1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maithydl

    maithydl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com/tuoitre.html
    Thứ Bảy, 30/09/2006, 11:45 (GMT+7)
    Giải đáp hiện tượng "chiếc mâm quay"

    Đặt tay trực tiếp lên mặt mâm
    Nhiều người đặt tay lên mặt một chiếc mâm. Đọc thần chú và nó sẽ... tự quay. Trò chơi "kỳ lạ" này có ở miền Nam nước ta, được nhiều người cho là thần bí. Các nhà khoa học đã thí nghiệm và kết luận mâm quay là do... lực cơ học, chứ chẳng phải do tác dụng thần bí nào cả.
    Hiện tượng mâm quay
    Trò chơi dân gian này đã xuất hiện ở nước ta từ hàng trăm năm trước, được lưu truyền chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam (Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng..). Mâm quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thuỷ tinh. Mâm được thiết kế đặt trên một ổ trục để giảm ma sát khi quay. Người tham gia chơi đứng quanh, đặt tay lên mâm và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "Hãy quay"...
    Quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do người chơi quy ước với nhau khi bắt đầu thực hành thí nghiệm. Người chơi đọc liên tục và khi thấy mâm bắt đầu quay (hoặc cảm giác mâm có xu hướng quay) thì nương theo chiều quay của mâm mà đi theo, không được cản lại. Khi mâm đã quay rồi, muốn dừng lại thì mọi người cùng đọc: "hãy dừng lại". Đọc liên tục cho đến khi mâm dừng hẳn lại mới nhấc tay ra. Như vậy, khi mọi người đặt tay lên mâm và cùng đọc khẩu lệnh thì mâm sẽ vâng lời và quay (hay dừng) theo đúng câu thần chú mọi người đang đọc.
    Vậy thực sự mâm quay có hiểu được ý nghĩ của con người không?
    Cuộc khảo nghiệm mâm quay
    Để tìm lời giải đáp, Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã lập một đoàn công tác để khảo sát, tìm hiểu bản chất của hiện tượng này. Theo nhận định ban đầu của Hội đồng khoa học UIA, mâm có thể quay được khi và chỉ khi có một lực nào đó tác động vào mâm tạo ra mômen quay - lực này nằm trong mặt phẳng của mâm, có phương vuông góc với bán kính quay (tức là tiếp tuyến với đường tròn quay).
    Có 4 nguyên nhân có thể tạo ra mô men này, đó là:
    - Tác động của điện từ trường,
    - Tác động của lực sinh học,
    - Tác động của lực cơ học và
    - Tác động của sức mạnh siêu hình hay cõi giới tâm linh.
    Đoàn khảo sát chọn địa điểm khá nổi tiếng về hiện tượng mâm quay, là nhà hàng Phong Lan cạnh chùa Tàu, Đà Lạt, nơi báo chí nói nhiều trong những năm qua. Chủ nhà hàng dành riêng một căn phòng để chuyên biểu diễn tiết mục này.
    Chiếc mâm quay làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu. Chủ nhà giới thiệu đây là chiếc mâm "gia truyền", có từ thời ông nội, đồng thời giới thiệu cả cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách về sự kỳ diệu của mâm quay.
    Trước hết, đoàn công tác lật chiếc mâm ra khỏi ổ trục quay, kiểm tra xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Phương án này nhanh chóng được loại bỏ vì chẳng tìm được thiết bị nào, hơn nữa từ xa xưa, chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ. Trong đoàn khảo nghiệm còn có một số nhà ngoại cảm nổi tiếng, họ cho biết không hề tìm thấy sự can thiệp của cõi giới tâm linh trong căn phòng này.
    Như vậy đã loại bỏ được hai khả năng là mâm quay được do tác động của lực điện từ và cõi giới tâm linh.
    Thí nghiệm dương tính
    Để tiến hành thí nghiệm dương tính, nhóm nghiên cứu đã làm theo đúng quy trình như các nhóm khác làm trước đây: Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt mâm và đọc lệnh cho mâm "quay". Lần đầu ra lệnh mâm quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", mâm từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Sau khoảng 5 phút, mâm được yêu cầu "dừng lại". Thí nghiệm được lặp lại, nhưng ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút mâm đã quay và khi muốn dừng lại cũng chỉ mất hơn 1 phút.
    Thí nghiệm âm tính
    Cuộc thí nghiệm lần ba, giao cho mỗi người tham gia một quả cầu, cỡ quả bóng bàn. Lần này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt mâm như trước mà phải đặt tay thông qua quả cầu trên mặt mâm. Các quá trình đọc "khẩu lệnh" vẫn y nguyên như trước. Nhưng kỳ lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà mâm vẫn không nhúc nhích. Dù đổi "khẩu lệnh" đọc ngược lại mâm vẫn trơ trơ bất động.
