1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC VỀ NGÀNH PR.

Chủ đề trong 'PR' bởi SATHUKHONGVOTINH, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _devilmaycry_

    _devilmaycry_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Hiệu quả PR : 1+ 1= n
    [​IMG]
    Để tạo được vị thế trên thương trường, các doanh nghiệp không thể không xây dựng thương hiệu bài bản và lâu dài. Người ta đã vận dụng khá nhiều phương pháp để khuếch trương thương hiệu, trong đó quảng cáo và PR ( Public Relation) được coi là hai giải pháp căn cơ nhất trong hoạt động tiếp thị hiện nay. Bằng cách này hay cách khác, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn phương thức quảng cáo để quảng bá cho thương hiệu cuả mình.
    Thông qua các hình thức quảng cáo, doanh nghiệp truyền tải thông điệp về những tiện ích mà sản phẩm hay dịch vụ cuả họ có thể mang lại cho khách hàng. Hơn nữa, họ muốn gieo vào tiềm thức cuả khách hàng một dấu ấn về sản phẩm cuả họ.
    Tất cả những nỗ lực của hoạt động quảng cáo đều nhằm vào mục đích kích thích sự ham muốn mua sản phẩm nơi khách hàng. Và hiệu quả cuả một chiến dịch quảng cáo sẽ được đo lường dựa trên mức độ gia tăng về doanh số bán hàng. Do đó, ngoài các yếu tố thời gian, kiến thức? tiền bạc mà doanh nghiệp ?ođổ? vào các chiến quảng cáo không phải là nhỏ. Có thể nói không ngoa rằng hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp đã nuôi sống giới truyền thông. Thế nhưng không phải quảng cáo nào cũng thành công. Sự thất bại cuả một số thương hiệu nước ngoài trên thị trường nước ta thời gian qua là những bài học đáng để chúng ta coi lại cách xây dựng lại thương hiệu cuả doanh nghiệp mình.
    Như vậy, sẽ là thiếu sót nếu doanh nghiệp quá kỳ vọng vào hiệu quả quảng cáo. Cách khách hàng hiện nay thường không dễ tin vào những thông điệp quảng cáo.Bởi vấn đề không đơn giản là làm cho công chúng nhớ đến sản phẩm hay thương hiệu mà phải nhớ đến với 1 thiện cảm . Vì thế, phương pháp PR được các nhà quản trị thương hiệu sử dụng như một công cụ hỗ trợ bổ sung và tăng cường cho quảng cáo. Nếu quảng cáo là cuộc chiến dành lại thị phần thì PR là hoạt động dành lấy cảm tình của công chúng. Quảng cáo đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm cuả doanh nghiệp trong khi PR tìm cách ?othu phục nhân tâm? quần chúng. Hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Ở góc độ tâm lý, cũng như nhiều dân tộc Á Đông, người Việt thường thiên về tình cảm hơn là lý trí. Họ thích những gì gần gũi, nhẹ nhàng. Vì thế việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam?sẽ tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc ?olấy lòng? công chúng. Thông qua các hoạt động gần gũi, giàu tình người do đó, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều tình cảm của công chúng và tạo dựng được niềm tin nơi họ, ngược lại, công chúng cũng có cơ hội hiểu biết hơn về thương hiệu.
    Một thế mạnh khác của hoạt động PR là sự hỗ trợ về mặt thông tin của các phương tiện truyền thông. Khác với quảng cáo, PR vận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như một phương tiện phản ánh những sự kiện do hoạt động PR mang lại chứ không phải chỉ để ?onói tốt? cho thương hiệu hay sản phẩm. Một bản tin hay bài viết về các hoạt động về từ thiện xã hội, về hội nghị khách hàng, tổng kết cuối năm của một doanh nghiệp? sẽ được đông đảo bạn đọc tiếp nhận do nhu cầu về thông tin, đồng thời họ cũng sẽ tin vào những thông tin đó do tính khách quan của báo chí. Như vậy, bản thân sự kiện và những thông tin phản ánh sự kiện trên mặt báo đều mang lại cho công chúng những thông tin chính xác, chân thật về doanh nghiệp. Do đó, có thể thấy rằng hoạt động PR có tính thuyết phục cao hơn so với hoạt động quảng cáo thường mang tính chất thông tin 1 chiều và một khi những thông tin về doanh nghiệp đã được công chúng thưà nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn. Như vậy thông tin đã được phát đi theo đúng ý đồ của các nhà hoạt động PR và doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế , tạo ra dư luận tốt theo cách này tiết kiệm được nhiều kinh phí hơn so với hoạt động quảng cáo, đồng thời, có tính thuyết phục cao hơn và những hiệu quả mà nó mang lại khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác. Song, về lâu dài PR thực hiện vai trò định hướng cho việc quản lý và phát triển thương hiệu cho tương lai.
