1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Cái này em đi lần đầu tiên là 2/9 năm ngoái, nhìn nó hơi buồn cười (do xây, đúc nhiều quá), may mà ko ăn chặn vật liệu
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần rồi mình về Dalat và cái này đã hoàn thành rồi nhưng ế khách quá, cái này có vẻ hay hơn chuyện cấm bán vé số và bán dạo (có khi sau này cấm bán đặc sản ở chợ Dalat cũng nên haha), đọc mấy cái này xong chỉ muốn
    Được tracdalat sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 15/08/2006
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Seri "CẤM BÁN VÉ SỐ, BÁN DẠO" đây, mại dzô !!!!
    Lộn ruột lộn gan khi đọc cái tin này nhưng mà ttvn mãi ko vào được, chủ đề này may mà được 1 người có tiếng như Trần Bạch Đằng lôi lên, ko thì ko biết ra sao (mà nếu có sao thì có lẽ rồi cũng sẽ chìm như cái vụ Latulip nói trên).

    Đà Lạt: cấm bán báo dạo ở trung tâm thành phố
    10/08/2006
    TT (Lâm Đồng) - Qui định do UBND TP Đà Lạt ban hành và đã được tổ chức thành chiến dịch, đưa người phong tỏa những người bán báo dạo.
    Trước mắt, qui định này được áp dụng cho khu vực trung tâm thành phố, như trung tâm Hòa Bình, bến xe Tùng Nghĩa, đường Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đại Hành, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai. Ngoài ra, bán vé số dạo, người ăn xin cũng nằm trong diện bị cấm hoạt động.
    Ước tính có khoảng trên 300 người hành nghề bán vé số, ăn xin, bán báo dạo, trong đó bán báo dạo khoảng 30 người.
    N.H.T.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=155112&ChannelID=3
    Thất nhân tâm lắm!
    13/08/2006
    Văn minh đô thị ở Việt Nam mang thuộc tính nhân văn chứ không phải là một thứ mẫu do tưởng tượng của ai đó...
    [​IMG]
    Người phụ nữ này đã bán báo dạo được gần 10 năm để bươn chải, nuôi các con ăn học. ?oVài năm nữa, bé út học xong đại học, các con có việc rồi, tôi sẽ về lại quê sinh sống? - chị mong mỏi. Ảnh : Đinh Lê Vũ
    LTS: Sau khi báo Tuổi Trẻ ngày 10-8-2006 đăng tin ?oĐà Lạt: cấm bán báo dạo ở trung tâm thành phố?, ông Trần Bạch Đằng đã viết thư ngỏ gửi UBND TP Đà Lạt bày tỏ thái độ về lệnh cấm này. Tuổi Trẻ xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    Báo Tuổi Trẻ ngày 10-8-2006 đăng một tin ngắn ở trang 2 với tựa ?oĐà Lạt: cấm bán báo dạo ở trung tâm thành phố?. Tôi bị sốc trước tin này. Cấm bán báo dạo, cấm luôn bán vé số dạo và người ăn xin cũng nằm trong diện bị cấm hoạt động. Báo không lý giải nguyên nhân việc cấm kia.
    Riêng người ăn xin, tôi nghĩ cần có biện pháp nhân đạo hơn là cấm, đó là chính sách xã hội. Đúng là ăn xin - có thật và có giả - làm xấu bộ mặt xã hội, không riêng các đô thị, nhất là số ăn xin đeo bám khách du lịch. Chắc không thiếu biện pháp để xử lý đối tượng này, ai thật sự khó khăn thì Nhà nước chăm sóc, ai giả mạo thì cải tạo.
    Tôi biết ở một số thành phố nước ta, nạn ăn xin - thật và giả - giảm đáng kể, nó liên quan đến nền kinh kế chung có mức cải thiện, đồng thời liên quan đến chính sách của chính quyền tại chỗ, của các đoàn thể, các cơ quan từ thiện, kể cả nhà chùa.
    Cấm thì quá giản đơn nhưng xét về tình cảm con người, xét về hoàn cảnh cụ thể của những người bất hạnh, rõ ràng cấm có nhiều mặt không ổn.
