1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    GẶP MẶT LÃNH ĐẠO BỘ VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY TRỰC THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP
    Ngày 6-7-2004, tại UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh ta đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp do đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp dẫn đầu.
    Đón tiếp đoàn, về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Trường Kỳ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Tô Quang Thu, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở: Công nghiệp, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp & PTNT; Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư, lãnh đạo thị xã Vĩnh Yên và huyện Mê Linh.
    Đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp đã dành thời gian thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát tình hình KT - XH của tỉnh và quá trình phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây và chiến lược quy hoạch và phát triển công nghiệp đến 2010 và 2020.
    Các đồng chí: Nguyễn Văn Tam, Giám đốc Sở Công nghiệp; Tạ Trung Tính, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trình bày các quan điểm, chiến lược phát triển công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh để xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước 2020.
    Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đánh giá cao tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, do tỉnh sớm có chủ trương về phát triển công nghiệp. Đồng thời có cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn, đã khuyến khích nhiều nhà doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa ba lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích người lao động (giải quyết việc làm, có chính sách hỗ trợ cho nông dân phải thu hồi đất cho phát triển công nghiệp). Từ những phân tích về lợi thế của Vĩnh Phúc, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp khẳng định tỉnh ta có thể trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2015. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đề nghị các Tổng Công ty cùng với các Hiệp hội tiếp tục lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp và hoạt động hiệu quả tại tỉnh Vĩnh Phúc.
    Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Tổng công ty Máy động lực và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Điện, Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty Điện tử, tin học... đã có nhiều ý kiến tham luận. Hầu hết các nhà doanh nghiệp đều có chung một nhận xét, tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp. Đặc biệt có sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các ngành chức năng của tỉnh. Song, các doanh nghiệp cũng mong muốn tỉnh sớm đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp, mạng lưới giao thông và chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, tin học, lao động công nghiệp trình độ cao.
    Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp đối với tỉnh. Đồng chí mong muốn các nhà doanh nghiệp, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng và sự hiểu biết về tỉnh tiếp tục đầu tư và cùng tỉnh giải quyết tốt lợi ích của người lao động, đặc biệt đối với nông dân phải thu hồi đất cho phát triển công nghiệp để tỉnh có nền công nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Đồng chí cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Công nghiệp giúp tỉnh xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đến năm 2010 và đến 2015; giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...​
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 07:35 ngày 10/07/2004
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
    "Ai đến đầu tư là công dân Vĩnh Phúc"​
    Nằm kề bên thủ đô Hà Nội, cũng chịu áp lực của những cơn sốt đất, nhưng chuyện giải toả đất đai mở khu công nghiệp (CN) ở Vĩnh Phúc (VP) lại êm ả thuận chiều, đưa địa phương thành nơi thu hút đầu tư hàng đầu của các tỉnh phía bắc. Ngày 6.7, Bộ Công nghiệp đã tổ chức cuộc gặp giữa các DN thuộc bộ với lãnh đạo tỉnh VP để... học tập kinh nghiệm.
    Vĩnh Phúc hiện đã có 7 khu CN với diện tích khoảng 1.600ha và 6 cụm CN diện tích khoảng 500ha. Toàn tỉnh đã thu hút được 260 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng, gần 70 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư gần 600 triệu USD, tạo việc làm cho 21.000 người... VP đang tiếp tục quy hoạch xây dựng 8 khu CN, 6 cụm CN và 27 cụm CN làng nghề - tiểu thủ CN với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 2.400ha để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển CN sắp tới.
    Giám đốc Sở Công nghiệp VP Phạm Văn Tam cho biết: Bên cạnh việc ban hành những ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào tỉnh như: áp dụng giá thuê đất thấp; miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh; hỗ trợ xây dựng hạ tầng; giảm thiểu các thủ tục hành chính... thành công của VP chính là thái độ tôn trọng tối đa các nhà đầu tư.
    "Chúng tôi coi việc DN đến đầu tư như việc của chính mình. VP không chỉ mời gọi đầu tư bằng chính sách ưu đãi, mà còn hỗ trợ DN từ quá trình hoạt động cho đến khi ra sản phẩm, cùng DN tháo gỡ khó khăn vướng mắc về chính sách để nhà đầu tư yên tâm làm ăn". Ông Tam khẳng định.
