1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC VỀ NGÀNH PR.

Chủ đề trong 'PR' bởi SATHUKHONGVOTINH, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    TIN TỨC VỀ NGÀNH PR.

    Với sự trợ giúp của Internet, PR có thực sự lên ngôi?


    PR (Public Relation) là thuật ngữ chỉ công việc liên quan đến các mối quan hệ công chúng, hay còn được gọi là giao tế. Người phụ trách công việc này thì được gọi là chuyên viên giao tế, chuyên viên quan hệ công chúng (PR Manager). Nhiều người cho rằng, các nhân viên quan hệ công chúng chỉ thực hiện các hoạt động truyền thông cụ thể như tung ra các bài báo nhằm đánh bóng hình ảnh công ty, sản phẩm hay cá nhân nào đó và trả lời các cuộc điện thoại của giới truyền thông.

    Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi mà giác quan của con người bị ngập vùi bởi hàng ngàn các lọai quảng cáo và thông điệp xúc tiến thương mại mỗi ngày, quan hệ công chúng đang trở thành một trong những phương thức mạnh nhất để thu hút nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ, kéo họ ra khỏi đám bùng nhùng của hằng hà sa số những quảng cáo lộn xộn đó. Với sự hỗ trợ của nhiều loại công cụ công nghệ cao, PR đang dần dần "lột xác" để chiếm lĩnh thế thượng phong.

    Nhiệm vụ chính của những người phụ trách quan hệ công chúng là quản lý hình ảnh của công ty, tổ chức. Xét về mặt kỹ thuật, các nhân viên chuyên về quan hệ công chúng có nhiệm vụ xây dựng sự hiểu biết, nhận thức và tạo ra hình ảnh đẹp cho công ty hoặc khách hàng nào đó. Bằng các thủ thuật nghiệp vụ của mình, các chuyên gia quan hệ công chúng thường tạo ra một câu chuyện (story), một bài báo (article), một sự kiện (event) để rồi ***g vào trong đó các ý tưởng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Điểm quan trọng nhất trong sức mạnh quan hệ công chúng nằm ở chỗ, PR góp phần thiết lập độ tin cậy của các nhóm khách hàng mục tiêu đối với một sản phẩm, một công ty hoặc một cá nhân nào đó bằng cách tận dụng ảnh hưởng của bên thứ ba - phương tiện truyền thông. Gần đây, phần lớn ảnh hưởng này được thực hiện thông qua sự tiếp xúc giữa con người với con người - giữa nhân viên phụ trách quan hệ công chúng với đi diện của hãng truyền thông, cụ thể là các nhà báo (báo viết, báo nói và báo hình). Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, mạng Internet với các tính năng ưu việt đã ảnh hưởng không nhỏ đếnvai trò và phương thức thực hiện PR. Dưới đây là một số kỹ thuật mới xuất hiện có thể nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực đối với hoạt động quan hệ công chúng trong tương lai gần.

    Công cụ tìm kiếm

    Trong những năm gần đây, các chuyên gia tiếp thị trực tuyến nhận ra tầm quan trọng của vị trí sản phẩm/doanh nghiệp trong các bảng xếp hạng qua mạng Internet được tìm kiếm nhiều nhất. Trên thực tế, một ngành mới với tên gọi Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) đã được hình thành khi các chuyên gia công nghệ nhận thấy rằng việc thao túng một số khía cạnh nhất định của trang web có thể tạo ra các thứ hạng cao.

    Quan hệ công chúng là hoạt động mà thông qua đó, các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ đề cập về các vấn đề lien quan đến tên sản phẩm, tên công ty hoặc tên một cá nhân nào đó. Mục tiêu của người làm PR là quảng bá tên tuổi của công ty, cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông mà không phải trực tiếp trả tiền cho phương tiện truyền thông đó. Nói chung, nhiều kịch bản được tạo dựng trên các tờ báo, tạp chí hay trên truyền hình thường được bắt đầu từ gợi ý của nhân viên PR (có thể đó là một cuốn sách, một bài hát, một bộ phim, một sản phẩm hàng tiêu dùng?). Nếu kịch bản thành công, các phóng viên hoặc biên tập viên sẽ ?obám theo? kịch bản đó để viết bài về công ty, hoặc ít nhất là cũng có đề cập đến tên tuổi công ty trong lĩnh vực mà công ty hoạt động. Bằng cách này, công dụng của truyền thông cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người đọc về công ty đó. Tại sao vậy? Bởi vì các phương tiện truyền thông đại chúng thông thường được nhìn nhận như là một ?otrọng tài? , nghĩa là không thiên vị trong việc đưa tin, vì ý kiến về công ty và việc nhắc đến tên công ty không do mục đích tài chính (khác với quảng cáo) mà dựa trên đánh giá của chính cơ quan truyền thông.

