1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Hi vọng là với sự tham gia của nhiều chuyên gia và đã được quảng bá rầm rộ như vậy thì cái hội nghị giữa tháng vừa rồi sẽ biến được vài % thành sự thật và mong là nó giúp Dalat ngày càng thu hút và có nhiều tiềm năng hơn.
    Mình tiếp tục mảng tin tức nhé, bận quá ko cập nhật được, thành thật xin lỗi !!!
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Đà Lạt định giảm giá dịch vụ du lịch để hút khách
    22/07/2006
    TP - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa chỉ đạo UBND TP Đà Lạt và các ngành chức năng phải có đề án giảm giá dịch vụ du lịch.
    Nguyên do vì hiện nay giá cả phục vụ du khách ở Đà Lạt cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Trong những mùa lễ, Tết, giá dịch vụ du lịch thường tăng gấp đôi, gấp ba.
    Tình hình trên cùng với sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch đã làm giảm lượng khách đến Đà Lạt thời gian gần đây. Đà Lạt đang có xu thế tụt hậu so với nhiều tỉnh thành như Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu? trong lĩnh vực du lịch.
    Kim Anh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=54271&ChannelID=3
    Làm rõ nguyên nhân 2 tai biến địa chất nghiêm trọng
    17/07/2006
    TP - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Sĩ Sơn vừa chỉ đạo các sở ngành liên quan thuê đơn vị chuyên môn làm rõ nguyên nhân 2 tai biến địa chất nghiêm trọng tại khu vực dốc Hải Thượng (TP. Đà Lạt) và xã Hiệp An (Đức Trọng).
    Từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn xã Hiệp An liên tiếp xuất hiện tình trạng nứt đất với những vết nứt kéo dài từ hàng chục đến hàng trăm mét, đa số các vết nứt rộng vài cm nhưng cũng có chỗ rộng tới 10 ?" 15cm, gây nên tình trạng sụt lún đất làm hư hỏng một số đoạn trên quốc lộ 20 cùng nhiều ngôi nhà, giếng nước?
    Đặc biệt, Trường tiểu học K?TLong với kinh phí đầu tư gần 3 tỷ đồng bị bỏ dở dang hơn 1 năm nay vì xuất hiện những vết nứt sát chân móng. Với vết nứt cạnh nhà số 5B dốc Hải Thượng, nếu xảy ra sự cố có thể làm sụp hàng chục căn nhà bởi dốc có độ cao cả chục mét.
    Kim Anh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=53588&ChannelID=2

