầu tư trong những năm qua. Tỉnh đã biến địa bàn canh tác thuần nông của mình thành nơi có dự án đầu tư trực tiếp có tỷ lệ vốn thực hiện đạt 69,5%, đứng thứ 10 trong cả nước bởi tỉnh luôn coi thu hút đầu tư là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.


    [​IMG]
    Hội nghị bàn về hợp tác phát triển
    Vĩnh Phúc - Hà Nội​

    Tính tới thời điểm này, tỉnh đã thành lập được 9 khu công nghiệp và cụm công nghiệp như Kim Hoa, Khai Quang, Quang Minh, Lai Sơn, Xuân Hoà, Bình Xuyên, Tiền Phong, Tân Tiến, Hương Canh. 154 dự án trong và ngoài nước đầu tư trực tiếp đã được triển khai trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký 5.954 tỷ đồng và 378 triệu USD. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2003, tỉnh đã thu hút 20 dự án trong và ngoài nước đầu tư với tổng số vốn 1.200 tỷ đồng và 10 triệu USD. Trong đó, có 17 dự án có vốn trong nước và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh. Trong 17 dự án vốn trong nước, có 14 dự án sản xuất ô tô, xe máy, gia công kết cấu thép, sửa chữa các thiết bị thi công, sản xuất kính an toàn, kính ô tô, cơ khí chế tạo...Riêng 3 dự án du lịch, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước chiếm 800 tỷ đồng là các dự án khu vui chơi giải trí Trại Thị (thi công tại khu vực Đại Lải, huyện Mê Linh); sân golf và khu vui chơi liên hiệp Hà Nội. khu biệt thự nhà nghỉ cuối tuần Thanh Xuân, sân golf vui chơi giải trí du lịch Hà Nội cũng ở Đại Lải, huyện Mê Linh.
    3 dự án là Công ty TNHH Broad Bright Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh) 100% vốn Đài Loan; Liên doanh Việt Nam Anh- Quốc (huyện Mê Linh) sản xuất thẻ thông minh có vốn 2 triệu USD, trong đó Việt Nam góp vốn 51%; Công ty liên doanh Tân Đô Phát Trung Quốc - Việt Nam (tại xã miền núi Minh Quang, huyện Bình Xuyên) với vốn đầu tư 4 triệu USD, trong đó Việt Nam 51% hành nghề ươm cá giống và nuôi cá trình nước ngọt.


    [​IMG]
    Khu công nghiệp Khai Quang​

    Trong công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng đảm bảo quyền lợi cho dân cư bị ảnh hưởng với định hướng chung là làm cho đông đảo người dân sở tại có đời sống bằng hoặc cao hơn khi chưa có dự án đầu tư. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ ngân sách, xây dựng quỹ đất giúp các hộ tái định cư, ổn định cuộc sống. Ở những nơi có điều kiện, Tỉnh thực hiện chia lại quỹ đất canh tác để đảm bảo công bằng trong việc giảm diện tích canh tác và cùng được hưởng tiền đền bù. Tỉnh cũng đứng ra thu xếp với doanh nghiệp nhận lao động tại chỗ để giải quyết việc làm cho con em người dân địa phương.
    Ngoài những ưu đãi chung của nhà nước, Vĩnh Phúc còn đưa ra nhiều ưu đãi khác như giúp 100% kinh phí giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư ở vùng đồi núi.
    Tỉnh cũng kiên quyết thực hiện thông thoáng nhất các thủ tục hành chính trong khuôn khổ cho phép. Tỉnh coi khó khăn của doanh nghiệp là một nhiệm vụ mà địa phương cần tham gia tháo gỡ. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
    Tỉnh Vĩnh Phúc đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 316 triệu USD đầu tư trong và ngoài nước trong năm 2003. Trong đó, đầu tư trong nước dự kiến sẽ chiếm 233-266 triệu USD với 3-35 dự án và đầu tư nước ngoài ước tính đạt 45-50 triệu USD
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2010
    Quan điểm phát triển


