1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, thời sự trên mạng, báo về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 18/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Một mùa thư pháp Tết của tôi ở Văn miếu
    Đã 2 năm rồi tôi mới được sống trong không khí nhộn nhịp xin và cho chữ vỉa hè.
    Bắt đầu từ 15 tháng chạp, thấy Hồng Phúc bày một cái "Thăng Long thư tịch" trước nhà, tôi tạt qua chơi mấy hôm. Người xin chữ chưa nhiều, mấy anh em ngồi rỗi, trà rượu, luận bàn thư pháp cùng cụ Cung Khắc Lược. Bản thân tôi, chỉ trong những dịp Tết thế này mới có cơ hội giao lưu nhiều hơn với những những người viết chữ đất Hà thành.
    Năm nay có điểm mới. Phố Văn miếu trước Tết tập trung tới 5 chiếu viết. Bên này đường có Hồng Phúc, Thế Sơn hai chiếu. Bên kia đường có cụ Doanh, cụ Cảnh, anh Thức ba chiếu, tối tối Ma Y Sinh Lê Thanh Hải cũng một chiếu bên tấm biển Hạ mã trước cổng Văn miếu. Mình là bậc hậu sinh, không dám ngồi cùng các cụ nên tôi thường chạy qua chạy lại hai chiếu của Hồng Phúc và anh Thức. Cũng là chuyện hi hữu khi chiếu của anh Thức tập trung các bậc "cao thủ" như "lá mùa thu" với: Ái Châu Lê Quốc Việt, Mai Đình Nguyễn Quang Thắng, Thiên hoả Nguyễn Văn Dũng, Vô công Phạm Văn Ánh........ Câu đối rực đường, chữ phơi rợp phố, khách Tây có, khách Tầu có. Quả là không khí Tết đến sớm.
    Đêm 30 Tết, tôi cùng Thiên hoả bày một chiếu ở vỉa hè cho chữ. Quả là một đêm "phong điều, vũ thuận", khách đông, mà trọng chữ nghĩa, đó là cái đáng quý của nét xuân Hà thành. Tôi nhớ lúc đang viết, thì đèn đường vụt tắt, có vị khách còn nhiệt tình rọi đèn pha xe để chúng tôi tiếp tục. Thể cái lòng của những khách du xuân, hai anh em viết chữ tới 4 h sáng mới về nhà, mệt rã rời nhưng đó là một kỷ niệm khó quên.
    Tới sáng mùng 2 tôi lại cùng anh Nguyên, anh Thanh, anh Dũng vào trong Văn miếu viết tặng cho người đi lễ. Trong 3 ngày đến mùng 4, mấy anh em xơi gọn hơn 2 nghìn tờ giấy điệp mà người xin chữ vẫn còn xếp dài mãi. Mưa là thế, nồm là thế, vậy mà sân Thái học lúc nào cũng kín người từ 8 h sáng tới 6 h chiều. Thế mới biết, nét văn hoá truyền thống của đất Hà Thành đang ngày càng hưng thịnh.
    Cuối Tết, mấy anh em thư pháp lại ngồi với nhau tổng kết để lên một kế hoạch mới vào năm tới. Tôi tin rằng, năm tới sẽ là một năm rực rỡ hơn với thư pháp Hà thành nói riêng và thư pháp cả nước nói chung.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhà thư pháp Lê Xuân Hòa - Người thổi hồn vào chữ
    [​IMG]Nhà thư pháp Lê Xuân Hoà
    Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tại các đình, chùa, đền, miếu, chúng ta lại thấy các thày đồ với trang phục áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp bầy mực tầu, giấy bản ra chỗ đông người để viết thư pháp hay câu đối đỏ. Một trong những người viết thư pháp và câu đối nổi tiếng ở nước ta là nhà thư pháp Lê Xuân Hoà hay còn được gọi là Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa. Tên ông ghép từ tên gọi của tỉnh Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa, làng Phú Khê, nơi ông sinh ra và học những nét vẽ đầu tiên từ thân phụ là cụ Tú Kép Lê Duy Bá.
