1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Lâm Đồng - cập nhật hàng ngày

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 12/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Đổ nhầm diesel vào xăng, vẫn bán cho khách
    16/9/2006
    Sáng 15/9, nhiều người sau khi đổ xăng M.95 tại cửa hàng xăng dầu số 20 tại địa chỉ 24 Quang Trung, thành phố Đà Lạt đi một đoạn thì xe bị trục trặc và tắt máy. Lý do: nhân viên cửa hàng đã đổ nhầm 2.000 lít dầu diesel vào bồn đang chứa gần 12.000 lít xăng.
    [​IMG]
    Kiểm tra sự cố. Ảnh: Thanh Niên
    Ông Trần Danh Tài - một người dân - cho biết: "Tôi ghé vào đổ 50.000 đồng xăng M.95 tại đây và chỉ đi một lúc thì xe tắt máy hẳn. Không hiểu vì lý do gì, tôi phải dắt xe cả một đoạn đường dài để đến với trạm bảo hành thì tại đây tôi được biết xăng mình vừa đổ có chứa diesel". Bác Tài cho biết thêm, khi đổ xăng ở đây có nghe nhân viên bán xăng nói về tình trạng xăng M.95 sao có nhiều váng dầu, nhưng vẫn không phát hiện được.
    Ngay sau đó, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học Công nghệ đã có mặt để tìm hiểu vụ việc. Cửa hàng này thuộc Công ty xăng dầu Lâm Đồng, kinh doanh 4 mặt hàng: M.92, M.95, dầu lửa và diesel. Chiều ngày 14/9, cửa hàng nhập cùng lúc xăng M.92 và dầu diesel. Nhân viên của cửa hàng là Phạm Thị Lý đã cho nạp 2.000 lít dầu diesel nhầm vào bồn xăng M.95. Trong bồn lúc đó còn tồn 11.900 lít xăng M.95 (sức chứa của bồn là 15.000 lít). Sự cố chỉ được phát hiện vào sáng hôm sau, khi có khách đổ xăng phản ánh, cửa hàng đã niêm phong toàn bộ xăng trong bồn (lúc đó đã có 120 lít được bán cho khách). Ông Chế Lê Phát - Phó giám đốc Công ty xăng dầu Lâm Đồng cho biết đây là sự cố lần đầu tiên công ty gặp phải. Công ty xin lỗi khách hàng về sự nhầm lẫn đáng tiếc trên và sẽ bồi thường cho khách. Công ty đã điều xe đến hút tất cả 13.900 lít xăng lẫn dầu diesel để xử lý.
    (Theo Thanh Niên)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/09/3B9EE50C/
  2. htnhuong

    htnhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Chào tradalat,tôi là huongnhu đây.Đã tìm gặp bạn rồi.Đọc bài viết của bạn cho dalat rồi.
    Chuyên môn của tôi liên quan đến môi truờng nên tôi quan tâm đến ĐL ở góc độ môi trường.
    Tôi và nhiều người đều đang rất lo về vấn đề môi trường của ĐL.Ngày càng có nhiều rác hơn ở ĐL.Ngày càng ít đi nét tự nhiên hoang sơ của nơi này.Nguồn tài nguyên tự nhiên "bị"khai thác bất hợp lý...
    Nếu tôi là một nhà quản lý,tôi sẽ rất thận trọng trong vấn đề đô thị hóa của Đà Lạt.
    Tôi ước ĐL cứ mãi thơ,mãi hoang sơ như vốn thân nó đã thế.
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng vậy bạn à, đôi lúc có ý nghĩ cứ để Dalat mãi hoang sơ, hiền hòa như hồi xưa.
    Còn hình ảnh Dalat có thay đổi được ko một phần là do mỗi chúng ta nữa (mấy chuyện kia thì mình muốn lo cũng ko biết phải làm gì phải ko bạn), hi vọng mỗi bạn là 1 sứ giả mang hình ảnh của Dalat
    Chào mừng bạn đến với LDC, vậy là trong mục thơ sẽ có thêm người tham gia rồi, bạn ghé thăm LDC thường xuyên nhé.