    Bây giờ chúng ta hãy xem cần phải làm gì để công ty, sản phẩm của bạn lọt vào bảng xếp hạng tìm kiếm nhiều nhất. Khi nhắc đến SEO, phần lớn các chuyên gia tiếp thị cho rằng, đây là một cách quảng cáo qua công cụ tìm kiếm. Thực ra, ở đây có sự khác biệt đáng kể. Các công cụ tìm kiếm lớn, như Google, MSN và Yahoo, không cho phép mua bán thứ hạng. Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn đặt ra bởi công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, cũng như những người phụ trách quan hệ công chúng gây ảnh hưởng đến việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông truyền thống, thì các chuyên gia SEO cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của chương trình tìm kiếm bằng cách sử dụng các kỹ thuật sao cho một trang web phù hợp với các tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi của công cụ tìm kiếm (tức là tối ưu hóa trang web). Xét từ góc độ này, SEO làm đúng điều mà một chuyên viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp thực hiện, tức là làm cho ?otrọng tài? - các trang web tìm kiếm, đưa ra mức đánh giá cao.

    RSS ?" Một phương pháp mới để đưa ra thông điệp quảng cáo

    Một xu hướng quan trọng nữa đang thịnh hành hiện nay - đó là việc các chuyên viên PR truyền các thông tin về công ty hoặc sản phẩm của họ thông qua một lọai công nghệ có tên là RSS (Really Simple Syndication). Đây là một loại công nghệ giúp mọi người dễ dàng nhận biết các nội dung mới được đưa lên trang web. Với việc sử dụng chương trình tổng hợp tin (có thể tải về từ mạng hoặc tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm theo dõi RSS, chẳng hạn như Feedster), những người quan tâm đến nội dung trong một số trang web nhất định sẽ được thông báo ngay lập tức khi có một nội dung mới, nhờ đó sẽ không phải vào các trang web đó để tìm kiếm thông tin mới.

    Mặc dù có các phiên bản khác nhau của RSS, nhưng chương trình cơ bản gồm có nhà cung cấp nội dung, ví dụ như các trang tin tức, trang web công ty,?, từ đó tạo ra các tài liệu RSS mà chúng cung cấp chi tiết chính của nội dung mới như tên nội dung, thông tin tác giả, mô tả và các đường dẫn đến nội dung đầy đủ. Bản chất của công nghệ này cho phép bất cứ ai có liên hệ với RSS sẽ ngay lập tức nhận được chi tiết về nội dung mới. Nhiều nhà báo và thành viên thuộc các phương tiện thông tin đại chúng khác coi công nghệ này là phương thức thuận tiện để tiếp cận thông tin, đặc biệt khi họ đang theo dõi một ngành nào đó và có thể giám sát các trang web thông tin. Bằng cách thuê bao các nguồn RSS phù hợp, họ có được các thông tin cần thiết nhanh hơn nhiều so với bản thân tự bỏ thời gian tìm kiếm thông tin. Mặc dù công nghệ này mang lại những lợi ích đáng kể, nhưng những người làm PR cần nhận thức được rằng các phương tiện truyền thông vẫn cố gắng để thuê bao nguồn cung cấp RSS. Và để họ thực hiện điều này, nhân viên PR cần phải sử dụng các kỹ năng cổ điển của hoạt động quan hệ công chúng.

    Quan sát diễn đàn và kiểm soát tin đồn

    Cuối cùng, nhân viên PR nên giám sát chặt chẽ các diễn đàn trang web, nơi mà dòng thông tin và các bài viết do các tác giả giấu tên đăng một cách tự do có thể gây ra nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phản hồi ngay các câu bình luận không đúng trên các diễn đàn sẽ giúp công ty dập tắt tin đồn trước khi nó lan rộng ra cộng đồng. Có hàng ngàn các diễn đàn như vậy, nên việc lựa chọn và giám sát một số diễn đàn thuộc ngành của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm có thể coi là lựa chọn tốt nhất. Công cụ này có thể là BoardReader hay Lycos Dicussion. Bên cạnh đó, bạn còn có một lựa chọn nữa là Google Groups - công cụ cho phép khách hàng tìm kiếm các thông tin được chọn lựa và được đẩy lên nhóm Usenet - cộng đồng trực tuyến lâu năm trên Internet. Không giống như các diễn đàn trên trang web, độc giả có thể tiếp cận với các nhóm Usenet thông qua Google hoặc thư điện tử. Ngoài ra, với sự nổi lên của các dịch vụ trích chọn thông tin trên Internet, các chuyên viên PR còn có thể giám sát các diễn đàn và gửi báo cáo thông qua thư điện tử.

