1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, thời sự trên mạng, báo về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 18/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tin tức, thời sự trên mạng, báo về thư pháp

    Từ bây giờ, Home xin đảm nhiệm phần tin tức về Thư pháp. Nếu có tin gì mới, Home sẽ cập nhật. Mọi người nếu ai kiếm được tin hay thì góp vui nhé

    Thư pháp - thú chơi thời hiện đại



    Hình ảnh các "ông đồ" trẻ đang cho chữ.

    Vài năm gần đây, những ngày giáp Tết, Hà Nội lại tấp nập người đi xin chữ. Người sành sỏi phải đến nhà xin bằng được chữ của cụ Hòa, cụ Bách, cụ Quảng, còn ra Văn Miếu, người ta cũng dễ gặp những "ông đồ" trẻ tuổi trải chiếu ngồi cho chữ. Nét chữ đẹp, khéo, không kém phần cứng cỏi, họ chỉ ở lứa tuổi ngoài 20.

    Nói đến thư pháp thì ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh ông đồ áo dài, khăn đóng, nghiêm trang múa ngọn bút lông để tạo nên những nét chữ mực Tàu thần kỳ trên tấm liễu đỏ. Những nghệ sĩ thư pháp người Hoa xuống "tấn" dùng "nội công" bay nhảy như phim kiếm hiệp để viết trên những tấm liễu, tấm phướn khổ rộng dài cả chục thước. Nghệ thuật thư pháp thường gắn liền với "sự di dưỡng tinh thần", người viết chữ phải dùng ý chí đặt vào đầu ngòi bút. Cái tâm phải tĩnh mới thổi được hồn cốt vào mỗi nét chữ. Nghề chơi lắm công phu nên người ngoài nhìn vào thứ nghệ thuật cao khiết đó chỉ "kính nhi viễn chi". Người trẻ tuổi lại càng "e ngại" bởi dùng nhãn tiền để ngắm đã là điều không đơn giản, huống chi việc "nhập môn".

    Nhưng có điều lạ, ngay trên đất Hà thành người ta dễ gặp những người trẻ tuổi dám mạo hiểm như thế. Đào Thái Hồng Phúc, người đoạt giải thưởng Tài năng trẻ thư pháp tại Festival Huế 2004, mới bước vào tuổi 30 nhưng tên anh đã được những người sành chơi biết đến. Niềm đam mê thư pháp đến với anh khi còn là một cậu bé. Mặc bạn bè gán cho mình những biệt hiệu "hâm", "dở hơi", anh tự tìm tòi mọi sách vở học Hán Nôm, rồi luyện thư pháp. Đào Thái Hồng Phúc không nhớ những nét chữ đầu tiên đã lấy đi của anh bao nhiêu giấy mực, thời gian và tâm lực. Anh tâm sự: "Mọi người thường bảo sao mình cứ sống như ông già, vô vị như thế. Không bạn bè, thú vui gì, chỉ quay quẩn với mấy cái chữ viết đi rồi viết lại. Nhưng khi đến với thư pháp mới thấy, phải mất cả đời để hiểu được nó, và có lẽ phải tốn thêm vài trăm năm mới có thể nhận mình là nhà thư pháp".

    Bản chất chữ Hán có yếu tố tạo hình nên qua nhiều thế kỷ, người Trung Quốc sáng tạo ra các loại chữ viết theo các kiểu khác nhau. Về cơ bản có Tứ thảo: Chân, Thảo, Lệ, Chiết, và ở mỗi loại, người viết lại phải học lại từ đầu từng bộ thủ hay cách viết. Rồi phải tuân theo Tam pháp, trong đó bút pháp với từng nét cơ bản từ ngang bằng sổ thẳng, tự pháp là kết cấu của từng chữ và rộng hơn là chương pháp. Một nghệ thuật đòi hỏi nhiều, khắt khe như thế cho nên cũng rất kén người chơi.

    Người có tài chữ không chỉ dừng lại ở việc viết chữ đúng, luyện quen tay, người viết ngoài một số nguyên tắc chung còn thể hiện sự sáng tạo và tính cách trong nét chữ. Anh Tuấn, một người đến với thư pháp Hán Nôm khá muộn, cho biết: "Các cụ nói nét chữ là nét người, cho nên nếu tinh ý xem chữ cụ Hòa viết sẽ khác với chữ cụ Quảng. Có những người viết chữ rất bay, nhưng có người lại có kiểu viết chắc, tuân thủ các đường nét rõ ràng. Và nếu là người nóng vội, nhiều tính toán thì sẽ không bao giờ viết được".

    Các "ông đồ" thời hiện đại không áo the khăn xếp như ngày xưa nhưng khi đã "vận" mình vào thú chơi này dường như họ cũng tìm lại được chính bản thân. Anh Nguyễn Văn Thức, cử nhân khoa Hán Nôm, trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn, nói: "Từ ngày luyện viết thư pháp, tôi cảm thấy những suy nghĩ của mình có chiều sâu hơn và hiểu hơn giáo lý của đạo Phật. Lúc hướng được ngòi bút theo sự điều khiển của lý trí thấy mình đi được vào tận cùng con người mình". Câu nói có vẻ già trước tuổi ấy lý giải vì sao để tạo nên một bức thư pháp chỉ với một chữ "Nhẫn", "Tâm" hay "Đức"... người viết lại phải khổ luyện, tốn nhiều giấy mực đến thế.