    Tôi có đi một vài nước công nghiệp phát triển ở châu Mỹ, châu Âu, thỉnh thoảng cũng gặp những người ăn xin giữa thành phố. Khách tặng họ một ít tiền và họ cảm ơn, như một sự chia sẻ cả nhân đạo lẫn kinh tế.
    Một người vừa đi Trung Quốc về thuật cho tôi nghe: ở trung tâm quảng trường Thiên An Môn và các khu văn hóa lớn thì không có người ăn xin nhưng cách đó không xa, trên các đại lộ tấp nập, người ăn xin khá đông, đông hơn hẳn VN chúng ta.
    Cũng dễ hiểu vì hàng chục, hàng trăm triệu người mất đất do công nghiệp hóa, xây dựng đường sá, đô thị hóa, mất phương tiện sinh sống, đổ vào thành phố, ai kiếm được việc thì khá hơn, còn ai không tìm được việc phải trông chờ vào lòng hảo tâm của đồng bào.
    Đa số là người già yếu, trẻ em và người khuyết tật. Trung Quốc xem đây là đối tượng của một chính sách quốc gia qui mô, sẽ tiến hành từng bước chứ không bằng một chữ gọn lỏn: ?ocấm?.
    Còn hai đối tượng mà thành phố Đà Lạt cấm là bán báo dạo và bán vé số, tôi thật tình ngỡ ngàng. Bán báo dạo thì tội gì, bán vé số thì tội gì? Một thành phố có người bán báo dạo rất tiện cho bạn đọc, cần báo thì có ngay, ở công viên, trên xe buýt, trong tiệm ăn hay trên đường tản bộ.
    Tại TP.HCM báo dạo rất nhiều, mặc dù cũng có khá nhiều sạp báo. Nhưng sạp báo và người bán báo dạo là hai bộ phận hợp thành phổ biến văn hóa phẩm rộng rãi. ?oCấm? là sai lầm, sai lầm về hành chính, về xã hội và cả về văn hóa. Bán vé số dạo cũng vậy, người bán vé số dạo có tội gì mà phải cấm, họ làm cái gì bất hợp pháp cần ngăn ngừa? Không có câu trả lời.
    Chúng ta hiểu văn minh đô thị ở ta mang thuộc tính nhân văn chứ không phải là một thứ mẫu do tưởng tượng của ai đó. Tôi vừa đi Singapore về, mua báo của người bán dạo. Ai bán? Trẻ em, học sinh trong giờ nghỉ học kiếm thêm ít tiền tiêu vặt.
    Lành mạnh quá đi chứ. Ở TP.HCM, bán báo là một nghề để sinh sống của hàng trăm người, nếu cộng với người bán vé số thì là hàng ngàn người, len lỏi khắp các xóm, từ sáng đến tối mong có thêm chút gạo, chút rau giúp mẹ giúp cha.
    Đó là các em, còn những người phụ nữ ở nông thôn lên, không có nghề, trông mong thu nhập ở tiền bán báo dạo, bán vé số để nuôi mình và nuôi con.
    Biết bao nhiêu bà mẹ bán báo dạo, bán vé số mà nuôi con thành tiến sĩ, đó là chưa kể những người đi xe lăn bán báo dạo, bán vé số, những người mất một chân, thậm chí mất hai chân lê lết trên đường chỉ mong kiếm một tỉ lệ hoa hồng còm cõi. Chính phủ chưa giải quyết hết các hiện tượng đau lòng này thì không nên ngăn trở.
    Nội cái việc nâng mệnh giá vé số từ 2.000 đồng lên 5.000 đồng đã làm cho không ít gia đình gặp khó khăn. Một chú bé năn nỉ khách mua giúp cháu tờ vé số 2.000 đồng thì khách có thể giúp nhưng với mệnh giá 5.000 thì khách lắc đầu.
    Tôi mong UBND thành phố Đà Lạt xét lại chủ trương cấm bán báo, bán vé số dạo của mình. Thất nhân tâm lắm! Tiện thể xin nói thêm: thực hiện văn minh đô thị ở Đà Lạt còn quá nhiều việc, ngay những nơi thanh lịch nên lo cho tốt, đừng lấy những người cơ cực nhất thành phố làm thí điểm...
    TRẦN BẠCH ĐẰNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=155624&ChannelID=330

