1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, thời sự trên mạng, báo về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 18/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chùm ảnh về các ông Đồ ngày nay
    Tại Sài Gòn (ảnh VNN):

    Ông đồ Lê Hải đang phóng bút.


    Chữ "Phước", một trong những chữ được yêu cầu viết nhiều nhất.


    Ông đồ Bùi Hiến.


    Ông đồ ngồi bên phố đông người qua.


    Những tác phẩm của các ông đồ.


    Đồ nghề của ông đồ thời nay.

    Tại Huế:(ảnh Netcodo)
    Xuân vê?, bạn muốn có một bức thư pháp đê? treo trong nha?, xin mơ?i hafy đến Nghinh Lương Đi?nh ơ? đó có một "ông đô?" tre? đang "hoa tay tha?o nhưfng nét..."
    Tại Hà Nội: (ảnh Vnexpress)

    Những "ông" đồ nho tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 06/02/2005
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp chữ Việt trước thềm xuân​
    Từ năm 1997, với triển lãm đầu tiên của Song Nguyên - Chính Văn - Trụ Vũ, tại Tp. Hồ Chí Minh nổi lên một kiểu thư pháp mới: Thư pháp chữ Việt. Cách chơi này, ban đầu chỉ được xem như trò ?onhàn cư?, nhưng rất nhanh sau đó, nó thu hút được sự chú ý của nhiều giới, nhất là những ai có nhu cầu viết chữ đẹp.
    Nhà thơ Nguyễn Duy, với các triển lãm thơ, hay viết thơ lên lịch treo tường, lịch để bàn rồi in hàng loạt cũng thu hút được dư luận, mặc dù giá bán thì không bình dân chút nào. Tiếp đến là sự xuất hiện của các gallery thư pháp của Trương Tuấn Hải, Nguyễn Thanh Sơn? rồi chuyện những người như Bùi Hiến? ra ngồi viết chữ ở vỉa hè cũng làm cho thư pháp chữ Việt thêm phổ biến.
    Gallery thư pháp của Trương Tuấn Hải.
    Cùng lúc là các lớp dạy thư pháp của Song Nguyên tại Hội Mỹ thuật Tp.HCM, Giang Phong tại Trung tâm văn hóa quận 3, Thanh Sơn tại nhiều nơi khác? cũng như với các triển lãm liên tục diễn ra, như triển lãm rất có quy mô do báo Giác Ngộ tổ chức nhân lễ Vu Lan vừa qua, thu hút đông đảo người tham gia.
    Hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh đã có hàng ngàn người theo học các lớp thư pháp chữ Việt, hơn 100 người đam mê viết chữ đẹp; gần một nửa trong số này đã có thể đem ?ocái tài chữ đẹp? ra kiếm tiền?
    Trước thềm năm mới, những người có tâm huyết, muốn đưa thư pháp chữ Việt thành một bộ phận của văn hóa và có quy củ hay những người quan tâm sâu sát tới thư pháp chữ Việt, dù không viết, đã chia sẻ về Thi pháp Việt.
    Nguyễn Thanh Sơn: Tôi vốn là kiến trúc sư, đến với thư pháp chữ Việt cũng là do cái duyên gặp gỡ. Tôi tin rằng, trong thâm tâm, người Việt ai cũng muốn có một chữ hay một câu nào đó thật tâm đắc với mình, nếu do mình viết thì tốt nhất. Và không chỉ người Việt, vừa rồi, qua thực tế 5 tháng lưu diễn tại Thụy Sĩ và một vài nước khác, tôi đã thấy sự hứng thú cao độ của đa phần khách châu Âu. Nói ra điều này để thấy, thư pháp chữ Việt có sự quyến rũ của nó.
