1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Chương trình ?oba không? ở Đà Lạt: Sẽ điều chỉnh những gì chưa phù hợp

    TT (Lâm Đồng) - Ngày 19-8, UBND TP Đà Lạt, Lâm Đồng đã họp báo về việc triển khai thực hiện văn minh đô thị, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Trọng Anh Đông, phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Lạt, trưởng Ban chỉ đạo xây dựng văn minh đô thị TP Đà Lạt. Tại cuộc họp, ban chỉ đạo nói sẽ điều chỉnh những gì chưa phù hợp, nhưng không nói cụ thể là điều gì.
    Tân Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Đoàn Văn Việt cảm ơn những góp ý của báo chí và nói sẽ đề nghị trả lời bằng văn bản các câu hỏi trong cuộc họp báo. Theo ông Huỳnh Thọ, phó giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, sau mười ngày triển khai chương trình ?oba không?, có 100/942 người bán vé số dạo đã rời khỏi TP Đà Lạt.
    * Trước đó, sáng 18-8, trên 40 hộ kinh doanh đặc sản mứt ở phường 8, TP Đà Lạt đã gửi đơn đến các cơ quan hữu quan địa phương bày tỏ nỗi bức xúc về một nội dung trong tờ rơi của Ban chỉ đạo xây dựng văn minh đô thị TP Đà Lạt. Đó là lưu ý: ?oNếu có nhu cầu mua sắm, quí khách nên đến chợ Đà Lạt, nơi ấy sẽ được yên tâm hơn về giá cả và chất lượng hàng hóa?.
    Ông Nguyễn Bá Hạp, có cửa hàng kinh doanh đặc sản mứt Đà Lạt từ 25 năm nay ở đường Mimosa (trước thung lũng Tình Yêu), nói: ?oCác hộ kinh doanh đặc sản ở TP Đà Lạt đều có giấy phép kinh doanh... Tại sao ban chỉ đạo không có một dòng giới thiệu mà lại khẳng định chỉ chợ Đà Lạt mới có hàng bảo đảm chất lượng và giá cả??. Các hộ kinh doanh đặc sản mứt ở phường 8 đề nghị ban chỉ đạo thu hồi những tờ rơi để bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh.
    N.H.T. - NHẤT HÙNG

  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    ]Đà Lạt: Tháo dỡ các khẩu hiệu "3 không" trên đường phố
    TPCN ?" Nhiều pa nô, băng rôn có từ ngữ quá khích khiến dư luận bất bình như ?oHãy nói không với người bán vé số dạo, người đánh giày dạo, người ăn xin?, ?oKhông để người bán vé số, người đánh giày, người lang thang ăn xin tại cửa hàng??
    ?oChúng tôi có tội gì mà nói không với chúng tôi??. Ảnh chụp tại khu Hòa Bình, trung tâm TP Đà Lạt. Những panô như thế này xuất hiện khắp Đà Lạt những ngày qua - Ảnh: Tuổi trẻ
    Ngày 19/8, UBND TP Đà Lạt tổ chức họp báo thừa nhận phương pháp triển khai ?oPhương án 3 không? để thực hiện văn minh đô thị còn có những hạn chế, gây phản cảm.
    Trong khi chưa có giải pháp phù hợp để ổn định đời sống của cả ngàn người bán vé số, đánh giày mà tuyên truyền vận động mọi người không mua vé số dạo, đánh giày dạo và không cho tiền những người ăn xin ở những đường phố trung tâm là không phù hợp.
    Nội dung tuyên truyền trong nhiều tờ rơi chưa chuẩn xác làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của hàng trăm tiểu thương ở các khu du lịch, các phố bán hàng đặc sản?
    Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo UBND TP Đà Lạt tháo dỡ các pa nô, băng rôn nói trên; điều chỉnh phương pháp triển khai chương trình chấn chỉnh văn minh đô thị cho phù hợp, được sự đồng thuận của xã hội.
    Kim Anh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=57575&ChannelID=2