  4. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Cấm, quá dễ!
    13/08/2006
    - Nè Bút Bi, ông chuẩn bị... thất nghiệp đi!
    - Có giận gì thì nói, anh em rút kinh nghiệm, nỡ nào... Em còn mẹ già, vợ dại, con khờ phải nuôi, ông anh ơi!
    - Thì Đà Lạt đã hạ lệnh cấm bán báo dạo, báo không bán được thì tòa soạn phải giảm nhân viên. Trong số "ưu tiên" cho nghỉ, chắc ông xếp đầu bảng... Có kêu là kêu sao ai nỡ cấm bà con mưu sinh bán báo dạo!
    - Ơ hay, sao lại cấm bán báo dạo nhỉ? Đó là những người giúp mang thông tin cần thiết của cuộc sống đến với mọi người. Họ kiếm sống bằng giọt mồ hôi chân chính, có gì xấu đâu?
    - À, người ta bảo những em bán báo dạo làm ảnh hưởng mỹ quan thành phố. Cũng bị cấm còn có cả những em bán vé số!
    - Ủa, bán vé số cũng là góp sức thu hút đồng vốn cho xây dựng mà? Chà, thế thì vô tích sự như tui phải bị "treo giò" từ lâu rồi... Nhưng cấm rồi, những em bán báo, bán vé số đó sẽ sống ra sao nhỉ?
    - Đội quân thất nghiệp sẽ tăng lên, đội quân tệ nạn cũng sẽ tăng theo. Mà chuyện này như thế nào tính sau, trước mắt thì cứ cấm đã, cho "đẹp phố sạch đường"!
    - Cấm, quá dễ, nhất là với mấy em bé bán báo, bán vé số dạo!
    BÚT BI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=155698&ChannelID=88