    Ở cái tuổi ngoài 90 nhưng ông Lê Xuân Hoà vẫn còn rất tinh nhanh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, Lê Xuân Hoà đã bắt đầu viết chữ Nho (hay còn gọi là chữ Hán) từ năm lên 8 tuổi. Thân phụ Lê Xuân Hoà là một nhà Nho yêu nước đã từng đỗ liền 2 khoa tú tài, viết chữ Nho rất đẹp và được cả làng mến phục. Nhận thấy chữ Nho và đạo Nho của Khổng Tử đã dạy con người nhiều điều hay lẽ phải nên thân phụ ông mong muốn các con sẽ nối tiếp mình tiến thân lập nghiệp bằng con đường học chữ Nho.
    Những ngày đầu mới làm quen với cách viết chữ Nho, ông Lê Xuân Hoà còn rất lúng túng đến nỗi thân phụ ông luôn lắc đầu chê con mình mãi không tiến bộ. Thấy người cha buồn phiền, ông Lê Xuân Hoà quyết tâm viết được chữ đẹp. Từ đó, ông Hòa miệt mài học ngày học đêm, tự rèn luyện mình qua những thử thách cam go của thời cuộc, những mong văn hay chữ tốt đi thi đỗ đạt làm quan như các nho sĩ một thời nhưng dự định ấy của ông đã không thành vì năm 1918, Triều đình nhà Nguyễn bỏ khoa thi và nhà Nho không còn được trọng dụng. Không vì thế mà xếp bút nghiên, ông vẫn miệt mài ung dung, tĩnh tại luyện chữ cho đến tận bây giờ. Sau nhiều năm là thày giáo dạy chữ Nho cho học sinh ở quê nhà, mãi tới năm 1954, ông Lê Xuân Hoà ra Hà Nội làm kế toán ở Bộ Giao thông Vận tải. Trong những năm tháng đó, chữ Nho không được sử dụng rộng rãi ở nước ta nhưng ông vẫn không ngừng miệt mài tôi luyện chữ. Đến năm 1975, Viện Hán Nôm mời ông làm cộng tác viên dịch sách bằng chữ Nho và viết thư pháp. Cũng từ đây, Lê Xuân Hoà dành nhiều thời gian chuyên tâm viết thư pháp bằng chữ Nho. Đây cũng là thú vui và niềm đam mê nhất của ông.
    Theo ông Lê Xuân Hoà, thư pháp chỉ đích danh nghệ thuật viết chữ Nho (chữ Hán) bằng bút lông, xuất hiện từ rất lâu đời ở Trung Quốc. "Thư" có nghĩa là "chữ"; "pháp" có nghĩa là "phép tắc". Các chấm, các nét được thể hiện theo quy tắc. Khi viết, mỗi lần nhấn bút là một chấm, mỗi lần nhấc bút được kể là một nét. Chúng có sự bắt đầu, hướng phát triển và điểm kết thúc, có độ lớn nhỏ cho từng chấm, độ thanh đậm cho từng nét theo những quy định bắt buộc. Dù có bay **** hay tung hoành đến mấy thì toàn bộ chữ vẫn phải nằm trong một khuôn khổ, một kiểu chữ nhất định, trong một hình khối kết cấu hết sức cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
    Mùa xuân năm Ất Mão 1975, lần đầu tiên Trung tâm Khoa học Nhân văn Văn Miếu Quốc Tử Giám mời các nhà nho Bùi Hạnh Cẩn, Trần Lê Văn và Lê Xuân Hòa tụ hội tại trường đại học đầu tiên trong lịch sử dân tộc, cấp giấy, mực để các ông sống lại một thời "câu đối đỏ". Vậy là mỗi năm hoa đào nở, chúng ta lại thấy ông đồ già Lê Xuân Hòa trong dáng vẻ khoan thai, mực thước ngồi ở Văn Miếu viết chữ. Nhà thư pháp Lê Xuân Hoà cho rằng, muốn viết được chữ đẹp thì phải dành hết tình cảm và tâm hồn vào những chữ mình viết. Hơn 80 năm viết chữ Nho, nét chữ của ông Hoà đã khiến người đời phải nể phục vì sự tài hoa độc đáo. Vì vậy, nhiều người đã gọi ông là một trong những nhà thư pháp nổi tiếng ở nước ta. Nhà văn, nhà thư pháp Giả Đồng Huy của nước bạn Trung Quốc, khi sang Việt Nam rất cảm phục đức độ, tài năng viết chữ của Lê Xuân Hoà nên cũng đã vẽ tặng ông bức tranh với dòng chữ "Kính trình Lê Xuân Hòa đại sư".