    Được tracdalat sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 22/08/2006
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Lâm Đồng: trồng cỏ nuôi bò thu nhập gấp 7 lần trồng lúa
    UBND huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cho biết: sau một thời gian triển khai chương trình phát triển đàn bò thịt trên địa bàn huyện cho thấy trên diện tích trồng lúa một vụ chuyển sang trồng cỏ nuôi bò thịt cho thu nhập khoảng 26 triệu đồng/ ha, cao gấp 6 đến 7 lần so với trồng lúa.
    Theo Ông Nguyễn Văn Chinh, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đạ Huoai: chủ trương chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ, diện tích vườn tạp trên các sườn đồi... sang trồng cỏ đã giúp cho người dân có được thu nhập khá cao từ những diện tích vốn cho thu nhập rất thấp từ cây lúa, các loại cây tạp. Để có những cánh đồng cỏ ?ochuyên canh?, huyện đã hỗ trợ giống cỏ (chủ yếu là cỏ voi) cho nông dân và chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò thịt cho những hộ dân có nhu cầu. Với năng suất cỏ bình quân đạt hơn 158 tấn/ ha/ năm nên mỗi hộ nông dân chỉ trồng 3 nghìn đến 5 nghìn m2 cỏ là đủ cung cấp lượng cỏ tươi quanh năm cho đàn bò trong gia đình. Do cỏ dễ trồng, chi phí rất thấp lại phù hợp với trình độ sản xuất, tập quán chăn nuôi và thời gian nhàn rỗi của nông dân nên mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò thịt đang được đông đảo nông dân hưởng ứng. Thực tế cho thấy, chỉ cần một lao động làm việc bán thời gian với việc trồng cỏ nuôi bò thịt thì có thể đạt thu nhập hơn 20 triệu đồng/năm.
    Hiện Đạ Huoai có rất nhiều tiềm năng cho việc trồng cỏ nuôi bò thịt. Vì vậy, ngoài diện tích cỏ tự nhiên khá lớn và diện tích cỏ tập trung đã trồng gần 100 ha, năm 2006, huyện đang tiếp tục trồng mới thêm 100 ha cỏ và phấn đấu đến năm 2010 nâng diện tích cỏ ?ochuyên canh? lên trên một nghìn ha.
    Theo TTXVN
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=0&news_id=14555#content

  4. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Hàng chục ngôi nhà có nguy cơ rơi xuống vực
    21/08/2006
    [​IMG]
    Sau đợt mưa lũ, nhiều ngôi nhà tại khu quy hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, TP Đà Lạt, có nguy cơ rơi xuống vực. Những hộ dân sống trong khu vực đang phải lo sợ, trong khi chưa có sự hỗ trợ cụ thể để di dời.
    Ông Nguyễn Văn Giàu, Ngô Quyền, TP Đà Lạt, bức xúc: "Năm 2005, chính quyền thành phố cho xe múc đất để phân lô bố trí tái định cư cho một số hộ, nhưng lại không xây bờ kè chắn đất. Trung tuần tháng 6 vừa rồi, sau những trận mưa lớn, bờ taluy bị sụt lở, chúng tôi nhiều lần viết đơn khiếu nại nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết".
    Ngày 10/7, UBND TP Đà Lạt đã có văn bản giao cho UBND phường 6 di dời các hộ, thống nhất hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ trong 4 tháng để chờ khắc phục hậu quả sạt lở taluy. Văn bản cho phép các hộ dân xây dựng kè tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.
    Tuy nhiên, các hộ không đồng ý di dời vì sợ mất nhà và mất đất. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc vì việc múc đất để lấy mặt bằng phân lô tái định cư là do Ban quản lý dự án vệ sinh thành phố Đà Lạt thực hiện, còn hậu quả sạt lở đất thì những hộ dân sống lâu năm phía trên phải gánh chịu. Ông Phạm Quang Hoàng nói: "Chúng tôi chưa đủ tiền sửa nhà nói chi chuyện xây bờ kè đá cao hơn 10m, chi phí có khi lớn hơn cả ngôi nhà".
    Ông Lê Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt, cho biết, thành phố đang cho đoàn khảo sát lại lần thứ 5 để có hướng giải quyết dứt điểm.
    (Theo Thanh Niên)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/08/3B9ED556/