  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Tôi thành đạt từ nghề bán báo dạo của mẹ
    15/08/2006
    [​IMG]
    ?oChúng tôi có tội gì mà nói không với chúng tôi??. Ảnh chụp tại khu Hòa Bình, trung tâm TP Đà Lạt. Những panô như thế này xuất hiện khắp Đà Lạt những ngày qua - Ảnh: N.H.T.
    Mẹ tôi đã 14 năm nay bán vé số dạo và bán báo dạo. Khi tôi học lớp 7, gia đình khó khăn, mẹ tôi hằng ngày cầm chồng báo và xấp vé số trên tay, đi bán dạo kiếm tiền nuôi ba chị em tôi. Ba tôi cũng hay đi theo mẹ tôi để phụ bán.
    Đến ngày tôi đậu đại học mẹ vẫn đều đặn nuôi tôi ăn học thành tài bằng những đồng tiền lẻ thấm đẫm mồ hôi trên con đường mẹ đi bán báo và vé số. Thương mẹ cực khổ, đến năm thứ hai đại học, tôi bắt đầu đi làm thêm để gửi ngược tiền về quê phụ mẹ nuôi các em ăn học.
    Bây giờ tôi đã có nghề nghiệp ổn định. Tôi dạy học ở một trường đại học của TP, các em tôi cũng đã lớn nhưng mẹ tôi vẫn thích đi bán vé số và báo dạo mỗi ngày vài tiếng, vì mẹ nói có những người mua báo quen, mình đem tới tận tay, họ chẳng phải đi đâu.
    DIỆP MAI
    ==================================
    Năm 1992, khi tôi đang học năm 1 Đại học Bách khoa thì mẹ tôi bị giảm biên chế. Gia đình tôi lúc này cực kỳ khó khăn vì chị tôi bị bệnh tâm thần và bại não, trong khi một mình mẹ tôi phải lo tất cả vì cha mẹ đã ly hôn. Vậy mà như một điều kỳ diệu, với nghề bán vé số dạo mẹ tôi đã nuôi được chị em tôi và tôi không phải bỏ học.
    Năm 1997, tôi tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và hiện nay đã có công ăn việc làm ổn định. Nếu lúc đó địa phương tôi cũng cấm bán báo, bán vé số dạo thì làm sao tôi có được ngày hôm nay?
    HOÀNG HẢI
    ==================================
    Đà Lạt và em bé bán báo dạo
    Vừa rồi tôi tham gia tour Sài Gòn - Nha Trang - Qui Nhơn - Huế và Đà Lạt. Suốt bảy ngày rong ruổi tôi không mua được một tờ báo Tuổi Trẻ (TT) nào. Chị tôi an ủi: ?oChờ về Sài Gòn đọc bù?. Sáng đầu tiên tại thành phố sương mù tôi được mời mua báo ngay trước cửa khách sạn. Hơi ngần ngừ, tôi hỏi em có báo cũ tuần trước không. Em nói em sẽ xin những người quen, tối em sẽ mang đến cho tôi.
    Khoảng tám giờ tối, em mang đến tôi bảy tờ TT của tuần trước. Tôi đưa em tiền. Thật bất ngờ, em từ chối: ?oCô ạ, cháu xin của người quen và đây là báo cũ. Sao cháu lấy tiền của cô được??. Tôi cố nài, em cố từ chối. Em lặp đi lặp lại: ?oKhông cho cô, người quen của cháu cũng bỏ thôi?.
    Tôi phải cố nói thật khéo bằng nhiều cách em mới đành nhận hai tờ 10.000 đồng một cách ngượng ngập và lí nhí cảm ơn. Tôi hẹn em ngày mai đến khách sạn bán báo mới cho tôi. Trong ba ngày lưu lại Đà Lạt, chuyện trò thân mật với em, tôi được biết quê em ở Nam Định, theo người quen vào Đà Lạt ba năm rồi.
    Em bán báo cũng giúp được gia đình ở quê ít tiền, phụ giúp bố mẹ cho đứa em học hành. Trong những cuộc nói chuyện, ánh mắt em luôn tự hào về công việc em đang làm, về hành động hiếu nghĩa của em đối với cha mẹ. Tuyệt nhiên, em chẳng bao giờ than thở, đánh động lòng thương hại của tôi để xin tôi ít tiền. Tự dưng tôi đâm tự hào vì tính năng động và tự trọng của em. Một công dân lương thiện của đất nước!
    Giờ đây, trước mắt tôi là tin UBND TP Đà Lạt cấm các em bán báo dạo. Em bé Nam Định đó rồi sẽ ra sao? Em sẽ làm gì để giúp bố mẹ cùng đứa em đang ăn học ở quê đây? Tôi chợt thấy mũi mình cay cay.
    NGUYỄN NGỌC HÀ (TP.HCM)
    ==================================
    Cấm ?ochặt chém? du khách hơn là cấm bán báo dạo
    Đi du lịch Đà Lạt tôi ngán nhất là nạn kinh doanh ?ochặt chém? khách du lịch.
    Vì vậy, theo tôi, nếu Đà Lạt muốn xây dựng một thành phố du lịch văn minh, lịch sự thì nên cấm kinh doanh ?ochặt chém? du khách hơn là cấm những người lương thiện bán báo dạo, bán vé số dạo.
    K.T
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=155922&ChannelID=118