    Về đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu CN - vấn đề "nan y" mà nhiều địa phương khác luôn va vấp - thì ở VP lại trở nên suôn sẻ. Tỉnh coi việc di dời giải toả lấy mặt bằng cho các dự án đầu tư là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
    Để yên lòng dân trong những khu vực thu hồi đất, ngoài chính sách đền bù chung theo quy định của Nhà nước, Tỉnh còn cấp đất dịch vụ bên cạnh khu công nghiệp cho những người có đất bị thu hồi, tạo cho dân có cơ hội kinh doanh buôn bán phục vụ khu công nghiệp, giúp dân có cuộc sống ổn định lâu dài.
    Tại buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi luôn luôn nhắc: "Ai đến đầu tư ở VP cũng đều là công dân của VP".
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 10/07/2004
  3. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
    "Ai đến đầu tư là công dân Vĩnh Phúc"​
    Nằm kề bên thủ đô Hà Nội, cũng chịu áp lực của những cơn sốt đất, nhưng chuyện giải toả đất đai mở khu công nghiệp (CN) ở Vĩnh Phúc (VP) lại êm ả thuận chiều, đưa địa phương thành nơi thu hút đầu tư hàng đầu của các tỉnh phía bắc. Ngày 6.7, Bộ Công nghiệp đã tổ chức cuộc gặp giữa các DN thuộc bộ với lãnh đạo tỉnh VP để... học tập kinh nghiệm.
    Vĩnh Phúc hiện đã có 7 khu CN với diện tích khoảng 1.600ha và 6 cụm CN diện tích khoảng 500ha. Toàn tỉnh đã thu hút được 260 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng, gần 70 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư gần 600 triệu USD, tạo việc làm cho 21.000 người... VP đang tiếp tục quy hoạch xây dựng 8 khu CN, 6 cụm CN và 27 cụm CN làng nghề - tiểu thủ CN với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 2.400ha để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển CN sắp tới.
    Giám đốc Sở Công nghiệp VP Phạm Văn Tam cho biết: Bên cạnh việc ban hành những ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào tỉnh như: áp dụng giá thuê đất thấp; miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh; hỗ trợ xây dựng hạ tầng; giảm thiểu các thủ tục hành chính... thành công của VP chính là thái độ tôn trọng tối đa các nhà đầu tư.
    "Chúng tôi coi việc DN đến đầu tư như việc của chính mình. VP không chỉ mời gọi đầu tư bằng chính sách ưu đãi, mà còn hỗ trợ DN từ quá trình hoạt động cho đến khi ra sản phẩm, cùng DN tháo gỡ khó khăn vướng mắc về chính sách để nhà đầu tư yên tâm làm ăn". Ông Tam khẳng định.
    Về đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu CN - vấn đề "nan y" mà nhiều địa phương khác luôn va vấp - thì ở VP lại trở nên suôn sẻ. Tỉnh coi việc di dời giải toả lấy mặt bằng cho các dự án đầu tư là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
    Để yên lòng dân trong những khu vực thu hồi đất, ngoài chính sách đền bù chung theo quy định của Nhà nước, Tỉnh còn cấp đất dịch vụ bên cạnh khu công nghiệp cho những người có đất bị thu hồi, tạo cho dân có cơ hội kinh doanh buôn bán phục vụ khu công nghiệp, giúp dân có cuộc sống ổn định lâu dài.
    Tại buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi luôn luôn nhắc: "Ai đến đầu tư ở VP cũng đều là công dân của VP".
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 10/07/2004
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thu hút thêm 77 dự án đầu tư ​
    6 tháng đầu năm 2004, tỉnh ta đã thu hút thêm 77 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 121,6 triệu USD; 61 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 2.799,21 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: Vui chơi giải trí; du lịch; chế tạo vật liệu thép, linh kiện, phụ tùng ô tô; chế biến thức ăn gia súc, tinh bột sắn, thuỷ sản... Chất lượng các dự án ngày càng cao, tập trung vào các lĩnh vực có công nghệ cao. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào cụm công nghiệp Quang Minh (Mê Linh), Khai Quang (Vĩnh Yên), Bình Xuyên.
    Như vậy, đến nay tỉnh ta đã thu hút được 321 dự án đầu tư, trong đó có 60 dự án FDI và 261 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 555, 542 triệu USD và 13.419,09 tỷ đồng.
