1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Hic, em đọc tin này thấy thương bà con mình quá.
    http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2004/07/221418/
  2. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Chuyện lạ ở nhà ông Kỳ "bấm huyệt"
    16:22'' 11/08/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Về Quỳnh Hồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình), dân trong xã ngoài huyện xôn xao chuyện ông Kỳ "bấm huyệt". Bệnh nhân túc trực nhà ông còn đông hơn phòng khám của bệnh viện tỉnh...
    Hễ hỏi người bị cận thị thuộc các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Hưng Hà... liền kề nhau ở tỉnh Thái Bình, thế nào cũng được nghe nhắc đến ông Kỳ "bấm huyệt". Vùng quê có người nổi tiếng nên chúng tôi đã năm lần bảy lượt đến đội 4, thôn Lương Cụ Nam, xã Quỳnh Hồng để "mục sở thị".
    "Bệnh nhân" vào ra tấp nập nhà... chưa có giấy phép hành nghề


    Phía trước chúng tôi, hai chiếc xe máy ngoặt vào cổng nhà ông Nguyễn Đăng Kỳ, thương binh hạng 4, sinh năm 1941. 3h chiều, vẫn có tới gần trăm người ngồi chật kín nhà ông, chủ yếu là các em học học sinh cấp hai, cấp ba và có cả sinh viên ĐH đến đây chờ mong "phương thuốc lành" chữa bệnh cận thị. Nhà ông Kỳ không còn một chỗ trống, sân trước nhà ngập xe cộ, vậy mà người bệnh vẫn tìm đến không ngớt.
    Cùng với chúng tôi là chị Phương (xã An Trường, Quỳnh Phụ) đưa con tên Quyết (học sinh lớp 7) đến chữa bệnh. Mẹ con chị vừa lên Viện mắt Trung ương (Hà Nội) khám mắt và đem kết luận của bác sĩ về cho ông Kỳ xem. Ông Kỳ bảo, thực ra trường hợp đi khám mắt ở bệnh viện rồi tìm đến nhà ông "bấm huyệt" rất hiếm. Và những trường hợp không phải mò mẫm, xác định đúng bệnh như vậy thường cho kết quả tốt hơn.
    Ông Kỳ không giấu giếm rằng chỉ học "bấm huyệt" (và thường được gọi là "Diện chẩn điều khiển liệu pháp") chỉ trong... ba ngày. Ông cũng chưa trải qua một lớp học chính quy nào về y học, điều trị bệnh cứu người. Trước khi đi học rồi sau đó tự nghiên cứu, tìm hiểu sách vở về Diện chẩn, ông Kỳ là một lão nông đúng nghĩa. Hè năm 2003, ông Kỳ bắt đầu chữa bệnh, người tứ phương ùn ùn kéo về nhà ông cũng là lúc có lời ong tiếng ve. Ông Kỳ nói, trong sinh hoạt chi bộ ông đã bị công kích, phản đối gay gắt phương pháp chữa bệnh mà ông tự cho là "thần diệu". Thậm chí, ông còn bị bêu riếu "bác sĩ học 5, 7 năm chữa chưa khỏi, đây mới học vài ngày đã ti toe. Ông ấy mà chữa được bệnh thì bác sĩ về chăn gà hết!..."
    Ông Kỳ chữa bệnh thế nào?

    Đồ nghề của ông Kỳ.
    Ngoài mấy cuốn sách photocopy thì đồ nghề của ông Kỳ chưa đựng đầy một cái hộp nhỏ với cây dò huyệt, chiếc cào gai lăn đôi, búa gôm. Đây là những loại đồ nghề quen thuộc của những người làm Diện chẩn. Không hề sử dụng thuốc, không phải tiêm hay châm cứu nên ông Kỳ cho rằng phương pháp này có nhiều ưu điểm. Đó là: tuyệt đối an toàn, không tai biến, không di chứng, dễ học, dễ làm, tiết kiệm tối đa tiền bạc và công sức cho người bệnh. Ông Kỳ dám khẳng định rằng, chỉ trừ các bệnh về mổ xẻ, phải bó bột, bệnh nan y... còn lại các loại bệnh khác ông đều chữa được bằng "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" (!?).
    Để chữa bệnh, trong thời gian hàng tháng, ngày nào bệnh nhân cũng phải đến. Mỗi lần chữa chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Bệnh nhân ngồi xếp hàng lần lượt, đến lượt ai người đó ngồi trước ông Kỳ và ông bắt đầu dò bấm các huyệt trên mặt. Quan sát hàng chục bệnh nhân, không thấy ai tỏ vẻ đau đớn. Vừa bấm huyệt ông Kỳ vẫn có thể trò chuyện với bệnh nhân.
    Theo lời ông Kỳ, trường hợp hành nghề của ông chưa được các cấp có thẩm quyền công nhận. Người bệnh tự tìm đến ông và thấy kết quả khả quan nên mách cho người khác. Ông cũng không làm "dịch vụ" vì không tổ chức thu tiền của người đến chữa. "Người bệnh cứ đến chữa, trả tiền hay không đều được. Có người chữa xong gửi tôi mười nghìn, cũng có người gửi tôi cả triệu đồng", ông Kỳ cho hay.
    Người đến "bấm huyệt" nói gì?
    Năm 2001, ông Kỳ được CLB Tam năng dưỡng sinh xã Quỳnh Hồng giới thiệu đi học lớp "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" tại CLB Lê Quý Đôn (Thái Bình) do ông Trần Dũng Thắng từ TP. Hồ Chí Minh ra giảng dạy. Trở về, ông Kỳ tiếp tục nghiên cứu các "nguyên lý cơ bản" của phương pháp này - theo ông Kỳ - là "các luật đồng ứng, đồng hình, đồng dạng, hệ thống đồ hình và sinh huyệt". Ông Kỳ cho biết, ông thử nghiệm đầu tiên trên mặt mình và kế đó tự chữa bệnh cho người thân trong gia đình (trong đó có bà mẹ Nguyễn Thị Phụng, 99 tuổi vốn bị viêm phế quản đã nhiều năm).
    Ông Kỳ tự thống kê trong bản báo cáo gửi đi các nơi có tên ?oMột năm làm Diện chẩn?, từ tháng 11/2001 đến 11/2002 đã có 987 người đến chữa bệnh bằng phương pháp "Diện chẩn điều khiển liệu pháp". Trong số đó chỉ có 41 người bỏ cuộc nửa chừng. Và cũng theo lời ông, riêng mùa hè năm 2003, đã có khoảng 40 bệnh nhân cận thị khỏi phải đeo kính sau khi kiên trì chữa trị tại nhà ông.
    Để chứng minh "hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn điều khiển liệu pháp rất lạ thường?, ông Kỳ dẫn ra các loại bệnh ông đã chữa khỏi hoặc thuyên giảm. Đó là các bệnh tâm thần, tai biến mạch máu não, viêm xoang, viêm mũi, dị ứng, đau lưng - thần kinh toạ, cận thị, viêm phế quản mãn tính, bại liệt...
    Lần theo dẫn chứng các bệnh nhân ông Kỳ cho rằng đã chữa khỏi hoặc đỡ, chúng tôi trực tiếp tìm hiểu một vài trường hợp.
    Anh Hải (xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình) có con là Hoàng Ngọc Trâm (học sinh lớp 3) bị cận 1,5 đi ốp. Khi gặp anh, được biết đã mười ngày nay, cứ chiều đến anh lại đưa con vượt 15km đến nhà ông Kỳ để được bấm huyệt. Cầm trên tay phiếu khám bệnh của Trung tâm mắt Thái Bình, anh cho biết: bây giờ mắt cháu Trâm chỉ còn 0,5 đi ốp". Anh chỉ đứa con anh đang nô đùa mà không phải đeo kính như trước. Thấy bệnh thuyên giảm, ngày nào anh cũng đều đặn đưa con tới chỗ ông Kỳ "bấm huyệt". Anh cho biết một vài trường hợp khác trong xã anh biết đã được điều trị khá tốt chỉ đơn giản bằng "bấm huyêt" cộng với uống thuốc thêm. Hàng ngày ông Kỳ có bán cho những ống cuộn lá ngải (2.000 đồng/3 cây) để về hơ tay hỗ trợ.


