1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Ca H5N1ở Thái Bình: vẫn trong tình trạng nguy kịch!

    (VietNamNet) - Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân, 21 tuổi ở Thái Bình được chuyển đến Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới ngày 21/2 trong tình trạng sốt và khó thở.
    [​IMG]

    Một bệnh nhân H5N1 của Thái Bình nhiễm H5N1 đã được cứu sống.
    BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Cấp cứu, Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới cho biết: ''''Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã phải thở bằng máy và kết quả xét nghiệm bước đầu là dương tính với virus cúm A/H5N1''''.
    Chiều ngày 25/2, anh Tuân vẫn trong tình trạng nguy kịch suy hô hấp, phải thở bằng máy, theo kết quả chụp phổi thì bệnh nhân khá nặng.
    Theo kết quả dịch tễ ban đầu, nhà bệnh nhân không nuôi gia cầm, môi trường xung quanh không có gia cầm chết. Tuy nhiên, trước đó mẹ của bệnh nhân có làm gia cầm nhưng bệnh nhân lại không tiếp xúc trực tiếp với gia cầm. Hiện mẹ của bệnh nhân vẫn khỏe và không có biểu hiện sốt.
    Trong khi đó, em trai của bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân là Nguyễn Thành Chung cũng nhập viện Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi chưa có kết quả xét nghiệm xem có nhiệm H5N1 không.
    Như vậy, từ Tết Nguyên đán đến nay, đây là ca đầu tiên phải nhập viện do nhiễm virus cúm A/H5N1 và là ca thứ 3 nhiễm virus cúm A/H5N1 ở Thái Bình. Từ đầu vụ dịch đến nay cả nước đã có 18 trường hợp nhiễm H5N1.


    Lệ Hà
  2. thu_truong_hung

    thu_truong_hung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới nhất là anh Nguyễn Sỹ Tuân đã ăn tiết canh ở Tiền Hải sau đó bị nhiễm bệnh.
  3. thu_truong_hung

    thu_truong_hung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới nhất là anh Nguyễn Sỹ Tuân đã ăn tiết canh ở Tiền Hải sau đó bị nhiễm bệnh.
  4. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0

    Thái Bình: Lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 theo huyết thống?
    Trong khi dịch cúm gia cầm trong nước bắt đầu được khống chế thì tại Thái Bình, liên tiếp trong 4 ngày 25-28/2/2005 lại phát hiện thêm 3 người bị cúm tuyp A-H5N1 (nâng tổng số người bị cúm tuyp A-H5N1 của tỉnh lên 6 người). Đa phần các trường hợp bị lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở Thái Bình đều cùng huyết thống.
    Tai hoạ đầu xuân

    Người dân xã Thụy Lương (huyện Thái Thụy) chưa hết bàng hoàng về thông tin ngày 29/1, phát hiện ổ dịch cúm đầu tiên trong tỉnh ở 210 con vịt nhà ông Khúc Ngọc Nguyên (thôn 2 - xã Thụy Lương) thì ngay những ngày đầu xuân (24/2) lại nhận thêm tin dữ anh Nguyễn Sỹ Tuân - 21 tuổi (thôn Hộ Đội 2 - xã Thụy Lương) bị cúm tuyp A-H5N1. Người nhà anh Tuân cho biết: anh bị bệnh từ ngày 14/2/2005, với các triệu chứng sốt, ho. Tưởng anh bị cảm cúm bình thường, gia đình không đưa đi viện mà để điều trị tại nhà. Sau 5 ngày điều trị, bệnh không khỏi mà lại nặng thêm, ngày 20/2/2005, gia đình mới quyết định đưa anh đi bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt 39 độ, ho khan, khó thở, đau ngực phải... Ngay lập tức, các bác sỹ của bệnh viên đã chụp X quang cho bệnh nhân và phát hiện có dấu hiệu mờ 2 đáy phổi. Ngay ngày hôm sau, bệnh viện đã đề nghị chuyển anh Tuân lên Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới (Hà Nội). Tối ngày 24/2, xét nghiệm bước đầu cho kết quả dương tính và anh đang trong tình trạng phải hỗ trợ thở bằng máy.
    Thông tin anh Tuân bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 chưa kịp lắng xuống, ngày 26/2/2005, lại được tin có thêm một trường hợp tử vong vì cúm tuyp A-H5N1 ở xã Quyết Tiến (huyện Kiến Xương). Bệnh nhân là ông Phạm Khắc Tẹo, 69 tuổi.
    Theo khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình) ông Tẹo nhập viện từ ngày 19/2/2005, với các triệu chứng nghi chứng nhiễm cúm tuyp A-H5N1 như: sốt cao, phổi trái bị mờ hoàn toàn... Sau 5 ngày điều trị, đến ngày 24/2/2005, ông Tẹo đã tử vong tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trước khi ông Tẹo mất một ngày, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi lên Viện dịch tễ TW xét nghiệm. Ngày 26/2/2005, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm tuyp A-H5N1.
    Ngày 28/2, chúng tôi lại nhận được thông tin từ Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới: em gái anh Tuân là Nguyễn Thị Ngoan, 14 tuổi (xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy) cũng bị cúm tuyp A-H5N1. Mặc dù đây là kết quả thử nhanh nhưng cho kết quả khá chính xác bởi Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã áp dụng với nhiều ca trước đây. Em Ngoan đang được điều trị, theo dõi. Ông Phạm Văn Dịu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết thêm, tỉnh Thái Bình lại vừa phát hiện thêm một trường hợp nghi nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở huyện Kiến Xương ...

    Lây nhiễm theo huyết thống?