  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0


    Giải tỏa nhà, đất ở Đà Lạt
    Khai khống để được đền bù

    Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã và đang đẩy mạnh chương trình chỉnh trang đô thị. Lợi dụng việc giải tỏa theo quy hoạch, không ít hộ dân có nhà cửa, đất đai trong diện giải tỏa đã "bắt tay" với những người có trách nhiệm để trục lợi bằng cách khai khống thời điểm sử dụng đất, qua mặt cơ quan chức năng. Xin nêu ví dụ: Chỉ ở mỗi một điểm giải tỏa "điển hình" là khu Mạc Đĩnh Chi (phường 4, Đà Lạt) mà Nhà nước đã bị thiệt hại gần nửa tỷ đồng vì kiểu "bắt tay" giữa các hộ bị giải tỏa và một số quan chức địa phương.
    "Bắt tay" moi tiền nhà nước
    Hộ ông Nguyễn Ngọc Minh ở phường 4 Đà Lạt có 300m2 đất "được" giải tỏa để quy hoạch khu dân cư Mạc Đĩnh Chi. Trong "Đơn xin xác nhận tạm trú" (theo thủ tục đền bù giải tỏa), ông Minh ghi: "Chúng tôi gồm 4 khẩu. Năm 1991 tôi đã làm một căn nhà gỗ lợp tôn, nhà cấp 4, tại hẻm 12 Hoàng Văn Thụ. Đất và nhà đã đóng thuế phường hằng năm đầy đủ, nhà ở không tranh chấp".
    Nhận được đơn của ông Minh, ngày 6.1.2005, cảnh sát khu vực Trịnh Đình Long bút phê: "Xác nhận hộ ông Nguyễn Ngọc Minh 4 khẩu, tạm trú tại địa phương từ 1991 đến nay"; và sau đó, Phó trưởng Công an phường 4 Bùi Văn Hiền ký tên và đóng dấu.
    Như vậy, theo xác nhận của Công an phường 4, vì đất và nhà của hộ ông Minh có từ trước thời điểm 15.10.1993 nên theo quy định thì ông được tính toán đền bù theo đơn giá đất ở và hưởng tỷ lệ hỗ trợ 100% với tổng số tiền là 216 triệu đồng. Khoản tiền đền bù khá lớn này sẽ "ấm túi" các đối tượng nếu như sau đó không có "lời ra tiếng vào" của một vài hộ dân sinh sống xung quanh.
    Từ nguồn tin của quần chúng, cơ quan chức năng đã vào cuộc và làm rõ vụ việc. Thì ra, hộ ông Minh đã "man khai" thời điểm tạm trú (trước 15.10.1993) để nhận tiền đền bù vượt những 116 triệu đồng (nếu tính đúng theo quy định thì ông Minh chỉ được đền bù 100 triệu đồng).
    Cũng với "cách làm" này, Công an phường 4 đã xác nhận gia đình ông Nguyễn Long thường trú tại 16/3 Hoàng văn Thụ từ năm 1992 (thực tế là năm 1998) để ông Long được đền bù vượt gần 27 triệu đồng.
    Tương tự, các hộ Lê Văn Tuyển, Đào Xuân Thuỷ, Nguyễn Chí Hải, Lê Văn Bình, Nguyễn Văn Phú... cũng đã nhận được khoản tiền "dôi ra" từ chục triệu đến vài chục triệu đồng.
    Đằng sau sự "thiếu tinh thần trách nhiệm" là gì?
    Khu dân cư nói trên thuộc phường 4, Đà Lạt. Ngày 23.6.2004, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư này trên cơ sở của dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường Đà Lạt. Theo quy hoạch, 140 hộ trong khu vực phải giải tỏa với tổng diện tích đất trên 30.200m2. Tính đến thời điểm này (cuối tháng 7.2006), Ban quản lý dự án đã chi trả trên 12 tỷ 600 triệu đồng cho 116 hộ dân có đất và nhà trong diện giải tỏa.
    Trong số các hộ đã được đền bù, theo số liệu của cơ quan chức năng TP Đà Lạt, bằng kiểu "bắt tay" như trên đã nói, chỉ ở mỗi một điểm dân cư khu quy hoạch Mạc Đĩnh Chi (Đà Lạt) này thôi nhưng đã có đến 10 hộ "được" giải tỏa đã "móc túi" Nhà nước số tiền lên đến 417 triệu đồng. Phải chăng đây chính là một kiểu "làm ăn" mới?
    Mới đây, ông Võ Văn Nhật - Chủ tịch UBND phường 4 (Đà Lạt) - đã thừa nhận việc xác nhận nguồn gốc đất trong hồ sơ của các hộ "được" giải tỏa ở trên là "thiếu căn cứ pháp lý".
    Ngoài việc thiếu trung thực của các hộ có nhà và đất phải giải tỏa, những người chịu trách nhiệm trong vụ việc này trước hết là cán bộ nhà đất, công an, chủ tịch và phó chủ tịch phường. Điều này thì đã rõ. Nhưng vấn đề... chưa rõ đó là đằng sau những cái "bắt tay" để moi tiền Nhà nước ấy là gì?
    Và, hiện Đà Lạt có đến hàng chục khu dân cư phải giải tỏa nhà và đất để chỉnh tranh thành phố chứ không phải chỉ duy nhất khu Mạc Đĩnh Chi. Do đó, cơ quan chức năng TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng cần sớm làm rõ vấn đề ẩn khuất ở phía sau những cái "bắt tay" nói trên thì mới mong củng cố được niềm tin của quần chúng.
    Khắc Dũng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,162550)

