1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình ưu tiên phát triển công nghiệp
    TTXVN [7/16/2003]
    Trong những năm gần đây, Thái Bình đã tiến hành nhiều hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm từng bước chuyển từ thuần nông sang phát triển công nghiệp.
    Thái Bình không chỉ có đất đai màu mỡ, thích hợp với các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây lúa ... mà còn có bờ biển dài 52km và ba thuỷ vực khác nhau (nước ngọt, lợ và mặn) thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Dưới lòng đất có nguồn khí mỏ phục vụ ngành công nghiệp sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát và xi măng trắng; mỏ nước khoáng thiên nhiên ở độ sâu 450m có trữ lượng 12 triệu m3 được các nơi trong và ngoài nước biết đến. Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển với các cồn đảo nơi dừng chân của các loài chim quý, rừng ngập mặn hoang sơ.
    Thái Bình có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh với hơn 5.600km đường ôtô, trong đó quốc lộ là 98km, đường tỉnh là 312km còn lại là đường giao thông nông thôn đã được rải đá, láng nhựa. Tuyến quốc lộ 10 được mở rộng và nâng cấp cùng với việc hoàn thành cầu Tân Đệ, Triều Dương, Cầu Nghìn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Bình vượt tỉnh giới giao thương nội địa và vươn ra thế giới. Cảng biển Diêm Điền là cảng quốc gia đã hoàn thành giai đoạn 1 cho tàu 600 tấn và đang đầu tư giai đoạn 2 cho tàu 1.000 tấn ra vào thuận lợi.
    Đặc biệt, từ năm 2003 tỉnh được phép sử dụng nguồn thu thuế Hải quan (mỗi năm từ 250 đến 300 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Chỉ trong hai năm 2002-2003, tại Thái Bình đã hình thành 5 khu công nghiệp với diện tích trên 1.000ha; trong đó, hai khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh đã lấp đầy diện tích. Trong thời gian tới, Thái Bình sẽ có thêm Khu công nghiệp An Hòa (Vũ Thư) rộng 700ha, cụm công nghiệp Gia Lễ (Đông Hưng) 100ha và cụm công nghiệp Cầu Nghìn (Quỳnh Phụ) 100ha. Ngoài ra, ở các huyện đã ra đời các cụm công nghiệp làng nghề như Thái Phương (Hưng Hà), Nam Cao (Kiến Xương) và Minh Lãng (Vũ Thư).
    Với những tiềm năng và điều kiện của mình, Thái Bình đã và đang áp dụng nhiều cơ chế ưu tiên chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết đối với các dự án đầu tư nước ngoài, thời hạn cấp phép tối đa là 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; các dự án trong nước cũng được giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
    Tỉnh còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như giá thuê đất tại các Khu công nghiệp ở thị xã Thái Bình là 0,13 USD/năm; riêng đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Bình và các dự án đầu tư trong nước nằm trong danh mục A có sử dụng từ 50 lao động trở lên được miễn tiền thuê đất 7 năm và được giảm 50% tiền thuê đất trong vòng 15 năm tiếp theo để tái đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư đều được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10%; nếu đầu tư trong giai đoạn 2002-2005 thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 6 năm và giảm 50% tiền thuế này trong 8 năm tiếp theo. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế 3%. Các dự án đầu tư giai đoạn 2002-2005 được hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần từ 350.000 đồng đến 700.000 đồng/lao động. Ngoài những chính sách trên, Thái Bình còn đặc biệt ưu đãi đối với các dự án chế biến nông sản như đảm bảo vùng nguyên liệu, hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xuất khẩu sản phẩm...
    Nhờ những động thái tích cực trên, nếu như trước năm 2000, trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài dự án đầu tư với tổng số vốn gần 1 triệu USD thì đến hết tháng 6 năm nay, tỉnh Thái Bình đã thu hút được 60 dự án đầu tư với tổng vốn 2.600 tỷ đồng, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 19.000 lao động./.
    --KiTTen-,-{@
    http://www31.brinkster.com/ndc1988/
  2. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam 2003
    Trong các ngày 30 và 31/8/2003, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổ chức diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam năm 2003.
    Mục đích của diễn đàn là đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho các tỉnh, thành phố trong điều kiện Hội nhập quốc tế chung của cả nước, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nắm bắt tốt hơn các các cơ hội trao đổi thương mại và đầu tư với các địa phương, từ đó mở rộng kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
    Trong thời gian tổ chức diễn đàn, có tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam hội nhập quốc tế.
    Năm 2003 là năm đầu tiên tổ chức diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam, Ban tổ chức sẽ mời và chọn 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả nước tham gia giới thiệu cơ hội giao thương và hợp tác đầu tư. Thái Bình là tỉnh đại diện cho các tỉnh phía Bắc tham gia diễn đàn, việc tham gia diễn đàn này đối với Thái Bình là phù hợp vì đây là thời kỳ cao điểm của tỉnh Thái Bình về hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài. UBND tỉnh Thái Bình giao cho Sở Kế hoạch đầu tư chuẩn bị tài liệu về tiềm năng và đầu tư vào Thái Bình; Sở Thương mại Du lịch chuẩn bị tài liệu giới thiệu về thương mại du lịch Thái Bình; Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng với câu lạc bộ các doanh nghiệp trẻ Thái Bình đứng ra rà soát lại kế hoạch tổ chức tham gia diễn đàn này. Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ phối hợp cùng với Trung tâm Xúc tiến thương mại du lịch Thái Bình lựa chọn những mặt hàng tiêu biểu của tỉnh giới thiệu tại diễn đàn và tham gia Hội chợ hàng Việt Nam hội nhập quốc tế.
    Dự kiến sẽ có khoảng 7-10 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia vào khu vực gian hàng chung của tỉnh. UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội chợ và diễn đàn thương mại và đầu tư năm 2003.

    ( Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch Thái Bình )
  3. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam 2003
    Trong các ngày 30 và 31/8/2003, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổ chức diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam năm 2003.
    Mục đích của diễn đàn là đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho các tỉnh, thành phố trong điều kiện Hội nhập quốc tế chung của cả nước, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nắm bắt tốt hơn các các cơ hội trao đổi thương mại và đầu tư với các địa phương, từ đó mở rộng kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
    Trong thời gian tổ chức diễn đàn, có tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam hội nhập quốc tế.
    Năm 2003 là năm đầu tiên tổ chức diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam, Ban tổ chức sẽ mời và chọn 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả nước tham gia giới thiệu cơ hội giao thương và hợp tác đầu tư. Thái Bình là tỉnh đại diện cho các tỉnh phía Bắc tham gia diễn đàn, việc tham gia diễn đàn này đối với Thái Bình là phù hợp vì đây là thời kỳ cao điểm của tỉnh Thái Bình về hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài. UBND tỉnh Thái Bình giao cho Sở Kế hoạch đầu tư chuẩn bị tài liệu về tiềm năng và đầu tư vào Thái Bình; Sở Thương mại Du lịch chuẩn bị tài liệu giới thiệu về thương mại du lịch Thái Bình; Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng với câu lạc bộ các doanh nghiệp trẻ Thái Bình đứng ra rà soát lại kế hoạch tổ chức tham gia diễn đàn này. Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ phối hợp cùng với Trung tâm Xúc tiến thương mại du lịch Thái Bình lựa chọn những mặt hàng tiêu biểu của tỉnh giới thiệu tại diễn đàn và tham gia Hội chợ hàng Việt Nam hội nhập quốc tế.
    Dự kiến sẽ có khoảng 7-10 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia vào khu vực gian hàng chung của tỉnh. UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội chợ và diễn đàn thương mại và đầu tư năm 2003.

    ( Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch Thái Bình )
  4. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình "nhịn cơm đãi khách"
    Chu Thượng
    Theo đúng kế hoạch, hôm qua 26.8, một hội nghị giới thiệu cơ hội đầu tư được tỉnh Thái Bình tổ chức tại TPHCM. Cũng là một hiện tượng rất thú vị. Cứ thử hình dung mà xem, mang tiếng là tỉnh thuần nông đến một hòn núi để làm du lịch cũng không có, "chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình" sẽ giới thiệu mình như thế nào giữa chốn phồn hoa đô hội?
    Cứ bằng vào những gì đã có, đã chuẩn bị thì xem ra tỉnh Thái Bình rất tự tin vào thành công của chuyến "hành phương Nam" lần này. Trước hết là Thái Bình có nguồn lao động dồi dào với trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao. Thái Bình lại có hệ thống giao thông đường bộ cực tốt nối liền với tỉnh, thành trong vùng tam giác tăng trưởng phía bắc. Nếu nhớ lại rằng trước kia từ Hà Nội về Thái Bình phải qua tới 47 cây cầu nhỏ, xe chở container tất nhiên không đi được, mới thấy Thái Bình đã cố gắng đến mức nào để phá thế ốc đảo giữa đồng bằng của địa phương mình. Hơn thế nữa, để sẵn sàng đón các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch được 5 khu công nghiệp với tổng diện tích 636 hécta, lại đang chuẩn bị mở thêm ba khu nữa với diện tích khoảng 1.000 hécta. Nhưng đặc sắc hơn cả, điều mà nhiều nhà đầu tư nhận xét rằng đã gãi đúng "chỗ ngứa" của họ, ấy là chính sách hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Đầu tư tại Thái Bình, nhà đầu tư được cung cấp một mặt bằng trải sẵn với cơ sở hạ tầng điện, nước tới tận chân hàng rào khu công nghiệp, được hỗ trợ 100% tiền bồi thường đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp diện tích được thuê tại Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh trong năm 2003; được ưu đãi đặc biệt trong việc thuê đất, đào tạo lao động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm đầu... Nhân đây cũng nên biết hiện Thái Bình đã thu hút được trên 100 dự án với số vốn khoảng 1.000 tỉ đồng...
    Nói như ông Đặng Ngọc Hoà - Tổng Giám đốc Tập đoàn Daso và cũng là một người quê gốc Thái Bình, cách tiếp thị của Thái Bình khá thu hút, cũng tựa như sự khiêm nhường "nhịn cơm đãi khách" của người có gia cảnh chưa được phong lưu. Thì cứ rộng lòng như thế đi, người chưa giàu ắt sẽ giàu. Cũng chẳng có gì lạ khi ông Tổng Giám đốc Daso hiện đang có một dự án đầu tư lớn tại quê gốc Thái Bình, 10 nhà đầu tư khác đã thoả thuận đầu tư với số vốn ban đầu 56,5 triệu USD... Đúng là rộng lòng đãi khách thì dù còn nghèo chẳng bao giờ khách nỡ phụ lòng.
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(46,77041)
  5. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình "nhịn cơm đãi khách"
    Chu Thượng
    Theo đúng kế hoạch, hôm qua 26.8, một hội nghị giới thiệu cơ hội đầu tư được tỉnh Thái Bình tổ chức tại TPHCM. Cũng là một hiện tượng rất thú vị. Cứ thử hình dung mà xem, mang tiếng là tỉnh thuần nông đến một hòn núi để làm du lịch cũng không có, "chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình" sẽ giới thiệu mình như thế nào giữa chốn phồn hoa đô hội?
    Cứ bằng vào những gì đã có, đã chuẩn bị thì xem ra tỉnh Thái Bình rất tự tin vào thành công của chuyến "hành phương Nam" lần này. Trước hết là Thái Bình có nguồn lao động dồi dào với trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao. Thái Bình lại có hệ thống giao thông đường bộ cực tốt nối liền với tỉnh, thành trong vùng tam giác tăng trưởng phía bắc. Nếu nhớ lại rằng trước kia từ Hà Nội về Thái Bình phải qua tới 47 cây cầu nhỏ, xe chở container tất nhiên không đi được, mới thấy Thái Bình đã cố gắng đến mức nào để phá thế ốc đảo giữa đồng bằng của địa phương mình. Hơn thế nữa, để sẵn sàng đón các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch được 5 khu công nghiệp với tổng diện tích 636 hécta, lại đang chuẩn bị mở thêm ba khu nữa với diện tích khoảng 1.000 hécta. Nhưng đặc sắc hơn cả, điều mà nhiều nhà đầu tư nhận xét rằng đã gãi đúng "chỗ ngứa" của họ, ấy là chính sách hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Đầu tư tại Thái Bình, nhà đầu tư được cung cấp một mặt bằng trải sẵn với cơ sở hạ tầng điện, nước tới tận chân hàng rào khu công nghiệp, được hỗ trợ 100% tiền bồi thường đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp diện tích được thuê tại Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh trong năm 2003; được ưu đãi đặc biệt trong việc thuê đất, đào tạo lao động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm đầu... Nhân đây cũng nên biết hiện Thái Bình đã thu hút được trên 100 dự án với số vốn khoảng 1.000 tỉ đồng...
    Nói như ông Đặng Ngọc Hoà - Tổng Giám đốc Tập đoàn Daso và cũng là một người quê gốc Thái Bình, cách tiếp thị của Thái Bình khá thu hút, cũng tựa như sự khiêm nhường "nhịn cơm đãi khách" của người có gia cảnh chưa được phong lưu. Thì cứ rộng lòng như thế đi, người chưa giàu ắt sẽ giàu. Cũng chẳng có gì lạ khi ông Tổng Giám đốc Daso hiện đang có một dự án đầu tư lớn tại quê gốc Thái Bình, 10 nhà đầu tư khác đã thoả thuận đầu tư với số vốn ban đầu 56,5 triệu USD... Đúng là rộng lòng đãi khách thì dù còn nghèo chẳng bao giờ khách nỡ phụ lòng.
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(46,77041)
  6. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tường thuật buổi lễ trao giải sao vàng đất việt​
    .
    CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG​
    Ngày 28/8 Lễ trao giải thưởng Sao vàng đất việt từ 19h30 ?" 22h
    Ngày 29/8: Hội thảo về Xây dựng Thương hiệu Việt và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá trong hội nhập quốc tế
    Ngày 30/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam
    Ngày 31/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam (tiếp)
    Ngày 1/9 Lễ trao bằng khen, chương trình biểu diễn ca nhạc, thời trang

