1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Khi bão cúm chưa mang họa về làng quê Thái Bình...
    15:56'' 31/01/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Gà vẫn thả rong ven thôn Dũng Thượng, xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư, cách thị xã (TX) Thái Bình 7km. Gà vẫn cục quác trong ***g bày bán ngoài chợ và thịt gà vẫn thơm ngon đãi khách nhà nọ. Dân trong thôn hồn nhiên: "Gà nhà tôi nuôi khoẻ, ở đây chưa có dịch"! Trong khi đó, Thái Bình đã có 12 ổ dịch và các đội tiêu huỷ gia cầm đang làm việc "quên chết"...
    Thợ mổ vẫn "điếc" giữa ổ dịch

    [​IMG]
    Chợ TX Thái Bình nay chỉ còn bày bán thịt lợn, thịt bò.
    Tin dữ về cái chết "vì cúm gà" của 3 anh em ruột gia đình thầy giáo Hùng ở phường Đề Thám, TX Thái Bình khiến nhiều người dân ở tỉnh lỵ Thái Bình chết lặng vì lo. Thầy Hùng là giáo viên còn trẻ của trường Phú Xuân, mới cưới vợ. Hai tuần trước Tết, thầy bỗng lên cơn sốt, hai em gái của thầy cũng thấy rậm rực khó ở. Sau đó, họ đã tử vong tại một bệnh viện ở Hà Nội và được thiêu xác luôn. Đến giờ phút này của dịch cúm gà, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có kết luận khoa học về cơ chế lây truyền của virus H5N1 gây nên dịch gia cầm và cả cúm týp A ở người. Có người nói anh em nhà thầy nhiễm bệnh do mổ thịt gà cúm. Người khác cho rằng thầy Hùng đã chuốc hoạ từ nguồn dịch ở Hà Tây từ hôm thầy đi Sơn Tây mời bè bạn về dự đám cưới...
    Bán kính ổ dịch từ nhà thầy Hùng dường như quét gọn khu trung tâm TX Thái Bình. Thế là các chốt ngăn chặn vận chuyển gia cầm đã cấp tốc thành lập tứ phía. Loa phường thông báo chuyện cúm gà, tổ dân phố họp phổ biến liên tục các thông tin về đại dịch, về cách phòng ngừa. Cán bộ phường đến từng nhà kiểm tra việc nuôi gia cầm lẻ và buộc tiêu huỷ lập tức cả những con gà còn sống khoẻ. Nhân lực của Chi Cục Thú y tỉnh, Sở Y tế, Công an rải đi kiểm tra tình hình, ém người tại các chợ, các đầu mối để nghiêm cấm hoạt động buôn bán gà. Gà, vịt, ngan đã bất xuất, bất nhập.
    Đúng là khi quần nát các chợ thị xã, tôi không thấy một ai bán gà, ngan hay vịt. Mấy chị hàng thịt ở chợ Đề Thám (chợ gà nổi tiếng của thị xã) nói: "Nửa tháng nay nghiêm lắm, ai bán gà sẽ bị thu liền, chợ chỉ còn thịt bò, thịt lợn". Chợ Bo và chợ cầu Kiến Xương cũng vắng tanh hàng gia cầm. Nhưng tôi vẫn được một chị hàng thịt phím đường tìm vào lò (nhà Lan - Hát) chuyên mổ gà hàng chợ. Bà chủ đon đả: "Anh lấy mấy con? Gà mổ rồi nhé? Muốn mua gà sống để cúng thì phải hẹn trưa nay. Dạo này bị cấm, chị chẳng dám mang ra chợ...". Chị này bồi tiếp: "Cúm gà ấy à? Ôi dào, nó bị tụ huyết trùng rồi chết chứ cúm gì!". Té ra, ngay tại thị xã - trung tâm nguy hiểm của vùng dịch - vẫn có "cầu" sướng món thịt gà nên lò này cứ "cung".
    Tôi hẹn rồi thoái lui. Kể lại chuyện này với anh Đặng Đức Riểu, chi cục trưởng Chi Cục Thú y tỉnh mà tôi chưa hết sợ: nhà mổ Lan Hát chỉ cách ổ dịch chết người ở phường Đề Thám (nhà thầy giáo Hùng) vài trăm mét! Anh Riểu nói: Lực lượng kiểm tra mỏng nên kiểm soát khó hết chốn.
    "Chúng tôi quên chết trong cuộc chiến cúm gà, nhưng..."
    Tính đến sáng nay 31/1, Thái Bình đã tiêu huỷ gần 7.000 gia cầm tại 12 ổ dịch. Cả tỉnh chỉ còn lại hai huyện Kiến Xương và Tiền Hải chưa có dấu hiệu dịch. Tại cuộc họp khẩn cấp báo cáo tình hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, các trưởng phòng Nông nghiệp huyện thay nhau nói lên những bức xúc trước nguy cơ bùng phát dịch tại địa phương. Vùng có dịch phải tiêu huỷ gà thì kêu gào hỗ trợ thiệt thòi cho chủ trại. Vùng chưa có dịch thì e không cầm cự được lâu nữa, do giao thông cầu phà, đường xá nay thoáng hơn trước. Nơi khác thì kêu thiếu cả vôi bột rắc hố chôn gà do vừa ngoài Tết, các lò vôi không hoạt động. Huyện này cuống lên vì không thuê được người đào hố chôn gia cầm, người ta sợ chết là phải. Huyện kia lại không tìm được nơi chôn. Huyện nọ lại nghi ngờ gia cầm chết do dịch tả, do tụ huyết trùng, do thời tiết quá lạnh chứ không phải... "hát lăm e lờ một"!
    Có thể nói Chi Cục Thú y tỉnh Thái Bình là đơn vị xung kích trong cuộc chiến với cúm gà. Ngay từ ngày đầu phát hiện dịch lạ, Chi Cục đã có báo cáo tình hình về UBND tỉnh rất cụ thể, cũng như nhanh chóng đưa ra phương án phong toả những ổ dịch, đồng thời gửi bệnh phẩm về Viện Thú y quốc gia để giám định. Chi Cục cử cán bộ về các trang trại và hộ dân yêu cầu đẩm bảo các điều kiện sống cho gia cầm, như cho ăn tăng dinh dưỡng, sưỏi ấm, thắp điện suốt đêm, che chắn gió lùa, phun dịch nhằm tăng sức đề kháng cho gia cầm.
    Anh Riểu cho biết: Thái Bình huy động lực lượng liên ngành Y tế, Công an, Thú y, QLTT và cả học sinh trung cấp Y vào cuộc đối phó dịch. Nơi tiêu huỷ, chôn gia cầm được thực hiện ngay tại khu vực các trại nuôi (trại thường đặt ở các cánh đồng rộng) theo quy trình: đào hố sâu khoảng 2m, chất gia cầm vào rồi tẩm xăng đốt, cuối cùng rắc vôi bột và đắp đất lên, sau đó phun hoá chất Cloramin B cả khu tiêu huỷ.
    Nhưng Thái Bình cũng như nhiều địa phương trong cả nước đang thiếu mọi thứ trong cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Người có tài sản phải huỷ thì xót xa, đau đớn. Người có nhiệm vụ đẩy lùi dịch bệnh thì gặp muôn khó khăn. Anh Riểu kể: Đã có những chủ trại xót quá mà phản đối khá rắn, nhất quyết không thừa nhận dịch và đương nhiên bằng mọi cách từ chối tiêu huỷ. (Theo lệnh, nơi nào phát hiện gia cầm ốm thì lập tức tiêu huỷ cả đàn, kể cả những con còn sống khoẻ.) Anh em phải ra sức tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch đối với cộng đồng...

