1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Trường THNN Thái Bình tuyển cả người chưa tốt nghiệp THCS
    16:09'' 20/07/2004 (GMT+7)
    http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2004/07/178682/
    (VietNamNet) - Trong khi Bộ GD-ĐT quy định lấy ''''đầu vào'''' đã tốt nghiệp THPT, không ít trường hợp vào học Trường trung học Nông nghiệp Thái Bình không cần bằng THCS. ''''Cơ chế thoáng'''' này làm lợi cho bao nhiêu người ''''nấp'''' sau nó?

    Trường Trung học Nông nghiệp (THNN) Thái Bình (thuộc Sở NN&PTNT Thái Bình) trụ sở tại Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Những năm qua ngoài việc đào tạo hệ chính quy, nhà trường còn liên kết đào tạo hệ tại chức tại các trung tâm trong và ngoài tỉnh.
    Theo ông Trần Hồng Nhuận - Hiệu trưởng nhà trường, việc đào tạo hệ tại chức này đã góp phần nầng cao tay nghề cho người lao động, giúp họ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất. Như vậy những lớp được đào tạo theo hệ tại chức này được tổ chức với mục đích góp phần phát tiển kinh tế gia đình của địa phương và của tỉnh. Nhưng phía sau những lớp tại chức đó là gì thì không phải ai cũng biết...
    ''''Vào'''' tại chức không cần bằng THCS
    Năm 2003, Trường THNN Thái Bình đã liên kết mở lớp Tại chức Địa Chính tại Trung tâm dạy nghề Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Sau khi thông báo tuyển sinh có 35 bộ hồ sơ đăng ký dự thi. Đến ngày nhập học, lớp Tại chức Địa chính này có tới 43 học sinh có mặt. Và tất cả đều có giấy báo nhập học trên tay! Ngạc nhiên hơn, trong 43 học sinh đó, có tới 15 trường hợp chưa học hết cấp II (chưa có bằng tốt nghiệp THCS, trong khi Bộ GD-ĐT quy định đối tượng tham gia thi tuyển vào hệ tại chức phải tối thiểu đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tương đương). Có thể kể ra một số học sinh: Nguyễn Văn Tiếp, Vũ Đức Thược, Đinh Hữu Khắc... trình độ văn hoá 7/10, chưa có bằng THCS tại trung tâm dạy nghề Thuỷ Đường.
    Kỳ lạ hơn, một số trường hợp không nộp hồ sơ đăng ký dự thi vẫn được gọi nhập học. Tình trạng này được lặp lại tại các trung tâm dạy nghề huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Thái Thụỵ..., đều là những trung tâm "bắt tay" với truờng THNN Thái Bình. Trong khi đó, nội dung tờ trình mà ông Hiệu trưởng nhà trường Trần Hồng Nhuận ký xin mở lớp Tại chức Địa Chính (24/3/2003) - có kèm theo kế hoạch và nội dung chương trình học, đã được Ban giám đốc Sở NN & PTNT Thái Bình, Sở NN & PTNT Hải Phòng và Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình phê duyệt- lại không hề đề cập những ''''chi tiết'''' này.
    Vừa ''''theo'''' tại chức, vừa ''''mài'''' bổ túc văn hoá
    Trả lời VietNamNet lý do những người chưa tốt nghiệp PTTH, thậm chí THCS vẫn có thể vào học hệ Tại chức Trường THNN Thái Bình, ông Hiệu trưởng Trần Hồng Nhuận nói: "Trong quá trình đào tạo chuyên môn, các học viên có bằng tốt nghiệp THCS có thể tiếp tục học văn hoá tại các trung tâm đào tạo GD thường xuyên của huyện hoặc có thể đề nghị chính nhà trường giảng dạy. Vì vậy khi tốt nghiệp chuyên môn, một số học viên đã học xong chương chình BTVH tại các trung tâm GD thường xuyên của huyện và còn một số ít chưa học hết chương trình văn hoá theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhưng xuất phát từ mục đích phục vụ công tác quy hoạch cán bộ và phục vụ sản xuất cho các địa phương nên các học viên đã làm đơn xin nhận bằng. Phòng đào tạo nhà trường đã cấp bằng cho một số học viên chưa học xong chương trình văn hoá".
    Đây có lẽ là một cách làm được xem là "cơ chế thoáng", tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có điều kiện tham gia học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật... để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế nhưng mục đích của việc tổ chức những khoá học như vậy chỉ là cái vỏ bọc mà Ban Giám hiệu Trường THNN Thái Bình do ông Trần Hồng Nhuận là đại diện đã tạo ra nhằm thực hiện những ý đồ cá nhân(?)
    Đối với những học sinh "đủ điều kiện" tham gia các khoá học tại chức của trường nhưng lại chưa tốt nghiệp THCS hoặc THPT thì trong quá trình học sẽ phải nộp thêm một khoản tiền là tiền học bổ túc văn hoá. Cuối các khoá học 2000 - 2002, 2001 - 2003, những học sinh "đủ điều kiện" đó phải đóng từ 500.000 đến 700.000 đồng thì mới nhận được bằng tốt nghiệp. Một số học sinh còn cho biết, sau khi đóng tiền họ không được nhận hoá đơn, không có phiếu thu, thậm chí không có cả danh sách nộp tiền và dĩ nhiên họ không phải ký vào bất cứ chứng từ nào.
    Với những trường hợp chưa đóng tiền, theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, tạm thời chưa nhận bằng tốt nghiệp. Học sinh nào được "ưu ái" hơn thì sẽ nhận "Giấy chứng nhận đã học hết chương trình khoá học" như trường hợp Ngô Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hoà... học sinh lớp Chăn nuôi - Thú y mở tại Trung tâm Dạy nghề Đông Hưng.
    Giải thích cho việc giảng dạy văn hoá và thu học phí tại các lớp học văn hoá nói trên, ông Trần Hồng Nhuận nói: "Nhà trường giảng dạy văn hoá là theo yêu cầu của học viên và của các trung tâm. Vì lý do đặc biệt một số học sinh chưa học xong văn hoá đã làm đơn xin học nghề và đề nghị nhà trường giảng dạy. Việc thu học phí đã giao cho Phòng Đào tạo tính toán và làm hợp đồng giáo viên giảng dạy".
    Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Đỗ Đình An - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Thái Bình tỏ ra bức xúc: "Khi có dư luận về vấn đề này tại trường THNN, với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý Trường chúng tôi đã mời ông Nhuận lên để nhắc nhở về vấn đề tuyển sinh, thu chi tài chính... nhưng đến giờ chưa thấy có chuyển biến gì, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Cũng từ lúc đó có việc gì ông ta luôn tìm cách tránh né và đối phó với cả chúng tôi"!
    Phải chăng Ban Giám hiệu Trường THNN Thái Bình mà cụ thể là Hiệu trưởng Trần Hồng Nhuận đã xin ý kiến một đường nhưng lại làm một nẻo? Đây là việc làm không chỉ sai với chỉ đạo của cấp trên mà còn trái quy chế Bộ GD-ĐT đã ban hành.