    Nhớ lại 3 trường hợp tử vong bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở tổ 2 phường Đề Thám, thành phố Thái Bình vào trung tuần tháng 1/2004. Đó là Ngô Lê Hùng (31 tuổi), 2 em gái Ngô Lê Hồng (30 tuổi) và Ngô Lê Hạnh (23 tuổi) đã gây hoang mang dư luận tỉnh Thái Bình. Nguyên nhân sâu xa của sự việc đau lòng này là gia đình tổ chức đám cưới cho anh Hùng và có mổ gia cầm. Anh Hùng là người đầu tiên nhiễm bệnh, sau đó lần lượt 2 em gái lên chăm sóc anh Hùng tại bệnh viện cũng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, những người không cùng huyết thống lên chăm sóc Hùng không ai bị nhiễm bệnh. Hay trường hợp tử vong ngày 10/1/2005 là anh Nguyễn Hữu Việt ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương do nhiễm bệnh cúm tuyp A-H5N1 lây từ gia cầm và em trai là Nguyễn Hữu Hưng ở Hà Nội vào chăm sóc anh ở bệnh viện cũng bị nhiễm bệnh đã được chữa khỏi. Nhưng những người thân của anh Việt (không cùng huyết thống) cũng chăm sóc anh từ Thái Bình và đưa lên Hà Nội chữa trị thì lại không bị nhiễm bệnh? Trường hợp mới đây nhất, ngày 26/1/2005, anh Nguyễn Sỹ Tuân bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 và sau đó 2 ngày em gái anh Tuân cũng bị nhiễm bệnh...
    Theo ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Thái Bình: đến nay Thái Bình đã xảy ra 4 ổ dịch cúm A- H5N1 với 10 trường hợp mắc, trong đó có 7 trường hợp xét nghiệm dương tính và đã tử vong
    5 trường hợp. Tất cả các ổ dịch xảy ra đều là anh em cùng huyết thống. Chẳng hạn, ổ dịch thứ nhất ở phường Đề Thám, TP Thái Bình đều là 3 anh em ruột, ổ dịch thứ 2 ở xã Nam Cao huyện Kiến Xương cũng là 3 anh em ruột và ổ dịch thứ 3 mới phát hiện lại là 2 anh em ruột. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về việc lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 từ người sang người (cùng huyết thống).
    Nguyên nhân?
    Tìm hiểu nguyên nhân về dịch cúm tuyp A-H5N1, chúng tôi về xã Quyết Tiến (huyện Kiến Xương), nơi vừa xảy ra dịch bệnh. Thật bất ngờ, lãnh đạo xã ở đây không ai biết ông Tẹo bị cúm tuyp A-H5N1. Khi chúng tôi đưa ra Báo cáo số 37/BC-YTDP, ngày 25/2/2005 của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình xác định ông Tẹo bị cúm tuýp A-H5N1, mọi người đều giật mình. Ông Phạm Văn Sừu, Phó chủ tịch UBND xã nói: "Các cơ quan chức năng tác trách đến thế là cùng". Cũng chính vì chưa nhận đựơc báo cáo chính thức nên xã Quyết Tiến chưa có biện pháp quyết liệt nào để phòng chống dịch bệnh! Ông Nguyễn Đức Phóng, Trạm trưởng Y tế xã Quyết Tiến cho biết, điều tra ban đầu ông Tẹo bị bệnh do tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
    Quyết Tiến nằm sát với "điểm nóng" xã Nam Cao (xã có 3 trường hợp cúm tuýp A-H5N1 đầu tháng 1/2005). Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm ở xã Quyết Tiến vẫn diễn biến phức tạp. Toàn xã hiện có trên 3.000 gia cầm, trong đó ngan, vịt trên 400 con. Số gia cầm được nuôi rải rác trong các hộ dân. Ông Phóng cho biết thêm: dịch cúm gia cầm xuất hiện ở xã từ đầu tháng 1/2005 và vẫn đang xuất hiện lẻ tẻ trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, do nuôi rải rác mỗi nhà 4-6 con nên khi gia cầm bị ốm, chết, nhiều nhà đã đem vứt đi không báo cáo với chính quyền địa phương nên chưa có mẫu bệnh phẩm gia cầm nào được đưa đi xét nghiệm.
    Tại xã Thụy Lương (huyện Thái Thụy), ông Lê Đức Hà, Chủ tịch UBND xã cho biết, xác định bước đầu anh Tuân bị cúm tuyp A-H5N1 do ăn phải gia cầm nhiễm bệnh vào dịp tết. Cũng theo ông Hà, hiện xã có trên 5.000 gia cầm, trong đó ngan, vịt gần 800 con. Sau khi phát hiện ổ dịch cúm ở nhà ông Nguyên, xã đã phối hợp với ngành thú y tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bị nhiễm bệnh và phun thuốc diệt trùng các hộ xung quanh...
    Nguyên nhân cụ thể các bệnh nhân bị nhiễm bệnh do đâu vẫn chưa được xác định chính xác, song có điều dư luận đang băn khoăn: hầu hết các bệnh nhân nhiễm cúm tuýp A-H5N1 ở Thái Bình đều là người ở những xã có xuất hiện dịch cúm hoặc gần với "điểm nóng". Vậy phải chăng công tác phòng dịch ở Thái Bình trong thời gian qua chưa thật hiệu quả?
    Giải pháp tình thế?
    Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình đã xuất hiện 6 ổ dịch cúm gia cầm ở 3 huyện (Thái Thụy, Tiền Hải, Hưng Hà) với tổng số gia cầm bị mắc bệnh và xử lý 4.604 con, trong đó 3.874 con gà; 520 con ngan, 210 con vịt. Theo ông Riểu, Chi cục trưởng Chi cục thú y Thái Bình, 10 ngày trở lại đây Thái Bình không phát hiện thêm ổ dịch cúm nào mới. Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi, hiện tình hình dịch cúm gia cầm ở Thái Bình vẫn diễn biến rất phức tạp, do đặc thù tỉnh thuần nông, đất chật người đông, các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm phân tán nhỏ lẻ, mỗi hộ nuôi 3-5 con, khi gia cầm bị chết đều tự tiêu hủy, không báo cho cán bộ ngành thú y, trong khi đó ngành thú y Thái Bình mới chỉ quan tâm đến ổ dịch tập trung ở những gia trại và trang trại quy mô nuôi vài trăm con trở lên.
    Trước tình hình trên, chúng tôi trao đổi với ông Trần Quốc Khoa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban phòng chống dịch Thái Bình và được biết: Tỉnh đang chỉ đạo cán bộ ngành y tế tới xử lý ổ dịch tại 2 xã Thụy Lương và Quyết Tiến; cấp 1,3 tấn hóa chất cho các huyện có ổ dịch để phun xử lý tiêu độc. Ngày 24 và 25/2/2005, tỉnh Thái Bình phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ TW lấy mẫu bệnh phẩm ở ngan, gà, vịt, thỏ và các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân Tuân ở xã Thụy Lương đưa đi xét nghiệm (hiện vẫn chưa có kết quả). Ngành chức năng tăng cường giám sát, nhất là tại những xã đã phát hiện người bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1, khi phát hiện có đối tượng nghi nhiễm báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh. Tỉnh chỉ đạo 2 đội chống dịch cơ động thường trực 24/24 giờ để có biện pháp xử lý kịp thời. Tỉnh cũng chỉ đạo cấm vận chuyển gia cầm, yêu cầu các hộ nuôi vịt không được lùa vịt từ vùng này sang vùng khác; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp cách ly gia cầm với môi trường xung quanh...
    Dịch cúm ở Thái Bình đang là vấn đề thời sự nóng hổi, ngày 28/2/2005, Viện vệ sinh dịch tễ và Cục thú y TW đã cử đoàn cán bộ về Thái Bình phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra tại các ổ dịch, chỉ đạo cách phòng chống và xử lý ổ dịch như: phun hóa chất khử trùng, quản lý các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp, tiêu hủy gia cầm, lấy mẫu bệnh phẩm ở gia cầm... Hy vọng với sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên và các biện pháp chống dịch triệt để của địa phương, tỉnh Thái Bình sẽ nhanh chóng xóa hết các ổ dịch.
  5. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0