  4. maybe_ilike

    maybe_ilike Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    dalat, ngày ... tháng ... năm....
    có một người đang làm lụt forum LDC
    Được maybe_ilike sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 22/09/2006
  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Làm giàu trên ?othảo nguyên cà chua?
    [​IMG]
    Thu hoạch cà chua tại ?othảo nguyên cà chua? - Ảnh: N.H.T.
    TT - Một thảo nguyên cà chua bao la đẹp như ở xứ Bắc Âu, từng ?ođánh bật? cà chua Trung Quốc nhưng rồi chính nó cũng đang loay hoay với căn bệnh phát triển tự phát.
    Nằm dưới chân cao nguyên Langbian (Đơn Dương, Lâm Đồng) là những cánh đồng cà chua bao la chẳng khác nào ở một quốc gia nào đó của xứ Bắc Âu.
    Cây cà chua có sức hấp dẫn mãnh liệt, nhiều người giàu lên nhưng cũng không ít người khánh kiệt vì cây cà chua...
    Tiếng gọi từ cây cà chua
    Không thấy bóng dáng căn nhà kiên cố nào trên thảo nguyên cà chua, ngoại trừ những căn lều nhỏ bé, dã chiến, làm bằng bạt, vách tre, mấy miếng ván hay dăm miếng tôn, nép mình trong những cánh đồng cà chua xanh bao la.
    Nông dân ở đây nói những nông trại cà chua rộng lớn là của dân ?odu mục?, từ xa đến. Chả biết ai mách bảo họ vùng Tutra - Đạ Ròn này là ?omiền đất hứa? của cà chua mà họ kéo về mỗi ngày một đông.
    Chỉ cần một tấm thân to khỏe, những ?onông dân du mục? tìm đến, chọn đất để thuê, hạ lều, tuyển ?oquân? tại chỗ và bắt tay vào trồng. Tiền kiếm được lại mang ra ?ocất? ở ngân hàng ngoài huyện (Đơn Dương) hoặc lên thị trấn Tùng Nghĩa ở huyện Đức Trọng cách đấy chừng 15km... Cứ thế khi cần chi tiêu, đầu tư cho nông trại cà chua thì ra lấy. Ngày này qua tháng nọ, họ lầm lũi trên những vườn cà chua và vui thú ăn ngủ lăn lóc trên những căn lều ấy.
    Cà chua đã quyến rũ lắm người, họ đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắc, Ninh Thuận, trong đó có cả dân D?Tran, Châu Sơn, Bồng Lai, Di Linh, Madagui, Đà Lạt... của Lâm Đồng. Những người nông dân đi đến đâu thì hệ thống vườn nhân cà chua giống cứ thế ra đời để cung ứng cây non. Theo đó là cánh thương lái chuyên thu mua tiêu thụ cà chua. Họ nắm chắc đám cà nào vừa xuống cây non, đám nào đang trổ bông, bắt đầu chín bói hay đến kỳ chín rộ...
    Cây cà chua rất ?o ghiền? đất mới. Nông dân luôn thay đổi đất, trồng nơi này được vài vụ phải chuyển đi nơi khác, sau đó quay lại nơi ban đầu... để tránh phát sinh bệnh. Vì thế đất ở vùng Tutra, Đạ Ròn bỗng ?osốt? lên vì cà chua. Người trồng thuê đất của nông dân, gom lại thành nông trại cà chua vài hecta. Ba năm gần đây, những người này đã thuê luôn đất dự trữ của xã, rồi cả đất của các nhà đầu tư nước ngoài để trồng cà chua.
    ?oBạo phát và bạo tàn?
    Cầm trái cà chua có cảm giác cứng, gọn chắc, đỏ thắm, da mượt mà, cắn thử giòn êm, vị không quá chua, không quá ngọt... đó chính là cà chua cao nguyên.
    Giống cà chua ở đây không phải là giống VN mà là giống Mỹ, Thái Lan..., cho trái chất lượng cao và đáp ứng cho trồng qui mô công nghiệp. Ước tính mỗi ngày ?othảo nguyên cà chua? cung cấp cho Hà Nội 150 tấn và 250 - 350 tấn khác về TP.HCM...