    Sáng 28/8 tôi có mặt tại hội chợ triển lãm Giãng Võ. Không khó khăn lắm để tìm gian hàng của Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Bình. Trên diện tích 54m2, tại ngay cửa ra vào (phía nhà để xe sau)11 gian hàng của 11 Công ty tham dự, gồm:
    1. Công ty Gạch ốp lát
    2. Công ty sứ Tây Sơn
    3. Công ty sứ Hảo Cảnh
    4. Công ty sứ Đông Lâm
    5. Công ty sứ Hiệp Hoà
    6. Công ty sứ Thành Trung
    7. Công ty Bia Hương Sen
    8. Công ty Xi măng Thái Bình
    9. Công ty dụng cụ thể dục thể thao TB
    10. Công ty Trung Phương
    11. Công ty pha lê Việt Tiệp
    Có thể nói tinh thần chuẩn bị của các Doanh nghiệp trẻ Thái Bình rất khẩn trương và nhiệt tình. Chỉ mới buổi sáng mọi thứ còn ngổn ngang nhưng đến 5 giời chiều thì đã xong và không thể phủ nhận gian hàng của Hội doanh nghiệp trẻ TB là đẹp nhất hội chợ, đặc biệt các sản phẩm của Công ty XNK Hương sen với các sản phẩm bia Beyker (thoạt nhìn cứ tưởng Heineyken), các sản phẩm sứ vệ sinh, ?
    Sau đó chúng tôi về nghỉ tại Khách sạn Kim liên.
    Tối 6h, UBND tỉnh và hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình, Đoàn thanh niên có buổi gặp gỡ giao lưu và ăn tối tại Khách sạn Hà nội.
    Trong bữa tiệc mọi người nói chuyện vui vẻ, đặc biệt đến dự có bác Khoa, phó chủ tịch tỉnh, anh Bắc, chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình. Mọi người cũng đánh giá rất cao kết quả chuyến đi kêu gọi sự đầu tư vào Thái Bình của tỉnh nhà tại Tp. Hồ Chí Minh. Và tin tưởng Thái Bình sẽ thu hút được nhiều hơn nữa sự đầu tư của các DN trong và ngoài nước.
    Tại hội trợ lần này Thái Bình là 1 trong 8 tỉnh trên toàn quốc (Tp. HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Lào Cai, Quảng Nam, Đắc Lắc và Thái Bình)được tổ chức tham gia theo đoàn.
    Chương trình các hoạt động
    Ngày 28/8 Lễ trao giải thưởng Sao vàng đất việt từ 19h30 ?" 22h
    Ngày 29/8: Hội thảo về Xây dựng Thương hiệu Việt và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá trong hội nhập quốc tế
    Ngày 30/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam
    Ngày 31/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam (tiếp)
    Ngày 1/9 Lễ trao bằng khen, chương trình biểu diễn ca nhạc, thời trang
    Nội dung buổi lễ:
    Tới 19h30 lễ trao giải Sao vàng đất việt khai mạc!
    - Lễ tuyên bố khai mạc (lúc này chưa kịp có mặt)
    - Hội trống ?" hoành tráng & mang đậm tính bản sắc dân tộc
    - Biên tập viên Quang Minh giới thiệu giải thưởng Sao vàng đất việt về nội dung, mục đích, mục tiêu phấn đấu
    - Giới thiệu các quan khách tới dự gồm các đồng chí Phạm Thế Duyệt, Phạm gia Khiêm, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Hoàng Đình Quân.
    Trong buổi sẽ trao giải cho 147 thương hiệu & sản phẩm Việt nam đạt giải Sao vàng đất việt.
    - Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt nam Mr Phạm Tấn Công phát biểu về vấn đề hội nhập và cạnh tranh.
    - Phóng sự giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, công ty đạt giải.
    - BTV Quang Minh đọc thư Võ Văn Kiệt
    - Hoàng Bình Quân phát biểu và trả lời phỏng vấn
    - Bà Phạm chi Lan ?" Nguyên phó Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam VCCI, thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ phát biểu và trả lời phỏng vấn
    - Múa - Relax
    - Tiếp đó công bố các sản phẩm, thương hiệu & Công ty đạt giải. Đây là phần cực kỳ quan trọng của bất kỳ lễ trao giải nào. Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Phạm Gia Khiêm, Hoàng Đình Quân trao giải.
    Thật tự hào biết bao trong số hơn 100 sản phẩm ?" thương hiệu đó Thái Bình đã giành được hai. Đó là thương hiệu Long Hầu Ceramic của Công ty gạch ốp lát Thái Bình và sản phẩm Bia chai Beyker của Công ty XNK Hương Sen. Đây là niềm tự hào chung của bà con quê lúa chúng ta. Chúng ta cần tự hào vì sản phẩm sản xuất tại quê nhà đã được mọi người biết đến như một sản phẩm quen thuộc.
    Có thể cái nóng bức lúc này không thể làm tôi thấy mệt mỏi, có lẽ bất cứ ai là người con quê lúa lúc đó cũng thấy trong lòng một niềm vui phấn khởi. Phải chăng đây là sự khởi sắc của quê hương Thái Bình?
    - Cuối cùng là công bố khai mạc hội chợ Hàng Việt nam gia nhập kinh tế quốc tế lần I.
    Đồng chí Phạm Thế Duyệt cũng đã đến thăm gian hàng của hội Doanh nghiệp trẻ Thái Bình ngay sau khi khai mạc hội chợ Hàng Việt nam gia nhập kinh tế quốc tế.

    German
  7. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tường thuật buổi lễ trao giải sao vàng đất việt​
    .
    CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG​
    Ngày 28/8 Lễ trao giải thưởng Sao vàng đất việt từ 19h30 ?" 22h
    Ngày 29/8: Hội thảo về Xây dựng Thương hiệu Việt và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá trong hội nhập quốc tế
    Ngày 30/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam
    Ngày 31/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam (tiếp)
    Ngày 1/9 Lễ trao bằng khen, chương trình biểu diễn ca nhạc, thời trang

    Sáng 28/8 tôi có mặt tại hội chợ triển lãm Giãng Võ. Không khó khăn lắm để tìm gian hàng của Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Bình. Trên diện tích 54m2, tại ngay cửa ra vào (phía nhà để xe sau)11 gian hàng của 11 Công ty tham dự, gồm:
    1. Công ty Gạch ốp lát
    2. Công ty sứ Tây Sơn
    3. Công ty sứ Hảo Cảnh
    4. Công ty sứ Đông Lâm
    5. Công ty sứ Hiệp Hoà
    6. Công ty sứ Thành Trung
    7. Công ty Bia Hương Sen
    8. Công ty Xi măng Thái Bình
    9. Công ty dụng cụ thể dục thể thao TB
    10. Công ty Trung Phương
    11. Công ty pha lê Việt Tiệp
    Có thể nói tinh thần chuẩn bị của các Doanh nghiệp trẻ Thái Bình rất khẩn trương và nhiệt tình. Chỉ mới buổi sáng mọi thứ còn ngổn ngang nhưng đến 5 giời chiều thì đã xong và không thể phủ nhận gian hàng của Hội doanh nghiệp trẻ TB là đẹp nhất hội chợ, đặc biệt các sản phẩm của Công ty XNK Hương sen với các sản phẩm bia Beyker (thoạt nhìn cứ tưởng Heineyken), các sản phẩm sứ vệ sinh, ?
    Sau đó chúng tôi về nghỉ tại Khách sạn Kim liên.
    Tối 6h, UBND tỉnh và hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình, Đoàn thanh niên có buổi gặp gỡ giao lưu và ăn tối tại Khách sạn Hà nội.
    Trong bữa tiệc mọi người nói chuyện vui vẻ, đặc biệt đến dự có bác Khoa, phó chủ tịch tỉnh, anh Bắc, chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình. Mọi người cũng đánh giá rất cao kết quả chuyến đi kêu gọi sự đầu tư vào Thái Bình của tỉnh nhà tại Tp. Hồ Chí Minh. Và tin tưởng Thái Bình sẽ thu hút được nhiều hơn nữa sự đầu tư của các DN trong và ngoài nước.
    Tại hội trợ lần này Thái Bình là 1 trong 8 tỉnh trên toàn quốc (Tp. HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Lào Cai, Quảng Nam, Đắc Lắc và Thái Bình)được tổ chức tham gia theo đoàn.
    Chương trình các hoạt động
    Ngày 28/8 Lễ trao giải thưởng Sao vàng đất việt từ 19h30 ?" 22h
    Ngày 29/8: Hội thảo về Xây dựng Thương hiệu Việt và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá trong hội nhập quốc tế
    Ngày 30/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam
    Ngày 31/8: Diễn đàn thương mại và đầu tư tại Việt nam (tiếp)
    Ngày 1/9 Lễ trao bằng khen, chương trình biểu diễn ca nhạc, thời trang
    Nội dung buổi lễ:
    Tới 19h30 lễ trao giải Sao vàng đất việt khai mạc!
    - Lễ tuyên bố khai mạc (lúc này chưa kịp có mặt)
    - Hội trống ?" hoành tráng & mang đậm tính bản sắc dân tộc
    - Biên tập viên Quang Minh giới thiệu giải thưởng Sao vàng đất việt về nội dung, mục đích, mục tiêu phấn đấu
    - Giới thiệu các quan khách tới dự gồm các đồng chí Phạm Thế Duyệt, Phạm gia Khiêm, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Hoàng Đình Quân.
    Trong buổi sẽ trao giải cho 147 thương hiệu & sản phẩm Việt nam đạt giải Sao vàng đất việt.
    - Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt nam Mr Phạm Tấn Công phát biểu về vấn đề hội nhập và cạnh tranh.
    - Phóng sự giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, công ty đạt giải.
    - BTV Quang Minh đọc thư Võ Văn Kiệt
    - Hoàng Bình Quân phát biểu và trả lời phỏng vấn
    - Bà Phạm chi Lan ?" Nguyên phó Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam VCCI, thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ phát biểu và trả lời phỏng vấn
    - Múa - Relax
    - Tiếp đó công bố các sản phẩm, thương hiệu & Công ty đạt giải. Đây là phần cực kỳ quan trọng của bất kỳ lễ trao giải nào. Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Phạm Gia Khiêm, Hoàng Đình Quân trao giải.
    Thật tự hào biết bao trong số hơn 100 sản phẩm ?" thương hiệu đó Thái Bình đã giành được hai. Đó là thương hiệu Long Hầu Ceramic của Công ty gạch ốp lát Thái Bình và sản phẩm Bia chai Beyker của Công ty XNK Hương Sen. Đây là niềm tự hào chung của bà con quê lúa chúng ta. Chúng ta cần tự hào vì sản phẩm sản xuất tại quê nhà đã được mọi người biết đến như một sản phẩm quen thuộc.
    Có thể cái nóng bức lúc này không thể làm tôi thấy mệt mỏi, có lẽ bất cứ ai là người con quê lúa lúc đó cũng thấy trong lòng một niềm vui phấn khởi. Phải chăng đây là sự khởi sắc của quê hương Thái Bình?
    - Cuối cùng là công bố khai mạc hội chợ Hàng Việt nam gia nhập kinh tế quốc tế lần I.
    Đồng chí Phạm Thế Duyệt cũng đã đến thăm gian hàng của hội Doanh nghiệp trẻ Thái Bình ngay sau khi khai mạc hội chợ Hàng Việt nam gia nhập kinh tế quốc tế.

