1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức từ quê hương_ Nhật ký những ngày Tết ở Thái Nguyên

Chủ đề trong 'Thái Nguyên' bởi tamhoncuada_spt, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Sinh hoạt hè cho trẻ em nông thôn- Cần một hướng đi mới​
    Sinh hoạt hè đã trở thành hoạt động không thể thiếu của trẻ em. Song, rất cần một hướng đi mới để duy trì và phát triển.
    Hiệu quả là quan trọng...
    Tính đến ngày 15-7, trên toàn địa bàn thị xã Sông Công có 7.900 trẻ em trong độ tuổi (đạt 96%), thường xuyên sinh hoạt hè ở 10 liên đội khối xã, phường và trường THCN Việt Đức.
    Anh Ngô Mạnh Hùng, Bí thư Thị Đoàn cho biết: Hoạt động hè cho trẻ em nông thôn luôn được các cấp bộ Đoàn của thị xã quan tâm. Để thu hút đông đảo trẻ em tham gia sinh hoạt hè với đúng mục đích, ý nghĩa, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và đặc biệt là phương pháp tổ chức. Và đối với chúng tôi quan trọng nhất là hiệu quả. Qua kinh nghiệm nhiều năm về trước, khi triển khai công tác đầu hè thì rất rầm rộ sau đó thì cứ lụi dần, do vậy việc kiểm tra thường xuyên, kịp thời kê chỉnh những thiếu sót được chúng tôi đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, ngay từ đầu tháng 5, chúng tôi đã lập kế hoạch cụ thể: Kết hợp cùng Hội khuyến học tổ chức các buổi đi làm phóng sự về các em có hoàn cảnh khó khăn những vẫn cố gắng trong học tập, sau đó đưa đến chiếu ở các đơn vị, khu dân cư... để huy động nguồn kinh phí. Tập hợp lực lượng sinh viên của các trường về địa phương trong dịp hè, dùng các phương thức như đánh giá, xếp loại đoàn viên, học sinh để tạo thành quy chế hoạt động cho tổ chức chi Đội. Gắn đánh giá xếp loại với thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động hè...
    Bí thư Đoàn phường Thắng Lợi Nguyễn Văn Cương thì có ý kiến: Trong công tác hè chúng tôi cho rằng tính thường xuyên là quan trọng nhất (Địa bàn phường có 4 phố, 6 xóm nông nghiệp và một trường tiểu học, hiện tại 96% các em sinh hoạt thường xuyên 3- 4 buổi/tuần). Được sự quan tâm của cấp ủy phường, 6 xóm nông nghiệp của chúng tôi đều có địa điểm để cho các em sinh hoạt, nhưng muốn đảm bảo tính thường xuyên đòi hỏi năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ Đội, và kế hoạch cụ thể được thống nhất từ cấp Thị xã trở xuống. Trong thời gian qua, ngoài tổ chức các hoạt động như giúp bạn ôn tập văn hóa, tham gia ngày thứ 7 tình nguyện...chúng tôi còn tổ chức cho các em tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng đá, cầu lông... Nhờ vậy, sinh hoạt hè đã được sự đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh.
    Lấy khen thưởng làm động lực.
    Khác với Sông Công, huyện Phú Lương với 271 xóm, bản còn rất nhiều những khó khăn như địa điểm sinh hoạt, điều kiện đi lại, nhưng hai năm trở lại đây đều được đánh giá là đơn vị làm tốt công tác tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng. Vậy, Phú Lương có phương pháp nào?
    Trả lời cho câu hỏi trên, anh Phạm Hữu Hoàn, Bí thư huyện Đoàn cho biết: Ngoài triển khai những công tác theo kế hoạch hoạt động, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thi đua khen thưởng, lấy đây là động lực chính cho phong trào. Ngay từ trong năm học, Huyện Đoàn, Hội đồng đội huyện đã phối hợp chặt chẽ cùng khối trường học, tổ chức gây quỹ từ phong trào ?okế hoạch nhỏ?. Vào dịp hè, từ nguồn quỹ trên, kết hợp với kinh phí được cấp từ Uỷ Ban DSGĐ&TE, chúng tôi tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, trao phần thưởng cho các em có thành tích tốt trong học tập, trong tiêu chí có cả việc thường xuyên tham gia sinh hoạt hè. Bên cạnh đó, từ sinh hoạt hè, chúng tôi tìm hiểu, lựa chọn các em có thành tích khá, giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn, trao học bổng ?ohọc sinh nghèo vượt khó?. Như năm nay chúng tôi đã trao phần thưởng cho 101 cháu ngoan Bác Hồ và 129 xuất học bổng, trị giá 200.000đồng/xuất...