    Sự hấp dẫn của cây cà chua còn lôi kéo nhiều gia đình trong vùng trồng cà chua. Câu chuyện giữa các gia đình luôn có sự hiện diện của cây cà chua, lá ra sao, rễ thế nào... Một hecta trồng được 25.000 cây cà chua, chỉ cần mỗi cây thu 2,5-3kg trái, được 60-75 tấn.
    Nếu bán được giá 4.000 đồng/kg sẽ thu được 250-300 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 180-200 triệu đồng chỉ trong vòng 12-16 tuần. Thế nhưng, dù khá chuyên nghiệp nhưng những người trồng cà chua vẫn chưa thể chủ động được đầu vào và đầu ra, đó là rủi ro lớn cho thảo nguyên cà chua.
    Sự phát triển quá ?onóng? của cây cà chua đã dẫn đến tình trạng không đủ giống. Mới đây, các nhà cung cấp hạt giống từ Thái Lan tuyên bố hết giống 586, loại giống được chuộng nhất do ít bệnh, dễ trồng.
    Nông dân trên thảo nguyên này phải tìm đến với các giống như 910, Anna, 408, 385 Kim Cương, T 42... của Mỹ. Nhưng giống không quan trọng bằng giá. Đầu ra của trái cà chua vẫn phụ thuộc vào thương lái, giá được quyết định theo từng ngày chứ không có những hợp đồng tiêu thụ ổn định, Anh Nguyễn Văn Minh - đến từ Phù Cát, Bình Định - cho biết trong năm năm qua, đã có nhiều người giàu lên nhờ cà chua, nhưng gần đây giá cà chua có xu hướng giảm, mức giá tốt 3.000-4.000 đồng/kg thì ít, phổ biến vẫn là giá 1.200-2.000 đồng/kg.
    Trong khi đó, suất đầu tư cho cây cà chua đã là 3.000-3.500 đồng/gốc. Theo anh, nếu giá giảm còn 1.200 đồng/kg là huề vốn. Thực tế không ít lần giá thu mua chỉ còn 500-900 đồng/kg.
    Nhưng nỗi lo lớn hơn của người trồng cà chua là thời tiết. Chỉ cần mưa dầm các nông trại cà chua điêu đứng do cây bị dập nát và nấm bệnh bùng phát. Nấm là kẻ thù của cây cà chua. Độ ẩm trong đất cao, gặp trời nóng là môi trường lý tưởng để nấm tàn sát cà chua. Không đi biển, nhưng dân trồng cà chua lại lên ruột mỗi khi nghe tin áp thấp nhiệt đới phát trên đài.
    Anh Nguyễn Tường Trình ở khu Suối Thông C kể khá nhiều về những vườn cà chua bị thất thu do thời tiết, bị ép giá và kéo theo đó là nợ nần... ?oCây cà chua dễ dàng mang đến hạnh phúc, nhà cửa, xe cộ, vàng, tiền gửi ngân hàng..., nhưng nó cũng dễ lấy đi nhanh chóng tất cả... của bất cứ gia đình nào!? - anh Trình nói.
    Nhưng sự thua lỗ của người trồng cà chua còn có nguyên nhân từ sự phát triển tự phát, làm theo kiểu phong trào để rồi những nhà nông trở thành kẻ đâm sau lưng lẫn nhau. Cứ mỗi khi nhiều nông trại cà xanh tốt, trúng trái... là sau đó giá cà chua bị giảm. Có nông dân cho biết ?obí quyết? để anh không bao giờ lỗ là cứ chờ khi nào thiên hạ xung quanh ít xuống giống là anh trồng, dứt khoát đến kỳ thu hoạch sẽ đỡ dội hàng.
    Cả một thảo nguyên cà chua bao la, có ?othương hiệu?, đã từng đẩy cà chua Trung Quốc ra khỏi thị trường VN nhưng vẫn loay hoay trong phát triển, thiếu hẳn qui hoạch, khuyến nông, đầu ra... Thậm chí một nhà máy chế biến cà chua cũng chưa được nghĩ tới. Tất cả đều được tiêu thụ dưới dạng tươi.
    NGUYỄN HÀNG TÌNH
    http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162621&ChannelID=11
  6. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Đà Lạt: mưa lớn, cả ngàn hộ dân bị ngập nặng
    22/09/2006
    TT Đà Lạt - Do mưa lớn kéo dài đêm qua 21-9 và nước hồ Xuân Hương dâng cao, xả rất mạnh theo suối Cam Ly nên nhà của cả ngàn hộ dân tại thành phố Đà Lạt bị ngập úng nặng.
