1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1

    Chấn chỉnh hoạt động tại phố đi bộ





    [​IMG]


    Phố đi bộ Đà Lạt
    Hiện nay, UBND thành phố Đà Lạt cùng Trung tâm Xúc tiến Du lịch - Thương mại - Đầu tư và các đơn vị liên quan đang thực hiện kế hoạch chấn chỉnh hoạt động tại phố đi bộ. Theo đó, mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, trên phố đi bộ lần lượt diễn ra những chương trình quảng bá thương hiệu cho các cơ sở sản xuất hàng hóa đặc trưng của Đà Lạt và mời du khách thưởng thức miễn phí. Các lực lượng xung kích đảm nhận công tác tổ chức những hoạt độnng sinh hoạt cộng đồng để lôi cuốn du khách. Đồng thời, đội ngũ bán hàng sẽ được trang bị đồng phục và tập huấn kỹ năng đón tiếp khách để tạo ấn tượng về một phố đi bộ văn minh, hấp dẫn đối với khách thập phương.
    Báo Lâm Đồng
    Được thatwhy sửa chữa / chuyển vào 17:19 ngày 12/11/2006
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Nhà lấn rừng thông!
    TT - Từ lâu Đà Lạt còn được gọi là thành phố ngàn thông. Chính rừng thông đã tạo cho Đà Lạt nét độc đáo. Thế nhưng, gần đây cây thông bỗng nhiên trở thành đối tượng ?oxung khắc? với con người nên ngày càng thưa thớt!
    Khu dân cư trên đất rừng

    [​IMG]
    Rừng cảnh quan khu vực Dinh 2 đã thành làng
    Nhiều năm trước, khu vực đối diện Dinh 2 - Đà Lạt là một khu rừng cảnh quan tuyệt đẹp. Nhưng ngày nay chen giữa rừng thông là một khu dân cư với những ngôi biệt thự hoành tráng, những ngôi nhà kiên cố, những túp lều... và những ?onhà kính? để trồng rau, hoa của hơn 150 hộ dân, trong đó hơn một nửa thuộc địa phận phường 3, số còn lại là của phường 10.
    Tương tự, rừng cảnh quan ở các khu vực Dinh 1 (phường 10), tịnh xá Ngọc Hoàng (phường 4), đồi Mai Anh (phường 6), đồi Sở Giáo dục (phường 3)... lâu nay cũng bị đào xới, san phẳng để làm nhà, lập vườn và hình thành từng cụm dân cư!
    Mất 70ha rừng thông
    Theo cơ quan hữu quan, trước năm 1997 diện tích rừng tập trung trong khu vực nội ô của TP Đà Lạt là 356,5ha và gần 10.000 cây thông phân tán trên khắp địa bàn. Nhưng theo một báo cáo mới đây của HĐND TP Đà Lạt, từ năm 1988 đến nay rừng nội ô Đà Lạt đã ?obiến mất? trên 70ha và khoảng 3.380 cây thông phân tán bị chặt hạ.
    Theo các chuyên gia, diện tích rừng thông và lượng cây thông phân tán bị chặt hạ và lấn chiếm trong thời gian qua còn lớn hơn con số do HĐND TP Đà Lạt đưa ra, trong đó có hàng trăm trường hợp người dân tự ý lấn rừng để làm nhà, lập vườn trái phép.
    Ví như trước đây đường Bùi Thị Xuân luôn xanh mát bởi những mảng rừng thông nhỏ liên hoàn, được chính quyền cho bạt đồi xây nhà nên nay đã là một khu phố sầm uất với rất nhiều nhà hàng, khách sạn.
    Còn khu rừng phía sau UBND tỉnh Lâm Đồng thì những gốc thông già đã được người dân tìm mọi cách triệt hạ để biến thành khu dân cư đông đúc thuộc phường 3. Riêng khu vực Đặng Thái Thân, phường 3, gần đây đã xuất hiện nhiều ngôi biệt thự và khách sạn qui mô!
    Trồng lại rừng: không thể!
    Từ năm 2000 chính quyền tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt đã có qui định khi chặt hạ một cây thông thì (cá nhân, tổ chức) phải trồng lại năm cây thông từ 1,5 tuổi trở lên, trong đó một cây trồng tại chỗ cây thông vừa bị chặt hạ, bốn cây còn lại trồng nơi khác. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân phải đóng 750.000 đồng (đơn giá một cây thông là 150.000 đồng) vào quĩ cây xanh để ban quản lý rừng nội ô triển khai trồng thông theo qui định.