    Trường hợp khác, em Ngô Huy Hoàng, học sinh lớp 11 Tin, trường chuyên Hưng Yên, có mẹ là Nguyễn Thị Mai làm kế toán ở bệnh viện huyện Quỳnh Côi. Em Hoàng và bà em cho biết, mới chữa bệnh cận thị 4 đi-ốp ở nhà ông Kỳ được một tháng mà nay em đã không phải đeo kính, nhìn khá tốt. Hoàng kể: "Mỗi ngày em được ông Kỳ châm cứu 3 lần, mỗi lần chỉ độ 5 phút, nhưng phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt vì đông quá. Ban đầu ông Kỳ bấm huyệt thấy hơi đau, sau thấy bình thường. Mẹ mua thuốc eyevib cho em uống thêm. Thỉnh thoảng hơ tay bằng cuộn lá ngải. Ông Kỳ dặn, về nhà tự luyện nhìn xa, xoa hai tay cho nóng rồi day lên khu vực quanh mắt. Hàng ngày hạn chế đeo kính, xem TV, đọc sách".
    Để chứng minh mình đã nhìn tốt hơn thế nào, Hoàng cho chúng tôi xem một "bộ sưu tập" các loại kính nặng nhẹ khác nhau nay không phải dùng đến nữa. Em còn bảo: "Em có đứa bạn tên Trang, nó chữa chỗ ông Kỳ từ năm ngoái nay không thấy dấu hiệu thị lực kém đi nữa".
    Ồng "bấm huyệt" thật lòng và câu hỏi cho các cấp ngành có liên quan
    Nghe lời đồn đại, bệnh nhân tìm đến cậy nhờ ông Kỳ bấm huyệt có cả người từ Vũng Tàu, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh... Bệnh nhân nhiều và từ xa tới, đến nỗi nhà chị Thơm, cùng xóm với ông Kỳ nhộn nhịp khách đến ở trọ để ngày nào cũng có thể đến nhà ông Kỳ xếp hàng. Và nhà ông Kỳ mới 5, 6h sáng đã có người gõ cửa. Mấy bận chúng tôi đến buổi tối vẫn có người đến bấm huyệt...
    Ông Kỳ khẳng định, mình có thể chữa khỏi được 75% số bệnh nhân tìm đến. Khi chúng tôi hỏi "trường hợp nào ông phải bó tay?", ông trả lời luôn: "Khi không xác định được đúng bệnh hoặc bệnh nhân có bệnh khác đi kèm. Và cũng có trường hợp tôi chữa mãi không khỏi và ngay bản thân tôi cũng không biết tại sao. Dù sao tôi cũng không phải là bác sĩ, nhà tôi không phải là bệnh viện nên đâu có chuyên môn sâu và dụng cụ chẩn đoán, khám nghiệm".
    Trầm ngâm một lát, ông Kỳ nói như trút nỗi lòng: "Ai không tin thì cứ việc, còn tôi thì vô cùng tin tưởng và ngưỡng mộ phương pháp điều trị mới này. Tôi biết ơn người thầy đã sáng tạo ra "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" - ông Bùi Quốc Châu ở TP. Hồ Chí Minh. Ở Thái Bình, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng nghìn người đang chữa trị và theo học phương pháp này và chúng tôi coi đó là Việt Y đạo chỉ có ở Việt Nam..."
    Hiện nay còn rất nhiều người dân vẫn bán tín bán nghi mong đợi các cơ quan chức năng, các ban ngành chuyên môn sớm đưa ra kết luận về trường hợp của ông Kỳ và phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt. PV VietNamNet tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này để thông tin đến bạn đọc, trả lời câu hỏi liệu có thể tin cậy vào "thần pháp" Diện chẩn?
    Bài 2: Rối ren Diện chẩn, thực hư Việt Y đạo

  3. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Chuyện lạ ở nhà ông Kỳ "bấm huyệt"
    16:22'' 11/08/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Về Quỳnh Hồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình), dân trong xã ngoài huyện xôn xao chuyện ông Kỳ "bấm huyệt". Bệnh nhân túc trực nhà ông còn đông hơn phòng khám của bệnh viện tỉnh...
    Hễ hỏi người bị cận thị thuộc các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Hưng Hà... liền kề nhau ở tỉnh Thái Bình, thế nào cũng được nghe nhắc đến ông Kỳ "bấm huyệt". Vùng quê có người nổi tiếng nên chúng tôi đã năm lần bảy lượt đến đội 4, thôn Lương Cụ Nam, xã Quỳnh Hồng để "mục sở thị".
    "Bệnh nhân" vào ra tấp nập nhà... chưa có giấy phép hành nghề


