1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình thu hút đầu tư
    Ngày 26-8-2003, tại Tp. HCM, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu vực phía nam. Đây là dịp để TB kêu gọi đầu tư phát triển, nhất là phát triển công nghiệp tại tỉnh nhà.
    Ông Trần Quốc Khoa, phó chủ tịch thường trực của UBND tỉnh Thái Bình cho biết: chúng tôi mạnh dạn tổ chức cuộc gặp gỡ này là vì vào mấy tháng trước, khi tổ chức hội nghị thái Bình - tiềm năng và cơ hội đầu tư khu vực phía Bắc. Thái Bình đã thu hút được 56, 5 triệu USD đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là một kết quả đáng mừng.
    Đầu tư nhằm vào lĩnh vực nào?
    Theo ông Khoa, hiện nay Thái Bình đang tập trung vào 5 trọng tâm để phát triển kinh tế và 5 trọng tâm này cũng chính là những lĩnh vực đang được tỉnh ưu tiên và khuyến khích đầu tư. Đó là thu hút đầu tư vào việc chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá; ưu tiên phát triển kinh tế biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biết, dịch vụ, du lịch và vận tải; phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề; triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; đổi mới cơ chế chính sách... Tỉnh đang cần vốn đầu tư các lĩnh vực như công nghiệp dệt may, nguyên vật liệu khí đốt, nhựa, điện dân dụng, phát triển các khu công nghiệp làng nghề, phát triển các đặc sản vùng sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu có già trị cao, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Thái Bình cũng kêu gọi nhà đầu tư đến tỉnh nhà để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch sinh thái, đặc biệt là các khu ven biển. Có thể nhận thấy các ngành nghề ưu tiên phát triển và khả năng hợp tác lớn nhất là công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, các dự án nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi, các dự án dệt may, các dự án sử dụng khí đốt mỏ...
    Ông Khoa nói, hiện chúng tôi đã có 5 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích 636 ha. Đó là các khu CN sử dụng mỏ khí Tiền Hải, KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Tiền Phong và KCN Diêm Điền. Ngoài ra còn 3 KCN đang thu hút đầu tư mới, đó là KCN An Hoà tại Vũ Thư, có diện tích 600 ha do Cty Daso đầu tư hạ tầng, KCN Cầu Nghìn tại Quỳnh Phụ có diện tích 100 ha giáp ranh Hải Phòng ra cảng quốc tế rất thuận tiện hiện đã có các doanh nghiệp đến đầu tư, trong đó có 6 DN đến từ Tp. HCM ra ký kết và nhận đất. KCN Gia Lễ 100 ha tại Đông Hưng gần địa bàn thị xã. Và phải kể đến các cụm công nghiệp tại các huyện trong tỉnh với diện tích từ 20 - 30 ha.
    Các nhà đầu tư đến với Thái Bình có thể khai thác nhiềm tiềm năng khác nhau. Ví như về nông nghiệp, Thái Bình có nguồn nguyên liệu phong phú như lúa, các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, salat, hành tỏi, lạc đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày có cây dâu, đay, cói và các cây ăn quả nhiệt đới phong phú. Về thuỷ hải sản có cá nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Tổng trữ lượng hải sản ven biển Thái Bình lên tới 26.000 tấn. Thái Bình đã đưa 3.629 ha vùng nước lợ vùng ven biển sang nuôi trồng thuỷ hải sản như tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu... Tiềm năng khí mỏ hàng năm có thể khai thác hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng cho KCN Tiền Hải. Mỏ nước khoáng Tiền Hải có trữ lượng 12 triệu m3 đã khai thác 10 năm nay với trữ lượng 9,5 triệu lít. Có hai nhãn hiệu nước khoáng nổi tiếng là Vital và Tiền Hải. Về du lịch có thể phát triển du lịch sinh thái miền đồng bằng ven biển, nhất là trên các cồn cát. Ngoài ra còn có thể khai thác du lịch các vùng quê, nơi có đến 82 lễ hội truyền thống đặc biệt và các di tích văn hoá như di tích nhà Trần, chùa Keo... nổi tiếng. Một nguồn nhân lực khác chính là lao động có tinh thần học hỏi cao và cần cù, giá nhân công không cao.
    Thái Bình Thiên thời, địa lợi.
    Về hạ tầng cơ sở, điều lo ngại nhất của các nhà đầu tư trước đây vào Thái Bình là đường sá thì nay đã được cải thiện. Thái Bình đã có cầu Tân Đệ nối với Hà nội, có hệ thống cầu nối với Hải Phòng, đường sang Hải Dương cũng thuận lợi. Điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc đã đảm bảo. Sức thu hút trong đầu tư của Thái Bình là rất hiện thực. Vì thế mà hiện nay tỉnh đã kêu gọi được trên 100 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư ban đầu gần 4000 tỷ đồng.
    Thái Bình đang có nhiều chính sách để thu hút thêm đầu tư, theo đó tỉnh đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống giao thông đến chân hàng rào 2 KCN là Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh,. hỗ trợ 50% tiền bồi thường giải phóng và san lấp mặt bằng cho các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại KCN Nguyễn Đức Cảnh & Phúc Khánh. Hỗ trợ 100% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp diện tích được thuê cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất KD tại KCN Nguyễn ĐỨc Cảnh & Phúc Khánh trong năm 2003. Còn nếu DN tự bỏ vốn để giải phóng mặt bằng và lấp trũng thì công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có trách nhiệm thanh toán 50% và ngân sách tỉnh thanh toán 50 %. Các DN đầu tư sản xuất công nghiệp nằm trong đất qui hoạch phát triển công nghiệp ở 7 huyện (trừ KCN sử dụng khí mỏ Tiền Hải) sử dụng từ 50 lao động trở lên trong năm 2003 sẽ được hỗ trợ 50% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đi đầu ở vùng đồng bằng Bắc bộ khi cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài chỉ trong vòng 1 ngày.