    Theo lời cụ Hòa, người viết chữ đẹp có tiếng hiện nay chỉ có khoảng hơn chục người trẻ tuổi thực. Trong nhịp sống gấp gáp của cuộc sống thời hiện đại, những Đào Thái Hồng Phúc, Đức Dũng, Nguyễn Thanh Sơn... vẫn âm thầm tìm cho mình một lối đi riêng. Họ không coi thư pháp là một nghề để kiếm sống nhưng dành cho nó phần lớn thời gian và công sức. Anh Thức vẫn ở nhà thuê, làm đủ mọi công việc từ dịch thuật đến viết bia, dạy thêm, tối về lại lem nhem cùng giấy mực. Hồng Phúc theo y học cổ truyền và giờ đây, anh có cửa hàng nho nhỏ bốc thuốc Đông y. Nhiều người biết đến tên tuổi anh đã tìm đến nhà theo học thư pháp, cả người đã có tuổi và không ít thanh niên. Một lớp học khoảng hơn hai mươi người cũng giúp anh tăng phần thu nhập. Đặc biệt vào dịp lễ tết, có dịp trổ tài "múa chữ", Phúc có thể kiếm vài chục triệu từ chính sở thích "kỳ quái" mà anh đã công phu luyện tập. Anh tâm sự đầy lạc quan: "Khi tôi theo học thư pháp Hán Nôm, bố mẹ đều can ngăn, bảo bây giờ làm gì còn ai quan tâm đến loại chữ nghĩa ấy nữa. Nhưng tôi tin trong vài năm nữa, nghệ thuật này sẽ phát triển mạnh. Giới trẻ khi đã biết được một điều gì đó về thư pháp, họ sẽ rất quan tâm".

    Những người mê thư pháp thường chọn cho mình một thú vui để cân bằng cuộc sống. Người chơi đàn, người thích vẽ tranh, nghe nhạc. Có điều, họ là một số ít người dám chấp nhận thú chơi thử thách cao, đòi hỏi sự công phu và kiên nhẫn. Một thứ nghệ thuật không dành chỗ cho những tham vọng vật chất, và vô tình họ trở thành những người níu giữ lại nét đẹp văn hóa ngàn xưa của dân tộc. Nét đẹp mà gần một thế kỷ trước nhà thơ Vũ Đình Liên từng lo lắng: "Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ". Ngày hôm nay, ông đồ thời hiện đại sẽ không phải chứng kiến cảnh "Giấy đỏ buồn không thắm/ mực đọng trong nghiên sầu". Xã hội đang tìm lại họ, và nghệ thuật thư pháp sẽ không còn là quá vãng.

    Thu Hà



    Theo: vnexpress.net
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thư pháp tại Bình Thuận
    1. Giới thiệu chung về Thư Pháp Việt Nam
    Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển ở Việt Nam, đó là môn Thư pháp.
    Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).

    Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
    Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
    Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.
    Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.
    Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)
    « Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy? (Trang Tử).

    Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.
    Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.
    Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2. Thư pháp tại Bình Thuận:

    Nhất Chi Lan đang viết thư pháp với người hâm mộ
    Lâu lắm rồi phố biển Phan thiết mới bắt đầu xuất hiện một phòng tranh thư pháp. Thư pháp là một thú chơi không cũ mà cũng chẳng mới, bởi sự xuất hiện của nó từ đất nước Trung Hoa xa xôi đã có hơn 2 nghìn năm tuổi. Nhưng người chơi thư pháp ở Việt Nam thì đã biết đến thư pháp ngót trên 100 năm.
    Có thể gọi thư pháp là tranh chữ, nhưng nó lại mang sắc thái đặc biệt của con người sáng tạo nên bức tranh mà không được tự do bay lượn như các họa sĩ khi tung những nét vẽ lên trang giấy. Người vẽ tranh thư pháp, trước hết phải có một tâm hồn thanh tịnh ?onhư làn nước hồ thu?. Vì sao phải như vậy? Bởi chẳng có bức tranh thư pháp nào có thể ra đời khi lòng người đang rối ren, bấn loạn vì những cơm áo đời thường vương vấn. Chị Hoàng Thị Ngọc Lan, tên hiệu Nhất Chi Lan, chủ phòng tranh thư pháp, tâm sự : ?oCó đêm thức trắng, muốn viết thư pháp thì trước hết phải ngồi thiền. Lòng có tĩnh thì viết thư pháp mới được?.
    Viết được thư pháp là cả một kỳ công. Người Trung Quốc xưa viết bằng bút lông, mực tàu, trên giấy lụa. Với người Việt Nam quen chơi thư pháp, những nguyên tắc đó cũng không thể nào thay đổi.
    Người viết thư pháp quan trọng nhất cây bút. Để biết cầm bút đúng cách viết thư pháp, người giỏi phải mất một năm, người kém mà có tâm theo đuổi cũng phải kiên trì 3 năm chỉ chuyên tập cầm bút. Bút viết thư pháp phải là bút lông, nhất thiết không có bút gì khác. Cầm cây bút sao cho thẳng mà không cứng, vẫn mềm mại như hình con rắn uốn lượn.
    Mực viết thư pháp cũng phải là mực xạ. Loại mực này hiện nay không nhiều và khá đắt, thế nhưng người ta không thể thay thế loại mực khác. Mực xạ đi với giấy dó là loại giấy cổ truyền ở Việt nam. Những năm trước đây, nghề làm giấy dó gần như thất truyền, nay đã và đang được khôi phục lại ở một số làng nghề miền Bắc. Giấy dó làm ra cũng chỉ để phục vụ một số công việc như viết tranh thư pháp, viết câu đối, vẽ tranh cổ? nên giá giấy khá đắt. Chị Lan cho biết, trong khi một ram giấy trắng bình thường chỉ khoảng mấy chục nghìn đã có thể mua được hàng trăm tờ, thì giấy dó với chừng đó tiền chỉ có thể mua vài chục tờ, mà chị phải lặn lội đặt hàng tận thành phố Hồ Chí Minh đem về.
    Loại giấy dó thấm chữ rất nhanh, người viết thư pháp hay vẽ trên giấy này nếu không có trước ý tưởng trước mà cứ họa lên giấy thì tác phẩm 10 phần độ 9 phần bị hư. Bút lông thấm mực tàu sẽ tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau, nhưng cái đậm nhạt lúc ấy không phải là ở tay viết mà phải ở cái tâm của người viết.
    Thư pháp là mô phỏng theo hình dáng, sự chuyển động của thế giới thiên nhiên qua những con chữ thần kỳ. Chữ Tâm của Nhất Chi lan ở phòng tranh thư pháp là vậy. Một vầng trăng tròn và cành cây khô vươn cao, ai hiểu được thư pháp mới nhận ra những cành cây là chữ M, vầng trăng kia tựa chữ Â và cành cây vắt chéo qua mặt trăng đang rọi sáng là chữ T. Chị kể: Người bước vào con đường viết thư pháp đầu tiên phải học viết thành công 2 chữ: tâm và nhẫn. Với chữ Nhẫn, chị Lan họa theo điển tích Tử Nha câu cá bên hồ Sông Vỹ. Hình người đàn ông nhẫn nại với chiếc cần câu là nét vòng của chữ N tạo cho người cảm nhận một sự xao xuyến về con người và những thăng trầm trong cuộc đời.
    Người ta nói rằng con chữ, nhất là chữ thư pháp, thường gắn với cuộc đời của người viết ra nó. Không có quy tắc cho người chơi thư pháp, nhưng có một nguyên tắc là chữ tâm phải sáng và tâm hồn phải thanh thản, vì vậy mà hầu hết những người chơi thư pháp đều biết Thiền- một cách tĩnh tâm. Ngoài ra thư pháp là lối chơi dành cho người cao tuổi, có đời sống nội tâm phong phú, thích hòa mình với cây cỏ, thiên nhiên. Đến với thư pháp là đến với thiên nhiên với muôn vàn hình thái, từ những cành cây đang vươn lên đón nắng xuân, đến những cảnh se lạnh khiến cỏ cây đìu hiu trong giá rét, từ hình ảnh chuyển động của muôn loài động vật với vũ điệu thiên biến vạn hóa đến sự chuyển động âm thầm trong thớ thịt đường gân của thế giới sinh vật? Với người chơi và thưởng ngoạn thư pháp, gần như đó là đòi hỏi để có thể hiểu được nó.
    Dù trước đây, ở Phan Thiết cũng đã có người biết đến thư pháp và treo tranh trong nhà như một sự thưởng ngoạn, thì với phòng tranh thư pháp của Nhất Chi Lan, ít nhất nhiều người cũng biết đến hơn một loại hình nghệ thuật độc đáo. Phòng tranh có trên 120 bức và được nhiều người ghé thăm với lòng ngưỡng mộ. Nhiều bức tranh Xuân với những câu thơ Thiền, thơ Bùi Giáng, Xuân Diệu, Nguyễn Du, Huy Cận, Chế Lan Viên, những câu ca dao Việt nam. Nền văn học nước nhà, những con chữ dường như trở nên lung linh hơn bởi những nét thăng, nét trầm biến hóa và lẫn vào đời sống cỏ cây trong những bức tranh thư pháp mà Nhất Chi Lan đã dâng tặng cho phố biển Phan Thiết.
    Khi muốn liên hệ với họa sĩ Nhất Chi Lan. các bạn hãy liên hệ theo địa chỉ sau:
    Nhất Chi Lan
    Địa chỉ: 84 Trần Hưng Đạo - Phan Thiết - Bình Thuận
    Khu tập thể Bưu Điện Phú Tài - Phan Thiết
    E-mail: nhatchilan56@yahoo.com
    Tel: 062.829403 - Mobi: 0918.784502
    Theo: binhthuantoday.com
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Giới thiệu một số bức thư pháp của Nhất Chi Lan
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhất Chi Lan - nhánh lan giữa rừng thư pháp
    TT - Theo cách riêng của mình, nhà thư pháp nữ Nhất Chi Lan đã miệt mài theo đuổi cái điều ?otiếng Việt ta cũng có thể viết đẹp, tôn vinh qua thư pháp?.
    Gần như tự gắn kết mệnh hệ mình với phụng sự tôn vinh chữ Việt, nhà thư pháp nữ Nhất Chi Lan bày tỏ: ?oThật sai lầm khi cho rằng thư pháp là của chữ Hán, chỉ có chữ Hán mới có thể viết đẹp. Nói như thế là chưa hiểu hết cái huyền vi siêu năng của con người, một sinh vật duy nhất trên địa cầu có ngôn ngữ và chữ viết để diễn đạt tư tưởng?.
    Nhất Chi Lan (tên thật là Hoàng Thị Ngọc Lan) sinh năm 1958 tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Nhà thơ Kim Chi - hội viên Hội VHNT Khánh Hòa, người bạn gắn bó từ thuở nhỏ với Nhất Chi Lan - kể: ?oHồi còn học cấp I, Lan hay bị cô giáo khẻ tay bởi chữ viết quá kỳ dị. Nhưng khẻ mãi rồi cô cũng... chấp nhận. Biết thế nào được, tính khí nó vậy mà?.
    Năm 2000 là thời gian Nhất Chi Lan rèn bút và rèn trí mạnh nhất. Chị đọc sách đông, tây, kim, cổ để hiểu về đạo và thiền, về dịch lý, về yoga và khí công... Nghịch cảnh hạnh phúc gia đình và gánh nặng cơm áo mà có lúc người ta thấy chị đi cùng... chiếc xe phở trên các ngả đường, có lúc lại thấy Nhất Chi Lan trong vai trò một người đầu bếp tại một nhà hàng... đã không làm chị chùng lòng.
    Chẳng phải vô cớ mà chữ ?onhẫn? và chữ ?otâm? qua thư bút của Nhất Chi Lan lại trở nên có chiều sâu và có hồn đến thế, người ta ?oxin? nó ở chị nhiều đến thế. ?oMột tháng mình kiếm được khoảng hơn triệu đồng tiền nhuận bút viết báo, thơ, truyện ngắn và bán thư pháp... Cũng đủ để lấy nghệ thuật nuôi nghệ thuật!? - Nhất Chi Lan nói.
    Nhất Chi Lan là nhà thư pháp hiếm hoi trên đất văn hóa Champa Bình Thuận, cũng là người đầu tiên mạnh bạo tổ chức cuộc triển lãm thư pháp Việt tại Bình Thuận đầu năm nay và gặt hái nhiều thành công. Còn mới đây, thư pháp Nhất Chi Lan đã xuất hiện tại Festival Huế 2004 như một hiện tượng lạ khiến không ít người thán phục. Chị đến Huế khi mà vùng đất cố đô có lắm nhân kiệt, cao thủ thư pháp và họ có quá nhiều ưu thế, điều kiện, kể cả sự chiếm lĩnh công chúng trước chị...
    Còn chị thì cái gì cũng... không, ngoại trừ ?omột cây cọ và tấm lòng cùng Huế?! Mọi cản trở chị đã vượt qua, một vườn thư pháp Việt được xây dựng tại sân cỏ khách sạn Century Huế - nơi chị được ?ocho không? để triển lãm do ông Nguyễn Phong Hưng - giám đốc khách sạn - cám cảnh và mến phục tài năng của chị, nhất là tấm lòng chị với Huế.
    Trong vườn thư pháp ấy, người xem đã đặc biệt chú ý cuốn thư pháp thơ Hàn Mặc Tử dày 70 trang, dài 1,2m, rộng 1m và cuốn thư pháp tuyển thơ Bùi Giáng dày 60 trang, rộng 0,6m, dài 0,8m cùng hàng trăm tác phẩm thư họa, tranh thủy mặc, ký họa khác...
    Đặc biệt, khoảng 1.000 cuốn lý luận Thư pháp Việt (dày hơn 100 trang) của Nhất Chi Lan đứng tên chung với Thanh Tùng - người mà chị xem là người thầy đầu tiên dạy thư pháp cho mình - do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành đã trở thành một cuốn cẩm nang cho công chúng đến với thế giới thư pháp.
    Có lẽ thành công nhất với thư pháp Nhất Chi Lan tại Festival Huế 2004 vẫn là sự đón nhận nồng nhiệt và thu hút đông đảo công chúng trẻ. Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên -Huế, cảm động nói: ?oNếu như Festival Huế 2004 là một thảm hoa thì chị đã cắm lên thảm hoa ấy một nhánh hoa của riêng mình?.
    Về thư pháp Nhất Chi Lan, nhà thư pháp trứ danh - sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh - nhận xét: ?oVề nét chữ, về khí bút... của Nhất Chi Lan thì phải nói là nữ tính ẩn, nam tính hiện, rất tự tin, rất phóng khoáng, rất phiêu bồng, rất có cá tính...?. Còn nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sau khi thưởng lãm thư pháp Nhất Chi Lan, đã để lại lời tâm sự: ?oHồn ở trong chữ, chữ ở trong tâm. Cám ơn Nhất Chi Lan đã cho tâm hồn tôi thanh thản, thánh thiện?.
    Theo: binhthuantoday.com
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Tổ chức thi viết thư pháp "Thiên đô chiếu" kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Hà Nội