  2. But_thep

    But_thep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi biệt thự trên đất dự án công nghiệp Thái Bình
    07:35'' 26/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trên những lô đất nằm trong dự án cụm công nghiệp tại Đông Hưng, Thái Bình mọc lên những ngôi nhà cao tầng trông thật ?ođẹp mắt?.
    Nhìn không thấy hay giả vờ không thấy?

    Biệt thự trên đất dự án.
    Đông Hưng là huyện lớn thứ 2 của tỉnh Thái Bình, từ khi quốc lộ 10 hoàn thành và đưa vào sử dụng thị trường bất động sản ở đây bắt đầu có những chuyển biến mạnh mẽ. Xem như đây là một sự khởi sắc mới cho nền kinh tế của huyện.
    Trong khi vẫn chưa có quy hoạch chính thức làm khu công nghiệp người ta lại thấy trên những ruộng lúa ven quốc lộ 10 xuất hiện những xưởng sản xuất, đặc biệt là ở xã Đông La. Không chỉ dừng lại ở đó, trên những lô đất ấy còn xuất hiện những ngôi nhà cao tầng kiên cố, những biệt thự mà có lẽ ai nhìn cũng thèm muốn.
    Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Hưng có khoảng 30 doanh nghiệp và cơ sở được thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất. Thế nhưng chỉ khoảng 10 doanh nghiệp làm thủ tục thuê đất với UBND tỉnh, những cơ sở còn lại làm thủ tục thuê đất trực tiếp với UBND huyện rồi mới làm thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Phải chăng ở đây đã có sự "ngoắc tay" giữa UBND huyện và các cơ sở? Làm thủ tục thuê đất với huyện để được "nhân nhượng" trong việc thẩm định dự án, trốn tránh những thủ tục giao đất?
    Nếu như những doanh nghiệp cũng như cá nhân sau khi thuê được đất họ đều sử dụng quỹ đất được giao đúng như trong dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn huyện, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động thì quả thật là điều rất đáng mừng và đáng khích lệ. Thế nhưng họ đã không làm được như vây...
    Trên cụm công nghiệp Đông La nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong khi xây dựng các hạng mục công trình đã vi phạm hành lang an toàn giao thông như Cty Phương Thanh , Cty Thương Mại & Dịch Vụ Á &# 272;ông, Cty thương mại Hoàng Trọng...Việc xây dựng các hạng mục công trình không đúng với giấy phép xây dựng và bản vẽ qui hoạch mặt bằng trong dự án đựơc duyệt như Cty Hồng Đức,Cơ sở ông Bùi Văn Pha, Cơ sở ông Phạm Văn Quang... không phải là hiếm. Ngạc nhiên hơn nữa là họ ngang nhiên đào ao (Cty thương mại cà Dich vụ Á Đông đào ao có diện tích 1.600m2, Cty xe máy Quý Đãn đào ao với diện tích 500m2, Cty Thương mại Hoàng Trọng...), trồng cây ăn quả (Cty xe máy Quý Đãn, Cty Thương mại Hoàng Trọng...).
    Điều mà làm cho phóng viên chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi được "mục sở thị" trước ngôi biệt thự của Cty Lam Sơn. Ngay sau khi được UBND tỉnh giao để làm cơ sở sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh công ty đã tiến hành xây ngôi biệt thự 4 tầng này, ngoài ra còn xây dưng một quán giải khát hơn 100m2. Khi đến lô đất mà UBND huyện Đông Hưng giao cho ông Đỗ Cao Tuyển để thực hiện dự án làm cơ sở sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng thì sẽ thấy vị trí trong mặt bằng quy hoạch mà UBND huyện Đông Hưng phê duyệt cho ông Tuyển làm chỗ để xe khách và nhà ở cho công nhân lại là một căn nhà 2 tầng phục vụ cho chính nhu cầu sinh hoạt của chủ dự án. Tình trạng này xảy ra ở nhiều dự án khác trong cụm công nghiêp Đông La.