    Đã có biết bao người mê thư pháp đều được ông Hòa cho chữ, từ người trong nước, những vị quan chức cấp cao của nhà nước như: nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Phan Văn Khải, Đại tướng Võ Nguyên Giáp? đến những du khách nước ngoài, nhưng đông nhất vẫn là những người bạn, học trò, họ hàng, con cháu của ông. Tùy theo cảm hứng mà ông tặng mỗi người một chữ với những ý nghĩa khác nhau. Thế giới nghệ thuật của Lê Xuân Hòa đã đưa chúng ta trở về văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, của thú vui chơi câu đối Tết, cảm tác thơ xuân và những mỹ tục văn hóa khác có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến. Mỗi nét chữ của nhà thư pháp Lê Xuân Hòa đều dựa trên những bài thơ đầy hào khí cuả Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, những khúc ca tràn đầy lòng yêu thiên nhiên và phơi phới niềm tin của Thiền Sư Mãn Giác, Chu Mạnh Trinh, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du hay một Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, một Phong kiều dạ bạc của Trương Kế, một Dạ từ của Lý Bạch và một Đằng Vương Các của Vương Bột. Bút pháp của nhà thư pháp Lê Xuân Hoà khỏe khoắn, phóng túng, chữ của ông truyền cảm, nhanh, mạnh, hùng tráng, tươi vui đầy ấn tượng, nét to đậm chắc đan xen nét bay mảnh kết hợp sáng tối hài hòa cũng như con người ông vừa thông tuệ vừa khoan dung tự tại. Tất cả dù là chữ Nho hay chữ Nôm đều hiện ra hoành tráng, tươi tắn, khí phách dưới ngọn bút Lê Xuân Hòa, hầu như làm sống dậy cảm hứng của giới yêu mến và biết thưởng thức Đường thi, Hán phú và những áng văn thơ kiệt tác?
    Thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà đã được giới thiệu trân trọng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Chữ của ông còn có mặt trong các cuộc Triển lãm thư pháp quốc tế lớn do Hiệp hội giao lưu văn hoá đối ngoại Trung Quốc và Hiệp hội các nhà Thư pháp Trung Quốc chủ trì tổ chức. Lê Xuân Hoà luôn coi trọng tầm cao tư duy và cảm xúc của mình khi viết chữ. Có thể lấy ngay tám chữ: ''''Thiết thạch can trường, tinh anh tuyết ngọc'''' (Khí phách kiên cường như đá như thép, tâm hồn trong sáng cao đẹp như tuyết như ngọc) để khái quát diện mạo tinh thần của thư hoạ Lê Xuân Hoà.
