1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC, THỜI SỰ, HỎI ĐÁP MỌI VẤN ĐỀ VỀ VĨNH PHÚC - MỤC LỤC CÁC TOPIC TRONG BOX ( Trang 1, Đề Nghị X

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi vanyeuminhem, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Kết nạp Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng động lực phía Bắc​
    Bế mạc Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hôm qua (15/7), Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố: mở rộng khu vực này ra 3 tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Như vậy vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến nay là 8 địa phương, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên, mà theo cách ví von của Thủ tướng sẽ là nhóm ''''G-8''''.
    Tính đến nay vùng kinh tế trọng điểm của cả nước gồm 15 tỉnh (8 tỉnh phía Bắc, 7 tỉnh phía Nam) đây sẽ là vị trí đặc biệt quan trọng với tư cách ''''đầu tàu'''' kéo toàn bộ nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn 1,4 - 1,5 lần so với tốc độ chung của cả nước.
    Quy hoạch: Giải pháp kinh tế số 1
    Quá trình đô thị hoá nhanh (tốc độ khoảng 5%/năm) đang đặt lên vai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sức ép ghê gớm về việc làm và chỗ ở: 250.000-270.000 người hiện đang sống ở các đô thị mà không có hộ khẩu thường trú, chưa kể hàng chục vạn người từ nông thôn thường xuyên góp mặt. ''''Có người nói cơ quan quản lý đất đai không muốn chuyển mục đích sử dụng đối với đất lúa. Tôi xin khẳng định Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn toàn không chủ trương như vậy. Nếu cần thiết, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện để các thành viên vùng kinh tế trọng điểm chuyển đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ và nhất là đất ở'''', Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực lên tiếng.
    Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn đề nghị Chính phủ ''''nắn'''' hướng đô thị hoá từ hình thức ''''tụ hợp'''' sang ''''khuyếch tán'''' bởi đất đô thị không còn chỗ "động đậy" nữa rồi. Ngay như Hà Nội, 93.000ha diện tích giờ gần như chỉ còn thoáng đãng phần nhỏ ở bờ bắc sông Hồng, đến lúc nào đó có lẽ phải phân lại ranh giới với các tỉnh lân cận. Ông Vạn khuyến cáo: Không nên phát triển thêm bệnh viện, trường đại học tại các đô thị nhằm ''''giảm tải'''' cho khu vực này. Thủ tướng Phan Văn Khải nói: Chính phủ đã chủ trương từ nay trở đi dứt khoát không xây mới bệnh viện trong Hà Nội mà phải dịch chuyển sang các tỉnh khác.
    Nhấn lại công tác quy hoạch, Thủ tướng Phan Văn Khải coi đây chính là giải pháp số 1 đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ hiện nay. Ngay tại hội nghị, Thủ tướng giao các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Giao thông Vận tải, Xây dựng gấp rút phối hợp các tỉnh, quy hoạch lại tổng thể, chi tiết vùng; dịch vụ; công nghiệp; cơ sở hạ tầng, đô thị, nông thôn. Trong đó tầm nhìn chiến lược phải dài hơi đến năm 2020. Nếu cần có thể mời thêm chuyên gia nước ngoài góp sức.
    ''''Cần gia công nhiều nhất là chính sách và tổ chức thực hiện''''
    Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phân tích rất xác đáng và thẳng thắn những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khi cho rằng vị trí gần... Trung ương của khu vực này dễ làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại ở các địa phương. Ngoài ra, tác động của cơ cấu kinh tế thời bao cấp vẫn còn đậm nét, thể hiện ở hướng phát triển công nghiệp khai khoáng, cơ khí; hoàn toàn khác thế mạnh công nghiệp nhẹ, dịch vụ, nông nghiệp của vùng động lực phía Nam.