    Dù là quảng cáo hay PR cả hai đều là những việc làm cần thiết cho chiến lược chinh phục ngưòi tiêu dùng, phát triển thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vấn đề không phải là dành nhiều hay ít kinh phí cho việc quản bá thương hiệu mà là đã vận dụng các phương pháp đó phù hợp với từng doang nghiệp ở thời điểm và hoàn cảnh cụ thể hay chưa. Chỉ khi đó, mới có thể nâng cao vị trí cuả từng doanh nghiệp nói riêng và cuả thương hiệu Việt nói chung theo tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
    (Theo DNSG)
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    PR nghề đánh bóng tên tuổi
    Có thể họ đang là những chuyên gia trẻ có tên trong danh sách nhân viên của những công ty PR hàng đầu thế giới như Fleishnam-Hillard hay PainePR. Mặt khác, bạn cũng sẽ tìm thấy những nhà ?othuyết khách? quây quần từ 5-25 người trong một công ty PR nhỏ, đứng đầu là người có kinh nghiệm trong nghề. Nghề PR với đầy đủ những đòi hỏi về kỹ năng kiến thức lẫn kinh nghiệm nên mức lương rất cao.
    Một trong những cách tốt nhất để nâng cao tên tuổi, thanh thế của một doanh nghiệp, vai trò của chuyên gia PR (Giao tế đối ngoại) là không thể thiếu. Nhưng tìm và sử dụng họ như thế nào?
    Kinh tế hóa toàn cầu hóa là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp mỗi ngày phát triển như nấm sau mưa. Con số công ty mọc ra khiến sự cạnh tranh để chứng tỏ và ghi dấu ấn thương hiệu mình là điều vừa khó khăn vừa khẩn thiết. Bởi ngay trong giai đoạn mới gầy dựng tên tuổi, kinh nghiệm, nhân lực, thanh thế và nhất là ngân sách tất cả đều đang trong tình trạng ?oliệu cơm gắp mắm?. Nếu không ?ođánh bóng? hình ảnh công ty trong mắt công chúng thì dễ dàng chìm nghỉm trong vô số các công ty không mấy ai biết đến. Chính vì những yếu tố trên mà một ngành nghề mới đang ăn nên làm ra: PR (Public Relation: giao tế đối ngoại).
    Sự thực, bản chất nghề giao tế đối ngoại hay quan hệ công chúng là giúp cải thiện cái nhìn về một đối tượng. Trong kinh doanh đích nhắm ấy là các công ty. Cũng như phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao, người làm công tác PR ở các doanh nghiệp là người phát đi các tin tức của doanh nghiệp đến công chúng và báo giới. Nhiệm vụ chính của họ là biên soạn thông cáo báo chí, thực hiện bản tin phân phối nội bộ hoặc dành cho nhà đầu tư, rồi quan hệ với báo chí để cung cấp thông tin? Ngoài hiểu biết về sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, họ còn là người có khả năng viết lách, phải thực sự hiểu được báo chí chờ đợi những thông tin gì.

    Đi tìm chuyên gia PR

    Một khi đã ổn định được địa bàn, tập hợp đủ nhân lực, định rõ được hướng sản xuất và các lô hàng xuất xưởng thì chủ doanh nghiệp đã có thể bắt tay vào chiến dịch truy lùng chuyên gia PR cho mình. Kế hoạch ấy đòi hỏi ê kíp giám dốc xem lại mục tiêu phát triển, đặc thù của sản phẩm, kích cỡ công ty và nhất là ngân sách hiện có để khiêm tốn chọn đúng các nhà thuyết khách PR đưa tên tuổi doanh nghiệp đến với công chúng.
