1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Khai trương trung tâm xuất khẩu phụ tùng ôtô đầu tiên ở Việt Nam


    Ngày 1/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức khai trương Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ôtô đầu tiên ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,2 triệu USD.

    Với tổng diện tích 7.000m2, Trung tâm nhận đặt hàng từ các nhà sản xuất phụ tùng trong nước để tiến hành các công đoạn như kiểm tra, dán nhãn, đóng gói và xuất khẩu sang các nhà máy lắp ráp xe IMV - một loại xe mới của Toyota.
    Số lượng xuất khẩu của Trung tâm dự kiến đạt 1.065.000 chi tiết/năm với kim ngạch 20 triệu USD/năm. Ông Makoto Sasagawa, Tổng giám đốc TMV cho biết, bằng việc tạo ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các nhà cung cấp trong nước, dự án xuất khẩu của TMV mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng ôtô Việt Nam.
    Hiện nay, có 2 nhà cung cấp cho Trung tâm xuất khẩu là Denso Việt Nam và Harada Việt Nam với số lượng 11 linh kiện, trong đó 3 linh kiện từ Denso Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Toyota Nhật Bản chuyên sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô, thiết kế phụ tùng ôtô) và 8 linh kiện từ Harada Việt Nam (công ty sản xuất kinh doanh ăngten ôtô và phụ kiện)./.

  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0

    Quả thực, hiện bây giờ chưa có công viên nước, nhưng đã có dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bao gồm cả hạng mục công viên nước, nơi được lựa chọn là khu đồi 79 mùa xuân tại Mê Linh, trên đỉnh đồi có bức tượng Bác bằng đồng đen, từ chân đồi lên đến đỉnh có 79 bậc, khung cảnh nơi đây cũng rất thơ mộng và yên tĩnh, đây sẽ là một trong nhưng khu vui chơi giả trí lớn nhất miền bắc.
  3. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0

    Quả thực, hiện bây giờ chưa có công viên nước, nhưng đã có dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bao gồm cả hạng mục công viên nước, nơi được lựa chọn là khu đồi 79 mùa xuân tại Mê Linh, trên đỉnh đồi có bức tượng Bác bằng đồng đen, từ chân đồi lên đến đỉnh có 79 bậc, khung cảnh nơi đây cũng rất thơ mộng và yên tĩnh, đây sẽ là một trong nhưng khu vui chơi giả trí lớn nhất miền bắc.
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Nhà thi đấu Vĩnh Phúc: nơi biểu diễn xiếc voi
    TTCN - Nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào thị xã Vĩnh Yên, nhà thi đấu (NTĐ) tỉnh Vĩnh Phúc, nơi diễn ra môn đá cầu ở SEA Games 22, trông khá đồ sộ, hiện đại. Công trình trị giá 53 tỉ đồng này có thời gian thi công kỷ lục: từ năm 1999 đến tháng 8-2003 mới hoàn thành. Sau vài ngày sôi động của SEA Games, từ đó tới nay NTĐ này đã ba lần được cho thuê để biểu diễn ca nhạc và... xiếc voi.
    Trở lại đây chúng tôi đã khá bất ngờ khi thấy mặt hồ nước trong khuôn viên NTĐ, với những vòi phun và hệ thống đèn chiếu sáng trang trí khá hiện đại, đóng váng và đầy những bọ gậy. Hình ảnh duy nhất cho biết có người tại đây là dây phơi la liệt quần áo phía cổng sau NTĐ!
    Bây giờ dường như người dân thị xã Vĩnh Yên đã quen với cảnh heo hắt của NTĐ Vĩnh Phúc. Chỉ hàng cau vua trồng xung quanh NTĐ, một người dân ở đây thốt lên: ?oTiền triệu mỗi cây nhưng héo rũ cả rồi!?. Những cây cau vua cao to còn xanh mướt hồi SEA Games 22 giờ tơi tả và xơ xác. Không chỉ có cau vua, những cây con trong khuôn viên NTĐ Vĩnh Phúc cũng chịu chung số phận, chứng tỏ thiếu được chăm sóc.