    Lãng Nhân: Trong làng thư pháp chữ Việt ở Sài Gòn, tôi tự thấy mình là người đến muộn. Trước đây tôi yêu thư pháp chữ Hán, nhưng do hiểu biết của mình quá hạn hẹp mà chữ nghĩa thì uyên thâm, nên đành thôi. Tôi chọn lối viết chân phương, chữ cũng chân phương (dễ đọc, dễ hiểu) để hướng cái Tâm của mình đến Chân Thiện Mỹ. Mà trong đó, chữ Thiện với tôi là quan trọng nhất.
    Qua những hoạt động nhóm bút Tố Tâm, CLB Nghệ nhân Tao Đàn và 6 cuộc trưng bày, giới thiệu trong năm vừa qua? tôi thấy mình là người hạnh phúc. Hạnh phúc vì làm người hướng dẫn viết cho hơn 200 người từ năm 2001 đến nay; trong đó có hơn 40 học viên dưới 15 tuổi, và 6 ?oông đồ nhí? trong số đó đã có thể đem cái tâm mình đối đãi với lòng yêu mến chữ của những người khác.
    Nguyễn Thiên Chương: Nhiều người nói, tôi có vài chữ xem được, nhưng chưa bao giờ tôi xem mình là người của thư pháp. Lúc trước tôi là họa sĩ mê vẽ tổ Bồ Đề Đạt Ma, bây giờ tôi là họa sĩ tranh thủy mặc, và thiết kế. Viết đôi chục chữ cho bạn bè, đôi trăm chữ cho nhà chùa thì sao gọi mình là nhà thư pháp được.
    Tôi thấy chữ Việt vẫn có thể viết đẹp, nhưng gọi nó là thư pháp thì tôi không đồng ý. ?othư? thì có rồi đấy, còn ?opháp? ở đâu? Tôi sợ còn lâu, thậm chí không bao giờ chúng ta có được ?opháp?. Vì thế, viết chữ chẳng qua là để dưỡng tâm, chứ không phải để trở thành nhà thư pháp.
    Song Nguyên: Với thư pháp chữ Việt, ngay từ năm 1992 tôi đã trình làng vài bức đầu tiên, nhưng mãi đến năm 1997, người ta (trong đó có tôi) còn chưa biết gọi đó là gì. Cố thư pháp gia Chính Văn còn gọi là ?ođiệu múa của con chữ?. Vì thế, cũng xin lưu ý, chỉ với những đại tự (60x110cm) hay trung tự thì người viết mới thể hiện được khí lực của mình, còn những chữ nhỏ, chỉ là đẹp thôi - chứ không phải thư pháp. Khi viết thì chỉ nên một nét dứt khoát, không tô thêm, và nên nương theo cảm hứng, không nên gượng ép.
    Trương Tuấn Hải: Tôi cho rằng thư pháp chữ Việt đang trong thời gian chắt lọc lấy tinh túy. Còn bảo nó có đúng là thư pháp hay không thì thật khó trả lời. Với tôi, một bức thư pháp đẹp thì phải có đủ bố cục, đường nét và hình tượng, không nhất thiết phải viết bằng loại chữ gì.
    Tản mạn chuyện thư pháp ở Tp. HCM trước thềm xuân để hiểu thêm về ?ođiệu múa của chữ Việt? và tâm tư của những người viết thư pháp, cũng là một cách để chúng ta chuẩn bị tâm thế trong việc ?orước chữ? vào nhà ngày trong Tết thiêng liêng...(CAND)