    Giá thuê đất tại Thái Bình khá thấp, với đất nội thị xã, thị trấn có giá 0,18 USD/m2/năm, với các dự án sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì mức thuê đất chỉ bằng 50% qui định trên mà thôi. Với đất không phải khu đô thị, khu dân cư, đất chuyên dùng có giá trị thuê chỉ có 0,03USD/m2/năm, đất không thuộc loại này giá 50 - 150 USC/ha/năm. Giá thuê đất tại các khu CN của Thái Bình hiện nay cũng khá thấp. Ví như đất cho thuê tại KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong là 13 USD/m2/năm...
    Thái Bình cũng miễn thuế thu nhập cho các DN đến 15 năm đầu, quan trọng nhất là không gây phiền hà cho DN. Một điểm khác biệt của Thái Bình so với các tỉnh khác là nếu DN trên địa bàn đóng thuế vượt kế hoạch thì phần vượt sẽ được cam kết đầu tư lại cho DN.
    Hiện các DN quan tâm tới Thái Bình khá đông đảo. Trong đó có những nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Đồng Nai cũng muốn ra đầu tư tiếp tục tại Thái Bình. Tập đoàn Yon Chun - Đài Loan quyết định đầu tư vào Thái Bình với dự án 297 triệu USD, giai đoạn đầu là 20 triệu USD. Công ty Vinh Quang định đầu tư vào nhà máy chế biế hải sản đông lạnh tại Thái Bình với số vốn là 8,7 triệu USD. Một DN đang dự tính đầu tư vào khu du lịch Cồn Vành với số vốn là 1.009 tỷ đồng. Thái Bình đã công bố danh sách 39 dự án kêu gọi đầu tư vào nhiều lĩnh vực của tỉnh và đang chào mời các doanh nghiệp ở khu vực phía Nam mạnh dạn đầu tư.

    German
  2. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Theo đánh giá của giớI chuyên môn thì 15 năm nay, năm 2003 mớI có một đợt mưa và ngập lụt lớn thế này.
    Trận mưa kéo dài đã 2 ngày (từ hôm qua 10/9/2003) và hầu như không lúc nào ngớt. Lượng nước mưa lớn đã làm ngập lụt rất nhiều con đường tuyến phố. Ở thị xã Thái Bình một số đường ngập nhiều như Lý Bôn (đoạn trường Lê Quí Đôn, Bến xe, Tiền Phong), Trần Hưng Đạo, và rất nhiều các đường ngang thuộc phường Bồ Xuyên, Kỳ Bá. Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng hơn ở các vùng ngoạI thị đặc biệt theo tôi được biết thì tuyến đường 10 thuộc địa phận xã Hoàng Diệu, Huyện Đông Hưng khiến gây trở ngạI trong giao thông. Hầu hết xe gắn máy đi qua đoạn đường này đều phảI dắt.
    Một số trường tiểu học đã phảI cho HS nghỉ học (trường Tiền Phong, Hoàng Diệu)
    Mưa lớn gây hậu quả nghiêm trọng tớI nông nghiệp. Do nước lớn nên hầu hết các ao hồ bị trìm ngập trong nước, không biện pháp cứu chữa. Cá theo dòng bơi ra đường góp phần gây cản trở giao thông trong khi đó các đồng chí CSGT kô có biện pháp xử lý. Trên địa bàn P. Tiền Phong nơi tôi đang sống, nơi nào ngập là có vó và lướI thả, còn nơi khô thì biến thành chợ cá.; chỉ khoảng 5.000đ/kg cá trôi! Rất rẻ!
    Đặc biệt trận mưa kéo dài đã đe doạ nghiêm trọng đến mùa màng. Lúa tạI hầu hết các nơi đã bắt đầu lên đòng. Và nếu nước không rút trong vòng 2 ngày nữa thì có thể toàn bộ lúa mạ bị ngập nước sẽ chết hoặc ảnh hưởng nặng tớI năng suất.
    Hiện UBND cùng các sở đang triển khai các biện pháp đốI phó và khắc phục.
    Điện và nước máy vẫn bình thường.
    Các thông tin về đợt mưa kéo dài tôi sẽ tiếp tục đưa tin trong các bản tin tới.
    Các vị ở xa cứ yên lòng!

    German
  3. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Theo đánh giá của giớI chuyên môn thì 15 năm nay, năm 2003 mớI có một đợt mưa và ngập lụt lớn thế này.
    Trận mưa kéo dài đã 2 ngày (từ hôm qua 10/9/2003) và hầu như không lúc nào ngớt. Lượng nước mưa lớn đã làm ngập lụt rất nhiều con đường tuyến phố. Ở thị xã Thái Bình một số đường ngập nhiều như Lý Bôn (đoạn trường Lê Quí Đôn, Bến xe, Tiền Phong), Trần Hưng Đạo, và rất nhiều các đường ngang thuộc phường Bồ Xuyên, Kỳ Bá. Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng hơn ở các vùng ngoạI thị đặc biệt theo tôi được biết thì tuyến đường 10 thuộc địa phận xã Hoàng Diệu, Huyện Đông Hưng khiến gây trở ngạI trong giao thông. Hầu hết xe gắn máy đi qua đoạn đường này đều phảI dắt.
    Một số trường tiểu học đã phảI cho HS nghỉ học (trường Tiền Phong, Hoàng Diệu)
    Mưa lớn gây hậu quả nghiêm trọng tớI nông nghiệp. Do nước lớn nên hầu hết các ao hồ bị trìm ngập trong nước, không biện pháp cứu chữa. Cá theo dòng bơi ra đường góp phần gây cản trở giao thông trong khi đó các đồng chí CSGT kô có biện pháp xử lý. Trên địa bàn P. Tiền Phong nơi tôi đang sống, nơi nào ngập là có vó và lướI thả, còn nơi khô thì biến thành chợ cá.; chỉ khoảng 5.000đ/kg cá trôi! Rất rẻ!
    Đặc biệt trận mưa kéo dài đã đe doạ nghiêm trọng đến mùa màng. Lúa tạI hầu hết các nơi đã bắt đầu lên đòng. Và nếu nước không rút trong vòng 2 ngày nữa thì có thể toàn bộ lúa mạ bị ngập nước sẽ chết hoặc ảnh hưởng nặng tớI năng suất.