    Sẽ có hướng đi mới?
    Trao đổi với anh Nguyễn Đắc Tuyến, Trưởng Ban Thanh-Thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn, chúng tôi được biết: Trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn rất nhiều đơn vị lúng túng trong công tác tổ chức hoạt động hè cho trẻ em. Đã có ý kiến, tham gia sinh hoạt hè là trở thành ?ongười trông trẻ?. Ngoài những nguyên nhân như kinh phí hạn hẹp, điều kiện đi lại đến các nơi sinh hoạt khó khăn, năng lực cán bộ Đội còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận phụ huynh chưa cao, thì vấn đề quan trọng là chúng ta chưa tìm ra được hướng đi mới cho công tác này. Thông qua nhiều hội nghị bàn bạc về nội dung trên, ngoài phối hợp đồng bộ như đã được thực hiện thành nếp trong những năm qua, chúng tôi sẽ có phương hướng mới, trọng tâm là: Kiểm soát chặt và có thể tạo đội ngũ cộng tác viên tình nguyện trong các dịp hè, lấy nòng cốt là những thanh niên tiên tiến hội đủ các điều kiện về tri thức và đạo đức ngay trong địa phương; nâng cao hơn nữa công tác tập huấn, khi đã có đội ngũ cộng tác viên có thể đưa công tác tập huấn về đến từng huyện với quy mô rộng. Đặc biệt quan trọng là đưa phương thức sinh hoạt mới nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của các em, ví dụ như trong một buổi sinh hoạt, các em có thể cùng anh chị phụ trách bàn bạc, lựa chọn chủ đề, hình thức tổ chức... sau đó các em tiến hành sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của các anh chị...
  2. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Trốn chạy có thoát khỏi bàn tay tử thần của ma tuý
    Học viên đã chấp nhận ''''''''''''''''ẩn mình'''''''''''''''' giữa bốn bề sông nước để từ bỏ ma tuý, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cuộc trốn chạy từ đảo Long Hội (Thái Nguyên).
    Trốn vì ''''''''''''''''nhớ vợ, thương con''''''''''''''''!
    Cách thành phố Thái Nguyên hơn chục km, giữa bốn bề mênh mông sóng nước, đảo Long Hội như một nét nhấn nhẹ nhàng cho vẻ đẹp kì thú của hồ Núi Cốc. Đảo hiện là nơi tập trung của hơn một trăm con người tìm đến mong thoát khỏi kiếp nghiện ngập.
    Nếu so với nhiều trung tâm cai nghiện khác thì điều kiện sống nơi đây rất tốt. Học viên được làm việc và học tập liên tục để quên đi ma tuý. Sáng, lao động trồng rau, hái chè, làm đồ mộc. Chiều, ai có nhu cầu tập luyện thể thao thì có sẵn bàn bóng, nơi bơi lội. Tối, đọc báo, xem tivi. Khí hậu thoáng mát như một khu nghỉ dưỡng. Tịnh không thấy một đoạn tường cao hay dây thép gai ngăn cách với bên ngoài nào cả. Điểm mất tự do lớn nhất là đúng 21h thì tất cả học viên phải lên giường đi ngủ. Mọi cánh cửa đóng kín mít. Tưởng chừng như các học viên có thể yên tâm cai nghiện ở đây và nếu muốn trốn thì cũng khó. Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc trốn chạy từ đảo Long Hội.
    Ông Lại Tiến Đức, Giám đốc Trung tâm Giáo dục LĐXH Thái Nguyên giới thiệu qua những học viên của đảo Long Hội. Hầu hết các đối tượng đều đã cai... năm lần bảy lượt, có đến 80% học viên mang tiền án, tiền sự. Tỷ lệ nhiễm HIV bình thường là 50%, có những đợt lên đến 70%. Còn chuyện bỏ trốn? Ông Đức bảo bây giờ đã đỡ nhiều, nhưng nếu muốn tìm hiểu thì cứ đến cơ sở 2 của Trung tâm đóng trên đảo Long Hội.
    Anh Nguyễn Văn Thành, cán bộ quản lý cho biết, thời gian lý tưởng của những kẻ trốn chạy thường hay chọn là từ tháng 10 đến tháng 2. Lúc đó nước cạn, có thể bơi mà không sợ bị chết đuối. Thời gian trốn thường sau ngày 20 của tháng (sau ngày thăm gặp người thân), bởi khi đó người cai thường rơi vào cảm xúc nặng nề muốn tìm về ma tuý sau khi biết chuyện gia đình. Những đối tượng trốn phần đông là người cai nghiện bắt buộc.