    Thế nhưng từ bao năm qua, cơ quan hữu quan chỉ thu tiền cho quĩ cây xanh, còn việc trồng lại thông đến nay vẫn chưa triển khai được! Chẳng hạn, khu vực đường Đặng Thái Thân có hàng chục cây thông bị chặt hạ để làm đường, làm nhà... từ nhiều năm qua nhưng đến nay chưa có cây nào được trồng lại, hoặc như hàng loạt cổ thụ ở đường Hồ Tùng Mậu bị chặt hạ để mở đường từ mười năm trước nhưng đến nay đoạn đường đối diện thao trường Lâm Viên vẫn còn trơ những bờ taluy và những khối nhà bêtông đồ sộ...
    Ông Hoàng Công Đính, trưởng Ban quản lý rừng nội ô Đà Lạt, giải thích: việc trồng mới thông cho rừng nội ô rất khó vì cơ chế ràng buộc nên không thể thanh toán, quyết toán được. Hơn nữa, khi đã chặt thông rồi thì không ai muốn trồng lại một cây thông khác nữa vì sợ rằng vườn nhà mình sẽ mất giá nên nếu có trồng rồi thì cũng sẽ bị chủ nhà tìm cách ?osát hại?!
    NHẤT HÙNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171479&ChannelID=3
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt:
    Chưa giải tỏa được các hộ lấn chiếm
    [​IMG]
    Lấn chiếm đất rồi làm nhà ngay trước cổng trường - Ảnh N.H.
    TT - Bà Trần Thị Nghĩa, hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết công trình xây dựng khu văn phòng, dãy phòng phục vụ chương trình thí điểm phân ban và thay sách của trường đang gặp trở ngại.
    Từ tháng 7-2006, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao UBND TP Đà Lạt thu hồi diện tích đất bị lấn chiếm để giao nhà trường triển khai thi công công trình nhưng đến nay việc giải tỏa các hộ dân lấn chiếm đất trường thuộc địa bàn phường 2 vẫn chưa được thực hiện. Theo các cơ quan hữu quan, hiện có 25 hộ dân lấn chiếm khoảng 1.500m2 đất của Trường THPT Bùi Thị Xuân từ nhiều năm qua để xây nhà, mở hàng quán.
    NHẤT HÙNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=171768&ChannelID=13
  4. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Lâm Đồng: 100% ý kiến không đồng tình đề án xây cầu Lê Đại Hành

    UBND tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức cuộc họp phản biện dự án đầu tư xây dựng cầu Lê Đại Hành do Sở GT-VT tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế GT-VT phía Nam xây dựng đề án thiết kế.
    [​IMG]
    Mô hình công trình cầu Lê Đại Hành
    Theo dự án, nơi hạ lưu hồ Xuân Hương, nằm song song với cầu Ông Đạo hiện hữu và cách 50m sẽ xây một cây cầu mới có tải trọng H30, với 4 làn xe, 2 chiều, khổ cầu rộng đến 19m?, và một vòng xoay đường kính 30m nằm ở phía Nam bờ hồ.
    KTS Lê Văn Năm cùng các thanh viên Hội Kiến trúc sư TP HCM cho rằng: Đà Lạt là một ?obáu vật? của thiên nhiên và bàn tay kiến tạo của con người, đã có thương hiệu, với đặc thù là một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh? nếu cần thiết phải xây cầu thì mục đích đầu tiên phải là cây cầu nghệ thuật dùng làm điểm nhấn cho cửa ngõ vào khu Hòa Bình chứ không thể là cây cầu bê tông, cốt thép sẽ phá vỡ đi cảnh quan vốn có của nó.
    Một số nhà chuyên môn cũng cho rằng, nên chăng sửa chữa lại đập nước và mở rộng cầu Ông Đạo sẽ là giải pháp hợp lý, vừa bảo vệ được cảnh quan, ít tốn kém mà còn lưu giữ được một công trình thuộc về ký ức của người Đà Lạt cùng du khách. 100% ý kiến của các kiến trúc sư và nhà chuyên môn đều không tán thành về việc xây dựng cây cầu này.