    Theo ông Mai Nam Dương - phó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Lâm Đồng, tính đến 22g30 ngày 21-9, có ít nhất 200 hộ dân tại các tuyến đường Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Định... thuộc phường 4 và 5 (TP Đà Lạt) phải di dời khẩn cấp, hàng trăm hộ khác phải di dời tài sản vì nước tràn vào nhà. Hàng chục tuyến đường tại các khu vực hạ lưu hồ Xuân Hương thuộc nội thành đã bị ngập sâu 20-40cm, có nơi ngập sâu 1,5m.
    Trên các tuyến đường Phạm Ngũ Lão (phường 4) và Yersin (phường 10), nhiều cây thông lớn bị đổ gây sập đường truyền tải điện cao thế, ách tắc giao thông trong nhiều giờ...
    NHẤT HÙNG
    http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163235&ChannelID=3
    Đà Lạt: doanh thu của nông dân trồng hoa đạt 370 triệu đồng/ha
    TT - Doanh thu từ trồng hoa của nông dân ở Đà Lạt đang tăng nhanh và hiện nay đạt mức bình quân 370 triệu đồng/ha/năm, theo Phòng nông nghiệp thành phố Đà Lạt.
    Cũng theo Phòng nông nghiệp Đà Lạt, doanh thu của nông dân tăng là do người dân đã ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật như trồng giống mới chất lượng cao, trồng hoa trong nhà kính, sử dụng hệ thống tưới tự động... trong toàn bộ qui trình sản xuất; tiếp cận tốt thị trường hoa trong và ngoài nước.
    Mặt khác, dù chi phí đầu tư trồng hoa chất lượng cao khá lớn, nhưng so với nhiều loại cây trồng khác thì trồng hoa đạt hiệu quả hơn rất nhiều. Do vậy người dân Đà Lạt đang có xu hướng chuyển dịch quĩ đất sang trồng hoa. Tính đến trung tuần tháng 9-2006, tổng diện tích gieo trồng hoa của nông dân ở Đà Lạt đã đạt hơn 1.000ha, tăng gần 200ha so với năm 2005.
    PHAN VĂN ĐÔNG
    http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163201&ChannelID=11
  7. tinhvandxl

    tinhvandxl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Đất bỏ hoang
    Lao Động số 250 Ngày 11/09/2006 Cập nhật: 10:36 AM, 11/09/2006

    Hàng trăm hécta đất bị bỏ hoang rất lãng phí.
    (LĐ) - Có kẻ nói tránh đi rằng đó là "đất chưa triển khai", nhưng cũng không ít người gọi thẳng: Đất bỏ hoang! Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đến hàng ngàn hécta đất được giao cho các chủ đầu tư "phát huy hiệu quả" bằng cách khoanh vùng rào lại để... nuôi cỏ.
    Trong khi đó, chính người dân ở địa phương ấy tấc đất cắm dùi lần chẳng ra; trong đó có không ít hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Và, trong vai lúc là nhà báo, lúc là người đi thuê đất, tôi đã đến xã Tu Tra của huyện Đơn Dương trong một buổi chiều mưa tầm tã.
    Con đường rẽ từ trung tâm huyện Đơn Dương vào xã Tu Tra dài khoảng chục cây số đi ngang qua cánh đồng trũng. Mưa xối xả. Mấy luống cà chua còm cõi của người dân ven đường bị con nước từ thượng nguồn ào về tấp đầy những thứ rác rưởi trông đến thảm hại. Thấy tôi vừa che mưa vừa chụp ảnh, một người đàn ông trung niên dắt chiếc Honda chết máy ngang qua vừa thở hổn hển vừa nói như cướp lấy cơ hội giãi bày: "Cà chua trên rẻo đất "chó ị" này là của dân. Còn cái thứ lều bều đổ từ từ trên cao xuống ấy là "rác đất quan" - đất doanh nghiệp! Thế nhá!". "Ở đây thuê đất dễ hay khó, ông anh?" - tôi tỏ ra thân mật với người bạn đồng hành tình cờ.