    Được tracdalat sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 02/08/2006
  4. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Công nhân ngành dâu tằm tơ phản ứng tập thể đòi quyền lợi
    Chỉ là biểu hiện nhỏ của cả vấn đề lớn
    Ngày 28.7, trên 30 công nhân mất việc của Tổng Cty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri) trên địa bàn thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã kéo đến nhà máy đòi quyền lợi. Các công nhân này phản ánh: Đây không phải là lần đầu tiên họ đến trước cổng các nhà máy, xí nghiệp thuộc Viseri để "đòi nợ"!
    Trước cổng Xí nghiệp dâu tằm tơ (DTT) Tháng 8, khi CN tụ tập với những băngrôn, biểu ngữ trên tay đòi ông GĐ xí nghiệp phải có mặt để giải thích những thắc mắc mà công nhân đã nhiều lần kiến nghị thì ông Phạm Công Giáo - GĐ đương nhiệm của xí nghiệp - đã không có mặt với lý do như mọi lần: Bận việc, ra khỏi địa bàn thị xã(?). Đầu giờ chiều, ông Dương Xuân Tuý - Tổng GĐ Viseri - đã xuất hiện cùng với bà Trương Thị Phượng - Chánh toà Toà Kinh tế (Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng) - và đại diện một số cơ quan, ban ngành của thị xã và tỉnh Lâm Đồng. Ông Phạm Hoàng Điệp - đại diện LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng - giải thích với chúng tôi: "Về tính chất, đây không phải là cuộc đình công mà là một hình thức đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của CNLĐ". Cuộc "thương thuyết" được tổ chức ngay trước cửa văn phòng Xí nghiệp DTT Tháng 8.
    Công nhân yêu cầu: Buổi làm việc cần phải có biên bản. Song, hơn một tiếng đồ hồ "lắng nghe ý kiến công nhân", các vị "chủ toạ" chỉ ghi chép vào sổ tay là chính.
    Công nhân Nguyễn Thị Lan - làm ở Xí nghiệp DTT Tháng 8 - nói: "Tôi làm việc ở đây từ mười mấy năm nay, mọi nghĩa vụ đều thực hiện đầy đủ. Thế nhưng, tôi cũng như 300 lao động của xí nghiệp bị mất việc từ 1995 đến nay, không hề được giải quyết các chế độ, quyền lợi đúng theo quy định của Nhà nước". Ơ Viseri, theo sự thừa nhận của chính Tổng GĐ Dương Xuân Tuý thì có đến trên 2.000 công nhân nghỉ việc chưa được giải quyết các chế độ theo luật định.
    Tìm hiểu kỹ vấn đề, chúng tôi được biết, vụ tụ tập đông người đấu tranh đòi quyền lợi của hơn 30 lao động ngành DTT VN trong cả ngày 28.7 chỉ là một biểu hiện nhỏ của cả vấn đề lớn cần giải quyết ở Viseri. Như Lao Động các số gần đây (24.7 và 27.7) đã thông tin: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để chấm dứt tình trạng nợ nần, thua lỗ chồng chất, 12 đơn vị thành viên của Viseri phải tuyên bố phá sản theo luật (trong đó có 8 đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng). Sau khi rà soát, Viseri đề nghị chỉ tuyên bố phá sản 8 đơn vị (trong đó trên địa bàn Lâm Đồng có 5 đơn vị) và 4 đơn vị kia giao cho người lao động tự quản. Thế nhưng, đã hơn một năm sau khi quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, việc thực hiện phá sản của các đơn vị thành viên này vẫn cứ dây dưa kéo dài. Hệ quả kéo theo không những không giải quyết được hậu quả nợ nần của Viseri lên đến con số 1.000 tỉ đồng - mà số phận của trên 2.000 lao động trong ngành DTT cũng bi đát không kém.
    Chiều 28.7, tại Xí nghiệp DTT Tháng 8, Tổng GĐ Viseri Dương Xuân Tuý đã lại "hứa" trước những công nhân mất việc đang đấu tranh đòi quyền lợi. Tuy nhiên, những người lao động đã đề nghị: "Chúng tôi yêu cầu lời hứa của ông Tổng GĐ phải được ghi thành văn bản!".
    Khắc Dũng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,162571)

  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    tin thêm về chuyện trồng khoai lang, quả là hay

    "Sáng kiến" huỷ hoại môi trường
    Những ngày gần đây, hồ Tuyền Lâm (thuộc khu du lịch sinh thái Tuyền Lâm - Đà Lạt) bỗng trở thành trung tâm chú ý của dư luận vì sự ô nhiễm không đáng có. Nguyên nhân xuất phát từ một "sáng kiến" lạ đời: Tranh thủ thời gian nước hồ cạn, người ta đã trồng khoai lang trên mặt hồ; nhưng khoai lang chưa kịp thu hoạch thì nước hồ đã dâng lên làm cho cả dây lẫn củ trở thành rác thải. Cùng với nó là các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trôi tuột xuống lòng hồ.
    Đơn vị có "sáng kiến" này là Ban quản lý khu du lịch (BQL KDL) hồ Tuyền Lâm. Theo Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) Lâm Đồng, cách nay vài tháng, khi nước hồ Tuyền Lâm được xả cạn để duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp công trình, đại diện BQL KDL Tuyền Lâm đến công ty đặt vấn đề "tranh thủ" trồng khoai lang trong lòng hồ để xuất khẩu.
    Được công ty đồng ý, BQL KDL hồ Tuyền Lâm đã nhanh chóng huy động vốn của nhiều người, "phủ xanh" lòng hồ bằng rau khoai theo thoả thuận về cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm của một đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn Đà Lạt.
    Tổng diện tích lòng hồ đã được "phủ xanh" lên đến trên 20ha với mức đầu tư trung bình mỗi hécta khoảng 20 triệu đồng. Đáng tiếc, "bài toán khoai lang" bị tính sai về thời gian nên khoai chưa kịp thu hoạch, hồ đã phải tích nước để phục vụ du lịch và cung cấp nước tưới cho cánh đồng Hiệp An (Đức Trọng). Cuối tháng 7, nước trong hồ đã dâng cao trên 10m làm ngập úng hầu hết diện tích khoai lang đã trồng.
    Hậu quả của sáng kiến là hàng trăm triệu đồng của người lao động bị "cuốn trôi". Không biết còn bao nhiêu sáng kiến gây thiệt hại kiểu như thế đang tồn tại?
    Khắc Dũng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(37,162220)