  3. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    5-6 tết có giao lưu thư pháp Việt - Trung ở bảo tàng Dân Tộc Học phải không nhẩy ?
  4. lutraquan

    lutraquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Có loạt ảnh về cuộc chơi cùng Cụ Bách đang định đưa lên mà cái máy Scan ở đây lại bị toi ...
    Thôi để ra giêng ngày rọng tháng dài vậy ...
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tôi đi xin chữ đầu năm ​
    Sáng mùng 2 Tết, trong cái nắng, gió và ấm áp hiếm hoi của Hà Nội mùa này, tôi làm một vòng HN để tìm một chút gì đó còn thiếu của ngày Tết ông đồ và câu đối đỏ.
    Nghệ thuật thư pháp thời nay.
    Đúng là Hà Nội rồi! không còn cảnh kẹt xe và những tiếng còi inh ỏi, một không khí khó có thể miêu tả bằng lời, Tết mà! Sắc xuân của đào, hoa, băng rôn và những lá cờ đỏ thắm lạc lõng trên những con đường vắng. Chỉ có những ngôi chùa là đông, đường vào Chùa Quán Sứ, Trấn Quốc, đền Quán Thánh... tấp nập.
    Đi chùa sáng mùng 1 bấy lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của người Hà Thành bên cạnh việc đi chúc Tết. Nhưng hình như còn thiếu một cái gì đó, pháo chăng? Đó đã là quá khứ và chỉ còn trong hoài niệm của nhiều người bởi đã 10 năm rồi, chẳng còn tiếng pháo và cảnh các gia đình ở HN "đọ" tiếng pháo và độ dài, lớn của bánh pháo.
    Tôi còn nhớ, khi đang học cấp 1, chưa đến Tết, khu phố Khâm Thiên của tôi vui hẳn lên, nhiều nhà đã kịp đặt thêm một cái kệ gỗ bán pháo. Món bọn trẻ yêu thích nhất là những bánh pháo tép đỏ càng dầy, càng dài càng thích. Sau đó là pháo dây vì nó dễ đốt và lại rẻ nữa. Đến những ngày Tết thì khỏi nói, xác pháo đầy đường.
    Đặc biệt là mùng 1, nhà nào cũng chuẩn bị 1 bánh pháo to đùng trước cửa và thi nhau đốt. Cái tiếng phào ngày tết và cái mùi khói nồng ai mà chẳng thích nhưng đi ra đuờng những ngày tết lại là nỗi kinh hoàng với bọn con gái vì dễ bị ném pháo vào người, nhẹ thì thủng quần áo, nặng thì cháy xém cả da, vui không tả nổi. Bây giờ, khi không còn pháo, người ta chỉ có thể tìm lại cảm giác Tết Hà Nội xưa qua hình ảnh những ông đồ múa bút trên những mảnh giấy đỏ thì phải.
    Đã thành thói quen, tôi vác xe vòng vòng lên phố Bà Triệu, con phố mà cứ đầu năm mới người ta đã quen với hình ảnh những ông đồ oằn mình viết câu đối lọt thỏm trong đám đông túm năm tụm ba. Trái với dự đoán của tôi, chẳng có ông đồ, những góc phố đỏ màu giấy và nghệ thuật thư pháp. Hỏi ra mới biết thường là từ mùng 2 đến mùng 10 các ông đồ mới cho chữ.
    Tôi vòng qua phố Lý Thường Kiệt, Quang Trung và khu phố cổ hy vọng sẽ may mắn gặp hình ảnh một ông đồ miệt mài viết chữ nhưng tìm đỏ cả mắt mà không thấy. Tôi đã mừng không tả nổi khi bắt gặp một anh thanh niên ngồi nắn nót từng nét chữ trên những tấm giấy dó đỏ sẫm ở phố Văn Miếu. Sinh năm 1974 và từng học chuyên ngành Hán Nôm (khoa Văn ĐH KHXh&NV Hà Nội), đã 4-5 năm nay anh Hồng Phúc "mở hàng khai bút" vào sáng mùng một ở trước cửa nhà.