    Sau khi nghe ý kiến của các nhà chuyên môn, ông Huỳnh Đức Hòa (Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định dừng dự án để có thời gian nghiên cứu, khảo sát cho phù hợp. Được biết, trước đây dự án xây dựng cầu treo từ đường Lê Đại Hành vắt qua đường Lê Thị Hồng Gấm đã không thực hiện được vì làm mất đi cảnh quan của Đà Lạt.
    Nguồn: SGGP online
    http://www.lamdong.gov.vn/home/noidung.asp?ID=%201484
  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp Lâm Đồng quan tâm gì khi Việt Nam gia nhập WTO?

    Ngày 7/11/2006, VN chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. Khi gia nhập WTO, VN sẽ có nhiều cơ hội song cũng đầy thách thức. Một trong những thách thức mà chúng ta cam kết thực hiện, đó là Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, gọi tắt là TBT, được viết tắt từ Technical Barriers to trade. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp kỹ thuật tạo những trở ngại không cần thiết đối với thương mại, có thể là quốc gia nhập khẩu tạo ra để cản trở doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, thậm chí không thể xuất khẩu hàng hoá. Hiệp định TBT là một trong những Hiệp định đa phương mà các thành viên của WTO phải cam kết thực hiện tất cả các điều khoản, không được bảo lưu điều khoản nào. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này là các biện pháp kỹ thuật như pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp.
    Các doanh nghiệp Lâm Đồng đón nhận tin vui VN gia nhập WTO, nhưng đồng thời cũng chuẩn bị khá chu đáo tinh thần hội nhập bằng những kiến thức cơ bản về Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại như ý kiến của bà Nguyễn Thị Bích Huệ - Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến - một doanh nghiệp vừa đoạt giải thưởng Thương hiệu quốc gia và có nhiều quan hệ thương mại với các nước trên thế giới:
    ?oThực sự ra, riêng Vĩnh Tiến cũng đã tham khảo rất nhiều sách, đĩa về Hiệp định hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khi VN gia nhập WTO thì có rất nhiều luật mà doanh nghiệp chưa biết. Hiện chúng tôi đã liên hệ với Câu lạc bộ doanh nhân VN và phòng Công nghiệp - Thương mại VN để liên hệ mua những đĩa, nói chung là cả bộ đĩa giới thiệu đầy đủ các luật Thương mại quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp khi tham gia thị trường này, có thể tìm hiểu luật và xuất khẩu hàng hoá theo Luật?. Bà Nguyễn Thị Bích Huệ cũng tỏ rõ quyết tâm của doanh nghiệp là mở rộng xưởng sản xuất gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế :
    ?oTrước việc VN gia nhập WTO vào ngày 7/11 thì Vĩnh Tiến đã chuẩn bị để đón nhận sự kiện này. Trước mắt, đối với riêng doanh nghiệp, phải xác định rằng để tham gia và hội nhập hệ thống này thì ngay bản thân của doanh nghiệp phải chuẩn hoá hàng hoá, chất lượng của mình. Hiện tại, trong giai đoạn trước mắt, Vĩnh Tiến đang mở rộng nhà máy, nâng cao năng suất, chất lượng cũng như cải tiến kỹ thuật, công nghệ để có thể tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng cao, dễ dàng hoà nhập. Bên cạnh đó, tiến hành đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Có như vậy, hàng hoá của Vĩnh Tiến mới có thể dễ dàng xâm nhập thị trường châu Âu cũng như châu Mỹ và các nước Đông Nam Á khác?
    Đúng như doanh nghiệp Vĩnh Tiến vừa cho biết, thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và chất lượng hàng hoá là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp phải quan tâm. Tuy trước đây, các doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ và đã có sản phẩm xuất khẩu, nhưng những sản phẩm xuất khẩu này chỉ mới đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng mà chưa tuân theo các điều luật quốc tế. Đây chính là khó khăn mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi VN gia nhập WTO. Bà Hà Thuý Linh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Haiyih cũng tỏ ra lo lắng không kém:
    ?oKhi VN gia nhập WTO, tôi thấy thách thức rất lớn. Đối với doanh nghiệp như Công ty Haiyih chúng tôi chỉ chuyên trồng, chế biến trà xuất khẩu. Vì vậy, để hướng đến quyền lợi của người nông dân khi họ cùng cộng tác, cùng tham gia sản xuất với Công ty thì hình thức chúng tôi đầu tư là hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật, phân bón. Bên cạnh đó, chúng tôi hướng dẫn sát sao cho họ, chẳng hạn mỗi ngày chúng tôi đều tiếp khoảng 10 ?" 20 hộ dân để chuyển giao kỹ thuật cho họ, trang bị cho họ kiến thức làm sao để đạt được chất lượng ổn định, cùng doanh nghiệp hội nhập với quốc tế. Doanh nghiệp phấn đấu làm sao cho ra đời những sản phẩm có chất lượng, mới tạo được thương hiệu để hoà nhập?