  6. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Vi phạm cảnh quan Đà Lạt
    27/07/2006
    [​IMG]
    Công trình thương xá Latulipe nằm ngay cạnh cầu thang chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) do Cty dịch vụ du lịch Đà Lạt làm chủ đầu tư xây dựng. Mới đây, cơ quan chức năng đã có kết luận việc cải tạo công trình này có những vi phạm như che chắn tầm nhìn, làm ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan; đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng về chủ trương quy hoạch chỉnh trang khu trung tâm TP.Đà Lạt.
    Và càng "đặc biệt" hơn là mặc dù Thanh tra Sở Xây dựng Lâm Đồng đã lập biên bản vi phạm, nhưng công trình này vẫn được hoàn thành như trong ảnh.
    Khắc Dũng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,162332)
    Lâm Đồng: Chỉ có 30% số HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
    28/07/2006
    Ngày 26.7, Liên minh HTX và DN NQD Lâm Đồng công bố số liệu: Trong tổng số 49 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp hiện nay của toàn tỉnh, có đến 18 HTX hoạt động trung bình, 7 HTX hoạt động kém và 7 HTX đã ngừng hoạt động (nhưng chưa làm thủ tục giải thể).
    Hầu hết các HTX được xem là làm ăn có hiệu quả (17 đơn vị) đều có những hoạt động ngoài nông nghiệp như mở đại lý ximăng, kinh doanh sắt thép, khai thác cao lanh, liên kết đào tạo nghề dệt len...
    Khắc Dũng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(37,162404)
    Thi tuyển công chức, gần 50% giáo viên tiểu học bị điểm liệt
    28/07/2006
    TP - Đến ngày 27/7, việc chấm thi và phúc khảo kỳ thi tuyển công chức giáo viên tiểu học 2005 ?" 2006 của tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất. Trong số 269 thí sinh có tới 130 người bị điểm liệt, chiếm tỉ lệ gần 50%.
    Trong đó 3 thí sinh bị điểm liệt cả 2 môn.
    Năm học này, các địa phương Đà Lạt, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông đăng ký dự tuyển 152 giáo viên song do kết quả kỳ thi quá thấp nên chỉ tuyển được hơn 120 giáo viên.
    Đặc biệt huyện Đam Rông dự tuyển 63 giáo viên nhưng chỉ tuyển được 32 người.
    Kim Anh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=54939&ChannelID=71
    Bắt rồi cất vào đâu?
    Trong những ngày từ đầu tháng 7 đến nay (13.7), người dân xung quanh khu vực trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - số 43 Hùng Vương, Đà Lạt - đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng về việc "gây ô nhiễm" của đơn vị này. Lý do mà người dân phải lên tiếng đó là kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của Chi cục bốc mùi hôi khó chịu, làm cho môi trường xung quanh "có vấn đề".
    Lãnh đạo Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết: Hiện tại, "kho" chứa nằm ngay trong khuôn viên Chi cục có khoảng 800kg thuốc BVTV các loại. Đây là số thuốc do Chi cục thu được của các cá nhân và đơn vị vi phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn toàn tỉnh. Vì không có kho chứa riêng nên toàn bộ số thuốc thu hồi được, được Chi cục "cất tạm" trong nhà để xe của CBCNV Chi cục. Trong khi đó, nhà xe nằm ngay trong khuôn viên, sát văn phòng làm việc và rất gần với khu dân cư.
    Điều đáng nói, hầu hết lượng thuốc này đã quá hạn sử dụng, thuốc giả, thuốc ngoài danh mục... không thể sử dụng được nữa hoặc không được phép sử dụng. Việc "cất giữ" ngay trong "kho" nhà xe như thế đã diễn ra từ hơn hai tháng nay. Cho nên, với số lượng thuốc khá lớn (800kg) và với thời gian lưu giữ lâu như thế, việc "bốc mùi" gây độc hại cho nhân dân quanh vùng và cho chính nhân viên của Chi cục là điều không thể tránh khỏi.
    Xử lý lượng thuốc đang gây độc hại và ô nhiễm môi trường này, Chi cục cần khoảng 25 - 30 triệu đồng để mang về TP HCM tiêu huỷ bằng nhiệt độ cao (theo Pháp lệnh BVTV). "Chúng tôi đã có văn bản đề nghị được xử lý số thuốc nói trên. Văn bản được gửi đi từ hơn một tháng nay nhưng đến giờ này chúng tôi vẫn chưa nhận được sự hồi âm của cơ quan chức năng".
    Thi Hoàng
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,162547)