    Hiện UBND cùng các sở đang triển khai các biện pháp đốI phó và khắc phục.
    Điện và nước máy vẫn bình thường.
    Các thông tin về đợt mưa kéo dài tôi sẽ tiếp tục đưa tin trong các bản tin tới.
    Các vị ở xa cứ yên lòng!

    German
  4. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Thiệt hại trên 300 tỉ đồng do mưa lớn
    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, liên tục trong 3 ngày, từ 8 - 10.9, mưa lớn kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã làm hầu hết các đường phố trong thị xã Thái Bình ngập lụt. Nhiều đường phố mức nước dâng cao lên tới hơn 40cm... Gần 50.000ha cây màu vụ đông của tỉnh bị ngập úng, trong đó trên 3.000ha hư hỏng hoàn toàn; từ 3.000 - 4.000ha đầm nuôi trồng thuỷ sản ven biển cũng bị mất trắng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh thì lượng mưa đo được chiều 10.9 tại các huyện phía bắc tỉnh là 500mm, các huyện phía nam là 700mm, cao nhất tại huyện Kiến Xương lên tới 900mm. Đây là đợt mưa lớn nhất xảy ra trên địa bàn tỉnh trong vòng 15 năm trở lại đây. Còn theo ông Đào Trọng Thuần - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Ước tính thiệt hại ban đầu lên tới trên 300 tỉ đồng và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh.
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(78514)
  5. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Thiệt hại trên 300 tỉ đồng do mưa lớn
    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, liên tục trong 3 ngày, từ 8 - 10.9, mưa lớn kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã làm hầu hết các đường phố trong thị xã Thái Bình ngập lụt. Nhiều đường phố mức nước dâng cao lên tới hơn 40cm... Gần 50.000ha cây màu vụ đông của tỉnh bị ngập úng, trong đó trên 3.000ha hư hỏng hoàn toàn; từ 3.000 - 4.000ha đầm nuôi trồng thuỷ sản ven biển cũng bị mất trắng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh thì lượng mưa đo được chiều 10.9 tại các huyện phía bắc tỉnh là 500mm, các huyện phía nam là 700mm, cao nhất tại huyện Kiến Xương lên tới 900mm. Đây là đợt mưa lớn nhất xảy ra trên địa bàn tỉnh trong vòng 15 năm trở lại đây. Còn theo ông Đào Trọng Thuần - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Ước tính thiệt hại ban đầu lên tới trên 300 tỉ đồng và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh.
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(78514)
  6. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(78655)
    Thái Bình chìm trong nước
    Phạm Hoàng Điệp
    Lời giới thiệu: Chả cần phải lũ quét, lũ ống hay vỡ đê, chỉ mưa to một trận mà ngập cả một tỉnh, thiệt hại đến 600 tỉ. Thiệt hại toàn đổ vào đầu bà con nông dân, hoa màu, lúa, tôm cá nuôi mất gần hết. Không một dự báo thời tiết nào có thể nói trước sự thiệt hại này. Trên đầu người nông dân thiên nhiên vẫn là mối đe doạ khôn lường.
    Chúng ta vẫn nói con người bằng lao động sáng tạo kết hợp với khoa học đã và đang chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình, làm theo ý mình. Ây là khi ta nói những chuyện nho nhỏ, vừa vừa. Chuyện ông Trời thì chỉ có cậu Cóc trong cổ tích là điều khiển được Trời. Nhưng tiếc thay, đó lại là một chuyện cổ tích "hơi bị" vô lý nhất và chỉ là cổ tích mà thôi! Trần Chinh Đức
    Chỉ sau một trận mưa lớn kéo dài liên tiếp trong hơn 3 ngày qua, từ 8 - 11.9, đã khiến tỉnh Thái Bình phải lao đao vì bị ngập chìm trong nước. Hơn 6 vạn hécta lúa, hoa màu và ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản bị nước nhấn chìm; trong đó có 17.000ha lúa, hơn 3.000ha cây màu vụ đông và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng... Một trận mưa lớn chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay.
    Thiệt hại trên 600 tỉ đồng
    Khi tôi viết bài này thì cũng là lúc toàn tỉnh Thái Bình đang tập trung khắc phục hậu quả do trận mưa lớn vừa mới gây ra. Đến tận bây giờ, nhiều người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng vì những gì họ phải chứng kiến. Hầu hết đường phố trong thị xã Thái Bình bị ngập úng; gần 80% diện tích lúa mùa đã và đang trỗ bông bị chìm trong nước; toàn bộ diện tích cây vụ đông đã trồng được và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng; gần 900 mét đê: Hồng Hà 2, đê biển số 5, đê hữu sông Luộc bị sạt lở mái và đã có 2 người chết đuối, do sét đánh trong những ngày qua... Thật là một thảm cảnh đau lòng.
    Ông Đào Trọng Thuần - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khẳng định: "Riêng thiệt hại về nông nghiệp của tỉnh hiện nay đã lên tới trên 600 tỉ đồng". Một con số lớn khủng khiếp đối với người dân tỉnh lúa Thái Bình. Và cũng theo ông Thuần thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh...
    Còn theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh: "Đến chiều 10.9, lượng mưa bình quân ở các huyện phía nam tỉnh là 700mm, các huyện phía bắc là 500mm; nơi có lượng mưa cao nhất là huyện Kiến Xương: Gần 900mm, thấp nhất tại xã Thuỵ Anh (Thái Thuỵ): 326mm. Đây là mức mưa chưa từng xảy ra từ trước đến nay trong dãy số liệu thuỷ văn hiện có của Đài khí tượng thuỷ văn Thái Bình".