    Người chủ nhà rất ái ngại, thốt lên: "Từ trước tới nay, chưa có vụ nào làm thí nghiệm mà mâm không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc thần chú mà mâm không chịu nghe lời".
    Lý giải về hiện tượng mâm quay
    Theo ông Vũ Thế Khanh, thành viên nhóm nghiên cứu của UIA, khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt mâm mà phải gián tiếp thông qua mặt cầu, người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt mâm (mà phương này thì không gây ra mômen quay cho mâm). Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ: người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực ngang xuống mâm được nữa. Cách đặt lực như vậy đã làm cho mâm hết "phép lạ".
    Thông qua thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu kết luận không hề có tác động của lực sinh học hay lực lượng siêu nhiên nào đó như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, mâm chỉ có thể quay được khi và chỉ khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo mômen quay cho mâm. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì mâm không thể quay được.
    Nhưng lực cơ học gây mô men quay do đâu mà có?
    Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt mâm, liên tục đọc khẩu lệnh thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho mâm quay và cảm thấy mâm "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu. Khi đó, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt mâm. Cứ như vậy, mâm sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho mâm quay. Quá trình dừng mâm lại cũng theo nguyên tắc ấy mà phát sinh tâm lý tương ứng.
    Như vậy, hiện tượng mâm quay là do các lực cơ học tạo ra, chẳng phải là tác động thần bí nào cả. Thật ra, người chơi chưa thực sự trong trạng thái "vô tư", chưa thực sự "vô thức". Do vậy, khi đọc khẩu lệnh họ dần bị rơi vào ảo giác và dĩ nhiên phát sinh hiệu ứng của lực "tự kỷ ám thị". Hiệu ứng này là thủ phạm gây ra lực cơ học tạo mômen quay cho mâm. Tuy nhiên, người chơi không hề nghĩ chính mình là thủ phạm, chính mình bị tự kỷ ám thị nên khi thấy mâm quay thì cho rằng do yếu tố khách quan nào đó.
    Cùng thí nghiệm trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành với những người có công phu tu thiền hoặc yoga thì mâm không hề quay (vì họ đã tạo được trạng thái vô thức nên không bị chi phối bởi hiệu ứng của sự "tự kỷ ám thị").
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Trường CĐ Giao thông vận tải 3:
    Thêm chi nhánh ở Đà Lạt mở lớp không phép
    05/10/2006
    Sau sự kiện Trường CĐ Giao thông vận tải 3 tuyển sinh trong khi hợp đồng liên kết đào tạo với Trường ĐH Bách khoa chưa có sự phê duyệt của lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị báo chí phát hiện, nhiều sinh viên của trường này tại Đà Lạt (số 251 Phan Đình Phùng, Đà Lạt - trụ sở thuê của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Đà Lạt) đã nghi ngờ tính hợp pháp của các lớp ở đây. Được biết, trường này mở chi nhánh tại Đà Lạt được 2 khóa từ năm 2005, khóa 2 mới nhập học được vài ngày.
    Khóa 1 hơn 600 sinh viên và khóa 2 hiện nay danh sách có 300 sinh viên theo học được chia làm 7 lớp. Ngày 5.10, chúng tôi đã liên lạc với chi nhánh tại Đà Lạt của trường để biết thêm thông tin, tuy nhiên không thể gặp người quản lý ở đây. Cô Trần Thị Thanh Duyên, nhân viên phụ trách đào tạo cho biết: "Ở đây chỉ có nhân viên, còn anh giám đốc thì ở TP.HCM nên đi đi về về...". Chiều cùng ngày, ông Phạm Hữu Luận, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT cho biết khóa 1 thì chi nhánh có làm đầy đủ thủ tục xin phép, nhưng khóa 2 thì Sở GD-ĐT chưa hề nhận được văn bản nào của trường, và cũng không hề biết trường tiếp tục mở lớp. Chúng tôi sẽ cử người xuống làm việc với chi nhánh và buộc ngưng ngay việc tuyển sinh cho đến khi nào đủ giấy tờ hợp lệ".
    Lê Hân
    http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2006/10/5/164885.tno
    Một ngôi trường kêu cứu
    09/10/2006
    [​IMG]
    Trường ngập, học sinh đành bỏ học - ảnh: X.T
    Mỗi khi mưa xuống, hơn 1.000 học sinh của Trường THCS Tân Hội (Đức Trọng, Lâm Đồng) phải nghỉ học vì trường trở thành ao!