    (Hanoinet) Nhằm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 1.000 của thành phố vào năm 2010, ông Trần Quang Dũng, Phó chánh Văn phòng BCĐ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cho biết, BCĐ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc thi viết thư pháp "Thiên đô chiếu" - chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ, kế hoạch đang trình được phê duyệt.
    Cuộc thi không chỉ giới hạn cho người Việt Nam mà còn dành cho cả những bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam, người dự thi ngoài việc viết lại "Thiên đô chiếu" còn có thể viết kèm những lời bình ngắn gọn về áng văn học này. Cuộc thi có thể sẽ được phát động vào năm 2005, nhân kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội. Khi có kế hoạch cụ thể, BCĐ sẽ có thư mời Hội Thư pháp truyền thừa Đài Loan tham dự. Ngoài ra sẽ có những hoạt động giới thiệu với những người yêu thư pháp tại một số nước như Philippines, Malaysia... để họ cùng dự thi.
    Xin lỗi bạn Vinhaihong. Cuộc thi này đến năm 2005 mới tổ chức kia. Với lại thời gian còn dài, nên chưa có kế hoạch cụ thể. Nếu khi nào biết kế hoạch cụ thể, Home sẽ post lên.Mong rằng cuộc thi sẽ được tỗ chức trước khi bạn sang TQ