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thu hút thêm 77 dự án đầu tư ​
    6 tháng đầu năm 2004, tỉnh ta đã thu hút thêm 77 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 121,6 triệu USD; 61 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 2.799,21 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: Vui chơi giải trí; du lịch; chế tạo vật liệu thép, linh kiện, phụ tùng ô tô; chế biến thức ăn gia súc, tinh bột sắn, thuỷ sản... Chất lượng các dự án ngày càng cao, tập trung vào các lĩnh vực có công nghệ cao. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào cụm công nghiệp Quang Minh (Mê Linh), Khai Quang (Vĩnh Yên), Bình Xuyên.
    Như vậy, đến nay tỉnh ta đã thu hút được 321 dự án đầu tư, trong đó có 60 dự án FDI và 261 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 555, 542 triệu USD và 13.419,09 tỷ đồng.
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Tại làng Tề Lỗ (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), hàng chục nông dân nhẹ nhàng ôm cả bao tải tiền về thủ đô tậu những con xe "chấm" đời mới. Ngôi làng chật hẹp mà đón hơn một trăm con xe hơi đủ dòng, đủ mác giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng...
    Chiếm Camry 2.4G đen bóng trị giá gần 600 triệu đồng lướt dọc con đường đá dăm tung bụi đỏ, đâm tụt vào sát bên đường làng. Từ trong xe một nông dân áo bỏ ngoài quần, chân tay rám nắng bước ra. Đó là Đào Đình Thắng, 32 tuổi. Vợ Thắng kể: "Nhà em đâu được học hành tử tế. Bỏ dở lớp 10 đi chăn vịt, rồi ngang dọc buôn lông gà lông vịt, sắt thép phế liệu (đồng nát)... nhưng rồi nhờ "ăn lộc" của làng chúng em chuyển sang "mổ" xe mới cóp được tiền mua xe như bây giờ".
    "Mổ" "hoặc "thịt" xe tức là buôn ôtô cũ, máy xúc, máy ủi hư, tàu thuyền đắm... ở khắp nơi đưa về làng tháo tung ra rồi sang lọc, tỉa tót, mông má lại những bộ phận còn "khả thi" để bán. Làng Tề Lỗ có trên 200 hộ biết ngón ấy và từ những cỗ máy phế thải này họ đã trở thành tỷ phú.
    "Trước khi tậu con xe, tôi "vứt bỏ" hơn năm năm lang thang nhảy tàu bắt xe đi khắp miền Bắc săn lùng hàng (xe hư) rất khổ cực. "Mổ" xe luôn phải mở cuộc chạy đua gấp rút, khốc liệt với hàng trăm người khác mới kiếm được hàng, nhưng không có phương tiện nhiều khi đành chịu... chết đứng", Thắng giãi bày. Lúc đó Thắng chỉ dám xài... xe thuê của những đại gia khác trong làng. Đất làm ăn của dân "mổ" xe không ngừng bành trướng, và để "xăm" được nhiều nguồn hàng Thắng phải "phi" vào tận Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, TP HCM... Mỗi lần đi lại tốn 5-7 triệu, "đau như cắt ruột, mà xe thuê toàn loại rẻ tiền, rẻ mã, không an toàn".
    Tháng 10/2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội. Thắng khoe: "Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng, nhưng tôi phải chơi hẳn dòng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung bình mỗi ngày 500-600 cây số mà vẫn khoẻ".
    7-8 năm trước, máy di động là biểu tượng những nông dân Tề Lỗ kiểu mới, tạo nên hiệu quả giao dịch tức thời. Nhưng hiện nay người ngồi xe hơi máy lạnh, tắm nhạc "hifi" bao giờ giao dịch cũng "vào cầu" hơn người đội nắng mưa. Và Thắng không phải là người đầu tiên ở Tề Lỗ biết xài xe hởi bởi trước anh đã có cả tá xe hơi được đưa về làng, nhưng anh là người tiên phong dám chơi xe "sành điệu". Để chơi trội hơn người khác, vợ chồng anh còn thuê hẳn một lái xe riêng, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng bao cả ăn trưa. Dòng xe, đời xe đã liệt vợ chồng Thắng vào danh sách những chủ nhân đẳng cấp trong làng, đó là biểu tượng của sự ăn nên làm ra, dám làm, dám chơi.