    Anh Thành kể... Đêm 30 tết năm Giáp Thân (2004), hàng trăm học viên cùng quây quần trong hội trường chuẩn bị đón mừng năm mới, anh bỗng phát hiện thiếu học viên Nguyễn Xuân Quyền. Ngay lập tức mấy cán bộ liền bấm nhau lặng lẽ đi tìm trong khi các học viên khác vẫn sinh hoạt bình thường. Chiếc xuồng máy đưa các anh đi khắp mấy vòng quanh đảo tìm Quyền. Tiếng gọi vang khắp mặt hồ nhưng đáp lại chỉ là màn đêm đen kịt và cái lạnh thấu người. Sắp đến giao thừa, mọi người quyết định về huy động thêm một số học viên tham gia việc tìm kiếm. Ai cũng lo lắng bởi trời tối, hồ sâu mà Quyền lại không biết bơi, nhỡ không may thì... Mãi đến 3h sáng ngày mùng 1 tết, Quyền được tìm thấy khi đang ngồi khóc ở khu vườn rau. Cán bộ quản lý gặng hỏi mãi thì Quyền mới nói rằng: Buồn do vừa nhận được tin vợ bị bắt do phạm tội buôn bán ma tuý...
    Không thể trốn thoát!
    Học viên Triệu Văn Cương, quê Lạng Sơn cai nghiện ở đảo đã 17 tháng. Sau lần gặp người thân, Cương đòi về thăm nhà không được nên nảy sinh ý định bỏ trốn. Một buổi sáng, tranh thủ khi ra một đảo nhỏ hái chè, Sơn kêu mệt xin đi nghỉ một lát. Tranh thủ lúc mọi người mải làm việc, Cương nhanh chóng đánh bài... ''''''''''''''''chuồn''''''''''''''''. ''''''''''''''''Với những học viên cai nghiện người địa phương còn đỡ sợ bởi quen đường chứ người nơi khác đến không biết lại bơi ra những chỗ vừa sâu vừa xa thì rất nguy hiểm''''''''''''''''- anh Thành cho biết.
    Thế là suốt cả buổi chiều hôm đó, 2 chiếc canô của trung tâm quần thảo không biết bao vòng quanh các đảo mà không thấy Cương. Tất cả các vùng đồi núi xung quanh cũng được lật tung từng mét mà vẫn chẳng thấy tăm hơi. Trưa ngày hôm sau lãnh đạo trung tâm gọi điện về gia đình Cương. Họ cho biết chưa thấy con mình về. Xác định rằng, anh chàng này là người nơi khác đến, lạ nước lạ cái, chưa thể chạy đi xa được mà vẫn chỉ lẩn quất đâu đây. Một kế hoạch mới được đề ra. Các cán bộ đi tìm giả vờ hò nhau ra về như thể đánh động cho Cương biết cuộc tìm kiếm đến đây là kết thúc. Đúng như dự đoán, không chịu được cái đói, cái khát sau hai ngày vùi mình trong những bụi rậm, Cương rời chỗ ẩn nấp đi tìm nước uống. Lúc này anh ta đi không nổi, khắp người vằn vện những vết xước, da phồng lên từng mảng do kiến đốt. Thế là sau hai ngày tìm kiếm mệt lừ, các cán bộ quản lý lại phải mất 2 ngày chăm sóc, đổ sữa cho Cương.
    Những người bỏ trốn thường lấy đường dây điện dẫn vào trung tâm làm ''''''''''''''''la bàn''''''''''''''''. Cứ bơi rồi chạy theo đường núi là ra tới khu đập chính của hồ Núi Cốc và tìm xe ôm đi tiếp. Một con đường khác là ở Phúc Tân. Từ đảo bơi sang qua khu vực ''''''''''''''''Eo Thắt'''''''''''''''' của xã là gặp đường ô tô. Lúc này thì học viên đã chính thức... ''''''''''''''''xổng chuồng''''''''''''''''!
    Hầu hết những người trốn chạy đều không thoát, bởi khi phát hiện vụ việc cán bộ quản lý thường nhanh chóng chốt chặn ở chỗ đập chính và ''''''''''''''''Eo Thắt''''''''''''''''. Bởi vì họ biết rằng, kiểu gì đối tượng bỏ trốn cũng phải chạy qua đây. Tuy vậy, cũng có những đối tượng bằng nhiều cách vẫn vượt qua được. Vụ gần đây nhất, học viên Nguyễn Tuấn Anh lợi dụng việc đi lấy cỏ cho thỏ đã chạy trốn. Suốt đêm anh này vừa bơi, vừa chạy đến 5h sáng hôm sau thì về đến nhà ở Đồng Bẩm.