  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trên thế giới, mỗi bước có lối viết chữ riêng. Người Trung Hoa gọi "Thư pháp" hay "Thư đạo", người Nhật gọi "Thư sơ" (Kalizome), người Anh, Úc, Mỹ gọi là "Calligraphy", người Pháp gọi là "Calligraphie".
    Được gọi là thư pháp khi người viết chữ đạt khả năng viết nên nét chữ bay ****, đậm nhạt huyền ảo để bài thơ truyền đạt hết ý tứ, tâm tư gởi gắm được rung động, xúc cảm qua nét thư pháp uyển chuyển thần tình như trường hợp của Thôi Hộ đề thơ.

    Theo nhà biên khảo Lê Văn Lân : "Những kiểu chữ như rồng bay phượng múa mà chúng ta thấy trước đây ở Việt Nam chỉ là một trong con số 100 đến 120 kiểu chữ thư pháp, phát xuất từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ năm, thứ sáu thời Nam Bắc Triều. Những kiểu chữ này được dùng để trang trí trên những bức bút thiếp bằng lụa, trên những bia kỷ niệm, những bức trướng liễn chúc tụng vào ngày xuân, sinh nhật hay vào dịp đỗ đạt, thăng quan... tên gọi của nó là Tập thể thư".
    Theo Yujiro Makata, tác giả quyển The Art of Japanese Calligraphy (Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản) thì Tập thể thư là một tập hợp các kiểu chữ Hán pha trộn với nhau, vừa chữ triện (Tensho) vừa chữ lệ (Reisho), thịnh hành ở Trung Hoa vào thời Nam Triều, đời Tề (479-502), đời Lương (502-557), kéo dài cho đến đời Đường (618-713). Tập thể thư truyền qua Nhật Bản được gọi là Zattaisho.
    Thư pháp Trung Hoa hoàn toàn không phải là một kỹ thuật viết chữ máy móc mà là một nghệ thuật siêu đẳng. Người viết chữ Nho là một nghệ nhân trải qua quá trình luyện tập lâu dài và liên tục, đem cả tâm huyết, tinh thần ký thác trên giấy. Những vật dụng dùng để viết, do đó được trân trọng kén chọn và gìn giữ. "Văn phòng tứ bảo" - như tên gọi - gồm 4 món quý : mực, nghiên, giấy, bút. Mỗi thứ được chế tạo đặc biệt theo nhiều trình độ khác nhau của người sử dụng...
    Cái đẹp của thư pháp Trung Hoa đôi khi không nằm trong sự cân đối (symetry) mà nằm trong sự không cân đối đầy đồng tính (dynamic asymetry) như tác giả Trương Di nhận định trong quyển Chinese Calligraphy. Một chữ in thường có nét sắc, gọn, rõ ràng, đầy tính máy móc mà người ta có thể dùng Compass (đinh quy), thước, bút chì nhọn để vẽ lại đúng như thế. Nhưng đó là những chữ "chết". Ngòi bút lông thì khác, nó linh động với cái sống của nó. Sự sống bổi hổi bồi hồi của ngọn bút là làm ra những nét lúc dầy lúc mỏng, lúc nhu lúc cương, lúc khoan lúc nhặt, lúc thẳng lúc cong để diễn tả dịch tính rất động của thiên nhiên...".
    Thư pháp của Trung Hoa và thư pháp của Nhật Bản được xem như một dạng của thiền họa (Zen paintings) trong nghệ thuật thiền (Zen Art).
    Trong Trà đạo (Cha-no-yu) của người Nhật, nghệ thuật thư pháp giữ vai trò quan yếu. Sau khi khiêm cung cúi khom người để bước qua cửa trà thất - cửa chỉ cao độ một thước - khách cúi lạy một cách kính cẩn bức họa hay liễn chữ treo trên vách cạnh lẵng hoa ở về phía của căn sàng gian Tokonoma như là một nghi thức cung kính đối với Cổ Đức, với Thiền Tổ.
    Tinh thần của Trà đạo bao gồm 4 chữ : Hòa - Kính - Thanh - Tịnh (Wa, Kei, Sei, Jaku). Trà sư Nakano Karumo từng nói : "Tinh thần Cha-no-yu là để làm sạch lục căn ra khỏi những ác trược. Bằng cách ngắm xem tranh hay liên chữ treo nơi sàng gian Tokonoma, ngắm hoa trong lọ đang tỏa hương thơm dịu : thị giác, khứu giác người ta được sạch : nhờ lắng nghe tiếng nước sôi réo trong ấm sắt và tiếng nhỏ giọt tí tách từ trong ống tre : thính giác người ta được sạch; nhờ nếm trà : khẩu vị người ta được sạch; và nhờ cầm trên tay những trà cụ : xúc giác người ta được sạch. Khi các giác quan đã được thanh như thế TÂM ta tự nó cũng được thanh tịnh thoát khỏi phiền trược. Nghệ thuật uống trà rốt ráo chính là tu luyện tinh thần và ước nguyện riêng tôi là mọi thời trong ngày không tách biệt khỏi tinh thần Trà đạo".
    Ngọc Đào
    vinhxxuan.org.vn
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU LẠC BỘ MỸ THUẬT QUẬN 5

