1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình:
    "Điểm nóng" của dịch cúm người​
    Phương Anh
    Ngay từ đầu tháng 1.2004, Thái Bình trở thành điểm nóng về dịch cúm A ở người. Chỉ trong vòng vài ngày ba anh em trong cùng một gia đình ở phường Đề Thám, phường Kỳ Bá, thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Ngô Lê Hùng, Ngô Lê Hồng, Ngô Lê Hạnh mắc cúm A - H5N1 và tử vong ngay sau đó.

    Cú sốc
    Cái chết của ba bệnh nhân này đã trở thành "cơn sốc" cho dân Thái Bình. Người dân ở gần nhà bệnh nhân Hùng, Hồng và Hạnh luôn sống trong nỗi lo lắng lây bệnh. Những ngày tiếp đó, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có thêm 14 bệnh nhân nghi ngờ mắc cúm A nhập viện.
    Hai bệnh nhân với triệu chứng điển hình của bệnh cúm A đã được chuyển về Hà Nội. Đó là bệnh nhân Nguyễn Ngọc Tú, 21 tuổi ở xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư vào cấp cứu với triệu chứng ho, sốt, viêm phổi... đã lập tức được chuyển về Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Sau đó bệnh nhân chỉ là viêm phổi bình thường, loại trừ mắc cúm A và được ra viện ngày 11.2. Bệnh nhân thứ hai là Tống Sĩ Long cũng có triệu chứng nghi ngờ cúm A chuyển về Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới nhưng được chẩn đoán khó thở do mắc bệnh tim không phải do cúm, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
    Nỗi lo lắng về nguy cơ lây bệnh trong những ngày qua không chỉ ở người dân mà ở cả cán bộ y tế đã từng chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân. 87 trường hợp có tiếp xúc với 5 bệnh nhân trên, trong đó có 26 bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa được nằm trong diện quản lý, theo dõi. Cho đến nay, số người này tình trạng sức khoẻ vẫn bình thường. Thêm vào đó, 403 người gồm cán bộ thú y, những người sống trong ổ dịch bị bệnh đều có tên trong danh sách "đỏ" được quản lý chặt chẽ.
    Nguy cơ lớn
    Kể từ ngày 21.1 đến nay Thái Bình không có bệnh nhân mắc cúm mới nhưng nguy cơ về dịch bệnh cúm vẫn còn rất lớn. Ông Phạm Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Bình nói: Ba bệnh nhân chết vì cúm A đã làm chúng tôi bàng hoàng. Ngay sau khi nhận được thông tin bệnh nhân Hùng đã tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai UBND tỉnh đã tổ chức họp khẩn cấp và triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch cúm. Ngành y tế hầu như không có tết để tiến hành khử khuẩn và tẩy uế bằng cloramin B cho 215 gia đình tại khu vực ổ dịch, tại 13 chợ và khu công cộng, tại bệnh viện nơi bệnh nhân Hùng nằm điều trị. Sở Y tế đã tổ chức tất cả các khoa lây của các Trung tâm y tế huyện phải bố trí các phòng cách ly cho bệnh nhân nghi mắc cúm.
    UBND Tỉnh đã hỗ trợ 200 triệu đồng cho ngành y tế mua các phương tiện chống dịch, trang thiết bị cần thiết. Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư hỗ trợ 1.000kg hoá chất Cloramin, 2.000 viên thuốc kháng virus Tamiflu, 100 bộ quần áo bảo hộ đầy đủ...
    Tuy nhiên, ngành y tế Thái Bình vẫn còn thiếu một số máy móc cần thiết như máy chụp Xquang tại giường, máy thở.Theo ông Lai, cái khó nhất hiện nay là khó theo dõi và giám sát triệt để người bệnh vì dấu hiệu ban đầu khi mắc bệnh giống với cúm thông thường làm cho mọi người chủ quan không xác định sớm để cách ly, trong khi số người mắc cúm thông thường lại nhiều.
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  2. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    xin cho hỏi ở tiền hải dịch cúm đã về chua? ở thị trấn tiền hải bệnh dịch thế nào.Xin các bạn thông tin về tình hình ở đó giúp .thân ái.