    Tôi nhớ lại lời một cán bộ ở một trung tâm cai nghiện, trượt vào ma tuý là ''''''''''''''''lầm đường lạc lối'''''''''''''''' nhưng không phải đã hết hy vọng. Họ vẫn có thể vượt qua bằng nghị lực cai nghiện. Nhưng cũng có người đã ''''''''''''''''bập'''''''''''''''' vào ma tuý vẫn luôn tìm cách trốn chạy khỏi trung tâm cai nghiện. Chỉ có điều, thoát được khỏi trung tâm, liệu họ có thoát được bàn tay của tử thần ma tuý luôn quyến rũ, rình rập?
    (TheoVietNamNet)
    Được tamhoncuada_spt sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 21/08/2004
  3. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Trốn chạy có thoát khỏi bàn tay tử thần của ma tuý
    Học viên đã chấp nhận ''''''''''''''''ẩn mình'''''''''''''''' giữa bốn bề sông nước để từ bỏ ma tuý, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cuộc trốn chạy từ đảo Long Hội (Thái Nguyên).
    Trốn vì ''''''''''''''''nhớ vợ, thương con''''''''''''''''!
    Cách thành phố Thái Nguyên hơn chục km, giữa bốn bề mênh mông sóng nước, đảo Long Hội như một nét nhấn nhẹ nhàng cho vẻ đẹp kì thú của hồ Núi Cốc. Đảo hiện là nơi tập trung của hơn một trăm con người tìm đến mong thoát khỏi kiếp nghiện ngập.
    Nếu so với nhiều trung tâm cai nghiện khác thì điều kiện sống nơi đây rất tốt. Học viên được làm việc và học tập liên tục để quên đi ma tuý. Sáng, lao động trồng rau, hái chè, làm đồ mộc. Chiều, ai có nhu cầu tập luyện thể thao thì có sẵn bàn bóng, nơi bơi lội. Tối, đọc báo, xem tivi. Khí hậu thoáng mát như một khu nghỉ dưỡng. Tịnh không thấy một đoạn tường cao hay dây thép gai ngăn cách với bên ngoài nào cả. Điểm mất tự do lớn nhất là đúng 21h thì tất cả học viên phải lên giường đi ngủ. Mọi cánh cửa đóng kín mít. Tưởng chừng như các học viên có thể yên tâm cai nghiện ở đây và nếu muốn trốn thì cũng khó. Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc trốn chạy từ đảo Long Hội.
    Ông Lại Tiến Đức, Giám đốc Trung tâm Giáo dục LĐXH Thái Nguyên giới thiệu qua những học viên của đảo Long Hội. Hầu hết các đối tượng đều đã cai... năm lần bảy lượt, có đến 80% học viên mang tiền án, tiền sự. Tỷ lệ nhiễm HIV bình thường là 50%, có những đợt lên đến 70%. Còn chuyện bỏ trốn? Ông Đức bảo bây giờ đã đỡ nhiều, nhưng nếu muốn tìm hiểu thì cứ đến cơ sở 2 của Trung tâm đóng trên đảo Long Hội.
    Anh Nguyễn Văn Thành, cán bộ quản lý cho biết, thời gian lý tưởng của những kẻ trốn chạy thường hay chọn là từ tháng 10 đến tháng 2. Lúc đó nước cạn, có thể bơi mà không sợ bị chết đuối. Thời gian trốn thường sau ngày 20 của tháng (sau ngày thăm gặp người thân), bởi khi đó người cai thường rơi vào cảm xúc nặng nề muốn tìm về ma tuý sau khi biết chuyện gia đình. Những đối tượng trốn phần đông là người cai nghiện bắt buộc.
    Anh Thành kể... Đêm 30 tết năm Giáp Thân (2004), hàng trăm học viên cùng quây quần trong hội trường chuẩn bị đón mừng năm mới, anh bỗng phát hiện thiếu học viên Nguyễn Xuân Quyền. Ngay lập tức mấy cán bộ liền bấm nhau lặng lẽ đi tìm trong khi các học viên khác vẫn sinh hoạt bình thường. Chiếc xuồng máy đưa các anh đi khắp mấy vòng quanh đảo tìm Quyền. Tiếng gọi vang khắp mặt hồ nhưng đáp lại chỉ là màn đêm đen kịt và cái lạnh thấu người. Sắp đến giao thừa, mọi người quyết định về huy động thêm một số học viên tham gia việc tìm kiếm. Ai cũng lo lắng bởi trời tối, hồ sâu mà Quyền lại không biết bơi, nhỡ không may thì... Mãi đến 3h sáng ngày mùng 1 tết, Quyền được tìm thấy khi đang ngồi khóc ở khu vườn rau. Cán bộ quản lý gặng hỏi mãi thì Quyền mới nói rằng: Buồn do vừa nhận được tin vợ bị bắt do phạm tội buôn bán ma tuý...