    ''''Bây giờ tìm ngay một ngành nghề, một yếu tố mới mẻ hoàn toàn xem chừng không dễ. Trước mắt chúng ta cần áp dụng công nghệ mới trên nền hiện tại'''', Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói. Theo ông, ''''nền hiện tại'''' này bao gồm bốn ngành ưu tiên do doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo: khai khoáng (than); cơ khí (đóng tàu); điện và ximăng.
    Các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động như may mặc, chế biến... cần huy động sự đóng góp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho rằng Chính phủ đã phân cấp hết những gì cần phân cấp cho vùng kinh tế trọng điểm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan lưu ý các địa phương vận dụng thật trơn tru, hấp dẫn, thông thoáng hơn. ''''Cái cần gia công nhiều nhất lúc này chính là chính sách và tổ chức thực hiện. Đây là khâu mà vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ làm tốt hơn ngoài Bắc'''', Phó Thủ tướng nói.
    Cùng nhận xét tương tự, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết, ở phía Nam cách làm của các tỉnh động lực là xin đường hướng của cấp uỷ, sau đó chủ tịch tỉnh toàn quyền điều hành. Không như Bắc Bộ, cái gì cũng đem ra bàn, rồi lúc làm lại phát sinh ý kiến khác nhau, rất trì trệ.
    So sánh hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc - Nam:
    Mặc dù diện tích, dân số, số lao động nhiều nét tương đồng, song tốc độ tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lại thua kém khá xa vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: GDP chỉ bằng 42,5%; xuất khẩu bằng 25,8%. Trong khi vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng tới 62% ngoài Bắc thì trong Nam chỉ 33,5%. Còn vốn ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài giữa hai vùng cũng khác biệt; 15,9% so với 21,7% và 22,2% so với 40,58%. ''''Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế vùng kinh tế động lực Bắc Bộ còn quá nặng bao cấp!'''', Phó Thủ tướng Vũ Khoan đánh giá.

    (Theo Tuổi Trẻ)
    Như vậy thì tuyệt còn gì bằng phải không pà con. Nếu kẻ nào không biết đến Vĩnh Phúc thì cũng chẳng chấp họ làm gì, vì ai lại chấp người mù chữ hay kém hiểu biết bao giờ bà con nhỉ
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đêm 21 rạng sáng 22/7, kẻ gian đã phá khóa đột nhập các đình, chùa, miếu của xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) lấy đi nhiều cổ vật quý giá.
    Theo thống kê của Công an xã Cao Minh, kẻ gian đã nẫng đi một bộ đỉnh đồng, hai phủ việt, hai cặp chân nến đồng ở chùa Cao Minh. Tại đình Cao Minh, kẻ gian đã lấy đi bốn pho tượng cổ trong đó có một tượng Ngọc nữ, một tượng Phật Di Đà.
    Tại một ngôi miếu cách đình Cao Minh không xa, kẻ gian cũng đã lấy đi một bộ sắc phong từ thời Lê và hai con hạc cổ bằng đồng.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đêm 21 rạng sáng 22/7, kẻ gian đã phá khóa đột nhập các đình, chùa, miếu của xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) lấy đi nhiều cổ vật quý giá.
    Theo thống kê của Công an xã Cao Minh, kẻ gian đã nẫng đi một bộ đỉnh đồng, hai phủ việt, hai cặp chân nến đồng ở chùa Cao Minh. Tại đình Cao Minh, kẻ gian đã lấy đi bốn pho tượng cổ trong đó có một tượng Ngọc nữ, một tượng Phật Di Đà.
    Tại một ngôi miếu cách đình Cao Minh không xa, kẻ gian cũng đã lấy đi một bộ sắc phong từ thời Lê và hai con hạc cổ bằng đồng.
  4. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 2 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XIV[/b
    ]
    Sáng 21-7-2004, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khoá XIV đã long trọng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và bàn một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2004. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp. Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Loan, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; đại diện cử tri các huyện, thị xã; đại diện lãnh đạo Ban Công tác xã hội của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tới dự.