    Rào đất nuôi... cỏ
    Tắt máy chiếc Honda, tôi cùng lội nước dắt bộ với Thành - tên người đàn ông trung niên, người ******** cờ - giữa cơn mưa chiều cao nguyên dai dẳng. Hóa ra anh chàng bị "cà thọt" này lại có cách nói chuyện rất buồn cười: Cứ đằng sau mỗi lời lại "nhấn" hai từ "thế nhá" như một kiểu chấm câu rất... quái. "Vâng, thế nhá! Chắc anh bạn từ Đà Lạt mới xuống nên chửa hiểu chuyện "đất" và "rác" ở miền này đấy thôi!". Chỉ tay lên những trảng đất bằng trên cao, Thành nhếch môi: "Thuê đất í à? Dễ ợt, thế nhá! Không tin í à? Thì nhìn kỹ kìa, đất hoang cả đấy. Muốn thuê mấy mà chả có. Nhưng có điều là phải khéo, thật khéo, thế nhá!".
    Nhìn theo hướng tay Thành chỉ, tôi không khó khăn nhận ra trong tầm mắt của mình là cả chục hécta đất bỏ hoang cỏ mọc xanh um. "Phải "khéo" và "thật khéo" nghĩa là sao?" - trong đầu lợn cợn một điều gì đó nhưng tôi chưa tiện hỏi người đồng hành tình cờ. Mãi đến lúc rẽ xe vào trong một túp lều ngay trên ruộng cà chua, khi đã ngồi thẳng thớm, Thành mới tiết lộ: "Ông hỏi mình dân ở đâu í à? Miễn trả lời, thế nhá! Còn thuê đất í à? Ừ, thì mình cũng đang thuê đây. Giá thuê cũng thượng vàng hạ cám - tuỳ vùng, tuỳ vụ, tuỳ cây trồng, tuỳ doanh nghiệp. Cứ như tớ đây, thuê gần 5ha cho cả tụi em tụi cháu thất nghiệp và cả thất học này cùng làm. Đấy, tớ đang trồng cà (cà chua). Nhìn thấy có mướt không? Cà đang được giá, hy vọng vụ này trúng. Còn thủ tục thuê đất í à? Phải khéo, thật khéo, thế nhá!".
    Mưa vẫn chưa có dấu hiệu tạnh. Mặc kệ. Nhấp ngụm rượu xã giao đắng đến tận dạ dày, trước lúc chia tay người đồng hành tình cờ, tôi còn được nghe anh ta "chấm câu" rằng: "Thế nhá, ba năm thuê đất làm cà, được ít, mất nhiều (mùa vụ thất bát). Chuyện của tớ cũng giống như chuyện của nhiều người thuê đất ở đây, ông cần lưu ý, thế nhá!".
    Ngoái nhìn lại, túp lều cỏn con giữa đồng trống hoang vắng trong cơn mưa chiều tầm tã cùng với cách chấm câu "thế nhá" của người đàn ông ấy bỗng hóa thành một dấu hỏi day dứt trong tôi - dấu hỏi hiện lên giữa những "ruộng cỏ". Tôi tiếp tục hành trình vào trong rừng sâu gần mười cây số để đến với một cái làng mang cái tên không mấy dễ nhớ: Book Ka Bang! Book Ka Bang là vùng dãn dân của 150 hộ ở Kam Buốt (Tu Tra) và lòng hồ Đạ Ròn (xã Đạ Ròn).


    Chen chân xí phần đất.
    Làng được quy hoạch khá ngăn nắp. Và điều dễ nhận thấy: 150 hộ dân này sống rất gần rừng. Già làng Ha Đixê ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Ông chẳng buồn lên tiếng khi nhà có khách. Buổi chiều ở rừng trôi qua rất nhanh. Già Ha Đixê vẫn ngồi như pho tượng bên bếp; trên bếp chỉ có củi và lửa trong buổi chiều tàn. Tôi gợi chuyện: "Bà con mình được dời về đây sống gần rừng...". Già làng Ha Đixê thủng thẳng nhả chữ: "Rừng... bây giờ... có phải... là... của... bà con mình... nữa đâu mà...!".