    Tại sao không để các đội tuyển thể thao của tỉnh vào tập luyện? Chúng tôi đã đặt câu hỏi đó với các HLV và có câu trả lời: không đội tuyển nào dám vào đây thuê để tập vì... quá đắt. Riêng tiền điện đã là 1,2 triệu đồng/giờ. Một cán bộ Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc tiết lộ: các đội bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ... dù rất muốn tập ở một nơi có đầy đủ điều kiện như NTĐ Vĩnh Phúc song cũng đành đi thuê chỗ khác: ?oĐến người nhà mà cũng đành chịu!?.
    Trong khi đó ông Nguyễn Hữu Kim, giám đốc Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc, cho biết: ?oSắp tới chúng tôi sẽ trình ủy ban một đề án sử dụng công trình này. Chúng tôi sẽ cho các đội tuyển kinh phí thuê địa điểm và đưa các đội tuyển này vào đây tập luyện, các đội tuyển sẽ trả tiền thuê địa điểm cho ban quản lý?.
    Có nghĩa là thay vì trực tiếp dùng ngân sách nhà nước để ?onuôi? đội quân chăm sóc bảo vệ NTĐ, Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc sẽ cấp tiền cho các đội tuyển để các đội trả tiền cho NTĐ dưới hình thức thuê địa điểm tập luyện. Cũng là một cách bỏ tiền từ túi phải qua túi trái!
    Để ?onuôi? một ban quản lý trên 10 người và ?ohâm nóng? NTĐ trị giá gần 53 tỉ đồng này, nó được cho thuê để tổ chức ca nhạc và cả biểu diễn... xiếc voi. Khi được hỏi liệu sức nặng của những chú voi có làm hỏng mặt sàn NTĐ, ông Nguyễn Hữu Kim cười: ?oChúng tôi dỡ thảm thi đấu Tafalex (nhập từ Pháp), thì với sàn gỗ Gago, voi nặng 2 tấn đứng một chân cũng chả sao!?. Ông Kim nói thêm: ?oSắp tới, chúng tôi còn cho kinh doanh cả cà phê giải khát, thậm chí cả tổ chức hội chợ triển lãm ở đây ấy chứ!?.
    Theo Tuổi trẻ
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Nhà thi đấu Vĩnh Phúc: nơi biểu diễn xiếc voi
    TTCN - Nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào thị xã Vĩnh Yên, nhà thi đấu (NTĐ) tỉnh Vĩnh Phúc, nơi diễn ra môn đá cầu ở SEA Games 22, trông khá đồ sộ, hiện đại. Công trình trị giá 53 tỉ đồng này có thời gian thi công kỷ lục: từ năm 1999 đến tháng 8-2003 mới hoàn thành. Sau vài ngày sôi động của SEA Games, từ đó tới nay NTĐ này đã ba lần được cho thuê để biểu diễn ca nhạc và... xiếc voi.
    Trở lại đây chúng tôi đã khá bất ngờ khi thấy mặt hồ nước trong khuôn viên NTĐ, với những vòi phun và hệ thống đèn chiếu sáng trang trí khá hiện đại, đóng váng và đầy những bọ gậy. Hình ảnh duy nhất cho biết có người tại đây là dây phơi la liệt quần áo phía cổng sau NTĐ!
    Bây giờ dường như người dân thị xã Vĩnh Yên đã quen với cảnh heo hắt của NTĐ Vĩnh Phúc. Chỉ hàng cau vua trồng xung quanh NTĐ, một người dân ở đây thốt lên: ?oTiền triệu mỗi cây nhưng héo rũ cả rồi!?. Những cây cau vua cao to còn xanh mướt hồi SEA Games 22 giờ tơi tả và xơ xác. Không chỉ có cau vua, những cây con trong khuôn viên NTĐ Vĩnh Phúc cũng chịu chung số phận, chứng tỏ thiếu được chăm sóc.
    Tại sao không để các đội tuyển thể thao của tỉnh vào tập luyện? Chúng tôi đã đặt câu hỏi đó với các HLV và có câu trả lời: không đội tuyển nào dám vào đây thuê để tập vì... quá đắt. Riêng tiền điện đã là 1,2 triệu đồng/giờ. Một cán bộ Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc tiết lộ: các đội bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ... dù rất muốn tập ở một nơi có đầy đủ điều kiện như NTĐ Vĩnh Phúc song cũng đành đi thuê chỗ khác: ?oĐến người nhà mà cũng đành chịu!?.