    Phía trước chúng tôi, hai chiếc xe máy ngoặt vào cổng nhà ông Nguyễn Đăng Kỳ, thương binh hạng 4, sinh năm 1941. 3h chiều, vẫn có tới gần trăm người ngồi chật kín nhà ông, chủ yếu là các em học học sinh cấp hai, cấp ba và có cả sinh viên ĐH đến đây chờ mong "phương thuốc lành" chữa bệnh cận thị. Nhà ông Kỳ không còn một chỗ trống, sân trước nhà ngập xe cộ, vậy mà người bệnh vẫn tìm đến không ngớt.
    Cùng với chúng tôi là chị Phương (xã An Trường, Quỳnh Phụ) đưa con tên Quyết (học sinh lớp 7) đến chữa bệnh. Mẹ con chị vừa lên Viện mắt Trung ương (Hà Nội) khám mắt và đem kết luận của bác sĩ về cho ông Kỳ xem. Ông Kỳ bảo, thực ra trường hợp đi khám mắt ở bệnh viện rồi tìm đến nhà ông "bấm huyệt" rất hiếm. Và những trường hợp không phải mò mẫm, xác định đúng bệnh như vậy thường cho kết quả tốt hơn.
    Ông Kỳ không giấu giếm rằng chỉ học "bấm huyệt" (và thường được gọi là "Diện chẩn điều khiển liệu pháp") chỉ trong... ba ngày. Ông cũng chưa trải qua một lớp học chính quy nào về y học, điều trị bệnh cứu người. Trước khi đi học rồi sau đó tự nghiên cứu, tìm hiểu sách vở về Diện chẩn, ông Kỳ là một lão nông đúng nghĩa. Hè năm 2003, ông Kỳ bắt đầu chữa bệnh, người tứ phương ùn ùn kéo về nhà ông cũng là lúc có lời ong tiếng ve. Ông Kỳ nói, trong sinh hoạt chi bộ ông đã bị công kích, phản đối gay gắt phương pháp chữa bệnh mà ông tự cho là "thần diệu". Thậm chí, ông còn bị bêu riếu "bác sĩ học 5, 7 năm chữa chưa khỏi, đây mới học vài ngày đã ti toe. Ông ấy mà chữa được bệnh thì bác sĩ về chăn gà hết!..."
    Ông Kỳ chữa bệnh thế nào?

    Đồ nghề của ông Kỳ.
    Ngoài mấy cuốn sách photocopy thì đồ nghề của ông Kỳ chưa đựng đầy một cái hộp nhỏ với cây dò huyệt, chiếc cào gai lăn đôi, búa gôm. Đây là những loại đồ nghề quen thuộc của những người làm Diện chẩn. Không hề sử dụng thuốc, không phải tiêm hay châm cứu nên ông Kỳ cho rằng phương pháp này có nhiều ưu điểm. Đó là: tuyệt đối an toàn, không tai biến, không di chứng, dễ học, dễ làm, tiết kiệm tối đa tiền bạc và công sức cho người bệnh. Ông Kỳ dám khẳng định rằng, chỉ trừ các bệnh về mổ xẻ, phải bó bột, bệnh nan y... còn lại các loại bệnh khác ông đều chữa được bằng "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" (!?).
    Để chữa bệnh, trong thời gian hàng tháng, ngày nào bệnh nhân cũng phải đến. Mỗi lần chữa chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Bệnh nhân ngồi xếp hàng lần lượt, đến lượt ai người đó ngồi trước ông Kỳ và ông bắt đầu dò bấm các huyệt trên mặt. Quan sát hàng chục bệnh nhân, không thấy ai tỏ vẻ đau đớn. Vừa bấm huyệt ông Kỳ vẫn có thể trò chuyện với bệnh nhân.
    Theo lời ông Kỳ, trường hợp hành nghề của ông chưa được các cấp có thẩm quyền công nhận. Người bệnh tự tìm đến ông và thấy kết quả khả quan nên mách cho người khác. Ông cũng không làm "dịch vụ" vì không tổ chức thu tiền của người đến chữa. "Người bệnh cứ đến chữa, trả tiền hay không đều được. Có người chữa xong gửi tôi mười nghìn, cũng có người gửi tôi cả triệu đồng", ông Kỳ cho hay.
    Người đến "bấm huyệt" nói gì?
    Năm 2001, ông Kỳ được CLB Tam năng dưỡng sinh xã Quỳnh Hồng giới thiệu đi học lớp "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" tại CLB Lê Quý Đôn (Thái Bình) do ông Trần Dũng Thắng từ TP. Hồ Chí Minh ra giảng dạy. Trở về, ông Kỳ tiếp tục nghiên cứu các "nguyên lý cơ bản" của phương pháp này - theo ông Kỳ - là "các luật đồng ứng, đồng hình, đồng dạng, hệ thống đồ hình và sinh huyệt". Ông Kỳ cho biết, ông thử nghiệm đầu tiên trên mặt mình và kế đó tự chữa bệnh cho người thân trong gia đình (trong đó có bà mẹ Nguyễn Thị Phụng, 99 tuổi vốn bị viêm phế quản đã nhiều năm).
    Ông Kỳ tự thống kê trong bản báo cáo gửi đi các nơi có tên ?oMột năm làm Diện chẩn?, từ tháng 11/2001 đến 11/2002 đã có 987 người đến chữa bệnh bằng phương pháp "Diện chẩn điều khiển liệu pháp". Trong số đó chỉ có 41 người bỏ cuộc nửa chừng. Và cũng theo lời ông, riêng mùa hè năm 2003, đã có khoảng 40 bệnh nhân cận thị khỏi phải đeo kính sau khi kiên trì chữa trị tại nhà ông.
    Để chứng minh "hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn điều khiển liệu pháp rất lạ thường?, ông Kỳ dẫn ra các loại bệnh ông đã chữa khỏi hoặc thuyên giảm. Đó là các bệnh tâm thần, tai biến mạch máu não, viêm xoang, viêm mũi, dị ứng, đau lưng - thần kinh toạ, cận thị, viêm phế quản mãn tính, bại liệt...
    Lần theo dẫn chứng các bệnh nhân ông Kỳ cho rằng đã chữa khỏi hoặc đỡ, chúng tôi trực tiếp tìm hiểu một vài trường hợp.
    Anh Hải (xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình) có con là Hoàng Ngọc Trâm (học sinh lớp 3) bị cận 1,5 đi ốp. Khi gặp anh, được biết đã mười ngày nay, cứ chiều đến anh lại đưa con vượt 15km đến nhà ông Kỳ để được bấm huyệt. Cầm trên tay phiếu khám bệnh của Trung tâm mắt Thái Bình, anh cho biết: bây giờ mắt cháu Trâm chỉ còn 0,5 đi ốp". Anh chỉ đứa con anh đang nô đùa mà không phải đeo kính như trước. Thấy bệnh thuyên giảm, ngày nào anh cũng đều đặn đưa con tới chỗ ông Kỳ "bấm huyệt". Anh cho biết một vài trường hợp khác trong xã anh biết đã được điều trị khá tốt chỉ đơn giản bằng "bấm huyêt" cộng với uống thuốc thêm. Hàng ngày ông Kỳ có bán cho những ống cuộn lá ngải (2.000 đồng/3 cây) để về hơ tay hỗ trợ.