  7. hailuaCT

    hailuaCT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Vẫn triển khai dự án ?oThành phố lãng mạn?[/size=3]
    TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi trở về từ Nhật, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa khẳng định: "Các nhà đầu tư Nhật vẫn quyết tâm đầu tư vào dự án Dankia - Suối Vàng tại Đà Lạt với qui mô vốn lên đến 1,2 tỉ USD?.
    Nếu không có gì thay đổi trong tháng chín này, các nhà đầu tư Nhật sẽ cử đoàn sang VN để hoàn tất giai đoạn lập dự án tiền khả thi trình Chính phủ VN. Về phía tỉnh Lâm Đồng, ông Hòa cho biết đã sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời mở rộng con đường từ thành phố Đà Lạt đến Dankia - Suối Vàng dài gần 20km theo yêu cầu của các nhà đầu tư.
    Dự án Dankia - Suối Vàng hay còn gọi là ?oThành phố lãng mạn? (Romantic town) với diện tích hơn 5.000ha, do một số tập đoàn lớn của Nhật đầu tư như: Mitsubishi, Sumitomo, Limtec, Mitsui... Dự kiến sẽ xây dựng tại đây các khu biệt thự; trung tâm dưỡng lão, văn hóa, thể thao, tu viện, nhà thờ, khách sạn, trường học, bệnh viện, sân golf...
    X.TOÀN
    theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=153823&ChannelID=11
  8. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Vén màn bí mật về những đền tháp cổ
    03/08/2006
    TT - Những tháp Chăm, những ngôi đền Phù Nam rồi di tích Cát Tiên..., tất cả dù hiện hữu hay lộ ra qua khảo cổ học, vẫn để một câu hỏi lơ lửng lâu nay: Vật liệu xây dựng từ đâu, hay giả thiết rằng người xưa đã xếp gạch lên rồi nung nguyên cả ngọn tháp?...
    Những ngày qua, ở vùng Cát Tiên bất ngờ làm ?onổ tung? những thắc mắc trên...
    Trước mặt chúng tôi là cả một cánh đồng bao la rộng hàng chục mẫu, với một vòng cung những ngọn núi hình bát úp kết thành dãy ôm lấy cánh đồng, trong khi cách đó không xa là dòng sông Đồng Nai hừng hực chảy với di tích Cát Tiên lụi tàn nằm ngay bên bờ.
    Ngay giữa đồng (thuộc địa phận xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) suốt hai tuần khai quật, từ 15-7 (và sẽ kéo dài đến 20-8 để hi vọng tìm kiếm thêm những lò gạch khác?), các nhà khảo cổ đã phát hiện dưới lòng đất một lúc bốn lò gạch rải ra cách nhau không xa. Gọi chính xác thì đấy là dấu tích những lò gạch cổ đoán định ban đầu có thể cách nay chừng 12-16 thế kỷ.
    Các lò gạch chưa từng thấy trên lãnh thổ VN này trông rất thô sơ với chiều dài cả khối lò độ 21m, ngang 6m. Ở đó hiện ra những lằn gạch bị cháy đen chen lẫn những lằn có gạch au đỏ, than từ gỗ cây, cùng hệ thống kết cấu lò với những cầu lửa (để đốt lửa vào nung gạch) và cầu gạch (để chất gạch lên nung) đều có hướng đón gió (vào lò) từ phía nam.