    Không thể trốn thoát!
    Học viên Triệu Văn Cương, quê Lạng Sơn cai nghiện ở đảo đã 17 tháng. Sau lần gặp người thân, Cương đòi về thăm nhà không được nên nảy sinh ý định bỏ trốn. Một buổi sáng, tranh thủ khi ra một đảo nhỏ hái chè, Sơn kêu mệt xin đi nghỉ một lát. Tranh thủ lúc mọi người mải làm việc, Cương nhanh chóng đánh bài... ''''''''''''''''chuồn''''''''''''''''. ''''''''''''''''Với những học viên cai nghiện người địa phương còn đỡ sợ bởi quen đường chứ người nơi khác đến không biết lại bơi ra những chỗ vừa sâu vừa xa thì rất nguy hiểm''''''''''''''''- anh Thành cho biết.
    Thế là suốt cả buổi chiều hôm đó, 2 chiếc canô của trung tâm quần thảo không biết bao vòng quanh các đảo mà không thấy Cương. Tất cả các vùng đồi núi xung quanh cũng được lật tung từng mét mà vẫn chẳng thấy tăm hơi. Trưa ngày hôm sau lãnh đạo trung tâm gọi điện về gia đình Cương. Họ cho biết chưa thấy con mình về. Xác định rằng, anh chàng này là người nơi khác đến, lạ nước lạ cái, chưa thể chạy đi xa được mà vẫn chỉ lẩn quất đâu đây. Một kế hoạch mới được đề ra. Các cán bộ đi tìm giả vờ hò nhau ra về như thể đánh động cho Cương biết cuộc tìm kiếm đến đây là kết thúc. Đúng như dự đoán, không chịu được cái đói, cái khát sau hai ngày vùi mình trong những bụi rậm, Cương rời chỗ ẩn nấp đi tìm nước uống. Lúc này anh ta đi không nổi, khắp người vằn vện những vết xước, da phồng lên từng mảng do kiến đốt. Thế là sau hai ngày tìm kiếm mệt lừ, các cán bộ quản lý lại phải mất 2 ngày chăm sóc, đổ sữa cho Cương.
    Những người bỏ trốn thường lấy đường dây điện dẫn vào trung tâm làm ''''''''''''''''la bàn''''''''''''''''. Cứ bơi rồi chạy theo đường núi là ra tới khu đập chính của hồ Núi Cốc và tìm xe ôm đi tiếp. Một con đường khác là ở Phúc Tân. Từ đảo bơi sang qua khu vực ''''''''''''''''Eo Thắt'''''''''''''''' của xã là gặp đường ô tô. Lúc này thì học viên đã chính thức... ''''''''''''''''xổng chuồng''''''''''''''''!
    Hầu hết những người trốn chạy đều không thoát, bởi khi phát hiện vụ việc cán bộ quản lý thường nhanh chóng chốt chặn ở chỗ đập chính và ''''''''''''''''Eo Thắt''''''''''''''''. Bởi vì họ biết rằng, kiểu gì đối tượng bỏ trốn cũng phải chạy qua đây. Tuy vậy, cũng có những đối tượng bằng nhiều cách vẫn vượt qua được. Vụ gần đây nhất, học viên Nguyễn Tuấn Anh lợi dụng việc đi lấy cỏ cho thỏ đã chạy trốn. Suốt đêm anh này vừa bơi, vừa chạy đến 5h sáng hôm sau thì về đến nhà ở Đồng Bẩm.
    Tôi nhớ lại lời một cán bộ ở một trung tâm cai nghiện, trượt vào ma tuý là ''''''''''''''''lầm đường lạc lối'''''''''''''''' nhưng không phải đã hết hy vọng. Họ vẫn có thể vượt qua bằng nghị lực cai nghiện. Nhưng cũng có người đã ''''''''''''''''bập'''''''''''''''' vào ma tuý vẫn luôn tìm cách trốn chạy khỏi trung tâm cai nghiện. Chỉ có điều, thoát được khỏi trung tâm, liệu họ có thoát được bàn tay của tử thần ma tuý luôn quyến rũ, rình rập?
    (TheoVietNamNet)
    Được tamhoncuada_spt sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 21/08/2004
  4. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6: Nhiều người nhập khẩu ?oảo​
    ?