  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0


    Đà Lạt: đất sụt, phải di dời dân khẩn cấp

    23/08/2006
    [​IMG]
    Nhà ông Giàu bị sụp lở một phần nhưng vẫn quyết ?obám trụ?!
    TT - Ngày 22-8, sau khi đi khảo sát thực trạng đất bị sạt lở ở khu qui hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, ông Trần Tưởng, phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, đã chỉ đạo UBND phường 6 khẩn cấp di dời hàng chục hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm.
    Theo các cơ quan chức năng, từ năm 2005 chính quyền thành phố Đà Lạt đã giải tỏa một số hộ dân bên sườn dốc rồi san ủi đất để phân lô theo qui hoạch. Tuy nhiên, do không xây dựng bờ taluy cao chừng 10m , dài 50m nên đã khiến hàng chục hộ dân ở phía trên phải sống trong nỗi lo sợ vì bờ đất cao 10m đã bị đổ ập, trong đó có nhiều hộ bị sạt lở sát vách nhà.
    Tin, ảnh: NHẤT HÙNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=157608&ChannelID=3

  6. OneNiteGuy

    OneNiteGuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Côn Đồ Tấn Công Phòng Cấp Cứu Bệnh Viện​

    18 giờ 45 phút ngày 20-8-2006, năm thanh niên đi trên hai xe máy bất chấp rào chắn ở cổng bệnh viện và bảo vệ trực, chở nhau lao thẳng vào cửa bệnh viện. Cả năm tên nồng nặc mùi bia rượu ngật ngưỡng xuống xe, gây ồn ào ngoài cửa phòng cấp cứu. Bọn chúng dìu Lê Đặng Vũ (SN 1983, trú Vạn Thành, phường 5, TP.Đà Lạt) đến, gọi bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân vì bị tai nạn giao thông, gãy chân. Kíp trực nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chữa trị. Theo nguyên tắc, trong khi làm nhiệm vụ, cửa phòng cấp cứu được đóng lại. Thế nhưng Nguyễn Anh Vũ (bạn Lê Đặng Vũ) đứng bên ngoài cứ lớn tiếng đập cửa nói vọng vào, yêu cầu các bác sĩ phải cứu chữa bệnh nhân cho ?ođàng hoàng?, rồi văng tục, chửi thề. Bác sĩ Đào Nguyên Thiển (trưởng kíp trực) yêu cầu Vũ Đức Hoàng Hưng (bạn Vũ) đưa Nguyễn Anh Vũ ra ngoài. Vũ không những không nghe mà còn tiếp tục văng tục, chửi thề. Đúng lúc đó, Lê Quang Trung là anh ruột Đặng Vũ nhận được tin đã đến bệnh viện. Trung lao vào phòng cấp cứu xin gặp Đặng Vũ. Lúc này Vũ đã được đưa qua phòng tiểu phẫu để khâu vết thương. Không được vào, Trung đứng ngoài chửi bới rồi trườn người qua cửa sổ, chụp tay bác sĩ Thiển. Bác sĩ Thiển giật ra. Tên Trung nhảy qua cửa sổ, vào trong phòng cấp cứu đấm đá bác sĩ Thiển. Thấy vậy, điều dưỡng Nguyễn Thanh Lam và Nguyễn Thành Chung vừa từ phòng hậu phẫu đi ra can ngăn. Hưng và Hiệp (bạn đi cùng Vũ) cũng nhảy vào xô đẩy. Bọn chúng giật tung cánh cửa chính, tràn cả vào phòng cấp cứu gây kinh hoàng cho các bệnh nhân. Một tên trong bọn cầm ghế đánh bác sĩ Thiển, điều dưỡng Chung thấy vậy vội lao đến cản lại. Cú đánh khiến Chung bị gãy tay. Hồ sơ bệnh án bị chúng giẫm đạp lên lấm lem. Chứng kiến sự việc, một bệnh nhân đã gọi điện cầu cứu CS113, CA phường 6, CATP Đà Lạt. Lực lượng CA nhanh chóng có mặt tại hiện trường, bắt giữ hai tên Trung - Hiệp. Số còn lại đã bỏ chạy mất. Khi CA đến, Trung - Hiệp vẫn còn say xỉn và phát ngôn bừa bãi.