    Những gì còn lại sau trận "đại thuỷ"
    Tại thị xã Thái Bình, hầu hết các đường phố nội thị đã bị ngập lụt. Nhiều đường phố mức nước dâng cao lên tới trên 40cm. Hai dòng sông tiêu úng chính của thị xã là Vĩnh Trà và Bồ Xuyên có mực nước cao ngang bằng với mặt đường. Hầu như hệ thống thoát nước bị tê liệt...; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người dân đã đổ xô đi đánh bắt cá, thậm chí ngay tại trên đường phố. Chỉ trong hơn 2 ngày, nhiều người đã đánh bắt được từ 300 - 500kg tôm, cá.
    Những ngày này ở thị xã Thái Bình mọi mặt hàng thực phẩm đều đắt, chỉ có cá và tôm tươi là rẻ, giá chỉ bằng một nửa ngày thường. Thật chẳng đúng chút nào nếu nói rằng "đắt như tôm tươi" ở Thái Bình trong những ngày qua... Còn người dân ở phường Tiền Phong thì lại phàn nàn: Một trong những nguyên nhân khiến mức nước ở đây rút rất chậm là do tỉnh đã lấp hết ao, hồ để xây dựng các khu công nghiệp...
    Tôi đến huyện Kiến Xương- nơi bị thiệt hại nặng nhất do trận mưa lớn gây ra. Dọc hai bên đường tới huyện là những cánh đồng bằng phẳng nước, toàn một màu trắng xoá đến lạnh người. Nhìn những cánh đồng lúa đang độ "thì con gái" bị nhấn chìm trong nước, tôi thấy chạnh lòng đau xót.
    Dường như nỗi buồn của tôi chưa thấm vào đâu khi gặp được ông Đoàn Văn Sáng- một nông dân xã Vũ Quý (Kiến Xương), đang đội chiếc nón rách tả tơi và choàng chiếc áo mưa lấm bùn đất đang ra thăm đồng. Với gương mặt hốc hác, đen sạm vì cuộc sống lam lũ vất vả, ông tâm sự: "Vụ này, nhà tôi cũng gieo cấy hơn 4 sào ruộng bằng các giống lúa ngắn ngày, diện tích còn lại thì trồng cây vụ đông. Lúa hiện nay bắt đầu đang ra đòng, còn cây màu thì mới trồng được hơn một tuần lễ. Chúng tôi cũng tham gia xây dựng "cánh đồng 50 triệu" theo chương trình của tỉnh, nhưng có lẽ sẽ không thực hiện được nữa rồi". Như để chứng thực lời nói của mình là đúng, ông Sáng cúi xuống ruộng và nhổ lên một vài khóm lúa đang bắt đầu có màu vàng thâm do bị úng nước nhiều ngày.
    Ông chủ đầm tôm Trần Văn Ty, ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải còn buồn thảm hơn, vì trận mưa lớn vừa qua đã cướp đi của gia đình ông hơn 60 triệu đồng. Ông bộc bạch tâm sự: "Vụ tôm này tôi đã nuôi thả gần 2.000m2 tôm sú. Sở dĩ đến giờ tôi vẫn chưa thu hoạch vì phải nuôi lớn hơn nữa theo yêu cầu của khách hàng đặt trước. Nhưng rồi, mọi sự đã hết. Tôm một phần bị trôi đi theo nước lớn tràn bờ, một phần bị chết do mưa nhiều nồng độ mặn trong đầm giảm... Vả lại, để tiếp tục nuôi trồng được vụ sau thì gia đình tôi cũng còn phải mất rất nhiều công sức và tiền của để thau nước, vệ sinh đầm, mua tôm giống... Và cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền nữa để làm vốn, khi vẫn còn nợ ngân hàng gần 30 triệu đồng tiền vay lãi". Và rồi ông Ty buột miệng thốt lên một câu như lời cầu khẩn, nghe đến não ruột: "Cầu trời hãy rút nhanh nước đi cho bà con nhờ!"...
    Những việc cần làm ngay
    Có thể nói ngay, việc đầu tiên tỉnh Thái Bình quan tâm và đang tập trung giải quyết là tiêu úng nước để cứu lấy cây trồng và tái sản xuất lại cho kịp thời vụ. Đối với Thái Bình thì hiện nay nông nghiệp vẫn là mặt trận sản xuất hàng đầu, nó là thước đo cho cuộc sống ấm no, sự ổn định của bà con nông dân trong tỉnh.
    Nhà bác học Lê Quý Đôn- người con của quê hương Thái Bình, đã có câu đúc kết rất triết lý: "Phi công bất phú/Phi nông bất ổn/Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng". Chính vì vậy, người dân nơi đây vẫn tự hào rằng, năng suất lúa của tỉnh luôn dẫn đầu toàn quốc: Năm 1961 là 5 tấn/ha, rồi sau đó là 10 tấn và hiện đã lên tới gần 13 tấn/ha, sản lượng lương thực giữ vững trên 1 triệu tấn/năm...
    Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Thái Bình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra lượng hàng hoá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhân dân trong tỉnh hết sức hưởng ứng, vì họ cho rằng không thể làm giàu được từ độc canh cây lúa. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 4.000ha diện tích cấy lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi hécta đất cấy lúa chuyển sang chuyên làm màu luân canh theo công thức từ 3- 5 vụ/năm, hoặc vừa cấy lúa vừa nuôi tôm càng xanh... đã mang lại cho họ giá trị từ 35- 40 triệu đồng/năm; chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ đạt 60- 70 triệu đồng/năm...
    Đặc biệt, chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh đang được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ; đã góp phần tích cực trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, việc khắc phục hậu quả thiệt hại trong nông nghiệp được tỉnh hết sức coi trọng cũng là điều dễ hiểu.
    Theo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Tiến Dũng: Thái Bình sẽ phải trợ cấp ngay khoảng 20 tỉ đồng hỗ trợ bà con nông dân mua lại các giống cây để tiếp tục sản xuất khi nước rút. Hiện các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn đang nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách nhằm chống úng cho lúa và hoa màu; đôn đốc việc tháo dỡ những vật cản dòng chảy; bố trí lực lượng thường trực ở các cống tiêu, trạm bơm nước để tranh thủ mở các cống tiêu úng và vận hành tối đa các trạm bơm tiêu úng nội đồng; đồng thời huy động nhân dân gia cố lại những mái đê bị sạt lở...