    Có thể họ đang là những chuyên gia trẻ có tên trong danh sách nhân viên của những công ty PR hàng đầu thế giới như Fleishnam-Hillard hay PainePR. Mặt khác, bạn cũng sẽ tìm thấy những nhà ?othuyết khách? quây quần từ 5-25 người trong một công ty PR nhỏ, đứng đầu là người có kinh nghiệm trong nghề.
    Nghề PR với đầy đủ những đòi hỏi về kỹ năng kiến thức lẫn kinh nghiệm nên mức lương rất cao. Muốn nhờ các nhân viên của các công ty PR hàng đầu tham vấn các doanh nghiệp nhỏ ít nhất phải chi từ 10.000-15.000 USD mỗi tháng. Không phải doanh nghiệp nào cũng có ngân sách dồi dào như IBM hay Mcdonald?Ts, nên cách chọn lựa này dường như ?ovung tay quá trán?. Hơn nữa, chắc gì những cái đầu PR siêu nhất phục vụ cho các công ty PR ?oxịn? nhất có thể làm việc hiệu quả nhất cho những thương vụ khiêm tốn của một công ty cò con!
    Hãy thử gõ cửa các công ty PR nhỏ! Nếu nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp mình là hàng hóa tiêu dùng đích thực và mục tiêu đưa thương hiệu đến giới truyền thông là ưu tiên, thì hãy tìm đến các nhóm PR đang ?ora riêng đánh lẻ?. Lớp người này sẽ nắm bắt mục tiêu, hậu cần và ngân sách của doanh nghiệp rất nhanh.
    Chi phí dạng này ở mức rẻ nhất còn hiệu uqả đôi khi lại rất bất ngờ. nếu họ gắn bó lâu dài với công ty thì kinh nghiệm và thành công từng bước của công ty sẽ tăn cùng mức lương của họ. Cũng hình thức này, hiện nay nhiều doanh nghiệp đưa ?ogà nhà? (nhân viên phòng tiếp thị hay những người khéo ăn nói và viết lách) đi tu nghiệp các khóa PR. Đây là đầu tư có lợi nếu chú trọng thêm mảng ngoại ngữ làm hành trang cho họ.
    Dù chọn kiểu nào, mỗi doanh nghiệp đều phải chuẩn bị sẵn sàng để một nhân viên PR bắt tay vào việc được nhanh chóng và dễ dàng: mục tiêu, công tác PR tại công ty từ trước đến nay, ngân sách dành cho chúng tương lai. Theo dõi xem công việc của học có đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp. So sánh kết quả họ đang và đã đạt được với các khách hàng khác. Cuối cùng là nhận định tần số sáng kiến và phản ứng linh hoạt của họ trong từng chiến dịch.
    Doanh nghiệp Việt với ?ovũ khí? PR
    Đến nay, có lẽ chỉ những công ty kinh doanh giải trí là đã biết đi tiên phong và bước mạnh mẽ trong việc tìm kiếm và sử dụng sức mạnh của PR. Danh xưng ?ongười đại diện? của các siêu sao nước ngoài trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã tác động nhiều đến diễn viên nghệ sĩ Việt Nam.
    Ngành PR ở Việt Nam xem ra vẫn còn mới mẻ. Không ít doanh nghiệp vẫn còn đánh đồng nó với quảng cáo hay tiếp thị. Dù con số các công ty gọi là ?ohoạt động PR? lại phát sinh nhan nhãn?Chỉ có điều thao tác nghiệp vụ còn khá chậm chạp theo quán tính dân châu Á. những nghiệp vụ đáng tiếc đã xảy ra cho Vinaphone, Mobiphone hay bánh trung thu Đồng Khánh mới đây là phần nào do thiếu một đội ngũ PR nhạy bén?