    Ngay cả bệnh nhân Đặng Vũ, sau khi được rửa vết thương và băng bó cũng hung hăng hùa theo đám bạn buông lời khiếm nhã với các bác sĩ rồi bỏ ra về không một lời cảm ơn. Điều dưỡng Chung kể lại: ?oChúng tôi đã nói chuyện rất tử tế với họ, vậy mà họ vẫn hung hăng, ngông cuồng lao vào phòng cấp cứu đánh người. Thấy một tên giơ ghế lên đánh bác sĩ Thiển, tôi đứng ngay đó, lấy tay đỡ và bị đánh trúng. Một tên còn cầm con dao nhọn phi vào tường, may mà không trúng ai?.
    CẦN CƯƠNG QUYẾT NGĂN CHẶN
    Bước đầu, CA đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc: Buổi tối đó, Đặng Vũ, Anh Vũ (SN 1983, trú Hoàng Văn Thụ, phường 4 - Đà Lạt), Hiệp (SN 1983, trú Vạn Thành, phường 5 - Đà Lạt), Hoàng Hưng (SN 1984, trú Vạn Thành) và Vũ Hoàng Phúc (SN 1985) đi uống rượu. Trên đường về, Đặng Vũ té xe (tự té), bị thương ở chân nên được cả bọn đưa đến bệnh viện cấp cứu và sự việc xảy ra như đã kể trên. Hai trong số sáu đối tượng này đã có tiền án, tiền sự. CATP Đà Lạt đang củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng theo pháp luật.
    Hiện tượng người nhà bệnh nhân có thái độ hung hăng, quá khích với bác sĩ ở bệnh viện này xảy ra gần như thường xuyên. Phòng cấp cứu đã đón rất nhiều ?okhách? bất đắc dĩ. Chiếc bàn làm việc ở đây bị nhiều vết trầy xước, in dấu những lần tấn công của bọn côn đồ. Có trường hợp bệnh nhân đang nằm điều trị đã bị một nhóm thanh niên khác mang dao tới chém ngay trên giường bệnh.
    Trao đổi với chúng tôi về các vụ việc trên, bác sĩ Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BVĐK Lâm Đồng - nói: ?oTôi rất bức xúc về sự việc trên và mong ngành chức năng xử lý nghiêm các đối tượng để răn đe kẻ khác. Đúng là hiện tượng gây áp lực với y, bác sĩ ở bệnh viện này của người nhà bệnh nhân và các đối tượng quá khích xảy ra thường xuyên. Hầu hết là những thanh niên thất học, say xỉn. Họ đòi hỏi nhiều khi quá vô lý, vô cớ. Không được là gây chuyện. Nhiều khi họ cứ ở cạnh bên ?odạy? bác sĩ phải chữa thế này, thế khác. Họ đã nghĩ sai về chúng tôi. Họ cứ nghĩ phải ?othế nào? mới được chúng tôi chữa trị đàng hoàng. Nhưng đâu phải thế, khoác lên mình màu áo trắng này chúng tôi quan niệm cứu người là trách nhiệm đầu tiên và trên hết. Ban giám đốc cũng đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện không được nhận tiền bồi dưỡng của bệnh nhân, chuyện tiêu cực ở bệnh viện này tôi khẳng định là không có. Chúng tôi đã dán khắp bệnh viện thông báo số điện thoại đường dây nóng (của giám đốc và phòng kế hoạch) để bệnh nhân phản ánh về thái độ, tinh thần phục vụ và an ninh của bệnh viện?.