    Rất nhiều việc trước mắt mà Thái Bình cần phải làm để khắc phục hậu quả sau khi trận mưa lớn đi qua. Tuy nhiên, hiện nay mực nước trong tỉnh vẫn đang rút rất chậm. Từ 17h chiều ngày 11.9 đến nay, hầu hết hệ thống cống chống úng trên địa bàn tỉnh phải đóng lại, vì mực nước trên các sông lớn và triều cường biển bắt đầu dâng cao do lũ từ thượng nguồn đổ về...
    Và tất nhiên còn nhiều điều phải bàn đến và cần rút kinh nghiệm nghiêm túc sau trận mưa lớn này, trong đó phải nói đến có sự chủ quan của con người trước những mối hiểm hoạ do thiên tai gây ra.
    Thái Bình, 16h ngày 12.9
  7. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(78655)
    Thái Bình chìm trong nước
    Phạm Hoàng Điệp
    Lời giới thiệu: Chả cần phải lũ quét, lũ ống hay vỡ đê, chỉ mưa to một trận mà ngập cả một tỉnh, thiệt hại đến 600 tỉ. Thiệt hại toàn đổ vào đầu bà con nông dân, hoa màu, lúa, tôm cá nuôi mất gần hết. Không một dự báo thời tiết nào có thể nói trước sự thiệt hại này. Trên đầu người nông dân thiên nhiên vẫn là mối đe doạ khôn lường.
    Chúng ta vẫn nói con người bằng lao động sáng tạo kết hợp với khoa học đã và đang chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình, làm theo ý mình. Ây là khi ta nói những chuyện nho nhỏ, vừa vừa. Chuyện ông Trời thì chỉ có cậu Cóc trong cổ tích là điều khiển được Trời. Nhưng tiếc thay, đó lại là một chuyện cổ tích "hơi bị" vô lý nhất và chỉ là cổ tích mà thôi! Trần Chinh Đức
    Chỉ sau một trận mưa lớn kéo dài liên tiếp trong hơn 3 ngày qua, từ 8 - 11.9, đã khiến tỉnh Thái Bình phải lao đao vì bị ngập chìm trong nước. Hơn 6 vạn hécta lúa, hoa màu và ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản bị nước nhấn chìm; trong đó có 17.000ha lúa, hơn 3.000ha cây màu vụ đông và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng... Một trận mưa lớn chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay.
    Thiệt hại trên 600 tỉ đồng
    Khi tôi viết bài này thì cũng là lúc toàn tỉnh Thái Bình đang tập trung khắc phục hậu quả do trận mưa lớn vừa mới gây ra. Đến tận bây giờ, nhiều người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng vì những gì họ phải chứng kiến. Hầu hết đường phố trong thị xã Thái Bình bị ngập úng; gần 80% diện tích lúa mùa đã và đang trỗ bông bị chìm trong nước; toàn bộ diện tích cây vụ đông đã trồng được và gần 4.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ bị mất trắng; gần 900 mét đê: Hồng Hà 2, đê biển số 5, đê hữu sông Luộc bị sạt lở mái và đã có 2 người chết đuối, do sét đánh trong những ngày qua... Thật là một thảm cảnh đau lòng.
    Ông Đào Trọng Thuần - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khẳng định: "Riêng thiệt hại về nông nghiệp của tỉnh hiện nay đã lên tới trên 600 tỉ đồng". Một con số lớn khủng khiếp đối với người dân tỉnh lúa Thái Bình. Và cũng theo ông Thuần thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh...
    Còn theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh: "Đến chiều 10.9, lượng mưa bình quân ở các huyện phía nam tỉnh là 700mm, các huyện phía bắc là 500mm; nơi có lượng mưa cao nhất là huyện Kiến Xương: Gần 900mm, thấp nhất tại xã Thuỵ Anh (Thái Thuỵ): 326mm. Đây là mức mưa chưa từng xảy ra từ trước đến nay trong dãy số liệu thuỷ văn hiện có của Đài khí tượng thuỷ văn Thái Bình".
    Những gì còn lại sau trận "đại thuỷ"
    Tại thị xã Thái Bình, hầu hết các đường phố nội thị đã bị ngập lụt. Nhiều đường phố mức nước dâng cao lên tới trên 40cm. Hai dòng sông tiêu úng chính của thị xã là Vĩnh Trà và Bồ Xuyên có mực nước cao ngang bằng với mặt đường. Hầu như hệ thống thoát nước bị tê liệt...; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người dân đã đổ xô đi đánh bắt cá, thậm chí ngay tại trên đường phố. Chỉ trong hơn 2 ngày, nhiều người đã đánh bắt được từ 300 - 500kg tôm, cá.
    Những ngày này ở thị xã Thái Bình mọi mặt hàng thực phẩm đều đắt, chỉ có cá và tôm tươi là rẻ, giá chỉ bằng một nửa ngày thường. Thật chẳng đúng chút nào nếu nói rằng "đắt như tôm tươi" ở Thái Bình trong những ngày qua... Còn người dân ở phường Tiền Phong thì lại phàn nàn: Một trong những nguyên nhân khiến mức nước ở đây rút rất chậm là do tỉnh đã lấp hết ao, hồ để xây dựng các khu công nghiệp...
    Tôi đến huyện Kiến Xương- nơi bị thiệt hại nặng nhất do trận mưa lớn gây ra. Dọc hai bên đường tới huyện là những cánh đồng bằng phẳng nước, toàn một màu trắng xoá đến lạnh người. Nhìn những cánh đồng lúa đang độ "thì con gái" bị nhấn chìm trong nước, tôi thấy chạnh lòng đau xót.