    Thái Bình: Lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 theo huyết thống?
    Trong khi dịch cúm gia cầm trong nước bắt đầu được khống chế thì tại Thái Bình, liên tiếp trong 4 ngày 25-28/2/2005 lại phát hiện thêm 3 người bị cúm tuyp A-H5N1 (nâng tổng số người bị cúm tuyp A-H5N1 của tỉnh lên 6 người). Đa phần các trường hợp bị lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở Thái Bình đều cùng huyết thống.
    Tai hoạ đầu xuân

    Người dân xã Thụy Lương (huyện Thái Thụy) chưa hết bàng hoàng về thông tin ngày 29/1, phát hiện ổ dịch cúm đầu tiên trong tỉnh ở 210 con vịt nhà ông Khúc Ngọc Nguyên (thôn 2 - xã Thụy Lương) thì ngay những ngày đầu xuân (24/2) lại nhận thêm tin dữ anh Nguyễn Sỹ Tuân - 21 tuổi (thôn Hộ Đội 2 - xã Thụy Lương) bị cúm tuyp A-H5N1. Người nhà anh Tuân cho biết: anh bị bệnh từ ngày 14/2/2005, với các triệu chứng sốt, ho. Tưởng anh bị cảm cúm bình thường, gia đình không đưa đi viện mà để điều trị tại nhà. Sau 5 ngày điều trị, bệnh không khỏi mà lại nặng thêm, ngày 20/2/2005, gia đình mới quyết định đưa anh đi bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt 39 độ, ho khan, khó thở, đau ngực phải... Ngay lập tức, các bác sỹ của bệnh viên đã chụp X quang cho bệnh nhân và phát hiện có dấu hiệu mờ 2 đáy phổi. Ngay ngày hôm sau, bệnh viện đã đề nghị chuyển anh Tuân lên Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới (Hà Nội). Tối ngày 24/2, xét nghiệm bước đầu cho kết quả dương tính và anh đang trong tình trạng phải hỗ trợ thở bằng máy.
    Thông tin anh Tuân bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 chưa kịp lắng xuống, ngày 26/2/2005, lại được tin có thêm một trường hợp tử vong vì cúm tuyp A-H5N1 ở xã Quyết Tiến (huyện Kiến Xương). Bệnh nhân là ông Phạm Khắc Tẹo, 69 tuổi.
    Theo khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình) ông Tẹo nhập viện từ ngày 19/2/2005, với các triệu chứng nghi chứng nhiễm cúm tuyp A-H5N1 như: sốt cao, phổi trái bị mờ hoàn toàn... Sau 5 ngày điều trị, đến ngày 24/2/2005, ông Tẹo đã tử vong tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trước khi ông Tẹo mất một ngày, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi lên Viện dịch tễ TW xét nghiệm. Ngày 26/2/2005, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm tuyp A-H5N1.
    Ngày 28/2, chúng tôi lại nhận được thông tin từ Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới: em gái anh Tuân là Nguyễn Thị Ngoan, 14 tuổi (xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy) cũng bị cúm tuyp A-H5N1. Mặc dù đây là kết quả thử nhanh nhưng cho kết quả khá chính xác bởi Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã áp dụng với nhiều ca trước đây. Em Ngoan đang được điều trị, theo dõi. Ông Phạm Văn Dịu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết thêm, tỉnh Thái Bình lại vừa phát hiện thêm một trường hợp nghi nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở huyện Kiến Xương ...

    Lây nhiễm theo huyết thống?