    Ngoài viết thư pháp, Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa còn có tài vẽ tranh và làm thơ. Dường như trong lòng con người ung dung tự tại ấy đã để cho lòng mình thảnh thơi hoà quyện cùng thiên nhiên, hoa lá, cỏ cây. Cái thú tiêu diêu xem hoa thưởng nguyệt của các bậc nho gia xưa đã mang tới thần thái cho mỗi vạch màu nét bút của ông. Mặc dù chưa học qua trường lớp hội họa nào nhưng từ rất nhỏ ông Lê Xuân Hoà đã biết vẽ tranh đẹp đến nỗi cả làng Phú Khê phải trầm trồ thán phục. Những bức hoạ về thiên nhiên hoa lá của ông có sự biểu cảm sâu sắc, đường nét bay bổng, chỗ thì thanh mảnh mềm mại tạo nên một không gian hư ảo, huyền diệu. Kỹ thuật tạo độ lông màu trên nền giấy mà vẫn giữ hình chính xác cho thấy nghệ thuật sử dụng bút lông với màu nước mực nho của ông rất điêu luyện.
    Phong cách tranh thủy mặc của Trung Quốc thường dùng bút lực và công lực. Bút lực dùng để tả ý còn công lực là dùng sức mạnh trong nét vẽ để tả cái thần của tranh. Mặc dù nhà thư pháp Lê Xuân Hoà vẽ tranh theo cách vẽ tranh thủy mặc của Trung Quốc nhưng người xem tranh của ông vẫn cảm nhận đuợc cái thần, cái tình nồng nàn của tác giả trước thiên nhiên, con người Việt Nam. Điều này cũng đã thể hiện trong những vần thơ ông viết tặng nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn đã qua đời tại Pháp:
    Nghìn trùng trời biển rộng bao laĐẹp nghĩa, đẹp tình những thiết thaThể gửi xứ người nương cửa phậtHồn về đất Việt hướng quê nhàTrúc lâm bảo tọa hương bay ngátThiền viện hào quang ánh tỏa xaNét bút câu thơ vui hạnh ngộXuân Hòa - Xuân Hãn kết tinh hoa
    Cái đẹp của tranh kết hợp với chữ là sự kết hợp giữa không gian hội hoạ và sự mô tả cái hiện hữu của thiên nhiên hoa lá với tính chất trừu tượng, tượng hình của nghệ thuật thư pháp Lê Xuân Hoà.
    Dù tuổi đã cao, nhà thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà vẫn hàng ngày vẽ tranh, làm thơ, hòa mình vào từng nét chữ, điểm tô cho non sông nước Việt một âm hưởng cội nguồn để cho chúng ta biết đến và thêm yêu truyền thống văn hóa ngàn năm của cha ông. Suốt đời nhà thư pháp Lê Xuân Hoà trọng chữ "Tâm". Điều đó cũng giải thích vì sao cạnh mỗi chữ "Tâm" ông đều viết câu thơ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" hay còn là câu thơ Đường của Trung Quốc rất nổi tiếng ?oNhất phiến băng Tâm tại Ngọc Hồ? (Một tấm lòng trong sáng đựng trong bình ngọc)?/.
    Chu Miên
    cụ Hoà bây giờ đây sao?Vừa già vừa béo.Cảm ơn bác duongphuongbay về bài viết về ông Tú Sót.Hôm trước xem tivi có thấy nhắc tới ông, và xem mấy bức của ông. Thấy hay, đang định lên diễn đàn hỏi ông là ai?
     
     
     

     
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    "Thầy đồ gàn" thời @ và ước mơ gìn giữ văn hóa cổ





    Một tay bút lông, tay kia luôn bận rộn với chiếc điện thoại di động - chàng trai 30 tuổi Nguyễn Văn Nguyên coi thư pháp như "cái nghiệp" của mình. Anh được bạn bè yêu mến gọi là "thầy đồ gàn thời @".


    Cơ duyên với thư pháp
    Sinh ngày 21-4-1973 trong một gia đình trí thức nghèo, ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Nguyên đã làm quen với một cuộc sống cần kiệm và tự lập. Tốt nghiệp THPT, vì gia cảnh quá khó khăn, anh đành nghỉ học để kiếm sống. Phu hồ, làm thuê công việc gì anh cũng trải qua để rồi rút ra một kết luận: Học tập chính là cách tốt nhất để lập thân, lập nghiệp.