    German
  8. vina_life

    vina_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình - kilômét số 3Nguyễn Quang VinhTrong nạn đói năm Ất Dậu (1945), nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh đã chụp những bức ảnh nổi tiếng, ghi lại một cách đau đớn hình ảnh những người dân Thái Bình chết đói rũ rượi trên đường quốc lộ 10, trong đó có bức ảnh chụp những người chết đói ngồi gục bên cột mốc cây số Thái Bình - kilômét số 3. Tôi tìm theo địa chỉ bức ảnh, đến đúng cái nơi ngày xưa Võ An Ninh bấm máy. Cột mốc cũ không còn. Gốc cây gạo nơi mà năm 1945 chất đống những xác người chết đói cũng không còn. Cầu Khánh là đang còn. Bên kia cột mốc là thôn Phúc Khánh, cái mảnh làng nằm đúng vị trí cột mốc số 3 ấy nay thuộc xã Vũ Phúc, huyện Vũ Thư- một trong những vùng đất xuất phát của phong trào 50 triệu đồng/hécta gieo trồng...
    Nhân chứng của 60 năm trước
    [​IMG]

    Thái Bình - kilômét số 3 - nơi chất đầy xác người chết đói (ảnh chụp lại của Võ An Ninh).Giữa buổi trưa oi nồng, tôi đi ngược đường với hàng trăm công nhân túa ra sau giờ tan ca từ Khu công nghiệp Phúc Khánh, đi ngược với những đoàn xe các loại đang chạy ồ ạt vào thị xã Thái Bình, đi ngược với ngọn gió biển thổi dào dạt trên những cánh đồng lúa xanh mướt của huyện Vũ Thư, tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy đâu cột mốc lịch sử ấy nữa. Nhiều người ngạc nhiên nhìn tôi đang cố gắng đi ngược thời gian để tìm đến chính xác cột mốc cây số trong bức ảnh cũ. Không ai quan tâm đến cuộc tìm kiếm ấy. Chỉ sau này tôi mới biết được rằng, vì thị xã Thái Bình đã được mở rộng ra nhiều lần, cột mốc cây số cũ cũng đã được lùi ra rất xa. May mắn, có một cụ già đã dắt tay tôi về với những tháng năm nghẹn ngào trong đói khổ của năm Ất Dậu. Đó là cụ Hoàng Xuân Hộ, vị trưởng lão của thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc, cái thôn nằm ngay trong khu vực cột mốc cây số của ngày nào. Không chỉ là vị trưởng lão nắm rất chắc lịch sử thôn mình, cụ Hộ còn là một đảng viên lão thành với 45 tuổi đảng. Cụ là người rất hiếm hoi ở làng này khi mà từ thuở sinh ra cho đến hôm nay đều ở miết với làng mình, làm cách mạng cũng tại làng mình, tham gia các chức vụ chính quyền của làng, đến bây giờ đã 74 tuổi nhưng cụ vẫn khoẻ, tinh tường, và ngày ngày cùng cụ bà gói nem bán, thu nhập đủ cho vợ chồng già. Hồi chưa cướp chính quyền, thôn Phúc Khánh có tên là Phúc Khánh Thượng, thuộc tổng An Lão, phủ Thư Trì. Năm Ất Dậu, cụ Hộ mới 16 tuổi. Nhà chỉ có hai anh em, anh cả thì mang gia đình sang huyện Đông Quan kiếm cái ăn, sau đó cũng chết đói cả nhà. Cụ và bà mẹ ở lại đây, bám riết lấy đám khoai lang, cầm canh từng bữa, thoát chết.
    Ngày đó, Thái Bình vừa qua cơn lũ lớn, mùa màng mất trắng, quân Nhật còn bắt dân các làng phá sắn, phá lúa trồng đay cho nó. Thu được hạt lúa nào, lính Nhật lại lệnh cho lý trưởng các làng dong trống đánh chiêng, ép từng nhà nộp hết vào kho thóc. Thế là đói nặng. Cụ Hộ đưa cho tôi xem danh sách những người họ hàng với cụ đã chết đói năm 1945. 25 gia đình tất cả. Có gia đình như nhà ông Chế, vợ chồng con cái cùng chết cả 6 người. Nhà nào chết ít nhất cũng 2 người. Tôi rùng mình nhìn danh sách những người chết vì đói ấy, hỏi ngơ ngác: "Chết nhiều thế, làm đám tang ra sao ạ? Chắc là mọi người trong làng khóc ghê lắm?". Bà cụ vợ ông Hộ trừng mắt nhìn tôi: "Khóc cái gì? Sức đâu nữa mà khóc. Người chết nằm bờ nằm bụi, nằm cả ngoài đồng, ngoài đường, xó bếp, người sống thì oặt oẹo, thở còn không ra hơi, sức đâu còn khóc, mà khóc ai nữa, rồi lại đến lượt mình thôi...". Cụ Hộ kể: "Lúc đó, ai chết mà được người làng kiếm cho mảnh chiếu, hoặc một miếng ván cột thi thể rồi đem chôn đã là phúc đức lắm rồi. Cả làng tôi ngày đó chết lặng. Mẹ con tôi đêm ngày giữ chặt lấy mấy vạt khoai để nấu cháo ăn qua bữa, không thì cũng chết. Nhưng sợ nhất là khi tôi chạy ra cầu Khánh, nhìn thấy quanh gốc cây gạo người chết đói chồng chất lên nhau, số chưa chết thì ngồi gục xuống, thoi thóp rồi cứ ngồi thế cho đến khi tắt thở vì kiệt sức... Mà đừng kể nữa, khiếp đảm lắm. Trong 14 thôn ngày ấy của tổng An Lão, thì thôn của tôi nghèo đói nhất và chết nhiều nhất, không còn nhớ là bao nhiêu người".