    Nhớ lại 3 trường hợp tử vong bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 ở tổ 2 phường Đề Thám, thành phố Thái Bình vào trung tuần tháng 1/2004. Đó là Ngô Lê Hùng (31 tuổi), 2 em gái Ngô Lê Hồng (30 tuổi) và Ngô Lê Hạnh (23 tuổi) đã gây hoang mang dư luận tỉnh Thái Bình. Nguyên nhân sâu xa của sự việc đau lòng này là gia đình tổ chức đám cưới cho anh Hùng và có mổ gia cầm. Anh Hùng là người đầu tiên nhiễm bệnh, sau đó lần lượt 2 em gái lên chăm sóc anh Hùng tại bệnh viện cũng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, những người không cùng huyết thống lên chăm sóc Hùng không ai bị nhiễm bệnh. Hay trường hợp tử vong ngày 10/1/2005 là anh Nguyễn Hữu Việt ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương do nhiễm bệnh cúm tuyp A-H5N1 lây từ gia cầm và em trai là Nguyễn Hữu Hưng ở Hà Nội vào chăm sóc anh ở bệnh viện cũng bị nhiễm bệnh đã được chữa khỏi. Nhưng những người thân của anh Việt (không cùng huyết thống) cũng chăm sóc anh từ Thái Bình và đưa lên Hà Nội chữa trị thì lại không bị nhiễm bệnh? Trường hợp mới đây nhất, ngày 26/1/2005, anh Nguyễn Sỹ Tuân bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1 và sau đó 2 ngày em gái anh Tuân cũng bị nhiễm bệnh...
    Theo ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Thái Bình: đến nay Thái Bình đã xảy ra 4 ổ dịch cúm A- H5N1 với 10 trường hợp mắc, trong đó có 7 trường hợp xét nghiệm dương tính và đã tử vong
    5 trường hợp. Tất cả các ổ dịch xảy ra đều là anh em cùng huyết thống. Chẳng hạn, ổ dịch thứ nhất ở phường Đề Thám, TP Thái Bình đều là 3 anh em ruột, ổ dịch thứ 2 ở xã Nam Cao huyện Kiến Xương cũng là 3 anh em ruột và ổ dịch thứ 3 mới phát hiện lại là 2 anh em ruột. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về việc lây nhiễm cúm tuyp A-H5N1 từ người sang người (cùng huyết thống).
    Nguyên nhân?
    Tìm hiểu nguyên nhân về dịch cúm tuyp A-H5N1, chúng tôi về xã Quyết Tiến (huyện Kiến Xương), nơi vừa xảy ra dịch bệnh. Thật bất ngờ, lãnh đạo xã ở đây không ai biết ông Tẹo bị cúm tuyp A-H5N1. Khi chúng tôi đưa ra Báo cáo số 37/BC-YTDP, ngày 25/2/2005 của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình xác định ông Tẹo bị cúm tuýp A-H5N1, mọi người đều giật mình. Ông Phạm Văn Sừu, Phó chủ tịch UBND xã nói: "Các cơ quan chức năng tác trách đến thế là cùng". Cũng chính vì chưa nhận đựơc báo cáo chính thức nên xã Quyết Tiến chưa có biện pháp quyết liệt nào để phòng chống dịch bệnh! Ông Nguyễn Đức Phóng, Trạm trưởng Y tế xã Quyết Tiến cho biết, điều tra ban đầu ông Tẹo bị bệnh do tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
    Quyết Tiến nằm sát với "điểm nóng" xã Nam Cao (xã có 3 trường hợp cúm tuýp A-H5N1 đầu tháng 1/2005). Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm ở xã Quyết Tiến vẫn diễn biến phức tạp. Toàn xã hiện có trên 3.000 gia cầm, trong đó ngan, vịt trên 400 con. Số gia cầm được nuôi rải rác trong các hộ dân. Ông Phóng cho biết thêm: dịch cúm gia cầm xuất hiện ở xã từ đầu tháng 1/2005 và vẫn đang xuất hiện lẻ tẻ trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, do nuôi rải rác mỗi nhà 4-6 con nên khi gia cầm bị ốm, chết, nhiều nhà đã đem vứt đi không báo cáo với chính quyền địa phương nên chưa có mẫu bệnh phẩm gia cầm nào được đưa đi xét nghiệm.
    Tại xã Thụy Lương (huyện Thái Thụy), ông Lê Đức Hà, Chủ tịch UBND xã cho biết, xác định bước đầu anh Tuân bị cúm tuyp A-H5N1 do ăn phải gia cầm nhiễm bệnh vào dịp tết. Cũng theo ông Hà, hiện xã có trên 5.000 gia cầm, trong đó ngan, vịt gần 800 con. Sau khi phát hiện ổ dịch cúm ở nhà ông Nguyên, xã đã phối hợp với ngành thú y tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bị nhiễm bệnh và phun thuốc diệt trùng các hộ xung quanh...
    Nguyên nhân cụ thể các bệnh nhân bị nhiễm bệnh do đâu vẫn chưa được xác định chính xác, song có điều dư luận đang băn khoăn: hầu hết các bệnh nhân nhiễm cúm tuýp A-H5N1 ở Thái Bình đều là người ở những xã có xuất hiện dịch cúm hoặc gần với "điểm nóng". Vậy phải chăng công tác phòng dịch ở Thái Bình trong thời gian qua chưa thật hiệu quả?
    Giải pháp tình thế?
    Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình đã xuất hiện 6 ổ dịch cúm gia cầm ở 3 huyện (Thái Thụy, Tiền Hải, Hưng Hà) với tổng số gia cầm bị mắc bệnh và xử lý 4.604 con, trong đó 3.874 con gà; 520 con ngan, 210 con vịt. Theo ông Riểu, Chi cục trưởng Chi cục thú y Thái Bình, 10 ngày trở lại đây Thái Bình không phát hiện thêm ổ dịch cúm nào mới. Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi, hiện tình hình dịch cúm gia cầm ở Thái Bình vẫn diễn biến rất phức tạp, do đặc thù tỉnh thuần nông, đất chật người đông, các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm phân tán nhỏ lẻ, mỗi hộ nuôi 3-5 con, khi gia cầm bị chết đều tự tiêu hủy, không báo cho cán bộ ngành thú y, trong khi đó ngành thú y Thái Bình mới chỉ quan tâm đến ổ dịch tập trung ở những gia trại và trang trại quy mô nuôi vài trăm con trở lên.
    Trước tình hình trên, chúng tôi trao đổi với ông Trần Quốc Khoa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban phòng chống dịch Thái Bình và được biết: Tỉnh đang chỉ đạo cán bộ ngành y tế tới xử lý ổ dịch tại 2 xã Thụy Lương và Quyết Tiến; cấp 1,3 tấn hóa chất cho các huyện có ổ dịch để phun xử lý tiêu độc. Ngày 24 và 25/2/2005, tỉnh Thái Bình phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ TW lấy mẫu bệnh phẩm ở ngan, gà, vịt, thỏ và các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân Tuân ở xã Thụy Lương đưa đi xét nghiệm (hiện vẫn chưa có kết quả). Ngành chức năng tăng cường giám sát, nhất là tại những xã đã phát hiện người bị nhiễm cúm tuyp A-H5N1, khi phát hiện có đối tượng nghi nhiễm báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh. Tỉnh chỉ đạo 2 đội chống dịch cơ động thường trực 24/24 giờ để có biện pháp xử lý kịp thời. Tỉnh cũng chỉ đạo cấm vận chuyển gia cầm, yêu cầu các hộ nuôi vịt không được lùa vịt từ vùng này sang vùng khác; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp cách ly gia cầm với môi trường xung quanh...
    Dịch cúm ở Thái Bình đang là vấn đề thời sự nóng hổi, ngày 28/2/2005, Viện vệ sinh dịch tễ và Cục thú y TW đã cử đoàn cán bộ về Thái Bình phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra tại các ổ dịch, chỉ đạo cách phòng chống và xử lý ổ dịch như: phun hóa chất khử trùng, quản lý các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp, tiêu hủy gia cầm, lấy mẫu bệnh phẩm ở gia cầm... Hy vọng với sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên và các biện pháp chống dịch triệt để của địa phương, tỉnh Thái Bình sẽ nhanh chóng xóa hết các ổ dịch.
  6. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Người đàn bà 30 năm không ngon giấc...