    Đừng hỏi Tôi là ai.
  3. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    xin cho hỏi ở tiền hải dịch cúm đã về chua? ở thị trấn tiền hải bệnh dịch thế nào.Xin các bạn thông tin về tình hình ở đó giúp .thân ái.
    Đừng hỏi Tôi là ai.
  4. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua và buổi sáng nay (15-16/3/04), tại Nhà công vụ công an Thái Bình đã diễn ra buổi tập huấn cho các đồng chí thường trực tỉnh uỷ, Thường trực HĐND và UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, Các sở, ban ngành, các GĐ, PGĐ khối DN... về "Kiến thức đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế" do các đồng chí trong Bộ ngoại giao giới thiệu và tuyên huấn.
    Về phía tỉnh nhà, có đồng chí Trần Quốc Khoa, Phó chủ tịch Tỉnh cùng các đồng chí khác trong ban lãnh đạo tỉnh cùng gần 200 đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp đến dự.
    Về phía Bộ Ngoại giao, cùng các đồng chí Vụ phó, vụ trưởng các vụ như Vụ Hợp tác Kinh tế Quốc tế, vụ Kinh tế tổng hợp, Vụ lễ tân, Vụ Người Việt nam ở nước ngoài, Vụ chính sách đối ngoại còn có đồng chí Nguyễn Trung Thành - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Đồng chí giới thiệu là người con Hưng Hà - Đồng hương của Box ta).
    Khoá tập huấn đã diễn ra tốt đẹp, trong bầu không khí thân thiện, cởi mở tuy rằng kiến thức truyền đạt không thực sự gần gũi và mang lại hiệu quả trực tiếp cho khối DN. Cũng trong khoá tập huấn, UBND tỉnh và Bộ ngoại giao đã tổ chức 2 bữa cơm thân mật (mỗi bên mời một bữa - thế là huề), rất tiếc do chân, tay đau do ngã xe hôm 8/3 nên tôi không dự được 2 buổi tiệc trên. Rất tiếc.
    Đặc biệt, điều tôi muốn nói đây là lần thứ 2 Bộ ngoại giao về và trao tiền, quà cho các em bị nhiễm chất độc màu da cam tại Thái Bình.
    Nhân chuyến công tác này, Trợ lý Bộ trưởng - Nguyễn Trung Thành đã trao 10.000.000VNĐ cùng 50 suất quà cho các em thiếu nhi nhiễm chất độc màu da cam Thái Bình. Đ/c Đặng Văn Bộ (UB dân số, trẻ em) nhận quà và cảm ơn. Ngoài ra, Bộ còn trao tặng 5.000.000VNĐ cho hội khuyến học Thái Bình.
    Chắc là tiệc mời trưa nay ngon miệng và vui vẻ lắm vì có cả giao lưu văn nghệ.
    Chỉ tội cái chân chết tiệt này mà mình hỏng mất nhiều kế hoạch quá, tuần qua không đi Sơn La được cũng chỉ vì đau chân.


    German
  5. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua và buổi sáng nay (15-16/3/04), tại Nhà công vụ công an Thái Bình đã diễn ra buổi tập huấn cho các đồng chí thường trực tỉnh uỷ, Thường trực HĐND và UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, Các sở, ban ngành, các GĐ, PGĐ khối DN... về "Kiến thức đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế" do các đồng chí trong Bộ ngoại giao giới thiệu và tuyên huấn.
    Về phía tỉnh nhà, có đồng chí Trần Quốc Khoa, Phó chủ tịch Tỉnh cùng các đồng chí khác trong ban lãnh đạo tỉnh cùng gần 200 đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp đến dự.
    Về phía Bộ Ngoại giao, cùng các đồng chí Vụ phó, vụ trưởng các vụ như Vụ Hợp tác Kinh tế Quốc tế, vụ Kinh tế tổng hợp, Vụ lễ tân, Vụ Người Việt nam ở nước ngoài, Vụ chính sách đối ngoại còn có đồng chí Nguyễn Trung Thành - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Đồng chí giới thiệu là người con Hưng Hà - Đồng hương của Box ta).