    Dường như nỗi buồn của tôi chưa thấm vào đâu khi gặp được ông Đoàn Văn Sáng- một nông dân xã Vũ Quý (Kiến Xương), đang đội chiếc nón rách tả tơi và choàng chiếc áo mưa lấm bùn đất đang ra thăm đồng. Với gương mặt hốc hác, đen sạm vì cuộc sống lam lũ vất vả, ông tâm sự: "Vụ này, nhà tôi cũng gieo cấy hơn 4 sào ruộng bằng các giống lúa ngắn ngày, diện tích còn lại thì trồng cây vụ đông. Lúa hiện nay bắt đầu đang ra đòng, còn cây màu thì mới trồng được hơn một tuần lễ. Chúng tôi cũng tham gia xây dựng "cánh đồng 50 triệu" theo chương trình của tỉnh, nhưng có lẽ sẽ không thực hiện được nữa rồi". Như để chứng thực lời nói của mình là đúng, ông Sáng cúi xuống ruộng và nhổ lên một vài khóm lúa đang bắt đầu có màu vàng thâm do bị úng nước nhiều ngày.
    Ông chủ đầm tôm Trần Văn Ty, ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải còn buồn thảm hơn, vì trận mưa lớn vừa qua đã cướp đi của gia đình ông hơn 60 triệu đồng. Ông bộc bạch tâm sự: "Vụ tôm này tôi đã nuôi thả gần 2.000m2 tôm sú. Sở dĩ đến giờ tôi vẫn chưa thu hoạch vì phải nuôi lớn hơn nữa theo yêu cầu của khách hàng đặt trước. Nhưng rồi, mọi sự đã hết. Tôm một phần bị trôi đi theo nước lớn tràn bờ, một phần bị chết do mưa nhiều nồng độ mặn trong đầm giảm... Vả lại, để tiếp tục nuôi trồng được vụ sau thì gia đình tôi cũng còn phải mất rất nhiều công sức và tiền của để thau nước, vệ sinh đầm, mua tôm giống... Và cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền nữa để làm vốn, khi vẫn còn nợ ngân hàng gần 30 triệu đồng tiền vay lãi". Và rồi ông Ty buột miệng thốt lên một câu như lời cầu khẩn, nghe đến não ruột: "Cầu trời hãy rút nhanh nước đi cho bà con nhờ!"...
    Những việc cần làm ngay
    Có thể nói ngay, việc đầu tiên tỉnh Thái Bình quan tâm và đang tập trung giải quyết là tiêu úng nước để cứu lấy cây trồng và tái sản xuất lại cho kịp thời vụ. Đối với Thái Bình thì hiện nay nông nghiệp vẫn là mặt trận sản xuất hàng đầu, nó là thước đo cho cuộc sống ấm no, sự ổn định của bà con nông dân trong tỉnh.
    Nhà bác học Lê Quý Đôn- người con của quê hương Thái Bình, đã có câu đúc kết rất triết lý: "Phi công bất phú/Phi nông bất ổn/Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng". Chính vì vậy, người dân nơi đây vẫn tự hào rằng, năng suất lúa của tỉnh luôn dẫn đầu toàn quốc: Năm 1961 là 5 tấn/ha, rồi sau đó là 10 tấn và hiện đã lên tới gần 13 tấn/ha, sản lượng lương thực giữ vững trên 1 triệu tấn/năm...
    Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Thái Bình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra lượng hàng hoá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhân dân trong tỉnh hết sức hưởng ứng, vì họ cho rằng không thể làm giàu được từ độc canh cây lúa. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 4.000ha diện tích cấy lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi hécta đất cấy lúa chuyển sang chuyên làm màu luân canh theo công thức từ 3- 5 vụ/năm, hoặc vừa cấy lúa vừa nuôi tôm càng xanh... đã mang lại cho họ giá trị từ 35- 40 triệu đồng/năm; chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ đạt 60- 70 triệu đồng/năm...
    Đặc biệt, chương trình xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh đang được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ; đã góp phần tích cực trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, việc khắc phục hậu quả thiệt hại trong nông nghiệp được tỉnh hết sức coi trọng cũng là điều dễ hiểu.
    Theo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Tiến Dũng: Thái Bình sẽ phải trợ cấp ngay khoảng 20 tỉ đồng hỗ trợ bà con nông dân mua lại các giống cây để tiếp tục sản xuất khi nước rút. Hiện các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn đang nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách nhằm chống úng cho lúa và hoa màu; đôn đốc việc tháo dỡ những vật cản dòng chảy; bố trí lực lượng thường trực ở các cống tiêu, trạm bơm nước để tranh thủ mở các cống tiêu úng và vận hành tối đa các trạm bơm tiêu úng nội đồng; đồng thời huy động nhân dân gia cố lại những mái đê bị sạt lở...
    Rất nhiều việc trước mắt mà Thái Bình cần phải làm để khắc phục hậu quả sau khi trận mưa lớn đi qua. Tuy nhiên, hiện nay mực nước trong tỉnh vẫn đang rút rất chậm. Từ 17h chiều ngày 11.9 đến nay, hầu hết hệ thống cống chống úng trên địa bàn tỉnh phải đóng lại, vì mực nước trên các sông lớn và triều cường biển bắt đầu dâng cao do lũ từ thượng nguồn đổ về...
    Và tất nhiên còn nhiều điều phải bàn đến và cần rút kinh nghiệm nghiêm túc sau trận mưa lớn này, trong đó phải nói đến có sự chủ quan của con người trước những mối hiểm hoạ do thiên tai gây ra.
    Thái Bình, 16h ngày 12.9
  8. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp tin từ vnn.vn:
    * Tỉnh Thái Bình chưa bao giờ phải hứng chịu lượng mưa lớn như những ngày vừa qua. Mức ngập cao nhất lên đến 0,86m, theo thống kê ban đầu có khoảng 50.000ha lúa trên tổng số 86.000 ha bị ngập, 30.000 trong số đó có nguy cơ bị mất trắng, thêm 3.000ha hoa màu vừa gieo trồng bị ngập cũng coi như mất trắng. Diện tích thuỷ sản bị thiệt hại là 6.000ha.
    Lượng mưa trung bình trên toàn tỉnh từ ngày 7- 11 là 600mm (tại huyện Kiến Xương là 1.072mm, tại thị xã Thái Bình là 876mm).