    Trường hợp khác, em Ngô Huy Hoàng, học sinh lớp 11 Tin, trường chuyên Hưng Yên, có mẹ là Nguyễn Thị Mai làm kế toán ở bệnh viện huyện Quỳnh Côi. Em Hoàng và bà em cho biết, mới chữa bệnh cận thị 4 đi-ốp ở nhà ông Kỳ được một tháng mà nay em đã không phải đeo kính, nhìn khá tốt. Hoàng kể: "Mỗi ngày em được ông Kỳ châm cứu 3 lần, mỗi lần chỉ độ 5 phút, nhưng phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt vì đông quá. Ban đầu ông Kỳ bấm huyệt thấy hơi đau, sau thấy bình thường. Mẹ mua thuốc eyevib cho em uống thêm. Thỉnh thoảng hơ tay bằng cuộn lá ngải. Ông Kỳ dặn, về nhà tự luyện nhìn xa, xoa hai tay cho nóng rồi day lên khu vực quanh mắt. Hàng ngày hạn chế đeo kính, xem TV, đọc sách".
    Để chứng minh mình đã nhìn tốt hơn thế nào, Hoàng cho chúng tôi xem một "bộ sưu tập" các loại kính nặng nhẹ khác nhau nay không phải dùng đến nữa. Em còn bảo: "Em có đứa bạn tên Trang, nó chữa chỗ ông Kỳ từ năm ngoái nay không thấy dấu hiệu thị lực kém đi nữa".
    Ồng "bấm huyệt" thật lòng và câu hỏi cho các cấp ngành có liên quan
    Nghe lời đồn đại, bệnh nhân tìm đến cậy nhờ ông Kỳ bấm huyệt có cả người từ Vũng Tàu, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh... Bệnh nhân nhiều và từ xa tới, đến nỗi nhà chị Thơm, cùng xóm với ông Kỳ nhộn nhịp khách đến ở trọ để ngày nào cũng có thể đến nhà ông Kỳ xếp hàng. Và nhà ông Kỳ mới 5, 6h sáng đã có người gõ cửa. Mấy bận chúng tôi đến buổi tối vẫn có người đến bấm huyệt...
    Ông Kỳ khẳng định, mình có thể chữa khỏi được 75% số bệnh nhân tìm đến. Khi chúng tôi hỏi "trường hợp nào ông phải bó tay?", ông trả lời luôn: "Khi không xác định được đúng bệnh hoặc bệnh nhân có bệnh khác đi kèm. Và cũng có trường hợp tôi chữa mãi không khỏi và ngay bản thân tôi cũng không biết tại sao. Dù sao tôi cũng không phải là bác sĩ, nhà tôi không phải là bệnh viện nên đâu có chuyên môn sâu và dụng cụ chẩn đoán, khám nghiệm".
    Trầm ngâm một lát, ông Kỳ nói như trút nỗi lòng: "Ai không tin thì cứ việc, còn tôi thì vô cùng tin tưởng và ngưỡng mộ phương pháp điều trị mới này. Tôi biết ơn người thầy đã sáng tạo ra "Diện chẩn điều khiển liệu pháp" - ông Bùi Quốc Châu ở TP. Hồ Chí Minh. Ở Thái Bình, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng nghìn người đang chữa trị và theo học phương pháp này và chúng tôi coi đó là Việt Y đạo chỉ có ở Việt Nam..."
    Hiện nay còn rất nhiều người dân vẫn bán tín bán nghi mong đợi các cơ quan chức năng, các ban ngành chuyên môn sớm đưa ra kết luận về trường hợp của ông Kỳ và phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt. PV VietNamNet tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này để thông tin đến bạn đọc, trả lời câu hỏi liệu có thể tin cậy vào "thần pháp" Diện chẩn?
    Bài 2: Rối ren Diện chẩn, thực hư Việt Y đạo