    Trong khi đó ông Nguyễn Hữu Kim, giám đốc Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc, cho biết: ?oSắp tới chúng tôi sẽ trình ủy ban một đề án sử dụng công trình này. Chúng tôi sẽ cho các đội tuyển kinh phí thuê địa điểm và đưa các đội tuyển này vào đây tập luyện, các đội tuyển sẽ trả tiền thuê địa điểm cho ban quản lý?.
    Có nghĩa là thay vì trực tiếp dùng ngân sách nhà nước để ?onuôi? đội quân chăm sóc bảo vệ NTĐ, Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phúc sẽ cấp tiền cho các đội tuyển để các đội trả tiền cho NTĐ dưới hình thức thuê địa điểm tập luyện. Cũng là một cách bỏ tiền từ túi phải qua túi trái!
    Để ?onuôi? một ban quản lý trên 10 người và ?ohâm nóng? NTĐ trị giá gần 53 tỉ đồng này, nó được cho thuê để tổ chức ca nhạc và cả biểu diễn... xiếc voi. Khi được hỏi liệu sức nặng của những chú voi có làm hỏng mặt sàn NTĐ, ông Nguyễn Hữu Kim cười: ?oChúng tôi dỡ thảm thi đấu Tafalex (nhập từ Pháp), thì với sàn gỗ Gago, voi nặng 2 tấn đứng một chân cũng chả sao!?. Ông Kim nói thêm: ?oSắp tới, chúng tôi còn cho kinh doanh cả cà phê giải khát, thậm chí cả tổ chức hội chợ triển lãm ở đây ấy chứ!?.
    Theo Tuổi trẻ
  6. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Người lương y nhân đức​
    Bằng phương pháp bấm huyệt kết hợp với đông y, dưới bàn tay chữa trị của ông, không biết bao nhiêu trẻ em đã bi bô biết gọi cha, gọi mẹ, chập chững những bước đi đầu đời. Lương y Kim Văn Ty (thôn Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã đem lại hy vọng cho các trẻ em bị bại não và gia đình của họ.
    Chủ nhật, mới 6h sáng, nhà ông đã chật kín người đến khám bệnh. Ông đành vừa trao đổi vừa chữa trị cho các cháu. Bệnh bại não chủ yếu xảy ra ở trẻ em do hậu quả của việc sinh thiếu tháng hoặc do trong quá trình mang thai, sản phụ phải làm việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất? Biểu hiện thường thấy là các cháu ngủ hay vắt chéo chân. Trẻ em bị bệnh này thường bị câm, điếc, chân tay co quắp, không tự cử động, nhận thức chậm phát triển. Khi lớn lên không có khả năng lao động, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. "Biết vậy nhưng việc chữa trị không phải là chuyện dễ, đòi hỏi sự kiên trì của gia đình và bản thân người bệnh", lương y cho biết.
    Bệnh bại não có hai dạng, thể mềm và thể co cứng, thể mềm nguyên nhân phần lớn do thiếu oxy não, teo não. Thể cứng chủ yếu do chấn thương hoặc can thiệp của sản khoa, viêm não cấp, sinh thiếu tháng. Thể co cứng gây tê liệt thần kinh nên chữa rất lâu. Xác định được, mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Như cháu Trần Thục Lâm đang chữa trị, gia đình từ Hà Nội, phải thuê nhà vì thời gian phục hồi khả năng nói và đi đứng của cháu phải mất khoảng 4 năm. Đây là trường hợp bại não thể co cứng, chữa được tay phải sẽ liệt tay trái và ngược lại, cứ luân chuyển trong suốt quá trình chữa bệnh. Nghe xong chuẩn đoán, ông nội Trần Quang Tiến mừng chảy nước mắt "Có bệnh thì vái tứ phương, nghe được lương y nói có khả năng chữa trị cho cháu thì dù 4 năm hay 10 năm tôi cũng theo".
    Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thủy cũng vừa từ Hải Dương lên đây được gần nửa tháng. Tai họa ập xuống đôi vợ chồng trẻ khi đứa con đầu lòng, cháu Nguyễn Xuân Hữu, mới sinh ra đã phải thở ôxy, sau 8 tháng vẫn chưa biết lẫy, biết bò. Anh đang ru cháu ngủ vì chờ từ lúc 7h sáng mà chưa đến lượt do bệnh nhân quá đông. Hai vợ chồng anh bỏ cả công việc làm ăn, mong chữa trị cho con. "Tôi đang làm cho một công ty nội thất dưới Hải Phòng đành phải nghỉ việc, hy vọng cháu phần nào khỏi bệnh để tự lo cho bản thân về sau này", anh Thủy buồn bã nói.