    (VietNamNet) - Người có những giấc ngủ bị "đày ải" ấy là chị Phạm Thị Ngắn, 53 tuổi, (xã Tây An, Tiền Hải, Thái Bình), chủ cơ sở sản xuất mũ, túi bằng đay, cói, bẹ ngô... với tổng doanh thu 3-4 tỷ đồng/năm. Với nhiều doanh nhân, con số này chưa "thấm tháp" gì nhưng với một phụ nữ nông dân thuần như chị, đó là một sự nỗ lực phi thường. Những đêm mất ngủ của chị Ngắn được phân chia rạch ròi: 22 năm thức chăm chồng là thương binh, 8 năm ngủ nửa giấc lo công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động, lo "chinh phục" thị trường mũ trong nước và nước ngoài như Thái Lan, Hà Lan, Australia...
    Bỏ tiền mở lớp đan mũ bằng... bẹ ngô
    [​IMG]

    Chị Phạm Thị Ngắn giới thiệu sản phẩm của mình. Ảnh D.A
    "Khởi nghiệp" bằng những chuyến buôn mũ đi khắp các chợ quê Tiền Hải, từ Nam Trung, Đông Cơ đến Tây Tiến, Nam Hải... 14-15 năm ròng, chị Phạm Thị Ngắn đạp xe tìm mối giao mũ. Lượng mũ trung chuyển qua "mối" của chị lên tới 4.000-5.000 chiếc/tháng. Cho tới năm 1997, khi nghề đan mũ cói "chết" dần vì ít người sử dụng, chị Ngắn mới bắt đầu chuyển hướng làm ăn.
    Đồng đất Tây An vào vụ đông bà con trồng khá nhiều ngô phục vụ chăn nuôi. Bẹ ngô bóc ra chỉ dùng để làm chất đốt. Sẵn có kinh nghiệm chế biến, bảo quản cói, chị nghĩ, sao không xử lý bẹ ngô để làm nguyên liệu? Nghĩ là làm, chị mày mò tách, tước bẹ ngô, phơi khô tự nhiên. Chị nhận thấy bẹ ngô có thể bảo quản khá lâu, dùng làm nguyên liệu đan lát khá tốt. Chị kể: "Lúc ấy tôi quyết tâm chuyển hướng kinh doanh dù rất nhiều người can. Họ không tin bẹ ngô có thể đan được mũ".
    Còn bao nhiêu tiền, chị Ngắn dốc vào mua... bẹ ngô rồi kỳ cạch cùng 2 "kỹ thuật viên" là chị Nga, chị Sâm nghĩ cách đan mũ bằng chất liệu này. Cuộc thử nghiệm thành công: hơn 1 vạn mũ bán hết bay. Không những thế, chị còn "móc nối" được những mối hàng ở Nam Định, Ninh Bình... tiêu thụ cho chị hàng vạn mũ bẹ ngô, mũ cói, mũ đay/tháng. Hàng chạy nhưng không có người làm, chị Ngắn liền liên hệ với Hội phụ nữ huyện Tiền Hải tổ chức mở lớp dạy nghề đan mũ cho hàng ngàn chị em ở 22 xã trong huyện và hàng chục xã khác ở các huyện bạn. Mỗi lớp, chị đầu tư 600.000-700.000 đồng thuê giáo viên, mua nguyên liệu. Đào tạo xong, chị giao nguyên liệu để bà con có thể làm tại nhà những lúc nông nhàn. Sau đó, mỗi một đợt mẫu mới, chị lại tổ chức dạy mẫu cho bà con để có những đợt hàng ưng ý nhất. Đến giờ chị vẫn tự hào: "Nếu không có... quả liều ấy thì không có tôi bây giờ".
    Qua sách báo, chị Ngắn biết tới những công ty mũ của Thái Lan, Australia... Vậy là chị "đánh liều" gửi mẫu tới chào hàng. Các mẫu được gửi theo catalog, đánh mã số đàng hoàng. Vài tháng sau đã có tin mừng: Các công ty này chọn mẫu của chị, đặt hàng lên tới con số vài vạn mũ/mẫu. Cơ sở nhỏ, ít vốn nhưng chị Ngắn dám "nuôi" cả đội kỹ thuật viên hơn 10 người vừa dạy nghề, vừa học mẫu, vừa tạo mẫu và kiểm tra các đợt hàng...
    Cái đầu "cứng" và trái tim "mềm"
    Năm 2000, thị trường mũ Việt Nam tràn ngập mũ lỗ bằng giấy ép của Trung Quốc, giá rất đắt: 35.000 đồng/chiếc. Chị Ngắn mua về, xem xét rồi nói gọn: "Cơ sở mình làm được". Thế là chị mày mò tìm mối mua nguyên liệu, mua máy ép, mua mẫu ép... Tổng vốn đầu tư của chị gần 100 triệu đồng vậy mà sản phẩm mũ lỗ làm ra giá chỉ có 15.000 đồng, đánh bật hàng Trung Quốc, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mũ lỗ ở Hà Nội.
    [​IMG]