    - Thời điểm này, các trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên toàn tỉnh đang nhận hồ sơ xét tuyển học sinh vào lớp 1 và lớp 6. Việc chọn trường, chọn thầy của nhiều bậc phụ huynh để gửi gắm con em đang khiến cho công tác tuyển sinh nóng lên, đặc biệt là ở một số phường trong thành phố. Phóng viên Báo Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Hường, Trưởng phòng và ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó phòng Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) T.P Thái Nguyên xoay quanh vấn đề này.
    P.V: Thưa hai ông, một thực tế đang diễn ra là tình trạng chuyển khẩu ?oảo? tại một số phường của T.P Thái Nguyên nhằm hợp lý hoá tiêu chí số 1 của tuyển sinh là ?ohọc sinh có hộ khẩu thuộc địa bàn phường, xã nơi trường đóng?.
    - Ông Trần Văn Hường:
    Đúng như vậy, đây là tình trạng năm nào cũng xảy ra, chủ yếu tập trung ở 5 phường: Phường Trung Thành (có Trường tiểu học và THCS Độc Lập); phường Quang Trung (có Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường THCS Quang Trung); phường Phan Đình Phùng (có Trường tiểu học và THCS Nha Trang); phường Hoàng Văn Thụ (có trường tiểu học Đội Cấn); phường Trưng Vương (có Trường tiểu học Trưng Vương).
    P.V: Những truờng hợp này sẽ xử lý thế nào?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Không thể khẳng định được là ?othật? hay là ?ogiả? nếu không kiểm tra. Ngoài số học sinh trên địa bàn nhà trường đã điều tra và lập kế hoạch để tiếp nhận, số ?ođội? lên thì hiệu trưởng cử giáo viên phối hợp với cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố kiểm tra hộ khẩu, nếu đúng là chuyển khẩu đích thực thì phải nhận, nếu là ?ochạy? hộ khẩu thì kiên quyết không nhận.
    PV: Có trường hợp ?ongoại giao? chứ, vì bên cạnh cái lý còn có cái tình?
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Đó là những học sinh ở vùng giáp ranh. Tôi ví dụ như Trường tiểu học Nha Trang nằm trên địa bàn của phường Phan Đình Phùng, nhưng chỉ cách một bước chân thôi là địa phận phường Túc Duyên. Vậy số con em đến Trường Nha Trang thì gần, đến Trường Túc Duyên thì xa phải được xem xét để tuyển vào Trường Nha Trang.
    - Ông Trần Văn Hường:
    Tôi vừa nhận đơn một trường hợp ở phường Cam Giá, nhà họ chỉ cách Trường THCS Độc Lập có 300-400 mét, nhưng lại cách Trường Cam Giá những 4-5km. Chúng tôi sẽ cho đi kiểm tra, nếu đúng như vậy thì đây là trường hợp quan tâm để giải quyết. Chị nói đến hai chữ ?ongoại giao? chính là ở chỗ này.
    P.V: Việc phụ huynh học sinh ?ođổ? vào một số trường có nói lên chất lượng đào tạo của trường đó không?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Không. Ví dụ tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trường THCS Nguyễn Du năm học 2003-2004 cao hơn của Trường THCS Nha Trang. Cơ sở vật chất của Trường THCS Nha Trang chưa thể bằng Trường THCS Trưng Vương... Tóm lại là tôi cũng không hiểu các bậc phụ huynh đánh giá theo tiêu chí nào để chọn trường.
    PV: Có thể về chất lượng giáo viên chưa đồng đều?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Tôi khẳng định chất lượng giáo viên các trường trong T.P là tương đối đồng đều.
    P.V: Vậy tại sao ngay trong một trường, vẫn có nhiều phụ huynh muốn cho con mình vào lớp này mà không vào lớp kia?
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Chất lượng giáo viên là do Hội đồng sư phạm nhà trường bình xét bằng cách bỏ phiếu kín, phụ huynh chủ yếu dựa vào chủ quan để đánh giá, nhiều khi không chính xác.
    PV: Trở lại vấn đề tuyển sinh, sau khi đủ số lượng sẽ là ?ocông đoạn? phân lớp, về lý thì không còn lớp chọn nhưng cũng có lớp được ưu tiên để ?oươm? học sinh giỏi?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Chúng tôi không cho phép chọn học sinh giỏi về một lớp. Việc xếp lớp có thể theo 2 cách: Theo tổ nhân dân (ví dụ từ tổ 1 đến tổ 5 vào một lớp) hoặc theo vần A, B, C.
