1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Dark_Wizard, 06/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quangvu113

    quangvu113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Ở TB còn có ngã ba tình yêu ở cuối đường Trần Hưng Đạo, ai có dịp về quê hương cố gắng ghé qua nha.
  2. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng buồn , không còn nghi ngờ gì nữa ma tuý đang hoành hành Tp Thái Bình cũng như các vùng quê của chúng ta , không thể tin được là giữa 1 khu phố văn minh khu nhà tôi mà matuý luôn rình rập , thế hệ các em lớn lên sẽ ra sao khi bao nhiêu nguy hiểm cám dỗ luôn hiện hữu , vậy môi trường để các em vui chơi và học tập ở đâu? Theo tôi lãnh đạo của tỉnh , thành phố cũng như địa pương cần cương quyết và triệt để , không hậu quả sẽ khôn lường .
  3. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình dạy nghề cho nông dân

    (5/9/2005)
    Thái Bình có trên 1 triệu lao động, tập trung ở nông thôn hơn 90%. Những năm qua, tỉnh đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo bước chuyển lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp còn thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ có 16%. Vì vậy vấn đề trang bị cho người nông dân có một nghề cơ bản là nhu cầu cấp thiết, khi chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhưng phải là lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. 84% lao động chưa qua đào tạo nghề
    Hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn chỉ dưới 5%. Là tỉnh thuần nông, nhưng đến nay Thái Bình vẫn chưa có Trung tâm đào tạo nghề chế biến nông sản thực phẩm?Ngành nông ?" ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ.
    Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. Rất nhiều doanh nghiệp than thở, nhiều lần đăng tuyển lao động hàng tháng trời trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn không tuyển đủ lao động có kỹ thuật và nếu có tuyển được đều phải mất rất nhiều thời gian đào tạo lại. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn. Ở khu vực nông thôn hiện nay đang thiếu trầm trọng cán bộ quản lý hành chính, kinh tế, kỹ thuật có trình độ, tay nghề nhất là cấp huyện, xã. Ông Nguyễn Đức Oánh ?" Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thành phố Thái Bình cho biết: ?oCông tác đào tạo nghề cho nông nghiệp, nông thôn hiện nay chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức và đầu tư thoả đáng. Mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều mô hình đào tạo nghề nhưng việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo lại, kinh phí, giáo trình, cơ sở đào tạo, giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn?.

    Nông dân cần có nghề
    Thái Bình có trên 90% lao động sống ở nông thôn. Bình quân mỗi năm có khoảng 22.000 học sinh bậc phổ thông ra trường, trong đó chỉ có 35% học tiếp lên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, số còn lại rất cần học nghề để tự lập, nhưng theo thống kê cuả Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội, hiện nay, các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của tỉnh mới đáp ứng 41% nhu cầu học nghề của người lao động.
    Về hệ thống đào tạo nghề, bà Phạm Thu Thuỷ, Trưởng phòng Dạy nghề - Sở LĐTBXH cho biết: tỉnh có 4 trường chuyên nghiệp đào tạo nghề và 19 trung tâm dịch vụ việc làm của các cơ quan đoàn thể, trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp các huyện, thành phố với tổng quy mô đào tạo khoảng 700 học sinh và chủ yếu đào tạo ngắn hạn, kỹ thuật thấp như: cắt may, gò hàn? Còn các lớp chuyển giao công nghệ, phổ biến kỹ thuật, truyền nghề tại trung tâm học tập cộng đồng chỉ hoạt động theo thời vụ. Theo bà Thuỷ, tổng giá trị tài sản dành cho dạy nghề của Thái Bình là trên 23,2 tỷ đồng, trong đó nhà xưởng 113,3 tỷ đồng, thiết bị dạy học 9,5 tỷ đồng. Số giáo viên là 369 người (kể cả giáo viên hướng nghiệp); trong đó 139 người có trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật. Như vậy, đây là một lực lượng không nhỏ phục vụ cho công tác đào tạo nghề.
    Tiếp xúc với một số cơ sở dạy nghề cho nông dân, chúng tôi nhận thấy phần lớn số người theo học là những nông dân trẻ và rất nhiệt tình. Một số thanh niên cho biết trước họ chỉ phụ giúp gia đình việc đồng áng theo thói quen xưa nay chưa từng được đào tạo nghề nên khi đi xin việc làm rất khó.
    Qua chương trình mục tiêu dạy nghề cho nông dân ở vùng nông thôn trong tỉnh, cho thấy người nông dân theo học đã khẳng định tính đúng đắn của dự án, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong tỉnh, là một trong những biện pháp xoá đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
    Nhu cầu về đào tạo nghề còn rất lớn và mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm nay, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thái Bình đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề đảm bảo có 80% phòng học theo yêu cầu; nâng kinh phí dạy nghề cho nông dân từ 500 triệu đồng năm 2004 lên 1 tỷ đồng trong năm nay.
    Trong điều kiện hội nhập, khả năng cạnh tranh của khu vực trước hết dựa vào chất lượng nguồn nhân lực, vào tri thức khoa học ?" công nghệ. Vì vậy, trong thời gian tới, Thái Bình cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy nghề cho nông dân, để cải thiện mạnh mẽ chất lượng cũng như sức cạnh tranh về nguồn lao động nói chung và lao đông nông thôn nói riêng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng knh tế cao và hội nhập kinh tế.
    Thiện Thuật (TTXVN)
  4. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Tỉnh Thái Bình tụt đến 29 hạng so với năm 2005 trong Bảng xêp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam PCI 2006 từ vị trí thứ 8 năm 2005 xuống vị trí thứ 37 trong năm nay . Nguyên nhân là do cách tính điểm năm nay có sự thay đổi và các nguyên nhân khách quan khác, đây là 1 thông tin khá bất ngờ khi cả các địa phương khác cũng có sự tụt hạng đáng chú ý đó là Thủ đô Hà Nội đã tụt từ vị trí 14 xuống 40 và Hải Phòng từ vị trí 19 xuống vị trí 42. Mong rằng chính quyền tỉnh Thái Bình sẽ có những phân tích và hợp tác cụ thể và khắc phục để năm sau sẽ nâng cao chỉ số , tạo dựng được niềm tin từ khối cộng đồng DN dân doanh ở Thái Bình và tạo được một môi trường chính sách minh bạch và hiệu quả hơn nữa .
  5. Thang_Nguyen