    Khoá tập huấn đã diễn ra tốt đẹp, trong bầu không khí thân thiện, cởi mở tuy rằng kiến thức truyền đạt không thực sự gần gũi và mang lại hiệu quả trực tiếp cho khối DN. Cũng trong khoá tập huấn, UBND tỉnh và Bộ ngoại giao đã tổ chức 2 bữa cơm thân mật (mỗi bên mời một bữa - thế là huề), rất tiếc do chân, tay đau do ngã xe hôm 8/3 nên tôi không dự được 2 buổi tiệc trên. Rất tiếc.
    Đặc biệt, điều tôi muốn nói đây là lần thứ 2 Bộ ngoại giao về và trao tiền, quà cho các em bị nhiễm chất độc màu da cam tại Thái Bình.
    Nhân chuyến công tác này, Trợ lý Bộ trưởng - Nguyễn Trung Thành đã trao 10.000.000VNĐ cùng 50 suất quà cho các em thiếu nhi nhiễm chất độc màu da cam Thái Bình. Đ/c Đặng Văn Bộ (UB dân số, trẻ em) nhận quà và cảm ơn. Ngoài ra, Bộ còn trao tặng 5.000.000VNĐ cho hội khuyến học Thái Bình.
    Chắc là tiệc mời trưa nay ngon miệng và vui vẻ lắm vì có cả giao lưu văn nghệ.
    Chỉ tội cái chân chết tiệt này mà mình hỏng mất nhiều kế hoạch quá, tuần qua không đi Sơn La được cũng chỉ vì đau chân.


    German
  6. phuongptt

    phuongptt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cam on anh/chi Dark_Wizard da dua tin ve que huong Thai
    Binh cho moi nguoi cung ro. Em tuy thinh thoang cung ve que day nhung chang kip bat tinh hinh chinh tri duoc gi ca, co chang la mua nao co qua gi thi biet thoi.
    Anh/chi co tin gi lai gui tiep di nhe. Nhat la cai thong tin viec lam ay. Em nghi sinh vien ra truong nhieu khi cung muon ve que lam viec lam, nhung chi bi cai toi thieu thong tin nen danh phai lang thang lam nhung cong viec khong dung chuyen mon ma thoi.
    Cam on moi nguoi rat nhieu.
  7. phuongptt

    phuongptt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cam on anh/chi Dark_Wizard da dua tin ve que huong Thai
    Binh cho moi nguoi cung ro. Em tuy thinh thoang cung ve que day nhung chang kip bat tinh hinh chinh tri duoc gi ca, co chang la mua nao co qua gi thi biet thoi.
    Anh/chi co tin gi lai gui tiep di nhe. Nhat la cai thong tin viec lam ay. Em nghi sinh vien ra truong nhieu khi cung muon ve que lam viec lam, nhung chi bi cai toi thieu thong tin nen danh phai lang thang lam nhung cong viec khong dung chuyen mon ma thoi.
    Cam on moi nguoi rat nhieu.
  8. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Tâm huyết cùng Thái Bình tìm hướng đi lên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ghi chép của phóng viên báo Nhân Dân
    Trong không khí cả nước tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu HÐND các cấp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã về thăm và làm việc tại tỉnh Thái bình.
    Mặc dù chuyến thăm và làm việc chỉ có hai ngày nhưng Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí cùng đi đã dành thời gian đi thăm và khảo sát thực tế tại ba khu công nghiệp (KCN) của Thái Bình là Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh, Tiền Hải; di tích đền thờ các Vua Trần tại huyện Hưng Hà; trao đổi cụ thể nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng với lãnh đạo chủ chốt của địa phương.
    Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ sự vui mừng vì sau ba năm trở lại, Thái Bình đã có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là đã ổn định tình hình chính trị - xã hội tại địa phương một cách cơ bản. Nhiều KCN đã và đang hình thành thu hút thêm nhiều lao động tại chỗ, những cây cầu mới xây, quốc lộ 10 mở rộng, cơ sở hạ tầng được đầu tư phá vỡ thế "ốc đảo", làm cho Thái Bình hiện đại và sôi động hơn và cũng gần hơn với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn phía bắc.