    (BwPortal - Dịch từ Knowthis.com)
    trongtambt89 thích bài này.
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Lại thêm một crisis về sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em nữa.
    Hôm qua xem thời sự thấy sữa dành cho trẻ em XO có hàm lượng chì cao gấp 5 (hình như thía) lần cho phép.
    Lại tiếp tục một doanh nghiệp lừa dối ngưòi tiêu dùng.
    Nếu các bạn là người làm PR cho XO các bạn sẽ giải quyết ntn?
    Cho ý kiến bàn luận đê.
  3. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Ba nghề triển vọng



    Dù không tuyển dụng rầm rộ như các chức danh khác, nhưng thời gian tới, các công việc dưới đây sẽ thu hút nhiều lao động, nhất là những người có kiến thức rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực và khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt.

    Chuyên viên tổ chức sự kiện, truyền thông


    Trong hoạt động kinh doanh không một doanh nghiệp (DN) nào lại không muốn khuếch trương thương hiệu cùng danh tiếng công ty mình. Đó cũng là lý do mà hầu hết các công ty khi đi vào hoạt động đều cần đến đội ngũ chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện. Thông qua các chuyên viên này, danh tiếng công ty cùng với thương hiệu của họ sẽ được người tiêu dùng biết đến.

    Những nhân viên như PR (quan hệ cộng đồng-Public Relation), Media - chuyên tổ chức các sự kiện là nghề đang thu hút nhiều bạn trẻ. Khác với trước đây, công việc của chuyên viên tổ chức sự kiện đòi hỏi người đảm nhận nó phải mang tính chuyên nghiệp, nghĩa là ngoài kiến thức rộng về mọi lãnh vực phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới từ phía các công ty đối tác.

    Bà Ngô Thị Ngọc Huyền, phụ trách chương trình đào tạo PR Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết: Khả năng giao tiếp cũng ảnh hưởng lớn đến công việc nhất là người phụ trách bộ phận PR. Người biết nhiều ngoại ngữ lại càng có lợi thế hơn trong lãnh vực này. Đây cũng là ngành sẽ thu hút nhiều bạn trẻ muốn thử sức trong môi trường năng động.


    Chuyên gia tư vấn tài chính

    Khi đời sống được nâng cao, kinh tế mỗi gia đình dần khá lên thì cũng là lúc mọi người cần đến các chuyên gia tư vấn về tài chính cho mình. Làm thế nào để số tiền nhàn rỗi được đầu tư cho hợp lý trong các lãnh vực để sinh ra nhiều lợi nhuận là công việc của người làm tư vấn.

    Việc cân đối ngân sách trong gia đình cũng cần đến các chuyên gia này. Đặc biệt, thị trường chứng khoán cùng các hoạt động kinh doanh về tài chính đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam lại càng đòi hỏi lực lượng lao động này.

    Theo bà Tiêu Yến Trinh, Trưởng Phòng Dịch vụ nhân sự Công ty PricewaterhouseCoopers: ?oTheo hướng phát triển của thị trường cùng với sự xuất hiện của các quỹ đầu tư thì đây là ngành sẽ thu hút lao động trong thời gian tới. Đối tượng làm tốt công việc này gồm các kiểm toán viên, người làm trong ngân hàng, phân tích tài chính. Chính vì thế, yêu cầu của các DN, cá nhân đòi hỏi người làm công tác tư vấn tài chính phải có trình độ.

    Phải cập nhật thông tin về tài chính kịp thời, liên tục như: phương thức đầu tư mới, các chế độ bảo hiểm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Càng có nhiều thông tin cùng kinh nghiệm làm việc càng dễ khẳng định mình trước khách hàng?.