    Khung cảnh kỳ họp​
    [​IMG]
    Sau lời khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh (đăng toàn văn trong số báo này), các đại biểu đã được nghe báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2004 do đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày. Báo cáo nêu rõ: 6 tháng đầu năm sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản có nhiều khó khăn nhưng một số lĩnh vực vẫn đạt kết quả khá và là vụ được mùa có năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay (đạt 52,84 tạ/ha). Giá trị sản xuất 6 tháng (giá cố định năm 1994) ước đạt 1.092,9 tỷ đồng, tăng 1,34% so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 56,7% kế hoạch năm; trong đó trồng trọt đạt 770,4 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ, đạt 63,5% kế hoạch năm; chăn nuôi đạt 264 tỷ đồng, giảm 6,1%, đạt 43,6% so với kế hoạch năm (do ảnh hưởng nặng nề từ dịch cúm gia cầm). Để khắc phục sự giảm sút ngành Chăn nuôi do dịch cúm gia cầm, hiện nay tỉnh đang tích cực chỉ đạo các ngành và địa phương tìm mọi biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ các nhà chăn nuôi gia cầm khôi phục sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm, phát triển mạnh thủy sản và chăn nuôi. Cùng đó, huy động tốt các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: Giao thông nông thôn, trường học, công trình điện, trạm xá, kiên cố hoá kênh mương, củng cố đê kè, công trình chậm lũ (Lập Thạch)... đã làm cho bộ mặt nông thôn tỉnh ta tiếp tục đổi mới, đời sống nhân dân ổn định và được nâng lên một bước.
    Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 5.584,1 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ, đạt 49% kế hoạch năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (không tính công nghiệp an ninh, quốc phòng, điện lực quản lý và một số chi nhánh doanh nghiệp) ước đạt 5.304,2 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ, đạt 49,1% kế hoạch năm; khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,1%, khu vực kinh tế trong nước tăng 85,1% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng ước đạt 280 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, đạt 47,5% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp dân doanh ước 6 tháng đầu năm đạt 5,403 triệu USD, tăng 1,01 lần so với cùng kỳ. Đến nay, đã sắp xếp chuyển đổi 21 doanh nghiệp đạt trên 60% chỉ tiêu theo phương án tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
    Đẩy mạnh quy hoạch là một trong những nhiệm vụ đã được chỉ đạo sát sao. Công tác quy hoạch tập trung vào việc hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp, các dự án khu du lịch và đô thị mới, dự án quy hoạch của các ngành ở phạm vi cấp tỉnh 6 tháng đầu năm đã triển khai được 199 dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, trong đó bổ sung mới 54 dự án. Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tỉnh đã nỗ lực chỉ đạo bằng nhiều giảp pháp nhằm huy động sức mạnh của các ngành, các cấp, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở nên 6 tháng đầu năm đã giải phóng mặt bằng được trên 226ha đất, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản của các dự án. Ước 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư xã hội huy động trên địa bàn đạt 1.894 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ và bằng 57,4% kế hoạch năm.
    Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 1.041,1 tỷ đồng, bằng 48,1% dự toán, tăng 8% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 523 tỷ đồng, đạt 63,3% so với dự toán, tăng 119,8% so với cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đạt 846 tỷ đồng, đạt 36,3% dự toán, giảm 11,2% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 509,18 tỷ đồng, đạt 57,9% so dự toán, tăng 27,8% so với cùng kỳ.
    Các lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh 6 tháng qua tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt nhiều tiến bộ mới. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên, trật tự kỷ cương trong nhà trường được củng cố và tăng cường; số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia đều tăng so với năm học 2002-2003. Sự nghiệp văn hoá, thông tin và thể thao luôn được quan tâm chỉ đạo. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai sâu rộng thông qua các chương trình quốc gia về y tế. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ngày càng được tỉnh chú trọng thông qua các chương trình, dự án cụ thể nên các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện trong 6 tháng đều đạt khá. Đến hết tháng 5-2004, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước còn 8%, giảm 0,7% so với cuối năm 2003. Các lĩnh vực xã hội khác cũng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tốt.