    Đoàn khảo cổ (gồm Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ TP.HCM thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Lâm Đồng - thuộc Sở VH&TT tỉnh Lâm Đồng) đã mang gạch đi so sánh và xác định chủng loại gạch.
    Suốt hơn 20 năm qua các nhà khảo cổ học VN và thế giới đã phát hiện dần hàng loạt đền tháp, mộ tháp? đậm màu Ấn Độ (thờ thần Siva (Sivanism), linga_yoni?) và gọi chung là ?odi tích khảo cổ học Cát Tiên?.
    Di tích Cát Tiên đang tiến dần đến tầm vóc của một di sản thế giới, được chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá đồ sộ hơn cả di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
    ?oKhông nghi ngờ gì nữa, những lò gạch bí ẩn đã bị chôn vùi dưới lòng đất này chính là nơi sản xuất ra vật liệu xây dựng (gạch) phục vụ đại công trình xây dựng di tích Cát Tiên, cách đấy chừng 1-1,5km? - chuyên gia khảo cổ học Bùi Chí Hoàng (phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, người đặt những nhát khai quật khảo cổ đầu tiên ở Cát Tiên từ năm 1985), nhận định.
    Theo tiến sĩ Hoàng, việc xây dựng những lò gạch nằm ngay sát con suối lớn chảy qua là để thuận lợi trong vận chuyển gạch ra sông Đồng Nai để đưa về công trường xây dựng, và chọn cánh đồng thoáng rộng bao la trên là để dễ có sân phơi trong quá trình sản xuất gạch?
    Lâu nay, việc xác định niên đại cho di tích Cát Tiên vẫn còn chưa có sự đồng nhất. Có chuyên gia cho là từ thế kỷ IV, có người nói thế kỷ VII -VIII, cũng có người lại cho từ VIII-XI?
    Trong việc hoàn thiện hồ sơ mà Cục Di sản - Bộ VH&TT đang làm để trình UNESCO công nhận di tích Cát Tiên là di sản văn hóa thế giới, việc xác định được thời kỳ (niên đại) xuất hiện cũng là một yêu cầu.
    Ông Hoàng cho rằng những mẫu than ở ?otrung tâm? sản xuất gạch này sẽ giúp xác định niên đại dễ dàng hơn (bằng phương pháp C 14).
    Thêm nữa, từ các lò gạch cổ sẽ mở ra khả năng nhận biết về đặc điểm cư trú, cư dân, nghề thủ công? ở miền Cát Tiên trong quá khứ, đặc biệt là khả năng xác định chủ nhân của di tích Hinđu giáo này?
    Tất cả những cái đó sẽ liên kết những giá trị của Cát Tiên lại trong một chuỗi hiểu biết, có hệ thống, mà không phải di tích lụi tàn (biến mất chủ nhân) nào cũng có cơ may tương tự.
    Được biết nhận được thông tin trên, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã lập tức đồng ý cho xây nhà mái che để bảo vệ những lò gạch cổ.
    Và có lẽ không dừng lại với những gì cần thiết phải ?ogiải mã? cho di tích Cát Tiên, những lò gạch cổ chưa từng thấy kia còn có thể tác động vào nhận thức về những đền, tháp? thuộc các nền văn minh vào các thời kỳ khác nhau trên lãnh thổ VN (và thậm chí thế giới) trong quá khứ, bởi lâu nay người ta phát hiện gạch và ? kiến trúc nhiều nhưng chưa biết cái đầu tiên quan trọng ấy - vật liệu đến từ đâu.
    NGUYỄN HÀNG TÌNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=153827&ChannelID=10