    Đan mũ tại nhà. Ảnh: D.A
    Anh Đỗ Văn Diễn, con rể út của chị Ngắn kể một "giai thoại": khi mới khởi nghiệp, chị Ngắn cùng các con rể phải trực tiếp chở mũ giao đi các tỉnh. Cứ 7-8 giờ tối, 3 mẹ con, 3 cái xe máy chở mũ sang Nam Định, lên Hà Nội, đi Ninh Bình... Đợt ấy phải giao hàng gấp nhưng trời mưa, rét như cắt, anh Diễn ngại: "Hay là để mai chở đi, mẹ nhé?". Chị Ngắn trả lời: "Các con mệt thì cứ để mẹ chở đi. Đã hẹn giao hàng với người ta, lỡ một cái là hỏng". Vậy là 2 anh con rể lại lầm lũi cùng mẹ lên đường.
    Đến giờ, chị Ngắn vẫn thường phải phóng xe đi tới 300-400 km/ngày, từ Thái Bình sang Ninh Bình, lên Hà Nội rồi lại vòng về Thái Bình. Nhiều lần đi trên đường nhìn thấy tai nạn giao thông, người chết nằm rải ra đường, máu me bê bết... Về, chị nằm vật ra giường, mặt xanh mét than với chị em làm cùng: "Thôi, tớ chả làm nghề này nữa...". Các chị em động viên: "Chị bỏ thì chúng em đói, bà con mất nghề. Chị cố lên..."
    Và chị lại cố! Công một chiếc mũ từ 1.000-3.000 đồng. Mỗi lao động một ngày cũng đan được 5-10 chiếc, kiếm 10.000-15.000 đồng. Trung bình, tiền công mà chị Ngắn trả cho chị em lên tới 150 triệu đồng/tháng, một năm gần 2 tỷ! Đất Tây An nước mặn đồng chua, nhiều nhà thóc khô cũng là lúc sạch bồ, đồng tiền khó kiếm. Có thêm nghề phụ, chị em có đồng ra đồng vào sắm sửa cho gia đình, con cái. Bà Tô Thị Thắm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tây An kể: "Có tiền, chị em góp nhau vào phường hội để tiết kiệm. Những món tiền to như cho con đi học đại học, sắm xe máy... đều trông một phần vào đấy".
    "Thương chồng nên phải lầm than..."
    Chúng tôi ngồi trò chuyện với chị tới nửa đêm, câu nói trìu mến nhất là những câu chị nhắc đến chồng, anh thương binh bậc 2/4 Nguyễn Quang Vinh.
    Những năm 1970, chị là nữ dân quân của đơn vị gái anh hùng bảo vệ cống Lân (Tiền Hải), anh là bộ đội Nam tiến. Cuối năm 1974, anh Vinh xuất ngũ với thân thể đầy vết đạn găm và mù một bên mắt.
    Một bên chồng bệnh, một bên là 4 đứa con thơ, chị Ngắn lăn ra kiếm sống mà vẫn không đủ ăn. Nhìn chồng ngồi trong căn nhà tranh dột nát, chị bươn bả vay tiền về xây lại thì cơn bão quái ác năm 1995 kéo đổ hết mọi sự cố gắng của chị.
    Rồi vết thương của anh Vinh lại tái phát, hai mắt mù hẳn, tai điếc, cơ thể cử động rất khó khăn. Một ngày anh phải truyền tới 5-6 chai nước, 1 chai đạm. Nhiều đêm thức trắng bên chồng, chị động viên: "Anh cố sống, ngồi đấy cho mẹ con em trông cậy cũng được". Vậy mà anh Vinh vẫn bỏ mẹ con chị ra đi năm 1996 để lại trên vai chị gánh nặng 40-50 triệu đồng tiền nợ. Khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó.
    Giờ thì mọi sự ổn cả. Chị đã trả xong nợ, xây được nhà cửa đàng hoàng, dựng vợ gả chồng cho 3 cô con gái. Lo cho anh con trai út đi học để về cùng mẹ mở rộng sản xuất. Dự định của chị là thành lập doanh nghiệp chuyên tạo mẫu, sản xuất mũ, túi bằng các chất liệu, giới thiệu hàng trên mạng Internet... Nhìn chị thanh thản trong tà áo tím Huế, ít ai có thể ngờ cuộc đời chị nhiều sóng gió đến vậy. Mọi sóng gió ấy chị đều bình thản vượt qua bằng nghị lực sống của một phụ nữ nông thôn thuần phác.



    Hồng Thúy
  7. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Người đàn bà 30 năm không ngon giấc...

    (VietNamNet) - Người có những giấc ngủ bị "đày ải" ấy là chị Phạm Thị Ngắn, 53 tuổi, (xã Tây An, Tiền Hải, Thái Bình), chủ cơ sở sản xuất mũ, túi bằng đay, cói, bẹ ngô... với tổng doanh thu 3-4 tỷ đồng/năm. Với nhiều doanh nhân, con số này chưa "thấm tháp" gì nhưng với một phụ nữ nông dân thuần như chị, đó là một sự nỗ lực phi thường. Những đêm mất ngủ của chị Ngắn được phân chia rạch ròi: 22 năm thức chăm chồng là thương binh, 8 năm ngủ nửa giấc lo công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động, lo "chinh phục" thị trường mũ trong nước và nước ngoài như Thái Lan, Hà Lan, Australia...
    Bỏ tiền mở lớp đan mũ bằng... bẹ ngô
    [​IMG]

