1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương_ Nhật ký những ngày Tết ở Thái Nguyên

Chủ đề trong 'Thái Nguyên' bởi tamhoncuada_spt, 05/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Chữ Tâm trong mỗi gia đình
    Người chưa ràng buộc bởi hôn nhân, dễ chạy theo ý thích cá nhân mình, nếu sai lầm-điều đó dễ tha thứ. Nhưng, khi đã có một mái ấm gia đình, cần lắm một chữ Tâm.
    - Mình thì đang muốn kết hôn chẳng được đây, sao nhiều người muốn bỏ nhau thế?
    Cậu thanh niên tôi gặp ở toà Dân sự (Tòa án Nhân dân tỉnh) đã bày tỏ sự ngạc nhiên của mình khi nhìn thấy các đôi uyên ương ngày nào, giờ đang bồn chồn chờ phán quyết của toà để trở thành 2 cá thể tự do. Cuộc sống là thế chăng: Hợp -Tan; Yêu - Ghét; xây mộng rồi vỡ mộng?
    Ngồi trước mặt thẩm phán Nguyễn Thị Kim Thu (Toà án TP Thái Nguyên) là cặp vợ chồng không còn trẻ. Chị khắc khổ, già cỗi do chân lấm tay bùn và do chịu đựng nỗi đau bấy nay. Anh chau chuốt hơn, trẻ trung hơn so với cái tuổi 50 và nôn nóng muốn dứt bỏ cuộc hôn nhân, bởi đã có chỗ chờ đợi anh từ lâu. Đáp lại những lời khuyên chân thành để níu lại cuộc sống chung cho 2 người của thẩm phán, anh vạch vòi đủ thứ tính xấu của chị và sẵn sàng ?ochịu thiệt? một chút kinh tế để nhanh chóng dứt bỏ người đàn bà không còn xứng với mình. Tiễn họ ra về, thẩm phán Nguyễn Thị Kim Thu tỏ ra mệt mỏi. Tôi hỏi: -Chị có định hòa giải tiếp lần nữa không? Chị Thu trầm ngâm: -Với những kẻ bạc tình thì khuyên can liệu có giúp gì không nhỉ?
    Chiếc bàn chúng tôi đang ngồi đây đã chứng kiến vô vàn cảnh tình: Tự ái một chút, ký đơn đánh xoẹt, thế là toà có thêm việc. Phút nóng giận bùng lên không kiềm chế được, thế là ?oanh đi đường anh tôi đường tôi?... Bằng giác quan của mình, các thẩm phán ?onghe ngóng? phân loại để níu kéo hay không níu kéo hôn nhân...Thế nhưng số các đôi về lại với nhau không nhiều.
    Bạn có ngạc nhiên trước con số hàng ngàn cuộc ly hôn hàng năm xảy ra trên địa bàn hơn 1 triệu dân này không? Chỉ riêng ở TPTN, 6 tháng đầu năm nay thụ lý gần 150 vụ, còn hơn 100 vụ khác đang trên con đường hòa giải. Chánh án Toà án TP Bùi Văn Lương bấm máy vi tính cung cấp cho tôi mấy nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chia tay: Một bên bỏ đi; một bên nghiện ma tuý; một bên đi cải tạo... nhưng nhiều nhất là nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng. Vì sao dẫn đến mâu thuẫn? Vô vàn. Cách đây hơn chục năm, khi anh Nguyễn Thế V. và chị Vũ Thị H. (Phân xưởng CĐ-Z115) lấy nhau, ai cũng khen chị H số sướng, lấy được anh chồng chiều chuộng, yêu thương vợ hết lòng. Tình yêu rơi rụng dần theo năm tháng, anh đã có ?omột chốn đi về? khác. Xin ly hôn một lần bị toà bác đơn, anh quay về hành hạ vợ khủng khiếp, đẩy chị vào thế buộc phải đứng đơn ly dị. Rõ ràng nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn vợ chồng, nhưng nguyên nhân sâu xa lại là ngoại tình.