    [​IMG]

    Vị trí cột mốc Thái Bình - kilômét số 3 bây giờlà cửa ngõ Khu công nghiệp Phúc Khánh.
    Vượt qua cái đói ấy, cụ Hộ tham gia du kích, rồi sau ngày hoà bình, cụ tham gia lực lượng dân quân xã, làm giáo viên dạy vỡ lòng, sau đó làm kế toán hợp tác xã, tham gia cấp uỷ địa phương cho đến khi nghỉ già. Cụ Hộ đã sống gần trọn đời ở làng, qua hết bao giai đoạn biến thiên của quê hương mình, chứng kiến cái thời đói khổ nhất vào nạn đói năm Ất Dậu, đến lúc này ngoảnh lại nhìn phía sau lưng, cụ nhận xét rằng, cuộc sống của cả thôn, cả xã, cả nước mình thay đổi to lớn đến kinh ngạc.Chuyện của hai ông già bên điếu bátÔng Hoàng Thanh Hải là Chủ tịch Hội Người cao tuổi thôn Phúc Khánh và ông Trần Xuân Ngang nguyên là cấp uỷ thôn đang uống trà và thi nhau rít điếu bát. Hai ông có vẻ khá vui khi tôi muốn nghe về những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội của thôn mình. Nhưng ông Ngang lại chưa cho ông Hải kể về những đổi thay ngày hôm nay: "Chú phải biết rằng, sau hoà bình năm 1954 đến trước năm 1990, thôn Phúc Khánh này nghèo khổ nhất xã Vũ Phúc. Trước xã có 14 thôn, sau nhập lại thành 8 thôn, thì Phúc Khánh là thôn nghèo khó. Phải biết như vậy để thấm thía cái vươn lên của bà con mình trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua chứ". Bà con trong thôn nói, cái nghèo đeo đuổi làng xã họ cả mấy thập kỷ... "Kể chuyện cái xe đạp cho chú nhà báo nghe" - ông Ngang nhắc. Ông Hải tủm tỉm: "Là thế này. Xã tôi những năm 1969-1970, toàn xã có 3 chiếc xe đạp của nhà ông Bí, ông Hạnh và bà Phiến bán cửa hàng hợp tác xã. Ngày đó, tôi đi bộ đội, chiến đấu ròng rã mấy năm trong Nam, bị thương, được ra Bắc về thăm nhà. Tính chuyện đi kiếm vợ, để cho oai, tôi cạy cục vật nài cả một ngày, bà Phiến mới đồng ý cho mượn xe đạp một tối. Khi tôi dắt xe ra, bà Phiến vẫn không tin tôi biết đi xe đạp, bà cứ lẽo đẽo theo tôi mãi cho đến khi tôi đạp xe đi khuất mới chịu vô nhà. Đêm đó, bà thắp đèn ngồi thức cho đến khi tôi trả xe thì chạy ồ ra, ôm lấy chiếc xe vào lòng còn tình cảm hơn mẹ ôm con nữa... Nghèo thế đấy chú ạ". Bây giờ, toàn thôn Phúc Khánh có trên 90% nhà xây tường gạch, đổ mái bằng. Gần hết mọi nhà có tivi. Xe máy cũng trên 80%. Đời sống tăng vọt. Thôn Phúc Khánh đã trở thành thôn có cuộc sống khá giả nhất 8 thôn của xã. Xã Vũ Phúc là một trong những xã đăng ký với tỉnh đạt doanh thu 50 triệu đồng/hécta. Ông Hải nhắc tôi: "Hôm nay trưởng thôn đi vắng, có gì chú sang nhà chị Thuyên Phó thôn mà hỏi thêm. Mà này, chú nên biết thêm, văn nghệ thôn tôi nhất xã đấy nhé. Mà chị Thuyên Phó thôn lại là cây hát chèo véo von nhất xã đấy. Đi đi".Ngọt ngào một điệu sử xuân

    [​IMG]

    Một góc Khu công nghiệp Phúc Khánh.
    Nghe tôi nói việc chị hát chèo hay, chị Thuyên Phó thôn cười tươi rói: "Tôi là Phó thôn, lại là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ của xã, ham phong trào thì tham gia thôi. Thôn này, ai mà không biết hát chèo. Thái Bình mà anh". Chị Thuyên khoe với  tôi thôn chị có rất nhiều cái đứng đầu toàn xã, nhất là đời sống. Sản lượng lương thực đều đạt trên 10 tấn/hécta. Trong thôn có 40 hécta thâm canh hai vụ lúa, hai vụ màu một năm. Vụ hè, bà con trồng dưa lê, dưa hồng, đỗ tương; vụ đông  trồng cà chua, bí, rau, dưa hấu, khoai tây. Cán bộ thôn hướng dẫn bà con phải trồng những loại cây quả mà thị trường đang cần và với những vùng đất năng suất lúa thấp thì cương quyết thay đổi cây trồng, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu. Chắc chắn là đến năm 2005, thôn Phúc Khánh cũng như toàn xã Vũ Phúc đều đạt doanh thu trên một hécta là 50 triệu đồng như đã đăng ký với tỉnh. Bây giờ thì việc thực hiện điều đó không khó nữa. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội trong xã trong thôn đều đang có đà, đang vào nền nếp và việc thâm canh cây trồng đều áp dụng chặt chẽ với các giải pháp quản lý, khoa học kỹ thuật và thị trường. Tôi nhớ lại buổi làm việc với anh Tiến - Phó phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Thái Bình: Toàn tỉnh Thái Bình có 279 xã thì đã có tới 172 xã đăng ký cánh đồng 50 triệu/ hécta. Và số cánh đồng 50 triệu đã đạt được hay đang phấn đấu để đạt được là 326 cánh đồng với diện tích 3.779,9 hécta. Chị Thuyên cũng khẳng định, thôn của chị có nhiều phong trào nổi bật. Đời sống bà con tiến triển mạnh. Không còn hộ nghèo. Hiện nay, thu nhập đầu người trong thôn cũng đạt bình quân từ 1 đến 5 triệu đồng/ người/ năm. Xã đang phấn đấu các hộ khá phải đạt 10 triệu đồng/ người/ năm. Toàn thôn chỉ còn 2 hộ đang ở nhà cấp 4, 10 hộ có khó khăn đôi chút về đời sống nhưng vẫn đủ ăn. Nghe tôi nhắc đến nạn đói năm 1945, chị Thuyên thở dài: "Đúng vậy. Thôn tôi chết đói nhiều nhất xã. Hồi ấy cứ nhắc đến thôn Phúc Khánh, ai cũng nghĩ ngay đến chuyện đói khổ. Nhưng bây giờ, nhắc đến thôn Phúc Khánh là nhắc đến một phong trào sản xuất, đời sống vững chắc, trù phú, giàu có. Bây giờ, ai đó nói về Thái Bình đến kilômét số 3 là đến với thôn chúng tôi, đến với một địa phương có nhiều phong trào mạnh và đời sống sầm uất. Thế là tự hào quá phải không anh?".Chị Thuyên lại cười khi nghe tôi nhắc đến chuyện chị tham gia văn nghệ. Chị nói, nhà chị, cả hai vợ chồng đều ở trong đội văn nghệ, chị hát chèo còn anh Lịch - chồng chị thì kéo nhị. Rồi chị cất giọng chèo ngọt ngào đến mê say hát cho tôi nghe một điệu sử xuân với lời hát về chính làng quê của chị: "Chào quê hương Vũ Phúc muôn vàn yêu dấu/Nét đẹp tự hào truyền thống quang vinh...".Tôi mang tiếng hát chèo của chị đi theo những con đường bêtông chạy giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn, những cánh đồng lúa Thái Bình đang làm nức lòng cả nước với giá trị sản lượng 50 triệu/hécta. Tôi dừng lại ở cầu Khánh, lại cố hình dung vị trí cột mốc cũ, lại hình dung cảnh chết đói năm nào, lại đưa mắt nhìn sang Khu công nghiệp Phúc Khánh và chợt nghĩ nếu lúc này nghệ sĩ Võ An Ninh có mặt, chắc chắn là lão nghệ sĩ sẽ lại nâng máy ảnh lên, và trên khuôn hình không còn nữa bóng dáng những thân hình đói khổ ngồi gục bên cột mốc, mà là hình ảnh của một con đường đại lộ chạy thẳng vào thị xã Thái Bình thời đổi mới. Bức ảnh ấy vẫn tiếp tục ghi: Thái Bình - kilômét số 3. Tôi rảo chân bước vui trên cầu Khánh và chợt nghe cô bán nước mía bên chân cầu véo von tiếng hát chèo đến hay: Em xinh là xinh như cây lúa... 
     