    Chữ "Tâm" dưới nét bút của "ông đồ trẻ" Hồng Phúc.
    Không mặc áo dài, không đội khăn xếp nhưng những nét chữ của ông đồ trẻ này không chê vào đâu được. Tình cờ, trong lúc chờ xin chữ Tâm, tôi gặp nhà giáo Thế Anh, năm nay đã 80 tuổi cho chữ ở số 64 Bà Triệu đã 6-7 năm nay. Cụ Thế Anh, hội viên CLB UNESCO thư pháp VN cho biết đã thành thông lệ, thường là mùng 2 Tết và kéo dài đến mùng 10 chúng tôi mới cho chữ, ở Bà Triệu và trong Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng vậy.
    "Hôm nay thì vắng thế này chứ từ ngày mai trở đi, những nơi cho chữ thư pháp thế này đông không chen được. Mấy năm trở lại đây người ta đi xin chữ nhiều lắm, thanh niên cũng nhiều, họ mua tặng nhau và tặng ông bà, bố mẹ, thầy cô. Nhiều cháu sau khi xin chữ tôi đã hỏi chỗ để đi học thư pháp. Một dấu hiệu rất đàng mừng. Nhưng đâu phải ai cũng viết được, ngoài sự cần cù học hỏi, còn cần phải có năng khiếu nữa", cụ Thế Anh tâm sự.
    Trái với dự đoán của tôi, hai điểm cho chữ ở một góc phố Văn Miếu đã đông người ngay từ sáng mùng 1. Một cụ già 71 tuổi cho chúng tôi biết: "Hôm nay tôi phải tranh thủ đi xin chữ sớm thế này để lấy may. Hơn nữa, nếu để chiều muộn hoặc sáng mai hay những ngày sau mới xin chữ thì phải chờ rất lâu vì bây giờ có nhiều người thích đi xin chữ đầu năm lắm".
    Một sinh viên năm cuối ĐH Ngoại thương chia sẻ: "Từ khi học ĐH, năm nào em cũng qua Văn Miều xin chữ và thấy mỗi năm thêm đông, dù phải xếp hàng đi chăng nữa em cũng thấy vui vì được xem nhiều chữ hay". Chưa biết những người xin chữ có đức tin đến đâu, hiểu thư pháp đến đâu nhưng dù sao khi có nhiều người hơn, đặc biệt là lớp thanh niên yêu thư pháp cũng khiến người ta cũng cảm thấy những câu thơ về những ông đồ của Vũ Đình Liên cũng đỡ chua xót:
    "Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay
    ...
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?".

    (VNN)

  6. lutraquan

    lutraquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai tại Gò Đống đa tớ viết tí chơi lấy cái góp nhặt cùng CLB tháng 5 ....Mời bạn bè cùng tham gia ... ( hôm nay ko thể liên lạc đc với BTC ... Mai anh em cứ ra )
    Chiều anh em thư pháp họp mặt đầu năm ...có lời mời bạn bè chư vị yêu thích thư pháp họp mặt tại.... ( thông báo sau ...)
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chữ tặng nhân gian​
    Hàng chục năm nay, thư họa Lê Xuân Hòa Thanh Hoằng Khê, được giới thiệu rộng khắp trong Nam ngoài Bắc và nước ngoài. Cụ được trân trọng là người từng tặng chữ, tặng thơ, tặng tranh thủy mặc cho nhiều danh nhân, chính khách: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Võ Nguyên Giáp, GS Trần Văn Giàu... Ở tuổi đại thượng thọ 95, cụ vẫn miệt mài tặng chữ cho nhân gian...