  2. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi Hạnh phúc là gì luôn đặt ra đối với mỗi người khi đặt chân vào con đường luyến ái và có khi suốt cuộc đời cũng chưa định nghĩa nổi. Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ mục đích của hôn nhân: Cuộc sống thường ngày hoà thuận, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm. Nhưng cũng có cặp vẫn hoà thuận, vẫn no ấm mà vẫn cứ muốn ly dị. Luật sư Nguyễn Văn Độ (Văn phòng luật sư số 1 TPTN) đưa ra ví dụ gần nhất: 2 vợ chồng nhà nọ ở phường Đồng Quang đều sinh năm 1955, họ đã có những kỷ niệm êm đẹp ở ?ođường Trường Sơn xe anh qua?, con cái cũng trưởng thành rồi. Họ ly thân 3 năm trước khi xin ly dị, lý do chỉ gói gọn trong ba chữ: Không tiện nói. Lại có cặp đều là trí thức, họ tôn trọng cuộc sống tự do của nhau. Trước toà, họ nói: Bọn tôi không còn yêu nhau nữa và thống nhất đi tìm cuộc sống mới.
    Nhẹ nhàng thế đấy.
    Khi hai cánh chim bay về 2 ngả là chiếc tổ nguội lạnh ở giữa. Tiếng trẻ khóc xé ruột đòi theo bố rồi đòi theo mẹ, cuộc chia tay của hai đứa trẻ đang ở cùng 1 nhà giờ bỗng xa nhau đã nhiều lần làm rơi nước mắt quan toà. Anh Vi Tuấn Dũng, Thư ký toà Dân sự (toà án ND tỉnh) cho biết: Theo luật, con dưới 36 tháng tuổi thường được ở với mẹ và mức tiền đóng góp của người bố đến khi con 18 tuổi từ 150-200nghìn đồng/tháng. Số tiền ít ỏi chẳng thấm tháp vào đâu so với nhu cầu của một đứa trẻ đang tuổi sài, tuổi đẹn, thế nhưng nhiều ông bố quý hoá không làm nổi nghĩa vụ này. Toà án tỉnh đã xử phúc thẩm nhiều vụ và quyết định tạm hoãn việc đóng góp tiền nuôi con của những ông bố vô dụng. Trường hợp cháu Đinh Thị Quỳnh V, 3 tuổi, dị tật bẩm sinh, toà xử em ở với mẹ, nhưng vụ án chưa dừng lại bởi còn giằng co ?ocon lợn đất?. Số là khi V đi chữa bệnh, tiền mọi người ta đến thăm em, mẹ V cho vào con lợn đất ước khoảng hơn 1 triệu đồng. Khi mẹ con V bồng bế nhau đi nơi khác thì con lợn đất đã bị gia đình chồng đập ra và chỉ chịu trả số tiền vài trăm nghìn. Lại có trường hợp ông chồng nằng nặc chứng minh vợ không đủ khả năng nuôi con để đòi nuôi đứa con trai 3 tuổi. Cứ tưởng anh nặng tình bố con nhưng tìm hiểu sâu mới biết do cô ?obồ? của anh không có khả năng sinh nở.
    Khi viết những dòng kết thúc bài này tôi đã tự hỏi, vậy thì điều mình muốn nói ở đây là gì nhỉ? Khuyên con người phải nhắm mắt tồn tại bên nhau đến đầu bạc răng long ư? hay chấp nhận một gia đình địa ngục khi tình yêu đã cất bước ra đi? Điều đó thật khó bởi tình cảm cũng là thứ có thể đổi thay theo thời gian. Nhưng con người không nên xé nát mái ấm gia đình và nghĩ sâu sắc hơn về chữ Tâm.
  3. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi Hạnh phúc là gì luôn đặt ra đối với mỗi người khi đặt chân vào con đường luyến ái và có khi suốt cuộc đời cũng chưa định nghĩa nổi. Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ mục đích của hôn nhân: Cuộc sống thường ngày hoà thuận, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm. Nhưng cũng có cặp vẫn hoà thuận, vẫn no ấm mà vẫn cứ muốn ly dị. Luật sư Nguyễn Văn Độ (Văn phòng luật sư số 1 TPTN) đưa ra ví dụ gần nhất: 2 vợ chồng nhà nọ ở phường Đồng Quang đều sinh năm 1955, họ đã có những kỷ niệm êm đẹp ở ?ođường Trường Sơn xe anh qua?, con cái cũng trưởng thành rồi. Họ ly thân 3 năm trước khi xin ly dị, lý do chỉ gói gọn trong ba chữ: Không tiện nói. Lại có cặp đều là trí thức, họ tôn trọng cuộc sống tự do của nhau. Trước toà, họ nói: Bọn tôi không còn yêu nhau nữa và thống nhất đi tìm cuộc sống mới.