  4. taiping

    taiping Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Thêm chút tin tức cho quê nhà nhỉ
    Đây là một tin vui đối với tỉnh Thái Bình:
    Các khu công nghiệp tại tỉnh đang trên đà phát triển.
    Khu CN Nguyễn Đức Cảnh đã có các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư, hiện nay vùng đất đã quy hoạch của khu này đã được xây dựng hết, nhưng chủ yếu là các xí nghiệp may. Doanh nghiệp mới nhất mới vào KCN này là Công ty TAV, một công ty chuyên sản xuất hang may mặc xuất khẩu đi Mỹ và Châu Âu. Đây là công ty thuộc tập đoàn TAL, có nhà máy tại 16 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia...Theo tính toán của TAV thì họ sẽ phải sử dụng tới 3000 lao động trong thời gian tới. Đầu tháng 9/2004 TAV sẽ bắt đầu đi vào sản xuất.
    Khu CN Phúc Khánh đang trong giai đoạn xây dựng và thu hút đầu tư. Được biết Công ty Đài Tín của Đài Loan đã hoàn tất việc thi công cơ sở hạ tầng trên 50 ha đất được UBND tỉnh phê duyệt, trong tháng 9 tới sẽ có khoảng 4-5 nhà máy được xây dựng trên khu đất này, đây là những công ty sản xuất hàng công nghiệp như điện tử, dây cáp, hàng inox...
    Khu CN mới tại Hoàng Diệu cũng có những tín hiệu khả quan: một Công ty liên doanh với Trung Quốc sản xuất và lắp ráp ôtô sẽ xây dựng ở đó trong thời gian tới.
    Các khu CN, cụm CN khác như Tiền Hải, Cầu Nghìn, Vũ Thư...cũng đang được xây dựng và đi vào hoạt động.
    Do có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong tỉnh nên Thái Bình ngày càng khởi sắc và phát triển. Các khu CN đi vào hoạt động cần một lực lượng lao động lớn (đặc biệt là lao động có tay nghề) sẽ làm giảm nạn thất nghiệp, cuộc sống của người dân nhất định sẽ được cải thiện và nâng cao.
    Nay xin được góp chút tin tức từ quê nhà để bà con mình, dù đang ở đâu cũng hãy chia sẻ niềm vui, luôn tin tưởng vào quê hương mình, một mảnh đất vốn thuần nông nay đang trở mình phát triển theo nhịp sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.
  5. taiping

    taiping Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Thêm chút tin tức cho quê nhà nhỉ
    Đây là một tin vui đối với tỉnh Thái Bình:
    Các khu công nghiệp tại tỉnh đang trên đà phát triển.
    Khu CN Nguyễn Đức Cảnh đã có các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư, hiện nay vùng đất đã quy hoạch của khu này đã được xây dựng hết, nhưng chủ yếu là các xí nghiệp may. Doanh nghiệp mới nhất mới vào KCN này là Công ty TAV, một công ty chuyên sản xuất hang may mặc xuất khẩu đi Mỹ và Châu Âu. Đây là công ty thuộc tập đoàn TAL, có nhà máy tại 16 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia...Theo tính toán của TAV thì họ sẽ phải sử dụng tới 3000 lao động trong thời gian tới. Đầu tháng 9/2004 TAV sẽ bắt đầu đi vào sản xuất.
    Khu CN Phúc Khánh đang trong giai đoạn xây dựng và thu hút đầu tư. Được biết Công ty Đài Tín của Đài Loan đã hoàn tất việc thi công cơ sở hạ tầng trên 50 ha đất được UBND tỉnh phê duyệt, trong tháng 9 tới sẽ có khoảng 4-5 nhà máy được xây dựng trên khu đất này, đây là những công ty sản xuất hàng công nghiệp như điện tử, dây cáp, hàng inox...
    Khu CN mới tại Hoàng Diệu cũng có những tín hiệu khả quan: một Công ty liên doanh với Trung Quốc sản xuất và lắp ráp ôtô sẽ xây dựng ở đó trong thời gian tới.
    Các khu CN, cụm CN khác như Tiền Hải, Cầu Nghìn, Vũ Thư...cũng đang được xây dựng và đi vào hoạt động.
    Do có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong tỉnh nên Thái Bình ngày càng khởi sắc và phát triển. Các khu CN đi vào hoạt động cần một lực lượng lao động lớn (đặc biệt là lao động có tay nghề) sẽ làm giảm nạn thất nghiệp, cuộc sống của người dân nhất định sẽ được cải thiện và nâng cao.
    Nay xin được góp chút tin tức từ quê nhà để bà con mình, dù đang ở đâu cũng hãy chia sẻ niềm vui, luôn tin tưởng vào quê hương mình, một mảnh đất vốn thuần nông nay đang trở mình phát triển theo nhịp sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.
  6. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình: cụm công nghiệp Đông La bị... biến tướng

    [​IMG]
    Biệt thự của Cty Lam Sơn trên đất công nghiệp
    TT - Cụm công nghiệp Đông La thuộc địa phận xã Đông La, huyện Đông Hưng được UBND tỉnh Thái Bình ký quyết định phê duyệt qui hoạch tháng 9-2003. Theo báo cáo của UBND huyện Đông Hưng, đã có 11 doanh nghiệp và 27 cơ sở thuê đất để lập dự án sản xuất trên đất công nghiệp Đông La. Nhưng đến nay, đa phần các cơ sở kinh doanh trái phép, xây dựng nhà cửa, hàng quán, lấn chiếm hành lang giao thông.
    Dự án một đằng, kinh doanh một nẻo
    Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất Đông La là ngôi biệt thự kiên cố, lộng lẫy do Công ty TNHH Lam Sơn xây dựng. Tòa nhà cao tầng có kiến trúc hiện đại mang dáng dấp của một dinh thự tư gia ?ođóng mác? văn phòng đại diện công ty . Thực tế, gia đình ông giám đốc Nguyễn Như Sơn vẫn sinh sống hằng ngày tại đây. Ngay sát đường quốc lộ, Lam Sơn mở thêm một quán karaoke với lý do làm nơi giải trí cho anh em công nhân sau giờ làm việc. Theo dự án Lam Sơn trình lên UBND tỉnh Thái Bình là thuê 10.000m2 đất với mục đích làm xưởng sản xuất phân lân hữu cơ và chế biến, xay xát.
    Công ty xe máy Quý Đãn lập dự án xây dựng cơ sở sản xuất cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, kinh doanh xe máy. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa đâu chưa rõ đã thấy Quý Đãn đào ao thả cá, thậm chí còn trồng cây ăn quả thành vườn trên diện tích đất thuê chưa sử dụng đến. Thế là giữa khu đất công nghiệp lại mọc lên một ?omô hình VAC? do chủ doanh nghiệp Đỗ Quý Đãn thiết kế. Đó là chưa kể công ty này còn không có giấy phép xây dựng các hạng mục công trình.
    Trên mảnh đất rộng hơn 6.000m2 cho dự án sản xuất đồ mộc của ông Đỗ Cao Tuyển thuê với mục đích làm chỗ để xe khách và làm nhà ở cho công nhân, ông Tuyển mặc nhiên xây dựng căn nhà ba tầng cho chính gia đình mình. Hay như trường hợp của cơ sở sản xuất đồ nhôm do ông Bùi Xuân Bắc làm chủ. Để ?ođỡ thừa thãi? đất đai, ông Bắc tự ý đào ao rộng tới 1.000m2 với lý do ?olàm chỗ xử lý chất thải công nghiệp?...
    Báo cáo của Huyện ủy Đông Hưng tại cụm công nghiệp Đông La có sáu sai phạm trên địa bàn đã và đang được xử lý.
    Ba sai phạm đã giải quyết xong: xây lấn ra hành lang đường; vi phạm an toàn lưới điện, xây móng nhà giới thiệu sản phẩm; trồng cây vào diện tích trong dự án qui hoạch xây xưởng sản xuất.
    Ba vi phạm đang giải quyết: 15 trường hợp chưa có giấy phép đã xây nhà xưởng và nhà quản lý (bốn doanh nghiệp, 11 cơ sở); sáu trường hợp vi phạm đào hồ chứa nước không đúng với qui hoạch mặt bằng đăng ký trong dự án được duyệt; một trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích là ông Bùi Văn Pha, dùng đất xây dựng cơ sở để kinh doanh dịch vụ giải khát.