    Không riêng gì các doanh nghiệp, ở tầm quản lý vĩ mô, Chính phủ đã đi trước một bước với quyết định 444/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/5/2005 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và ngày 20/7/2005 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1855/QĐ-UB về thực hiện Đề án triển khai thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Lâm Đồng. Mới đây nhất, là cuộc họp của UBND tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng để soạn thảo các quy định cụ thể về Điểm thông báo và Hỏi đáp TBT của tỉnh. Trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ thông tin về thị trường và Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
    Bà Phạm Thị Nhâm- Chuyên viên Phòng Quản lý Tiêu chuẩn- Chất lượng Chi cục Tiêu chuẩn ?" Đo lường- Chất lượng tỉnh cho biết: ?oKhi VN gia nhập WTO thì bắt buộc phải tuân thủ các Hiệp định TBT là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Hiệp định này bao gồm các biện pháp kỹ thuật. Các biện pháp kỹ thuật đó tồn tại dưới các hình thức. Thứ nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế. Thứ hai là về kỹ thuật. Thứ ba là tiêu chuẩn và quy trình đánh gía sự phù hợp. Nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra các thị trường có áp đặt các văn bản pháp quy kỹ thuật thì buộc doanh nghiệp phải áp dụng những văn bản pháp quy kỹ thuật và những quy trình kỹ thuật này. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và những quy trình kỹ thuật này thì sản phẩm hàng hoá của họ sẽ không xâm nhập vào những thị trường này?
    Cánh cửa WTO đã rộng mở, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Lâm Đồng giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của quê hương Lâm Đồng, chúng ta vui mừng đón nhận sự kiện này, nhưng chúng ta cũng không chủ quan bỏ qua những ràng buộc của điều luật quốc tế. Mong rằng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của Chính phủ, các doanh nghiệp Lâm Đồng sẽ nhanh chóng vượt qua các rào cản để hội nhập kinh tế quốc tế, tính từ mốc lịch sử 7/11/2006.

    Nguồn: Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng
    http://www.lamdong.gov.vn/home/noidung.asp?ID=%201483
  6. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Một số hàng hoá của Lâm Đồng có mặt tại APEC

    Ngoài rượu vang Đà Lạt của Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng được chọn làm thức uống chính (Báo Lâm Đồng đã thông tin), tại Tuần lễ cao cấp APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội từ 12 đến 19-11, còn phải kể đến hai thứ hàng hoá quan trọng của Lâm Đồng có mặt để phục vụ APEC đó là hoa và tranh thêu tay. Theo tin từ Công ty Dalat Hasfarm, tại thị trường hoa Hà Nội vừa qua, lượng cung ứng hoa Đà Lạt của Dalat Hasfarm đã tăng 30% so với những ngày bình thường trước đó. Cùng với rượu vang và hoa, một sản phẩm khác của Lâm Đồng cũng có mặt tại APEC nữa là tranh thêu lụa XQ. Tranh thêu XQ được trưng bày tại tầng trệt của Trung tâm Hội nghị quốc gia nên sau mỗi phiên họp, các vị khách quý có thể vừa dùng trà vừa thưởng lãm tranh cùng với chứng kiến hình ảnh những người thợ thêu của XQ biểu diễn nghệ thuật thêu tranh lụa.