    Trong tương lai, người làm tư vấn tài chính không chỉ phục vụ cho một DN mà họ có thể tư vấn cho nhiều DN, cá nhân khác nhau. Và dĩ nhiên thù lao của họ cũng không kém phần hấp dẫn.

    Chuyên viên tư vấn đàm phán

    Trong hoạt động kinh doanh, việc đàm phán quyết định sự thành bại của một hợp đồng kinh tế. Chính vì thế, từ khi các công ty DN ra đời thì nhu cầu cần các chuyên viên về đàm phán là điều tất yếu.

    Theo các công ty tư vấn nguồn nhân lực: Không chỉ tại Việt Nam mà hiện nay trên thế giới cũng đang cần các chuyên gia tư vấn đàm phán. Bởi họ là người đưa ra những quyết định hợp lý, ứng phó với những tình huống đặc biệt trong hoạt động kinh doanh.

    Am hiểu nhiều lãnh vực, kiến thức xã hội phong phú, nắm vững chính sách thuế... là yếu tố giúp cho người làm đàm phán dễ thành công.


  4. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Những ?ođiệp viên? kinh tế
    Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò của hoạt động PR (Public Relations - Quan hệ cộng đồng) trong việc ?ođánh bóng? thương hiệu sản phẩm đối với các công ty trong và ngoài nước là hết sức quan trọng. Nhưng thực tế, những vụ ?okhủng hoảng? sản phẩm gần đây đã cho thấy điều gì?

    [​IMG]
    Họp báo, tổ chức thành viên giới thiệu sản phẩm do các công ty PR tổ chức
    PR LÊN NGÔI
    Cách đây vài tháng, dư luận hẳn không quên vụ khủng hoảng sản phẩm Knorr của Công ty Unilever. Chỉ vì sơ suất trong khâu kiểm duyệt mẫu bao bì, mẫu mã (rồi bị công ty đối thủ khai thác) mà toàn bộ chiến dịch tiếp thị sản phẩm Knorr ?oTự nhiên hơn bột ngọt? bị phá sản. Tiếp đó là vụ khủng hoảng nước tương Chin-su của Công ty Vitec Food, sự cố sữa Nestlé, gần đây nhất là scandal xoay quanh trò chơi game ?oVõ lâm truyền kỳ? của công ty VinaGame... Có một nguyên nhân được dư luận hết sức quan tâm và lo ngại, đó là vai trò ?othọc gậy bánh xe? của các công ty PR.
    Được ví như những điệp viên ?ohai mặt?, PR có thể giúp các công ty giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hoạt động của mình đến với công chúng. Nhưng khi cần thiết, các công ty PR cũng có thể là ?ocông cụ? tung tin đồn thất thiệt, nói xấu, bôi nhọ... làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các công ty đối thủ. Thông qua một tờ thông cáo báo chí gợi sự tò mò kèm theo một chút tiền bồi dưỡng (tùy theo giá trị của vụ khủng hoảng) thì mọi sự đã có thể xảy ra theo đúng kịch bản.
    Theo định nghĩa kinh tế, PR có thể hiểu là một công cụ truyền thông có mục đích đưa hình ảnh của sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua người thứ ba. Người thứ ba ở đây chính là các công ty PR. Tuy nhiên, thay vì hành động theo đúng tôn chỉ là quản lý sự kiện và quản trị khủng hoảng thì người thứ ba này đôi khi lại là người tạo ra khủng hoảng. Tại Việt Nam, do thị trường PR còn mới và chưa hề có khung pháp lý quy định về hoạt động cạnh tranh, một số công ty PR đã lợi dụng nhảy vào trục lợi. Chỉ riêng sự cố vụ sữa Enfagrow, tin đồn Ngân hàng ACB phá sản... trước đây đã để lại một bài học vô cùng đắt giá cho giới truyền thông. Trưởng ban kinh tế của một tờ báo đã bị cho thôi việc, công ty PR chuyên tung tin thất thiệt nêu trên nay đã không còn được khách hàng tin tưởng nữa và tuột dốc thê thảm!
    RẤT CẦN LUẬT...
    Giám đốc một công ty PR khi trao đổi với giới báo chí đã không ngần ngại nói toẹt rằng: ?oMột công ty PR trong vòng ba tháng mà không tìm ra khách hàng là lo sốt vó rồi. Còn nếu sáu tháng thì chỉ có nước đóng cửa. Lương đâu trả cho nhân viên, rồi tiền thuê mặt bằng, trả tiền điện, nước...?.
    Tất nhiên, trong môi trường cạnh tranh ?okhốc liệt? đó, vẫn tồn tại một số công ty PR mà uy tín và thương hiệu của họ luôn đem lại sự tin tưởng cho khách hàng như Galaxy, Venus, Stalit, AVC... Trong một lần đến TPHCM tham gia khóa huấn luyện về xử lý khủng hoảng trong kinh doanh cho một số tập đoàn đa quốc gia, bà Christine Jone, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Burson - Marsteller (Mỹ) đã nhận định: ?oPhần lớn các cuộc khủng hoảng kinh doanh gần đây ở Việt Nam đều do các đối thủ tổ chức, dưới bàn tay đạo diễn của các công ty PR. Tuy nhiên, điều này sẽ chấm dứt nếu Việt Nam có một bộ luật cạnh tranh hoàn chỉnh và chặt chẽ...?. Trao đổi với giới báo chí, đại diện nhiều công ty PR mong muốn Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý quy định cụ thể các hoạt động về PR nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra. Giám đốc một công ty PR nói: ?oChính phủ đã đưa ra luật kinh doanh bảo hiểm, phạt nặng những cá nhân có hành vi lừa đảo khách hàng hay cạnh tranh bất chính. Tôi nghĩ, đối với PR cũng nên có bộ luật tương tự?.
    Theo bà Christine Jone tại Mỹ và châu Âu, hoạt động cạnh tranh PR cũng diễn ra hết sức khốc liệt. Nhưng nhờ có sự tiết chế của pháp luật, các hoạt động PR vẫn diễn ra trong trật tự và công bằng. Bà đưa ra trường hợp đấu thầu PR cho Hồng Kông và Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 tại Trung Quốc mới đây. Hằng trăm công ty nước ngoài nhảy vào tham gia, nhưng tất cả đều hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và kết thúc trong sự vui vẻ cho cả người thắng lẫn người thua!?.