    Các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư đang bị dịch bệnh đe doạ do nhiều khu vực dân cư bị ngập nhiều ngày, sản xuất đình trệ, trường học đóng cửa, vật nuôi không có chỗ nhốt. Tại thị xã Thái Bình người dân phải đem trâu bò đến buộc tại nhà thờ để tránh lụt.
    Ông Đỗ Như Hồng Chi cục trưởng chi cục quản lý nước công trình thuỷ lợi cho biết hiện nay tỉnh đã huy động 31 trạm bơm tiêu và sáu trạm bơm nội đồng, mở tối đa 120 cống thoát nước mà vẫn không khắc phục được tình hình. Phải mất 10-15 ngày nữa nước mới tiêu hết.
    *Lượng nước mưa đổ xuống trong 3 ngày liền 8,9 và 10 chưa kịp tiêu thoát thì đồng ruộng Thái Bình lại gồng mình chứa thêm hàng triệu m3 nước do trận mưa ngày 13 và 14/9 trút xuống. Nếu tính đến ngày 11/9, mưa lớn đã gây thiệt hại 600 tỷ đồng, thì đến ngày 15/9 chỉ riêng thiệt hại vì lúa úng ngập cũng đã lên đến 600 tỷ, thêm vào đó là khoảng 400 tỷ đồng do hệ thống giao thông bị tàn phá, 136.000 nhà dân bị ngập.

    Đến 17 giờ 30 ngày 15/9, trên toàn tỉnh vẫn còn bị đọng 980 triệu m3, nước trong nội đồng. Trong đó, Kiến Xương, Vũ Thư và Hưng Hà là những huyện bị úng ngập và thiệt hại nhiều nhất. Ông Đào Trọng Thuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, mặc dù đã huy động tối đa công suất các trạm bơm nhưng việc thoát nước vẫn rất chậm và nếu trời không mưa nữa thì nhanh lắm cũng phải đến 25/9, mực nước trên các cánh đồng mới trở về mức bình thường.
    Hiện tại, trời đã nắng nhưng hậu quả của những trận mưa liên tiếp trong mấy ngày qua vẫn hằn sâu lên những con đường liên huyện, liên xã, lên từng nóc nhà của người dân. Mực nước mưa đo được tại huyện vào lúc cao điểm nhất lên đến 1.200mm. Cả huyện đã tập trung mọi cố gắng để cứu lúa nhưng đến chiều ngày 15/9, toàn huyện vẫn còn 2/3 diện tích lúa bị ngập sâu trong nước (6.000 ha), chủ yếu ở các xã Nam Bình, Quốc Tuấn, Vũ Sơn, Minh Hưng. 1.600 gia trại chuyển đổi, 69.000 đàn lợn bị ảnh hưởng nặng, 200m đê biển bị sạt, hơn 24.000 nhà dân bị ngâm trong nước. Riêng thiệt hại của huyện Kiến Xương đã lên đến 217 tỷ đồng.
    Tuyến đường 219 dẫn về xã Quốc Tuấn bị sức nước làm bong tróc hết phần nhựa, nhiều chỗ mặt đường bị chia cắt thành từng mảng, trơ trọi đá. Cả xã Quốc Tuấn vẫn ngập chìm trong nước, toàn bộ 7 trường học của xã Quốc Tuấn phải đóng cửa. Khoảng 60% diện tích còn lại năng suất chỉ đạt 40-50% (khoảng 100kg) so với năm trước. Sau khi đi thị sát, ông Phạm Biên Thuỳ, Phó bí thư xã cho biết: ''''270ha lúa bị ngập hoàn toàn, nhiều chỗ đã có mùi khó chịu do lúa bị thối. Khu vực nào, lúa ngập lưng chừng thì chỉ cần khẽ cầm ngọn lúa là cây lúa bị nhấc lên''''. Đau nhất là mặc dù biết lúa chết nhưng bà con nông dân không biết làm gì để cứu lúa ngoài việc trong chờ vào 8 cái máy bơm của trạm An Quốc. Một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất là gia đình anh Phạm Thanh Long ở thôn Đắc Chúng Trung. Bốn người trong gia đình chỉ dựa vào 4,5 sào ruộng và 2.000m2 ao hồ những trận mưa vừa qua đã cướp đi tất cả. Một số hộ may mắn hơn đã kịp sơ tán lợn, gà, bò lên ở cùng người. Chưa kể ba, bốn năm tới hàng vạn cây lưu niên sẽ thất thu vì bị ''''chột''''.
    Trong vòng 10 ngày tới, nước sẽ rút, nhưng hậu quả của nó sẽ còn đeo đẳng.

    *Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoài việc đã kiểm tra, chỉ đạo biện pháp chống úng kịp thời và cũng kiến nghị với Chính phủ có hình thức hỗ trợ sản xuất cho những vùng bị thiệt hại nặng ở Thái Bình 30 tỷ đồng (19 tỷ đồng giành cho mua giống, 5 tỷ đồng trả tiền điện...)
    Chiều 15/9,UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định hỗ trợ 70 tỷ đồng để thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như chi phí tiền điện chống cứu úng lúa, bơm nước để trồng cây vụ đông, khắc phục sạt lở đê, mua giống cây trồng và xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Theo Chi cục quản lý nước Thái Bình, đến nay đã mở tất cả các cổng, kênh tiêu thoát nước (99 cổng đổ ra biển, 33 cổng chính đổ ra các sông, 31 trạm bơm vận hành 100% công suất) nhưng dự kiến phải 10 ngày nữa thì nước mới rút hết.
  9. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp tin từ vnn.vn:
    * Tỉnh Thái Bình chưa bao giờ phải hứng chịu lượng mưa lớn như những ngày vừa qua. Mức ngập cao nhất lên đến 0,86m, theo thống kê ban đầu có khoảng 50.000ha lúa trên tổng số 86.000 ha bị ngập, 30.000 trong số đó có nguy cơ bị mất trắng, thêm 3.000ha hoa màu vừa gieo trồng bị ngập cũng coi như mất trắng. Diện tích thuỷ sản bị thiệt hại là 6.000ha.