    Nhẹ nhàng thế đấy.
    Khi hai cánh chim bay về 2 ngả là chiếc tổ nguội lạnh ở giữa. Tiếng trẻ khóc xé ruột đòi theo bố rồi đòi theo mẹ, cuộc chia tay của hai đứa trẻ đang ở cùng 1 nhà giờ bỗng xa nhau đã nhiều lần làm rơi nước mắt quan toà. Anh Vi Tuấn Dũng, Thư ký toà Dân sự (toà án ND tỉnh) cho biết: Theo luật, con dưới 36 tháng tuổi thường được ở với mẹ và mức tiền đóng góp của người bố đến khi con 18 tuổi từ 150-200nghìn đồng/tháng. Số tiền ít ỏi chẳng thấm tháp vào đâu so với nhu cầu của một đứa trẻ đang tuổi sài, tuổi đẹn, thế nhưng nhiều ông bố quý hoá không làm nổi nghĩa vụ này. Toà án tỉnh đã xử phúc thẩm nhiều vụ và quyết định tạm hoãn việc đóng góp tiền nuôi con của những ông bố vô dụng. Trường hợp cháu Đinh Thị Quỳnh V, 3 tuổi, dị tật bẩm sinh, toà xử em ở với mẹ, nhưng vụ án chưa dừng lại bởi còn giằng co ?ocon lợn đất?. Số là khi V đi chữa bệnh, tiền mọi người ta đến thăm em, mẹ V cho vào con lợn đất ước khoảng hơn 1 triệu đồng. Khi mẹ con V bồng bế nhau đi nơi khác thì con lợn đất đã bị gia đình chồng đập ra và chỉ chịu trả số tiền vài trăm nghìn. Lại có trường hợp ông chồng nằng nặc chứng minh vợ không đủ khả năng nuôi con để đòi nuôi đứa con trai 3 tuổi. Cứ tưởng anh nặng tình bố con nhưng tìm hiểu sâu mới biết do cô ?obồ? của anh không có khả năng sinh nở.
    Khi viết những dòng kết thúc bài này tôi đã tự hỏi, vậy thì điều mình muốn nói ở đây là gì nhỉ? Khuyên con người phải nhắm mắt tồn tại bên nhau đến đầu bạc răng long ư? hay chấp nhận một gia đình địa ngục khi tình yêu đã cất bước ra đi? Điều đó thật khó bởi tình cảm cũng là thứ có thể đổi thay theo thời gian. Nhưng con người không nên xé nát mái ấm gia đình và nghĩ sâu sắc hơn về chữ Tâm.
  4. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng 127 nhà đại đoàn kết(24/06/2004)
    Trong 6 tháng đầu năm, từ nguồn quỹ ?oVì người nghèo? của TW, tỉnh, huyện và sự ủng hộ của nhân dân bằng tiền mặt, ngày công lao động, vật liệu xây dựng, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã xây mới và bàn giao được 127 nhà đại đoàn kết (mỗi nhà trị giá từ 4-20 triệu đồng).
    Điển hình trong phong trào là huyện Đại Từ, đã xây dựng và bàn giao 31 nhà đại đoàn kết cho các gia đình nghèo, trị giá 365 triệu đồng. Dự kiến năm 2004, toàn tỉnh sẽ tặng 301 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn.
  5. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng 127 nhà đại đoàn kết(24/06/2004)
    Trong 6 tháng đầu năm, từ nguồn quỹ ?oVì người nghèo? của TW, tỉnh, huyện và sự ủng hộ của nhân dân bằng tiền mặt, ngày công lao động, vật liệu xây dựng, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã xây mới và bàn giao được 127 nhà đại đoàn kết (mỗi nhà trị giá từ 4-20 triệu đồng).
    Điển hình trong phong trào là huyện Đại Từ, đã xây dựng và bàn giao 31 nhà đại đoàn kết cho các gia đình nghèo, trị giá 365 triệu đồng. Dự kiến năm 2004, toàn tỉnh sẽ tặng 301 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn.