    TỐ THANH
    Nguồn : http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art011258
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Sáng tạo như PR


    Chỉ xuất hiện tại Việt Nam vài năm nay nhưng nghề PR đang thu hút khá đông bạn trẻ năng động và thích môi trường làm việc sáng tạo

    Đường đến PR


    Khởi động một ngày mới, công việc thường nhật của Vũ Anh (nhân viên PR-Bộ phận Quan hệ báo chí, Công ty Bảo hiểm Prudential) là lướt qua các tờ báo lớn và đọc bảng thu thập thông tin báo chí từ một công ty chuyên đọc báo thuê. Tất cả những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công ty phản ánh trên các báo đều được Vũ Anh lưu trữ, tổng hợp và ghi chép cẩn thận để kịp thời báo cáo lên cấp trên.

    Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Toán-Tin nhưng vốn có khiếu văn chương và ưa thích công việc mang tính giao tiếp, năm 2000, Vũ Anh nộp đơn ứng tuyển bộ phận PR ở Công ty Prudential. Được tuyển vào nhưng do chưa có kinh nghiệm nên Vũ Anh tự nguyện chuyển xuống phụ trách bộ phận đối ngoại ở chi nhánh Đồng Nai với mục đích ?orèn?o nghề.

    Có cơ hội ?otác chiến? công việc PR một cách độc lập, khi công ty triển khai chương trình ?oPru-tình nguyện? tại đây, anh dành thời gian khảo sát tình hình dân cư và lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, cùng nhân viên tham gia hàng loạt hoạt động xã hội như: thăm các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc và tổ chức bữa ăn cho người già tàn tật, cắt tóc và tặng dụng cụ học tập cho học sinh vùng sâu-xa, hiến máu nhân đạo...

    Mỗi chương trình hoạt động đều được anh viết thông cáo báo chí, gửi thư mời đến các báo-đài địa phương. Vài ngày sau, tin-bài kèm ảnh về các sự kiện trên đã có trên mặt báo. Với Vũ Anh, như vậy là công việc đã đạt hiệu quả nhưng quan trọng nhất là anh đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với các phóng viên.

    4 năm dốc sức cho nghề PR, những chương trình nho nhỏ của anh đã tạo hình ảnh tốt đẹp cho công ty trong mắt người dân Đồng Nai và anh được bình bầu là cá nhân xuất sắc của chi nhánh này. Chuyển về Tp.HCM vào năm 2005, kinh nghiệm tích lũy trong 4 năm đó đủ để Vũ Anh cảm thấy tự tin hơn trong công việc của một PR chuyên nghiệp.