    [​IMG]
    Gà thả rong ở ven thôn Dũng Thượng.
    Một cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bức xúc: "Chúng tôi thiếu hỗ trợ kinh phí nghiêm trọng, bảo hộ và trang thiết bị phục vụ tiêu huỷ lại không có. Làm sao có thể đảm bảo tính mạng cho anh em đi làm nhiệm vụ khi họ chỉ có chiếc áo blu trắng và chiếc khẩu trang? Chúng tôi cũng không có vắc-xin phòng dịch cho anh em. Chi Cục trưởng đã nghĩ ra cách dùng bao ni-lông (thường để đựng hàng vặt) làm bao tay, buộc bao chân, làm mũ trùm đầu để xông vào trại bắt gà mang tiêu huỷ. Ấy vậy mà những bao ni-lông này còn phải vay của một số cửa hàng tư nhân. Chưa hết, họ còn phải vay thuốc phòng dịch của các cửa hàng thuốc thực vật ở thị xã để mang đến cho các trại, vay xăng cho xe chạy... Thế đấy, Nhà nước lại đi vay Tư nhân trong một cuộc "đại chiến" mà trách nhiệm không của riêng ai! Chúng tôi sẵn sàng quên chết vì cúm gà, vậy mà...".
    Nhìn những đàn gà mỡ màng, khoẻ mạnh ở xã Bình Định, huyện Kiến Xương (ở đây, khoảng 50 hộ nuôi theo kiểu trang trại), tôi cùng chung lo lắng với cán bộ Chi Cục: Chỉ có thể chiều mai thôi, những đàn gà này có thể bỗng lăn ra chết như ở những nơi khác!
    Ấy là chuyện ở thị xã và tại những trang trại lớn. Còn ở các làng quê?

    [​IMG]
    Đàn vịt dọc kênh xã Dũng Nghĩa.
    [/Một làng quê Thái Bình: hồn nhiên giữa bão cúm
    Tôi tìm về một làng: Dũng Thượng, xã Dũng Nghĩa ở huyện Vũ Thư, cách TX Thái Bình chẳng bao xa. Thôn còn nghèo, làm nông nghiệp thuần tuý. Dọc kênh ven đường về thôn, những đàn vịt thả rong thoải mái bơi lội kiếm mồi. Ven nhà ai, gà cục tác từng đàn đủng đỉnh bới móc...
    Anh Thưởng (người trong thôn, nhà nuôi gà lẻ theo kiểu truyền thống) nói: "Ở đây có dịch gì đâu, gà trong thôn cũng có chết vài con do tụ huyết trùng nhưng thỉnh thoảng thôi, nhà tớ vẫn mổ thịt gà ăn bình thường, gà nuôi ăn thóc khoẻ thế, sao đâu? Thả rong ven đồng thoải mái". Tôi hỏi anh có theo dõi chuyện dịch cúm gà, cúm A đang được TV, đài, báo tuyên truyền mấy hôm nay, anh Thưởng hồn nhiên: "Biết chứ! Nhưng ở đây xa vùng dịch, dịch bao giờ về hẵng hay"!!!

    [​IMG]
    Gà nhà ông Hiểu.
    Nhà ông Hiểu ở giữa thôn thì còn "hồn nhiên" hơn: "Gà nhà tôi chẳng bao giờ nhốt, cũng chưa bao giờ bị dịch gì. Hôm qua, người làng đến hỏi mua mấy con trống thịt nhưng tôi không bán vì để dành cho thằng Hai (SV ĐH Hàng Hải, Hải Phòng) bữa thịt ngày mai cho nó về trường sau khi ăn Tết ở quê. Con nữa, sẽ cho nó mang xuống dưới làm quà. Dạo này, dịch cúm nhiều người ghê; chỉ có gà quê mới yên tâm". Nói rồi, ông dẫn tôi ra vườn nhà coi mấy con trống mái khá đậm cân đang đứng, nằm bên gốc chanh: "Ngày kia tôi sửa cái bếp, sẽ thịt 2 con trống này".
    Chợ Dũng Nghĩa vẫn có gà bày bán tuy có ít hơn mọi khi. Thôn xã cũng có tuyên truyền về cúm gà nhưng ôi, nói đến dịch SARS ghê gớm chết người họ còn mơ hồ, bảo dịch cúm gà "kinh" hơn dịch SARS thì e lạ tai, bởi "con gà mà giết được người cơ à?"! Có chăng họ biết sợ AIDS hoặc si-đa thôi, vì cơ chế lây truyền thế nào họ đã rõ.
    Quả như anh Riểu nói, kiểm soát dịch bệnh ở các vùng nông thôn là vô cùng khó khăn. Ngoài việc các đơn vị chức năng cần được hỗ trợ khẩn cấp về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, rõ ràng công tác tuyên truyền nhận thức trong nhân dân về dịch bệnh càng phải đặt lên hàng đầu trong cuộc chiến này!
    (Thái Bình, ngày cuối tháng 1/2004)
    Tùng Duy

    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  2. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thông xe cầu Trà Lý trước thời hạn 45 ngày


    Sáng 17-1, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức thông xe cầu Trà Lý nối liền hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải, do các nhà thầu liên danh Công ty cầu 11 Thăng Long và Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn thi công, vượt trước thời hạn 45 ngày.
    Với tổng nguồn vốn 42,9 tỷ đồng, cầu Trà Lý dài 362 m, rộng 11 m, 9 nhịp dầm bê-tông dự ứng lực, tải trọng thiết kế H30-XB80, độ tĩnh không thông thuyền rộng 60 m, cao 9m.