    Câu chuyện người dân "tận thu" cá ở sân Trường THCS Tân Hội (Đức Trọng, Lâm Đồng) vẫn còn được nhiều người dân ở đây kể nhau nghe. Có người bắt được hàng 7- 8 kg cá những hôm nước ngập, còn ngày nắng ráo thì giữa bùn đất còn ướt là mùi cá, cua chết, cộng với nước tù đọng gặp nắng nóng bốc mùi hôi. Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, chỉ một cơn mưa lớn là cả khuôn viên rộng 13.000m2 của trường chìm trong biển nước đục ngầu. 28 lớp học với 1.140 học sinh (HS) của trường thường xuyên phải nghỉ học 2-3 ngày liền. Không phải đến bây giờ tình trạng Trường THCS Tân Hội mới bị ngập úng, nhất là năm nay nước ngập đến trên 1 mét.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoại trừ số ít phòng học, thiết bị được đầu tư nhỏ giọt, tài sản của trường đều "thừa kế" từ HTX mua bán và kho chứa nông sản xây dựng trước năm 1980. Ông Phan Đăng Trung, hội trưởng hội phụ huynh cho biết: "Tai họa có thể đổ ập xuống đầu học sinh bất cứ lúc nào. Gió mạnh đã làm tốc mái trường nhiều lần. Mới đây, gió lốc tốc tung mái của 4 phòng học bay khắp nơi. Cuộc họp phụ huynh lần nào cũng "nóng" vì chuyện cơ sở trường lớp. Sự xuống cấp của ngôi trường cấp II duy nhất trong xã càng xuống cấp nhanh hơn bởi luôn bị ngập úng. Phòng thấp lè tè, chật chội. Mùa mưa thì ẩm mốc, mùa nắng thì nóng và luôn thiếu sáng. Nền nhà thì loang lổ, tường chỗ nào cũng bị bong tróc vôi vữa... Khi trời mưa gây ồn giáo viên giảng bài gào khản cổ HS cũng không nghe được". Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hội, thầy Nguyễn Văn Sinh cho biết: "Với tình trạng này vào mùa mưa, hầu hết các hoạt động ngoài trời như: thể dục, sinh hoạt đội, sinh hoạt đầu tuần, ngoại khóa của HS đều bị tê liệt, đấy là chưa nói đến chỗ vui chơi cho các em. Nhất là úng lụt thường xuyên môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của HS".
    "Thủ phạm" là do việc triển khai các công trình, dự án xung quanh đã biến ngôi trường thành cái rốn chứa nước trong vùng. Phía trước trường là một con đường cao hơn nền trường gần 1 mét, bên phải là trụ sở UBND xã đồ sộ vừa mới xây dựng xong, nền được tôn cao hơn mặt sân trường hàng mét. Còn phía bên trái của trường, hơn 48 ha đất được quy hoạch làm Trung tâm dịch vụ - thương mại, nhà phố, bến xe... Quy hoạch này có từ những năm cuối thập niên 80 đến nay vẫn chưa được triển khai. Mới đây, UBND xã tận dụng đất vét từ hồ đổ vào san nền để phân lô bán. Xung quanh đều cao, trường biến thành... ốc đảo.
    X.T
    http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2006/10/10/165422.tno
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    thật là có lỗi với cái topic này và "Dalat, phát triển bằng gì đây", hic
    Nguyên Thảo: một người Đà Lạt hát
    15/10/2006
    TT - Nguyên Thảo là một cái tên còn xa lạ, album Suối cỏ của cô phát hành vào tháng 4-2006 cũng mới chỉ là album đầu tiên, vậy có gì để nói?
    Chúng ta quen nói đến sự thành đạt mà ít quan tâm đến con đường dẫn đến nó, ít chịu tốn công phát hiện. Nguyên Thảo thật ra đã bắt đầu bước vào con đường của một người hát nhạc nhẹ thật sự, một ca sĩ có đẳng cấp chứ không phải của một ngôi sao công nghệ giải trí.
    Hát không phải để chứng tỏ mình là người có giọng đẹp, có kỹ thuật ?ota đây có học hành hẳn hoi? mà là để thỏa những gì chứa chất trong tâm hồn - điều không thể nói ra thành lời. Hát để tìm người tri kỷ, để chia sẻ những vui buồn, yêu thương, hờn giận và cả giấc mơ cùng niềm hi vọng với người nghe (cái quan trọng nhất để phân biệt giữa hát và ?odiễn?). Ca sĩ trẻ bây giờ ?odiễn? nhiều hát ít, có được người hát như thế là quí lắm.
    Một người sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt hình như vẫn có một cái gì đó giống như phong cảnh nơi này vậy. Khi Nguyên Thảo hát Nghe mưa, tôi đã nhận ra điều ấy. Chỉ một chút riêng biệt như thế, nếu biết giữ gìn cũng đủ để hát một đời. Người Đà Lạt sống nội tâm, ưa thích sự nhẹ nhàng, có sự trong sáng của những người sống gần gũi với thiên nhiên lớn, có cái mơ mộng xứ cao nguyên hoa cỏ và sương mù. Nguyên Thảo chính là một người Đà Lạt hát.