    [​IMG]
    Hãy sống thật tốt và thật hết mình cho ngày hôm nay, vì biết đâu đó là ngày cuối cùng bạn được sống trên đời
  9. vina_life

    vina_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình - kilômét số 3Nguyễn Quang VinhTrong nạn đói năm Ất Dậu (1945), nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh đã chụp những bức ảnh nổi tiếng, ghi lại một cách đau đớn hình ảnh những người dân Thái Bình chết đói rũ rượi trên đường quốc lộ 10, trong đó có bức ảnh chụp những người chết đói ngồi gục bên cột mốc cây số Thái Bình - kilômét số 3. Tôi tìm theo địa chỉ bức ảnh, đến đúng cái nơi ngày xưa Võ An Ninh bấm máy. Cột mốc cũ không còn. Gốc cây gạo nơi mà năm 1945 chất đống những xác người chết đói cũng không còn. Cầu Khánh là đang còn. Bên kia cột mốc là thôn Phúc Khánh, cái mảnh làng nằm đúng vị trí cột mốc số 3 ấy nay thuộc xã Vũ Phúc, huyện Vũ Thư- một trong những vùng đất xuất phát của phong trào 50 triệu đồng/hécta gieo trồng...
    Nhân chứng của 60 năm trước
    [​IMG]

    Thái Bình - kilômét số 3 - nơi chất đầy xác người chết đói (ảnh chụp lại của Võ An Ninh).Giữa buổi trưa oi nồng, tôi đi ngược đường với hàng trăm công nhân túa ra sau giờ tan ca từ Khu công nghiệp Phúc Khánh, đi ngược với những đoàn xe các loại đang chạy ồ ạt vào thị xã Thái Bình, đi ngược với ngọn gió biển thổi dào dạt trên những cánh đồng lúa xanh mướt của huyện Vũ Thư, tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy đâu cột mốc lịch sử ấy nữa. Nhiều người ngạc nhiên nhìn tôi đang cố gắng đi ngược thời gian để tìm đến chính xác cột mốc cây số trong bức ảnh cũ. Không ai quan tâm đến cuộc tìm kiếm ấy. Chỉ sau này tôi mới biết được rằng, vì thị xã Thái Bình đã được mở rộng ra nhiều lần, cột mốc cây số cũ cũng đã được lùi ra rất xa. May mắn, có một cụ già đã dắt tay tôi về với những tháng năm nghẹn ngào trong đói khổ của năm Ất Dậu. Đó là cụ Hoàng Xuân Hộ, vị trưởng lão của thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc, cái thôn nằm ngay trong khu vực cột mốc cây số của ngày nào. Không chỉ là vị trưởng lão nắm rất chắc lịch sử thôn mình, cụ Hộ còn là một đảng viên lão thành với 45 tuổi đảng. Cụ là người rất hiếm hoi ở làng này khi mà từ thuở sinh ra cho đến hôm nay đều ở miết với làng mình, làm cách mạng cũng tại làng mình, tham gia các chức vụ chính quyền của làng, đến bây giờ đã 74 tuổi nhưng cụ vẫn khoẻ, tinh tường, và ngày ngày cùng cụ bà gói nem bán, thu nhập đủ cho vợ chồng già. Hồi chưa cướp chính quyền, thôn Phúc Khánh có tên là Phúc Khánh Thượng, thuộc tổng An Lão, phủ Thư Trì. Năm Ất Dậu, cụ Hộ mới 16 tuổi. Nhà chỉ có hai anh em, anh cả thì mang gia đình sang huyện Đông Quan kiếm cái ăn, sau đó cũng chết đói cả nhà. Cụ và bà mẹ ở lại đây, bám riết lấy đám khoai lang, cầm canh từng bữa, thoát chết.
    Ngày đó, Thái Bình vừa qua cơn lũ lớn, mùa màng mất trắng, quân Nhật còn bắt dân các làng phá sắn, phá lúa trồng đay cho nó. Thu được hạt lúa nào, lính Nhật lại lệnh cho lý trưởng các làng dong trống đánh chiêng, ép từng nhà nộp hết vào kho thóc. Thế là đói nặng. Cụ Hộ đưa cho tôi xem danh sách những người họ hàng với cụ đã chết đói năm 1945. 25 gia đình tất cả. Có gia đình như nhà ông Chế, vợ chồng con cái cùng chết cả 6 người. Nhà nào chết ít nhất cũng 2 người. Tôi rùng mình nhìn danh sách những người chết vì đói ấy, hỏi ngơ ngác: "Chết nhiều thế, làm đám tang ra sao ạ? Chắc là mọi người trong làng khóc ghê lắm?". Bà cụ vợ ông Hộ trừng mắt nhìn tôi: "Khóc cái gì? Sức đâu nữa mà khóc. Người chết nằm bờ nằm bụi, nằm cả ngoài đồng, ngoài đường, xó bếp, người sống thì oặt oẹo, thở còn không ra hơi, sức đâu còn khóc, mà khóc ai nữa, rồi lại đến lượt mình thôi...". Cụ Hộ kể: "Lúc đó, ai chết mà được người làng kiếm cho mảnh chiếu, hoặc một miếng ván cột thi thể rồi đem chôn đã là phúc đức lắm rồi. Cả làng tôi ngày đó chết lặng. Mẹ con tôi đêm ngày giữ chặt lấy mấy vạt khoai để nấu cháo ăn qua bữa, không thì cũng chết. Nhưng sợ nhất là khi tôi chạy ra cầu Khánh, nhìn thấy quanh gốc cây gạo người chết đói chồng chất lên nhau, số chưa chết thì ngồi gục xuống, thoi thóp rồi cứ ngồi thế cho đến khi tắt thở vì kiệt sức... Mà đừng kể nữa, khiếp đảm lắm. Trong 14 thôn ngày ấy của tổng An Lão, thì thôn của tôi nghèo đói nhất và chết nhiều nhất, không còn nhớ là bao nhiêu người".