    Anh bước chân vào khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở tuổi 23 với một tâm sự ngổn ngang khi phải đối diện với những khó khăn về chuyên ngành Hán Nôm. Sau nhiều đêm trăn trở, anh quyết định yêu nghề trước khi nghề yêu mình. Và bằng chứng đầu tiên của tình yêu ấy là việc thành lập Câu lạc bộ thư pháp trẻ dưới sự dìu dắt của Hội thư pháp Thăng Long và thầy Nguyễn Văn Thỉnh. Câu lạc bộ hồi ấy với năm thành viên đã liên tục mở các cuộc hội thảo về Hán Nôm, triển lãm thư pháp nhằm làm sống dậy không khí Hán Nôm và tình yêu Hán Nôm trong lòng sinh viên.
    Anh cũng mở nhiều lớp dạy Hán Nôm, dạy thư pháp miễn phí cho mọi đối tượng trong các dịp hè, các ngày nghỉ. Nguyên thường dạy học trò của mình: Yêu chữ trước hết là phải viết chữ đẹp. Và quan niệm mộc mạc ấy đã đưa anh đến với thư pháp. Bởi thư pháp chính là nghệ thuật viết chữ đẹp của cha ông.
    Cho đến bây giờ, Nguyên vẫn nhớ như in buổi triển lãm thư pháp ở Hải Dương năm 1999. Sau 10 ngày mệt nhoài, tay muốn tê cứng vì cho chữ, anh được tiếp một cụ già râu tóc bạc phơ đến xin gặp "thầy Nguyên". Cụ đã rất ngạc nhiên khi biết chàng thanh niên trẻ măng đứng trước mặt mình là tác già của những nét bút thảo mạnh mẽ, phóng khoáng và rất có hồn mà con cháu đã tặng mình. Cụ giả không giấu được niềm vui mừng và hãnh diện khi thấy lớp con cháu vẫn còn có những người như anh và bạn bè, say mê với một nếp văn hoá đang bị cuộc sống hiện đại làm mai một.
    Những cuộc gặp gỡ như thế đã tiếp cho anh sức mạnh để thường xuyên tổ chức và tham dự các cuộc triển lãm thư pháp ngày Tết. Là thành viên của Hội thư pháp UNESCO Việt Nam, Nguyên luôn được mời trong các dịp viết chữ đầu năm tổ chức tại Văn Miếu Quốc tử Giám. Mỗi ngày trở về với đôi tay mỏi nhừ, thân thể ê ẩm nhưng Nguyên thấy vui vì số người đến với thư pháp, với một nét đẹp của văn hoá ngày một đông hơn và ít vụ lợi hơn.
    Và điều đó làm phỉ chí chàng thanh niên hăm hở và nhiệt huyết với việc gìn giữ một nét văn hóa cổ. Nó cũng là động cơ để anh thực hiện một ước mơ cháy bỏng khác: Thành lập một trang Web về khảo cổ học, giới thiệu những kiến thức về hiện vật cổ đến với số đông.
    SF&antiques.com - Trang web đầu tiên ở Việt Nam về khảo cổ học
    Cuộc gặp gỡ với ông Augustin Hà Tôn Vinh, một Việt kiều ở Mỹ, giáo sư trường ĐH Hawaii năm 2002 là cú hích giúp Nguyên biến mơ ước về trang web khảo cổ học thành hiện thực. Bộ sưu tập đồ cổ đồ sộ của ông Augustin Vinh kèm theo cả kho dữ liệu chi tiết về quá trình hình thành và di chuyển của từng hiện vật là căn cứ đầu tiên của trang web mang tên SF&antiques.com.