    Gắn bó với ngành y từ năm 1954, ông vừa tiếp nối truyền thống của gia đình vừa học hỏi kinh nghiệm trong sách vở và các đồng nghiệp. Gần 50 năm chữa bệnh cứu người, nhưng ông không lấy tiền của một ai. Ông còn là thành viên sáng lập Hội chữ thập đỏ của xã và hằng tháng đều có lịch khám bệnh miễn phí cho mọi người. Ông thấy vui đối với mỗi ca khỏi bệnh, thấy buồn và trăn trở với những ca khó. Năm 1976, ông bắt đầu chữa bại não cho những bệnh nhân đầu tiên, có 6 người bị liệt, 4 người kiên trì để ông chữa thì nay hai người đã đi bộ đội còn hai người nữ đã có chồng con và hoàn toàn khỏe mạnh. "Lúc đó là tôi vui nhất", ông Ty nói.
    Kỷ niệm khiến ông nhớ mãi là một trường hợp ngay huyện bên, gia đình sinh được 3 người con thì 2 người chết sớm, một cháu bị bại não. Nhà nghèo, gia đình không còn hy vọng gì. Ông nhận chạy chữa không công, hằng ngày đạp xe đến bấm huyệt cho cháu trong mối nghi ngờ của mọi người. Đến một ngày, ông dẫn một đoàn khách quốc tế về thăm và giới thiệu phương pháp chữa trị mới, gia đình phát hoảng khi cháu bé cầm dao đi về phía đoàn người. Ông bảo hãy bình tĩnh. Cháu bé cắt bông hoa duy nhất trong vườn nhà tặng cho đoàn trong sự ngỡ ngàng, hạnh phúc của mọi người. "Đây là trường hợp khó, tôi chữa trị khi cháu 5 tuổi, sau 2 năm mới có chuyển biến. Nay cháu học lớp 9 và hoàn toàn bình thường, vẫn thường sang thăm tôi đấy", ông Ty nhớ lại.
    Khuôn mặt của người lương y già chùng xuống khi nhắc đến những trường hợp không chữa khỏi. Có gia đình từ Đăk Lăk ra tận nhà mong ông chữa trị, nhưng ông đành bó tay sau một thời gian. Cách đây không lâu, một gia đình có hoàn cảnh rất thương tâm mang người con trai duy nhất của họ đến nhờ. Cháu này bị mù, câm, điếc do hồi nhỏ ăn một quả vải bị tắc hạt, khi lấy ra được thì để lại di chứng. Họ chạy chữa khắp nơi suốt 10 năm qua, nhưng không có kết quả. "Khi khám cho cháu, tôi thấy rất khó, từ chối thì không nỡ mà chữa thì?", ông Ty thoáng buồn.
    Hơn 70 tuổi, ông vẫn chưa một ngày nghỉ ngơi bởi hằng ngày có hơn 30 bệnh nhân đang chờ đợi và hy vọng. Ông luôn tâm niệm câu kinh Phật: "Cứu một người phúc đẳng hà sa".
  7. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Người lương y nhân đức​
    Bằng phương pháp bấm huyệt kết hợp với đông y, dưới bàn tay chữa trị của ông, không biết bao nhiêu trẻ em đã bi bô biết gọi cha, gọi mẹ, chập chững những bước đi đầu đời. Lương y Kim Văn Ty (thôn Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã đem lại hy vọng cho các trẻ em bị bại não và gia đình của họ.
    Chủ nhật, mới 6h sáng, nhà ông đã chật kín người đến khám bệnh. Ông đành vừa trao đổi vừa chữa trị cho các cháu. Bệnh bại não chủ yếu xảy ra ở trẻ em do hậu quả của việc sinh thiếu tháng hoặc do trong quá trình mang thai, sản phụ phải làm việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất? Biểu hiện thường thấy là các cháu ngủ hay vắt chéo chân. Trẻ em bị bệnh này thường bị câm, điếc, chân tay co quắp, không tự cử động, nhận thức chậm phát triển. Khi lớn lên không có khả năng lao động, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. "Biết vậy nhưng việc chữa trị không phải là chuyện dễ, đòi hỏi sự kiên trì của gia đình và bản thân người bệnh", lương y cho biết.