    --------------------------------------------------------------------------------
  3. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thông xe cầu Trà Lý trước thời hạn 45 ngày


    Sáng 17-1, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức thông xe cầu Trà Lý nối liền hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải, do các nhà thầu liên danh Công ty cầu 11 Thăng Long và Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn thi công, vượt trước thời hạn 45 ngày.
    Với tổng nguồn vốn 42,9 tỷ đồng, cầu Trà Lý dài 362 m, rộng 11 m, 9 nhịp dầm bê-tông dự ứng lực, tải trọng thiết kế H30-XB80, độ tĩnh không thông thuyền rộng 60 m, cao 9m.

    --------------------------------------------------------------------------------
  4. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Bộ nội vụ Đỗ Quang Trung
    Nhất trí cao với đề án thành lập Thành phố Thái Bình​
    Chiều ngày 27-1, tại Hội trường UBND thị xã, Thị uỷ, UBND thị xã đã tổ chức buổi báo cáo đề án thành lập thành phố Thái Bình trực thuộc tỉnh Thái Bình với đồng chí Đỗ Quang Trung, Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cùng tiếp khách với lãnh đạo thị xã có đồng chí Hoàng Đình Thạch, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ., Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Giám đốc các sở Nội vụ, Sở Tài chính vật giá, Sở xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư.
    Đồng chí Đỗ Trọng Thăng báo cáo với đ/c Bộ trưởng Bộ nội vụ, lãnh đạo tỉnh và các ngành về thành tựu phát triển KT - XH của thị xã trong những năm vừa qua và từ khi có NQ 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển KT - XH từ 2001 - 2005. Đặc biệt là từ tháng 4 - 2003 đến nay - sau khi có NQ của Bộ XD công nhận thị xã Thái Bình đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3. Hơn một năm qua thị xã đã có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá khá nhanh, so với tiêu chuẩn được công nhận thành phố, thị xã Thái Bình đã đạt 89,8 điểm/ 90 điểm. Như vậy đến thời điểm 4-2003, thị xã Thái Bình chỉ còn thiếu 0,2 điểm so với qui định.
    Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các ngành đến nay quy mô toàn thị xã đã lên tới 4.330ha, với số dân trên 143 ngàn người, và 13 phường xã. Từ 1 đô thị loại 3 và 4, đến nay thị xã đã xây dựng được 3 khi CN tập trung gần 300ha, bằng cơ chế thông thoáng, kêu gọi đầu tư nay đã lấp đầy 90% diện tích của các khu CN. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng cấp thành phố, khu vui chơi giải trí được qui hoạch; hệ thống nhà ở, cấp điện, thoát nước, giao thông, cụm công nghiệp đã và đang xây dựng. Các mặt chính viễn thông, vệ sinh môi trường đang được tăng cường. Đặc biệt thị xã Thái Bình sớm trở thành 2 trung tâm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, gồm hệ thống đường đào tạo và trung tâm cung cấp giống cây con chất lượng tốt đã được công nhận. Ngoài ra thị xã còn có mợt nổi trội là đã có quy hoạch phát triển tổng thể, chỉ tới 2005 mà đã tới 2010 và 2020. Thời điểm 4-2003, thị xã có 2 điểm hạn chế, đó là diện tích cây xanh đầu người chưa đạt; thiếu khu vui chơi giải trí và xử lý rác thải. Đến nay cả 2 điểm trên đã được khắc phục (nhà máy xử lý rác thải đã đi vào hoạt động, cây xanh đã được trồng bổ sung và đã quy hoạch thêm nhiều diện tích đất để tiếp tục trồng trong mùa xuân 2004.)
    Qua một buổi đi khảo sát và nghe báo cáo của cấp uỷ, chính quyền thị xã, Bộ trưởng Đỗ Quang Trung khẳng định thị xã Thái Bình đã thể hiện rất rõ việc phát triển đô thị hoá việc phát triển đô thị hoá gắn với CNH. Công tác qui hoạch phát triển rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế (phát triển sang Hoàng Diệu, hai bờ sông Trà và đường về KCN Tiền Hải). Về lộ trình để đề nghị Chính phủ công nhận đạt cấp thành phố cũng được thực hiện sớm và đúng qui trình. Đồng chí Bộ trưởng đồng tình cao với đề án mà thị xã trình bày, hy vọng rằng các Bộ, Ngành TW sẽ đồng tỉnh cao. ĐỒng chí Bộ trưởng chỉ nhấn mạnh cần chú ý đến chất lượng đô thị khi thị xã được công nhận thành phố thì nhân dân được hưởng thụ ra sao,các tỉnh trong khu vực thừa nhận và có mối quan hệ như thế nào. Bộ trưởng đặt vấn đề này ra để nhắc nhở thị xã Thái Bình ngay từ hôm nay phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý đô thị.