    Sau con xe Camry 2.4G của Thắng, từ cuối tháng 2, khi thị trường xe hơi bắt đầu chựng giá thì hàng chục con xe khác cùng liên tiếp được rước về làng Tề Lỗ. Tất cả những chủ xe hơi hảo hạng đều "bào chữa" họ mua xe vì cấp thiết chuyện làm ăn giao dịch, có xe ngon mới bắt được nhiều mối hàng, lời nói mới có trọng lượng, nhưng thực chất một cuộc đua chơi xe ngầm nổ ra giữa các nông dân tỷ phủ nơi đây.
    Anh Đào Đình Tú, Đào Mạnh Lân, Nguyễn Ngọc Mạnh, Đào Văn Toàn... đều là chủ nhân những con xe đang được xếp hạng quý tộc trên thị trường. Anh Lân cho biết hầu như tuần nào danh sách xe hơi sành điệu của Tề Lỗ cũng được điền thêm một con mới. Bây giờ khắp làng đâu cũng râm ran chuyện xe hơi. Người ta ganh nhau từng cái "chấm". Những "phe", "hội" chủ nhân cũng bắt đầu được thành lập theo đời xe, dòng xe. Chủ nào cũng thích mình vô địch cho nên đã mua sau phải chơi vượt người trước cả mác xe và mức tiền.
    Anh Đào Đình Tú rất "kiêu" với con Camry 3.0V6 (57.000 USD) mới mua hồi tháng 4. Anh bảo: "Con này hơn hẳn con 2.4 về khoản vành đúc hợp kim". Tú mê xe hơn mọi cám dỗ trên đời bởi đó là món hiện vật đã được phù phép từ giấc mơ dài của anh, và khi quyết định tậu xe anh nghĩ "phải vượt qua mấy thằng em". Lúc nào xe của Tú cũng sạch trơn, ngoài anh ra không ai được sờ vô lăng. Thế mà con xe của anh cùng một con Camry 3.0V của anh Nguyễn Đình Tuấn, một chủ nhân ở đầu cầu Giã Bàng, chỉ đứng top được một tháng đã bị ******rcedes E200K Classic (83.900 USD) của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đẩy xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng.
    Chỉ bốn tháng nay Tề Lỗ đã tậu thêm gần 20 xe hơi ngoại hạng. Ông Đào Đình Chiêm, Phó chủ tịch UBND xã khẳng định như đinh đóng cột: "Tề Lỗ bây giờ có trên 120 xe hơi các loại, từ tầm 150-200 triệu đồng đến trên 1 tỷ, trong đó riêng dòng xe "sành điệu" (500 triệu đồng trở lên) khoảng 40 con".
    Buổi trưa, dạo ngang qua làng Tề Lỗ nhìn cả dãy xe hơi đậu lù lù trong các garage cữ ngỡ đây là trung tâm trưng bày, giới thiệu xe hơi các loại. Chỉ một đoạn đường làng 200 m của khu 2 thuộc thôn Giã Bàng đã có tới 15 hộ có xe hơi toàn dòng Coroll Altis 1.8, Camry 2.4, Mazda 6... Những cái tên chủ xe gắn với đời xe, mác xe cứ vang lên đầy kiêu hãnh Chính Thuỷ Mazda 6, Lan - Khích Camry 2.4G... Anh Tú bảo: "Tề Lỗ có 5 thôn, bây giờ thôn nào cũng có xe hơi. Thôn Trung Hậu trông bề ngoài toàn nhà cấp 4 chứ không được "mã" phố phường như dọc trục làng nhưng cả chục Camry 2.4 đến 3.0 cất lù lù trong sân".
    Theo vnexpress
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Tại làng Tề Lỗ (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), hàng chục nông dân nhẹ nhàng ôm cả bao tải tiền về thủ đô tậu những con xe "chấm" đời mới. Ngôi làng chật hẹp mà đón hơn một trăm con xe hơi đủ dòng, đủ mác giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng...