    [​IMG]

    Vị trí cột mốc Thái Bình - kilômét số 3 bây giờlà cửa ngõ Khu công nghiệp Phúc Khánh.
    Vượt qua cái đói ấy, cụ Hộ tham gia du kích, rồi sau ngày hoà bình, cụ tham gia lực lượng dân quân xã, làm giáo viên dạy vỡ lòng, sau đó làm kế toán hợp tác xã, tham gia cấp uỷ địa phương cho đến khi nghỉ già. Cụ Hộ đã sống gần trọn đời ở làng, qua hết bao giai đoạn biến thiên của quê hương mình, chứng kiến cái thời đói khổ nhất vào nạn đói năm Ất Dậu, đến lúc này ngoảnh lại nhìn phía sau lưng, cụ nhận xét rằng, cuộc sống của cả thôn, cả xã, cả nước mình thay đổi to lớn đến kinh ngạc.Chuyện của hai ông già bên điếu bátÔng Hoàng Thanh Hải là Chủ tịch Hội Người cao tuổi thôn Phúc Khánh và ông Trần Xuân Ngang nguyên là cấp uỷ thôn đang uống trà và thi nhau rít điếu bát. Hai ông có vẻ khá vui khi tôi muốn nghe về những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội của thôn mình. Nhưng ông Ngang lại chưa cho ông Hải kể về những đổi thay ngày hôm nay: "Chú phải biết rằng, sau hoà bình năm 1954 đến trước năm 1990, thôn Phúc Khánh này nghèo khổ nhất xã Vũ Phúc. Trước xã có 14 thôn, sau nhập lại thành 8 thôn, thì Phúc Khánh là thôn nghèo khó. Phải biết như vậy để thấm thía cái vươn lên của bà con mình trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua chứ". Bà con trong thôn nói, cái nghèo đeo đuổi làng xã họ cả mấy thập kỷ... "Kể chuyện cái xe đạp cho chú nhà báo nghe" - ông Ngang nhắc. Ông Hải tủm tỉm: "Là thế này. Xã tôi những năm 1969-1970, toàn xã có 3 chiếc xe đạp của nhà ông Bí, ông Hạnh và bà Phiến bán cửa hàng hợp tác xã. Ngày đó, tôi đi bộ đội, chiến đấu ròng rã mấy năm trong Nam, bị thương, được ra Bắc về thăm nhà. Tính chuyện đi kiếm vợ, để cho oai, tôi cạy cục vật nài cả một ngày, bà Phiến mới đồng ý cho mượn xe đạp một tối. Khi tôi dắt xe ra, bà Phiến vẫn không tin tôi biết đi xe đạp, bà cứ lẽo đẽo theo tôi mãi cho đến khi tôi đạp xe đi khuất mới chịu vô nhà. Đêm đó, bà thắp đèn ngồi thức cho đến khi tôi trả xe thì chạy ồ ra, ôm lấy chiếc xe vào lòng còn tình cảm hơn mẹ ôm con nữa... Nghèo thế đấy chú ạ". Bây giờ, toàn thôn Phúc Khánh có trên 90% nhà xây tường gạch, đổ mái bằng. Gần hết mọi nhà có tivi. Xe máy cũng trên 80%. Đời sống tăng vọt. Thôn Phúc Khánh đã trở thành thôn có cuộc sống khá giả nhất 8 thôn của xã. Xã Vũ Phúc là một trong những xã đăng ký với tỉnh đạt doanh thu 50 triệu đồng/hécta. Ông Hải nhắc tôi: "Hôm nay trưởng thôn đi vắng, có gì chú sang nhà chị Thuyên Phó thôn mà hỏi thêm. Mà này, chú nên biết thêm, văn nghệ thôn tôi nhất xã đấy nhé. Mà chị Thuyên Phó thôn lại là cây hát chèo véo von nhất xã đấy. Đi đi".Ngọt ngào một điệu sử xuân

    [​IMG]

    Một góc Khu công nghiệp Phúc Khánh.
    Nghe tôi nói việc chị hát chèo hay, chị Thuyên Phó thôn cười tươi rói: "Tôi là Phó thôn, lại là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ của xã, ham phong trào thì tham gia thôi. Thôn này, ai mà không biết hát chèo. Thái Bình mà anh". Chị Thuyên khoe với  tôi thôn chị có rất nhiều cái đứng đầu toàn xã, nhất là đời sống. Sản lượng lương thực đều đạt trên 10 tấn/hécta. Trong thôn có 40 hécta thâm canh hai vụ lúa, hai vụ màu một năm. Vụ hè, bà con trồng dưa lê, dưa hồng, đỗ tương; vụ đông  trồng cà chua, bí, rau, dưa hấu, khoai tây. Cán bộ thôn hướng dẫn bà con phải trồng những loại cây quả mà thị trường đang cần và với những vùng đất năng suất lúa thấp thì cương quyết thay đổi cây trồng, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu. Chắc chắn là đến năm 2005, thôn Phúc Khánh cũng như toàn xã Vũ Phúc đều đạt doanh thu trên một hécta là 50 triệu đồng như đã đăng ký với tỉnh. Bây giờ thì việc thực hiện điều đó không khó nữa. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội trong xã trong thôn đều đang có đà, đang vào nền nếp và việc thâm canh cây trồng đều áp dụng chặt chẽ với các giải pháp quản lý, khoa học kỹ thuật và thị trường. Tôi nhớ lại buổi làm việc với anh Tiến - Phó phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Thái Bình: Toàn tỉnh Thái Bình có 279 xã thì đã có tới 172 xã đăng ký cánh đồng 50 triệu/ hécta. Và số cánh đồng 50 triệu đã đạt được hay đang phấn đấu để đạt được là 326 cánh đồng với diện tích 3.779,9 hécta. Chị Thuyên cũng khẳng định, thôn của chị có nhiều phong trào nổi bật. Đời sống bà con tiến triển mạnh. Không còn hộ nghèo. Hiện nay, thu nhập đầu người trong thôn cũng đạt bình quân từ 1 đến 5 triệu đồng/ người/ năm. Xã đang phấn đấu các hộ khá phải đạt 10 triệu đồng/ người/ năm. Toàn thôn chỉ còn 2 hộ đang ở nhà cấp 4, 10 hộ có khó khăn đôi chút về đời sống nhưng vẫn đủ ăn. Nghe tôi nhắc đến nạn đói năm 1945, chị Thuyên thở dài: "Đúng vậy. Thôn tôi chết đói nhiều nhất xã. Hồi ấy cứ nhắc đến thôn Phúc Khánh, ai cũng nghĩ ngay đến chuyện đói khổ. Nhưng bây giờ, nhắc đến thôn Phúc Khánh là nhắc đến một phong trào sản xuất, đời sống vững chắc, trù phú, giàu có. Bây giờ, ai đó nói về Thái Bình đến kilômét số 3 là đến với thôn chúng tôi, đến với một địa phương có nhiều phong trào mạnh và đời sống sầm uất. Thế là tự hào quá phải không anh?".Chị Thuyên lại cười khi nghe tôi nhắc đến chuyện chị tham gia văn nghệ. Chị nói, nhà chị, cả hai vợ chồng đều ở trong đội văn nghệ, chị hát chèo còn anh Lịch - chồng chị thì kéo nhị. Rồi chị cất giọng chèo ngọt ngào đến mê say hát cho tôi nghe một điệu sử xuân với lời hát về chính làng quê của chị: "Chào quê hương Vũ Phúc muôn vàn yêu dấu/Nét đẹp tự hào truyền thống quang vinh...".Tôi mang tiếng hát chèo của chị đi theo những con đường bêtông chạy giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn, những cánh đồng lúa Thái Bình đang làm nức lòng cả nước với giá trị sản lượng 50 triệu/hécta. Tôi dừng lại ở cầu Khánh, lại cố hình dung vị trí cột mốc cũ, lại hình dung cảnh chết đói năm nào, lại đưa mắt nhìn sang Khu công nghiệp Phúc Khánh và chợt nghĩ nếu lúc này nghệ sĩ Võ An Ninh có mặt, chắc chắn là lão nghệ sĩ sẽ lại nâng máy ảnh lên, và trên khuôn hình không còn nữa bóng dáng những thân hình đói khổ ngồi gục bên cột mốc, mà là hình ảnh của một con đường đại lộ chạy thẳng vào thị xã Thái Bình thời đổi mới. Bức ảnh ấy vẫn tiếp tục ghi: Thái Bình - kilômét số 3. Tôi rảo chân bước vui trên cầu Khánh và chợt nghe cô bán nước mía bên chân cầu véo von tiếng hát chèo đến hay: Em xinh là xinh như cây lúa... 
     