    Những tháng đầu năm, tình hình an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đã tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử HĐND 3 cấp và kiện toàn các chức danh HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009... Tại buổi khai mạc, các đại biểu còn nghe các báo cáo: Kết quả thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004; kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2004... UBND tỉnh trình một số đề án và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kiểm điểm hoạt động 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004; Thông qua tờ trình về quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh; Quy chế hoạt động của các ban, của đại biểu, tổ đại biểu HĐND tỉnh; Nội quy kỳ họp...
    Ngày 22-7-2004, các đại biểu tiếp tục họp tại hội trường để nghe các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; đề án kiện toàn bộ máy công tác dân tộc - tôn giáo; nâng cấp thị xã Vĩnh Yên lên đô thị loại 3; đổi tên xã Khai Quang thành phường Khai Quang; chia tách Sở VH-TT&TT thành Sở VH-TT và Sở TD-TT; thông qua ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND. Kỳ họp đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu thảo luận ở tổ. Nội dung thảo luận tập trung làm rõ những nguyên nhân kết quả, tồn tại thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và thống nhất bổ sung biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004; các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; báo cáo của TAND, Viện KSND tỉnh; hoạt động của HĐND tỉnh và quyết nghị các đề án, tờ trình của UBND tỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2004, các đại biểu HĐND tỉnh thống nhất nhận định: Ngoài sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị; tỉnh cần tập trung chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm tồn tại: công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được tiến độ đề ra và yêu cầu của các nhà đầu tư; việc thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn từ quỹ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, kết quả đạt được còn hạn chế; công tác kế hoạch hóa đầu tư, quản lý thực hiện đầu tư còn yếu, tình trạng dự án không cân đối được nguồn vốn mà vẫn triển khai hoặc thực hiện kéo dài vẫn còn nợ XDCB ở cấp cơ sở khá phổ biến. Những tồn tại trong quản lý chất lượng XDCB chậm được khắc phục. Việc thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tuy đã có chuyển biến tích cực bước đầu nhưng còn nhiều khó khăn, đặc biệt là giải quyết việc làm cho lao động ở những vùng phải thu hồi đất, lao động dư thừa ở nông thôn. Công tác xã hội hoá giáo dục, y tế phát triển chậm, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ nhiều nơi thực hiện chưa tốt. Một số vấn đề xã hội bức xúc lâu nay được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm như: ATGT, trật tự đô thị; khiếu nại, tố cáo; tệ nạn ma tuý, mại dâm; buôn lậu, hàng giả; lãng phí, tham nhũng... tuy đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo giải quyết và bước đầu đã có chuyển biến tốt nhưng chưa được kiềm chế vững chắc và vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp.
    Ngày 23-7, kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khoá XIV tiếp tục phiên họp toàn thể tại hội trường để nghe báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 1 HĐND tỉnh, báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh; nghe UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan phát biểu giải trình và trả lời chất vấn. Dự kiến kỳ họp HĐND tỉnh lần 2, khoá XIV bế mạc vào chiều 23-7-2004.
  5. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 2 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XIV[/b
    ]
    Sáng 21-7-2004, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khoá XIV đã long trọng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và bàn một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2004. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp. Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Loan, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; đại diện cử tri các huyện, thị xã; đại diện lãnh đạo Ban Công tác xã hội của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tới dự.