    Thái Bình vẫn là địa phương trồng lúa giỏi nhất nước, trình độ thâm canh cao, xứng đáng là lá cờ đầu về năng suất lúa. Hai năm 2001 và 2002, nông nghiệp Thái Bình được mùa tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các vụ lúa liên tục được mùa, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm. Năng suất lúa năm 2002 đạt 12,6 tấn/ha, tăng 9,8% so với năm 2001. Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đang phát triển mạnh ở các địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh đã có 172 xã, phường, thị trấn đăng ký và triển khai xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm với tổng số 3.780 ha. Về chăn nuôi và thủy sản tiếp tục phát triển và cũng đạt mức tăng khá.
    Sản xuất công nghiệp của Thái Bình đã có bước chuyển quan trọng, năng lực sản xuất được mở rộng, bước đầu hình thành một số KCN, cụm công nghiệp tập trung: Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh, Tiền Hải, Diêm Ðiền. Tỉnh đã quy hoạch xây dựng mới hai KCN An Hòa (Vũ Thư), Cầu Nghìn (Quỳnh Phụ). Ðã có 143 dự án đầu tư vào tỉnh với tổng vốn 3.200 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 18,1% so năm 2002...
    Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Thái Bình vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, năm 2003, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế mới có 18%, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn 49%, xuất khẩu còn quá nhỏ bé, thu ngân sách chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu chi. Tệ nạn xã hội còn nhiều. Thái Bình có nhiều đối tượng chính sách và thu nhập của người dân còn thấp.
    Ðể thực hiện mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung cao độ mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả năm trọng tâm đột phá kinh tế để đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HÐH: phát triển nghề và làng nghề; phát triển mạnh mẽ kinh tế biển; phát triển các KCN, cụm công nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư... Các vị lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 20 kiến nghị cụ thể.
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành trung ương hữu quan trả lời cụ thể từng kiến nghị của tỉnh. Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian trao đổi ý kiến với lãnh đạo tỉnh Thái Bình những suy tư, trăn trở làm thế nào để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của Thái Bình. Thủ tướng cho rằng về sản xuất nông nghiệp, Thái Bình cần phát huy truyền thống tốt đẹp của một địa phương giỏi thâm canh tạo ra thu nhập cao hơn trên đơn vị diện tích canh tác, người thì ngày càng đông nhưng đất sản xuất nông nghiệp thì lại bị thu hẹp, muốn vậy phải đi vào công nghệ sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để Thái Bình có trung tâm giống của quốc gia. Trước mắt, cần nhân rộng phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm. Phát huy mức cao nhất về môi trường thủy sản, giúp dân về vốn, điều kiện canh tác để khai thác tốt hơn khu vực ven biển.
    Về sản xuất công nghiệp, Thủ tướng bày tỏ mối băn khoăn vì hướng phát triển công nghiệp của Thái Bình chưa rõ. Thái Bình tuy đã có nhiều KCN tập trung, cụm công nghiệp nhưng tỷ trọng trong kinh tế của tỉnh còn thấp, chưa có những sản phẩm chủ lực chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Thái Bình cần quyết tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, làm sao cho tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 80% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
    Thủ tướng cho rằng, Thái Bình cần phải đi bằng hai chân, một mặt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, mặt khác phải đầu tư công nghiệp lớn, có trình độ cao để tận dụng ưu thế nguồn nhân lực có trình độ cao của địa phương. Thủ tướng giao cho Bộ Công nghiệp, các ngành có liên quan của Trung ương giúp Thái Bình tính toán, xây dựng quy hoạch phát triển phù hợp, tận dụng cho được các lợi thế của tỉnh. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trong nước thành đạt là con em của Thái Bình, Thủ tướng cho rằng tỉnh cần có chính sách thu hút họ trở về đóng góp, xây dựng quê hương.