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Chất lượng giáo viên được đánh giá theo chỉ tiêu. Nếu chọn lớp giỏi thì ai muốn phụ trách lớp yếu và việc bình xét thi đua sẽ như thế nào? Nếu giáo viên không được đánh giá bình đẳng thì trong nhà trường nội bộ sẽ mất đoàn kết ngay.
    P.V: Xin cảm ơn hai ông về cuộc trao đổi này.
    Minh Hằng (Thực hiện)
  5. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6: Nhiều người nhập khẩu ?oảo​
    ?
    - Thời điểm này, các trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên toàn tỉnh đang nhận hồ sơ xét tuyển học sinh vào lớp 1 và lớp 6. Việc chọn trường, chọn thầy của nhiều bậc phụ huynh để gửi gắm con em đang khiến cho công tác tuyển sinh nóng lên, đặc biệt là ở một số phường trong thành phố. Phóng viên Báo Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Hường, Trưởng phòng và ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó phòng Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) T.P Thái Nguyên xoay quanh vấn đề này.
    P.V: Thưa hai ông, một thực tế đang diễn ra là tình trạng chuyển khẩu ?oảo? tại một số phường của T.P Thái Nguyên nhằm hợp lý hoá tiêu chí số 1 của tuyển sinh là ?ohọc sinh có hộ khẩu thuộc địa bàn phường, xã nơi trường đóng?.
    - Ông Trần Văn Hường:
    Đúng như vậy, đây là tình trạng năm nào cũng xảy ra, chủ yếu tập trung ở 5 phường: Phường Trung Thành (có Trường tiểu học và THCS Độc Lập); phường Quang Trung (có Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường THCS Quang Trung); phường Phan Đình Phùng (có Trường tiểu học và THCS Nha Trang); phường Hoàng Văn Thụ (có trường tiểu học Đội Cấn); phường Trưng Vương (có Trường tiểu học Trưng Vương).
    P.V: Những truờng hợp này sẽ xử lý thế nào?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Không thể khẳng định được là ?othật? hay là ?ogiả? nếu không kiểm tra. Ngoài số học sinh trên địa bàn nhà trường đã điều tra và lập kế hoạch để tiếp nhận, số ?ođội? lên thì hiệu trưởng cử giáo viên phối hợp với cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố kiểm tra hộ khẩu, nếu đúng là chuyển khẩu đích thực thì phải nhận, nếu là ?ochạy? hộ khẩu thì kiên quyết không nhận.
    PV: Có trường hợp ?ongoại giao? chứ, vì bên cạnh cái lý còn có cái tình?
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Đó là những học sinh ở vùng giáp ranh. Tôi ví dụ như Trường tiểu học Nha Trang nằm trên địa bàn của phường Phan Đình Phùng, nhưng chỉ cách một bước chân thôi là địa phận phường Túc Duyên. Vậy số con em đến Trường Nha Trang thì gần, đến Trường Túc Duyên thì xa phải được xem xét để tuyển vào Trường Nha Trang.
    - Ông Trần Văn Hường:
    Tôi vừa nhận đơn một trường hợp ở phường Cam Giá, nhà họ chỉ cách Trường THCS Độc Lập có 300-400 mét, nhưng lại cách Trường Cam Giá những 4-5km. Chúng tôi sẽ cho đi kiểm tra, nếu đúng như vậy thì đây là trường hợp quan tâm để giải quyết. Chị nói đến hai chữ ?ongoại giao? chính là ở chỗ này.
    P.V: Việc phụ huynh học sinh ?ođổ? vào một số trường có nói lên chất lượng đào tạo của trường đó không?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Không. Ví dụ tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trường THCS Nguyễn Du năm học 2003-2004 cao hơn của Trường THCS Nha Trang. Cơ sở vật chất của Trường THCS Nha Trang chưa thể bằng Trường THCS Trưng Vương... Tóm lại là tôi cũng không hiểu các bậc phụ huynh đánh giá theo tiêu chí nào để chọn trường.
    PV: Có thể về chất lượng giáo viên chưa đồng đều?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Tôi khẳng định chất lượng giáo viên các trường trong T.P là tương đối đồng đều.
    P.V: Vậy tại sao ngay trong một trường, vẫn có nhiều phụ huynh muốn cho con mình vào lớp này mà không vào lớp kia?
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Chất lượng giáo viên là do Hội đồng sư phạm nhà trường bình xét bằng cách bỏ phiếu kín, phụ huynh chủ yếu dựa vào chủ quan để đánh giá, nhiều khi không chính xác.