    Trang web được xây dựng với các mục chính: Tàu đắm, văn hoá bình vôi, đồ gốm Móng Cái, các bảo tàng trên thế giới, tin tức cổ vật... Trong đó, mỗi mục gồm rất nhiều thư mục nhỏ, cung cấp và kiến giải chi tiết về lịch sử hình thành, phát triển hay di lý của từng hiện vật, những tin tức mới nhất về bất kỳ một hiện vật cổ nào trên thế giới, những đánh giá, thẩm định, căn cứ đánh giá hay quản lý cổ vật.
    SF&antiques.com là niềm đam mê của Nguyên và ba người bạn Lê Thanh Tùng, Lê Thị Ngọc Tú (phụ trách kỹ thuật), Bùi Phương Hải (phụ trách phần tiếng Anh). Họ dành toàn bộ tâm trí và thời gian của mình cho giai đoạn nước rút để trang web có thể trình làng vào dịp Tết Nguyên đán 2005. Là người chịu trách nhiệm chính, Nguyên không chỉ giảng giải về ý tưởng cho các bạn làm cùng mà còn trực tiếp chắt lọc, thu gom từng thông tin quý giá, thể hiện nó và hướng cho người bạn đời của mình, chị Bùi Phương Hải, chuyển sang tiếng Anh.
    Bằng vốn kiến thức chắc chắn về khảo cổ, Nguyên đã cho người đọc thấy được hoàn chỉnh sự ra đời và di lý của từng cổ vật, những thăng trầm, các cuộc mua bán trên quy mô thế giới. Hiện nay, trang web đang được hoàn thiện với hàng trăm mục, hàng nghìn bức ảnh bằng hai thứ tiếng Anh - Việt. Phong phú, chi tiết là cảm giác chung của người yêu khảo cổ khi truy cập trang web này. Nguyên và các bạn cùng làm đã đón hàng trăm lượt khách thăm trang web khi nó đang trong giai đoạn hoàn thiện. Anh cũng nhận được rất nhiều lời đề nghị tài trợ về vốn, đề nghị hợp tác từ các bảo tàng Australia, Mỹ, Singapore, Hà Lan... cho mục các bảo tàng thế giới. Nguyên hy vọng khi trang web đã chính thức đi vào hoạt động, anh có thể đi sâu vào mục các bảo tàng thế giới, cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường cổ vật để thực hiện sự hợp tác với các nước bạn.
    Theo Gia đình và Xã hội
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Ông Tú Sót, tên thật là Chu Thành Thi, là một trong những người sáng lập nên câu lạc bộ Cảo Thơm thư hiên (cảo thơm là sách hay, thư hiên là vỉa hè chữ). Trong nhóm người thành lập Cảo Thơm thư hiên có ông Hồng Thanh (nay đã mất). Hồi trước, ông Tú Sót vốn chỉ là người đam mê thư pháp và có vốn tiếng Trung (ông từng làm phiên dịch cho ***** khi sang Trung Quốc) chứ chưa biết viết thư pháp. Ông thường nói đùa, "lúc trưóc làm cầu nối giữa khách hàng với cụ Hoà" (tức là ai cần chữ gì, ông Tú Sót ghi lại rồi đến lấy chữ ở chỗ cụ Hoà (khi cụ Hoà chưa nổi tiếng như bây giờ). Sau này, khi ông Hồng Thanh - cây bút chính của nhóm Cảo thơm qua đời, cụ Hoà bắt đầu có tiếng tăm, ông Tú sót bắt đầu mày mò tập viết khoảng 8,9 năm nay, chuyên tập chữ Thảo.
    Ông Tú Sót có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy phong trào thư pháp và xin chữ của Hà nội từ những ngày đầu tiên. Hiện nay Cảo Thơm thư hiên có thêm một cây bút là cụ Thế Anh (vốn là giáo viên dạy tiếng Nga trường Ngoại Thương khi về già , ông nghiên cứu thư pháp và truyện Kiều). Ngoài ra còn có nhà văn Hoàng Tiến.