    Hầu như tất cả các dự án ở đây đều chưa có giấy phép xây dựng, giấy phép về môi trường và đều không đúng với dự án được duyệt ban đầu. Không hiểu UBND huyện Đông Hưng "nhìn không thấy" những sai phạm mà "măt thường" nào cũng nhìn thấy của các chủ đầu tư dự án hay họ "giả vờ không thây"?
    Thuê được đất đã lãi 160 lần
    Mức đền bù cho những người bị thu hồi đất tại cụm công nghiệp Đông La mà UBND huyện đông hưng phê duyệt cũng chưa được thoả đáng. Những người có đất bị thu hồi chỉ được đền bù chỉ khoảng 25.000 đồng/m2 trong khi đó cách vài chục mét, vị trí cũng "không đẹp hơn" đất bị thu hồi người ta đã bán với giá khoảng 4 triệu/m2. Như vậy mới chỉ thuê được đất, chưa cần biết sẽ làm gì, kinh doanh như thế nào và liệu sẽ góp được những gì vào sự phát triển của huyện, của tỉnh thì các doanh nghiệp đã có lời tới 160 lần. Tại sao nghiễm nhiên họ lại thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ như vây? Mình doanh nghiệp thì đâu có thể làm được điều đó nếu không có sự "hợp tác" với những người thay nhà nước hành sự tại cái huyện Đông Hưng này!
    Trong khi việc quản lý việc thực hiện dự án bao giờ cũng thuộc về chính quyền sở tại thì ông Phó chủ tịch xã Đông La lại như "không biết gì": "Việc giám sát các dự án không nằm trong thẩm quyền của xã. Xã chỉ biết làm thủ tục giao đất thôi. Mà xã cũng không được biết về dự án nên cũng không biết người ta làm như vậy là đúng hay sai. Đây là sự lỏng lẻo của cấp huyện trong quá trình kiểm tra thực hiện dự án, sai sót này trách nhiệm thuộc về cấp huyện. Hơn nữa đây là lần đâu nên huyện có sơ xuất cũng là điều không tránh khỏi".
    Còn ông Đặng Đình Bình (Bí thư huyện uỷ Đông Hưng, Thái Bình) lại nói: "Đây là một việc rất là mới nên kể cả huyện và xã đều còn những cái lúng túng. Ở huyện chúng tôi các phòng ban chuyên môn chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc kiểm tra không triệt để được... Việc cấp phép cho các doanh nghiệp và các cơ sở đều xuất phát từ xã. đối với tư nhân thì xã đề nghị lên huyện, huyên sẽ xem xét làm thủ tục và có quyết định. Với các doanh nghiệp thì xã đề nghị lên huyện, huyện đề nghị lên tỉnh và tỉnh sẽ xem xét cho thuê đất".
    Có thể xem đây là sự đùn đẩy trách nhiệm giữa UBND xã Đông La và UBND huyện Đông Hưng không? và trách nhiêm thực sự thuộc về ai?
    Trao đổi với VietnamNet, ông Bùi Tiến Dũng (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình) tỏ ra rất bức xúc: "Huyện Đông Hưng đã lỏng lẻo trong quá trình giám sát doanh nghiệp thực hiện các dự án trong cum công nghiệp. Chúng tôi sẽ có những biện pháp cương quyết đê giải quyết chuyện này. Trước hết chúng tôi đã giao cho Sở tài nguyên môi trường kiểm tra và có biện pháp xử lý. Tới đây nữa chúng tôi sẽ có đoàn thanh tra liên nghành xuống để kiểm tra thực tế và phải xem xét đến cả cá nhân đồng chí bí thư mới (Ông Đặng Đình Bình, tân Bí thư Huyên uỷ Đông Hưng)".
    Giờ đây chỉ có Doanh nghiệp và những người thay Nhà nước hành sự từ xã Đông La lên tới huyện Đông Hưng, Thái Bình mới hiểu được ngọn nguồn tại sao đất thuộc dự án cụm công nghiệp mà Doanh nghiệp lại có "toàn quyền" sử dụng như vây!? Cũng hy vọng tới đây đoàn thanh tra liên nghành của UBND tỉnh Thái Bình sẽ làm rõ được sự việc.
    Vân Giang