  6. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Vào mùa(08/06/2004)
    Mặc cho nắng hè gay gắt, trên cánh đồng: La Dọc, La Bầu, La Quại... thuộc xã Nhã Lộng (Phú Bình) vẫn đầy ắp tiếng cười của nông dân. Họ vui vì vừa hoàn thành nghĩa vụ công dân, đã chọn được người đại biểu ưu tú đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình vào cơ quan quyền lực của địa phương, nay lại có một mùa vàng bội thu...
    Khác với ngày thường, hôm nay thằng Tuấn, con anh Lưu Quang Vụ, xóm Soi 1 (Nhã Lộng) vội vã đánh trâu ra khỏi chuồng, đóng vào xe kéo ra đồng đón mẻ lúa đầu mùa mà bố mẹ nó đi gặt từ rất sớm. ở cái tuổi 14, nó cũng chẳng thể nhớ nổi đã bao lần đi gặt lúa với bố mẹ, nhưng lần nào cũng thế, nó đều vui sướng vì được nô đùa trên cánh đồng lúa đang độ chín rộ, được đuổi chuột, bắt châu chấu cùng với lũ bạn... Với anh Vụ, vụ gặt này được xem là năng suất cao, nhất là giống Khang dân, bông nào cũng trĩu hạt, trắc nịch. Giơ cánh tay quệt những giọt mồ hôi đang lăn trên khuôn mặt có nước da đen sạm vì nắng gió, anh Vụ tâm sự: ?oTối qua, vợ mình làm mâm cơm, thắp nén hương làm lễ xuống đồng mừng cơm mới và tưởng nhớ những người có công khai phá, vun đắp cho đồng đất mầu mỡ, đem lại no ấm cho nông dân. Cả xóm đã lịch kịch thức dậy từ lúc gà gáy, ai cũng muốn mình là người được đặt chân xuống ruộng đầu tiên.? Nâng bông lúa trên tay, anh nói tiếp: ?oMấy năm trước, do không nắm được kỹ thuật, không có giống mới nên năng suất chẳng được là bao. Giờ thì thuận tiện lắm, cán bộ khuyến nông về tận nơi hướng dẫn kỹ thuật cày, cấy, rồi đưa các giống mới vào gieo trồng.. Hệ thống kênh mương được kiên cố, nguồn nước từ hồ Núi Cốc đủ tưới mát cho hàng trăm hécta lúa của xóm, xã. Vụ xuân năm nay, gia đình tôi cấy được 5 sào, chủ yếu là giống lúa Khang dân. Nhờ chăm sóc tốt, tôi cầm chắc 220 kg/sào. Sau vụ gặt, một phần đất tôi trồng đậu tương hè: DT84, DT2001, phần còn lại cày ải cấy lúa mùa sớm. Lúa xuân được mùa, tôi sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại để nuôi thêm lợn, gà tăng thu nhập cho gia đình, chứ chỉ có nhiều thóc cũng chưa thể làm giàu được.?
    Cùng vui với anh Vụ, ở thửa ruộng bên cạnh, bác Nguyễn Thị Ba góp thêm vào câu chuyện: ?oLàm nông nghiệp thời buổi này mà không áp dụng KHKT thì chỉ có đói thôi. Trong điều kiện đất hẹp, người đông, mỗi suất lao động chính được chia 12 thước ruộng nên phải đi sâu thâm canh, tăng năng suất. Hồi đầu vụ, khi nghe trưởng xóm tuyên truyền, huyện sẽ đầu tư cho bà con xây dựng mô hình thí điểm bằng các giống lúa mới, tôi liền đăng ký ngay. Vụ này, ngoài 5 sào lúa Khang dân, tôi còn cấy 1 sào lúa giống mới theo ô mẫu thí điểm năng suất cao của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đưa về. Nhưng trong vụ xuân này là giá vật tư, phân bón tăng rất cao, nếu ai có nhiều tiền mua cả bao đạm 50kg thì giá 3,4 nghìn đồng/kg, còn mua lẻ giá lên tới 3,6-3,7 nghìn đồng/kg. Hạch toán chi tiết thì sau 3 tháng đầu tư cấy lúa, nông dân vẫn là người có thu nhập thấp!?