    ( Công An TPHCM ).
    Được OneNiteGuy sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 26/08/2006
  7. thichanai

    thichanai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nhiều công ty thành viên của tổng công ty dâu tăm tơ việt nam viseri phá sản theo vtv
  8. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0


    Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Lâm Đồng): Không có lớp vẫn lập hồ sơ khống rút tiền dự án

    29/08/2006
    Sau hơn một tháng tiến hành thanh tra theo đơn tố cáo, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã làm rõ nhiều sai phạm của Trường cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt. Theo đó, ngày 12.9.2003, Trường CĐSP Đà Lạt ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án (QLDA) Phát triển giáo dục mở lớp đào tạo chuẩn hóa cho 60 học viên trung học cơ sở, nhưng thực tế trường không mở lớp, chỉ lập hồ sơ với nhiều chữ ký giả mạo để rút tiền dự án.
    Trong việc chi bồi dưỡng công tác quản lý (ngoài lương) tổng cộng hơn 636 triệu đồng, trường đã tự đặt ra những khoản chi không đúng quy định và bất hợp lý, thay vì tính theo công việc lại tính theo chức vụ, cho nên hệ số chia tiền chênh lệch khá lớn giữa người trực tiếp và gián tiếp. Một số cá nhân thuộc Ban giám hiệu, trưởng, phó phòng, khoa... không hề làm chủ nhiệm lớp nhưng vẫn được nhận tiền chủ nhiệm lớp, với số tiền lên tới 74,353 triệu đồng. Có 2 trường hợp nghỉ ốm trên 2 năm nhưng trường vẫn thanh toán tiền lương tổng cộng 65,931 triệu đồng; ngược lại có những khoản thu lại để ngoài sổ sách như: 42,42 triệu tiền quản lý được Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trả (liên kết đào tạo), tiền chiết khấu mua sách giáo khoa...
    Về công tác quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thì có 4/5 hạng mục công trình nghiệm thu quyết toán khối lượng lớn hơn thực tế, trong khi chất lượng công trình không đảm bảo. Trường tự ý mua xe Aero-Space với giá gần 1 tỉ đồng, chưa được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt. Riêng dự án mua sắm thiết bị từ nguồn vốn chương trình mục tiêu giáo dục năm 2005 trị giá 821,49 triệu đồng nhưng không tổ chức đấu thầu...
    Lâm Viên
    http://www2.thanhnien.com.vn/Phapluat/2006/8/29/160474.tno

  9. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng...(*)
    22/08/2006
    [​IMG]