    Thực tế, việc mỗi doanh nghiệp mạnh dạn ngắt từ ngân sách khiêm tốn của mình ra một phần dành cho công tác PR đã khó, huống chi đến vuệc tìm ra cho đúng người đãm nhận hiệu quã công việc. Các chuyên gia nước ngoài giàu hinh nghiệm không thiếu, nhưng tiếp xúc với cả một cộng đồng và phương tiện đại chúng Việt thì e rằng kinh nghiệm của họ cũng bị ảnh hưởng vì hàng rào ngôn ngữ.
    Đầu tư lớp ?ocây nhà lá vườn? kết hợp với chuyên gia đầu đàn-bất kể nội dung- có lẽ là một phương án khả thi nhất trong giai đoạn này. Nếu thêm chủ doanh nghiệp có thêm chút đầu óc PR nữa thì thật là hết ý.

    (Theo Nhịp Cầu)

  3. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Nghề lobby
    Nghề lobby (vận động hành lang) là một nghề khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ ở VN.
    Bà Maria Laptev - nhà lobby chuyên nghiệp có hai quốc tịch Anh và Canada - đã có cuộc trao đổi với báo giới về loại hình nghề nghiệp mới này.
    Thưa bà, lobby vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ trong môi trường kinh doanh ở VN, với quan điểm của một nhà tư vấn quản lý chuyên nghiệp cho nhiều công ty đa quốc gia lớn, bà có ý kiến gì?
    Khái niệm "lobby" có thể được hiểu một cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn thế nữa.
    Lobby còn là một khái niệm không chỉ xa lạ với VN mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay tại một số nước là thành viên mới của Liên minh châu Âu - EU, một số người vẫn còn nghĩ rằng một khi bạn trả tiền, nhất định bạn sẽ được nhận một kết quả cụ thể nào đó, ví dụ nếu bạn chi tiền để gặp một ai đó ở Bộ Giao thông, bạn sẽ buộc họ phải đồng ý dành cho bạn hợp đồng mà Bộ này đang mời đấu thầu.
    Ở rất nhiều quốc gia, đại biểu quốc hội vẫn có thể giữ vị trí lãnh đạo trong công ty và được trả lương cho việc đó. Rõ ràng khi người ta đang làm công việc như một người ban hành quyết định, họ sẽ đặt lên bàn tất cả những lợi ích của công ty mà người ta đang làm việc. Cảm giác chung là ở đâu việc đó diễn ra thì ở đó con người hiểu được lợi ích của bạn và tuyên bố nó một cách minh bạch (nói cách khác chỉ trước cuộc thảo luận liên quan đến công ty bạn), và đây là một hoạt động được chấp nhận.
    Các nước phát triển đã thừa nhận lobby là một nghề, mà đã là nghề thì thường có những quy định hành nghề (Codes of Conduct). Xin bà cho biết đôi nét về những quy định ấy?
    Quy định về đăng ký và hoạt động lobby mới chỉ tồn tại ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề từ hàng chục năm nay. (Quy định hành nghề này được thông qua bởi Nghị viện châu Âu). Theo tôi thì quy định hành nghề lobby ở đâu thì cũng cần phải dựa trên tính minh bạch cao và vì thế tất cả mọi người cần phải biết mình đang đại diện cho ai và vì lợi ích của ai.
    Bà nghĩ thế nào nếu những người làm lobby tại VN cần một số tư vấn của một người làm lobby chuyên nghiệp như bà?
    Tôi tin rằng tôi có thể tư vấn được cho lobbyist ở VN nếu tôi được làm việc với họ. Có thể nói bao trùm công việc lobby chính là phương pháp tiếp cận, cụ thể hơn đó chính là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống giữa hai hay nhiều bên. Theo đó mục tiêu cuối cùng là quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định ở các nước khác nhau lại dựa trên những yếu tố văn hóa rất khác nhau.
    Tôi chưa có nhiều thực tiễn làm lobby tại VN. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rằng khía cạnh văn hóa trong lobby là vô cùng quan trọng, quyết định tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả hay không.
    Lobby và quan hệ công chúng (PR) hay bị lẫn lộn, bà nhìn nhận vấn đề này thế nào?
    Lobbying và PR đều là hai hoạt động giao tiếp nhằm tạo nên ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby.