    Nguồn: Báo Lâm Đồng
    http://www.lamdong.gov.vn/home/noidung.asp?ID=%201506
  7. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Khi thiên đường mở cửa

    [​IMG]
    Dự kiến đến cuối tháng 11 này, hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa sẽ tổ chức lễ thông tuyến đường 723 nối liền Đà Lạt với Nha Trang. Khi con đường liên tỉnh 3-2 (tên gọi khác của đường 723) được nối thông qua đỉnh Hòn Giao giáp ranh hai tỉnh, cũng có nghĩa là cánh cửa Thiên Đường (tên gọi khác của Hòn Giao) đã mở, cả một vùng đất đầy tiềm năng của Lâm Đồng (và cả Khánh Hòa) sẽ được giải phóng khỏi thế ngõ cụt từ ngàn đời nay. Vùng đất nằm dưới chân Hòn Giao phía Lâm Đồng ấy là ba xã Đạ Chair, Đạ Nhim và Đạ Sar của huyện Lạc Dương.

    Những ngày này, khi lễ thông tuyến đường 723 đã cận kề, không khí lao động trên công trường càng trở nên khẩn trương hơn. Tôi chỉ một mình một xe máy phóng đi giữa đại ngàn nhưng không còn cảm giác đơn độc như chuyến đi vào Klong Klăn (một địa danh của xã Đạ Chair) cách nay đã khá lâu. Trên con đường xuyên rừng này, cứ từng đoạn ngắn là có một tốp công nhân đang làm việc. Tôi thỉnh thoảng dừng xe ven đường để nghe những người công nhân kể chuyện. Rất nhiều chuyện đã được tôi ghi chép vào cuốn sổ tay của mình một cách cẩn thận. Mỗi lần gấp cuốn sổ, ngắm con đường chưa ráo nhựa, tôi nhận ra ẩn phía sau những câu chuyện kể của những người lao động trên công trường này là giấc mơ về sự giải phóng một vùng đất đầy tiềm năng nhưng từ bao đời nay rơi vào thế ngõ cụt. Và, đó còn là khát khao đến cháy bỏng của những đôi chân trần dưới chân Hòn Giao.
    ĐƯỜNG MỚI ĐÃ MỞ
    Chủ tịch xã Đạ Chair (xã nằm ngay dưới chân đèo Hòn Giao ?" Thiên Đường), anh K?TĐơng Hà Quyên, kể cho tôi nghe về chuyện xưa: ?oHồi ấy, ông bà mình muốn có muối ăn phải xuống tận xứ biển. Mà phải đi bộ mấy ngày đêm liền mới đến nơi được. Nhưng giờ thì khác rồi!?. Anh Cao Xuân Thịnh, Phó Công an xã Đạ Chair, sau khi cung cấp cho tôi một vài thông tin thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, đã nói thêm: ?oHơn nửa thế kỷ qua, vùng đất này vẫn nằm trong thế cụt. Đó là một hạn chế. Nhưng, với những tiềm năng về mọi mặt, Đạ Chair sẽ phát triển mạnh hơn khi con đường mới được mở ra vào cuối tháng 11 này?. Còn anh công nhân tên Hưng của Công ty Cầu 12, một trong những đơn vị thi công tại đây, thì bảo: ?oChẳng mấy chốc nữa là có thể phóng xe máy cái vèo từ Đà Lạt xuống tắm biển Nha Trang, nhỉ??. Tôi hiểu rằng đó là những ước mơ, và là những ước mơ đang dần trở thành hiện thực. Ước mơ giải phóng ngõ cụt có từ lâu, nhưng mãi đến khi cách nay gần 3 năm ?" ngày 2.1.2004, lễ khởi công công trình đường liên tỉnh lộ 3-2 được tổ chức thì ước mơ ấy mới có cơ hội biến thành hiện thực. Hiện thực ấy là con đường đang mở ra: Liên tỉnh lộ 3-2 xuyên qua những cánh rừng thuộc 3 xã của Lâm Đồng là Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chair thuộc huyện Lạc Dương, trườn lên đỉnh Thiên Đường, đổ về vùng núi Khánh Vĩnh, sau đó xuôi xuống Diên Khánh nối vào quốc lộ 1 đi về Nha Trang. Theo đó, đường mới Đà Lạt ?" Nha Trang đi qua Hòn Giao đã được rút ngắn xuống còn 135km thay cho 235km nếu theo quốc lộ 27 từ Đà Lạt đi Phan Rang (Ninh Thuận) để ra Nha Trang. Nói thì ?ongắn? như con đường vậy. Nhưng đẻ rút ngắn hành trình này, đã gần ba năm qua, các nhà thầu Công ty 7/5, Công ty Công trình giao thông 135, Công ty Xây dựng công trình giao thông 507 và Công ty Cầu 12 đã tốn khá nhiều công sức và tâm trí.