    Chị Phạm Thị Ngắn giới thiệu sản phẩm của mình. Ảnh D.A
    "Khởi nghiệp" bằng những chuyến buôn mũ đi khắp các chợ quê Tiền Hải, từ Nam Trung, Đông Cơ đến Tây Tiến, Nam Hải... 14-15 năm ròng, chị Phạm Thị Ngắn đạp xe tìm mối giao mũ. Lượng mũ trung chuyển qua "mối" của chị lên tới 4.000-5.000 chiếc/tháng. Cho tới năm 1997, khi nghề đan mũ cói "chết" dần vì ít người sử dụng, chị Ngắn mới bắt đầu chuyển hướng làm ăn.
    Đồng đất Tây An vào vụ đông bà con trồng khá nhiều ngô phục vụ chăn nuôi. Bẹ ngô bóc ra chỉ dùng để làm chất đốt. Sẵn có kinh nghiệm chế biến, bảo quản cói, chị nghĩ, sao không xử lý bẹ ngô để làm nguyên liệu? Nghĩ là làm, chị mày mò tách, tước bẹ ngô, phơi khô tự nhiên. Chị nhận thấy bẹ ngô có thể bảo quản khá lâu, dùng làm nguyên liệu đan lát khá tốt. Chị kể: "Lúc ấy tôi quyết tâm chuyển hướng kinh doanh dù rất nhiều người can. Họ không tin bẹ ngô có thể đan được mũ".
    Còn bao nhiêu tiền, chị Ngắn dốc vào mua... bẹ ngô rồi kỳ cạch cùng 2 "kỹ thuật viên" là chị Nga, chị Sâm nghĩ cách đan mũ bằng chất liệu này. Cuộc thử nghiệm thành công: hơn 1 vạn mũ bán hết bay. Không những thế, chị còn "móc nối" được những mối hàng ở Nam Định, Ninh Bình... tiêu thụ cho chị hàng vạn mũ bẹ ngô, mũ cói, mũ đay/tháng. Hàng chạy nhưng không có người làm, chị Ngắn liền liên hệ với Hội phụ nữ huyện Tiền Hải tổ chức mở lớp dạy nghề đan mũ cho hàng ngàn chị em ở 22 xã trong huyện và hàng chục xã khác ở các huyện bạn. Mỗi lớp, chị đầu tư 600.000-700.000 đồng thuê giáo viên, mua nguyên liệu. Đào tạo xong, chị giao nguyên liệu để bà con có thể làm tại nhà những lúc nông nhàn. Sau đó, mỗi một đợt mẫu mới, chị lại tổ chức dạy mẫu cho bà con để có những đợt hàng ưng ý nhất. Đến giờ chị vẫn tự hào: "Nếu không có... quả liều ấy thì không có tôi bây giờ".
    Qua sách báo, chị Ngắn biết tới những công ty mũ của Thái Lan, Australia... Vậy là chị "đánh liều" gửi mẫu tới chào hàng. Các mẫu được gửi theo catalog, đánh mã số đàng hoàng. Vài tháng sau đã có tin mừng: Các công ty này chọn mẫu của chị, đặt hàng lên tới con số vài vạn mũ/mẫu. Cơ sở nhỏ, ít vốn nhưng chị Ngắn dám "nuôi" cả đội kỹ thuật viên hơn 10 người vừa dạy nghề, vừa học mẫu, vừa tạo mẫu và kiểm tra các đợt hàng...
    Cái đầu "cứng" và trái tim "mềm"
    Năm 2000, thị trường mũ Việt Nam tràn ngập mũ lỗ bằng giấy ép của Trung Quốc, giá rất đắt: 35.000 đồng/chiếc. Chị Ngắn mua về, xem xét rồi nói gọn: "Cơ sở mình làm được". Thế là chị mày mò tìm mối mua nguyên liệu, mua máy ép, mua mẫu ép... Tổng vốn đầu tư của chị gần 100 triệu đồng vậy mà sản phẩm mũ lỗ làm ra giá chỉ có 15.000 đồng, đánh bật hàng Trung Quốc, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mũ lỗ ở Hà Nội.
    [​IMG]

    Đan mũ tại nhà. Ảnh: D.A
    Anh Đỗ Văn Diễn, con rể út của chị Ngắn kể một "giai thoại": khi mới khởi nghiệp, chị Ngắn cùng các con rể phải trực tiếp chở mũ giao đi các tỉnh. Cứ 7-8 giờ tối, 3 mẹ con, 3 cái xe máy chở mũ sang Nam Định, lên Hà Nội, đi Ninh Bình... Đợt ấy phải giao hàng gấp nhưng trời mưa, rét như cắt, anh Diễn ngại: "Hay là để mai chở đi, mẹ nhé?". Chị Ngắn trả lời: "Các con mệt thì cứ để mẹ chở đi. Đã hẹn giao hàng với người ta, lỡ một cái là hỏng". Vậy là 2 anh con rể lại lầm lũi cùng mẹ lên đường.
    Đến giờ, chị Ngắn vẫn thường phải phóng xe đi tới 300-400 km/ngày, từ Thái Bình sang Ninh Bình, lên Hà Nội rồi lại vòng về Thái Bình. Nhiều lần đi trên đường nhìn thấy tai nạn giao thông, người chết nằm rải ra đường, máu me bê bết... Về, chị nằm vật ra giường, mặt xanh mét than với chị em làm cùng: "Thôi, tớ chả làm nghề này nữa...". Các chị em động viên: "Chị bỏ thì chúng em đói, bà con mất nghề. Chị cố lên..."
    Và chị lại cố! Công một chiếc mũ từ 1.000-3.000 đồng. Mỗi lao động một ngày cũng đan được 5-10 chiếc, kiếm 10.000-15.000 đồng. Trung bình, tiền công mà chị Ngắn trả cho chị em lên tới 150 triệu đồng/tháng, một năm gần 2 tỷ! Đất Tây An nước mặn đồng chua, nhiều nhà thóc khô cũng là lúc sạch bồ, đồng tiền khó kiếm. Có thêm nghề phụ, chị em có đồng ra đồng vào sắm sửa cho gia đình, con cái. Bà Tô Thị Thắm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tây An kể: "Có tiền, chị em góp nhau vào phường hội để tiết kiệm. Những món tiền to như cho con đi học đại học, sắm xe máy... đều trông một phần vào đấy".
    "Thương chồng nên phải lầm than..."
    Chúng tôi ngồi trò chuyện với chị tới nửa đêm, câu nói trìu mến nhất là những câu chị nhắc đến chồng, anh thương binh bậc 2/4 Nguyễn Quang Vinh.
    Những năm 1970, chị là nữ dân quân của đơn vị gái anh hùng bảo vệ cống Lân (Tiền Hải), anh là bộ đội Nam tiến. Cuối năm 1974, anh Vinh xuất ngũ với thân thể đầy vết đạn găm và mù một bên mắt.
    Một bên chồng bệnh, một bên là 4 đứa con thơ, chị Ngắn lăn ra kiếm sống mà vẫn không đủ ăn. Nhìn chồng ngồi trong căn nhà tranh dột nát, chị bươn bả vay tiền về xây lại thì cơn bão quái ác năm 1995 kéo đổ hết mọi sự cố gắng của chị.
    Rồi vết thương của anh Vinh lại tái phát, hai mắt mù hẳn, tai điếc, cơ thể cử động rất khó khăn. Một ngày anh phải truyền tới 5-6 chai nước, 1 chai đạm. Nhiều đêm thức trắng bên chồng, chị động viên: "Anh cố sống, ngồi đấy cho mẹ con em trông cậy cũng được". Vậy mà anh Vinh vẫn bỏ mẹ con chị ra đi năm 1996 để lại trên vai chị gánh nặng 40-50 triệu đồng tiền nợ. Khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó.
    Giờ thì mọi sự ổn cả. Chị đã trả xong nợ, xây được nhà cửa đàng hoàng, dựng vợ gả chồng cho 3 cô con gái. Lo cho anh con trai út đi học để về cùng mẹ mở rộng sản xuất. Dự định của chị là thành lập doanh nghiệp chuyên tạo mẫu, sản xuất mũ, túi bằng các chất liệu, giới thiệu hàng trên mạng Internet... Nhìn chị thanh thản trong tà áo tím Huế, ít ai có thể ngờ cuộc đời chị nhiều sóng gió đến vậy. Mọi sóng gió ấy chị đều bình thản vượt qua bằng nghị lực sống của một phụ nữ nông thôn thuần phác.



