1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Khách sạn Thế giới xanh đã được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao​
    Sáng 29/6/2004, Sở Thương mại và Du lịch Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ công nhận tiêu chuẩn 2 sao cho Khách sạn Thế Giới Xanh (thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo). Khách sạn Thế Giới Xanh đi vào hoạt động từ năm 1997 với vốn đầu từ trên 5 tỷ đồng. Hơn 7 năm qua, cùng với tăng cường cơ sở vật chất khách sạn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo được uy tín với du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ mát tại Khu du lịch Tam Đảo. Đối chiếu với các tiêu chí về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, Khách sạn đã được Sở Thương mại và Du lịch quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao. Khách sạn Thế Giới Xanh có kế hoạch trong năm 2005 tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng thêm một số hạng mục mới, nâng cao chất lượng dịch vụ...phấn đấu đạt tiêu chuẩn 3 sao.
    Tại buổi lễ, ông Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Khách sạn Thế Giới Xanh đã cảm ơn các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, đặc biệt là Sở Thương mại-Du lịch, thị xã Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho khách sạn hoạt động kinh doanh, phục vụ đạt hiệu quả.
  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    RA QUÂN CHIẾN DỊCH THANH NIÊN - HỌC SINH - SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2004
    Vừa qua, tại Trường trung học Nghiệp vụ 1 (thị xã Phúc Yên), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức lễ phát động chiến dịch TN-HS-SV tình nguyện hè 2004.
    Dự lễ phát động có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh: Uỷ ban DS-GĐ&TE, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Y tế; Thị uỷ Vĩnh Yên và hơn 1.000 ĐVTN.
    Tại buổi lễ, đồng chí Kim Ngoan Văn Quýnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh Đoàn đã khẳng định tinh thần xung kích, sáng tạo "Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" của tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Vĩnh Phúc nói riêng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Sau buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đi thăm và tặng quà một số gia đình chính sách phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên; gia đình có hoàn cảnh khó khăn (Nam Viêm - Mê Linh) và tổ chức ĐVTN xuống đường phát hơn 3.000 tờ rơi với nội dung: kế hoạch hoá gia đình, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, pháp lệnh dân số; làm công tác vệ sinh môi trường và thu gom rác thải tại khu chợ Phúc Yên?
  3. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    RA QUÂN CHIẾN DỊCH THANH NIÊN - HỌC SINH - SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2004
    Vừa qua, tại Trường trung học Nghiệp vụ 1 (thị xã Phúc Yên), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức lễ phát động chiến dịch TN-HS-SV tình nguyện hè 2004.
    Dự lễ phát động có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh: Uỷ ban DS-GĐ&TE, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Y tế; Thị uỷ Vĩnh Yên và hơn 1.000 ĐVTN.
    Tại buổi lễ, đồng chí Kim Ngoan Văn Quýnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh Đoàn đã khẳng định tinh thần xung kích, sáng tạo "Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" của tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Vĩnh Phúc nói riêng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Sau buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đi thăm và tặng quà một số gia đình chính sách phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên; gia đình có hoàn cảnh khó khăn (Nam Viêm - Mê Linh) và tổ chức ĐVTN xuống đường phát hơn 3.000 tờ rơi với nội dung: kế hoạch hoá gia đình, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, pháp lệnh dân số; làm công tác vệ sinh môi trường và thu gom rác thải tại khu chợ Phúc Yên?
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    GIAO LƯU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ?" TTCN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG VÀ BẮC TRUNG BỘ ​
    Ngày 7-7-2004, tại thị trấn Tam Đảo núi, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị giao lưu thúc đẩy phát triển công nghiệp (đơn vị đăng cai), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ lần thứ VII. Các đồng chí: Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp; Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Các đồng chí: Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Bá Sang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Hưng Yên; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp và lãnh đạo 15 Sở Công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố đồng bằng và Bắc Trung bộ; một số ngành có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc đã tới dự. Đây là hội nghị gặp mặt giao lưu thường niên của ngành Công nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
    [​IMG]
    Năm 2003, sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân toàn vùng tăng 23,94%. 15 tỉnh, thành phố trong vùng đều có tốc độ tăng trưởng từ 17% trở lên, cao hơn so mức bình quân cả nước là 16%. Các tỉnh có mức tăng trưởng khá là Ninh Bình tăng 37,95%, Nghệ An 36,39%, Vĩnh Phúc 31%, Hải Dương 30,8%? Trong vùng có 3 tỉnh, thành phố giá trị SXCN trên 10 tỷ đồng là Hà Nội, Hải Phòng và Vĩnh Phúc.