    Được tracdalat sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 15/08/2006
  6. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Không cho tự do bán vé số là ?ovi phạm pháp luật?
    15/08/2006
    TT (Lâm Đồng) - Chiều 14-8, giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Lâm Đồng Thái Khắc Ngọ cho rằng việc UBND TP Đà Lạt không cho tự do bán vé số dạo là vi phạm pháp luật (Luật doanh nghiệp), vì vé số là sản phẩm hàng hóa được Nhà nước thừa nhận, được tự do lưu thương.
    Việc vận động, tuyên truyền (bằng băngrôn, panô, tờ rơi)... ?onói không? với người bán vé số dạo của UBND TP Đà Lạt là trái với đạo lý, quyền lao động kiếm sống chân chính của người lao động.
    Ông Ngọ cho biết ngay khi biết có chủ trương ?ocấm bán vé số dạo?, công ty đã liên tục góp ý, phản đối. Trước sức ép phải ?odẹp người bán vé số dạo?, công ty đã phải làm văn bản kiến nghị UBND TP Đà Lạt cho vị trí để đặt bàn vé số ở các tuyến đường, nhưng vẫn chưa được đồng ý.
    N.H.T.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=156009&ChannelID=6

  7. tenquadep

    tenquadep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    2.098
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp bài: ?oThấy gì đằng sau Vạn lý trường thành ở đồi Mộng Mơ, Đà Lạt??

    Biến ảo từ những hợp đồng tín dụng




    Trong những sai phạm có hệ thống ở Công ty Thành Ngọc (báo SGGP đã có bài phản ánh đăng ngày 7-8-2006), nổi cộm nhất là những sai phạm về tài chính. Nếu không được ngăn chặn, từ đây sẽ hình thành những tập đoàn ?otài chính gia đình? đe dọa đến sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại. ?oMộng mơ tửu? chảy về đâu?

    [​IMG]