    GIẢI PHÓNG MỘT VÙNG ĐẤT
    Chủ tịch xã Đạ Chair là người của xã Đạ Nhim, anh K?TĐơng Hà Quyên, nói rằng: ?oDân Đạ Chair, Đạ Nhim và cả Đạ Sar hầu hết là bà con dân tộc thiểu số. Trước, quanh năm quẩn quanh với rừng rú và cây lúa rẫy, cuộc sống của bà con còn khó khăn nhiều lắm. Những năm gần đây, đặc biệt là ba năm có con đường đi ngang qua, dân khá lên nhiều rồi?. Để chứng minh, nhân viên văn phòng UBND xã Đạ Chair cung cấp cho tôi những số liệu: Cả xã Đạ Chair có 222 hộ dân (chủ yếu là dân tộc thiểu số ?" 200 hộ) với 1.172 khẩu. Ngoài việc nhận rừng để quản lý bảo vệ (100% hộ dân tộc thiểu số được nhận rừng), bà con ở đây còn canh tác 655ha diện tích gieo trồng các loại cây; trong đó đáng kể là bắp (300ha), cà phê (74,8ha), hồng (19,8ha)? Bên cạnh đó, bà con còn chăn nuôi 335 con bò, 207 con heo, 62 con dê? Chỉ một vài con số như thế cũng đủ thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp của Đạ Chair là không nhỏ. Nhưng, nói như anh Thịnh ?" Phó Công an xã, là ?ovì nằm trong thế ngõ cụt nên kinh tế nói chung và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp của Đạ Chair không thể bứt phá lên được?. Song, nay đã khác, ngay từ những ngày đầu mở đường, một số đơn vị kinh tế đã ?ovươn tay? đến vùng đất này. Trong đó, đáng kể là một đơn vị kinh tế nước ngoài đang tiến hành việc cày ủi 2ha trong tổng số 34ha đất thuê của bà con (và sử dụng lại lao động người địa phương) để trồng rau xuất khẩu. Rồi nữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cũng đang nuôi thử nghiệm một giống cá rất mới ngay tại chân đèo Thiên Đường trên diện tích 1ha mặt nước (sắp đến sẽ được mở rộng thêm 1ha). Trên đường trở ra Đà Lạt, tôi không quên ghé lại Đạ Sar để thăm một vài người quen. Ở Đạ Chair, nếu người dân chỉ mới bắt đầu làm quen với khái niệm ?onông nghiệp công nghệ cao? thì bà con thiểu số xã Đạ Sar đã có bước tiến bộ hơn: Một số hộ trong vùng đã làm quen với việc trồng rau sạch từ một vài năm nay. Chủ tịch xã Đạ Sar, anh Liêng Jrang Ha Chang, luôn miệng khoe: ?oÔng Hà Nghệ ở xã mình giỏi lắm đấy!?. ?oGiỏi thế nào?? ?" tôi hỏi. Ha Chang: ?oÔng Hà Nghệ là người dân tộc thiểu số đầu tiên của xã Đạ Sar, cũng có thể là đầu tiên của cả ba xã vùng này trồng cây cà phê catimo có giá trị kinh tế cao. Rồi nữa, không những Hà Nghệ là người tiên phong trồng giống đậu Hà Lan mà ông còn là người đầu tiên trồng cây bắp sú theo mô hình sạch. Từ Hà Nghệ, ở xã Đạ Sar này, một số bà con đã biết làm rau sạch?. Cũng như Đạ Chair, và trước cả Đạ Chair, khi con đường 723 bắt đầu phóng tuyến, nhiều doanh nghiệp đã ?onhảy? vào đầu tư xây dựng các khu sản xuất rau sạch và hoa cao cấp ở Đạ Sar; và, tỉnh cũng đã quy hoạch tại xã này 2 khu nông nghiệp công nghệ cao, tạo cơ sở để nông nghiệp của 562 hộ dân Đạ Sar nói riêng và cả ba xã vùng dưới chân Hòn Giao ?" Thiên Đường này nói chung có cơ hội để phát triển về nhiều mặt. Đi dọc con đường mới mở đến chân Thiên Đường dài khoảng 60km ở phía Lâm Đồng, tôi không nghe những người công nhân và những cán bộ địa phương ba xã Đạ Chair, Đạ Nhim và Đạ Sar nói về chuyện phát triển du lịch một cách bài bản. Tuy nhiên, kỳ vọng về một tuyến du lịch cũng đã được khơi mào vào những ngày cận kề lễ thông tuyến đường 723 nối Nha Trang ?" Đà Lạt khi chính quyền hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng đã ngồi lại cùng với ngành du lịch để bàn thảo về chuyện du lịch biển và rừng. Như vậy, không chỉ giải phóng những đôi chân trần dưới chân đèo Thiên Đường mà con đường nối liền Đà Lạt ?" Nha Trang xuyên qua những cánh rừng và xuyên qua đỉnh Hòn Giao còn mở ra một cánh cửa nhìn về một hướng khác: hướng khai thác tiềm năng du lịch!