    6 tháng đầu năm 2004, tình hình phát triển công nghiệp trong vùng tiếp tục phát triển khá, giá trị SXCN toàn vùng đạt 57.170 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ. Có 8/15 tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng trên 20%, riêng Vĩnh Phúc tăng 23%.
    Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số tỉnh và Sở Công nghiệp trong vùng đã phát biểu ý kiến tập trung vào các vấn đề: triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Công nghiệp, Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp tại địa phương mình tốt nhất, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, làng nghề nên giao cho Sở Công nghiệp, Ban quản lý hay huyện quản lý; công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch về điện năng?
    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp và đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và biểu dương kết quả đã đạt được của 15 Sở Công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ thời gian qua nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cho rằng sự thành công của hội nghị giao lưu thúc đẩy công nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nhằm thúc đẩy công nghiệp của các tỉnh trong khu vực xứng đáng với vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; góp phần thúc đẩy công nghiệp của mỗi tỉnh và cả nước phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có lời chúc cho sự hỗ trợ, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng luôn bền chặt và phát triển.
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    GIAO LƯU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ?" TTCN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG VÀ BẮC TRUNG BỘ ​
    Ngày 7-7-2004, tại thị trấn Tam Đảo núi, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị giao lưu thúc đẩy phát triển công nghiệp (đơn vị đăng cai), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ lần thứ VII. Các đồng chí: Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp; Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Các đồng chí: Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Bá Sang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Hưng Yên; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp và lãnh đạo 15 Sở Công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố đồng bằng và Bắc Trung bộ; một số ngành có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc đã tới dự. Đây là hội nghị gặp mặt giao lưu thường niên của ngành Công nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
    [​IMG]
    Năm 2003, sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân toàn vùng tăng 23,94%. 15 tỉnh, thành phố trong vùng đều có tốc độ tăng trưởng từ 17% trở lên, cao hơn so mức bình quân cả nước là 16%. Các tỉnh có mức tăng trưởng khá là Ninh Bình tăng 37,95%, Nghệ An 36,39%, Vĩnh Phúc 31%, Hải Dương 30,8%? Trong vùng có 3 tỉnh, thành phố giá trị SXCN trên 10 tỷ đồng là Hà Nội, Hải Phòng và Vĩnh Phúc.
    6 tháng đầu năm 2004, tình hình phát triển công nghiệp trong vùng tiếp tục phát triển khá, giá trị SXCN toàn vùng đạt 57.170 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ. Có 8/15 tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng trên 20%, riêng Vĩnh Phúc tăng 23%.
    Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số tỉnh và Sở Công nghiệp trong vùng đã phát biểu ý kiến tập trung vào các vấn đề: triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Công nghiệp, Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp tại địa phương mình tốt nhất, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, làng nghề nên giao cho Sở Công nghiệp, Ban quản lý hay huyện quản lý; công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch về điện năng?
    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp và đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và biểu dương kết quả đã đạt được của 15 Sở Công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ thời gian qua nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cho rằng sự thành công của hội nghị giao lưu thúc đẩy công nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nhằm thúc đẩy công nghiệp của các tỉnh trong khu vực xứng đáng với vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; góp phần thúc đẩy công nghiệp của mỗi tỉnh và cả nước phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có lời chúc cho sự hỗ trợ, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng luôn bền chặt và phát triển.
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
    Trong 2 ngày 12 và 13-7-2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị nghe Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ đến năm 2010; xét các tờ trình của UBND tỉnh về: Phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung; thành lập Sở Bưu chính - Viễn thông; chia tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc và tôn giáo; cho ý kiến về các đề án: Đề nghị công nhận thị xã Vĩnh Yên là đô thị loại III; đặt tên đường, phố thị xã Vĩnh Yên; thành lập phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên và bàn một số nhiệm vụ khác. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
    [​IMG]
    Dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Đức Hạc, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư; đại diện các Vụ thuộc Ban Tổ chức T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng; lãnh đạo các sở: Nội vụ, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Tư pháp, Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư và Thanh tra Nhà nước tỉnh.
    Đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ đến năm 2010, các ý kiến phát biểu đều nhất trí về nội dung, hình thức mà dự thảo báo cáo do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trình. Các ý kiến đã chỉ rõ một số cấp uỷ, đơn vị ở cơ sở còn chưa chú trọng xây dựng nghị quyết, đề án về công tác cán bộ, đặc biệt là một số xã, phường, thị trấn thực hiện chưa tốt công tác đánh giá, quy hoạch đào tạo cán bộ? Đánh giá tổng quát, các ý kiến đều khẳng định công tác cán bộ của tỉnh được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng; cơ chế, chính sách về công tác cán bộ có nhiều điểm mới phù hợp hơn; cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của tỉnh vững mạnh; đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở các cấp, các ngành đều có tâm huyết, trách nhiệm, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian tới, để công tác cán bộ được thực hiện có hiệu quả từ cấp cơ sở, các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều nhất trí kiến nghị như dự thảo báo cáo là: Bổ sung thêm biên chế văn phòng Đảng ủy cấp xã; có chính sách và quy định thống nhất trong cả nước về phụ cấp của cán bộ lãnh đạo các tổ chức Đảng và đoàn thể ở cơ sở; có thể điều chỉnh tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về các mặt: tuổi bổ nhiệm lần đầu, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, ngạch công chức.
    Sau khi thảo luận tờ trình về phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung của UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã chọn 1 trong 5 phương án trong phương pháp tính toán với ưu điểm tạo thuận lợi nhất cho người dân và khuyến khích được những hộ gia đình nhận đất bằng hình thức giao hoặc thuê làm dịch vụ. BTV Tỉnh ủy đã nghe báo cáo của UBND tỉnh về việc giải quyết khiếu nại của xã viên HTX May Thống Nhất (Vĩnh Yên).
    Kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Từ khi có Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ, công tác cán bộ ở các cấp có chuyển biến tích cực, bộ máy cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chuyển biến tích cực, đặc biệt là đối tượng dự nguồn, bố trí cán bộ từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; công tác quy hoạch cán bộ nhiều địa phương, đơn vị làm tốt? Đồng chí chỉ rõ một số tồn tại về công tác cán bộ ở một số địa phương, đơn vị trong thời gian qua là: chưa làm tốt công tác đánh giá cán bộ, đánh giá cán bộ chưa thường xuyên, còn nể nang, né tránh đôi lúc hữu khuynh hay tả khuynh; một số đơn vị làm quy hoạch còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao, ít điều chỉnh quy hoạch cán bộ, chất lượng quy hoạch thấp; chất lượng đào tạo cán bộ còn hạn chế, cơ cấu ngành - nghề đào tạo chưa phù hợp, chương trình đào tạo chưa sát thực; việc tuyển chọn cán bộ có lúc, có nơi chưa đủ tiêu chuẩn; việc bố trí cán bộ có nơi chất lượng chưa tương xứng, tư duy chiến lược của cán bộ còn hạn chế, thiếu cán bộ có đủ khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc - đặc biệt là cán bộ ở cơ sở xã, phường. Công tác luân chuyển cán bộ chưa mạnh, chưa thành nền nếp, việc đưa cán bộ về cơ sở chưa được quan tâm đúng mức? Để khắc phục những tồn tại trên, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh với yêu cầu đào tạo cán bộ đúng đối tượng quy hoạch, chú ý tới cơ cấu ngành, nghề; quan tâm tới cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; tiếp tục phát động phong trào tự học tập trong đội ngũ CBCNVC; tuyển chọn cán bộ công chức phải đúng yêu cầu và nguyên tắc; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; có giải pháp bố trí cán bộ trẻ, cán bộ có hướng phát triển; quy hoạch cán bộ có chất lượng, tránh hình thức và phải thường xuyên điều chỉnh quy hoạch. Việc bố trí và luân chuyển cán bộ tránh cục bộ, bè phái, phải tạo mối đoàn kết thực sự.
    Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thông qua các tờ trình của UBND tỉnh về: phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung; thành lập Sở Bưu chính - Viễn thông; chia tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc và tôn giáo; đồng ý phương án giải quyết khiếu nại của xã viên HTX May Thống Nhất; đồng ý các đề án đặt tên đường, phố thị xã Vĩnh Yên; nâng cấp thị xã Vĩnh Yên lên đô thị loại III; thành lập phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên.