    Thang_Nguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Bình thường thôi, hết đất để bán,hết chỗ đầu tư, sự tụt hạng cũng là bình thường. Ai cũng có thể nhận thấy được điều này
  6. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Em mới chỉ nghe thấy là cho thuê đất hay đổi đất lấy hạ tầng chứ đã nghe thấy bán đất bao giờ đâu ạ , tỉnh Thái Bình nhà mình còn bao nhiêu đất nông nghiệp đấy chứ , chỉ số PCI đánh giá sự năng động của chính quyền của 1 tỉnh trên nhiều phương diện cả về chính sách lẫn thực hiện , nếu đánh giá về cơ sở hạ tầng giao thông hoặc đất đai thì tỉnh Lào Cai không thể có thứ hạng cao như năm nay , bù lại họ có 1 chính sách hết sức cởi mở sáng tạo cũng như thông tin về tỉnh được cập nhật rất tốt trên website ...Nếu ai cũng nhận thức được sự tụt hạng sớm như bác Saochoinho nói thì chắc đã có những biện pháp để khắc phục kịp thời ạ .
  7. onelove_oneheart

    onelove_oneheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
    Ke ke ke
  8. honmacodoc

    honmacodoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
  9. bebeoonline

    bebeoonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hic nhưng mà tớ vẫn thích cái gác chuông cũ kia , nhìn nó đẹp hơn , chắc vì nó gắn bó lâu quá với người tb mà ...Chậc , nghĩ cũng tiếc vì nó cổ quá rồi ...
    Ai có nhiều ảnh về Tb thì gửi cho mình mượn được không ? nhớTb quá ...
  10. Ural

    Ural Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Một đại biểu Quốc hội bị tình nghi tiếp tay lừa đảo



    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa khởi tố, bắt tạm giam Trần Thị Ánh (còn gọi là Trần Thị Hà) với 2 tội danh ?olừa đảo chiếm đoạt tài sản? và ?olợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi?. Đáng chú ý, vụ án này có liên quan đến một đại biểu Quốc hội là Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Mạc Kim Tôn.
    Trần Thị Ánh (sinh năm 1967, trú tại TP Thái Bình) là lao động tự do. Do Ánh có mối quan hệ với ông Tôn nên trong các chuyến ông Tôn làm việc tại địa phương, ông đã giới thiệu Ánh là cán bộ UBND tỉnh.
    Lợi dụng uy tín đó, Ánh làm việc với nhiều trường học để kiếm các hợp đồng lắp đặt máy tính. Đầu tháng 1/2006, ông Tôn ký với Công ty Kiên Cường ở 51 Quang Trung, TP Thái Bình hợp đồng mua máy vi tính với giá 7 triệu đồng/chiếc về trang bị cho các trường học. Công ty Kiên Cường thu 6 triệu đồng/chiếc và cắt 1 triệu đồng cho thị Ánh.
    Từ tháng 1-2/2006, Công ty Kiên Cường đã lắp 267 chiếc cho hơn 20 trường học, tổng giá trị 1,9 tỉ đồng. Có 17 trường phải nhận và thanh toán hóa đơn GTGT khống của 66 máy tính trị giá 462 triệu đồng và tiền thuế GTGT là 23 triệu đồng. Chưa hết, Ánh còn thu thêm của mỗi trường 400.000 đồng tiền công vận chuyển mặc dù số tiền này đã được Công ty Kiên Cường tính vào giá thành.
    Thông qua Trần Thị Ánh và sự chỉ đạo của ông Tôn, Sở GD-ĐT Thái Bình còn ký 2 hợp đồng mua 45 máy vi tính bàn và 20 máy vi tính xách tay khác của Công ty cổ phần Đầu tư và chuyển giao công nghệ ASP tại Hà Nội, tổng số tiền là 439,9 triệu đồng. Sau khi các công ty máy tính tố cáo, cơ quan công an đã vào cuộc và bắt tạm giam Ánh.
    Ông Mạc Kim Tôn nói rằng: "Ánh tự giới thiệu cô ấy là học sinh cũ của tôi hồi cấp 3, hiện đang làm ở văn phòng UBND tỉnh, chuyên chạy dự án viện trợ máy vi tính cho rất nhiều đơn vị, địa phương", chủ động đề nghị thực hiện một dự án cấp máy tính cho các trường cấp 3 trong tỉnh, Ban Giám đốc sở đã bàn và nhất trí. Ông Tôn chỉ nhận mình "cả tin, sơ hở không xem kỹ hồ sơ giấy tờ" nên bị Ánh lừa.
    Theo K.T.L - V.C
    Báo Thanh niên

Chia sẻ trang này