    Ở những quán cà phê sinh viên, người hát và khán giả luôn thật gần gũi - Ảnh: Huyền Thương
    Đó không thể gọi là sân khấu. Chỉ một bục gỗ, cao hơn nền nhà một chút. Giá đỡ bản nhạc mảnh mai, vài chiếc ghế gỗ 4 chân dành cho người biểu diễn cũng thấp như ghế cho khách, giá nến chồng chồng sáp như thạch nhũ, vài tấm poster ca sĩ cũ xưa, người hát, người chơi nhạc và khách của quán cà phê đều rất trẻ.
    Và trong nỗi nhớ về những quán cà phê học sinh, sinh viên như thế của lứa tuổi chúng tôi, bao giờ cũng có giọng hát nữ bạn bè - những người có thể không được đào tạo bài bản về thanh nhạc nhưng tràn đầy cảm xúc trong những buổi tối sẻ chia...
    Giọng nữ trung lâng lâng mái phố
    Tôi kiếm chiếc ghế gỗ 4 chân thấp tè ngồi ngoài sân, nơi cách gian phòng chính và bục biểu diễn của quán cà phê quen một bức tường mỏng. Bức tường chia không gian thành hai mảng màu khác biệt. Ngoài sân, dưới tán một cái cây rậm rạp, ngọn đèn neon mờ hắt thứ ánh sáng xanh như ánh trăng. Trong kia, những ngọn nến nhuộm gian phòng hẹp một ánh vàng mờ ấm cúng. Tôi thích chỗ ngồi quen thuộc của mình, vắng hơn và tối hơn. Đôi khi tôi dựa lưng vào tường, mùi rêu ẩm sau cơn mưa lúc chập choạng chiều ngai ngái. Từ đây, tôi nhìn vào bục biểu diễn trong phòng qua một khung cửa hẹp.
    Đôi khi tôi có những cảm giác lạ lùng. Ví như tiếng violon, như một làn khói mảnh, lướt qua những song cửa sổ thưa, lãng đãng bay lên tận những đám mây đêm. Tiếng guitar, trầm và nặng hơn, chỉ la đà ở lại tàng cây thâm thấp ngay trên đầu. Còn tiếng hát, thường là giọng nữ trung, lâng lâng ở những tán cây cao xạc xào mái phố.
    [​IMG]
    "Khi em cất tiếng ca, làm nao lòng khách lạ..." - Ảnh: Ngọc Tú
    Tôi thường tới đây nghe bạn bè mình hát, những người trẻ cùng lứa tuổi trong cái không gian quán mộc mạc và ấm áp này, ngồi sát nhau trên những chiếc ghế gỗ thấp, vai gần chạm vai, không nói với nhau nhưng nhìn mặt thì quen lắm. Trong những giọng nữ hát ở đây, nhiều người ấn tượng với Giang Trang, cô bạn xinh xắn đa tài là sinh viên Trường đại học Ngoại thương. Trang hát rất "hồn" những tình khúc Trịnh; giọng hát bình dị, trong trẻo, tinh khôi, cái buồn mới chỉ man mác chứ chưa đến độ đau đáu. Cũng như hầu hết những người trẻ ở đây, cuộc đời mới chỉ chập chững những bước trải nghiệm đầu tiên.
    Có người bạn bâng khuâng nhớ về một đêm mùa hè, cô bé gầy gầy mặc áo vàng ngồi hát ca bềnh bồng. Bống - tên gọi yêu dễ thương, cô bé để lại ấn tượng nhất với bài Sắc màu và Slow dancing with the moon cùng với tiếng harmonica, giọng trong trẻo và sáng rõ tựa như với tay là nâng được ánh trăng vậy. Đó là những buổi tối thứ 4 của tôi tại quán Nhạc Tranh trong một con ngõ nhỏ phố Thái Thịnh (Hà Nội) vài năm về trước.
    Lời tỏ tình dễ thương
    Tôi gặp Cẩm Ly năm ngoái, trong một dịp ghé thăm Đà Lạt. Ngày nắng vàng dịu, nhưng sáng và đêm đều se lạnh gió sương. Trong khí trời se sắt đó, nhâm nhi ly cà phê đã trở thành cái thú của người Đà Lạt. Cánh lao động thường uống trên đường Phan Đình Phùng, giới sinh viên thì tập trung ở khu Ngã năm Đại Học cho gần và rẻ, khách du lịch thì thích ngồi trên đường Nguyễn Chí Thanh, nơi trông ra hồ Xuân Hương thơ mộng. Theo thói quen muốn tìm hiểu, tôi lại "bám đuôi" anh bạn trẻ tới một quán sinh viên. Một chất giọng trầm khàn vang trong màn đêm ẩm hơi sương, Cẩm Ly khiến những người trẻ cũng phải bâng khuâng "hoài cổ" cùng với những khúc ca khúc rock ballad xưa cũ.
    Quán cà phê sinh viên ở đâu cũng vậy, dù chật hẹp hay đôi chút rộng rãi, thường bài trí khá đơn giản. Đệm cho tiếng hát, có khi hiện diện cây đàn violon, nhưng thường là chiếc guitar gỗ mộc mạc. Trong giờ nghỉ ngắn ngủi giữa hai lượt hát, cô bạn Cẩm Ly nghiêng nghiêng mái tóc tém kể về lý do khá đường đột dẫn cô đến với những buổi tối ở quán cà phê sinh viên này. Lần đó theo anh trai tới quán, gặp lúc trời mưa, chị ca sĩ vẫn hay hát cho quán đến trễ, Ly lên thử một bài để "câu giờ" giúp chủ quán. Chất giọng là lạ khiến khán giả tán thưởng. Thế rồi theo lời mời của chủ quán, một vài tối trong tuần, anh trai lại "hộ tống" Cẩm Ly tới đây, hát chừng 2 tiếng rồi đưa cô em về. Năm đó cô bé mới học lớp 11, hát chỉ cho vui, vì mỗi buổi cát-xê giá cũng... rất sinh viên! Nhưng những món quà khi kết thúc bài hát mà nhưng khán giả trẻ nồng nhiệt dúi vào tay cô "ca sĩ" nhỏ mới thật đáng yêu: có khi là bông hoa dại, khi thì chiếc kẹo ngọt. Kẹo, trên đường về, Cẩm Ly "chia" với anh trai, nhưng những miếng giấy nhỏ ghi lời tỏ tình của ai đó trong những khán giả của mình, cô bé giữ bí mật.