    Thảo xa Đà Lạt để dấn thân vào con đường hát chuyên nghiệp. Ở một đô thị có nhiều cạm bẫy như Sài Gòn, giữ được mình với những ước muốn thơ ngây quả là khó và giữ được cái chất Đà Lạt trong trẻo nhưng dễ vỡ lại còn khó hơn. Sống lặng lẽ trong căn phòng trọ nơi con hẻm nhỏ, đêm đêm cô mướn người chạy xe ôm chở đi hát phòng trà, dành dụm chút vốn gửi ngân hàng, mơ có ngày đủ tiền làm một album riêng để hát thứ nhạc mình thích (dù bán được hay không cũng chẳng sao). Với những suy nghĩ và cách sống như thế,Thảo đã tự biến mình thành một kẻ vô danh, cô trở nên cô độc giữa cái thế giới sôi nổi những ham muốn về danh tiếng và tiền bạc.
    Tôi không phát hiện ra Thảo mà chính cô tự tìm đến tôi. Thảo không thể tự giới thiệu về mình nhưng vẻ rụt rè và cái ý nghĩ hầu như rất hiếm có về mục đích làm album đã là một lời giới thiệu quá tốt.
    Hát để được sống với âm nhạc khác xa hát để kiếm tiền, để nổi danh. Thảo ý thức được điều này nên cô chấp nhận việc có ít show và món tiền thù lao khiêm tốn mỗi đêm, kiên nhẫn nuôi dưỡng khát vọng hát như các ca sĩ mà cô coi là thần tượng, tự học bằng cách nghe để sống hằng ngày với phong cách nhạc mà mình yêu thích, đi học lớp thanh nhạc ngoài giờ để bồi bổ vốn cơ bản và dùng việc đi hát để ?olấy nghề dạy nghề?.
    Đó chính là con đường cô đi đến album đầu tiên, nơi cô gặp tác giả và ban nhạc mà cô yêu thích, để được cất lên tiếng hát: ?oLắng nghe tôi lời cỏ hát, suối trong veo róc rách rừng sâu? (Suối cỏ), để được Nghe mưa, được Mơ về mẹ, người mẹ không còn ở với cô trên cõi đời này năm cô chưa tròn bảy tuổi, để được làm gió ?obay đi, bay đi? (Ước muốn)...
    Cá tính mạnh không phải là sự gào thét hùng hổ, bản sắc không phải là sự tô vẽ. Hát với cảm xúc chân thành, giản dị khiến người nghe cảm động vì sự trong sáng, hát với một chút yếu đuối nội tâm theo một vẻ riêng kiểu người Đà Lạt, lại khá tinh tế về sắc thái biểu cảm, có âm vực tương đối rộng, giọng đầy và sáng, nhạy cảm về tiết tấu và hòa thanh, lại có được bài hát và phần phối khí thích hợp, những cái đó đã giúp Nguyên Thảo phần nào bộc lộ cá tính và bản sắc, sự khởi đầu tốt đẹp cho một cuộc đi nghệ thuật.
    Cuộc đi nghệ thuật là một cuộc đi khó khăn. Đã có rất nhiều người đi vào ngõ cụt hoặc lạc lối vì đánh mất những gì mình có lúc khởi đầu, do bản lĩnh kém nên không kiên định được trước tác động tiêu cực của môi trường sống và hoạt động âm nhạc phức tạp như hiện nay, do khi có chút thành công đã mắc bệnh tự mãn..., nói tóm lại là do rất nhiều thứ.
    Thảo đi hát rất sớm (15, 16 tuổi đã là cộng tác viên của Đoàn ca múa Lâm Đồng và hát ở các sàn nhảy Đà Lạt) nhưng chỉ trở thành ca sĩ khi cô chuyển về TP.HCM kiếm sống bằng việc đi hát ở phòng trà. Bây giờ người ta bắt đầu biết đến cô, mua album của cô, thấy cô xuất hiện trên tivi, trên báo và trên mạng với tư cách một ca sĩ triển vọng.
    Bắt đầu có những lời khen ngợi, những sự săn đón và cả những gièm pha, ghen tị. Vì thế bây giờ cô mới thật sự bắt đầu cuộc đi nghệ thuật của mình. Làm việc với Nguyên Thảo gần hai năm nay tôi nhận ra trong cái vóc dáng nhỏ bé, cái vẻ mặt hơi buồn và có phần ngơ ngác ẩn giấu một cá tính mạnh mẽ, một bản lĩnh không thể xem thường, tôi tin cô sẽ đi được, sẽ đến được chỗ mà cô cần đến.
    Có thể cô sẽ không có được sự nổi danh như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh; có thể công chúng của cô không được đông lắm, nhưng cứ hát như thế, cứ làm album như thế cô sẽ trở thành một trong số không nhiều những ca sĩ có bản sắc, có đẳng cấp ở Việt Nam.