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Quay trở lại vấn đề nóng của Diễn đàn chúng ta, cùng đọc một bài viết của bạn Thuý Anh đăng trên báo Lao Động:
    Lạm bàn về "Thư pháp quốc ngữ"​
    "Thư pháp" vốn là từ Hán - Việt chỉ đích danh nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông, xuất hiện từ rất lâu đời ở Trung Quốc. Thế nhưng vài năm gần đây đang rộ lên phong trào gọi là "thư pháp quốc ngữ". Liệu có hay không cái gọi là "thư pháp" này?
    Một bức "Thư pháp quốc ngữ" được in trên báo nhưng có chữ không ai có thể hiểu được.

    "Thư" có nghĩa là "chữ"; "pháp" có nghĩa là "phép tắc", chính vì vậy, chữ Hán được viết ra tuỳ hứng chứ không thể tuỳ tiện. Các chấm, các nét được thể hiện theo các quy tắc. Khi viết, mỗi lần nhấn bút là một chấm, mỗi lần nhấc bút được kể là một đơn vị nét. Chúng có sự bắt đầu, hướng phát triển và điểm kết thúc, có độ lớn nhỏ cho từng chấm, độ thanh đậm cho từng nét theo những quy định bắt buộc.
    Dù có bay **** hay tung hoành đến mấy thì toàn bộ chữ vẫn phải nằm trong một khuôn khổ, một kiểu chữ nhất định, trong một hình khối kết cấu hết sức cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, dù là chữ đơn giản chỉ có một nét ngang như chữ "nhất" hay chữ phức tạp bao gồm tới 40 nét tạo thành như chữ "náng" hoặc chữ "dụ". Chính những quy tắc ấy đã giữ cho thể chữ tượng hình độc đáo của một nền văn hoá lớn trải qua biết bao thế hệ không những không bị mai một mà ngày càng phát triển và nâng cao - ấy là thư pháp (phép viết chữ) của người Trung Quốc.
    Nói dài dòng như vậy để thấy rằng thư pháp là không đơn giản, dễ dãi như ta vẫn tưởng và, thư pháp có nghĩa là viết chữ theo những quy tắc chặt chẽ, nghiêm ngặt mà chữ viết cũng chỉ duy nhất là chữ Hán mà thôi. Thư pháp phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khác, kể cả tại những nơi mà cách đây chưa lâu, nền văn hoá Trung Hoa vẫn còn được xem là xa lạ.
    Vài năm lại đây, ở nước ta xuất hiên một kiểu viết chữ quốc ngữ bằng bút lông hoặc bút dạ mềm theo lối ngẫu hứng: Xấu, đẹp tuỳ theo... khoái cảm của người viết, không theo một lề lối, phép tắc nào, thường được treo chơi và còn được in trên lịch, sách báo... một số người gọi là "thư pháp quốc ngữ". Nếu chữ viết đơn giản, gọn gàng thì dễ xem, còn nếu viết bằng các "thủ pháp" cào, xước, chảy... hay "vón cục" thì đến Ta cũng chẳng đọc nổi nữa là Tây; đôi khi, cách viết theo hàng dọc phải đọc giật từ trên xuống lại còn không đúng với phép viết - đọc chữ quốc ngữ. Mục đích của "thư pháp" trước hết là làm đẹp, là thổi hồn cho chữ, thể hiện được tâm nguyện, ý chí của người viết, phải trong sáng, dễ đọc, dễ xem, dễ nhận biết, người viết phải truyền được đến người thưởng ngoạn sự đồng cảm tối đa.
    Nhà thư pháp nổi tiếng Lê Xuân Hoà nói thẳng "... đã là thư pháp thì một chữ, cho dù được bất kỳ ai viết ra thì mười người xem phải cả mười người cùng đọc được...". Xét về bố cục, về khuôn phép, về cách viết..., thì đó không thể gọi là thư pháp mà chỉ là thú chơi thôi... Mà đã là thú chơi thì, ai thích thì cứ việc viết, cứ việc xin - cho và cứ việc chơi... In vào lịch, vào sách báo hoặc sử dụng trên các phương tiện truyền thông thì xin cân nhắc đến tính đại chúng và hiệu quả thẩm mỹ và đề nghị không gọi đó là "thư pháp quốc ngữ".