    Nơi giao lưu mỹ thuật truyền thống Việt - Hoa

    15:22'' 11/11/2004 (GMT+7)


    Bài, ảnh: TÚ CHI
    Giới nghệ sĩ hay "rỉ tai" nhau: họa sĩ giàu, giàu lắm nhưng giàu về tình cảm, về tinh thần, không kể đến vật chất. Thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Có những họa sĩ cả đời họ gắn liền với cây cọ, nét bút, tâm hồn của họ nhạy cảm trước từng thay đổi nhỏ trong cuộc sống. Hầu hết thời gian của họa sĩ đều dành cả cho việc ?otruy lùng? cái đẹp cho nên tình yêu nghệ thuật nuôi sống tâm hồn họ. Các thành viên của Câu lạc bộ (CLB) Mỹ Thuật quận 5 là những người như thế. Họ được xem là những người "giàu nhất" vì đã giữ được một ?ogia tài? về cái đẹp!
    Một nơi gặp gỡ, giao lưu

    [​IMG]


    Hội quán trưng bày tràn ngập đủ loại tranh
    Họa sĩ Lý Khắc Nhu, một người Việt gốc Hoa ?" chủ nhiệm CLB cho biết: ?oCLB Mỹ thuật quận 5 ra đời bởi một lý do rất thực tế, do yêu cầu của các họa sĩ đam mê nghệ thuật cần có một nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề. Và có lẽ cũng thấy được sự cần thiết trước mắt, Trung tâm văn hóa quân 5 (TTVHQ5) và Ủy ban quận hỗ trợ thành lập CLB Mỹ thuật quận 5 với Hội quán Mỹ thuật được đặt ngay trong khuôn viên TTVHQ5?. Ai một lần ghé Hội quán của CLB, hẳn cũng sẽ bị cuốn hút bởi những tác phẩm với những sắc màu lung linh khác nhau. Hội quán trưng bày tràn ngập những tranh sơn mài, tượng điêu khắc, tranh thư pháp, thủy mặc và cả những món đồ trang sức mà các họa sĩ ?otậu? được ở những nơi xa xôi về.
    Ra đời năm 1982, đến nay, CLB đã thu hút khỏang 62 thành viên. Tính đến thời điểm này, thành viên nhỏ tuổi nhất của CLB là 14 ?" 15 tuổi. Các thành viên không chỉ ở quận 5, có người ở tận quận 8, quận 11 và cả ở Hốc Môn, Củ Chi. CLB Mỹ Thuật quận 5 là một CLB có tên tuổi nhưng nó cũng đã trải qua một quá trình đầy gian nan, thử thách. Phải đến 1992, CLB mới thật sự chuyển mình, hoạt động mạnh hơn và có hàng loạt những đợt triển lãm thành công vượt bậc.
    Tuy thành viên CLB khá đông nhưng không phải ai cũng có nhiều vốn kiến thức về thế giới nghệ thuật rất sâu rộng này. Từ thực tế đó, CLB mở lớp nâng cao trình độ Mỹ thuật cho các thành viên. Lớp học học viết thư pháp Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, vì vậy thư pháp Việt chắc hẳn không phải là một môn quá khó. Đến nay, lớp dạy về tranh thủy mặc và thư pháp Hán đã chính thức được ra đời, do các họa sĩ lão thành của CLB đảm nhận. Thành công bước đầu ấy đã tạo chỗ đứng vững chắc cho sự tồn tại của CLB.
    Hoạt động chính của CLB Mỹ Thuật quận 5 là triển lãm những tác phẩm do thành viên sáng tác. Trong mỗi đợt triển lãm, bên cạnh những tác phẩm độc đáo, nổi trội của thầy là những tác phẩm non nớt của trò. Những cuộc triển lãm như thế nhằm ươm mầm tài năng cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em bộc lộ và trao dồi năng khiếu của mình. Bên cạnh những đợt triển lãm chào mừng các ngày lễ lớn, CLB còn tổ chức những đợt triển lãm mang đậm chất xã hội như: triển lãm gây quỹ xóa đói giảm nghèo? Thành công nhất là đợt triển lãm tranh của 4 họa sĩ trong CLB, đã xây dựng được nhiều căn nhà tình nghĩa giúp cho người nghèo.
    Đa dạng các loại hình nghệ thuật