    Chỉ có phát triển công nghiệp mới có thể tạo ra bước đột phá, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nhưng Thủ tướng cũng yêu cầu Thái Bình phải đặc biệt tiết kiệm đất nông nghiệp, cố gắng tận dụng vùng đất ven biển chưa được thuần dưỡng, những vùng đất mà canh tác nông nghiệp không đạt được hiệu quả cao. Thủ tướng chia sẻ khó khăn đối với 28 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Tiền Hải vì lượng khí thiên nhiên ở đây ngày càng cạn kiệt và có thể sẽ hết vào năm 2005. Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tích cực tìm kiếm nguồn khí mới cả trên đất liền và vùng ven biển để phục vụ cho khu vực phía bắc nói chung và Thái Bình nói riêng.
    Tháng 6-2003, thị xã Thái Bình đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại 3, thị xã cũng đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đáp ứng tiêu chí của thành phố thuộc tỉnh. Thể theo nguyện vọng của tỉnh, Thủ tướng đồng ý cho phép thị xã Thái Bình trở thành thành phố thuộc tỉnh để công bố vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thị xã Thái Bình (30-6-1954 - 30-6-2004). Ðồng thời, Thủ tướng cũng nhắc nhở cần phải lưu ý các tiêu chí của một thành phố. Vấn đề là khi đã được công nhận thì phải thật sự xứng đáng, người dân phải thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
    Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng cũng lưu ý Thái Bình cần làm tốt công tác bầu cử đại biểu HÐND các cấp, tạo ra sự ổn định để phát triển.

    Thủ tướng Phan Văn Khải:
    Phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình

    --------------------------------------------------------------------------------


    Trong hai ngày 9 và 10-4, Thủ tướng Phan Văn khải đã về thăm và làm việc tại tỉnh Thái Bình. Trong buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của tỉnh Thái Bình, Thủ tướng cho rằng, phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình.
    Thay mặt lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Sĩ Tiếu và , Chủ tịch UBND Bùi Tiến Dũng tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh từ năm 2001 đến nay, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của năm 2004.
    Thủ tướng Phan Văn Khải ghi nhận những chuyển biến quan trọng trên tất cả các mặt của tỉnh Thái Bình những năm qua, nổi bật là tình hình chính trị đã cơ bản ổn định, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn đã hình thành được nhiều khu công nghiệp tập trung, đây là hướng đi đúng để tạo ra nguồn thu lớn trong những năm tới. Lĩnh vực nông nghiệp vốn là thế mạnh của Thái Bình, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ thâm canh cây lúa, tỉnh đã quan tâm phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển và bước đầu đã cho kết quả tốt.
    Theo Thủ tướng: Hiện Thái Bình vẫn còn là tỉnh nghèo. Thời gian tới, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh cần tập trung khắc phục quyết liệt một số hạn chế như nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao trong kinh tế của tỉnh; các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu còn quá nhỏ bé; thu nhập bình quân trên người và thu ngân sách đạt thấp.
    Về phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng gợi ý: Ðối với nông nghiệp, để tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích, tỉnh cần phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tại Thái Bình trung tâm giống với công nghệ sinh học hiện đại. Toàn đảng bộ phải quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH, mà trọng tâm là chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất để đưa tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% trong kinh tế của tỉnh.
    Thủ tướng cho rằng: Phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình. Trong đó, phát triển công nghiệp cần theo cả hai hướng, là thu hút nhiều lao động và có trình độ công nghệ cao. Các bộ, ngành T.Ư nghiên cứu giúp tỉnh sớm xây dựng được quy hoạch phát triển công nghiệp, trên cơ sở phát huy được lợi thế và từng bước làm giàu. Là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, tỉnh cần có chính sách hấp dẫn để thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
    Triển khai nuôi tôm ở vùng ven biển là một hướng đi đúng, thời gian tới, Thủ tướng đề nghị: Tỉnh quan tâm phát triển mạnh hơn nữa việc nuôi trồng thủy hải sản góp phần nâng cao thu nhập và tạo hàng hóa cho xuất khẩu.