    Hồng Thúy
  8. trannam136

    trannam136 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    2.119
    Đã được thích:
    0
    Theo CA Thành phố HCM
    3 giáo viên bị bắt vì làm bằng giả
    Làm giả con dấu là vi phạm pháp luật.
    Tại Thái Bình xuất hiện dịch vụ làm giả hầu hết các loại văn bằng, từ bằng tốt nghiệp các cấp phổ thông đến bằng đào tạo chuyên nghiệp, chứng chỉ học nghề. Giá các tài liệu từ 5 đến 10 triệu đồng.
    Ở tỉnh Thái Bình rộ lên nguồn tin về một nhóm người có khả năng chạy được tất cả các loại văn bằng giả. Theo quảng cáo, có thể sử dụng đi làm, thậm chí nếu là bằng tốt nghiệp PTTH có kèm cả học bạ và công chứng.
    Chiều 5/4, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang Ngô Thị Khanh (53 tuổi) đang bán bằng tốt nghiệp THPT giả mang tên Bùi Văn Hà với giá 5 triệu đồng.
    Khám nhà Khanh, các trinh sát thu được nhiều văn bằng giả, kèm theo các quyển học bạ có dấu khống của Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình.... Khanh khai, bằng tốt nghiệp mang tên Bùi Văn Hà là do Khanh nhờ Nguyễn Xuân Trường (53 tuổi, xã Đông Giang, huyện Đông Hưng) làm. Khanh còn "đặt hàng" Nguyễn Văn Ngọ (63 tuổi, ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) làm 1 bằng tốt nghiệp trung học bổ túc giả. Khanh đã nhận tiền của người mua nhưng chưa kịp giao bằng.
    Ngày 6/4, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Khanh, Trường và Ngọ về tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
    3 đối tượng đều là giáo viên, Khanh và Ngọ đã nghỉ hưu, còn Trường đang đứng lớp tại THPT Bắc Đông Quan, huyện Đông Hưng.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Comment: Đây không biết có phải thầy Trường dạy môn chính trị không vậy? Ông này hiền tèo sao lại có gan làm chuyện này nhỉ? Nhớ ngày tốt nghiệp, ngồi uống bia với thầy trêu thầy lấy thêm vợ, thầy chỉ cười mà đỏ hết cả mặt.
    Có ai ở Đông Hưng hay học sinh cũ Bắc Đông Quan xác nhận chuyện này hộ nhá?
  9. trannam136

    trannam136 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    2.119
    Đã được thích:
    0
    Theo CA Thành phố HCM
    3 giáo viên bị bắt vì làm bằng giả
    Làm giả con dấu là vi phạm pháp luật.
    Tại Thái Bình xuất hiện dịch vụ làm giả hầu hết các loại văn bằng, từ bằng tốt nghiệp các cấp phổ thông đến bằng đào tạo chuyên nghiệp, chứng chỉ học nghề. Giá các tài liệu từ 5 đến 10 triệu đồng.
    Ở tỉnh Thái Bình rộ lên nguồn tin về một nhóm người có khả năng chạy được tất cả các loại văn bằng giả. Theo quảng cáo, có thể sử dụng đi làm, thậm chí nếu là bằng tốt nghiệp PTTH có kèm cả học bạ và công chứng.
    Chiều 5/4, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang Ngô Thị Khanh (53 tuổi) đang bán bằng tốt nghiệp THPT giả mang tên Bùi Văn Hà với giá 5 triệu đồng.
    Khám nhà Khanh, các trinh sát thu được nhiều văn bằng giả, kèm theo các quyển học bạ có dấu khống của Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình.... Khanh khai, bằng tốt nghiệp mang tên Bùi Văn Hà là do Khanh nhờ Nguyễn Xuân Trường (53 tuổi, xã Đông Giang, huyện Đông Hưng) làm. Khanh còn "đặt hàng" Nguyễn Văn Ngọ (63 tuổi, ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) làm 1 bằng tốt nghiệp trung học bổ túc giả. Khanh đã nhận tiền của người mua nhưng chưa kịp giao bằng.
    Ngày 6/4, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Khanh, Trường và Ngọ về tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
    3 đối tượng đều là giáo viên, Khanh và Ngọ đã nghỉ hưu, còn Trường đang đứng lớp tại THPT Bắc Đông Quan, huyện Đông Hưng.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Comment: Đây không biết có phải thầy Trường dạy môn chính trị không vậy? Ông này hiền tèo sao lại có gan làm chuyện này nhỉ? Nhớ ngày tốt nghiệp, ngồi uống bia với thầy trêu thầy lấy thêm vợ, thầy chỉ cười mà đỏ hết cả mặt.
    Có ai ở Đông Hưng hay học sinh cũ Bắc Đông Quan xác nhận chuyện này hộ nhá?
  10. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Do được nghỉ học đột xuất, lại cộng với cái vụ hóng hớt thịt chó của mấy em TH nên t9g68 vội vã lên đường trở về quê mà ko theo dõi tình hình thời tiết. Về đến nhà thấy mọi người ai cũng bận việc, người thì buộc lại cái mái nhà cho gió khỏi thổi bay, người thì hạ ăng ten tivi xuống, bọn trẻ con + thanh niên thì vội vã bẻ nhãn, ổi, và một số trái cây khác. Người lớn hơn thì đánh cá để bắt mấy con to đem bán kẻo lo bão số 2 đang về. (t9g68 có mang theo 1 ít ổi bo gọi là cây nhà lá hàng xóm - nhưng mọi người ở cq thấy ngon xơi hết rồi, hix)
    Tin tức: ở TB có mưa to, rất nhiều nơi bị mất điện, nhiều cây và cột điện bị đổ khi bão đi qua,.... ko có thiệt hại về người.

Chia sẻ trang này