    Cụ Lê Xuân Hòa ​
    Sự sáng tạo ra chữ Hán với các dạng Chân, Thảo, Triện, Lệ là đóng góp đặc sắc của văn hóa Trung Hoa vào nền văn hóa chung của nhân loại. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với việc không ngừng phát triển tiếng Việt, các thế hệ tiền bối của chúng ta đã tiếp nhận loại chữ tượng hình độc đáo này; cùng đó còn sáng tạo ra chữ Nôm và dùng nó làm công cụ giao tiếp bằng văn tự, truyền bá tri thức, nâng cao dân trí, tuyển chọn nhân tài... tạo nên diện mạo của nền văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hiến Việt Nam.
    Anh hùng Lao động, GS Vũ Khiêu từng nhận định: ?oTrong kho tàng chữ Hán ấy, có cái vỏ bề ngoài là văn tự và ngôn ngữ Trung Hoa nhưng nội dung bên trong của nó là văn hóa Việt Nam, xã hội Việt Nam, con người Việt Nam?... Khi tiếp nhận chữ Hán, các bậc danh nho ở nước ta rất xem trọng thư pháp. Chúng ta tự hào về nét bút của cha ông qua nhiều văn bia, nhiều sắc thần tại đình miếu, nhiều chỉ dụ của nhà vua, nhiều hoành phi câu đối... cùng đó là những tài năng thư họa (thư pháp đạt đến trình độ cao về thẩm mỹ) của Thiền sư Mãn Giác, Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến... tải những tư tưởng, tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể quý giá của dân tộc. Từ năm 1919, chế độ khoa cử theo Hán học bị bãi bỏ, chữ Hán ít được dùng hơn...
    Đến nay số người gọi là nhà thư pháp ở nước ta có lẽ còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay và trong đó nổi bật là đại lão thư pháp Lê Xuân Hòa Thanh Hoằng Khê, sinh năm 1911 trong một gia đình nho học, quê ở xã Phú Khê, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ngay từ thuở thơ ấu được thân phụ là cụ tú kép Lê Duy Bá rèn cặp; năm 20 tuổi, Thanh Hoằng Khê đã nổi danh viết chữ đẹp và vẽ tranh thủy mặc có ?othần?...
    Ngay từ năm 1993, theo sáng kiến của Trung tâm Hán-Nôm và Sở Văn hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm thư pháp Lê Xuân Hòa được tổ chức tại đường Đồng Khởi thu hút hàng nghìn bà con người Việt, người Hoa tới chiêm ngưỡng. Năm 1994, chữ của Lê Xuân Hòa đã có mặt tại Triển lãm thư pháp quốc tế lớn do Hiệp hội giao lưu văn hóa đối ngoại Trung Quốc, Hiệp hội các nhà thư pháp Trung Quốc tổ chức với sự hợp tác của Hội thư pháp Hàn Quốc và Hội thư pháp Nhật Bản, có 1.500 nhà thư pháp tầm cỡ quốc tế tham dự. Sơ khảo chọn được 500 người, chung cuộc 50 người có chữ đẹp nhất được đưa vào tuyển tập, trong đó có Lê Xuân Hòa. Thư pháp của cụ được thể hiện qua bài Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu và được Ban tổ chức tặng Vinh dự chứng thư. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin đã cho ra mắt Tuyển tập Thư họa Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa khá đồ sộ. Những năm gần đây, cứ mỗi độ xuân về, người dân Thủ đô lại có dịp thưởng thức những chữ viết đẹp của cụ Lê Xuân Hòa qua những triển lãm thư pháp tại Chương trình mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc. Chỉ riêng trong dịp xuân Quý Mùi, cụ đã trưng bày một phòng thư pháp riêng với 92 bức thư họa lớn tại Nhà Thái Học.