    Vạn lý trường thành ở đồi Mộng Mơ.
    Nếu trong năm 2004, sai phạm của Thành Ngọc chủ yếu là việc lập 2 hệ thống sổ sách để giấu doanh thu thì năm 2005 được chuyển hướng sang sản xuất rượu lậu. Ngay từ năm 2004, người trong công ty đã quảng bá ồn ào về một loại rượu do công ty sản xuất có công hiệu ?obổ dương?.
    Trong năm 2005, công ty bắt đầu bán ra 2 sản phẩm rượu thuốc Bắc: ?oMộng Mơ tửu? và ?oMộng Mơ xanh? không có giấy phép sản xuất, không mở sổ theo dõi hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh rượu và số lượng bán ra. Đến thời điểm thanh tra, công ty chưa đăng ký nhãn mác hàng hóa theo quy định; không kê khai để trốn thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo một thành viên đoàn thanh tra, nhờ vào 3 hóa đơn mua rượu (nguyên vật liệu đầu vào) với số lượng lớn, đoàn Thanh tra đã phát hiện. Qua đấu tranh đơn vị mới chịu kê khai. Tổng số rượu đã sản xuất tới ngày 28-2-2006 là 56.400 bình (loại 0,5 lít) số rượu đã tiêu thụ là 54.580 bình, giá bán (đã có thuế GTGT) là 75.000 đ/bình. Chỉ riêng khoản sản xuất kinh doanh rượu này đã gây thất thu cho Nhà nước 546,26 triệu đồng. Vay thật, thế chấp... giảNgười ta đã nói nhiều về vai trò ?obà đỡ? của các ngân hàng trong phát triển kinh tế thị trường nhưng sự tham gia của ngân hàng Sacombank vào hoạt động của Công ty Thành Ngọc đã đặt ra nhiều vấn đề đáng nghi vấn.Tính đến hết tháng 2-2006, tổng số tiền Thành Ngọc vay từ ngân hàng Sacombank là 15,8 tỷ đồng, dư nợ là 12,795 tỷ đồng. Trong đó, số tiền vay từ tài sản thế chấp gồm toàn bộ tài sản là các công trình đã đầu tư trên đất đồi Mộng Mơ bằng 5 hợp đồng tín dụng (HĐTD) là 13,95 tỷ đồng. Cho đến đầu năm 2006 công ty đã tự khai khống giá trị đầu tư xây dựng cơ bản lên đến hàng chục tỷ đồng trong khi sự thật là mới chỉ có hơn 4 tỷ đồng được đầu tư ở Đồi Mộng Mơ. Rất nhiều HĐTD với Ngân hàng Sacombank không đảm bảo các quy định hiện hành của ngành ngân hàng như thẩm định, định mức cho vay, tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay. Điển hình là HĐTD số 16779 (ngày 9-8-2004) vay của chi nhánh Sacombank Đồng Nai 5 tỷ đồng với tài sản thế chấp từ quyền sử dụng đất và tất cả công trình xây dựng trên đất tại khu du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ nhưng không kê khai tài sản thế chấp.
    Trong khi chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) vào Đồi Mộng Mơ trong năm 2004 theo báo cáo quyết toán mới có hơn 932 triệu. Hay HĐTD số 3642 (ngày 29-11-2005) vay 2 tỷ đồng từ Ngân hàng Sacombank chi nhánh Lâm Đồng với tài sản thế chấp là cổ phiếu KS Ngọc Lan và cổ phiếu khách sạn (KS) Thắng Lợi để đầu tư công trình đường đi có mái che trong KDL Mộng Mơ và đến ngày 20-12-2005 đã giải ngân hết nhưng đến nay (tháng 8-2006) công trình chưa thi công còn tiền đã được Công ty Thành Ngọc đem đầu tư mua cổ phiếu? Sử dụng vốn tín dụng sai mục đích?Bằng cách đó, Thành Ngọc đã mua được một khối lượng lớn tài sản nhà nước bán đấu giá là: 60.420 cổ phần tại Nhà máy Chè Hà Giang (tương đương 10% tổng số cổ phần của nhà máy), 63.000 cổ phần của Nhà máy Chè 1-5 và 20% vốn điều lệ của KS Thắng Lợi (Nha Trang), 25% vốn điều lệ tại KS Ngọc Lan (Đà Lạt). Và ông Trần Mến đã nghiễm nhiên trở thành ông chủ tịch của 5 công ty cổ phần.
    Sau đó, Công ty Thành Ngọc tiếp tục đem cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán cầm cố tại Sacombank vay tiếp để tiếp tục đi mua tài sản các công ty nhà nước cổ phần hóa khác. Điển hình là HĐTD số 3825 ngày 26-1-2006 vay 1 tỷ đồng tại chi nhánh Sacombank Lâm Đồng từ tài sản thế chấp là cổ phiếu chưa niêm yết tại 2 đơn vị mới mua là Công ty CP chè 1-5 và Công ty CP Chè Hà Giang (Bảo Lộc). Xin đề cập một chút về mối quan hệ gia đình của Công ty Thành Ngọc với ngân hàng Sacombank và hệ thống các công ty trong gia đình ông Đặng Văn Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank). Công ty Thành Ngọc thành lập ngày 25-7-2003, trụ sở số 5, Mai Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng) với tên đầy đủ: Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch, thương mại, sản xuất, xây dựng Thành Ngọc gồm 9 cổ đông sáng lập.
    Trong đó, đăng ký vốn góp lớn nhất là ông Đặng Hồng Anh (con trai) và bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ ông Chủ tịch HĐQT Sacombank). Tổng số vốn điều lệ của công ty là 14 tỷ đồng. Có phải do mối quan hệ gia đình chăng mà việc vay tiền rất dễ dàng? Và do vậy, với riêng Thành Ngọc không cần bỏ vốn họ vẫn hình thành nên một công ty với số tài sản hàng chục tỷ đồng? Dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng đối với Ngân hàng Sacombank.
     