    Trước đó, trong phiên họp sáng 12-7-2004, đồng chí Nguyễn Đức Hạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ đối với đồng chí Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
    Trong 2 ngày 12 và 13-7-2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị nghe Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ đến năm 2010; xét các tờ trình của UBND tỉnh về: Phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung; thành lập Sở Bưu chính - Viễn thông; chia tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc và tôn giáo; cho ý kiến về các đề án: Đề nghị công nhận thị xã Vĩnh Yên là đô thị loại III; đặt tên đường, phố thị xã Vĩnh Yên; thành lập phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên và bàn một số nhiệm vụ khác. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
    [​IMG]
    Dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Đức Hạc, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư; đại diện các Vụ thuộc Ban Tổ chức T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng; lãnh đạo các sở: Nội vụ, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Tư pháp, Ban Quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư và Thanh tra Nhà nước tỉnh.
    Đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ đến năm 2010, các ý kiến phát biểu đều nhất trí về nội dung, hình thức mà dự thảo báo cáo do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trình. Các ý kiến đã chỉ rõ một số cấp uỷ, đơn vị ở cơ sở còn chưa chú trọng xây dựng nghị quyết, đề án về công tác cán bộ, đặc biệt là một số xã, phường, thị trấn thực hiện chưa tốt công tác đánh giá, quy hoạch đào tạo cán bộ? Đánh giá tổng quát, các ý kiến đều khẳng định công tác cán bộ của tỉnh được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng; cơ chế, chính sách về công tác cán bộ có nhiều điểm mới phù hợp hơn; cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của tỉnh vững mạnh; đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở các cấp, các ngành đều có tâm huyết, trách nhiệm, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian tới, để công tác cán bộ được thực hiện có hiệu quả từ cấp cơ sở, các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều nhất trí kiến nghị như dự thảo báo cáo là: Bổ sung thêm biên chế văn phòng Đảng ủy cấp xã; có chính sách và quy định thống nhất trong cả nước về phụ cấp của cán bộ lãnh đạo các tổ chức Đảng và đoàn thể ở cơ sở; có thể điều chỉnh tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về các mặt: tuổi bổ nhiệm lần đầu, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, ngạch công chức.
    Sau khi thảo luận tờ trình về phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung của UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã chọn 1 trong 5 phương án trong phương pháp tính toán với ưu điểm tạo thuận lợi nhất cho người dân và khuyến khích được những hộ gia đình nhận đất bằng hình thức giao hoặc thuê làm dịch vụ. BTV Tỉnh ủy đã nghe báo cáo của UBND tỉnh về việc giải quyết khiếu nại của xã viên HTX May Thống Nhất (Vĩnh Yên).
    Kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Từ khi có Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ, công tác cán bộ ở các cấp có chuyển biến tích cực, bộ máy cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chuyển biến tích cực, đặc biệt là đối tượng dự nguồn, bố trí cán bộ từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; công tác quy hoạch cán bộ nhiều địa phương, đơn vị làm tốt? Đồng chí chỉ rõ một số tồn tại về công tác cán bộ ở một số địa phương, đơn vị trong thời gian qua là: chưa làm tốt công tác đánh giá cán bộ, đánh giá cán bộ chưa thường xuyên, còn nể nang, né tránh đôi lúc hữu khuynh hay tả khuynh; một số đơn vị làm quy hoạch còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao, ít điều chỉnh quy hoạch cán bộ, chất lượng quy hoạch thấp; chất lượng đào tạo cán bộ còn hạn chế, cơ cấu ngành - nghề đào tạo chưa phù hợp, chương trình đào tạo chưa sát thực; việc tuyển chọn cán bộ có lúc, có nơi chưa đủ tiêu chuẩn; việc bố trí cán bộ có nơi chất lượng chưa tương xứng, tư duy chiến lược của cán bộ còn hạn chế, thiếu cán bộ có đủ khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc - đặc biệt là cán bộ ở cơ sở xã, phường. Công tác luân chuyển cán bộ chưa mạnh, chưa thành nền nếp, việc đưa cán bộ về cơ sở chưa được quan tâm đúng mức? Để khắc phục những tồn tại trên, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh với yêu cầu đào tạo cán bộ đúng đối tượng quy hoạch, chú ý tới cơ cấu ngành, nghề; quan tâm tới cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; tiếp tục phát động phong trào tự học tập trong đội ngũ CBCNVC; tuyển chọn cán bộ công chức phải đúng yêu cầu và nguyên tắc; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; có giải pháp bố trí cán bộ trẻ, cán bộ có hướng phát triển; quy hoạch cán bộ có chất lượng, tránh hình thức và phải thường xuyên điều chỉnh quy hoạch. Việc bố trí và luân chuyển cán bộ tránh cục bộ, bè phái, phải tạo mối đoàn kết thực sự.
    Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thông qua các tờ trình của UBND tỉnh về: phương án giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung; thành lập Sở Bưu chính - Viễn thông; chia tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc và tôn giáo; đồng ý phương án giải quyết khiếu nại của xã viên HTX May Thống Nhất; đồng ý các đề án đặt tên đường, phố thị xã Vĩnh Yên; nâng cấp thị xã Vĩnh Yên lên đô thị loại III; thành lập phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên.
    Trước đó, trong phiên họp sáng 12-7-2004, đồng chí Nguyễn Đức Hạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ đối với đồng chí Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.
  8. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao ​
    Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đàu năm 2004 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 55.900 ngàn USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 11.763 ngàn USD, (riêng kinh tế Nhà nước địa phương tăng 152%), doanh nghiệp tư nhân đạt trên 2.327 ngàn USD, tăng 102%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38.730 ngàn USD, tăng 79%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao nhất từ trước tới nay như: chè các loại đạt trên 1,8 ngàn USD, hàng dệt may đạt gần 27 ngàn USD, xe máy và phụ tùng xe máy đạt trên 10,6 ngàn USD.
    Tổng kim ngạch nhập khẩu của Vĩnh Phúc đạt 162.300 ngàn USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 154.631 ngàn USD, tăng 19%, các doanh nghiệp Nhà nước 7.660 ngàn USD, đạt 85,6%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và phụ trợ, các sản phẩm vải may mặc, bộ linh kiện ô tô, xe máy các loại, thuốc tân dược. Do đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã có gần 40 nước tham gia xuất nhập khẩu. Nhiều sản phẩm mới như đồ gỗ, hàng nông sản, xe máy, phụ tùng ô tô lần đầu tiên tham gia xuất khẩu đã chiếm lĩnh được nhiều nước trên thế giới.
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao ​
    Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đàu năm 2004 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 55.900 ngàn USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 11.763 ngàn USD, (riêng kinh tế Nhà nước địa phương tăng 152%), doanh nghiệp tư nhân đạt trên 2.327 ngàn USD, tăng 102%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38.730 ngàn USD, tăng 79%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao nhất từ trước tới nay như: chè các loại đạt trên 1,8 ngàn USD, hàng dệt may đạt gần 27 ngàn USD, xe máy và phụ tùng xe máy đạt trên 10,6 ngàn USD.
    Tổng kim ngạch nhập khẩu của Vĩnh Phúc đạt 162.300 ngàn USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 154.631 ngàn USD, tăng 19%, các doanh nghiệp Nhà nước 7.660 ngàn USD, đạt 85,6%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và phụ trợ, các sản phẩm vải may mặc, bộ linh kiện ô tô, xe máy các loại, thuốc tân dược. Do đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã có gần 40 nước tham gia xuất nhập khẩu. Nhiều sản phẩm mới như đồ gỗ, hàng nông sản, xe máy, phụ tùng ô tô lần đầu tiên tham gia xuất khẩu đã chiếm lĩnh được nhiều nước trên thế giới.
  10. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Kết nạp Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng động lực phía Bắc​
    Bế mạc Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hôm qua (15/7), Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố: mở rộng khu vực này ra 3 tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Như vậy vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến nay là 8 địa phương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên, mà theo cách ví von của Thủ tướng sẽ là nhóm ''''G-8''''.
    Tính đến nay vùng kinh tế trọng điểm của cả nước gồm 15 tỉnh (8 tỉnh phía Bắc, 7 tỉnh phía Nam) đây sẽ là vị trí đặc biệt quan trọng với tư cách ''''đầu tàu'''' kéo toàn bộ nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn 1,4 - 1,5 lần so với tốc độ chung của cả nước.
    Quy hoạch: Giải pháp kinh tế số 1
    Quá trình đô thị hoá nhanh (tốc độ khoảng 5%/năm) đang đặt lên vai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sức ép ghê gớm về việc làm và chỗ ở: 250.000-270.000 người hiện đang sống ở các đô thị mà không có hộ khẩu thường trú, chưa kể hàng chục vạn người từ nông thôn thường xuyên góp mặt. ''''Có người nói cơ quan quản lý đất đai không muốn chuyển mục đích sử dụng đối với đất lúa. Tôi xin khẳng định Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn toàn không chủ trương như vậy. Nếu cần thiết, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện để các thành viên vùng kinh tế trọng điểm chuyển đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ và nhất là đất ở'''', Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực lên tiếng.
    Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn đề nghị Chính phủ ''''nắn'''' hướng đô thị hoá từ hình thức ''''tụ hợp'''' sang ''''khuyếch tán'''' bởi đất đô thị không còn chỗ "động đậy" nữa rồi. Ngay như Hà Nội, 93.000ha diện tích giờ gần như chỉ còn thoáng đãng phần nhỏ ở bờ bắc sông Hồng, đến lúc nào đó có lẽ phải phân lại ranh giới với các tỉnh lân cận. Ông Vạn khuyến cáo: Không nên phát triển thêm bệnh viện, trường đại học tại các đô thị nhằm ''''giảm tải'''' cho khu vực này. Thủ tướng Phan Văn Khải nói: Chính phủ đã chủ trương từ nay trở đi dứt khoát không xây mới bệnh viện trong Hà Nội mà phải dịch chuyển sang các tỉnh khác.
    Nhấn lại công tác quy hoạch, Thủ tướng Phan Văn Khải coi đây chính là giải pháp số 1 đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ hiện nay. Ngay tại hội nghị, Thủ tướng giao các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Giao thông Vận tải, Xây dựng gấp rút phối hợp các tỉnh, quy hoạch lại tổng thể, chi tiết vùng; dịch vụ; công nghiệp; cơ sở hạ tầng, đô thị, nông thôn. Trong đó tầm nhìn chiến lược phải dài hơi đến năm 2020. Nếu cần có thể mời thêm chuyên gia nước ngoài góp sức.
    ''''Cần gia công nhiều nhất là chính sách và tổ chức thực hiện''''
    Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phân tích rất xác đáng và thẳng thắn những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khi cho rằng vị trí gần... Trung ương của khu vực này dễ làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại ở các địa phương. Ngoài ra, tác động của cơ cấu kinh tế thời bao cấp vẫn còn đậm nét, thể hiện ở hướng phát triển công nghiệp khai khoáng, cơ khí; hoàn toàn khác thế mạnh công nghiệp nhẹ, dịch vụ, nông nghiệp của vùng động lực phía Nam.
    ''''Bây giờ tìm ngay một ngành nghề, một yếu tố mới mẻ hoàn toàn xem chừng không dễ. Trước mắt chúng ta cần áp dụng công nghệ mới trên nền hiện tại'''', Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói. Theo ông, ''''nền hiện tại'''' này bao gồm bốn ngành ưu tiên do doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo: khai khoáng (than); cơ khí (đóng tàu); điện và ximăng.
    Các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động như may mặc, chế biến... cần huy động sự đóng góp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho rằng Chính phủ đã phân cấp hết những gì cần phân cấp cho vùng kinh tế trọng điểm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan lưu ý các địa phương vận dụng thật trơn tru, hấp dẫn, thông thoáng hơn. ''''Cái cần gia công nhiều nhất lúc này chính là chính sách và tổ chức thực hiện. Đây là khâu mà vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ làm tốt hơn ngoài Bắc'''', Phó Thủ tướng nói.
    Cùng nhận xét tương tự, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết, ở phía Nam cách làm của các tỉnh động lực là xin đường hướng của cấp uỷ, sau đó chủ tịch tỉnh toàn quyền điều hành. Không như Bắc Bộ, cái gì cũng đem ra bàn, rồi lúc làm lại phát sinh ý kiến khác nhau, rất trì trệ.
    So sánh hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc - Nam:
    Mặc dù diện tích, dân số, số lao động nhiều nét tương đồng, song tốc độ tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lại thua kém khá xa vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: GDP chỉ bằng 42,5%; xuất khẩu bằng 25,8%. Trong khi vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng tới 62% ngoài Bắc thì trong Nam chỉ 33,5%. Còn vốn ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài giữa hai vùng cũng khác biệt; 15,9% so với 21,7% và 22,2% so với 40,58%. ''''Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế vùng kinh tế động lực Bắc Bộ còn quá nặng bao cấp!'''', Phó Thủ tướng Vũ Khoan đánh giá.

    (Theo Tuổi Trẻ)
    Như vậy thì tuyệt còn gì bằng phải không pà con. Nếu kẻ nào không biết đến Vĩnh Phúc thì cũng chẳng chấp họ làm gì, vì ai lại chấp người mù chữ hay kém hiểu biết bao giờ bà con nhỉ

Chia sẻ trang này