    German
  5. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Bộ nội vụ Đỗ Quang Trung
    Nhất trí cao với đề án thành lập Thành phố Thái Bình​
    Chiều ngày 27-1, tại Hội trường UBND thị xã, Thị uỷ, UBND thị xã đã tổ chức buổi báo cáo đề án thành lập thành phố Thái Bình trực thuộc tỉnh Thái Bình với đồng chí Đỗ Quang Trung, Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cùng tiếp khách với lãnh đạo thị xã có đồng chí Hoàng Đình Thạch, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ., Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Giám đốc các sở Nội vụ, Sở Tài chính vật giá, Sở xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư.
    Đồng chí Đỗ Trọng Thăng báo cáo với đ/c Bộ trưởng Bộ nội vụ, lãnh đạo tỉnh và các ngành về thành tựu phát triển KT - XH của thị xã trong những năm vừa qua và từ khi có NQ 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển KT - XH từ 2001 - 2005. Đặc biệt là từ tháng 4 - 2003 đến nay - sau khi có NQ của Bộ XD công nhận thị xã Thái Bình đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3. Hơn một năm qua thị xã đã có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá khá nhanh, so với tiêu chuẩn được công nhận thành phố, thị xã Thái Bình đã đạt 89,8 điểm/ 90 điểm. Như vậy đến thời điểm 4-2003, thị xã Thái Bình chỉ còn thiếu 0,2 điểm so với qui định.
    Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các ngành đến nay quy mô toàn thị xã đã lên tới 4.330ha, với số dân trên 143 ngàn người, và 13 phường xã. Từ 1 đô thị loại 3 và 4, đến nay thị xã đã xây dựng được 3 khi CN tập trung gần 300ha, bằng cơ chế thông thoáng, kêu gọi đầu tư nay đã lấp đầy 90% diện tích của các khu CN. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng cấp thành phố, khu vui chơi giải trí được qui hoạch; hệ thống nhà ở, cấp điện, thoát nước, giao thông, cụm công nghiệp đã và đang xây dựng. Các mặt chính viễn thông, vệ sinh môi trường đang được tăng cường. Đặc biệt thị xã Thái Bình sớm trở thành 2 trung tâm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, gồm hệ thống đường đào tạo và trung tâm cung cấp giống cây con chất lượng tốt đã được công nhận. Ngoài ra thị xã còn có mợt nổi trội là đã có quy hoạch phát triển tổng thể, chỉ tới 2005 mà đã tới 2010 và 2020. Thời điểm 4-2003, thị xã có 2 điểm hạn chế, đó là diện tích cây xanh đầu người chưa đạt; thiếu khu vui chơi giải trí và xử lý rác thải. Đến nay cả 2 điểm trên đã được khắc phục (nhà máy xử lý rác thải đã đi vào hoạt động, cây xanh đã được trồng bổ sung và đã quy hoạch thêm nhiều diện tích đất để tiếp tục trồng trong mùa xuân 2004.)
    Qua một buổi đi khảo sát và nghe báo cáo của cấp uỷ, chính quyền thị xã, Bộ trưởng Đỗ Quang Trung khẳng định thị xã Thái Bình đã thể hiện rất rõ việc phát triển đô thị hoá việc phát triển đô thị hoá gắn với CNH. Công tác qui hoạch phát triển rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế (phát triển sang Hoàng Diệu, hai bờ sông Trà và đường về KCN Tiền Hải). Về lộ trình để đề nghị Chính phủ công nhận đạt cấp thành phố cũng được thực hiện sớm và đúng qui trình. Đồng chí Bộ trưởng đồng tình cao với đề án mà thị xã trình bày, hy vọng rằng các Bộ, Ngành TW sẽ đồng tỉnh cao. ĐỒng chí Bộ trưởng chỉ nhấn mạnh cần chú ý đến chất lượng đô thị khi thị xã được công nhận thành phố thì nhân dân được hưởng thụ ra sao,các tỉnh trong khu vực thừa nhận và có mối quan hệ như thế nào. Bộ trưởng đặt vấn đề này ra để nhắc nhở thị xã Thái Bình ngay từ hôm nay phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý đô thị.

    German
  6. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Nhiều giấy chứng nhận thương binh bị làm giả
    Nhà của Nhâm Thị Nụ (xã Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình) được nhiều người biết đến là điểm ''''sản xuất'''' thẻ thương binh, giấy tờ hưởng chế độ phúc lợi xã hội cùng giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp phổ thông... Công an địa phương điều tra, bắt giữ 4 trường hợp liên quan, đồng thời tiếp tục làm rõ ai đã tiếp tay cho nhóm này.
    Trước đây, cuộc sống của gia đình Nụ vất vả chạy ăn từng bữa. Chồng đi đội than thuê ở Quảng Ninh, vợ đi bán hương rong. Vậy mà từ năm 2000, Nụ trở thành nhân vật cầm đầu một đường dây làm giả các loại giấy tờ của cơ quan và tổ chức nhà nước. Cô ăn mặc diện, thường xuyên đi "giao dịch" với cơ quan này, bộ nọ.