    Chiếm Camry 2.4G đen bóng trị giá gần 600 triệu đồng lướt dọc con đường đá dăm tung bụi đỏ, đâm tụt vào sát bên đường làng. Từ trong xe một nông dân áo bỏ ngoài quần, chân tay rám nắng bước ra. Đó là Đào Đình Thắng, 32 tuổi. Vợ Thắng kể: "Nhà em đâu được học hành tử tế. Bỏ dở lớp 10 đi chăn vịt, rồi ngang dọc buôn lông gà lông vịt, sắt thép phế liệu (đồng nát)... nhưng rồi nhờ "ăn lộc" của làng chúng em chuyển sang "mổ" xe mới cóp được tiền mua xe như bây giờ".
    "Mổ" "hoặc "thịt" xe tức là buôn ôtô cũ, máy xúc, máy ủi hư, tàu thuyền đắm... ở khắp nơi đưa về làng tháo tung ra rồi sang lọc, tỉa tót, mông má lại những bộ phận còn "khả thi" để bán. Làng Tề Lỗ có trên 200 hộ biết ngón ấy và từ những cỗ máy phế thải này họ đã trở thành tỷ phú.
    "Trước khi tậu con xe, tôi "vứt bỏ" hơn năm năm lang thang nhảy tàu bắt xe đi khắp miền Bắc săn lùng hàng (xe hư) rất khổ cực. "Mổ" xe luôn phải mở cuộc chạy đua gấp rút, khốc liệt với hàng trăm người khác mới kiếm được hàng, nhưng không có phương tiện nhiều khi đành chịu... chết đứng", Thắng giãi bày. Lúc đó Thắng chỉ dám xài... xe thuê của những đại gia khác trong làng. Đất làm ăn của dân "mổ" xe không ngừng bành trướng, và để "xăm" được nhiều nguồn hàng Thắng phải "phi" vào tận Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, TP HCM... Mỗi lần đi lại tốn 5-7 triệu, "đau như cắt ruột, mà xe thuê toàn loại rẻ tiền, rẻ mã, không an toàn".
    Tháng 10/2003, quá bí bách chuyện làm ăn và cũng để tiện... chơi sang, vợ chồng Thắng dốc két sắt mang cả bao tải tiền xuôi Hà Nội tậu hẳn con Camry 2.4G cho trội. Thắng khoe: "Nhiều người làng tôi chỉ dám chơi Lanos, Corolla cũ 200-300 triệu đồng, nhưng tôi phải chơi hẳn dòng Camry cho nhàn (có trợ lực lái, vôlăng gật gù) và đảm bảo độ an toàn. 600 triệu đồng, bằng cả căn hộ khu đô thị mới ở Hà Nội chứ ít đâu, nhưng nhờ chịu chơi nên công việc giao dịch rất trọng lượng. Ngày nào cũng chạy tít mù, trung bình mỗi ngày 500-600 cây số mà vẫn khoẻ".
    7-8 năm trước, máy di động là biểu tượng những nông dân Tề Lỗ kiểu mới, tạo nên hiệu quả giao dịch tức thời. Nhưng hiện nay người ngồi xe hơi máy lạnh, tắm nhạc "hifi" bao giờ giao dịch cũng "vào cầu" hơn người đội nắng mưa. Và Thắng không phải là người đầu tiên ở Tề Lỗ biết xài xe hởi bởi trước anh đã có cả tá xe hơi được đưa về làng, nhưng anh là người tiên phong dám chơi xe "sành điệu". Để chơi trội hơn người khác, vợ chồng anh còn thuê hẳn một lái xe riêng, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng bao cả ăn trưa. Dòng xe, đời xe đã liệt vợ chồng Thắng vào danh sách những chủ nhân đẳng cấp trong làng, đó là biểu tượng của sự ăn nên làm ra, dám làm, dám chơi.
    Sau con xe Camry 2.4G của Thắng, từ cuối tháng 2, khi thị trường xe hơi bắt đầu chựng giá thì hàng chục con xe khác cùng liên tiếp được rước về làng Tề Lỗ. Tất cả những chủ xe hơi hảo hạng đều "bào chữa" họ mua xe vì cấp thiết chuyện làm ăn giao dịch, có xe ngon mới bắt được nhiều mối hàng, lời nói mới có trọng lượng, nhưng thực chất một cuộc đua chơi xe ngầm nổ ra giữa các nông dân tỷ phủ nơi đây.