    Khung cảnh kỳ họp​
    [​IMG]
    Sau lời khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh (đăng toàn văn trong số báo này), các đại biểu đã được nghe báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2004 do đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày. Báo cáo nêu rõ: 6 tháng đầu năm sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản có nhiều khó khăn nhưng một số lĩnh vực vẫn đạt kết quả khá và là vụ được mùa có năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay (đạt 52,84 tạ/ha). Giá trị sản xuất 6 tháng (giá cố định năm 1994) ước đạt 1.092,9 tỷ đồng, tăng 1,34% so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 56,7% kế hoạch năm; trong đó trồng trọt đạt 770,4 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ, đạt 63,5% kế hoạch năm; chăn nuôi đạt 264 tỷ đồng, giảm 6,1%, đạt 43,6% so với kế hoạch năm (do ảnh hưởng nặng nề từ dịch cúm gia cầm). Để khắc phục sự giảm sút ngành Chăn nuôi do dịch cúm gia cầm, hiện nay tỉnh đang tích cực chỉ đạo các ngành và địa phương tìm mọi biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ các nhà chăn nuôi gia cầm khôi phục sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm, phát triển mạnh thủy sản và chăn nuôi. Cùng đó, huy động tốt các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: Giao thông nông thôn, trường học, công trình điện, trạm xá, kiên cố hoá kênh mương, củng cố đê kè, công trình chậm lũ (Lập Thạch)... đã làm cho bộ mặt nông thôn tỉnh ta tiếp tục đổi mới, đời sống nhân dân ổn định và được nâng lên một bước.
    Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 5.584,1 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ, đạt 49% kế hoạch năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (không tính công nghiệp an ninh, quốc phòng, điện lực quản lý và một số chi nhánh doanh nghiệp) ước đạt 5.304,2 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ, đạt 49,1% kế hoạch năm; khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,1%, khu vực kinh tế trong nước tăng 85,1% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng ước đạt 280 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, đạt 47,5% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp dân doanh ước 6 tháng đầu năm đạt 5,403 triệu USD, tăng 1,01 lần so với cùng kỳ. Đến nay, đã sắp xếp chuyển đổi 21 doanh nghiệp đạt trên 60% chỉ tiêu theo phương án tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
    Đẩy mạnh quy hoạch là một trong những nhiệm vụ đã được chỉ đạo sát sao. Công tác quy hoạch tập trung vào việc hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp, các dự án khu du lịch và đô thị mới, dự án quy hoạch của các ngành ở phạm vi cấp tỉnh 6 tháng đầu năm đã triển khai được 199 dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, trong đó bổ sung mới 54 dự án. Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tỉnh đã nỗ lực chỉ đạo bằng nhiều giảp pháp nhằm huy động sức mạnh của các ngành, các cấp, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở nên 6 tháng đầu năm đã giải phóng mặt bằng được trên 226ha đất, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản của các dự án. Ước 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư xã hội huy động trên địa bàn đạt 1.894 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ và bằng 57,4% kế hoạch năm.
    Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 1.041,1 tỷ đồng, bằng 48,1% dự toán, tăng 8% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 523 tỷ đồng, đạt 63,3% so với dự toán, tăng 119,8% so với cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đạt 846 tỷ đồng, đạt 36,3% dự toán, giảm 11,2% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 509,18 tỷ đồng, đạt 57,9% so dự toán, tăng 27,8% so với cùng kỳ.
    Các lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh 6 tháng qua tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt nhiều tiến bộ mới. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên, trật tự kỷ cương trong nhà trường được củng cố và tăng cường; số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia đều tăng so với năm học 2002-2003. Sự nghiệp văn hoá, thông tin và thể thao luôn được quan tâm chỉ đạo. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai sâu rộng thông qua các chương trình quốc gia về y tế. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ngày càng được tỉnh chú trọng thông qua các chương trình, dự án cụ thể nên các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện trong 6 tháng đều đạt khá. Đến hết tháng 5-2004, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước còn 8%, giảm 0,7% so với cuối năm 2003. Các lĩnh vực xã hội khác cũng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tốt.