    [​IMG]
    Hạnh phúc khi được chia sẻ cảm xúc qua tiếng hát - Ảnh P.Nguyên
    Năm nay, trở lại Đà Lạt, tôi không còn gặp Cẩm Ly ở quán cũ nữa. Nghe nói cô bé đã vào Sài Gòn học đại học. Đôi khi, trong nỗi bâng khuâng về ngày cũ, tôi viết e-mail gửi bạn bè quê nhà: "Dạo này có còn đi quán N.T, O.K.C., hay C.N? Ghế có còn thấp như xưa? Người bạn gái hay hát ngày xưa có còn hát ở quán thường xuyên?". Thư trả lời cô bạn hay hát nhạc Trịnh trong quán quen giờ đã "theo chồng bỏ cuộc chơi", có đôi khi về lại làm MC cho đỡ nhớ hoặc hát một vài bài, giọng hát đã "dừ" hơn. Cô bé gầy mong manh có tên gọi yêu là Bống cũng đã đi du học, tình cờ gặp Bống trên blog, cô bé viết về cơn thèm khát được cất tiếng hát trên sân khấu nhỏ bé ấp áp ngày xưa trong những tối loạng choạng ở xứ người. Và tôi, một khán giả thường ngồi trong góc tối, lặng im trong sự sẻ chia với tiếng hát bạn bè ngày nào giờ cũng không còn ở quê nhà. Chúng tôi đã gặp nhau ở những buổi tối đầy cảm xúc, để rồi ra đi trên những con đường nhiều ngã rẽ...
    Nhưng ở TP.HCM - nơi tôi đang làm việc, ở những thành phố khác nhau mà tôi có dịp đi qua như Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng..., khi ghé tai hỏi một bạn trẻ về một quán cà phê "ruột", nơi có thể tìm thấy sự chia sẻ mộc mạc từ những giọng ca sinh viên, bao giờ tôi cũng tìm được nơi để đến. Và tháng lại tháng, năm lại năm, ở những nơi ấy nhiều tiếng hát trong trẻo vẫn tiếp nối nhau cất lên, chưa thôi làm bâng khuâng bao nhiêu con phố...
    (*) Lời trong bài hát "Xin còn gọi tên nhau"
    Phương Nguyên
    http://web.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/8/23/159789.tno
  10. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo Hàng chục ngôi nhà có nguy cơ rơi xuống vực: Bức xúc của người dân đã được giải quyết
    22/08/2006
    Sau khi Báo Thanh Niên có bài về hàng chục ngôi nhà có nguy cơ rơi xuống vực, ngay sáng 22/8, ông Trần Tưởng, Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban Phòng chống lụt bão TP Đà Lạt, cùng đại diện các ban ngành liên quan đã đến hiện trường kiểm tra vụ việc báo nêu và mở cuộc họp bàn phương án giải quyết.
    Tại cuộc họp, sau khi nghe các hộ dân sống trong khu vực trình bày, ông Trần Tưởng cho rằng tất cả các ý kiến của người dân đều xác đáng và đã chỉ đạo các ban ngành thực hiện ngay một số việc. Cụ thể: giao Ban Phòng chống lụt bão chi ngay số tiền hỗ trợ thuê nhà trong 4 tháng (150 ngàn đồng/người/tháng) cho gia đình ông Phạm Quang Hoàng (75/5 Ngô Quyền, Đà Lạt) và giúp di dời đến nơi an toàn; giao Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Ban Quản lý dự án vệ sinh TP Đà Lạt đóng cọc cừ bờ taluy chống sạt lở để bảo vệ ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Giàu (1/2 Ngô Quyền, Đà Lạt) và nhà bà Võ Thị Con (lô E10) khỏi sụp đổ; đề nghị gia đình bà Con kê khai chi phí thiệt hại và dọn dẹp nhà cửa để Ban Phòng chống lụt bão thanh toán lại...
    Cũng tại buổi họp, ông Nguyễn Vinh Luyện, Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ sinh Đà Lạt cho biết: "Khi thực hiện việc san lấp và bàn giao mặt bằng cho các hộ tái định cư thành phố không đề cập việc xây dựng bờ kè taluy; việc đóng cừ chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, về lâu dài phải xây dựng bờ kè đá kiên cố để tránh sụp lở, bảo đảm an toàn cho khu dân cư".
    Theo ông Trần Tưởng, do việc xây bờ kè chi phí rất lớn (ước tính hơn 1 tỉ đồng) nên ông sẽ đưa ra thảo luận tại cuộc họp Thường trực UBND thành phố trong tuần này. Việc bố trí đất tái định cư cho các hộ ông Hoàng, ông Giàu, ông Phương theo nguyện vọng cũng sẽ được xem xét trong cuộc họp sắp tới.
    L.V
    http://web.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/8/22/159725.tno

Chia sẻ trang này