    Anh Đào Đình Tú, Đào Mạnh Lân, Nguyễn Ngọc Mạnh, Đào Văn Toàn... đều là chủ nhân những con xe đang được xếp hạng quý tộc trên thị trường. Anh Lân cho biết hầu như tuần nào danh sách xe hơi sành điệu của Tề Lỗ cũng được điền thêm một con mới. Bây giờ khắp làng đâu cũng râm ran chuyện xe hơi. Người ta ganh nhau từng cái "chấm". Những "phe", "hội" chủ nhân cũng bắt đầu được thành lập theo đời xe, dòng xe. Chủ nào cũng thích mình vô địch cho nên đã mua sau phải chơi vượt người trước cả mác xe và mức tiền.
    Anh Đào Đình Tú rất "kiêu" với con Camry 3.0V6 (57.000 USD) mới mua hồi tháng 4. Anh bảo: "Con này hơn hẳn con 2.4 về khoản vành đúc hợp kim". Tú mê xe hơn mọi cám dỗ trên đời bởi đó là món hiện vật đã được phù phép từ giấc mơ dài của anh, và khi quyết định tậu xe anh nghĩ "phải vượt qua mấy thằng em". Lúc nào xe của Tú cũng sạch trơn, ngoài anh ra không ai được sờ vô lăng. Thế mà con xe của anh cùng một con Camry 3.0V của anh Nguyễn Đình Tuấn, một chủ nhân ở đầu cầu Giã Bàng, chỉ đứng top được một tháng đã bị ******rcedes E200K Classic (83.900 USD) của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đẩy xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng.
    Chỉ bốn tháng nay Tề Lỗ đã tậu thêm gần 20 xe hơi ngoại hạng. Ông Đào Đình Chiêm, Phó chủ tịch UBND xã khẳng định như đinh đóng cột: "Tề Lỗ bây giờ có trên 120 xe hơi các loại, từ tầm 150-200 triệu đồng đến trên 1 tỷ, trong đó riêng dòng xe "sành điệu" (500 triệu đồng trở lên) khoảng 40 con".
    Buổi trưa, dạo ngang qua làng Tề Lỗ nhìn cả dãy xe hơi đậu lù lù trong các garage cữ ngỡ đây là trung tâm trưng bày, giới thiệu xe hơi các loại. Chỉ một đoạn đường làng 200 m của khu 2 thuộc thôn Giã Bàng đã có tới 15 hộ có xe hơi toàn dòng Coroll Altis 1.8, Camry 2.4, Mazda 6... Những cái tên chủ xe gắn với đời xe, mác xe cứ vang lên đầy kiêu hãnh Chính Thuỷ Mazda 6, Lan - Khích Camry 2.4G... Anh Tú bảo: "Tề Lỗ có 5 thôn, bây giờ thôn nào cũng có xe hơi. Thôn Trung Hậu trông bề ngoài toàn nhà cấp 4 chứ không được "mã" phố phường như dọc trục làng nhưng cả chục Camry 2.4 đến 3.0 cất lù lù trong sân".
    Theo vnexpress
  8. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Kính bác một đường link đầy đủ của bài viết này.
    click vào đây để đọc bài viết gốc.
  9. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Kính bác một đường link đầy đủ của bài viết này.
    click vào đây để đọc bài viết gốc.
  10. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Khách sạn Thế giới xanh đã được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao​
    Sáng 29/6/2004, Sở Thương mại và Du lịch Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ công nhận tiêu chuẩn 2 sao cho Khách sạn Thế Giới Xanh (thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo). Khách sạn Thế Giới Xanh đi vào hoạt động từ năm 1997 với vốn đầu từ trên 5 tỷ đồng. Hơn 7 năm qua, cùng với tăng cường cơ sở vật chất khách sạn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo được uy tín với du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ mát tại Khu du lịch Tam Đảo. Đối chiếu với các tiêu chí về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, Khách sạn đã được Sở Thương mại và Du lịch quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao. Khách sạn Thế Giới Xanh có kế hoạch trong năm 2005 tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng thêm một số hạng mục mới, nâng cao chất lượng dịch vụ...phấn đấu đạt tiêu chuẩn 3 sao.
    Tại buổi lễ, ông Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Khách sạn Thế Giới Xanh đã cảm ơn các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, đặc biệt là Sở Thương mại-Du lịch, thị xã Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho khách sạn hoạt động kinh doanh, phục vụ đạt hiệu quả.

Chia sẻ trang này