    Giữa ngã ba trung tâm cụm công nghiệp Đông La mọc lên một quán bar mang tên Hạ Trắng, hoạt động tấp nập về đêm. Núp dưới ?obóng mát? của cái gọi là Trung tâm sinh vật cảnh Đông La, Hạ Trắng ?oém mình? nằm gọn dưới những tán cây cảnh xum xuê. Một quầy phục vụ thức uống, một sân khấu lộng lẫy hiện ra dưới ánh đèn màu rực rỡ. Trung tâm sinh vật cảnh được khuấy động bởi âm thanh của hai bộ loa công suất lớn đặt hai bên. Đồng phục của tiếp viên đều in logo ?oHạ Trắng - Điểm hẹn âm nhạc? và có hẳn một khu đất rộng rãi làm nơi trông giữ xe cho khách.
    Trách nhiệm thuộc về ai?
    Vừa khởi xướng, dự án cụm công nghiệp Đông La đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Và những dự án công nghiệp qui mô nếu được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và giải quyết lượng lao động trong xã ngoài huyện. Tuy nhiên, đã có tới ?osáu sai phạm? - như báo cáo của Huyện ủy Đông Hưng - diễn ra trong một thời gian dài.
    Chủ tịch UBND xã Đông La Lê Xuân Thiện cho rằng: ?oViệc kiểm tra, giám sát các dự án không nằm trong thẩm quyền của xã. Xã chỉ làm theo chủ trương của huyện. Cấp nào ra quyết định cho thuê, cấp đó mới có đủ thẩm quyền kiểm tra. Nếu cho rằng xã phải có trách nhiệm về vấn đề này là hoàn toàn vô lý?.
    Trong khi đó, ông Đặng Đình Bình, bí thư Huyện ủy Đông Hưng (nguyên chủ tịch huyện Đông Hưng, phụ trách dự án cụm công nghiệp Đông La) lại nói: ?oTrách nhiệm thuộc cả về xã, huyện và tỉnh. Trình tự làm việc bao giờ cũng phải từ xã trở lên. Tất nhiên, huyện cũng thừa nhận những sai sót trong quản lý để dẫn đến tình trạng trên nhưng không thể cho rằng chỉ có huyện phải chịu trách nhiệm?.
    Ông Bùi Tiến Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết: ?oHai đoàn thanh tra của tỉnh đang làm việc tại huyện Đông Hưng. Tỉnh sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kiên quyết khi các đoàn thanh tra đưa ra kết luận chính thức?.
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 23/08/2004
  7. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình: cụm công nghiệp Đông La bị... biến tướng

    [​IMG]
    Biệt thự của Cty Lam Sơn trên đất công nghiệp
    TT - Cụm công nghiệp Đông La thuộc địa phận xã Đông La, huyện Đông Hưng được UBND tỉnh Thái Bình ký quyết định phê duyệt qui hoạch tháng 9-2003. Theo báo cáo của UBND huyện Đông Hưng, đã có 11 doanh nghiệp và 27 cơ sở thuê đất để lập dự án sản xuất trên đất công nghiệp Đông La. Nhưng đến nay, đa phần các cơ sở kinh doanh trái phép, xây dựng nhà cửa, hàng quán, lấn chiếm hành lang giao thông.
    Dự án một đằng, kinh doanh một nẻo
    Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất Đông La là ngôi biệt thự kiên cố, lộng lẫy do Công ty TNHH Lam Sơn xây dựng. Tòa nhà cao tầng có kiến trúc hiện đại mang dáng dấp của một dinh thự tư gia ?ođóng mác? văn phòng đại diện công ty . Thực tế, gia đình ông giám đốc Nguyễn Như Sơn vẫn sinh sống hằng ngày tại đây. Ngay sát đường quốc lộ, Lam Sơn mở thêm một quán karaoke với lý do làm nơi giải trí cho anh em công nhân sau giờ làm việc. Theo dự án Lam Sơn trình lên UBND tỉnh Thái Bình là thuê 10.000m2 đất với mục đích làm xưởng sản xuất phân lân hữu cơ và chế biến, xay xát.
    Công ty xe máy Quý Đãn lập dự án xây dựng cơ sở sản xuất cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, kinh doanh xe máy. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa đâu chưa rõ đã thấy Quý Đãn đào ao thả cá, thậm chí còn trồng cây ăn quả thành vườn trên diện tích đất thuê chưa sử dụng đến. Thế là giữa khu đất công nghiệp lại mọc lên một ?omô hình VAC? do chủ doanh nghiệp Đỗ Quý Đãn thiết kế. Đó là chưa kể công ty này còn không có giấy phép xây dựng các hạng mục công trình.
    Trên mảnh đất rộng hơn 6.000m2 cho dự án sản xuất đồ mộc của ông Đỗ Cao Tuyển thuê với mục đích làm chỗ để xe khách và làm nhà ở cho công nhân, ông Tuyển mặc nhiên xây dựng căn nhà ba tầng cho chính gia đình mình. Hay như trường hợp của cơ sở sản xuất đồ nhôm do ông Bùi Xuân Bắc làm chủ. Để ?ođỡ thừa thãi? đất đai, ông Bắc tự ý đào ao rộng tới 1.000m2 với lý do ?olàm chỗ xử lý chất thải công nghiệp?...
    Báo cáo của Huyện ủy Đông Hưng tại cụm công nghiệp Đông La có sáu sai phạm trên địa bàn đã và đang được xử lý.
    Ba sai phạm đã giải quyết xong: xây lấn ra hành lang đường; vi phạm an toàn lưới điện, xây móng nhà giới thiệu sản phẩm; trồng cây vào diện tích trong dự án qui hoạch xây xưởng sản xuất.
    Ba vi phạm đang giải quyết: 15 trường hợp chưa có giấy phép đã xây nhà xưởng và nhà quản lý (bốn doanh nghiệp, 11 cơ sở); sáu trường hợp vi phạm đào hồ chứa nước không đúng với qui hoạch mặt bằng đăng ký trong dự án được duyệt; một trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích là ông Bùi Văn Pha, dùng đất xây dựng cơ sở để kinh doanh dịch vụ giải khát.