    SGGP:: Cập nhật ngày 08/08/2006 lúc 23:13''(GMT+7)
  8. tenquadep

    tenquadep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    2.098
    Đã được thích:
    0
    Giám đốc chi nhánh NHNNVN tại Lâm Đồng

    Sai sót ở Sacombank Lâm Đồng đang được chấn chỉnh


     
    SGGP:: Cập nhật ngày 11/08/2006 lúc 23:24''(GMT+7)


    Trong 2 ngày 7 và 9-8-2006, báo SGGP có đăng bài ?oThấy gì đằng sau Vạn lý trường thành ở đồi Mộng Mơ, Đà Lạt??. Sau khi báo ra, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) tại Lâm Đồng đã cử cán bộ làm việc với chi nhánh Ngân hàng Saconbank tại Lâm Đồng. Chúng tôi có cuộc làm việc với ông Trần Văn Anh (ảnh) - Giám đốc chi nhánh NHNNVN tại Lâm Đồng - xung quanh những vấn đề trên.

    [​IMG]


    - Ông có thể cho biết một số kết quả vừa làm việc với chi nhánh Ngân hàng (NH) Sacombank tại Lâm Đồng?
    - Việc thanh tra chi nhánh Sacombank Lâm Đồng là nằm trong kế hoạch của chi nhánh từ đầu năm cùng với 2 ngân hàng thương mại và một số quỹ tín dụng nhân dân. Đây là một chi nhánh NH cổ phần hoạt động từ cuối năm 2004 và việc thanh tra là để nắm bắt những mặt tốt để biểu dương và chưa tốt để uốn nắn.
    Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7 chúng tôi đã tiến hành thanh tra trên các mặt: quản trị điều hành, nguồn vốn và công tác sử dụng nguồn vốn. Nhìn chung dù mới nhưng công tác quản trị điều hành, sử dụng nguồn vốn rất tiến bộ và thực hiện đúng các chỉ đạo của NH Sacombank. Về nguồn vốn, đã huy động được 125 tỷ đồng với tất cả các thành phần kinh tế và tỏ ra năng động. Quá trình cho vay về cơ bản đảm bảo các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, đơn vị cũng có những sai sót về mặt nghiệp vụ như công tác thẩm định hồ sơ cho vay, bảo đảm tài sản và các nghiệp vụ khác. Chúng tôi đã chỉ rõ để đơn vị khắc phục.- Ông có thể nói rõ thêm về việc ngân hàng cho vay đối với Công ty Thành Ngọc?- Trong quá trình thanh tra, chúng tôi không thể kiểm tra hết mà mới khoảng 40% các món vay cũng như số tiền vay. Nhưng đúng như báo nêu là có các sai sót ở từng hợp đồng. Hợp đồng vay 1 tỷ đồng để làm 4 biệt thự có sai sót là giấy phép xây dựng đã hết thời hạn, hợp đồng có hiệu lực 1 năm nhưng đã cho vay quá 1 năm, đáng lý ra phải bổ sung. Về sử dụng vốn vay sai mục đích như báo nêu cũng có như HĐTD vay 2 tỷ đồng năm 2005.
    Theo quy trình các đơn vị sau khi cho vay phải kiểm tra sử dụng vốn vay. Tháng 2-2006, NH Sacombank có kiểm tra sử dụng vốn sai mục đích (vì không triển khai xây dựng) và có yêu cầu phải thực hiện đúng cam kết mục đích vay. Sau đó có văn bản thu hồi trước hạn trong tháng 3-2006. Đối với các hợp đồng thế chấp tài sản với Công ty Thành Ngọc đều ghi thế chấp bằng quyền sử dụng đất và các tài sản hình thành từ vốn vay xây dựng trên đất đồi Mộng Mơ về bản chất là tài sản hình thành từ vốn vay được Nhà nước cho phép bằng Nghị định 178 và 85 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhưng trong hợp đồng không ghi rõ tài sản được hình thành từ vốn vay mà chỉ ghi tài sản bảo đảm tiền vay là ?otoàn bộ công trình xây dựng trên đất khu du lịch đồi Mộng Mơ?. - Việc không ghi rõ số công trình trên đất và số tài sản cũng như trị giá từng loại tài sản trong HĐTD có gì sai?- Theo đúng quy định là phải ghi rõ từng loại tài sản, tên tài sản, giá trị bao nhiêu và tổ chức tín dụng phải thẩm định, sau khi cho vay phải kiểm tra và có biên bản về sử dụng vốn vay. Chúng tôi đã yêu cầu chi nhánh Sacombank phải chấn chỉnh thiếu sót này.- Xin cảm ơn ông.
     