    Những tháng đầu năm, tình hình an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đã tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử HĐND 3 cấp và kiện toàn các chức danh HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009... Tại buổi khai mạc, các đại biểu còn nghe các báo cáo: Kết quả thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004; kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2004... UBND tỉnh trình một số đề án và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kiểm điểm hoạt động 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004; Thông qua tờ trình về quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh; Quy chế hoạt động của các ban, của đại biểu, tổ đại biểu HĐND tỉnh; Nội quy kỳ họp...
    Ngày 22-7-2004, các đại biểu tiếp tục họp tại hội trường để nghe các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; đề án kiện toàn bộ máy công tác dân tộc - tôn giáo; nâng cấp thị xã Vĩnh Yên lên đô thị loại 3; đổi tên xã Khai Quang thành phường Khai Quang; chia tách Sở VH-TT&TT thành Sở VH-TT và Sở TD-TT; thông qua ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND. Kỳ họp đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu thảo luận ở tổ. Nội dung thảo luận tập trung làm rõ những nguyên nhân kết quả, tồn tại thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và thống nhất bổ sung biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004; các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; báo cáo của TAND, Viện KSND tỉnh; hoạt động của HĐND tỉnh và quyết nghị các đề án, tờ trình của UBND tỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2004, các đại biểu HĐND tỉnh thống nhất nhận định: Ngoài sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị; tỉnh cần tập trung chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm tồn tại: công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được tiến độ đề ra và yêu cầu của các nhà đầu tư; việc thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn từ quỹ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, kết quả đạt được còn hạn chế; công tác kế hoạch hóa đầu tư, quản lý thực hiện đầu tư còn yếu, tình trạng dự án không cân đối được nguồn vốn mà vẫn triển khai hoặc thực hiện kéo dài vẫn còn nợ XDCB ở cấp cơ sở khá phổ biến. Những tồn tại trong quản lý chất lượng XDCB chậm được khắc phục. Việc thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tuy đã có chuyển biến tích cực bước đầu nhưng còn nhiều khó khăn, đặc biệt là giải quyết việc làm cho lao động ở những vùng phải thu hồi đất, lao động dư thừa ở nông thôn. Công tác xã hội hoá giáo dục, y tế phát triển chậm, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ nhiều nơi thực hiện chưa tốt. Một số vấn đề xã hội bức xúc lâu nay được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm như: ATGT, trật tự đô thị; khiếu nại, tố cáo; tệ nạn ma tuý, mại dâm; buôn lậu, hàng giả; lãng phí, tham nhũng... tuy đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo giải quyết và bước đầu đã có chuyển biến tốt nhưng chưa được kiềm chế vững chắc và vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp.
    Ngày 23-7, kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khoá XIV tiếp tục phiên họp toàn thể tại hội trường để nghe báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 1 HĐND tỉnh, báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh; nghe UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan phát biểu giải trình và trả lời chất vấn. Dự kiến kỳ họp HĐND tỉnh lần 2, khoá XIV bế mạc vào chiều 23-7-2004.
  6. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Theo như em được biết thì hai xã Quang Minh và gì gì đó không phải nhập vào Hà Nôi nữa đâu, em về nhà không có việc gì làm nên cũng ngồi xem trực tiếp, ngại thật đấy, mình chưa là gì cả mà cũng ngồi nghe như là cụ già ấy,.....mà nghe cũng hay đáo để, được cái không thấy ai lên chất vấn cả, cứ thấy người đại diện cho ngành này , ngành khác lên để giải trình và để các cử tri chất vấn nhưng mà hình như là các cử tri nhà ta ngại thì phải, không ai dám đứng lên cả , em ngồi xem mà cũng có khối ý kiến thế mà các bác nhà ta thì,.... sau đó thì bác chủ tịch HĐND
    Trịnh Đình Dũng lại tuyên bố, không có ai chất vấn thì cho một chàng pháo tay, ngối xem cũng thấy buồn cười...cứ như là tình mình đã ổn định và giàu có lắm hay sao mà mấy vấn đề liền không thấy có ai lên chất vấn cả, chỉ có mỗi vấn đề về đất đai thì mới có vài người đứng lên thôi,.............thiệt thòi nhất là ngành giao thông, không được lên giải trình thì phải, tại vì lúc đó đã là 12 h trưa rồi bác Dũng nhà tao bảo là để lần sau sẽ cho lên giải trình đầu tiên, sau đó thì em đi ăn cơm và các bác nhà ta cũng đi ăn cơm nhưng mà chắc là được đập phá nọ kia chứ còn em ở nhà với bu thì,..........chán quá..........thôi em chỉ nhớ được có từng đó thôi , cũng là kể công mình ngồi xem một mình mà ......nhìn mãi không thấy ông bố vợ tương lai đâu.....