    Học khoa Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM) nhưng Hồng Yến (25 tuổi) không theo nghề báo. Ra trường, cô làm ở một vài tờ báo để rèn kỹ năng viết và sau đó đầu quân vào Công ty Masso Group, một công ty chuyên về PR và tổ chức sự kiện. Xuất thân từ nghề báo nên Yến nhanh chóng làm quen với công việc. Yến nói: ?oNgười làm PR đòi hỏi phải có kỹ năng viết tin-bài tốt đồng thời phải hiểu đặc trưng của từng tờ báo để tìm cơ hội đưa sản phẩm, thương hiệu của khách hàng xuất hiện một cách tự nhiên và tốt nhất trên báo?.

    Hiện đang làm việc tại Công ty Venus Communications, chuyện rẽ sang nghề PR của Thúy Kiều (27 tuổi) cũng bắt nguồn từ sở thích được hoạt động trong môi trường đối ngoại. Cầm tấm bằng ĐH Ngoại thương, cô không thích công việc ngồi một chỗ ở văn phòng công ty nên ?onhún chân? vào nghề báo. Làm việc cho Đài truyền hình VTV rồi cộng tác với báo Tuổi Trẻ một thời gian khá lâu, cô quyết định chuyển sang làm PR hơn nửa năm nay.

    Vì PR mang tính giao tiếp thường xuyên với cộng đồng, xây dựng hình ảnh tích cực trước công chúng bằng các chiến dịch đối ngoại, nâng cao các kênh thông tin nên thu hút khá nhiều bạn trẻ học ngành báo chí, quan hệ quốc tế...


    Câu chữ và sự sáng tạo


    Để tạo hiệu ứng truyền thông, người làm PR phải biết tạo ra cái mới, có lối diễn đạt ngôn từ tốt và truyền tải tất cả điều đó qua thông cáo báo chí. Khâu soạn thảo thông cáo báo chí rất quan trọng, thông tin phải được chọn lọc, thể hiện nét độc đáo của sự kiện và có ý nghĩa. Công chúng thì ?o5 người, 10 ý? nên công việc của người làm PR là kết nối công chúng đến một điểm chung bằng hoạt động xã hội-từ thiện hoặc sự kiện ấn tượng.

    Mới đây, Hãng điện thoại di động Motorolar tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn Công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR được ?ođẩy bật? bằng buổi trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này cực kỳ ấn tượng với người xem.

    Đẩy mạnh công tác xã hội-từ thiện để thể hiện sự quan tâm cộng đồng là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp nhưng nếu hoạt động này tổ chức không khéo thì dễ bị cộng đồng đánh giá là nhằm mục đích quảng cáo. Vũ Anh nói: ?oLàm từ thiện hay hoạt đồng cộng đồng đều nhằm mục tiêu chính là xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp nhưng nếu làm cho có sẽ dễ gây nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi nghĩ, nếu đặt cái tâm vào công việc thì việc làm của mình thực sự có ý nghĩa và gây cảm tình với công chúng?.

    Bên cạnh đó, nghiệp vụ quan trọng nhất của người làm PR là thái độ ứng xử và khả năng giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy. Chị Trần Diệu Hồng-Trưởng phòng Báo chí (Công ty Venus Communications) cho biết: ?oPR là đánh vào trái tim và để làm được điều đó người làm PR phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về quan hệ xã hội và các sự kiện xã hội, phải hòa nhã, thân thiện với giới báo chí và cộng đồng để công việc đạt hiệu quả?.

    Nghề ?ohot?

    Nếu như cách đây vài năm, doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến quảng cáo và marketing thì bây giờ đã khác, họ bắt đầu chú ý đến PR như một công cụ lợi hại bên cạnh quảng cáo.

    Với áp lực gia nhập AFTA, WTO của Việt Nam, xu thế cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn PR làm vũ khí lợi hại trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Hiện nay, Tp.HCM có khá nhiều công ty có chức năng PR và tổ chức sự kiện, trong đó, có thể kể một số công ty lớn có tiềm lực và kinh nghiệm như: Ogilvy & Mather, Venus Communications, Goldsun, Mindshare, Massow Group...