    PV: Trở lại vấn đề tuyển sinh, sau khi đủ số lượng sẽ là ?ocông đoạn? phân lớp, về lý thì không còn lớp chọn nhưng cũng có lớp được ưu tiên để ?oươm? học sinh giỏi?
    - Ông Trần Văn Hường:
    Chúng tôi không cho phép chọn học sinh giỏi về một lớp. Việc xếp lớp có thể theo 2 cách: Theo tổ nhân dân (ví dụ từ tổ 1 đến tổ 5 vào một lớp) hoặc theo vần A, B, C.
    - Ông Nguyễn Tiến Dũng:
    Chất lượng giáo viên được đánh giá theo chỉ tiêu. Nếu chọn lớp giỏi thì ai muốn phụ trách lớp yếu và việc bình xét thi đua sẽ như thế nào? Nếu giáo viên không được đánh giá bình đẳng thì trong nhà trường nội bộ sẽ mất đoàn kết ngay.
    P.V: Xin cảm ơn hai ông về cuộc trao đổi này.
    Minh Hằng (Thực hiện)
  6. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Natsteel VINA- Một trong 10 doanh nghiệp FDI đầu tư hiệu quả nhất Việt Nam​
    Cập nhật 16h ngày 16/3/2004
    Trong số gần 120 doanh nghiệp ĐTNN báo cáo có lãi trong năm 2003, Liên doanh Natsteel VINA (giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Natsteel Ltd. của Singapore và Southern Berhad của Malaysia), trụ sở đặt tại Lưu xá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là một trong 10 doanh nghiệp FDI đầu tư hiệu quả nhất. Liên doanh có vốn đầu tư 21,7 triệu USD, đã thực hiện 60% tổng vốn đăng ký và đã đi vào sản xuất sau 2 năm xây dựng. Công suất của nhà máy là 150 tấn thép/năm. Tổng doanh thu năm 2003 đạt trên 300 triệu USD (xuất khẩu chiếm 3% tổng doanh thu), thu hút trên 210 lao động. Liên doanh này bắt đầu có lãi từ năm 1999. Trong 3 năm gần đây, Liên doanh có lãi liên tục với mức lãi năm sau cao hơn năm trước.
  7. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Natsteel VINA- Một trong 10 doanh nghiệp FDI đầu tư hiệu quả nhất Việt Nam​
    Cập nhật 16h ngày 16/3/2004
    Trong số gần 120 doanh nghiệp ĐTNN báo cáo có lãi trong năm 2003, Liên doanh Natsteel VINA (giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Natsteel Ltd. của Singapore và Southern Berhad của Malaysia), trụ sở đặt tại Lưu xá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là một trong 10 doanh nghiệp FDI đầu tư hiệu quả nhất. Liên doanh có vốn đầu tư 21,7 triệu USD, đã thực hiện 60% tổng vốn đăng ký và đã đi vào sản xuất sau 2 năm xây dựng. Công suất của nhà máy là 150 tấn thép/năm. Tổng doanh thu năm 2003 đạt trên 300 triệu USD (xuất khẩu chiếm 3% tổng doanh thu), thu hút trên 210 lao động. Liên doanh này bắt đầu có lãi từ năm 1999. Trong 3 năm gần đây, Liên doanh có lãi liên tục với mức lãi năm sau cao hơn năm trước.
  8. linux_vc

    linux_vc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Các bạn đã biết tin gì chưa? Ở Thái Nguyên đang có dịch ''''viêm đường hô hấp cấp '''' đấy, hôm qua trên truyền hình TN có đưa tin đó. Hình như có một chị học Sử K36 bị bệnh đó đã mất rồi, thương chị ấy quá đi, học năm cuối rồi mà!!!.... Vậy nên bây giờ các bạn cố gắng giữ gìn sức khoẻ của mình và của người thân nhé. Đặc biệt là các bạn sinh viên ở trọ xa nhà nhớ cẩn thận nhé...
    All For Tomorrow
  9. linux_vc

    linux_vc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Các bạn đã biết tin gì chưa? Ở Thái Nguyên đang có dịch ''''viêm đường hô hấp cấp '''' đấy, hôm qua trên truyền hình TN có đưa tin đó. Hình như có một chị học Sử K36 bị bệnh đó đã mất rồi, thương chị ấy quá đi, học năm cuối rồi mà!!!.... Vậy nên bây giờ các bạn cố gắng giữ gìn sức khoẻ của mình và của người thân nhé. Đặc biệt là các bạn sinh viên ở trọ xa nhà nhớ cẩn thận nhé...
    All For Tomorrow
  10. oh_yeah_20andlife

    oh_yeah_20andlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn .Hình như mình cũng sắp die rồi .

Chia sẻ trang này