    [​IMG]
    Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc​
    Chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững; tạo mối quan hệ gắn kết giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Xây dựng vùng nông thôn mới có nền nông nghiệp sinh thái bền vững, có công nghiệp và dịch vụ phát triển đa dạng, xã hội văn minh tiến bộ.
    Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực, tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, nhanh chóng tạo ra tích luỹ ban đầu cho tỉnh.
    Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế hợp pháp. Củng cố khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tính năng động và tự chủ của người lao động, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
    Ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm. Phát triển kinh tế- xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
    Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao mặt bằng dân trí toàn dân, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cán bộ quản lý, đào tạo công nhân kỹ thuật, thu hút thêm nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
    Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo cơ hội cho mọi người đều có việc làm và tăng thu nhập, ưu tiên đối với các gia đình chính sách. Thực hiện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc và miền núi, giảm dần khoảng cách giữa các vùng.
    Đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng toàn dân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
    Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
    Mục tiêu tổng thể
    Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn lực trong tỉnh kết hợp với gọi vốn đầu tư từ bên ngoài.
    Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
    Đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phát triển trung bình trong cả nước có cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ tiến bộ.
    Cải thiện cơ bản đời sống nhân dân.
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2010
    Quan điểm phát triển


    [​IMG]
    Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc​
    Chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững; tạo mối quan hệ gắn kết giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Xây dựng vùng nông thôn mới có nền nông nghiệp sinh thái bền vững, có công nghiệp và dịch vụ phát triển đa dạng, xã hội văn minh tiến bộ.
    Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực, tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, nhanh chóng tạo ra tích luỹ ban đầu cho tỉnh.
    Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế hợp pháp. Củng cố khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tính năng động và tự chủ của người lao động, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
    Ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm. Phát triển kinh tế- xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
    Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao mặt bằng dân trí toàn dân, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cán bộ quản lý, đào tạo công nhân kỹ thuật, thu hút thêm nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
    Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo cơ hội cho mọi người đều có việc làm và tăng thu nhập, ưu tiên đối với các gia đình chính sách. Thực hiện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc và miền núi, giảm dần khoảng cách giữa các vùng.
    Đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng toàn dân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
    Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
    Mục tiêu tổng thể
    Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn lực trong tỉnh kết hợp với gọi vốn đầu tư từ bên ngoài.
    Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
    Đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phát triển trung bình trong cả nước có cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ tiến bộ.
    Cải thiện cơ bản đời sống nhân dân.
  8. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Cho tôi mạn phép hỏi câu này, nếu bác nào thấy không được thì xóa đại đi nhé!
    Ở Vĩnh Phúc có công viên nước không ạ? Muốn "trò chuyện, tâm tình" cùng với sweatheart của mình thì nên đi chỗ nào? Đừng có bảo tôi phải dẫn GF của tôi vào rừng hay lên núi để bày tỏ tình cảm cùng lũ vượn hay heo rừng nhé!

  9. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Cho tôi mạn phép hỏi câu này, nếu bác nào thấy không được thì xóa đại đi nhé!
    Ở Vĩnh Phúc có công viên nước không ạ? Muốn "trò chuyện, tâm tình" cùng với sweatheart của mình thì nên đi chỗ nào? Đừng có bảo tôi phải dẫn GF của tôi vào rừng hay lên núi để bày tỏ tình cảm cùng lũ vượn hay heo rừng nhé!

  10. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Khai trương trung tâm xuất khẩu phụ tùng ôtô đầu tiên ở Việt Nam


    Ngày 1/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức khai trương Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ôtô đầu tiên ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,2 triệu USD.

    Với tổng diện tích 7.000m2, Trung tâm nhận đặt hàng từ các nhà sản xuất phụ tùng trong nước để tiến hành các công đoạn như kiểm tra, dán nhãn, đóng gói và xuất khẩu sang các nhà máy lắp ráp xe IMV - một loại xe mới của Toyota.
    Số lượng xuất khẩu của Trung tâm dự kiến đạt 1.065.000 chi tiết/năm với kim ngạch 20 triệu USD/năm. Ông Makoto Sasagawa, Tổng giám đốc TMV cho biết, bằng việc tạo ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các nhà cung cấp trong nước, dự án xuất khẩu của TMV mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng ôtô Việt Nam.
    Hiện nay, có 2 nhà cung cấp cho Trung tâm xuất khẩu là Denso Việt Nam và Harada Việt Nam với số lượng 11 linh kiện, trong đó 3 linh kiện từ Denso Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Toyota Nhật Bản chuyên sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô, thiết kế phụ tùng ôtô) và 8 linh kiện từ Harada Việt Nam (công ty sản xuất kinh doanh ăngten ôtô và phụ kiện)./.

Chia sẻ trang này