    [​IMG]


    Làm tranh
    Để đầu tư cho những sản phẩm Mỹ thuật, CLB đã tạo cảm hứng sáng tác cho các thành viên thông qua những đợt đi thực tế. Những nơi mà các họa sĩ từng đến là: Trại Trường Sơn, Cửu Long, ra Bắc vào Nam... Sau những chuyến đi ấy là hàng loạt các tác phẩm ra đời với các chủ đề khác nhau: thiên nhiên, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là tranh phản ánh có chất lượng về nghệ thuật và đậm chất sáng tạo.
    CLB Mỹ Thuật quận 5 hoạt động với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Mỗi loại hình đều có những nét riêng, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau: điêu khắc, sơn mài, sơn dầu, lụa, màu nước? Thế mạnh hiện nay của CLB là tranh thủy mặc và thư pháp. Hai loại hình nghệ thuật này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Họa sĩ Trần Văn Hải tâm sự: ?oThủy mặc và thư pháp có sự tương hỗ lẫn nhau do đó học thư pháp rồi qua vẽ tranh thủy mặc rất thuận lợi. Muốn vẽ được tranh thủy mặc trước hết phải biết cầm bút lông mà việc cầm được bút lông thể hiện cảm xúc của mình đã là một vấn đề. Nếu nhìn thủy mặc ở góc độ thư pháp thì trong thủy mặc có bút pháp. Đó là cách xài nét, nét lấy mực làm chính. Mực tượng trưng cho xương hay còn gọi là nền của bức tranh, màu là thịt tô đậm, phụ họa cho bức tranh thêm đặc sắc?.
    Tâm sự cùng người trong cuộc

    [​IMG]


    Làm sao để giữ được truyền thống và làm cho nó tốt hơn...
    Là người gắn liền với những thăng trầm trong suốt 22 năm của CLB, họa sĩ Lý Khắc Nhu được các thành viên trong CLB nhắc đến với sự tôn kính. Ngoài vai trò là chủ nhiệm CLB Mỹ Thuật quận 5, ông còn là thành viên của Hội Mỹ Thuật thành phố. Tuy bộn bề với bao công việc nhưng CLB Mỹ Thuật quận 5 do ông đảm trách đã tồn tại vững mạnh như ngày hôm nay. Ông tâm sự: ?oTôi tự hào về CLB Mỹ Thuật của mình vì tại đây người Việt và người Hoa rất đoàn kết với nhau. Họ cùng trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, cùng đi sáng tác. Tất cả đều là những người yêu nghệ thuật?.
    Họa sĩ Lý Tùng Niên, phụ trách giáo dục trong CLB. Ông là người giữ vai trò chính trong quá trình giảng dạy các học viên. Hầu như sáng nào ông cũng có mặt tại TTVHQ5. Tâm sự về công việc giảng dạy của mình, ông nói: ?oLúc đầu các học viên cầm cọ cũng chưa biết nhưng bây giờ chúng đã làm được, vẽ được mặc dù thời gian bỏ ra không ít. Nhìn sơ bộ các học viên cũng có những thành tích đáng khen. Nói thật, các học viên vẽ được những nét cọ hay tôi mừng biết bao nhiêu, mừng nhiều hơn khi mình tạo được một tác phẩm vậy. Cảm giác ấy rất sung sướng?. Là một họa sĩ có danh tiếng, mặc dù các tác phẩm được ra đời từ bàn tay khéo léo của ông không ít nhưng dường như ông vẫn chưa hài lòng về tác phẩm nào cả. Theo ông, nếu hài lòng thì chắc chắn sẽ không làm được gì cả.
    Đại diện cho một thế hệ trẻ, một lực lượng kế thừa những nét cọ anh Trần Văn Hải tâm sự: ?oMong mỏi của ai cũng vậy đã bước chân vào CLB thì muốn nó phát triển mạnh hơn mà quan trọng là áp lực làm sao cho nó mạnh hơn thôi. Hiện tại CLB Mỹ Thuật quận 5 là một CLB có tên tuổi vì vậy thế hệ sau hãy làm sao để giữ được truyền thống ấy và làm sao cho nó tốt hơn?.
    T.C
    Theo:
    nguoivienxu.vietnamnet.vn
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phố thư pháp và ông đồ thời nay ​
    (VietNamNet) - Khăn đóng, áo the đen, những ông đồ ở TP.HCM cũng bày mực tàu, giấy vẽ bên lề đường giữa bộn bề phố xá, thảo lên những bức thư pháp đầy ngẫu hứng, đầy sắc xuân.
    Ngay từ ngày rằm tháng chạp, những ai có dịp đi qua góc ngã tư Nguyễn Văn Giai - Nguyễn Huy Tự (P Đa Kao, Q.1, TP.HCM) không khỏi ngoái nhìn cảnh ông đồ Lê Hải múa bút ?ocho chữ?. Ông đồ mới 31 tuổi này cũng khăn đóng, áo the đen, cũng mực tàu, giấy vẽ thảo lên những câu chúc phúc, an lành cho những ngày xuân giữa bộn bề phố sá.