    Lượng mưa trung bình trên toàn tỉnh từ ngày 7- 11 là 600mm (tại huyện Kiến Xương là 1.072mm, tại thị xã Thái Bình là 876mm).
    Các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư đang bị dịch bệnh đe doạ do nhiều khu vực dân cư bị ngập nhiều ngày, sản xuất đình trệ, trường học đóng cửa, vật nuôi không có chỗ nhốt. Tại thị xã Thái Bình người dân phải đem trâu bò đến buộc tại nhà thờ để tránh lụt.
    Ông Đỗ Như Hồng Chi cục trưởng chi cục quản lý nước công trình thuỷ lợi cho biết hiện nay tỉnh đã huy động 31 trạm bơm tiêu và sáu trạm bơm nội đồng, mở tối đa 120 cống thoát nước mà vẫn không khắc phục được tình hình. Phải mất 10-15 ngày nữa nước mới tiêu hết.
    *Lượng nước mưa đổ xuống trong 3 ngày liền 8,9 và 10 chưa kịp tiêu thoát thì đồng ruộng Thái Bình lại gồng mình chứa thêm hàng triệu m3 nước do trận mưa ngày 13 và 14/9 trút xuống. Nếu tính đến ngày 11/9, mưa lớn đã gây thiệt hại 600 tỷ đồng, thì đến ngày 15/9 chỉ riêng thiệt hại vì lúa úng ngập cũng đã lên đến 600 tỷ, thêm vào đó là khoảng 400 tỷ đồng do hệ thống giao thông bị tàn phá, 136.000 nhà dân bị ngập.

    Đến 17 giờ 30 ngày 15/9, trên toàn tỉnh vẫn còn bị đọng 980 triệu m3, nước trong nội đồng. Trong đó, Kiến Xương, Vũ Thư và Hưng Hà là những huyện bị úng ngập và thiệt hại nhiều nhất. Ông Đào Trọng Thuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, mặc dù đã huy động tối đa công suất các trạm bơm nhưng việc thoát nước vẫn rất chậm và nếu trời không mưa nữa thì nhanh lắm cũng phải đến 25/9, mực nước trên các cánh đồng mới trở về mức bình thường.
    Hiện tại, trời đã nắng nhưng hậu quả của những trận mưa liên tiếp trong mấy ngày qua vẫn hằn sâu lên những con đường liên huyện, liên xã, lên từng nóc nhà của người dân. Mực nước mưa đo được tại huyện vào lúc cao điểm nhất lên đến 1.200mm. Cả huyện đã tập trung mọi cố gắng để cứu lúa nhưng đến chiều ngày 15/9, toàn huyện vẫn còn 2/3 diện tích lúa bị ngập sâu trong nước (6.000 ha), chủ yếu ở các xã Nam Bình, Quốc Tuấn, Vũ Sơn, Minh Hưng. 1.600 gia trại chuyển đổi, 69.000 đàn lợn bị ảnh hưởng nặng, 200m đê biển bị sạt, hơn 24.000 nhà dân bị ngâm trong nước. Riêng thiệt hại của huyện Kiến Xương đã lên đến 217 tỷ đồng.
    Tuyến đường 219 dẫn về xã Quốc Tuấn bị sức nước làm bong tróc hết phần nhựa, nhiều chỗ mặt đường bị chia cắt thành từng mảng, trơ trọi đá. Cả xã Quốc Tuấn vẫn ngập chìm trong nước, toàn bộ 7 trường học của xã Quốc Tuấn phải đóng cửa. Khoảng 60% diện tích còn lại năng suất chỉ đạt 40-50% (khoảng 100kg) so với năm trước. Sau khi đi thị sát, ông Phạm Biên Thuỳ, Phó bí thư xã cho biết: ''''270ha lúa bị ngập hoàn toàn, nhiều chỗ đã có mùi khó chịu do lúa bị thối. Khu vực nào, lúa ngập lưng chừng thì chỉ cần khẽ cầm ngọn lúa là cây lúa bị nhấc lên''''. Đau nhất là mặc dù biết lúa chết nhưng bà con nông dân không biết làm gì để cứu lúa ngoài việc trong chờ vào 8 cái máy bơm của trạm An Quốc. Một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất là gia đình anh Phạm Thanh Long ở thôn Đắc Chúng Trung. Bốn người trong gia đình chỉ dựa vào 4,5 sào ruộng và 2.000m2 ao hồ những trận mưa vừa qua đã cướp đi tất cả. Một số hộ may mắn hơn đã kịp sơ tán lợn, gà, bò lên ở cùng người. Chưa kể ba, bốn năm tới hàng vạn cây lưu niên sẽ thất thu vì bị ''''chột''''.
    Trong vòng 10 ngày tới, nước sẽ rút, nhưng hậu quả của nó sẽ còn đeo đẳng.

    *Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoài việc đã kiểm tra, chỉ đạo biện pháp chống úng kịp thời và cũng kiến nghị với Chính phủ có hình thức hỗ trợ sản xuất cho những vùng bị thiệt hại nặng ở Thái Bình 30 tỷ đồng (19 tỷ đồng giành cho mua giống, 5 tỷ đồng trả tiền điện...)
    Chiều 15/9,UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định hỗ trợ 70 tỷ đồng để thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như chi phí tiền điện chống cứu úng lúa, bơm nước để trồng cây vụ đông, khắc phục sạt lở đê, mua giống cây trồng và xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Theo Chi cục quản lý nước Thái Bình, đến nay đã mở tất cả các cổng, kênh tiêu thoát nước (99 cổng đổ ra biển, 33 cổng chính đổ ra các sông, 31 trạm bơm vận hành 100% công suất) nhưng dự kiến phải 10 ngày nữa thì nước mới rút hết.
  10. Cafe_chieu_thu_bay

    Cafe_chieu_thu_bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Chả ai chịu post ảnh lên cả hixhix


    Vì sao lại chia tay...Vì sao chẳng trở về...
    Vì sao ngừng mê say...Vì sao chẳng mãi mãi..
    .

Chia sẻ trang này