  9. tenquadep

    tenquadep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    2.098
    Đã được thích:
    0
    Thấy gì đằng sau Vạn lý trường thành ở đồi Mộng Mơ, TP Đà Lạt?


     
     


    Mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2003, nhưng khu du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ (TP Đà Lạt) đã nhanh chóng trở thành một trong những điểm tham quan ăn khách nhất của phố núi với sân khấu biểu diễn cồng chiêng, với tiểu Vạn lý trường thành mô phỏng từ Trung Hoa... Nhưng thật bất ngờ, ngành thuế Lâm Đồng vừa lật tẩy cách làm ăn mờ ám, trốn thuế hàng tỷ đồng tại đơn vị này. Và dư luận không khỏi không nghi ngờ về sự yếu kém trong quản lý nhà nước tại địa phương? Tấm vỏ bọc

    [​IMG]


    Biểu diễn cồng chiêng ở KDL Đồi Mộng Mơ.
    Nằm cạnh KDL Thung lũng Tình yêu, KDL hồ Rồng hay đồi Rồng rộng 12 ha theo cách gọi của người dân xứ hoa vốn ít được người biết tới do không được đầu tư đúng mức:
    Trước năm 2003, chỉ là một trang trại hoa lan của một cựu quan chức cấp tỉnh, một cái hồ nhỏ trên có một con rồng cao khoảng 3m bằng xi măng, khách lèo tèo. Nhưng từ khi được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Thành Ngọc mạnh về vốn liếng đã làm cho nơi đây ngày một khởi sắc.
    Một sân khấu biểu diễn văn nghệ cồng chiêng với vài trăm khách được xây dựng, hoa viên được thiết kế lại, trồng nhiều loài hoa mới, được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh môi trường sạch sẽ và một mô hình Vạn lý trường thành thu nhỏ đã ít nhiều khơi dậy trí tò mò của khách du lịch trong nước.
    Trong năm 2005, công ty còn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu Bungalow với những ngôi nhà xây cách điệu theo kiểu nhà rông Tây Nguyên. Ngay bên dưới khu biểu diễn văn nghệ cồng chiêng là một hầm rượu, trong đó có loại rượu do công ty sản xuất có tên ?oMộng Mơ tửu?. Lượng khách đến mỗi năm một tăng mạnh và doanh thu cũng tăng theo. Khá nhiều lần, đơn vị này được xem là một ?othành tích? trong các bản báo cáo thu hút đầu tư của các sếp đầu tỉnh. Sự thật đằng sau Vạn lý trường thành?Mọi việc bằt đầu lùm xùm khi có thông tin bên trong công ty cho biết đã có những kiểu làm ăn mờ ám trong quá trình đầu tư vào KDL Đồi Mộng Mơ mà thủ đoạn chủ yếu là khai khống giá trị đầu tư, lập hai hệ thống sổ sách kế toán để trốn thuế Nhà nước.
    Nhiều hạng mục công trình có giá trị đầu tư khoảng vài trăm triệu đồng trở lên đều được khai khống lên gấp nhiều lần nhằm tăng chi phí đầu tư, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Điển hình là hạng mục công trình Vạn lý trường thành ?" một công trình được chủ đầu tư coi là ?okỳ vĩ? nhất của Mộng Mơ.
    Công trình có giá trị 3,425 tỷ đồng (theo sổ sách để báo cáo các cơ quan chức năng địa phương), nhưng trên hệ thống sổ sách thật của công ty thì công trình chỉ có giá trị đầu tư 559 triệu đồng! Táo tợn hơn, có công trình chưa thi công như công trình Đường đi có mái che mới đang trong giai đoạn lập dự toán, thiết kế xây dựng nhưng đã được kiểm tra, định giá bất động sản là đã hoàn thành 90% với giá trị đầu tư lên tới 1,8 tỷ đồng?
    Các kết quả kiểm tra này đã được Công ty Thành Ngọc đem công chứng trót lọt với sự tiếp tay của nhân viên Phòng Công chứng số 01, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Công ty Thành Ngọc đem kết quả công chứng này ra thế chấp để ?olấy? tiền tại một ngân hàng thương mại cổ phần TPHCM có chi nhánh tại Lâm Đồng và rồi đồng tiền đó tiếp tục được quay vòng. Theo báo cáo của công ty (dùng để lưu hành nội bộ), tổng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của công ty vào đồi Mộng Mơ năm 2004 là hơn 1,4 tỷ đồng (làm tròn); trong đó lớn nhất là 2 hạng mục công trình: thảm cỏ (300 triệu đồng) và đường giao thông nội bộ (294 triệu đồng). Ngay sân khấu để biểu diễn nghệ thuật văn hóa cồng chiêng cũng chỉ tốn 100 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản đầu tư nguyên giá của 15 hạng mục công trình trong 2 năm 2004 - 2005 chỉ là 4,217 tỷ đồng nhưng trong báo cáo ?ođối ngoại? những con số trên đã khai khống lên nhiều lần với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 14 tỷ đồng. Chưa biết cho đến nay, giá trị đầu tư thật của Thành Ngọc vào Đồi Mộng Mơ - chỉ trên một diện tích nhỏ bé và với một khối lượng rất khiêm tốn các công trình là bao nhiêu tỷ đồng trong con số báo cáo ?oma? với các cơ quan công quyền lên đến hàng chục tỷ đồng?
    Chỉ biết rằng, qua thanh tra của ngành thuế đã phát hiện từ các hoạt động kinh doanh du lịch, Công ty Thành Ngọc đã trốn thuế với số tiền 1,926 tỷ đồng. Đây là số tiền xù thuế kỷ lục từ trước đến nay ở Lâm Đồng. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp bị thất thu 1,25 tỷ đồng. Cục Thuế Lâm Đồng cũng đã quyết định phạt đơn vị này hơn 1,8 tỷ đồng về hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, không kê khai nộp thuế và như vậy, đây cũng là số tiền phạt kỷ lục cho một doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty Thành Ngọc còn tiến hành êm xuôi nhiều ?ophi vụ? làm ăn lớn vượt ra ngoài cả lĩnh vực du lịch. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những sai phạm nghiêm trọng về tài chính ở công ty này.
                                                                                      (Báo SGGP ngày 06/08/2006)
  10. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Ca sĩ Nguyên Thảo:
    Tôi thuộc dạng chín ngầm, chín từ từ
    06/08/2006
    [​IMG]

    Được hội đồng thẩm định Bài hát Việt trao giải Ca sĩ thể hiện hiệu quả nhất tháng 6 (ca khúc "Giấc mơ mang tên mình" của nhạc sĩ Văn Phong), chị cảm thấy thế nào?