    SGGP:: Cập nhật ngày 11/08/2006 lúc 23:24''(GMT+7)
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên khi nghe thông tin về cấm bán vé số dạo, tôi đồng ý ngay, bởi vì thật sự tôi bị phiền phức rất nhiều về điều này, mỗi khi đi uống cafe, đi ăn sáng,... lúc nào cũng phải lắc đầu từ chối, nhiều người nài nỉ rất dai, thậm chí để tờ vé số lên tay tôi rồi bỏ đi vài vòng, 1 lúc quay lại lấy !
    Mà nói thật, không hiểu mọi người nghĩ sao khi thấy cảnh trẻ con hay bà già cầm từng tờ vé số đi bán dạo nhỉ, không thấy chạnh lòng à ? Tôi đang sống ở nước ngoài, ở đây người ta cũng có vé số, cũng có báo, cũng có người nghèo, nhưng không ai đi bán dạo cả (bán dạo ở đây là ngồi ở ven đường, ngồi một chỗ ở nơi công cộng, chứ không đi mời mọc, nài kéo). Tất nhiên nói từ cấm thì không hay lắm, mà đáng lẽ phải có biện pháp để hạn chế những nghề bán dạo bằng cách tạo thêm công ăn việc làm hay có những chính sách gì đó đối với những gia đình thuộc diện này. Tôi biết sẽ có người cười vì những điều có thể bị cho là viễn vong này vì nhà nước ta còn kém về khoảng này, nói thì hay nhưng làm thì không dễ phải không ạ ? Cái này thuộc thẩm quyền của mấy bác lãnh đạo rồi. Nhưng theo tôi, chúng ta nên có ý tưởng bỏ đi các nghề bán dạo - cho dù đó là một nghề lương thiện, xã hội ngày càng phát triển thì hãy nghĩ sao cho đừng có những nghề lương thiện ... đau lòng như bán dạo, đạp xích lô, bốc vác,.... chứ đừng nghĩ cần có nghề này để giúp người nghèo hay để tiện lợi cho nhu cầu con người.
    Nhiều bài báo đưa ra những dẫn chứng như : tôi thành đạt nhờ nghề bán báo dạo của mẹ, nhờ những tờ vé số hay nhờ gánh khoai lang của bà, nhờ những cuốc xe lô còng lưng của bố,.... . Tất nhiên không ai phủ nhận những hy sinh cao cả của những người cha, người mẹ này được, đó là những người mà tôi rất nể và kính trọng. Nhưng nếu lấy những ví dụ này ra để ủng hộ cho việc không bỏ những nghề vất vả này thì không nên. Có ai muốn vài chục năm sau, ở Việt Nam vẫn còn những tức đại loại như thành đạt nhờ nghề bán vé số dạo của Mẹ không ? (Tại sao không thành đạt nhờ cửa hàng vàng bạc của Mẹ, nhờ công ty chế tạo ôtô của Ba hay nhờ mấy chục hecta ruộng lúa, vườn cây của ông bà nhỉ )
    Tóm lại, tôi không còn đồng ý cấm nữa mà ... hạn chế và dần dần bỏ đi nghề bán dạo ! (còn họ sẽ làm gì thì thuộc về phẩm quyền nhà nước và mỗi con người - nếu tôi là "nhà nước" thì tôi không cần phải post bài lên đây chi cho mệt mà chỉ hành động )
  10. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với anh (những ý kiến ở đây cũng đáng xem lắm nè mọi người http://maitruongxua.com/viewtopic.php?t=3713&postdays=0&postorder=asc&start=15#bottom)

Chia sẻ trang này