    Giữa ngã ba trung tâm cụm công nghiệp Đông La mọc lên một quán bar mang tên Hạ Trắng, hoạt động tấp nập về đêm. Núp dưới ?obóng mát? của cái gọi là Trung tâm sinh vật cảnh Đông La, Hạ Trắng ?oém mình? nằm gọn dưới những tán cây cảnh xum xuê. Một quầy phục vụ thức uống, một sân khấu lộng lẫy hiện ra dưới ánh đèn màu rực rỡ. Trung tâm sinh vật cảnh được khuấy động bởi âm thanh của hai bộ loa công suất lớn đặt hai bên. Đồng phục của tiếp viên đều in logo ?oHạ Trắng - Điểm hẹn âm nhạc? và có hẳn một khu đất rộng rãi làm nơi trông giữ xe cho khách.
    Trách nhiệm thuộc về ai?
    Vừa khởi xướng, dự án cụm công nghiệp Đông La đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Và những dự án công nghiệp qui mô nếu được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và giải quyết lượng lao động trong xã ngoài huyện. Tuy nhiên, đã có tới ?osáu sai phạm? - như báo cáo của Huyện ủy Đông Hưng - diễn ra trong một thời gian dài.
    Chủ tịch UBND xã Đông La Lê Xuân Thiện cho rằng: ?oViệc kiểm tra, giám sát các dự án không nằm trong thẩm quyền của xã. Xã chỉ làm theo chủ trương của huyện. Cấp nào ra quyết định cho thuê, cấp đó mới có đủ thẩm quyền kiểm tra. Nếu cho rằng xã phải có trách nhiệm về vấn đề này là hoàn toàn vô lý?.
    Trong khi đó, ông Đặng Đình Bình, bí thư Huyện ủy Đông Hưng (nguyên chủ tịch huyện Đông Hưng, phụ trách dự án cụm công nghiệp Đông La) lại nói: ?oTrách nhiệm thuộc cả về xã, huyện và tỉnh. Trình tự làm việc bao giờ cũng phải từ xã trở lên. Tất nhiên, huyện cũng thừa nhận những sai sót trong quản lý để dẫn đến tình trạng trên nhưng không thể cho rằng chỉ có huyện phải chịu trách nhiệm?.
    Ông Bùi Tiến Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết: ?oHai đoàn thanh tra của tỉnh đang làm việc tại huyện Đông Hưng. Tỉnh sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kiên quyết khi các đoàn thanh tra đưa ra kết luận chính thức?.
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 23/08/2004
  8. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình - Giải thưởng sao vàng đất việt
    Đến hẹn lại nên, cứ vào dịp này hàng năm Giải thưởng sao vàng đất việt lại được tưng bừng đón nhận từ đông đảo giới doanh nghiệp, người tiêu dùng. Đây là giải thưởng lớn do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ tổ chức hàng năm.
    Nếu năm 2003 Thái Bình có hai Doanh nghiệp đoạt giải là Công ty gạch Ốp lát Thái Bình và công ty Bia Hương Sen thì năm nay đã có tới 4 công ty đoạt giải là Công ty Cổ phần xi măng Thái Bình, Công ty TNHH Hoàng Hà - Xe Hoàng Hà, Công ty Sứ Hảo Cảnh, Công ty chất đốt Thái Bình. Đây là xu thế phát triển kinh doanh của khối DN tỉnh ta. Điều này chứng tỏ, các DN đã tiếp cận và có những hoạt động thiết thực nhằm từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên toàn quốc cũng như SP ngoại nhập.
    Có một điều đặc biệt nữa, hàng trăm gian hàng tại hội chợ lần này, cũng như năm 2003. Thái Bình lại đoàn kết thành một khối, 7 DN đã cùng chung 1 gian hàng diện tích trên 30m2 ngay giữa nhà Trung tâm triển lãm GV. Đó là các DN mũi nhọn và năng động nhất tỉnh ta:
    Công ty Gạch ỐP lát Thái Bình
    Công ty Bia Hương Sen
    Công ty Xi măng Thái Bình (Xi măng trắng)
    Công ty VLXD và Chất đốt Thái Bình
    Cty Sứ Hảo Cảnh
    Cty Sứ Đông Lâm
    Cty Sứ Tây Sơn.
    Ngay tối ngày hôm qua, 31-8-04, các đồng chí lãnh đạo sở xây dựng - Ông Nguyễn Xuân Bắc - PGĐ Sở; Ông Trần Thế Định - PGĐ Sở Thương mại đã đến chúc mừng và tham gia bữa tiệc cùng Hội DN.
    Nhìn chung là rất Hoành tráng và thân thiện.
    Mọi chi tiết liên hệ: Người đáng để liên hệ - Integerman!
    Sẽ viết thêm về hội DNT nếu có yêu cầu!
  9. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Hội doanh nghiệp trẻ Thái Bình - Giải thưởng sao vàng đất việt
    Đến hẹn lại nên, cứ vào dịp này hàng năm Giải thưởng sao vàng đất việt lại được tưng bừng đón nhận từ đông đảo giới doanh nghiệp, người tiêu dùng. Đây là giải thưởng lớn do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ tổ chức hàng năm.
    Nếu năm 2003 Thái Bình có hai Doanh nghiệp đoạt giải là Công ty gạch Ốp lát Thái Bình và công ty Bia Hương Sen thì năm nay đã có tới 4 công ty đoạt giải là Công ty Cổ phần xi măng Thái Bình, Công ty TNHH Hoàng Hà - Xe Hoàng Hà, Công ty Sứ Hảo Cảnh, Công ty chất đốt Thái Bình. Đây là xu thế phát triển kinh doanh của khối DN tỉnh ta. Điều này chứng tỏ, các DN đã tiếp cận và có những hoạt động thiết thực nhằm từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên toàn quốc cũng như SP ngoại nhập.
    Có một điều đặc biệt nữa, hàng trăm gian hàng tại hội chợ lần này, cũng như năm 2003. Thái Bình lại đoàn kết thành một khối, 7 DN đã cùng chung 1 gian hàng diện tích trên 30m2 ngay giữa nhà Trung tâm triển lãm GV. Đó là các DN mũi nhọn và năng động nhất tỉnh ta:
    Công ty Gạch ỐP lát Thái Bình
    Công ty Bia Hương Sen
    Công ty Xi măng Thái Bình (Xi măng trắng)
    Công ty VLXD và Chất đốt Thái Bình
    Cty Sứ Hảo Cảnh
    Cty Sứ Đông Lâm
    Cty Sứ Tây Sơn.
    Ngay tối ngày hôm qua, 31-8-04, các đồng chí lãnh đạo sở xây dựng - Ông Nguyễn Xuân Bắc - PGĐ Sở; Ông Trần Thế Định - PGĐ Sở Thương mại đã đến chúc mừng và tham gia bữa tiệc cùng Hội DN.
    Nhìn chung là rất Hoành tráng và thân thiện.
    Mọi chi tiết liên hệ: Người đáng để liên hệ - Integerman!
    Sẽ viết thêm về hội DNT nếu có yêu cầu!
  10. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình: Một ngôi nhà 6 tầng bị nghiêng