    Mới đây, cụ Lê Xuân Hòa mời tôi tới thăm nhà anh con trai cả của cụ ngụ tại số 20 ngách 106 ngõ Gốc Đề, phường Phương Mai (Hà Nội). Trên gác, hai gian phòng liền kề được dùng trưng bày thư pháp giới thiệu tổng quát thành tựu của cụ. ?oHữu xạ tự nhiên hương? đã nhiều năm nay, nơi đây trở thành điểm du lịch văn hóa của những người ái mộ cụ từ nhiều miền đất nước và thế giới đến ?oxin chữ? và chiêm ngưỡng tài thư họa của cụ.
    Nhâm nhi chén trà nóng giữa tiết đông chí, thư thả tôi hỏi cụ: ?oĐược biết, từ thư pháp đến thư họa các danh nho phải luyện hết cả ?ochum mực?. Vậy, theo cụ bí quyết thành công ở đây là gì??. Cụ thong thả nói: ?oKhi còn niên thiếu, chữ của tôi không đẹp, xong được cha rèn và kỳ công học hỏi từng đường nét qua những thư pháp tiền bối, dần dà chữ ngày càng ?ochỉnh? hơn. Cái đích của nghệ thuật thư họa là chữ phải quyện chặt với tình người tạo nên sức biểu cảm mạnh mẽ. Bởi thế, muốn thành công, nhà thư họa luôn coi trọng tầm tư duy và cảm xúc của mình trên ngọn bút, đó là khí cốt, ước nguyện của tác giả gửi gắm... Người xưa có câu ?otự thư nhân diện? (nét chữ như mặt người) là như vậy đấy!?.
    Thư pháp Thanh Hoằng Khê vừa phóng khoáng, vừa rắn rỏi; dường như sự chuyển động của ngọn bút chỉ có thể đi theo một quỹ đạo duy nhất như vậy mà không thể nào khác. Cũng như những nhà thư pháp, trước khi hoàn thành thư phẩm, cụ đề lạc khoản và đóng con dấu cá nhân (tư chương) của mình, có khi hai, ba khuôn dấu. Những khuôn dấu đỏ tươi, đa dạng về kích cỡ, về thể chữ và mặt chữ (Xuân Hòa, Thanh Hoằng Khê...) được điểm đúng chỗ tựa như nụ hoa làm sáng đẹp lá cành của tác phẩm. Ngoài thư họa, Thanh Hoằng Khê còn sáng tác nhiều tranh họa thảo sinh động đậm chất hội họa phương Đông như Mai hoa thúy trúc, Hỷ tuyết đông tàn xuân đến, Hoan lạc hợp quần, Bách thạch vi huynh, Mãnh hổ xuất lâm...
    Qua nhiều cuộc bạo bệnh nguy hiểm cụ vẫn trụ vững và xuân này cụ Lê Xuân Hòa bước vào tuổi 95. Niềm đam mê nghệ thuật thư họa là ngọn lửa tiếp cho cụ sức sống mãnh liệt và miệt mài tặng chữ cho nhân gian.
    Những năm gần đây, vào ngày đầu xuân mới chúng ta thường thấy từng đoàn nam thanh, nữ tú đứng xếp hàng trước Nhà Thái Học (Văn Miếu Quốc Tử Giám) ?oxin chữ thánh hiền?, để mong học hành, làm ăn tấn tới. Mừng thay, tục văn hóa tặng chữ viết đang phục hồi và thăng hoa trong đời sống hiện đại. Và một trong những người có công chấn hưng thư pháp Việt Nam đương đại là Đại lão thư họa Lê Xuân Hòa. Một lớp nhà thư pháp trẻ là môn sinh của cụ đang phát huy tài năng của mình, trong đó có cả người cháu nội của cụ là Lê Thành Vinh (Thanh Bình), 18 tuổi, thuộc tới cả vạn chữ Hán và được ghi nhận là một tài năng thư pháp trẻ đầy triển vọng.
    GS Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thật thấu đáo khi nhận xét: ?oThư họa Thanh Hoằng Khê là mốc son quan trọng trong lịch sử thư pháp Việt Nam, là một thành tựu đáng ghi nhận của thư pháp Hán Nôm, một bộ phận nhỏ nhưng đặc sắc, góp phần làm nên diện mạo văn hóa truyền thống của nước nhà?. (theo QĐND)
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Cho chữ tại Văn Miếu -Hà Nội (VOV)​
  9. lutraquan

    lutraquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Một số hình ảnh buổi trình diễn của Cụ Bách tại Văn miếu : Đôi câu đối lớn nhất Vn .

  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Xin chữ ngày Xuân​
    Đỗ Thị Hà, cựu sinh viên Trường Đại học Bách Khoa, hiện đang du học tại Australia nâng niu chữ "Khởi" còn ướt mực trên tay. Hà kể, ăn Tết xong, chị sẽ mang chữ này làm quà tặng cho một người bạn gái và một giáo sư đều là người Australia. Chính họ đã dặn Hà món quà đặc biệt này.
    Hà là một trong những người mà tôi gặp khi đến phố Bà Triệu ?oxin chữ? ngày đầu Xuân Ất Dậu. Bên cạnh tôi là nhà thơ Tú Sót (tên thật là Chu Thành), một trong những nhà thơ trào phúng tài hoa và cũng là một ông đồ chính hiệu của CLB Cảo thơm Thư hiên. Cách đây 4 năm, tôi đã có dịp xin chữ của ông.

    Nét văn hoá qua từng nét thư hoạ của ông Tú Sót. ​
    Tôi theo nhà thơ Tú Sót về căn hộ của vợ chồng ông. Có lẽ nó chỉ nhỉnh hơn cái chuồng chim bồ câu. Nhưng gọi đây là kho chữ cổ mới đúng. Nếu bước không khéo là bạn sẽ va vào chữ. Tú Sót lại bày giấy dó trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ để viết. Ông bảo, nợ vàng, nợ bạc không sợ bằng nợ chữ. Năm hết Tết đến người đến đặt chữ ông ngày càng nhiều, ba mươi Tết có khi vẫn phải bò ra mà viết để không "nợ nần" khách.
    Trong ngôi nhà nhỏ, ông kể: Từ nhỏ ông đã được cha là thầy đồ dạy chữ nho; cả cuộc đời ông tìm hiểu đọc sách đông tây kim cổ, tìm hiểu nghệ thuật thư pháp, đằng sau mỗi nét chữ là một sự khổ luyện, kết tinh trí tuệ. Nếu không nhọc công mài giũa, trau dồi vốn hiểu biết về nghệ thuật thư pháp, không thể cho thiên hạ chữ.
    CLB Cảo thơm Thư hiên do ông làm Chủ nhiệm, ngày "khai trương" vào năm 1989 còn có cụ Lê Xuân Hòa, các nhà thơ Vũ Đình Liên, Khương Hữu Dụng, Tế Hanh, Hữu Loan đến chia vui. Vậy mà thấm thoắt đã 15 năm. Tú Sót ngừng tay bút, lòng rưng rưng nhớ về những người bạn thơ vong niên, giờ người còn người mất.
    Chính họ là những người róng riết nhất, tha thiết nhất mong muốn "Cảo thơm Thư hiên" sẽ níu giữ lại thú chơi chữ, xin chữ tồn tại từ ngàn đời xưa. Với lòng yêu chữ, yêu thơ, yêu văn hoá dân tộc trong lòng Tú Sót tựa một vỉa than cứ âm ỉ cháy không bao giờ tắt.
    Tôi giở cuốn sổ mà nhà thơ Tú Sót dành cho người chơi chữ ghi cảm tưởng, từ các cô cậu sinh viên đến dược sỹ, từ võ sư đến cầu thủ bóng đá, đặc biệt là rất nhiều khách nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Hà Lan, Ukraina cũng dành cho ông Tú những tình cảm trân trọng nhất.
    Nhà thơ Tú Sót luôn thổn thức khi nhớ đến hình ảnh một người vì sa cơ lỡ vận mà phải đi ăn xin, chỉ dám đứng từ xa ngắm nghía ông viết chữ, cho chữ. Khi được nhà thơ tặng chữ "Tâm", người ăn xin đó đã úp khuôn chữ vào mặt và khóc. Lại có cậu sinh viên đến "phố chữ" tình nguyện cúi xuống lấy lưng làm bàn để ông viết chữ. Kể rồi, nhà thơ Tú Sót lấy từ trên giá sách xuống cho tôi xem một "bảo bối" của dòng họ và gia tộc nhà ông.
    Đó là một quyển sách bìa đen giống quyển vở giấy thếp của học sinh bây giờ nhưng dài hơn, giấy màu vàng và mỏng như giấy bản, nhưng lại dai và đanh mặt. Nửa trên của cuốn sách là "Đoạn trường tân thanh", nửa dưới là "Kim Vân Kiều truyện", đều được chép bằng chữ Hán. Người cất công chép lại thiên truyện này là Chu Phi Bảng, cụ của Tú Sót, một nhà nho có tiếng thế kỷ XVII.
    Ông đồ Tú cho hay: "Đây là 1 trong 12 dị bản Truyện Kiều hiện có ở Việt Nam. Tôi đã photo một bản rồi tập tô chữ trong suốt hai năm trời, giờ mới võ vẽ viết được như thế!".
    Nhiều người đã tìm đến ông xin chữ khiến nhà thơ Tú Sót thấy cuộc đời thật thi vị, ý nghĩa, nhưng lúc này lòng ông canh cánh một điều: "Không biết rồi đến khi thế hệ chúng tôi trở thành những người muôn năm cũ, ai sẽ tiếp tục cho chữ đây?".
    Rồi ông lại vui khi được tôi cho biết, ngày gặp mặt đầu Xuân Ất Dậu, Đài Truyền hình Việt Nam và Trung tâm Văn hóa doanh nhân có sáng kiến mời các ông đồ đến cho chữ. Rồi tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội những ngày đầu xuân này vẫn nườm nượp người đến xin chữ; bên cạnh những ông đồ già là những thầy đồ trẻ tuổi, tóc còn xanh nhưng tay đã thảo được nét chữ "như phượng múa rồng bay"?(CAND)

Chia sẻ trang này