    Ông đồ thời nay. ​

    Nét văn hoá truyền thống hiển hiện giữa lòng thành phố hiện đại không khỏi khiến lòng người có cảm giác hoài cổ, nao nao. Hải thổ lộ: ?oLúc còn nhỏ, cứ mỗi độ xuân về, nhìn cảnh cha và ông nội ngồi viết thư pháp bỗng thấy dâng trào một nỗi đam mê?. Và mặc dù nghề chính của Hải là trang trí nội thất, hội họa nhưng cứ đến những ngày xuân, anh lại xách đồ nghề ?ora đường? viết thư pháp. Ấy thế mà cũng đã được 7 năm.
    ?oViết cho thỏa nỗi đam mê cũng là dịp để kiếm chút ít tiền tiêu vặt? - Hải cười. Công việc hàng ngày của Hải bắt đầu từ 7 giờ sáng kéo dài đến 19 giờ khi thành phố đã lên đèn, mọi người đã tề tựu bên những bữa cơm gia đình.
    Anh Hải cho biết, ngày nào cao lắm viết được trên chục bức thư pháp, trung bình chỉ được 2, 3 bức/ngày. Đối tượng mua thư pháp của Hải khá phong phú, từ ông lão mê chữ Nho đến những thanh niên hiện đại, cho khách ta và cho cả khách tây với giá 30.000 đồng/bức. Nhưng tiền thuê chỗ ngồi viết đã ngốn hết 50.000 đồng/ngày. Địa điểm khá chật hẹp, chỉ đủ kê một cái bàn nhỏ, dăm ba cái ghế nhựa, lại nằm sát bên cạnh tiệm sửa xe gắn máy nhưng không thể ngăn cản ?ongẫu hứng?T? của ông đồ Hải.
    Nhưng ấn tượng nhất vẫn là phố của những ông đồ viết thư pháp nằm trên đường Trương Định (Q.3, TP.HCM). Phố thư pháp này nhóm họp từ ngày 22 tháng chạp (31/1/2005) cho đến hêt ngày 30 Tết. Tại đây, thường xuyên có 10 ông đồ chuyên viết thư pháp cho khách có nhu cầu. Ngoài những người viết thư pháp chuyên nghiệp và lão luyện như: hoạ sĩ Bùi Hiến, còn có những SV, những tay viết nghiệp dư. Chiếm phân nửa trong số đó là các bạn trẻ là SV của các trường mỹ thuật ở khoảng độ tuổi từ 22-24.

    Phố thư pháp trên đường Trương Định (Q.3, TP.HCM) ​
    Mỗi ông đồ trải một đôi chiếu manh, sát cạnh hàng rào của trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai rồi cứ thế khom lưng hí hoáy viết cho khách. Những câu thơ, danh ngôn, ca dao nói về mùa xuân, cha mẹ, tình yêu đôi lứa? viết theo lối thư pháp cứ thế tuôn trào: ?oHôm nay tạm nghỉ bước gian nan/ Trông bước gần xa pháo nổ ran/ Dũ áo phong sương trên gác trọ/ Lắng nhìn thiên hạ đón xuân sang?, ?oCon của mẹ đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con?, ?oCha là bầu trời con là hạt bụi/ Con lẫn vào cha từ đó đến muôn đời?. Sản phẩm ngay sau đó được treo lên các bức tường rào vừa để cho khô mực và cũng là để tiếp thị với khách.
    Đa phần thư pháp đều được viết bằng chữ Việt. Do đó, ý nghĩa hình tượng của con chữ phải được các ông đồ đầu tư rất công phu. Vì vậy, ngoài những câu thơ, danh ngôn, ca dao do khách yêu cầu. Các ông đồ đã chọn lọc sẵn những mẫu câu cho khách lựa chọn. Ông đồ Nguyên Doãn (Họa sĩ đồ họa) cho biết, anh thích viết nhất hai chữ ?oTâm? và ?oNhẫn?, mỗi chữ anh sáng tạo thành 10 lối viết khác nhau. Có chữ ?oTâm? đường nét tạo thành hình tượng vầng trăng, chim đậu cành tre gợi sự thanh bình, nhưng cũng có chữ ?oTâm? trong đó ẩn chứa hình con rắn? Doãn đùa: ?oDo tôi thích viết hai chữ này thế nên bạn bè gọi tôi là đồ "Nhẫn Tâm? Doãn!
    Tuỳ thuộc vào từng loại chất liệu mà các bức thư pháp có giá khác nhau. Ông đồ Bùi Hiến bán một liễn giấy Việt Nam có đề thư pháp với giá khoảng 50.000 đồng, liễn giấy dó 100.000 đồng, liễn giấy bố khoảng 200.000 đồng. Trong khi đó, ông đồ Nguyên Doãn bán thấp hơn từ 20.000-30.000 đồng.
    Những ngày Tết, hình ảnh ông đồ ngồi viết thư pháp xuất hiện hiếm hoi bên những con đường tấp nập người qua lại, lại nhớ đến những câu thơ của Vũ Đình Liên: ?oMỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua?? Lòng cảm thấy xao xuyến.

Chia sẻ trang này