    Rồi, giọng ông nhanh hơn nhưng chua chát: "Vào đây sống, làng mới cũng vui nhưng thiếu đất sản xuất lắm mà. Thiếu đất, bà con lên rừng. Đang phát nương thì cán bộ kiểm lâm vào, cán bộ lâm trường vào, cán bộ ở tận ngoài huyện cũng vào... Còn đất ở dưới kia thì được người khác rào lại để... nuôi cỏ rồi. "Mạch nguồn" đã được khơi, tôi ghi chép đến mấy trang giấy trong sổ tay để hôm sau quay ra uỷ ban xã và "đặt" lên bàn ông chủ tịch.
    Những câu hỏi trên bàn chủ tịch xã
    Chiều hôm sau, vẫn trong cơn mưa tầm tã (mùa này Nam Tây Nguyên thường mưa chiều), tôi quay ra trụ sở UBND xã Tu Tra, huyện Đơn Dương. Những tưởng sẽ rất khó khăn khi đặt thẳng vấn đề "đất bỏ hoang" lên bàn Chủ tịch xã Tu Tra - ông Phan Hữu Phước, nhưng vị đứng đầu xã "đất bỏ hoang" còn khá trẻ và vốn là dân miền Trung này thẳng như ruột ngựa và rất khẳng khái: "Tôi nói, tôi chịu trách nhiệm!
    Đây, số liệu do xã chúng tôi khảo sát thống kê đây! Bà con ở Book Ka Bang thiếu đất - sự thật. Đất giao cho doanh nghiệp "rào lại nuôi cỏ" - đúng như vậy. Thiếu đất sản xuất, dân đi thuê lại của doanh nghiệp - không sai! Tôi nói, tôi chịu trách nhiệm!". Ông Phước nhắc đi nhắc lại: "Bà con vào Book Ka Bang mỗi hộ chỉ được cấp 2 sào đất đồi, theo quy định thì thiếu ít nhất 3 sào (mỗi sào 1.000m2). Bức xúc, hôm trước họ lên rừng phát đốt gần 10ha, may mà ngăn chặn kịp thời hộ đã bỏ về làng cũ. Mà, không chỉ dân Book Ka Bang mới thiếu đất sản xuất...".
    Tôi kiểm tra một vài con số ghi trong sổ tay: Cả xã Tu Tra có hơn 3.800ha đất nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên 7.450ha; tổng số hộ: 1.957, tương đương 11.329 khẩu. Về lý thuyết mà nói thì diện tích đất nông nghiệp chia cho bình quân đầu người ở xã miền núi Tu Tra như thế cũng là ... vừa phải. Nhưng, nói như nhiều người, thì một phần không nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp ấy tập trung vào tay các "đại gia". Nếu ai đó có dịp đi trên quốc lộ 27 từ Phan Rang (Ninh Thuận) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), ngay đoạn gần ngã ba Phi Nôm, nếu chịu khó để ý một tí thì sẽ dễ dàng nhận ra cả 5 cái biển hiệu đứng chen chân bên lề đường ở lối rẽ tắt đến xã Tu Tra.
    Hầu hết đó là biển dẫn đường của các doanh nghiệp có đất ở xã Tu Tra. Đó là những "Công ty Thanh Sơn", "Công ty giống bò sữa Lâm Đồng", "Công ty Agropac", "Công ty TNHH Apollo"... Tôi "khoe" bức ảnh chụp mấy tấm biển với ông chủ tịch xã. Liếc nhìn sơ, ông bảo: "Apollo là công ty của Đài Loan, Agropac là của Pháp... Nhưng còn thiếu nhiều lắm: Đất Tu Tra này còn là nơi "đứng chân - cắm đất" của Công ty P&T - Việt kiều Mỹ, của Công ty TNHH Đông Thăng - Đài Loan, Công ty Laba - TPHCM...".