    Không như các đường dây khác chỉ chuyên làm giả một loại giấy tờ, Nụ và đồng bọn nhận làm mọi thủ tục theo yêu cầu của người có tiền. Tham gia cùng với Nụ có Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Đức Kiền, Trần Văn Bình. Theo tài liệu của công an, Lai và Nụ chịu trách nhiệm làm thẻ thương binh, bệnh binh, chế độ hưu trí, mất sức. Nụ lại cùng Kiền và Bình làm chứng minh thư nhân dân, giấy tờ khai sinh, hộ khẩu và bằng tốt nghiệp phổ thông...
    Có trường hợp chưa bao giờ đi bộ đội, hoặc có đi nhưng không tham gia chiến đấu... vẫn được nhóm của Nụ "đạo diễn" giúp có thẻ thương binh. Hiện, công an xác định nhiều người được cấp thẻ, hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước thông qua đường dây này.
    Chồng của Nụ là Bùi Quang Linh, nhập ngũ tháng 3/1983, đóng quân ở Hà Nội. Nhưng Nụ đã hoàn thiện hồ sơ chứng nhận rằng anh Linh đi chiến đấu ở Campuchia, bị thương do mìn với tỷ lệ 17%. Nhờ đó, chồng của Nụ được nhận thẻ thương binh loại A, hạng 3/4.
    Nụ và đồng bọn còn nhận "chạy" truy lĩnh huân, huy chương trong kháng chiến chống Pháp cho 36 trường hợp từng tham gia nuôi giấu cán bộ, tham gia du kích..., nhưng chưa được nhà nước cấp. Nụ nhận tiền, hứa chắc chắn sẽ thực hiện được. Tại trại tam giam, Nụ thú nhận với điều tra viên chính cô ta cũng chưa biết lo thủ tục phi vụ này, bắt đầu từ "cửa" nào.
    Tính đến 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thái Bình đã bắt giữ và làm rõ được hành vi của Nụ, cùng Kiền, Bình và Lai. Công an sẽ tiếp tục làm rõ ai đã tiếp tay cho họ trong việc làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước suốt thời gian qua.
    (Theo Công An Nhân Dân)
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 06/02/2004
  7. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Nhiều giấy chứng nhận thương binh bị làm giả
    Nhà của Nhâm Thị Nụ (xã Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình) được nhiều người biết đến là điểm ''''sản xuất'''' thẻ thương binh, giấy tờ hưởng chế độ phúc lợi xã hội cùng giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp phổ thông... Công an địa phương điều tra, bắt giữ 4 trường hợp liên quan, đồng thời tiếp tục làm rõ ai đã tiếp tay cho nhóm này.
    Trước đây, cuộc sống của gia đình Nụ vất vả chạy ăn từng bữa. Chồng đi đội than thuê ở Quảng Ninh, vợ đi bán hương rong. Vậy mà từ năm 2000, Nụ trở thành nhân vật cầm đầu một đường dây làm giả các loại giấy tờ của cơ quan và tổ chức nhà nước. Cô ăn mặc diện, thường xuyên đi "giao dịch" với cơ quan này, bộ nọ.
    Không như các đường dây khác chỉ chuyên làm giả một loại giấy tờ, Nụ và đồng bọn nhận làm mọi thủ tục theo yêu cầu của người có tiền. Tham gia cùng với Nụ có Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Đức Kiền, Trần Văn Bình. Theo tài liệu của công an, Lai và Nụ chịu trách nhiệm làm thẻ thương binh, bệnh binh, chế độ hưu trí, mất sức. Nụ lại cùng Kiền và Bình làm chứng minh thư nhân dân, giấy tờ khai sinh, hộ khẩu và bằng tốt nghiệp phổ thông...
    Có trường hợp chưa bao giờ đi bộ đội, hoặc có đi nhưng không tham gia chiến đấu... vẫn được nhóm của Nụ "đạo diễn" giúp có thẻ thương binh. Hiện, công an xác định nhiều người được cấp thẻ, hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước thông qua đường dây này.
    Chồng của Nụ là Bùi Quang Linh, nhập ngũ tháng 3/1983, đóng quân ở Hà Nội. Nhưng Nụ đã hoàn thiện hồ sơ chứng nhận rằng anh Linh đi chiến đấu ở Campuchia, bị thương do mìn với tỷ lệ 17%. Nhờ đó, chồng của Nụ được nhận thẻ thương binh loại A, hạng 3/4.
    Nụ và đồng bọn còn nhận "chạy" truy lĩnh huân, huy chương trong kháng chiến chống Pháp cho 36 trường hợp từng tham gia nuôi giấu cán bộ, tham gia du kích..., nhưng chưa được nhà nước cấp. Nụ nhận tiền, hứa chắc chắn sẽ thực hiện được. Tại trại tam giam, Nụ thú nhận với điều tra viên chính cô ta cũng chưa biết lo thủ tục phi vụ này, bắt đầu từ "cửa" nào.
    Tính đến 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thái Bình đã bắt giữ và làm rõ được hành vi của Nụ, cùng Kiền, Bình và Lai. Công an sẽ tiếp tục làm rõ ai đã tiếp tay cho họ trong việc làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước suốt thời gian qua.
    (Theo Công An Nhân Dân)
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 06/02/2004
  8. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Quê lúa Thái Bình náo nức ngày hội tòng quân