    [​IMG]
    Hãy sống thật tốt và thật hết mình cho ngày hôm nay, vì biết đâu đó là ngày cuối cùng bạn được sống trên đời
  10. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình thu hút đầu tư
    Ngày 26-8-2003, tại Tp. HCM, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu vực phía nam. Đây là dịp để TB kêu gọi đầu tư phát triển, nhất là phát triển công nghiệp tại tỉnh nhà.
    Ông Trần Quốc Khoa, phó chủ tịch thường trực của UBND tỉnh Thái Bình cho biết: chúng tôi mạnh dạn tổ chức cuộc gặp gỡ này là vì vào mấy tháng trước, khi tổ chức hội nghị thái Bình - tiềm năng và cơ hội đầu tư khu vực phía Bắc. Thái Bình đã thu hút được 56, 5 triệu USD đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là một kết quả đáng mừng.
    Đầu tư nhằm vào lĩnh vực nào?
    Theo ông Khoa, hiện nay Thái Bình đang tập trung vào 5 trọng tâm để phát triển kinh tế và 5 trọng tâm này cũng chính là những lĩnh vực đang được tỉnh ưu tiên và khuyến khích đầu tư. Đó là thu hút đầu tư vào việc chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá; ưu tiên phát triển kinh tế biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biết, dịch vụ, du lịch và vận tải; phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề; triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; đổi mới cơ chế chính sách... Tỉnh đang cần vốn đầu tư các lĩnh vực như công nghiệp dệt may, nguyên vật liệu khí đốt, nhựa, điện dân dụng, phát triển các khu công nghiệp làng nghề, phát triển các đặc sản vùng sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu có già trị cao, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Thái Bình cũng kêu gọi nhà đầu tư đến tỉnh nhà để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch sinh thái, đặc biệt là các khu ven biển. Có thể nhận thấy các ngành nghề ưu tiên phát triển và khả năng hợp tác lớn nhất là công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, các dự án nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi, các dự án dệt may, các dự án sử dụng khí đốt mỏ...
    Ông Khoa nói, hiện chúng tôi đã có 5 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích 636 ha. Đó là các khu CN sử dụng mỏ khí Tiền Hải, KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Tiền Phong và KCN Diêm Điền. Ngoài ra còn 3 KCN đang thu hút đầu tư mới, đó là KCN An Hoà tại Vũ Thư, có diện tích 600 ha do Cty Daso đầu tư hạ tầng, KCN Cầu Nghìn tại Quỳnh Phụ có diện tích 100 ha giáp ranh Hải Phòng ra cảng quốc tế rất thuận tiện hiện đã có các doanh nghiệp đến đầu tư, trong đó có 6 DN đến từ Tp. HCM ra ký kết và nhận đất. KCN Gia Lễ 100 ha tại Đông Hưng gần địa bàn thị xã. Và phải kể đến các cụm công nghiệp tại các huyện trong tỉnh với diện tích từ 20 - 30 ha.
    Các nhà đầu tư đến với Thái Bình có thể khai thác nhiềm tiềm năng khác nhau. Ví như về nông nghiệp, Thái Bình có nguồn nguyên liệu phong phú như lúa, các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, salat, hành tỏi, lạc đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày có cây dâu, đay, cói và các cây ăn quả nhiệt đới phong phú. Về thuỷ hải sản có cá nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Tổng trữ lượng hải sản ven biển Thái Bình lên tới 26.000 tấn. Thái Bình đã đưa 3.629 ha vùng nước lợ vùng ven biển sang nuôi trồng thuỷ hải sản như tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu... Tiềm năng khí mỏ hàng năm có thể khai thác hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng cho KCN Tiền Hải. Mỏ nước khoáng Tiền Hải có trữ lượng 12 triệu m3 đã khai thác 10 năm nay với trữ lượng 9,5 triệu lít. Có hai nhãn hiệu nước khoáng nổi tiếng là Vital và Tiền Hải. Về du lịch có thể phát triển du lịch sinh thái miền đồng bằng ven biển, nhất là trên các cồn cát. Ngoài ra còn có thể khai thác du lịch các vùng quê, nơi có đến 82 lễ hội truyền thống đặc biệt và các di tích văn hoá như di tích nhà Trần, chùa Keo... nổi tiếng. Một nguồn nhân lực khác chính là lao động có tinh thần học hỏi cao và cần cù, giá nhân công không cao.
    Thái Bình Thiên thời, địa lợi.
    Về hạ tầng cơ sở, điều lo ngại nhất của các nhà đầu tư trước đây vào Thái Bình là đường sá thì nay đã được cải thiện. Thái Bình đã có cầu Tân Đệ nối với Hà nội, có hệ thống cầu nối với Hải Phòng, đường sang Hải Dương cũng thuận lợi. Điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc đã đảm bảo. Sức thu hút trong đầu tư của Thái Bình là rất hiện thực. Vì thế mà hiện nay tỉnh đã kêu gọi được trên 100 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư ban đầu gần 4000 tỷ đồng.
    Thái Bình đang có nhiều chính sách để thu hút thêm đầu tư, theo đó tỉnh đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống giao thông đến chân hàng rào 2 KCN là Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh,. hỗ trợ 50% tiền bồi thường giải phóng và san lấp mặt bằng cho các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại KCN Nguyễn Đức Cảnh & Phúc Khánh. Hỗ trợ 100% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp diện tích được thuê cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất KD tại KCN Nguyễn ĐỨc Cảnh & Phúc Khánh trong năm 2003. Còn nếu DN tự bỏ vốn để giải phóng mặt bằng và lấp trũng thì công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có trách nhiệm thanh toán 50% và ngân sách tỉnh thanh toán 50 %. Các DN đầu tư sản xuất công nghiệp nằm trong đất qui hoạch phát triển công nghiệp ở 7 huyện (trừ KCN sử dụng khí mỏ Tiền Hải) sử dụng từ 50 lao động trở lên trong năm 2003 sẽ được hỗ trợ 50% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đi đầu ở vùng đồng bằng Bắc bộ khi cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài chỉ trong vòng 1 ngày.
    Giá thuê đất tại Thái Bình khá thấp, với đất nội thị xã, thị trấn có giá 0,18 USD/m2/năm, với các dự án sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì mức thuê đất chỉ bằng 50% qui định trên mà thôi. Với đất không phải khu đô thị, khu dân cư, đất chuyên dùng có giá trị thuê chỉ có 0,03USD/m2/năm, đất không thuộc loại này giá 50 - 150 USC/ha/năm. Giá thuê đất tại các khu CN của Thái Bình hiện nay cũng khá thấp. Ví như đất cho thuê tại KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong là 13 USD/m2/năm...
    Thái Bình cũng miễn thuế thu nhập cho các DN đến 15 năm đầu, quan trọng nhất là không gây phiền hà cho DN. Một điểm khác biệt của Thái Bình so với các tỉnh khác là nếu DN trên địa bàn đóng thuế vượt kế hoạch thì phần vượt sẽ được cam kết đầu tư lại cho DN.
    Hiện các DN quan tâm tới Thái Bình khá đông đảo. Trong đó có những nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Đồng Nai cũng muốn ra đầu tư tiếp tục tại Thái Bình. Tập đoàn Yon Chun - Đài Loan quyết định đầu tư vào Thái Bình với dự án 297 triệu USD, giai đoạn đầu là 20 triệu USD. Công ty Vinh Quang định đầu tư vào nhà máy chế biế hải sản đông lạnh tại Thái Bình với số vốn là 8,7 triệu USD. Một DN đang dự tính đầu tư vào khu du lịch Cồn Vành với số vốn là 1.009 tỷ đồng. Thái Bình đã công bố danh sách 39 dự án kêu gọi đầu tư vào nhiều lĩnh vực của tỉnh và đang chào mời các doanh nghiệp ở khu vực phía Nam mạnh dạn đầu tư.

    German

Chia sẻ trang này