    Chỉ riêng mỗi một xã Tu Tra này thôi mà có đến gần 800ha đất được tỉnh Lâm Đồng cho 7 doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê. Đơn vị thuê ít thì vài chục hécta, còn nhiều thì đến cả trăm hécta. Nhưng điều đáng nói là những đơn vị này đã "sử dụng" sự ưu ái của tỉnh như thế nào sau khi thuê đất. Lấy ví dụ: Công ty P&T được thuê 47ha; lúc đầu đưa một ít diện tích vào trồng gừng, vì thất bại nên sau đó chuyển sang trồng các loại cây giống nông nghiệp, lại tiếp tục bị thất bại; cuối cùng đất trống vẫn hoàn trống. Hoặc như, Apollo được thuê 70ha cũng đưa một ít vào trồng hoa nhưng chỉ mới kịp dựng nhà vòm lên, chưa trồng hoa, đã "rỉ tai" với thiên hạ rằng thất bại nên chỉ để đất hoang, cỏ mọc chơi vậy thôi!
    Ông Chủ tịch UBND xã Tu Tra "chốt" lại cho tôi hình dung: "Trong tổng số gần 800ha đất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê thì có đến ít nhất 288ha đất chưa tác động; đó là chưa kể đến hàng trăm hécta khác của một số doanh nghiệp cho người dân thuê lại". Vậy, giá đất mà tỉnh cho doanh nghiệp thuê là bao nhiêu và giá doanh nghiệp cho dân thuê lại?
    Một nông dân tên là PMV (xin được không nêu rõ tên) cung cấp: "2ha này tôi thuê lại với giá 24 triệu đồng một năm. Còn giá Nhà nước cho doanh nghiệp thuê là bao nhiêu thì tôi không rõ". Xin thưa với ông nông dân PMV: Cái giá mà tỉnh Lâm Đồng cho doanh nghiệp nọ thuê chỉ là mỗi một triệu đồng một hécta thôi ông ạ! Rẻ quá, ưu ái quá, đúng không nào? Và điều đáng nói nữa, cả tỉnh không chỉ có Tu Tra mà ở nhiều địa phương khác cũng diễn ra tình trạng tương tự với số liệu thống kê chưa đầy đủ là hàng ngàn hécta đất bỏ hoang từ vài chục dự án như thế.
    Trên đường trở về, tôi đi ngang qua túp lều con của người bạn nông dân đồng hành tình cờ chiều hôm qua. Túp lều con chơ vơ, chơi vơi và sũng nước trong cơn mưa chiều tầm tã giữa cánh đồng mông mông mênh mênh với cà chua và cỏ dại. Và, túp lều lại hiện ra trong màn mưa với những dấu hỏi day dứt tận tâm can.
    Khắc Dũng_ http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2006/9/3367.laodong
  8. tinhvandxl

    tinhvandxl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Chương trình lễ hội văn hóa trà và hội chợ triễn lãm ​

    I. NỘI DUNG TỔNG THỂ LỄ HỘI VĂN HÓA TRÀ:
    1. Chương trình trọng tâm thường xuyên:
    - Hội chợ triển lãm Thương mại Du lịch Đà Lạt 2006 và giới thiệu "Văn hóa trà"
    - Trưng bày giới thiệu Hoa Đà Lạt.
    - Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp hàng đêm.
    2. Chương trình hưởng ứng lễ hội:
    - Tour du lịch đặc biệt độc đáo xứ trà.
    - Phố Trà Blao
    - Giới thiệu các bộ sưu tập hoa "Ấn tượng nghệ nhân hoa Đà Lạt"
    3. Chương trình lễ hội trọng điểm:
    - Ngày 16/12: Khai mạc Hội chợ Thương mại Du lịch Đà Lạt 2006.
    - Ngày 21/12: Khai mạc Lễ hội Văn hóa trà 2006.
    - Ngày 22/12: Liên hoan xiếc đường phố "Nhịp điệu canaval".
    - Ngày 23/12: Đại vũ hội Hip Hop, chủ đề "Bước nhảy hoa".
    - Ngày 24/12: Lễ hội đón mừng Giáng sinh 2006 "Chào Noel 2006".
    II. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT: Hội chợ triển lãm Thương mại Du lịch Đà Lạt 2006.