    Bà có thể nói rõ hơn về tính minh bạch của Lobby?
    Tính minh bạch trong lobby là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một nhà lobby chân chính. Để có được một quan hệ có giá trị và bền vững, cả hai bên đều rất rõ ràng và cởi mở về mục tiêu và lợi ích của mỗi bên.
    Theo quan điểm của bà, VN có nên có một bộ luật hay những quy định pháp lý về lobby hay không?
    Việc xây dựng một hành lang pháp lý đương nhiên phải dựa trên nhu cầu và phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có liên quan.
    Tôi cho rằng thực tiễn của hoạt động lobby tại VN đã có rồi và theo những cách rất riêng, với một hoạt động chưa có những quy định hành nghề thì không tránh khỏi những hiểu sai và cách tiếp cận vấn đề sai. Trước tiên cần phải có những quy định hành nghề đã, còn việc tạo ra những văn bản pháp lý hay bộ luật sẽ là công việc phải làm sau khi công nhận nó là một nghề.
    Theo TTXVN
  4. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    P.R ?oin-housê?
    P.R. "in-house" là khái ni?m dùng cho hốt 'Tng P.R. 'Ỉợc sử dụng trong doanh nghi?p, khác v>i khái ni?m công ty/'ại lý P.R 'Ỉợc thuê bYi doanh nghi?p. Lối hình này 'Ỉợc sử dụng Y hầu hết các doanh nghi?p vừa và nhỏ. Trong cu'n S. tay P.R. "in-house" mà chúng tôi gi>i thi?u dỈ>i 'ây, các bạn sẽ có mTt cái nhìn t.ng quan về khái ni?m "tự làm P.R." từ quan ni?m về nghề 'ến các bí quyết làm P.R. nhỈ vi?c xây dựng mTt chiến di gi>i báo chí, viết mTt thông cáo báo chí hay vi?c sử dụng các công cụ h- trợ khác. &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Lời tựaThông tin 'Ỉợc trình bày trong cẩm nang này sẽ có thf giúp các bạn nâng cao quan h? ''i v>i gi>i truyền thông và, cũng nhỈ vậy, góp phần xây dựng hình ảnh t't 'ẹp cho công ty bạn.Hãy luôn luôn nh> rằng yêu cầu của gi>i truyền thông tại 'i truyền thông toàn qu'c. Những 'ề xuất nTi dung nên 'Ỉợc 'iều ch?nh dựa trên cỈ sY của những gì có thf gây 'Ỉợc sự quan tâm của công chúng toàn qu'c. Hãy lấy những bài báo mà mTt tờ báo cụ thf nào 'ó sử dụng 'f làm 'ng cho những 'ề xuất nTi dung bài báo của bạn.Khi liên h? v>i gi>i truyền thông, hãy cung cấp cho họ những tài li?u 'ã 'Ỉợc chuẩn b< và sắp xếp hợp lý, bao g"m cả những thông tin cần thiết khác nhỈ: tên, s' 'i?n thối của những ngỈời có thf cung cấp thêm các thông tin chi tiết. Điều này có thf sẽ làm cho các ông t.ng biên tập theo 'u.i 'ề tài của bạn nếu nhỈ họ quan tâm.Hãy 'i xa hỈn những thông tin cỈ bản mà bạn cung cấp cho họ 'f nhấn mạnh tại sao bạn tin 'Tc giả của mTt tờ báo có thf quan tâm t>i 'ề tài của bạn. Hãy 'Ỉa ra mTt cái ?o'inh? 