    Việc các công ty ý thức được tầm quan trọng của PR đã làm cho nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực này tăng đáng kể và PR trở thành ngành ?ohot? trên thị trường. Theo Công ty HR Vietnam (kiemviec.com), từ giữa năm 2004, nhân sự trong ngành PR tăng rõ nhất. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên PR gửi về Công ty HR Vietnam trung bình đạt mức 10% trong tổng số các đầu việc hàng tháng. Hiện có khoảng 100 vị trí đang đăng tuyển ở ngành nghề này tại trang web www.kiemviec.com và www.hrvietnam.com.

    PR rất phù hợp với giới trẻ, độ tuổi lý tưởng nhất của nghề này nằm trong khoảng 27-35 tuổi. Đặc biệt, PR là trọng tâm của chiến lược xây dựng thương hiệu nên các công ty sẵn sàng chi trả cho những người làm PR mức lương khá hấp dẫn. Một nhân viên PR mới toanh có thể nhận lương hàng tháng từ 150-250 USD, nếu làm việc tại một công ty PR chuyên nghiệp thì lương có thể lên đến 400-600 USD/tháng. Còn ngồi ở vị trí PR cấp cao (PR Manager) lương có thể lên đến 1.200-1.500 USD/tháng.
    Song, để sống với nghề này, nhân viên PR phải phát huy hết mức sức sáng tạo, làm việc bằng tất cả con tim và khối óc của mình dưới áp lực và môi trường cực kỳ bận rộn.



    Nguồn: LANTABRAND
    http://news.thuonghieuviet.com/Details/3238747/SoHuuTriTue/TaiLieu
  6. berrylee

    berrylee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    em có câu hỏi mà ko biết nên đưa vào topic nào , đành trú chân vào đây vậy : em đọc đc 1 bài viết trog này nói rằng độ tuổi lí tưởng để làm PR là 27-35 . vậy nếu muốn gắn bó lâu dài với nghề mà mình qua tuổi 35 thì làm sao ạ?
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    HÌ hì cái nghề này nó mới và cần sự năng động nên toàn những người trẻ làm mà bạn.
    Có ai cấm những người ngoài 35 tuổi ko làm nghề nữa đâu.Có chăng đến tuổi đấy ko được năng động =giới trẻ nữa thôi.Nhưng "gừng càng già càng cay" càng lớn tuổi càng làm nhiều càng có kinh nghiệm,có thêm những mối quan hệ.
  8. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Tổ chức sự kiện: Nghề của những ý tưởng
    Nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết cách xoay xở tình thế và ứng phó trong mọi tình huống?, đó là những phẩm chất của những người làm công việc tổ chức sự kiện (event). Nghề này - đang thu hút khá nhiều bạn trẻ - hiểu một cách nôm na là tổ chức các hoạt động, sự kiện mang tính tiếp thị cho một đơn vị nào đó.
    [​IMG]
    Một event thành công khi thu hút đông đảo người tham gia. Ảnh Dạ Quyên