    Khu công nghiệp Tiền Hải hiện có 28 doanh nghiệp đang sử dụng nguồn khí cho sản xuất, nhưng hiện nay nguồn khí đã suy yếu và dự kiến sẽ hết vào năm 2007, 2008. Về vấn đề này, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức thăm dò và khai thác để bảo đảm hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp của Thái Bình, cũng như các tỉnh khác của cả nước.
    Ðể xây dựng Thái Bình trở thành một tỉnh giàu mạnh của cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh: Toàn đảng bộ phải phấn đấu quyết liệt trong hai năm 2004, 2005 và những năm tiếp theo. Trước mắt, trong tháng 4 này, cả nước sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình phải tập trung chỉ đạo làm tốt cuộc bầu cử. Qua đây, lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài, góp phần nâng cao chất lượng của bộ máy chính quyền các cấp.
    Giải quyết một số kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng đồng ý cho tỉnh lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ số thu vượt theo kế hoạch năm 2004 từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Thái Bình. Thủ tướng đồng ý và sẽ có quyết định công nhận thị xã Thái Bình thành TP Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào kế hoạch hằng năm để cứng hóa mặt đê với tổng số 570 km của tỉnh Thái Bình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cung ứng những giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh...
    Trong dịp này, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh và Tiền Hải.


  9. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Tâm huyết cùng Thái Bình tìm hướng đi lên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ghi chép của phóng viên báo Nhân Dân
    Trong không khí cả nước tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu HÐND các cấp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã về thăm và làm việc tại tỉnh Thái bình.
    Mặc dù chuyến thăm và làm việc chỉ có hai ngày nhưng Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí cùng đi đã dành thời gian đi thăm và khảo sát thực tế tại ba khu công nghiệp (KCN) của Thái Bình là Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh, Tiền Hải; di tích đền thờ các Vua Trần tại huyện Hưng Hà; trao đổi cụ thể nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng với lãnh đạo chủ chốt của địa phương.
    Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ sự vui mừng vì sau ba năm trở lại, Thái Bình đã có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là đã ổn định tình hình chính trị - xã hội tại địa phương một cách cơ bản. Nhiều KCN đã và đang hình thành thu hút thêm nhiều lao động tại chỗ, những cây cầu mới xây, quốc lộ 10 mở rộng, cơ sở hạ tầng được đầu tư phá vỡ thế "ốc đảo", làm cho Thái Bình hiện đại và sôi động hơn và cũng gần hơn với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn phía bắc.
    Thái Bình vẫn là địa phương trồng lúa giỏi nhất nước, trình độ thâm canh cao, xứng đáng là lá cờ đầu về năng suất lúa. Hai năm 2001 và 2002, nông nghiệp Thái Bình được mùa tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các vụ lúa liên tục được mùa, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm. Năng suất lúa năm 2002 đạt 12,6 tấn/ha, tăng 9,8% so với năm 2001. Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đang phát triển mạnh ở các địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh đã có 172 xã, phường, thị trấn đăng ký và triển khai xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm với tổng số 3.780 ha. Về chăn nuôi và thủy sản tiếp tục phát triển và cũng đạt mức tăng khá.
    Sản xuất công nghiệp của Thái Bình đã có bước chuyển quan trọng, năng lực sản xuất được mở rộng, bước đầu hình thành một số KCN, cụm công nghiệp tập trung: Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh, Tiền Hải, Diêm Ðiền. Tỉnh đã quy hoạch xây dựng mới hai KCN An Hòa (Vũ Thư), Cầu Nghìn (Quỳnh Phụ). Ðã có 143 dự án đầu tư vào tỉnh với tổng vốn 3.200 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 18,1% so năm 2002...
    Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Thái Bình vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, năm 2003, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế mới có 18%, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn 49%, xuất khẩu còn quá nhỏ bé, thu ngân sách chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu chi. Tệ nạn xã hội còn nhiều. Thái Bình có nhiều đối tượng chính sách và thu nhập của người dân còn thấp.