    Người dân thành phố Thái Bình thời gian gần đây xôn xao chuyện ngôi nhà 6 tầng đang bị nghiêng ngả, có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. Hàng trăm người hiếu kỳ khắp nơi đổ xô tới xem ?ocông trình thế kỷ? ở 95 đường Lê Lợi, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình. Người ta tới đây như kiểu đến ngắm tháp nghiêng Pira ở Italia vậy.
    Chơi ngông gặp họa

    Tại khu vực này, đoạn đầu đường Hoàng Hoa Thám tiếp giáp với phố Lê Lợi, thành phố Thái Bình đã được những tấm barie chặn lại không cho bất kể người tham gia giao thông nào qua đây vì sự mất an toàn tính mạng của người đi đường.

    Những người tò mò chỉ được phép đứng bên kia đường Lê Lợi để ngẩng cổ lên ?ochiêm ngưỡng? độ cao ngất ngưởng và cái sự nghiêng nghiêng đáng sợ của ngôi nhà. Theo một số ?ochuyên gia xây dựng? thì nếu thả quả dọi từ nóc ngôi nhà này xuống sẽ có khoảng cách chênh lệch khủng khiếp lên tới trên ... 300 mm so với mặt đất. Mọi người thi nhau bàn tán về cái sự "liều mình? của chủ ngôi nhà.

    Bởi, chỉ với diện tích vẻn vẹn không đầy 24 m2, chiều rộng 3,2 m, chiều dài 7 m, mà chủ nhân ngôi nhà này dám cho xây chồng lên 6 tầng liền và độ cao hàng vài chục mét. Chính vì sự liều lĩnh, bất chấp cả sự nguy hiểm, hiện ngôi nhà đang nghiêng mình về phía mặt đường Hoàng Hoa Thám.

    Nguyên nhân là do toàn bộ lan can, tay vịn của ngôi nhà nặng nề được đua ra tới hàng mét. Để cho ngôi nhà không bị sụp xuống, người ta đã vội vã dùng tre luồng làm cột chống đỡ. Tới thời điểm này, một số cây cột đã cong queo, dường như không còn chịu đựng nổi sức nặng ngôi nhà vài trăm tấn ấy. Trên nóc tầng 6, chủ công trình đã phải khẩn trương vận chuyển ba téc nhựa dung tích lớn, tương đương với 5 tấn nước để làm đối trọng, kéo ngôi nhà không nghiêng thêm. Nhưng tất cả mọi cố gắng về vật lý đơn thuần ấy đều không có nghĩa lý gì.

    Xóm giềng vạ lây

    Trước nguy cơ mất an toàn về tính mạng và tài sản cho các hộ liền kề, chính quyền phường Đề Thám và thành phố đã ra lệnh họ phải khẩn trương sơ tán ngay trong đêm 10/9/2004. Nhiều gia đình đã phải sớm thu dọn đồ đạc trong nhà đi nơi khác để tránh sự đổ nát bất kỳ lúc nào.

    Đối diện với ngôi nhà này, bên đường Hoàng Hoa Thám là cửa hàng điện dân dụng và đồ dùng gia đình cao cấp Duy Hạnh. Chủ cửa hàng trên đã phải chi tới cả triệu đồng để thuê chuyển hàng hóa đi nơi khác. Đồng thời với việc này là tất cả những hộ mặt tiền gần đấy đều phải đóng cửa hiệu, ra khỏi nhà nếu không chết người, thiệt mạng không ai chịu trách nhiệm.

    Chủ ngôi nhà 6 tầng này buôn bán điện thoại di động trên phố Minh Khai, thành phố Thái Bình. Vừa tiền đất lẫn tiền xây ngôi nhà này cũng phải hàng tỷ đồng. Ngôi nhà chỉ được phép làm 3 tầng, nhưng không hiểu sao, chủ nhà vẫn cố tình xây cao gấp đôi. Nghe nói, khi làm đến tầng thứ 4 thì ngôi nhà đã có biểu hiện nghiêng lún. Bất chấp sự nguy hiểm, chủ thầu xây dựng và chủ nhà vẫn cố tình làm tiếp. Đến nay ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện thì sự cố đã xảy ra.

    UBND phường đã cho gọi chủ nhà là bà Đào Thị Lan lên làm việc để sắp tới dỡ bỏ phần xây dựng trái phép gây nguy hiểm nói trên.

    Theo Người lao

Chia sẻ trang này