    DƯƠNG THỤ
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167131&ChannelID=58
    Quốc lộ 20 xuống cấp nghiêm trọng
    17/10/2006
    TT - Quốc lộ 20 nối liền TP.HCM và Đà Lạt là một trong những tuyến đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh Tây nguyên và giữa các vùng miền.
    Đây cũng là một trong những tuyến đường có lưu lượng xe cộ lưu thông khá lớn và các loại phương tiện thường lưu thông với tốc độ khá cao ở nhiều đoạn đường vắng.
    Vừa rồi tôi có chuyến đi lên Lâm Đồng và hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng mặc dù cách đây không lâu vẫn còn rất tốt. Đoạn đường bị hư hại nghiêm trọng nhất là ở đèo Bảo Lộc và khoảng vài kilômet tiếp theo dưới chân con đèo này (về phía TP.HCM).
    Tận mắt chứng kiến đoạn đường bị xuống cấp này không ai không cảm thấy lo lắng, ái ngại khi tai nạn giao thông gây chết nhiều người vẫn liên tiếp xảy ra. Những ?oổ voi?, ?oổ gà? nhiều chi chít và đọng nước trên mặt đường làm xe cộ không thể chạy qua mà buộc phải lấn sang phần đường khác (có khi là lấn trái) để né.
    Trên đèo Bảo Lộc có nhiều đoạn đường do một bên có quá nhiều ?oổ voi?, bên còn lại không bị hư nên hai chiều xe cứ đến đó lại chạy chậm và nhường nhau để đi qua, cứ như đang qua một cây cầu hẹp. Có nhiều đoạn đường đèo rất dốc nhưng sau khi qua cua lại hiện ra cả một ?omê hồn trận ổ voi? khiến lái xe không biết phải né vào đâu.
    Xe chở khách đã khổ như thế thì người đi xe máy còn khổ hơn. Rất nhiều người chưa quen chạy xe máy qua tuyến đường này đã phải kêu trời vì bị té ngã bởi những ?oổ voi? thình lình hiện ra trước mắt gây mất thăng bằng...
    Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng sửa chữa và phục hồi tuyến đường này để bà con yên tâm đi lại.
    ANH TUẤN (TP.HCM)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=167632&ChannelID=118
    PS: chỗ này gần nhà mem LDC là tuan12a3 nè, lo mà về sửa đường nhe ku
  4. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử VN:
    VN cần sớm xây lò phản ứng hạt nhân mới

    Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử VN, ông Phạm Duy Hiển, cho rằng VN cần sớm xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới có công suất 5.000-10.000 kW (gấp 10-20 lần lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt hiện nay) để triển khai hiệu quả Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến 2020.
    Theo ông Hiển, lò phản ứng mới này cần phải xây dựng trước khi xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của VN và trước khi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hết hạn sử dụng vào năm 2015.
    Lò phản ứng hạt nhân này sẽ phục vụ các nghiên cứu về vật lý hạt nhân và bức xạ, phục vụ các hoạt động sản xuất và phân tích, nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực hạt nhân.
    Lò phản ứng hạt nhân hiện đại cũng sẽ phục vụ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật về công nghệ hạt nhân của đất nước, chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ hoạt động vào khoảng năm 2017-2020.
    Ông Hiển cho biết hiện Viện năng lượng nguyên tử VN đang hoàn thiện báo cáo về dự án đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới để trình cấp trên phê duyệt.
    VN hiện có một lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có công suất 500kW đã vận hành 28.490 giờ, sản xuất tổng hoạt độ phóng xạ 27 Ci phục vụ chữa trị cho 200.000 bệnh nhân/năm.
    Theo TTXVN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168611&ChannelID=17
    Trong rừng già Youlourouet
    TTO - Con đường cấp phối Đà Lạt - Tà Nung dẫn vào rừng già Youlourouet với hàng lô ổ gà dằn xóc, khúc cua gấp khúc khiến hai chiếc xe gắn máy tải người và đầy dụng cụ phải vượt qua khá chật vật mới đến được điểm hẹn trước khi trời tối (thuộc tiểu khu 159 rừng đặc dụng Lâm Viên).
    Loáng một chốc đã có hai chiếc lều xinh xắn mọc lên bên dòng suối trong vắt. Hai bạn Bình và Long không quên đào mương thoát nước chung quanh lều để phòng mưa, một bếp lửa dã chiến xếp bằng ba viên đá cũng bắt đầu thổi lên chút hơi ấm.
    Tôi được giao nhiệm vụ nấu nước sôi để pha trà, cà phê và chuẩn bị bữa ăn chiều; bốn chàng còn lại tỏa đi tìm những cành cây khô chuẩn bị cho đống lửa trại giữa rừng? Bóng đêm tràn xuống thật nhanh, chúng tôi quây quần bên đống lửa trại cháy bùng ấm áp cùng 20 chàng trai, cô gái trồng và giữ rừng. Tiếng đàn, tiếng suối hòa với ánh lửa đã xóa tan màn đêm tĩnh mịch. Mãi hơn 22 giờ, siết chặt tay chúng tôi, các bạn tiếc nuối: ?oĐêm nay ấn tượng quá, lần đầu tiên mới có được một cuộc giao lưu lửa trại vui như vầy??