    Ðể thực hiện mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung cao độ mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả năm trọng tâm đột phá kinh tế để đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HÐH: phát triển nghề và làng nghề; phát triển mạnh mẽ kinh tế biển; phát triển các KCN, cụm công nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư... Các vị lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 20 kiến nghị cụ thể.
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành trung ương hữu quan trả lời cụ thể từng kiến nghị của tỉnh. Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian trao đổi ý kiến với lãnh đạo tỉnh Thái Bình những suy tư, trăn trở làm thế nào để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của Thái Bình. Thủ tướng cho rằng về sản xuất nông nghiệp, Thái Bình cần phát huy truyền thống tốt đẹp của một địa phương giỏi thâm canh tạo ra thu nhập cao hơn trên đơn vị diện tích canh tác, người thì ngày càng đông nhưng đất sản xuất nông nghiệp thì lại bị thu hẹp, muốn vậy phải đi vào công nghệ sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để Thái Bình có trung tâm giống của quốc gia. Trước mắt, cần nhân rộng phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm. Phát huy mức cao nhất về môi trường thủy sản, giúp dân về vốn, điều kiện canh tác để khai thác tốt hơn khu vực ven biển.
    Về sản xuất công nghiệp, Thủ tướng bày tỏ mối băn khoăn vì hướng phát triển công nghiệp của Thái Bình chưa rõ. Thái Bình tuy đã có nhiều KCN tập trung, cụm công nghiệp nhưng tỷ trọng trong kinh tế của tỉnh còn thấp, chưa có những sản phẩm chủ lực chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Thái Bình cần quyết tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, làm sao cho tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 80% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
    Thủ tướng cho rằng, Thái Bình cần phải đi bằng hai chân, một mặt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, mặt khác phải đầu tư công nghiệp lớn, có trình độ cao để tận dụng ưu thế nguồn nhân lực có trình độ cao của địa phương. Thủ tướng giao cho Bộ Công nghiệp, các ngành có liên quan của Trung ương giúp Thái Bình tính toán, xây dựng quy hoạch phát triển phù hợp, tận dụng cho được các lợi thế của tỉnh. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trong nước thành đạt là con em của Thái Bình, Thủ tướng cho rằng tỉnh cần có chính sách thu hút họ trở về đóng góp, xây dựng quê hương.
    Chỉ có phát triển công nghiệp mới có thể tạo ra bước đột phá, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nhưng Thủ tướng cũng yêu cầu Thái Bình phải đặc biệt tiết kiệm đất nông nghiệp, cố gắng tận dụng vùng đất ven biển chưa được thuần dưỡng, những vùng đất mà canh tác nông nghiệp không đạt được hiệu quả cao. Thủ tướng chia sẻ khó khăn đối với 28 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Tiền Hải vì lượng khí thiên nhiên ở đây ngày càng cạn kiệt và có thể sẽ hết vào năm 2005. Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tích cực tìm kiếm nguồn khí mới cả trên đất liền và vùng ven biển để phục vụ cho khu vực phía bắc nói chung và Thái Bình nói riêng.
    Tháng 6-2003, thị xã Thái Bình đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại 3, thị xã cũng đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đáp ứng tiêu chí của thành phố thuộc tỉnh. Thể theo nguyện vọng của tỉnh, Thủ tướng đồng ý cho phép thị xã Thái Bình trở thành thành phố thuộc tỉnh để công bố vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thị xã Thái Bình (30-6-1954 - 30-6-2004). Ðồng thời, Thủ tướng cũng nhắc nhở cần phải lưu ý các tiêu chí của một thành phố. Vấn đề là khi đã được công nhận thì phải thật sự xứng đáng, người dân phải thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
    Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng cũng lưu ý Thái Bình cần làm tốt công tác bầu cử đại biểu HÐND các cấp, tạo ra sự ổn định để phát triển.

    Thủ tướng Phan Văn Khải:
    Phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình

    --------------------------------------------------------------------------------


    Trong hai ngày 9 và 10-4, Thủ tướng Phan Văn khải đã về thăm và làm việc tại tỉnh Thái Bình. Trong buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của tỉnh Thái Bình, Thủ tướng cho rằng, phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình.