    Có lẽ từ lâu lắm rồi thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) mới lại có không khí sôi động như ngày hôm nay. Tiếng cười nói, tiếng bước chân rộn rã làm cho trị trấn quê lúa vốn tĩnh lặng, bỗng trở nên náo nhiệt. Trong ánh mắt những người từng một thời trải qua chiến tranh, sáng nay đưa tiễn con em mình nhập ngũ, bỗng dưng như thấy lại trên mọi nẻo đường làng, ngõ phố khẩu hiệu ?oThóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người? ?oMỗi người làm việc bằng hai. Tất cả vì miền Nam ruột thịt??
    Mới 6 giờ ngày 5-2, khi từng đợt gió mùa đông bắc vẫn còn buốt giá thì trên khắp các nẻo đường của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), từng dòng người đã nối nhau, tấp nập đổ về thị trấn Quỳnh Côi. Sự tấp nập của các đoàn người, cùng với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió, dường như làm không gian ở Quỳnh Phụ ấm lên. Hơn 7 giờ sáng, tại sân vận động nằm ở trung tâm huyện, hàng nghìn người đang chờ đợi đưa tiễn con em mình lên đường nhập ngũ. Hôm nay, cấp uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể huyện Quỳnh Phụ chính thức tổ chức lễ giao quân. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức ngày hội thanh niên lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc năm 2004.
    8 giờ sáng, hàng trăm thanh niên ưu tú của 38 xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ đã có mặt tại sân vận động huyện để trở về đơn vị mới. Trên khuôn mặt ai cũng sáng những nụ cười. Thanh niên Phạm Khắc Tường, ở thôn An Khoái, xã Quỳnh Sơn nhập ngũ vào Trường sĩ quan lục quân 1 tự hào nói với chúng tôi: ?o Nhà em đến nay ba thế hệ đều đã được phục vụ trong quân đội. Tất cả những người thân trong gia đình em khi trải qua quân đội đều rất trưởng thành. Chính vì vậy em rất vững tin vào bản thân mình khi quyết định tình nguyện nhập ngũ đợt này?? Chúng tôi đang nói chuyện thì bác Phạm Khắc Thụy đi đến. Bác Thụy là một cựu chiến binh thời kháng chiến chống Pháp và là ông nội của Tường. Hôm nay bác Thụy lên sân vận động để tiễn cháu nội của mình lên đường bảo vệ Tổ quốc. Bác Thụy nói với chúng tôi: ?o Tôi nhập ngũ năm 1947 vào Đại đoàn Đồng Bằng. Ngày ấy cuộc sống trong quân ngũ còn muôn vàn gian khó. Thế nhưng thế hệ chúng tôi ai cũng xác định rất rõ: Phải đuổi hết quân giặc ra khỏi bờ cõi mới trở về quê hương. Ấy vậy mà cũng phải đến lúc con trai tôi nhập ngũ thì mới đuổi hết quân giặc khỏi đất nước. Còn bây giờ, đất nước đang hoà bình, cháu nội tôi lên đường nhập ngũ là một điều kiện thuận lợi để cháu rèn luyện bản lĩnh của một con người. Đến bây giờ, đã ngót 80 tuổi, tôi vẫn thấy những điều mình học được trong quân ngũ là rất quí?.? Hỏi chuyện bác Thụy, chúng tôi biết thêm, con trai bác là anh Phạm Khắc Thuỳ, được bác cho nhập ngũ đầu năm 1975 để tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Anh Thuỳ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đơn vị cho về phục viên năm 1980.
    Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Quỳnh Phụ nói riêng vốn có bề dày truyền thống cách mạng. Ngay từ năm ba mươi của thế kỷ trước, hàng trăm nông dân Thái Bình đã vùng lên đấu tranh với giặc để giành quyền lợi chính đáng cho dân nghèo. Những năm kháng chiến chống Pháp, phong trào cách mạng ở địa bàn Thái Bình phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Lực lượng vũ trang Thái Bình được phát triển với số lượng lớn và đã cùng với bộ đội chủ lực tham gia đánh hàng trăm trận trên địa bàn, phá vỡ các trận càn quét của quân Pháp và tay sai vào các địa bàn như Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư v.v?giữ vững phong trào cách mạng. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Thái Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Trong vòng 10 năm( từ 1965 đến 1975) Thái Bình đã động viên và tiễn đưa gần 15,2 vạn thanh niên nam, nữ lên đường nhập ngũ và trở thành tỉnh có tỉ lệ tuyển quân cao nhất miền Bắc lúc bấy giờ( chiếm gần 11% dân số toàn tỉnh). Cũng trong những năm tháng chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã có hơn 3,4 vạn thanh niên Thái Bình anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Hơn 2 vạn người trở thành thương binh, bệnh binh. Hy sinh mất mát là thế, nhưng hằng năm, các thế hệ thanh niên Thái Bình vẫn nổ nức lên đường tòng quân bảo vệ Tổ quốc và đã xây nên truyền thống ?oThóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người?.
    Chúng tôi đến vị trí của các thanh niên xã Quỳnh Hoa đang xếp hàng ngay ngắn chờ đợi giây phút bước chân lên xe để về đơn vị. Anh Phạm Đăng Đắc, xã đội trưởng nói với chúng tôi: ?oTrong cơ chế thị trường hiện nay, việc tuyển quân ở nơi này, nơi khác còn gặp những khó khăn, nhưng riêng Quỳnh Hoa thì vẫn rất thuận lợi. Các thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ khi được gọi khám đều có mặt đông đủ. Xã tôi năm nay không phải chuẩn bị lực lượng dự phòng trong tuyển quân.? Còn thanh niên Nguyễn Duy Thuận, người thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa thì nói: ?o Nhà em chỉ có một mình em là con trai. Thế nhưng khi các bác ở xã gọi đi khám sức khoẻ chuẩn bị nhập ngũ là em đi ngay. Bố em bảo: Vào trong quân đội sẽ học được nhiều điều hay và cần thiết cho cuộc sống. Em cũng hy vọng như vậy và rất mong muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội?? Cùng thôn với Thuận còn có 4 thanh niên khác cùng nhập ngũ đợt này, trong đó có Hoàng Văn Chung là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn vì mẹ mất sớm, bố mới tái giá, các em còn rất nhỏ. Thế nhưng chính Chung lại là người làm đơn tình nguyện lên đuờng nhập ngũ. Hôm đọc lá đơn tình nguyện nhập ngũ của Chung, bố Chung đã bảo: Nhà mình tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng ở nhà bố và dì sẽ sắp xếp được. Con là một thanh niên, cần phải lấy việc bảo vệ Tổ quốc làm đầu. Khi nào hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, con lại về xây dựng quê hương. Bố rất ủng hộ con lên đường nhập ngũ??
    Đúng 9 giờ, đồng chí Phạm Ngọc Quế, Chủ tịch huyện Quỳnh Phụ nổi trống mở hội giao quân. Bí thư huyện uỷ Bùi Quang Thanh bước lên đài và thắp sáng ngọn đuốc truyền thống cách mạng của quân và dân Quỳnh Phụ. Tiếng trống hội giao quân cùng với ánh đuốc đỏ rực trên đài lửa, làm cho không khí lễ hội giao quân càng thêm rộn rã. Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch huyện Phạm Ngọc Quế đã nói: ?oĐảng bộ và nhân dân Quỳnh Phụ rất tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay, cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Những thanh niên hôm nay lên đường nhập ngũ, chính là những người trực tiếp viết tiếp trang sử truyền thống của cha anh. Ở hậu phương, các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, quyết tâm đưa Quỳnh Phụ trở thành một điểm sáng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Thái Bình. Đồng thời làm tốt công tác hậu phương quân đội, để các đồng chí yên tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc??
    9 giờ 30 phút, các thanh niên ưu tú của Quỳnh Phụ bắt đầu lên đường về đơn vị mới. Có nhiều nụ cười. Có cả những giọt nước mắt bịn rịn trong phút chia tay. Nhưng trên khuôn mặt ai cũng rạng ngời niềm tin. Người đi tin tưởng người ở lại sẽ tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp. Người ở lại thì tin tưởng người đi chân cứng, đá mềm. Tôi đang mê mải nhìn theo những bàn tay vẫy giữa một rừng cờ hoa rực đỏ thì thượng tá Nguyễn Văn Hán, Chủ nhiệm chính trị Bộ CHQS tỉnh Thái Bình đến bên. Anh nói với tôi giọng xúc động: ?o Chứng kiến buổi lễ giao quân hôm nay, mình lại nhớ ngày mình nhập ngũ. Trên những khuôn mặt trẻ măng tràn đầy niềm tin về một môi trường mới lạ. Chắc chắn gần bốn nghìn thanh niên Thái Bình nhập ngũ năm nay, đều có niềm tin như thế.??
    Tâm trạng của thượng tá Nguyễn Văn Hán chính là tâm trạng của hàng trăm người cha, người mẹ, người anh, người chị dừng tay trên ruộng mạ, đang đứng hai bên đường dõi mãi theo các anh?