    Chưa tới 5 giờ trời đã sáng trưng, âm thanh líu lo của chim họa mi và anh tước từ máy cassette được phát ra dụ khị, lập tức vọng trong rừng đã có các bạch mi, chào mào, khướu thứ thiệt? hồi đáp. Hít sâu bầu không khí trong lành ban mai, chúng tôi bắt đầu chương trình thám hiểm khu rừng già.
    Hơn ba giờ đi bộ vượt các triền dốc tìm hiểu sinh thái trong khu rừng đặc dụng Youlourouet, tôi luôn luôn ở trong cảm giác bất ngờ, thích thú: nhiều cây cổ thụ có hình dáng hùng tráng, ngộ nghĩnh, tuổi thọ đã ngót 300 năm; các tầng cây bản địa đang tái sinh, rừng thông xanh ngát đang được trồng phục hồi; xuống những hang động dơi trú ẩn có nhiều lỗ thông nhau mát rượi?
    Dưới tán rừng già là nhiều luống cây wasabi tươi tốt đang vào mùa thu hoạch xuất đi Nhật (loại cây dùng để chế biến ra chất mù tạt xanh), rồi gần 20 con hưou sao lấy giống từ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang được nuôi thử nghiệm? Ấn tượng nhất với tôi là người chủ rừng - chú Trần Lệ - nhà sinh học đam mê và tâm huyết với rừng đã nhận 43ha đất rừng già, tự bỏ vốn ra trồng rừng tái tạo lại cảnh quan. Chú vui vẻ giải thích cho chúng tôi hiểu về cách thức canh tác một số loài cây đặc biệt thích hợp với hệ sinh thái rừng già, đập nước, hệ thống tưới tiêu tự động, phương pháp phòng chống cháy rừng vào mùa khô? ?oRừng đặc dụng không được khai thác tài nguyên nhưng mình được hưởng chung với mọi người về cảnh quan đẹp là thấy vui rồi? - chú bảo vậy.
    Chuyến tham quan đã mở cho tôi thêm nhiều kiến thức và ấn tượng thú vị, các nhà dã ngoại Đất Nam cho biết: ?oTuyến rừng già Youlourouet sẽ mang một nét riêng về du lịch sinh thái dành cho những du khách yêu rừng, tìm hiểu thiên nhiên, làm phong phú thêm chương trình dã ngoại mùa hè. Để tăng thêm hấp dẫn, bọn mình sẽ chuẩn bị thêm một số dụng cụ để bẫy chim, du khách sẽ được đeo tên mình vào chân chim và thả nó trở về lại rừng.
    TỐ OANH
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=168621&ChannelID=371
  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Hãy xem cái đèo mới của chúng ta (rất đẹp nhưng có 1 khúc lộn xộn vô cùng, bây giờ mới lòi ra là vì sao, nói chung là iem đọc xong cái này chỉ biết cười buồn)
    Một mẩu tin nhỏ, phải nói là rất nhỏ:
    [​IMG]
    T - Chiều 31-10, xe tải mang biển số 85T-0205 của Công ty cổ phần nước suối Vĩnh Hảo đi từ Bình Thuận lên Đà Lạt đã bị lật nghiêng bên cạnh một vực sâu ở giữa đèo Mimosa (Đà Lạt, ảnh).
    Rất may, tài xế Lê Văn Lợi và 2 phụ xe thoát nạn, nhưng toàn bộ 560 két nước suối Vĩnh Hảo đã bị vỡ tan. Người dân ở cạnh đường cho biết từ ngày 5-10 đến nay đã có sáu xe bị lật ngay tại vị trí này.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170134&ChannelID=3[
    Hãy xem câu trả lời, iem xin lạy các bác luôn
    Thờ ơ với tai nạn trên khúc cua tử thần ở đèo Mimoza

    5h sáng 31/10, chiếc xe tải chở nước suối Vĩnh Hảo từ Bình Thuận lên Đà Lạt, Lâm Đồng, khi qua khúc cua "oan nghiệt" giữa đèo Mimoza (Đà Lạt) đã bị lật nhào. Đây là vụ lật xe thứ 6 tại một một khúc cua chỉ trong vòng chưa đến một tháng qua.
    [​IMG]
    Xe lật trên đèo Mimoza. Ảnh: Thanh Niên.
    Anh Lê Văn Xuân, phường 10, Đà Lạt, sống bên đèo cho biết, ngày 5/10, chiếc xe tải chở đầy ván cốp-pha bị lật. Vài ngày sau, xe tải chở rau cải từ Đà Lạt ra miền Trung, khi qua đoạn đường này cũng bị lật, xe hư hỏng nặng, toàn bộ rau phải bỏ lại bên đèo.