    Thay mặt lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Sĩ Tiếu và , Chủ tịch UBND Bùi Tiến Dũng tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh từ năm 2001 đến nay, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của năm 2004.
    Thủ tướng Phan Văn Khải ghi nhận những chuyển biến quan trọng trên tất cả các mặt của tỉnh Thái Bình những năm qua, nổi bật là tình hình chính trị đã cơ bản ổn định, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn đã hình thành được nhiều khu công nghiệp tập trung, đây là hướng đi đúng để tạo ra nguồn thu lớn trong những năm tới. Lĩnh vực nông nghiệp vốn là thế mạnh của Thái Bình, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ thâm canh cây lúa, tỉnh đã quan tâm phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển và bước đầu đã cho kết quả tốt.
    Theo Thủ tướng: Hiện Thái Bình vẫn còn là tỉnh nghèo. Thời gian tới, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh cần tập trung khắc phục quyết liệt một số hạn chế như nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao trong kinh tế của tỉnh; các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu còn quá nhỏ bé; thu nhập bình quân trên người và thu ngân sách đạt thấp.
    Về phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng gợi ý: Ðối với nông nghiệp, để tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích, tỉnh cần phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tại Thái Bình trung tâm giống với công nghệ sinh học hiện đại. Toàn đảng bộ phải quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH, mà trọng tâm là chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất để đưa tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% trong kinh tế của tỉnh.
    Thủ tướng cho rằng: Phát triển công nghiệp là hướng đột phá cho kinh tế của Thái Bình. Trong đó, phát triển công nghiệp cần theo cả hai hướng, là thu hút nhiều lao động và có trình độ công nghệ cao. Các bộ, ngành T.Ư nghiên cứu giúp tỉnh sớm xây dựng được quy hoạch phát triển công nghiệp, trên cơ sở phát huy được lợi thế và từng bước làm giàu. Là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, tỉnh cần có chính sách hấp dẫn để thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
    Triển khai nuôi tôm ở vùng ven biển là một hướng đi đúng, thời gian tới, Thủ tướng đề nghị: Tỉnh quan tâm phát triển mạnh hơn nữa việc nuôi trồng thủy hải sản góp phần nâng cao thu nhập và tạo hàng hóa cho xuất khẩu.
    Khu công nghiệp Tiền Hải hiện có 28 doanh nghiệp đang sử dụng nguồn khí cho sản xuất, nhưng hiện nay nguồn khí đã suy yếu và dự kiến sẽ hết vào năm 2007, 2008. Về vấn đề này, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức thăm dò và khai thác để bảo đảm hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp của Thái Bình, cũng như các tỉnh khác của cả nước.
    Ðể xây dựng Thái Bình trở thành một tỉnh giàu mạnh của cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh: Toàn đảng bộ phải phấn đấu quyết liệt trong hai năm 2004, 2005 và những năm tiếp theo. Trước mắt, trong tháng 4 này, cả nước sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình phải tập trung chỉ đạo làm tốt cuộc bầu cử. Qua đây, lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài, góp phần nâng cao chất lượng của bộ máy chính quyền các cấp.
    Giải quyết một số kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng đồng ý cho tỉnh lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ số thu vượt theo kế hoạch năm 2004 từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Thái Bình. Thủ tướng đồng ý và sẽ có quyết định công nhận thị xã Thái Bình thành TP Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào kế hoạch hằng năm để cứng hóa mặt đê với tổng số 570 km của tỉnh Thái Bình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cung ứng những giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh...
    Trong dịp này, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như Phúc Khánh, Nguyễn Ðức Cảnh và Tiền Hải.


  10. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Vội quá, chỉ kịp scan mấy trang ở trong cuốn sách Gương thanh tiên tiêu biểu toàn quốc ngành thuỷ sản - 2004 của Trung ương đoàn phát hành năm 2004.
    TB có nhiều người tài thật.

Chia sẻ trang này