    Bệnh bại não có hai dạng, thể mềm và thể co cứng, thể mềm nguyên nhân phần lớn do thiếu oxy não, teo não. Thể cứng chủ yếu do chấn thương hoặc can thiệp của sản khoa, viêm não cấp, sinh thiếu tháng. Thể co cứng gây tê liệt thần kinh nên chữa rất lâu. Xác định được, mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Như cháu Trần Thục Lâm đang chữa trị, gia đình từ Hà Nội, phải thuê nhà vì thời gian phục hồi khả năng nói và đi đứng của cháu phải mất khoảng 4 năm. Đây là trường hợp bại não thể co cứng, chữa được tay phải sẽ liệt tay trái và ngược lại, cứ luân chuyển trong suốt quá trình chữa bệnh. Nghe xong chuẩn đoán, ông nội Trần Quang Tiến mừng chảy nước mắt "Có bệnh thì vái tứ phương, nghe được lương y nói có khả năng chữa trị cho cháu thì dù 4 năm hay 10 năm tôi cũng theo".
    Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thủy cũng vừa từ Hải Dương lên đây được gần nửa tháng. Tai họa ập xuống đôi vợ chồng trẻ khi đứa con đầu lòng, cháu Nguyễn Xuân Hữu, mới sinh ra đã phải thở ôxy, sau 8 tháng vẫn chưa biết lẫy, biết bò. Anh đang ru cháu ngủ vì chờ từ lúc 7h sáng mà chưa đến lượt do bệnh nhân quá đông. Hai vợ chồng anh bỏ cả công việc làm ăn, mong chữa trị cho con. "Tôi đang làm cho một công ty nội thất dưới Hải Phòng đành phải nghỉ việc, hy vọng cháu phần nào khỏi bệnh để tự lo cho bản thân về sau này", anh Thủy buồn bã nói.
    Gắn bó với ngành y từ năm 1954, ông vừa tiếp nối truyền thống của gia đình vừa học hỏi kinh nghiệm trong sách vở và các đồng nghiệp. Gần 50 năm chữa bệnh cứu người, nhưng ông không lấy tiền của một ai. Ông còn là thành viên sáng lập Hội chữ thập đỏ của xã và hằng tháng đều có lịch khám bệnh miễn phí cho mọi người. Ông thấy vui đối với mỗi ca khỏi bệnh, thấy buồn và trăn trở với những ca khó. Năm 1976, ông bắt đầu chữa bại não cho những bệnh nhân đầu tiên, có 6 người bị liệt, 4 người kiên trì để ông chữa thì nay hai người đã đi bộ đội còn hai người nữ đã có chồng con và hoàn toàn khỏe mạnh. "Lúc đó là tôi vui nhất", ông Ty nói.
    Kỷ niệm khiến ông nhớ mãi là một trường hợp ngay huyện bên, gia đình sinh được 3 người con thì 2 người chết sớm, một cháu bị bại não. Nhà nghèo, gia đình không còn hy vọng gì. Ông nhận chạy chữa không công, hằng ngày đạp xe đến bấm huyệt cho cháu trong mối nghi ngờ của mọi người. Đến một ngày, ông dẫn một đoàn khách quốc tế về thăm và giới thiệu phương pháp chữa trị mới, gia đình phát hoảng khi cháu bé cầm dao đi về phía đoàn người. Ông bảo hãy bình tĩnh. Cháu bé cắt bông hoa duy nhất trong vườn nhà tặng cho đoàn trong sự ngỡ ngàng, hạnh phúc của mọi người. "Đây là trường hợp khó, tôi chữa trị khi cháu 5 tuổi, sau 2 năm mới có chuyển biến. Nay cháu học lớp 9 và hoàn toàn bình thường, vẫn thường sang thăm tôi đấy", ông Ty nhớ lại.