    ?oLàm dâu trăm họ?
    "Ý tưởng là ưu tiên số 1" - đó là khẳng định của những ai làm event. Dự một lễ hội hoặc quảng cáo sản phẩm, bạn sẽ được tham gia nhiều trò chơi độc đáo, bất ngờ bởi cách tổ chức ấn tượng. Và bạn chợt trầm trồ: "Ồ, công ty này sao mà nghĩ ra nhiều "chiêu độc" thế nhỉ?". Chính những câu khen ngợi này là điểm giúp người tổ chức các sự kiện "ăn tiền" bởi họ đã dày công suy nghĩ tìm ý tưởng để "dụ" khách hàng. Trong những năm gần đây, nhu cầu giới thiệu sản phẩm, tổ chức tham quan nhà máy của các công ty, tập đoàn ngày càng lớn. Nếu chỉ quảng cáo suông thì đơn điệu, kém hiệu quả. Muốn có được một chương trình event "độc nhất vô nhị" phải qua nhiều giai đoạn khá công phu chứ không đơn giản như người ta nhìn thấy bề ngoài. Yêu cầu lớn nhất đối với event là phải nắm rõ cơ cấu về sản phẩm mà công ty định ra mắt khách hàng là gì? Đối tượng là ai? Địa điểm tổ chức? Sau đó, họ phải tự đặt cho bản thân hàng nghìn câu hỏi cũng như tình huống có thể xảy ra để lên kế hoạch "tác chiến". Không phải ngẫu nhiên khi người ta ví làm nghề event như làm dâu trăm họ. Một thành viên trong khâu tổ chức "Những chiếc túi tài năng" của một công ty nước ngoài cho biết: "Trong một thời gian ngắn phải thiết kế ra một chương trình khá hoàn hảo. Không chỉ đơn thuần là mình "***g" tên của công ty lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy được "sống" trong sự chiêm ngưỡng của khách hàng"...
    Áp lực công việc
    Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết: ánh sáng, xe cộ, đặt nhà hàng, đón khách... mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông tin chính xác. Vất vả hơn, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối. N.C - một nhân viên event thổ lộ: "Mọi thứ tưởng chừng đâu đã vào đấy nhưng thực sự không phải thế, đó chỉ mới bắt đầu. Sau khi tiền trạm, bọn mình nhanh chóng thay đổi phương án và bám trụ với nó. Thế nhưng, chỉ một chút ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể bắt đầu lại từ con số 0". N.C còn nói vui: "Thời tiết có thể nói là bạn mà cũng có thể trở thành kẻ thù của những event". Chị Yến - một khách hàng cho biết: "Quả thật cách thức làm việc của họ mình không chê vào đâu được. Các bạn ấy còn rất trẻ nhưng lại rất am hiểu, năng động, thay đổi tình thế nhanh đến không ngờ. Đặc biệt là cách phục vụ của họ thật dễ thương và làm hài lòng mọi người. Tôi còn được biết có bạn vì quá lo lắng cho tour của mình mà không dám ăn uống nữa".
    Ngoài ảnh hưởng của thời tiết, nhân viên event phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chi tiết chương trình. Th.H - một nhân viên tổ chức event ở Hà Nội cho biết: "Bọn mình vừa tổ chức trao giải ?oNhững chuyện lạ Việt Nam?. Do không thống nhất về giấy tờ, giờ giấc biểu diễn nên suýt tí nữa là "bể" chương trình". Còn K.Chi thì tỏ ra kinh nghiệm: "Dù có việc gì xảy ra thì cũng đừng nên hốt hoảng. Khâu tiền trạm là rất quan trọng, nó giúp cho mình chuẩn bị tư tưởng tốt, không bị choáng ngợp trước những tình huống xấu, rủi ro. Dù đã giữ bản kế hoạch trong tay song đó chỉ là "nháp", mọi việc còn có sự thay đổi vào giờ chót. Bởi việc bạn xử lý thụ động sẽ không thể nào tạo đủ độ tin cậy cho khách hàng".
    Bên cạnh đó, event còn là nghề "đi trước về sau". Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Chương trình kết thúc, bạn cũng là người ở lại "chiến trường" thu gom những cái "sáng tạo" của mọi người. Nghề làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao cho kịp với tiến độ chương trình. Chưa kể là sự cạnh tranh ý tưởng giữa các event. Đặc biệt, người làm event chỉ có thể nói "được", tuyệt đối không có từ "không" khi nói chuyện với khách hàng.
    Tuy có nhiều vất vả song event đang là nghề thời thượng, thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Dù áp lực công việc có cao đến mấy nhưng lại đang là nghề được giới trẻ "săn đón" bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người...
    Trọng Nguyên
    Nguồn :
    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/11/21/129632.tno
  9. TraNTT

    TraNTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Theo mình hiểu thì sự năng động là một trong những yếu tố thích hợp với nghề PR . Nhưng như vậy không có nghĩa là những ngừơi kém năng động thì không làm PR được . Người làm PR là người đi xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp . Nhân viên PR làm việc bằng lòng đam mê , đam mê đi tìm cái đẹp , đam mê mang cái đẹp tới với nhiều người. Chính vì vậy mà nếu bạn đam mê nghề PR thì đừng băn khoăn lo lắng về tuổi tác . Được sống với nghề, được làm công việc mà mình đam mê là hạnh phúc nhất rồi. Nếu bạn yêu nghề PR thì còn sống ngày nào bạn hãy hết mình cho PR ngày đó. Chắc chắn bạn sẽ được toại nguyện .
  10. _devilmaycry_

    _devilmaycry_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Đây là topic "Tin tưc PR" chỉ dùng để đưa những tin về nghành PR hoặc những hoạt động PR trong và ngoài nước để các bạn hiểu hơn về nghề PR.Chứ cái này ko phải là để đưa tin về những hoạt động PR C.Mọi người đừng nhầm.

Chia sẻ trang này