    Phóng sự: Khắc Dũng
    Nguồn: Báo Lâm Đồng
    http://www.lamdong.gov.vn/home/noidung.asp?ID=%201500
  8. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Thông Đà Lạt đang chết đứng
    [​IMG]
    Những cây thông bị ngập có nơi lên đến hơn 1m
    Hàng ngàn cây thông hơn 20 tuổi ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm bị chết và khoảng 12 ha diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân ở khu vực này cũng bị ngập, trong đó có nhiều diện tích cây trồng chưa kịp thu hoạch bị chìm trong biển nước? vì mặt đập tràn được nâng lên 1,5 mét.
    Đến nay việc sửa chữa - nâng cấp cụm đầu mối hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt, Lâm Đồng) cơ bản được hoàn tất. Sau một thời gian tích nước để phục vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp, hiện mực nước được nâng lên 1,5m so với ngưỡng cũ. Ông Phạm Văn Dân - Phó giám đốc Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm cho biết: "Việc nâng đập đã làm ngập mới khoảng hơn 26 ha đất tự nhiên, trong đó ngập khoảng 15 ha rừng các loại.
    Đáng chú ý là trong 15 ha rừng này có 6 - 7 ha là rừng thông (với hàng ngàn cây) khoảng 23 tuổi bị chết toàn bộ". Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư sửa chữa - nâng cấp cụm đầu mối hồ Tuyền Lâm, sau khi mặt tràn đập được nâng lên 1,5m thì diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân bị ngập khoảng 12 ha. Và theo ông Dân: "Kinh phí đền bù cho các hộ dân, tổ chức có đất sản xuất nông nghiệp cây trồng và vật kiến trúc bị ngập do nâng đập khoảng hơn 8 tỉ đồng". Thế nhưng trong hồ sơ dự án nâng đập lại chưa thể hiện phần kinh phí đền bù này.
    Ban quản lý khu du lịch đang đề nghị xin bổ sung kinh phí thực hiện chi trả đền bù cho các hộ dân. Gia đình ông bà Nguyễn Văn Hạn - Đào Thị Nhinh sống ở tổ 96, khu phố 7, phường 4, Đà Lạt hơn 10 năm nay, bức xúc: "Nước đến đâu dời nhà lên đến đó, cả tháng nay vợ chồng đã 2 - 3 lần di dời rồi. Nhiều hoa màu chưa kịp thu hoạch đã bị ngập hết. Tổng thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Không biết sao họ tính đền bù cả gần 2 năm rồi nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì hết?".
    [​IMG]
    Lán trại của hộ anh Trần Công Đức bị chìm trong nước - ảnh: H.B
    Tương tự, hộ anh Trần Công Đức cũng cùng chung cảnh ngộ, nhiều hoa màu và 20 cây hồng của gia đình anh cũng bị ngập, tổng thiệt hại hơn 20 triệu đồng. Đưa chúng tôi đi một vòng, anh Nguyễn Đồng Phú ở tổ 80, khu phố 7, phường 3, Đà Lạt trỏ tay chỉ: "Khoảng 500 - 600m2 vườn đang trồng la-ghim của mình bị chìm dưới này, có khoảng dưới 20 hộ cũng bị ngập như vậy. Tất cả đều được tính đền bù cả rồi nhưng hơn 1 năm nay không ai nhận được đồng nào"...