    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  9. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Quê lúa Thái Bình náo nức ngày hội tòng quân

    Có lẽ từ lâu lắm rồi thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) mới lại có không khí sôi động như ngày hôm nay. Tiếng cười nói, tiếng bước chân rộn rã làm cho trị trấn quê lúa vốn tĩnh lặng, bỗng trở nên náo nhiệt. Trong ánh mắt những người từng một thời trải qua chiến tranh, sáng nay đưa tiễn con em mình nhập ngũ, bỗng dưng như thấy lại trên mọi nẻo đường làng, ngõ phố khẩu hiệu ?oThóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người? ?oMỗi người làm việc bằng hai. Tất cả vì miền Nam ruột thịt??
    Mới 6 giờ ngày 5-2, khi từng đợt gió mùa đông bắc vẫn còn buốt giá thì trên khắp các nẻo đường của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), từng dòng người đã nối nhau, tấp nập đổ về thị trấn Quỳnh Côi. Sự tấp nập của các đoàn người, cùng với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió, dường như làm không gian ở Quỳnh Phụ ấm lên. Hơn 7 giờ sáng, tại sân vận động nằm ở trung tâm huyện, hàng nghìn người đang chờ đợi đưa tiễn con em mình lên đường nhập ngũ. Hôm nay, cấp uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể huyện Quỳnh Phụ chính thức tổ chức lễ giao quân. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức ngày hội thanh niên lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc năm 2004.
    8 giờ sáng, hàng trăm thanh niên ưu tú của 38 xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ đã có mặt tại sân vận động huyện để trở về đơn vị mới. Trên khuôn mặt ai cũng sáng những nụ cười. Thanh niên Phạm Khắc Tường, ở thôn An Khoái, xã Quỳnh Sơn nhập ngũ vào Trường sĩ quan lục quân 1 tự hào nói với chúng tôi: ?o Nhà em đến nay ba thế hệ đều đã được phục vụ trong quân đội. Tất cả những người thân trong gia đình em khi trải qua quân đội đều rất trưởng thành. Chính vì vậy em rất vững tin vào bản thân mình khi quyết định tình nguyện nhập ngũ đợt này?? Chúng tôi đang nói chuyện thì bác Phạm Khắc Thụy đi đến. Bác Thụy là một cựu chiến binh thời kháng chiến chống Pháp và là ông nội của Tường. Hôm nay bác Thụy lên sân vận động để tiễn cháu nội của mình lên đường bảo vệ Tổ quốc. Bác Thụy nói với chúng tôi: ?o Tôi nhập ngũ năm 1947 vào Đại đoàn Đồng Bằng. Ngày ấy cuộc sống trong quân ngũ còn muôn vàn gian khó. Thế nhưng thế hệ chúng tôi ai cũng xác định rất rõ: Phải đuổi hết quân giặc ra khỏi bờ cõi mới trở về quê hương. Ấy vậy mà cũng phải đến lúc con trai tôi nhập ngũ thì mới đuổi hết quân giặc khỏi đất nước. Còn bây giờ, đất nước đang hoà bình, cháu nội tôi lên đường nhập ngũ là một điều kiện thuận lợi để cháu rèn luyện bản lĩnh của một con người. Đến bây giờ, đã ngót 80 tuổi, tôi vẫn thấy những điều mình học được trong quân ngũ là rất quí?.? Hỏi chuyện bác Thụy, chúng tôi biết thêm, con trai bác là anh Phạm Khắc Thuỳ, được bác cho nhập ngũ đầu năm 1975 để tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Anh Thuỳ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đơn vị cho về phục viên năm 1980.
    Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Quỳnh Phụ nói riêng vốn có bề dày truyền thống cách mạng. Ngay từ năm ba mươi của thế kỷ trước, hàng trăm nông dân Thái Bình đã vùng lên đấu tranh với giặc để giành quyền lợi chính đáng cho dân nghèo. Những năm kháng chiến chống Pháp, phong trào cách mạng ở địa bàn Thái Bình phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Lực lượng vũ trang Thái Bình được phát triển với số lượng lớn và đã cùng với bộ đội chủ lực tham gia đánh hàng trăm trận trên địa bàn, phá vỡ các trận càn quét của quân Pháp và tay sai vào các địa bàn như Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư v.v?giữ vững phong trào cách mạng. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Thái Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Trong vòng 10 năm( từ 1965 đến 1975) Thái Bình đã động viên và tiễn đưa gần 15,2 vạn thanh niên nam, nữ lên đường nhập ngũ và trở thành tỉnh có tỉ lệ tuyển quân cao nhất miền Bắc lúc bấy giờ( chiếm gần 11% dân số toàn tỉnh). Cũng trong những năm tháng chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã có hơn 3,4 vạn thanh niên Thái Bình anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Hơn 2 vạn người trở thành thương binh, bệnh binh. Hy sinh mất mát là thế, nhưng hằng năm, các thế hệ thanh niên Thái Bình vẫn nổ nức lên đường tòng quân bảo vệ Tổ quốc và đã xây nên truyền thống ?oThóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người?.
    Chúng tôi đến vị trí của các thanh niên xã Quỳnh Hoa đang xếp hàng ngay ngắn chờ đợi giây phút bước chân lên xe để về đơn vị. Anh Phạm Đăng Đắc, xã đội trưởng nói với chúng tôi: ?oTrong cơ chế thị trường hiện nay, việc tuyển quân ở nơi này, nơi khác còn gặp những khó khăn, nhưng riêng Quỳnh Hoa thì vẫn rất thuận lợi. Các thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ khi được gọi khám đều có mặt đông đủ. Xã tôi năm nay không phải chuẩn bị lực lượng dự phòng trong tuyển quân.? Còn thanh niên Nguyễn Duy Thuận, người thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa thì nói: ?o Nhà em chỉ có một mình em là con trai. Thế nhưng khi các bác ở xã gọi đi khám sức khoẻ chuẩn bị nhập ngũ là em đi ngay. Bố em bảo: Vào trong quân đội sẽ học được nhiều điều hay và cần thiết cho cuộc sống. Em cũng hy vọng như vậy và rất mong muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội?? Cùng thôn với Thuận còn có 4 thanh niên khác cùng nhập ngũ đợt này, trong đó có Hoàng Văn Chung là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn vì mẹ mất sớm, bố mới tái giá, các em còn rất nhỏ. Thế nhưng chính Chung lại là người làm đơn tình nguyện lên đuờng nhập ngũ. Hôm đọc lá đơn tình nguyện nhập ngũ của Chung, bố Chung đã bảo: Nhà mình tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng ở nhà bố và dì sẽ sắp xếp được. Con là một thanh niên, cần phải lấy việc bảo vệ Tổ quốc làm đầu. Khi nào hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, con lại về xây dựng quê hương. Bố rất ủng hộ con lên đường nhập ngũ??
    Đúng 9 giờ, đồng chí Phạm Ngọc Quế, Chủ tịch huyện Quỳnh Phụ nổi trống mở hội giao quân. Bí thư huyện uỷ Bùi Quang Thanh bước lên đài và thắp sáng ngọn đuốc truyền thống cách mạng của quân và dân Quỳnh Phụ. Tiếng trống hội giao quân cùng với ánh đuốc đỏ rực trên đài lửa, làm cho không khí lễ hội giao quân càng thêm rộn rã. Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch huyện Phạm Ngọc Quế đã nói: ?oĐảng bộ và nhân dân Quỳnh Phụ rất tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay, cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Những thanh niên hôm nay lên đường nhập ngũ, chính là những người trực tiếp viết tiếp trang sử truyền thống của cha anh. Ở hậu phương, các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, quyết tâm đưa Quỳnh Phụ trở thành một điểm sáng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Thái Bình. Đồng thời làm tốt công tác hậu phương quân đội, để các đồng chí yên tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc??
    9 giờ 30 phút, các thanh niên ưu tú của Quỳnh Phụ bắt đầu lên đường về đơn vị mới. Có nhiều nụ cười. Có cả những giọt nước mắt bịn rịn trong phút chia tay. Nhưng trên khuôn mặt ai cũng rạng ngời niềm tin. Người đi tin tưởng người ở lại sẽ tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp. Người ở lại thì tin tưởng người đi chân cứng, đá mềm. Tôi đang mê mải nhìn theo những bàn tay vẫy giữa một rừng cờ hoa rực đỏ thì thượng tá Nguyễn Văn Hán, Chủ nhiệm chính trị Bộ CHQS tỉnh Thái Bình đến bên. Anh nói với tôi giọng xúc động: ?o Chứng kiến buổi lễ giao quân hôm nay, mình lại nhớ ngày mình nhập ngũ. Trên những khuôn mặt trẻ măng tràn đầy niềm tin về một môi trường mới lạ. Chắc chắn gần bốn nghìn thanh niên Thái Bình nhập ngũ năm nay, đều có niềm tin như thế.??
    Tâm trạng của thượng tá Nguyễn Văn Hán chính là tâm trạng của hàng trăm người cha, người mẹ, người anh, người chị dừng tay trên ruộng mạ, đang đứng hai bên đường dõi mãi theo các anh?