    Hơn 10 ngày sau, một chiếc xe ben chở gỗ thông khi cố gắng vượt qua đoạn đường gập ghềnh cũng đã bị lật, tài xế bị thương nặng. Ngày 25/10, đến lượt xe tải chở phân dê từ Phan Rang lên Đà Lạt bị lật nhào xuống vực. Một ngày sau, chiếc xe tải chở bia, nước ngọt khi tới đây bị cà nhíp nằm im một chỗ. Chiếc xe tải khác cố vượt qua cũng đã bị lật nghiêng. Và lần này, đến lượt xe Vĩnh Hảo lâm nạn.
    Cung đường này xảy ra hiện tượng nước ngầm nâng đất. Sau những đợt mưa lũ vừa qua, một đoạn nền đường dài gần 30m bị nâng cao lên từ 0,5-1,5m khiến xe cộ không thể qua lại. Đơn vị thi công đổ một ít đá dăm hai bên để xe chạy tạm.
    Ông Nguyễn Đình Liệu, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng cho biết: "Đường Mimoza do Ban quản lý dự án 9, thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư quản lý, chưa bàn giao cho tỉnh, nên trách nhiệm thuộc về Ban quản lý dự án 9. Chúng tôi không thể đặt biển báo, vì đặt là... vi phạm".
    Ông Huỳnh Văn Tài, Giám đốc Công ty 7/5 (Bộ Quốc phòng) cho biết: "Nửa đèo phía trên, đoạn xảy ra hiện tượng trồi đất, do Công ty Hùng Vương thi công".
    Trong khi đó, ông Tài, Đội trưởng đội thi công của Công ty Hùng Vương cho rằng "Không hề biết xe tải bị lật, đoạn đường đó đang chờ thay đổi thiết kế để làm lại. Chúng tôi đặt biển báo nguy hiểm nhưng bị dân tháo mất. Còn xe bị lật thì phải gọi công an, chứ chúng tôi không chịu trách nhiệm. Trách nhiệm thì phải hỏi công ty đóng ở TP.HCM".
    (Theo Thanh Niên)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9EFE76/
    Lần trước người ta đã tính được thiệt hại kinh tế do kẹt xe, lần này ko biết có tính được ko, nhất là muốn thiên hạ đi cái đường mới mà cứ kiểu này thì chắc làm đường để đi bộ (tự nhiên nhớ lại câu chuyện làm cầu để dân tập thể dục haha)
    Được tracdalat sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 03/11/2006
  6. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    trùi, sao coi thường tính mạng người đi đường quá quá đi. Hổng bít nói gì lun Hehe, rác nói dzụ xây cầu tập thể dục cũng hài huớc wá hả!
  7. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    hehê, dzờ mới đọc đc cái tin này, chẹp chẹp, thấy có vẻ cũng đúng wớ, nhưng muh mí ông đấy lúc thử chưa có thử lật ngửa cái bàn đó lên nhỉ? lật ngửa mặt bàng lên gòi để lên ghế nhựa ( chỉ có cái mặt bàn thoi nghen, ko có cái trục ở dzứii nghen ) gòi cho thêm 1 người ngồi lên đó, gòi thử lại xem sao, hôm nọ đám tụi tui lên thử cái trò đó mà nó vẫn way đc á => tui ko tin cũng phải tin nữa là, pà con hôm nào có dzịp thì chơi trò đó thử 1 lần đi, sao nghe trên này dzải thích khoa học wớ thì cũng ngại mồm bảo vệ ý kiến , tuy tui ko phải là ngừ theo thuyết duy tâm, nhưng muh tui đã đc tận mắt chứng kiến , mí lị tham dzự dzô cái dzụ way bàn gòi => tin hêhêhê
  8. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Các vụ việc gian lận trong thi cử, văn bằng, chứng chỉ
    ...
    Các vụ việc liên quan trách nhiệm cán bộ quản lý
    5. Phát hiện nhiều sai phạm ở Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt, Lâm Đồng:
    Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, có tới 7/11 nội dung tố cáo là đúng. Tất cả sai phạm đều liên quan đến vấn đề tài chính. Vụ việc đang được xem xét xử lý.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171128&ChannelID=13
    MPK & mắt côn trùng
    TT - Trước đây, tay máy ?osiêu bụi? MPK (tên cha mẹ đặt là Nguyễn Văn Phước, dân Đà Lạt gọi chết cái tên Phước ?okhùng?) từng gây được chú ý trong các bộ ảnh về hoa dại, nhụy hoa, giọt sương... Hiện anh lại tạo thêm ấn tượng với bộ ảnh khá độc đáo về mắt của các loài côn trùng.