    Khuôn mặt của người lương y già chùng xuống khi nhắc đến những trường hợp không chữa khỏi. Có gia đình từ Đăk Lăk ra tận nhà mong ông chữa trị, nhưng ông đành bó tay sau một thời gian. Cách đây không lâu, một gia đình có hoàn cảnh rất thương tâm mang người con trai duy nhất của họ đến nhờ. Cháu này bị mù, câm, điếc do hồi nhỏ ăn một quả vải bị tắc hạt, khi lấy ra được thì để lại di chứng. Họ chạy chữa khắp nơi suốt 10 năm qua, nhưng không có kết quả. "Khi khám cho cháu, tôi thấy rất khó, từ chối thì không nỡ mà chữa thì?", ông Ty thoáng buồn.
    Hơn 70 tuổi, ông vẫn chưa một ngày nghỉ ngơi bởi hằng ngày có hơn 30 bệnh nhân đang chờ đợi và hy vọng. Ông luôn tâm niệm câu kinh Phật: "Cứu một người phúc đẳng hà sa".
  8. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh được sản xuất, lắp ráp ôtô ​

    Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 436/CP-CN cho phép một số doanh nghiệp được sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.
    Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh và ý kiến của các bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 436/CP-CN cho phép các doanh nghiệp: Cty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải (tỉnh Quảng Nam); Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên (tỉnh Vĩnh Phúc); Cty Cơ khí ô tô Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) được sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.
    Theo đó, Bộ Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc và TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các chủ đầu tư tiếp thu ý kiến các bộ, ngành hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án trên, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phù hợp với quy hoạch chiến lược Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh được sản xuất, lắp ráp ôtô ​

    Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 436/CP-CN cho phép một số doanh nghiệp được sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.
    Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh và ý kiến của các bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 436/CP-CN cho phép các doanh nghiệp: Cty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải (tỉnh Quảng Nam); Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên (tỉnh Vĩnh Phúc); Cty Cơ khí ô tô Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) được sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.
    Theo đó, Bộ Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc và TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các chủ đầu tư tiếp thu ý kiến các bộ, ngành hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án trên, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phù hợp với quy hoạch chiến lược Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.
  10. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    GẶP MẶT LÃNH ĐẠO BỘ VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY TRỰC THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP
    Ngày 6-7-2004, tại UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh ta đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp do đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp dẫn đầu.
    Đón tiếp đoàn, về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Trường Kỳ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Tô Quang Thu, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở: Công nghiệp, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp & PTNT; Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư, lãnh đạo thị xã Vĩnh Yên và huyện Mê Linh.
    Đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp đã dành thời gian thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát tình hình KT - XH của tỉnh và quá trình phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây và chiến lược quy hoạch và phát triển công nghiệp đến 2010 và 2020.
    Các đồng chí: Nguyễn Văn Tam, Giám đốc Sở Công nghiệp; Tạ Trung Tính, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trình bày các quan điểm, chiến lược phát triển công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh để xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước 2020.
    Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đánh giá cao tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, do tỉnh sớm có chủ trương về phát triển công nghiệp. Đồng thời có cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn, đã khuyến khích nhiều nhà doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa ba lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích người lao động (giải quyết việc làm, có chính sách hỗ trợ cho nông dân phải thu hồi đất cho phát triển công nghiệp). Từ những phân tích về lợi thế của Vĩnh Phúc, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp khẳng định tỉnh ta có thể trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2015. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đề nghị các Tổng Công ty cùng với các Hiệp hội tiếp tục lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp và hoạt động hiệu quả tại tỉnh Vĩnh Phúc.
    Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Tổng công ty Máy động lực và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Điện, Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty Điện tử, tin học... đã có nhiều ý kiến tham luận. Hầu hết các nhà doanh nghiệp đều có chung một nhận xét, tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp. Đặc biệt có sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các ngành chức năng của tỉnh. Song, các doanh nghiệp cũng mong muốn tỉnh sớm đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp, mạng lưới giao thông và chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, tin học, lao động công nghiệp trình độ cao.
    Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp đối với tỉnh. Đồng chí mong muốn các nhà doanh nghiệp, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng và sự hiểu biết về tỉnh tiếp tục đầu tư và cùng tỉnh giải quyết tốt lợi ích của người lao động, đặc biệt đối với nông dân phải thu hồi đất cho phát triển công nghiệp để tỉnh có nền công nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Đồng chí cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Công nghiệp giúp tỉnh xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đến năm 2010 và đến 2015; giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...​
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 07:35 ngày 10/07/2004

Chia sẻ trang này