  3. But_thep

    But_thep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi biệt thự trên đất dự án công nghiệp Thái Bình
    07:35'' 26/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trên những lô đất nằm trong dự án cụm công nghiệp tại Đông Hưng, Thái Bình mọc lên những ngôi nhà cao tầng trông thật ?ođẹp mắt?.
    Nhìn không thấy hay giả vờ không thấy?

    Biệt thự trên đất dự án.
    Đông Hưng là huyện lớn thứ 2 của tỉnh Thái Bình, từ khi quốc lộ 10 hoàn thành và đưa vào sử dụng thị trường bất động sản ở đây bắt đầu có những chuyển biến mạnh mẽ. Xem như đây là một sự khởi sắc mới cho nền kinh tế của huyện.
    Trong khi vẫn chưa có quy hoạch chính thức làm khu công nghiệp người ta lại thấy trên những ruộng lúa ven quốc lộ 10 xuất hiện những xưởng sản xuất, đặc biệt là ở xã Đông La. Không chỉ dừng lại ở đó, trên những lô đất ấy còn xuất hiện những ngôi nhà cao tầng kiên cố, những biệt thự mà có lẽ ai nhìn cũng thèm muốn.
    Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Hưng có khoảng 30 doanh nghiệp và cơ sở được thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất. Thế nhưng chỉ khoảng 10 doanh nghiệp làm thủ tục thuê đất với UBND tỉnh, những cơ sở còn lại làm thủ tục thuê đất trực tiếp với UBND huyện rồi mới làm thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Phải chăng ở đây đã có sự "ngoắc tay" giữa UBND huyện và các cơ sở? Làm thủ tục thuê đất với huyện để được "nhân nhượng" trong việc thẩm định dự án, trốn tránh những thủ tục giao đất?
    Nếu như những doanh nghiệp cũng như cá nhân sau khi thuê được đất họ đều sử dụng quỹ đất được giao đúng như trong dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn huyện, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động thì quả thật là điều rất đáng mừng và đáng khích lệ. Thế nhưng họ đã không làm được như vây...
    Trên cụm công nghiệp Đông La nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong khi xây dựng các hạng mục công trình đã vi phạm hành lang an toàn giao thông như Cty Phương Thanh , Cty Thương Mại & Dịch Vụ Á &# 272;ông, Cty thương mại Hoàng Trọng...Việc xây dựng các hạng mục công trình không đúng với giấy phép xây dựng và bản vẽ qui hoạch mặt bằng trong dự án đựơc duyệt như Cty Hồng Đức,Cơ sở ông Bùi Văn Pha, Cơ sở ông Phạm Văn Quang... không phải là hiếm. Ngạc nhiên hơn nữa là họ ngang nhiên đào ao (Cty thương mại cà Dich vụ Á Đông đào ao có diện tích 1.600m2, Cty xe máy Quý Đãn đào ao với diện tích 500m2, Cty Thương mại Hoàng Trọng...), trồng cây ăn quả (Cty xe máy Quý Đãn, Cty Thương mại Hoàng Trọng...).
    Điều mà làm cho phóng viên chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi được "mục sở thị" trước ngôi biệt thự của Cty Lam Sơn. Ngay sau khi được UBND tỉnh giao để làm cơ sở sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh công ty đã tiến hành xây ngôi biệt thự 4 tầng này, ngoài ra còn xây dưng một quán giải khát hơn 100m2. Khi đến lô đất mà UBND huyện Đông Hưng giao cho ông Đỗ Cao Tuyển để thực hiện dự án làm cơ sở sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng thì sẽ thấy vị trí trong mặt bằng quy hoạch mà UBND huyện Đông Hưng phê duyệt cho ông Tuyển làm chỗ để xe khách và nhà ở cho công nhân lại là một căn nhà 2 tầng phục vụ cho chính nhu cầu sinh hoạt của chủ dự án. Tình trạng này xảy ra ở nhiều dự án khác trong cụm công nghiêp Đông La.