    Rời quê lúa Phú Bình, chúng tôi sang huyện Phổ Yên, lên Đại Từ, Định Hóa... đâu cũng thế, nông dân đang khẩn trương vào mùa. Những nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt từng người, bà con cả tỉnh đang dồn sức thu hoạch gần 28.000 ha lúa. Nét nổi bật nhất trong vụ xuân năm nay là cơ cấu mùa vụ đã được thay đổi rõ rệt, chỉ có 1,1% diện tích cấy xuân sớm, trà xuân muộn chiếm đa số, với gần 93% diện tích, còn lại là trà xuân chính vụ. Đó là sự chuyển dịch có lợi cho nông dân, cấy xuân muộn sẽ tránh được rét và hạn cuối vụ. Không chỉ cấy giống lúa có năng suất cao, một số huyện đã đưa giống có chất lượng ngon là lúa thơm vào gieo cấy, như Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ...
    Mùa gặt mới đã bắt đầu, trên hầu hết các bản làng, thôn xóm thóc vàng đang chảy về với từng mái ấm
  7. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Vào mùa(08/06/2004)
    Mặc cho nắng hè gay gắt, trên cánh đồng: La Dọc, La Bầu, La Quại... thuộc xã Nhã Lộng (Phú Bình) vẫn đầy ắp tiếng cười của nông dân. Họ vui vì vừa hoàn thành nghĩa vụ công dân, đã chọn được người đại biểu ưu tú đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình vào cơ quan quyền lực của địa phương, nay lại có một mùa vàng bội thu...
    Khác với ngày thường, hôm nay thằng Tuấn, con anh Lưu Quang Vụ, xóm Soi 1 (Nhã Lộng) vội vã đánh trâu ra khỏi chuồng, đóng vào xe kéo ra đồng đón mẻ lúa đầu mùa mà bố mẹ nó đi gặt từ rất sớm. ở cái tuổi 14, nó cũng chẳng thể nhớ nổi đã bao lần đi gặt lúa với bố mẹ, nhưng lần nào cũng thế, nó đều vui sướng vì được nô đùa trên cánh đồng lúa đang độ chín rộ, được đuổi chuột, bắt châu chấu cùng với lũ bạn... Với anh Vụ, vụ gặt này được xem là năng suất cao, nhất là giống Khang dân, bông nào cũng trĩu hạt, trắc nịch. Giơ cánh tay quệt những giọt mồ hôi đang lăn trên khuôn mặt có nước da đen sạm vì nắng gió, anh Vụ tâm sự: ?oTối qua, vợ mình làm mâm cơm, thắp nén hương làm lễ xuống đồng mừng cơm mới và tưởng nhớ những người có công khai phá, vun đắp cho đồng đất mầu mỡ, đem lại no ấm cho nông dân. Cả xóm đã lịch kịch thức dậy từ lúc gà gáy, ai cũng muốn mình là người được đặt chân xuống ruộng đầu tiên.? Nâng bông lúa trên tay, anh nói tiếp: ?oMấy năm trước, do không nắm được kỹ thuật, không có giống mới nên năng suất chẳng được là bao. Giờ thì thuận tiện lắm, cán bộ khuyến nông về tận nơi hướng dẫn kỹ thuật cày, cấy, rồi đưa các giống mới vào gieo trồng.. Hệ thống kênh mương được kiên cố, nguồn nước từ hồ Núi Cốc đủ tưới mát cho hàng trăm hécta lúa của xóm, xã. Vụ xuân năm nay, gia đình tôi cấy được 5 sào, chủ yếu là giống lúa Khang dân. Nhờ chăm sóc tốt, tôi cầm chắc 220 kg/sào. Sau vụ gặt, một phần đất tôi trồng đậu tương hè: DT84, DT2001, phần còn lại cày ải cấy lúa mùa sớm. Lúa xuân được mùa, tôi sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại để nuôi thêm lợn, gà tăng thu nhập cho gia đình, chứ chỉ có nhiều thóc cũng chưa thể làm giàu được.?