    - Vui! Dễ chừng hơn 10 năm rồi tôi mới được người ta xướng tên, mời bước lên bục, trao giải thưởng và thế là tôi... vẫy tay, nói lời cảm ơn, mỉm cười, cúi chào khán giả.
    Nhưng chị có vẻ không mặn mà với chuyện thi cử nhỉ?
    - Đã đi thi thì phải có tham vọng đoạt giải, có chút "máu ăn thua", không nhất thì cũng nhì, ba... gì đấy chứ?! Đằng này, tôi chỉ có "máu" hát hò nên... đành ở nhà xem người khác thi. Nếu nói đi thi để học hỏi, thì tôi cho rằng, cơ hội để học không chỉ có việc tham gia các sân chơi tính điểm, và ngồi xem người ta thi thố qua tivi mình cũng học được khối thứ rồi!
    Theo nghiệp cầm ca từ năm 16 tuổi, nhưng đến ngót 10 năm chị mới có tiếng nói trong "rừng" âm nhạc Việt?
    - Tôi thuộc dạng chín ngầm, chín từ từ. Ngay cả trong việc cảm nhận bài hát cũng thế. Người ta chỉ cần hai ngày, tôi thì phải mất đến bốn ngày ăn, ngủ với nó mới thấy tự tin bước lên sân khấu. Nói thật, lắm lúc tôi cũng thấy khó chịu cho bản thân mình, nhưng biết làm sao được, bản chất của người Đà Lạt - chậm rãi, từ tốn - đã ăn sâu vào người tôi rồi!
    Album Vo1 Suối và Cỏ ra đời muộn so với nhiều ca sĩ khác cũng cùng lý do trên?
    - Hầu bao tôi hẹp, nhưng tôi lại không muốn bị các công ty sản xuất băng đĩa nhúng tay can thiệp vào việc chọn bài, chọn style cho album. Vì thế, tôi cần có thời gian. Dù có chậm hơn người khác, tôi cũng đã có một sản phẩm như ý, bằng chính sức mình.
    Người ta nói nhiều đến chuyện chị - một ca sĩ chưa tên tuổi - lại được êkip của nhạc sĩ Dương Thụ khó tính, tài năng "o bế", chị thấy có cần phân bua gì không?
    - Quả là có chút đặc biệt. Nhạc sĩ Dương Thụ là người chuyên phát hiện ra ngôi sao, đằng này, tôi - một kẻ vô danh - lại tìm đến và thuyết phục ông giúp đỡ. Có lẽ vì lòng kiên trì được hát những gì mình thích, những gì thuộc về mình của tôi đã làm ông cảm động. Tôi rất may mắn vì được các nhạc sĩ tài năng trong làng nhạc Việt chấp nhận góp tay làm nên "Suối và Cỏ".
    Nhưng phong cách của Nguyên Thảo vẫn chưa thể hiện rõ qua "Suối và Cỏ" thì phải?
    - Tôi thích funk, blues và biết giọng mình thích hợp với dòng nhạc của người da đen. Vì đây không phải là dòng nhạc của người Châu AÁ nên tôi gặp khó khăn khi chọn con đường này; nhưng cái khó không bó được... tôi, ngược lại, tạo động lực cho tôi cố gắng, buộc tôi lúc nào cũng suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có cách xử lý tốt hơn. Như đã nói, người Việt chưa quen lắm với dòng nhạc mà tôi thích, nên trong album đầu tiên, tôi tập cho khán giả "đánh vần" trước, khi họ đã quen thuộc thì sẽ có những "bài học nâng cao".
    Bây giờ đã được nhiều người biết đến, chị có cảm thấy buồn không khi có một số bài báo phản ánh chưa chính xác ý kiến của chị?
    - Chỉ một thoáng nhíu mày thôi chứ tôi không buồn. Thật đấy! Vì tôi nghĩ, khó có thể hiểu một ai đó chỉ qua một cuộc gặp mặt ngắn ngủi. Vả lại, vấn đề ngôn ngữ rất phức tạp, người nói biểu đạt ý một đằng, người nghe hiểu một nẻo và diễn đạt sai ý của người nói là khó tránh khỏi. Tôi có thể chấp nhận những sự thiếu chính xác ấy nếu không xúc phạm đến nhân cách của tôi. Còn nếu chỉ là hiểu lầm, thì theo thời gian, mọi người sẽ hiểu đúng tôi thôi!
    - Xin cảm ơn chị.
    Văn
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,163191)

Chia sẻ trang này