    1.Thời gian: Từ ngày 16 đến ngày 24/12/2006
    2. Địa điểm: Trung tâm lễ hội Văn hóa Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
    3. Quy mô: 400 gian hàng.
    4.Mục đích, yêu cầu:
    Hội chợ triễn lãm Thương mại Du lịch Đà Lạt 2006 là một trong những hoạt động chính trong chương trình Lễ hội văn hóa Trà. Nhằm đa dạng hóa lễ hội cũng là cơ hội giao lưu văn hóa, kinh tế thương mại tạo ra môi trường thuận lưoij cho phát triển thương mại du lịch? Các sản phẩm trưng bày tại hội chợ có uy tín và chất lượng cao, là sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường. Mỗi gian hàng trưng bày được thiết kế mang tính mỹ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo, trưng bày cho từng sản phẩm, từng thương hiệu của doanh nghiệp và có chính sách khuyến mãi, hậu mãi chu đáo tạo ra sức hấp dẫn cho người sử dụng tham quan đặc biệt trong quá trình hội chợ diễn ra. Bên cạnh đó là các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc, độc đáo kết hợp hài hòa giữa tuần lễ hội và hội chợ.
    5. Nội dung hội chợ triển lãm:
    5.1 Triễn lãm:
    Giới thiệu những thành tựu kinh tế văn hóa của tỉnh, tiềm năng, thế mạnh, chính sách đầu tư, các hàng hóa đặc trưng, các sản phẩm truyền thông của tỉnh, giới thiệu các làng nghề tiêu biểu của cả nước.
    5.2 Hội chợ:
    Bao gồm các nghành có sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng trong cả nước như thời trang, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng mới, kim khí, điện tử, điện gia dụng, rượu, bia, nước giải khát? Các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
    6. Họp báo:
    6.1. Nội dung: Nhằm giới thiệu và tuyên truyền sâu rộng cho lễ hội.
    6.2. Thời gian: 15/09/2006
    6.3. Địa điểm: Hội nhà báo Việt Nam. Số 14 đường Alexandre de Rhodes.
    7. Xét cúp vàng "Chất lượng và hội nhập":
    7.1. Mục đích: Nhằm tôn vinh những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng Việt Nam tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó là sự khẳng định về chất lượng của sản phẩm, sự cam đoan với người tiêu dùng.
    7.2. Đối tượng: Tất cả các doanh nghiệp tham gia hội chợ.
    http://www.dalatngaynay.com/nd_dlth.aspx?muc=808
  9. maithydl

    maithydl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện giống hoa lạ tại Lâm Đồng
    Cây cho hoa nhiều cánh màu trắng và vàng nhạt rất lâu tàn, có khả năng đưa vào trồng kinh doanh. Qua đối chiếu tài liệu và thẩm định bước đầu của cơ quan chuyên môn, đây là loài hoa chưa từng có ở Việt Nam.
    Giống hoa này được người phát hiện - thạc sĩ Phạm S, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, đặt tên là hoa thân thiện.
    Hơn 1 năm trước, trong một chuyến đi rừng, ông đã phát hiện giống cây lạ cao khoảng 40 cm, thân thảo xoắn tự nhiên, đưa về nhà trồng và nghiên cứu. Ngày 25/9, ông Phạm S cho biết, cùng với việc công bố giống hoa lạ, ông đã tiến hành lập hồ sơ bảo hộ giống cây và đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu xuất xứ đối với giống hoa thân thiện.
    (Theo Lao Động)

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EEA20/
  10. maithydl

    maithydl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá hôm nay mới lại vào post bài!
    Phát hiện giống hoa lạ tại Lâm Đồng
    Cây cho hoa nhiều cánh màu trắng và vàng nhạt rất lâu tàn, có khả năng đưa vào trồng kinh doanh. Qua đối chiếu tài liệu và thẩm định bước đầu của cơ quan chuyên môn, đây là loài hoa chưa từng có ở Việt Nam.
    Giống hoa này được người phát hiện - thạc sĩ Phạm S, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, đặt tên là hoa thân thiện.
    Hơn 1 năm trước, trong một chuyến đi rừng, ông đã phát hiện giống cây lạ cao khoảng 40 cm, thân thảo xoắn tự nhiên, đưa về nhà trồng và nghiên cứu. Ngày 25/9, ông Phạm S cho biết, cùng với việc công bố giống hoa lạ, ông đã tiến hành lập hồ sơ bảo hộ giống cây và đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu xuất xứ đối với giống hoa thân thiện.
    (Theo Lao Động)

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EEA20/

Chia sẻ trang này