  7. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Theo như em được biết thì hai xã Quang Minh và gì gì đó không phải nhập vào Hà Nôi nữa đâu, em về nhà không có việc gì làm nên cũng ngồi xem trực tiếp, ngại thật đấy, mình chưa là gì cả mà cũng ngồi nghe như là cụ già ấy,.....mà nghe cũng hay đáo để, được cái không thấy ai lên chất vấn cả, cứ thấy người đại diện cho ngành này , ngành khác lên để giải trình và để các cử tri chất vấn nhưng mà hình như là các cử tri nhà ta ngại thì phải, không ai dám đứng lên cả , em ngồi xem mà cũng có khối ý kiến thế mà các bác nhà ta thì,.... sau đó thì bác chủ tịch HĐND
    Trịnh Đình Dũng lại tuyên bố, không có ai chất vấn thì cho một chàng pháo tay, ngối xem cũng thấy buồn cười...cứ như là tình mình đã ổn định và giàu có lắm hay sao mà mấy vấn đề liền không thấy có ai lên chất vấn cả, chỉ có mỗi vấn đề về đất đai thì mới có vài người đứng lên thôi,.............thiệt thòi nhất là ngành giao thông, không được lên giải trình thì phải, tại vì lúc đó đã là 12 h trưa rồi bác Dũng nhà tao bảo là để lần sau sẽ cho lên giải trình đầu tiên, sau đó thì em đi ăn cơm và các bác nhà ta cũng đi ăn cơm nhưng mà chắc là được đập phá nọ kia chứ còn em ở nhà với bu thì,..........chán quá..........thôi em chỉ nhớ được có từng đó thôi , cũng là kể công mình ngồi xem một mình mà ......nhìn mãi không thấy ông bố vợ tương lai đâu.....
  8. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc: Sản xuất công nghiệp tăng trên 23%​
    6 tháng đầu năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 23,13% so với cùng kỳ năm trước.
    Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng 18%. Để khu vực này hoạt động tốt, địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi như cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh các hoạt động hải quan, thuế vụ để phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu những linh kiện, phụ tùng cần thiết đúng thời hạn, đúng luật pháp quy định. Việc xuất khẩu cũng được địa phương cùng doanh nghiệp góp phần giải quyết tốt nên đã xuất khẩu lượng xe gắn máy đáng kể. Bằng các chính sách linh hoạt, năng động và hiệu quả, Vĩnh Phúc đã thu hút thêm 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 121 triệu USD. Cùng với tích cực kêu gọi các nhà đầu tư ngoài nước, Vĩnh Phúc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm lực trong tỉnh, ngoài tỉnh đầu tư vào địa bàn và đẩy mạnh sản xuất. Nhờ vậy, khu vực kinh tế trong nước đã tăng 48%, đặc biệt, kinh tế ngoài Nhà nước tăng tới 85%. 6 tháng qua, có 61 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Vĩnh Phúc với tổng số vốn đăng ký 2.799 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng có thêm 12 đơn vị công nghiệp đi vào sản xuất, đóng góp thêm 4 sản phẩm quan trọng.