    Hầu như tất cả các dự án ở đây đều chưa có giấy phép xây dựng, giấy phép về môi trường và đều không đúng với dự án được duyệt ban đầu. Không hiểu UBND huyện Đông Hưng "nhìn không thấy" những sai phạm mà "măt thường" nào cũng nhìn thấy của các chủ đầu tư dự án hay họ "giả vờ không thây"?
    Thuê được đất đã lãi 160 lần
    Mức đền bù cho những người bị thu hồi đất tại cụm công nghiệp Đông La mà UBND huyện đông hưng phê duyệt cũng chưa được thoả đáng. Những người có đất bị thu hồi chỉ được đền bù chỉ khoảng 25.000 đồng/m2 trong khi đó cách vài chục mét, vị trí cũng "không đẹp hơn" đất bị thu hồi người ta đã bán với giá khoảng 4 triệu/m2. Như vậy mới chỉ thuê được đất, chưa cần biết sẽ làm gì, kinh doanh như thế nào và liệu sẽ góp được những gì vào sự phát triển của huyện, của tỉnh thì các doanh nghiệp đã có lời tới 160 lần. Tại sao nghiễm nhiên họ lại thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ như vây? Mình doanh nghiệp thì đâu có thể làm được điều đó nếu không có sự "hợp tác" với những người thay nhà nước hành sự tại cái huyện Đông Hưng này!
    Trong khi việc quản lý việc thực hiện dự án bao giờ cũng thuộc về chính quyền sở tại thì ông Phó chủ tịch xã Đông La lại như "không biết gì": "Việc giám sát các dự án không nằm trong thẩm quyền của xã. Xã chỉ biết làm thủ tục giao đất thôi. Mà xã cũng không được biết về dự án nên cũng không biết người ta làm như vậy là đúng hay sai. Đây là sự lỏng lẻo của cấp huyện trong quá trình kiểm tra thực hiện dự án, sai sót này trách nhiệm thuộc về cấp huyện. Hơn nữa đây là lần đâu nên huyện có sơ xuất cũng là điều không tránh khỏi".
    Còn ông Đặng Đình Bình (Bí thư huyện uỷ Đông Hưng, Thái Bình) lại nói: "Đây là một việc rất là mới nên kể cả huyện và xã đều còn những cái lúng túng. Ở huyện chúng tôi các phòng ban chuyên môn chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc kiểm tra không triệt để được... Việc cấp phép cho các doanh nghiệp và các cơ sở đều xuất phát từ xã. đối với tư nhân thì xã đề nghị lên huyện, huyên sẽ xem xét làm thủ tục và có quyết định. Với các doanh nghiệp thì xã đề nghị lên huyện, huyện đề nghị lên tỉnh và tỉnh sẽ xem xét cho thuê đất".
    Có thể xem đây là sự đùn đẩy trách nhiệm giữa UBND xã Đông La và UBND huyện Đông Hưng không? và trách nhiêm thực sự thuộc về ai?
    Trao đổi với VietnamNet, ông Bùi Tiến Dũng (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình) tỏ ra rất bức xúc: "Huyện Đông Hưng đã lỏng lẻo trong quá trình giám sát doanh nghiệp thực hiện các dự án trong cum công nghiệp. Chúng tôi sẽ có những biện pháp cương quyết đê giải quyết chuyện này. Trước hết chúng tôi đã giao cho Sở tài nguyên môi trường kiểm tra và có biện pháp xử lý. Tới đây nữa chúng tôi sẽ có đoàn thanh tra liên nghành xuống để kiểm tra thực tế và phải xem xét đến cả cá nhân đồng chí bí thư mới (Ông Đặng Đình Bình, tân Bí thư Huyên uỷ Đông Hưng)".
    Giờ đây chỉ có Doanh nghiệp và những người thay Nhà nước hành sự từ xã Đông La lên tới huyện Đông Hưng, Thái Bình mới hiểu được ngọn nguồn tại sao đất thuộc dự án cụm công nghiệp mà Doanh nghiệp lại có "toàn quyền" sử dụng như vây!? Cũng hy vọng tới đây đoàn thanh tra liên nghành của UBND tỉnh Thái Bình sẽ làm rõ được sự việc.
    Vân Giang