    Anh đã mất nhiều tháng trời đi lăn lê bò toài, vạch lá tìm cào cào, châu chấu, bọ ngựa, ****, ong, sâu bọ, chuồn chuồn... trên các bãi cỏ, trong các khu vườn hoang, bụi rậm để canh me và thu vào ống kính những con mắt kỳ lạ đủ hình thù, lấp lánh sắc màu của núi rừng...
    Bộ tác phẩm mới này của MPK hiện đang được giới thiệu rộng rãi với công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (kéo dài đến 14-11). Đây là cuộc triển lãm chung của ông và các thân hữu là ba họa sĩ Ki-Em, hai vợ chồng Lê Triều Điển - Hồng Lĩnh.
    HỒNG SƠN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170854&ChannelID=10
    Giá bông atisô tươi tăng cao
    TT - Ông Đặng Sanh, chủ tịch Hội Nông dân P.12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết mấy ngày qua nhiều thương nhân mua bông atisô tươi với số lượng lớn đã đẩy giá atisô tăng khá cao.
    Giá bông atisô tươi loại 1 bán tại vườn là 55.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với mười ngày trước, giá bông atisô loại 2 cũng được bán với giá 35.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với tuần trước và cũng là mức giá cao nhất trong nhiều năm.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170880&ChannelID=11
    Mừng cho nông dân Dalat và một món ngon đã được chú ý
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Atisô có trong danh mục thực đơn phục vụ APEC
    Ông Nguyễn Xuân Sanh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (TP Đà Lạt) - địa phương có diện tích atisô nhiều nhất ở Đà Lạt (40/60ha), cho biết giá tăng là nhờ cây atisô Đà Lạt được đưa vào danh mục thực đơn dùng làm món xúp khai vị chiêu đãi các nguyên thủ của các nước tham gia tuần lễ hội nghị APEC, và do diện tích cây atisô trồng trái vụ của địa phương ít nên hiện nay đã hút hàng.
    (báo Sài Gòn Giải Phóng-6/11/2006)
  10. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Lâm Đồng khan hiếm máu vì tai nạn giao thông nhiều
    Bác sĩ Võ Thị Linh Tiên, Trưởng khoa huyết học Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cho biết, hiện nguồn máu dự trữ cấp cứu của Bệnh viện chỉ còn 40 đơn vị. Đầu tháng 10, bệnh viện đã phải huy động tất cả nguồn dự phòng, điều động cả cán bộ, nhân viên trong cơ quan cho máu.
    Nguyên nhân dẫn đến khan hiếm do nguồn máu phải sử dụng để cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông quá nhiều.
    Từ đầu năm 2006 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu hơn 2.800 ca tai nạn giao thông, trong đó 74% là nam giới. Cá biệt, có những ngày phải cấp cứu hơn 40 người, cơ số máu phải truyền cấp cứu lên đến hơn 30 đơn vị/ngày.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/10/3B9EF5FE/
    Lâm Đồng: trồng chè Ô Long
    TT - Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, hiện nay doanh thu từ 1ha chè chất lượng cao như Kim Tuyên, Tứ Quý, Ngọc Thúy, Ô Long đạt bình quân 200 triệu đồng/năm, cao gấp 10 lần so với các giống chè cành, chè hạt truyền thống ở địa phương.
    Các giống chè trên được trồng theo công nghệ cao, trong đó giống nhập khẩu từ Đài Loan nên năng suất luôn đạt từ 12-15 tấn/ha/năm. Hiện Lâm Đồng có trên 1.500ha chè chất lượng cao, chiếm 6% diện tích chè toàn tỉnh, chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện một số nông trường chè ở Bảo Lộc, Bảo Lâm cũng đang chuyển đổi sang giống chè chất lượng cao.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170435&ChannelID=11
    OSC giải quyết việc làm cho 1.000 lao động mất việc ở Viseri
    TT - Nguồn tin từ Công ty Du lịch dịch vụ dầu khí VN (OSC) cho biết hiện đơn vị này đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng để triển khai phương án hỗ trợ và giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động mất việc của các doanh nghiệp bị phá sản thuộc Tổng công ty Dâu tằm tơ VN (Viseri).
    Theo đó, sau khi số lao động này được giải quyết các quyền lợi theo chế độ chung, OSC sẽ tiếp nhận lao động vào làm việc tại các đơn vị thành viên của OSC và giới thiệu vào làm việc tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương... hoặc tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
    Riêng những người đăng ký đi xuất khẩu lao động sẽ được OSC hỗ trợ 100% chi phí học ngoại ngữ và giáo dục định hướng cũng như chi phí xin cấp hộ chiếu, 50% chi phí khám sức khỏe và học nghề. Đặc biệt, OSC cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài, đến khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu lao động trở về sẽ được vào làm việc tại các đơn vị liên doanh của OSC.
    N.HÙNG
    http://www3.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=171066&ChannelID=269

Chia sẻ trang này