    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  10. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình:
    "Điểm nóng" của dịch cúm người​
    Phương Anh
    Ngay từ đầu tháng 1.2004, Thái Bình trở thành điểm nóng về dịch cúm A ở người. Chỉ trong vòng vài ngày ba anh em trong cùng một gia đình ở phường Đề Thám, phường Kỳ Bá, thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Ngô Lê Hùng, Ngô Lê Hồng, Ngô Lê Hạnh mắc cúm A - H5N1 và tử vong ngay sau đó.

    Cú sốc
    Cái chết của ba bệnh nhân này đã trở thành "cơn sốc" cho dân Thái Bình. Người dân ở gần nhà bệnh nhân Hùng, Hồng và Hạnh luôn sống trong nỗi lo lắng lây bệnh. Những ngày tiếp đó, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có thêm 14 bệnh nhân nghi ngờ mắc cúm A nhập viện.
    Hai bệnh nhân với triệu chứng điển hình của bệnh cúm A đã được chuyển về Hà Nội. Đó là bệnh nhân Nguyễn Ngọc Tú, 21 tuổi ở xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư vào cấp cứu với triệu chứng ho, sốt, viêm phổi... đã lập tức được chuyển về Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Sau đó bệnh nhân chỉ là viêm phổi bình thường, loại trừ mắc cúm A và được ra viện ngày 11.2. Bệnh nhân thứ hai là Tống Sĩ Long cũng có triệu chứng nghi ngờ cúm A chuyển về Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới nhưng được chẩn đoán khó thở do mắc bệnh tim không phải do cúm, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
    Nỗi lo lắng về nguy cơ lây bệnh trong những ngày qua không chỉ ở người dân mà ở cả cán bộ y tế đã từng chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân. 87 trường hợp có tiếp xúc với 5 bệnh nhân trên, trong đó có 26 bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa được nằm trong diện quản lý, theo dõi. Cho đến nay, số người này tình trạng sức khoẻ vẫn bình thường. Thêm vào đó, 403 người gồm cán bộ thú y, những người sống trong ổ dịch bị bệnh đều có tên trong danh sách "đỏ" được quản lý chặt chẽ.
    Nguy cơ lớn
    Kể từ ngày 21.1 đến nay Thái Bình không có bệnh nhân mắc cúm mới nhưng nguy cơ về dịch bệnh cúm vẫn còn rất lớn. Ông Phạm Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Bình nói: Ba bệnh nhân chết vì cúm A đã làm chúng tôi bàng hoàng. Ngay sau khi nhận được thông tin bệnh nhân Hùng đã tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai UBND tỉnh đã tổ chức họp khẩn cấp và triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch cúm. Ngành y tế hầu như không có tết để tiến hành khử khuẩn và tẩy uế bằng cloramin B cho 215 gia đình tại khu vực ổ dịch, tại 13 chợ và khu công cộng, tại bệnh viện nơi bệnh nhân Hùng nằm điều trị. Sở Y tế đã tổ chức tất cả các khoa lây của các Trung tâm y tế huyện phải bố trí các phòng cách ly cho bệnh nhân nghi mắc cúm.
    UBND Tỉnh đã hỗ trợ 200 triệu đồng cho ngành y tế mua các phương tiện chống dịch, trang thiết bị cần thiết. Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư hỗ trợ 1.000kg hoá chất Cloramin, 2.000 viên thuốc kháng virus Tamiflu, 100 bộ quần áo bảo hộ đầy đủ...
    Tuy nhiên, ngành y tế Thái Bình vẫn còn thiếu một số máy móc cần thiết như máy chụp Xquang tại giường, máy thở.Theo ông Lai, cái khó nhất hiện nay là khó theo dõi và giám sát triệt để người bệnh vì dấu hiệu ban đầu khi mắc bệnh giống với cúm thông thường làm cho mọi người chủ quan không xác định sớm để cách ly, trong khi số người mắc cúm thông thường lại nhiều.
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]

Chia sẻ trang này