    Cùng vui với anh Vụ, ở thửa ruộng bên cạnh, bác Nguyễn Thị Ba góp thêm vào câu chuyện: ?oLàm nông nghiệp thời buổi này mà không áp dụng KHKT thì chỉ có đói thôi. Trong điều kiện đất hẹp, người đông, mỗi suất lao động chính được chia 12 thước ruộng nên phải đi sâu thâm canh, tăng năng suất. Hồi đầu vụ, khi nghe trưởng xóm tuyên truyền, huyện sẽ đầu tư cho bà con xây dựng mô hình thí điểm bằng các giống lúa mới, tôi liền đăng ký ngay. Vụ này, ngoài 5 sào lúa Khang dân, tôi còn cấy 1 sào lúa giống mới theo ô mẫu thí điểm năng suất cao của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đưa về. Nhưng trong vụ xuân này là giá vật tư, phân bón tăng rất cao, nếu ai có nhiều tiền mua cả bao đạm 50kg thì giá 3,4 nghìn đồng/kg, còn mua lẻ giá lên tới 3,6-3,7 nghìn đồng/kg. Hạch toán chi tiết thì sau 3 tháng đầu tư cấy lúa, nông dân vẫn là người có thu nhập thấp!?
    Rời quê lúa Phú Bình, chúng tôi sang huyện Phổ Yên, lên Đại Từ, Định Hóa... đâu cũng thế, nông dân đang khẩn trương vào mùa. Những nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt từng người, bà con cả tỉnh đang dồn sức thu hoạch gần 28.000 ha lúa. Nét nổi bật nhất trong vụ xuân năm nay là cơ cấu mùa vụ đã được thay đổi rõ rệt, chỉ có 1,1% diện tích cấy xuân sớm, trà xuân muộn chiếm đa số, với gần 93% diện tích, còn lại là trà xuân chính vụ. Đó là sự chuyển dịch có lợi cho nông dân, cấy xuân muộn sẽ tránh được rét và hạn cuối vụ. Không chỉ cấy giống lúa có năng suất cao, một số huyện đã đưa giống có chất lượng ngon là lúa thơm vào gieo cấy, như Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ...
    Mùa gặt mới đã bắt đầu, trên hầu hết các bản làng, thôn xóm thóc vàng đang chảy về với từng mái ấm
  8. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    KINH TẾ
    Ông Bế Văn Chiến đoạt giải Nhất Hội thi chất lượng quả vải thiều
    Với diện tích khoảng 8.000 ha diện tích trồng vải thiều, tỉnh Thái Nguyên dự ước đạt sản lượng khoảng 15.000 tấn quả vải năm nay. Nhằm khuyến khích, động viên các hộ trồng vải và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ quả vải trên thị trường nội địa, sáng 21-6, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên đã tổ chức Hội thi chất lượng quả vải thiều năm 2004.
    Vượt lên 37 hộ trồng vải thiều tiêu biểu của tỉnh về dự Hội thi, ông Bế Văn Chiến ở xã La Hiên (Võ Nhai) đã đoạt giải Nhất sau khi trả lời xuất sắc phần thi lý thuyết về kiến thức canh tác, chế biến vải thiều và thi chất lượng quả vải. Hai ông: Lê Quang Hợp ở phường Lương Sơn (T.P Thái Nguyên) và Vũ Tiến Mỹ ở xã Lâu Thượng (Võ Nhai) đoạt giải nhì.

  9. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    KINH TẾ
    Ông Bế Văn Chiến đoạt giải Nhất Hội thi chất lượng quả vải thiều
    Với diện tích khoảng 8.000 ha diện tích trồng vải thiều, tỉnh Thái Nguyên dự ước đạt sản lượng khoảng 15.000 tấn quả vải năm nay. Nhằm khuyến khích, động viên các hộ trồng vải và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ quả vải trên thị trường nội địa, sáng 21-6, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên đã tổ chức Hội thi chất lượng quả vải thiều năm 2004.
    Vượt lên 37 hộ trồng vải thiều tiêu biểu của tỉnh về dự Hội thi, ông Bế Văn Chiến ở xã La Hiên (Võ Nhai) đã đoạt giải Nhất sau khi trả lời xuất sắc phần thi lý thuyết về kiến thức canh tác, chế biến vải thiều và thi chất lượng quả vải. Hai ông: Lê Quang Hợp ở phường Lương Sơn (T.P Thái Nguyên) và Vũ Tiến Mỹ ở xã Lâu Thượng (Võ Nhai) đoạt giải nhì.

  10. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Theo những kết quả nghiên cúu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của tỉnh Thái Nguyên thì khoảng 2 ngày tới sẽ có khối không khí lạnh từ phiá Bắc di chuyển xuống phái Nam nên nhiệt độ sẽ giảm dần và lượng mưa sẽ bù đắp và mực nước hồ sẽ trở về bình thường

Chia sẻ trang này