    Tìm tòi, đổi mới, tạo những cách chơi mới, sáng tạo những giá trị mới trong văn hoá là điều cần thiết và đáng hoan nghênh. Tiếng nói, chữ viết là di sản văn hoá phi vật thể, vì vậy, việc thể hiện chữ quốc ngữ chính là tôn vinh một khía cạnh của bản sắc văn hoá, một quốc hồn của dân tộc, rất cần thận trọng, cân nhắc. Các cuộc vận động luyện nét chữ đẹp, các cuộc thi viết chữ quốc ngữ đẹp được tổ chức khắp nơi trong thời gian qua cũng nhằm mục đích ấy.
    Link: http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,120201)
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp tại Hội thơ 32/2 năm nay​

    Trình diễn thơ bằng cách viết thư pháp tại chỗ bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ với hai thể chữ Hán và Nôm. Đây là tiết mục của sinh viên trường Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Bức chữ Nôm viết thể hành thảo, nét chữ bay **** tài hoa, bức chữ Hán viết thể khải thư, nét gân guốc sắc sảo. Khán giả chứng kiến hai tác phẩm hoàn thành đều vỗ tay tán thưởng. Duy có một cụ già chăm chú đọc bức chữ Hán và phát hiện ra rằng bức này chép bài Nguyên Tiêu thiếu mất một chữ "lai" trong câu cuối "dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền". (TTO)

    Hai sinh viên Trần Trọng Dương và Nguyễn Văn Thanh đang thể hiện thư pháp bài thơ Nguyên tiêu ​
  7. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chắc bạc duongphuongbay lấy tin tức trên mạng or một nơi nào đó nên chưa được đầy đủ. Thư pháp tại hội thơ 23/2 gồm có 2 sân. Sân nhà Thái học chỉ có màn trình diễn bài "Nguyên tiêu" (Hồ Chí Minh) bằng chữ Hán +Nôm là hết. Sân Bái đường mới là trung tâm thư pháp của hội thơ năm nay. Mé tả vu được kê 5 bàn viết của: cụ Thế Anh, nhà thơ Nguyễn Trần Thái, ông Trần Quốc Chí, Ái Châu Lê Quốc Việt, và cử nhân Hán Nôm .... Tuấn. Không khí thơ và thư pháp tấp nập không thua dịp Tết. Tôi cứ tiếc mãi, mình chậm chân không xin được chữ của Ái Châu. 5 bàn viết hoạt động liên tục, khách xin chữ còn lưu luyến tới khi đã hết sạch giấy. Các thư pháp gia đành phải cáo lỗi với những người hâm mộ vào hội thơ năm sau.
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ đưa tin có ngần ấy nên tớ cũng post có ngần ấy thôi. Đăng lại tin của các báo đài tớ không thêm sửa nội dung, cho dù viết đúng hay sai. Ở trên các bác có nhắc sao không sửa tên người lại cho đúng, nhưng tớ nghĩ không nên, cứ để các bác vào chỉ ra cái sai, cái thiếu sót của các bản tin thì hay hơn.
  9. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Thời nào thấy ngờ ngợ. Chữ của Trần Trọng Dương đành có bay nhẩy thật nhưng chữ chân của Nguyễn Văn thanh thì rất chân, rất hiền hoà và lề lối, y con như con người anh ta vậy!
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chùm ảnh hoạt động Thư pháp tại Văn Miếu
    [​IMG]
    Phơi chữ 1
    [​IMG]
    Phơi chữ 2
    [​IMG]
    Xem chữ (Ảnh trainee Box Nghệ thuật nhiếp ảnh)​

Chia sẻ trang này