  4. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
  5. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
  6. vtatt

    vtatt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc tin này mà thấy buồn quá. Năm ngoái người dân TB cũng đã chịu một trận lụt mà hậu quả của nó có lẽ cho đến giờ nhiều gia đình vẫn chưa khắc phục hết. Vậy mà năm nay lại tiếp tục... Thiên tai nối tiếp thiên tai. Nhưng có một điều tôi rất băn khoăn, hình như người nông dân TB vừa mới thu hoạch lúa cách đây chưa lâu lắm (gọi là vụ chiêm ấy ạ). Còn số lúa bị thiệt hại (vụ mùa) thì có lẽ giờ đang "thì con gái" mới đúng chứ nhẩy. Thế mà bài báo trên lại nói là "người dân chạy ăn từng bữa" là sao các bác nhẩy? Chẳng nhẽ họ (số đông í) không có một chút thóc lúa dự trữ nào hay sao? Đỗ thì tôi không có ý kiến gì vì tôi không biết mùa vụ của nó. Tui nghĩ rằng nếu thiệt hại lớn như vậy, nghĩa là lúa chết hết thì cũng sau mùa gặt tới, không có gì thu hoạch mới đói chứ.
    Bác nào rành về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Thái ta giải đáp giùm tui chút với!
  7. vtatt

    vtatt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc tin này mà thấy buồn quá. Năm ngoái người dân TB cũng đã chịu một trận lụt mà hậu quả của nó có lẽ cho đến giờ nhiều gia đình vẫn chưa khắc phục hết. Vậy mà năm nay lại tiếp tục... Thiên tai nối tiếp thiên tai. Nhưng có một điều tôi rất băn khoăn, hình như người nông dân TB vừa mới thu hoạch lúa cách đây chưa lâu lắm (gọi là vụ chiêm ấy ạ). Còn số lúa bị thiệt hại (vụ mùa) thì có lẽ giờ đang "thì con gái" mới đúng chứ nhẩy. Thế mà bài báo trên lại nói là "người dân chạy ăn từng bữa" là sao các bác nhẩy? Chẳng nhẽ họ (số đông í) không có một chút thóc lúa dự trữ nào hay sao? Đỗ thì tôi không có ý kiến gì vì tôi không biết mùa vụ của nó. Tui nghĩ rằng nếu thiệt hại lớn như vậy, nghĩa là lúa chết hết thì cũng sau mùa gặt tới, không có gì thu hoạch mới đói chứ.
    Bác nào rành về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Thái ta giải đáp giùm tui chút với!
  8. THUOCDANGGIATAT

    THUOCDANGGIATAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    HIHI? Nha? co?n thóc giống không ma? tin va?o mấy thư tuyên truyê?n vớ vâ?n na?y ha? bạn?
  9. THUOCDANGGIATAT

    THUOCDANGGIATAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    HIHI? Nha? co?n thóc giống không ma? tin va?o mấy thư tuyên truyê?n vớ vâ?n na?y ha? bạn?
  10. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Hic, em đọc tin này thấy thương bà con mình quá.
    http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2004/07/221418/

Chia sẻ trang này