    Các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã cung cấp cho thị trường 4.502 xe ôtô, 268.206 xe gắn máy, 13.840 m2 gạch men, 336 triệu viên gạch xây, 101 triệu viên thuốc chữa bệnh, 37 triệu ống thuốc tân dược, 20.248 tấn thức ăn gia súc, 18 triệu linh kiện phụ tùng xe máy các loại, 9.900.000 m2 kính an toàn các loại....Tuy nhiên, môi trường công nghiệp ở tỉnh hiện đang có nguy cơ ô nhiễm lớn. Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn quá chậm.
  9. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh phúc: Sản xuất công nghiệp tăng trên 23%​
    6 tháng đầu năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 23,13% so với cùng kỳ năm trước.
    Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng 18%. Để khu vực này hoạt động tốt, địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi như cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh các hoạt động hải quan, thuế vụ để phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu những linh kiện, phụ tùng cần thiết đúng thời hạn, đúng luật pháp quy định. Việc xuất khẩu cũng được địa phương cùng doanh nghiệp góp phần giải quyết tốt nên đã xuất khẩu lượng xe gắn máy đáng kể. Bằng các chính sách linh hoạt, năng động và hiệu quả, Vĩnh Phúc đã thu hút thêm 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 121 triệu USD. Cùng với tích cực kêu gọi các nhà đầu tư ngoài nước, Vĩnh Phúc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm lực trong tỉnh, ngoài tỉnh đầu tư vào địa bàn và đẩy mạnh sản xuất. Nhờ vậy, khu vực kinh tế trong nước đã tăng 48%, đặc biệt, kinh tế ngoài Nhà nước tăng tới 85%. 6 tháng qua, có 61 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Vĩnh Phúc với tổng số vốn đăng ký 2.799 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng có thêm 12 đơn vị công nghiệp đi vào sản xuất, đóng góp thêm 4 sản phẩm quan trọng.
    Các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã cung cấp cho thị trường 4.502 xe ôtô, 268.206 xe gắn máy, 13.840 m2 gạch men, 336 triệu viên gạch xây, 101 triệu viên thuốc chữa bệnh, 37 triệu ống thuốc tân dược, 20.248 tấn thức ăn gia súc, 18 triệu linh kiện phụ tùng xe máy các loại, 9.900.000 m2 kính an toàn các loại....Tuy nhiên, môi trường công nghiệp ở tỉnh hiện đang có nguy cơ ô nhiễm lớn. Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn quá chậm.
  10. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Tĩnh Vĩnh Phúc thu ngân sách đạt 1000 tỷ đồng
    Đó là kết luận tại kỳ họp thứ 2 khoá XIV của Hội đồng nhân dân tỉnh, tổng kết về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội trong 6 tháng đầu năm và phương hướng kế hoạch trong thời gian tiếp theo.
    Mặc dù thời gian qua tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả một số nguyên vật liệu, mặt hàng tăng cao, song được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, các cấp uỷ đảng kinh tế- xã hội Vĩnh Phúc đạt được những kết quả đáng khích lệ.
    Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất lúa 6 tháng đầu năm ước đạt 52,84 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.100 tỷ, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Về công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 5500 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm trên địa bàn Vĩnh phúc đã có thêm 142 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn lên đến 420 tỷ đồng. Kinh doanh dịch vụ, thương mại tiếp tục phát triển; Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 60,3 triệu USD đạt 54% kế hoạch; lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển mạnh, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 77 dự án đầu tư vào tỉnh, với tổng số vốn đầu tư 120 triệu USD.
    Tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh đạt 1000 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa tăng 520 tỷ đồng. Công tác an ninh, quốc phòng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh cũng được đặc biệt chú trọng, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội.
    Để thúc đẩy kinh tế- xã hội Vĩnh phúc phát triển mạnh trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục triển khai công tác phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là có chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực được coi là thế mạnh của tỉnh và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2004.

Chia sẻ trang này