    Điều đáng nói, theo các hộ dân ở đây khi nâng đập tích nước họ không được thông báo gì cả và khi nước lên thì việc đã rồi. Vậy mà, từ đó đến nay chẳng có ai đến hỏi han gì, không thăm hỏi cuộc sống của họ như thế nào (!). Theo tìm hiểu của chúng tôi thì các hộ dân ở đây cũng muốn nhanh chóng được đền bù để chuyển đi nơi khác.
    Hồ Bình
    http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/11/17/170365.tno
  9. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Lâm Đồng: giải phẫu thẩm mỹ ?ochui? gây chết người, 2 đối tượng bị bắt
    TT (Lâm Đồng) - Ngày 12-11, cơ quan điều tra Công an TP Đà Lạt đã bắt khẩn cấp Huỳnh Thiên Kim (21 tuổi, thường trú Q.4, TP.HCM) và Huỳnh Trung Hiền (21 tuổi, thường trú huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) vì đã hành nghề giải phẫu thẩm mỹ ?ochui? tại Đà Lạt làm bà Trần Thị Rớt (51 tuổi, ở Đà Lạt) chết sau khi ?ogiải phẫu?.
    Theo các cơ quan chức năng, hồi 14g ngày 11-11 bà Trần Thị Rớt đến cơ sở thẩm mỹ ?ochui? của Hiền và Kim để hút mỡ mi mắt và nâng mũi. Sau khi về nhà đến khoảng 22g bà Rớt bị đau dữ dội ở sống mũi, được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng bà đã chết trước khi đến bệnh viện.
    NHẤT HU?NG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=172298&ChannelID=3
    Lâm Đồng: Thu hồi 24 dự án đầu tư
    17/11/2006
    TT (Đà Lạt) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định thu hồi 24 dự án đầu tư trong tổng số 53 dự án do Sở Kế hoạch - đầu tư Lâm Đồng đề nghị thu hồi. Đó là bốn dự án trong Khu công nghiệp Lộc Sơn (thị xã Bảo Lộc) và 20 dự án chủ yếu ở Đà Lạt đăng ký đầu tư vào du lịch, nông nghiệp, xây dựng khu dân cư... Trong đó có một số dự án lớn như dự án thủy điện Đại Nga, dự án khu dân cư Tây Nam Sơn...
    Nguyên nhân thu hồi dự án: các chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án hoặc nếu có thì triển khai rất chậm theo kiểu đối phó.
    PHAN VĂN ĐÔNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=173007&ChannelID=3
  10. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội văn hóa Trà
    13/11/2006
    TTO - Từ lâu, trà và phong cách thưởng thức trà của mỗi người Việt Nam đã tạo nên những nét riêng độc đáo của Văn hóa Trà Việt. Chương trình du lịch Đà Lạt với "Lễ hội văn hóa Trà" được Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist thiết kế như một món quà dành cho du khách trong dịp cuối năm.
    Khởi hành bằng xe từ Sài Gòn, du khách sẽ ghé thăm Khu du Lịch Madagui, tham quan hang dơi, thạch lâm, khu bảo tồn các loại Tre tại miền Đông Nam Bộ trước khi tới Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt.
    Điểm nhấn đặc biệt nhất trong chương trình là tham dự Lễ khai mạc chương trình ?oVăn hóa Trà tại Bảo Lộc?, Lễ Hội Văn Hóa Trà tại Đà Lạt", triển lãm ?oHoa Địa Lan - Đà Lạt?, chương trình lễ hội đường phố và chương trình khai mạc ?oVũ hội Hip Hop - Nhịp Điệu Xanh? tại Quảng trường Đà Lạt.
    Trước khi trở về Sài Gòn, du khách sẽ tham quan thác Dambri, thác Bopla (được mệnh danh là thác đẹp nhất tại cao nguyên Bảo Lộc), nhà thờ Domain de Marie - thung Lũng Tình Yêu, khu vườn hồng Cam Ly, thung lũng Hoa Vàng, núi Langbian, đồi Mimosa và Thung lũng Trăm Năm.
    Chương trình 4 ngày 3 đêm, bắt đầu từ ngày 20-12-2006, giá trọn gói từ 1.020.000 đồng - 1.598.000 đồng/khách.
    Đ.TÂM
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=172328&ChannelID=100

Chia sẻ trang này