'f làm mấu ch't cho câu chuy?n. Điều này sẽ làm tfng tính chân thực mà các biên tập viên có thf sẽ xoáy vào và 'ó chính là thông tin mà bạn mu'n 'Ỉa ra.Nói 'ến vấn 'ề quan h? lâu dài v>i gi>i truyền thông, mặc dù câu chuy?n về dự án của bạn 'ã 'ến tay ông t.ng biên tập và nó có thf không gây 'Ỉợc ấn tỈợng nào về cấu trúc của nó nhỈng hầu hết các t.ng biên tập sẽ biết 'ến bạn và vai trò của công ty bạn. Và liên lạc 'ầu tiên này có thf mY cánh cửa cho những cỈ hTi trong tỈỈng lai ''i v>i những 'ề tài tiếp theo của bạn, và bạn sẽ 'Ỉợc ngỈời ta xem nhỈ mTt ngu"n tin tham khảo cho những thông tin về lĩnh vực có liên quan.Sự ph'i hợp hi?u quả v>i gi>i truyền thông sẽ 'em lại lợi ích cho cả hai phía.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Phần 1: P.R. - Học 'f ?otự th.i còi?Bạn là mTt ngỈời giỏi kinh doanh và bạn 'ã có mTt l<ch sử dài trong vi?c xây dựng thành công các dự án trong lĩnh vực của bạn, thậm chí trên phạm vi qu'c gia. NhỈng có bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào mà công chúng lại biết 'ến công ty bạn ?" hình ảnh của bạn? Bạn nên suy nghĩ về 'iều này.Có rất nhiều nhà kinh doanh dành phần l>n thời gian của họ 'f làm những công vi?c họ yêu thích ?" xây dựng những dự án l>n ?" và 'f cho P.R. tự lo phần vi?c của nó. NhỈng những nhà kinh doanh hifu biết luôn biết rằng sử dụng t't các kỹ nfng P.R. có thf nâng cao danh tiếng cũng nhỈ khả nfng kiếm thêm hợp '"ng của họ. Trên th< trỈờng toàn cầu mà tính cạnh tranh ngày càng cao hi?n nay, những nhà kinh doanh thành công nhất sẽ là những ngỈời biết cách làm cho công chúng biết 'ến những thành quả của mình.MTt 'iều chắc chắn là tất cả các doanh nghi?p 'ều có mTt hình ảnh nào 'ó trong mắt công chúng cho dù họ thích hay không thích nó. Làm P.R. t't nhất là bắt 'ầu từ khi bạn bỈ>c ra khỏi nhà. MTt s' 'ifm cần phải chú ý nhỈ sau:? Hình thức bề ngoài;? Cách trả lời 'i?n thối;? Chất lỈợng tài li?u in của bạn (không có l-i vfn bản); ? Tuân thủ 'úng thời gian cung cấp d<ch vụ mà bạn có ý kế hốch 'Ỉa ra.Nhi?m vụ truyền thông của bạn, nếu thực hi?n, nên tác 'Tng lên nhiều ''i tỈợng công chúng khác nhau - cả bên trong và bên ngoài - những ''i tỈợng này luôn thông tin 'ến bạn và ủng hT mục tiêu, mục 'ích của bạn. M-i mTt nhóm công chúng lại yêu cầu mTt sự quan tâm khác nhau, mTt s' nhóm yêu cầu cao hỈn những nhóm khác. Điều này phụ thuTc vào sự Ỉu tiên của bạn dành cho những nhóm công chúng này và 'f bạn xây dựng mTt kế hốch tiếp cận họ mTt cách hi?u quả và kinh tế nhất, và, tất nhiên, 'f b. sung cho toàn bT phỈỈng hỈ>ng và nhi?m vụ của bạn.Nên nh> rằng có 'Ỉợc mTt mục tiêu m>i ch? cải thi?n 'Ỉợc hình ảnh của công ty bạn khỏi những rủi ro cao. Tránh cách tiếp cận chTp giật hốc ch? có mTt cách tiếp cận ''i v>i mọi ''i tỈợng trong hốt 'Tng P.R. Nếu ch? mTt phần nhỏ trong chỈỈng trình của bạn hỈ>ng t>i 'Ỉợc tất cả mọi ngỈời, nó sẽ thiếu mất khống cách, phỈỈng hỈ>ng và sức mạnh. Cũng nhỈ vậy, phải xác 'ng t>i và thông 'i?p mà bạn mu'n chuyfn tải. Vạch ra những Ỉu tiên, xác '<nh ngân sách 'f 'ạt 'Ỉợc những Ỉu tiên khác nhau 'ó và bắt 'ầu thực hi?n.Cẩm nang trực tuyến này hy vọng sẽ 'em lại cho các bạn mTt s' bí quyết 'f dành 'Ỉợc sự chú ý của công chúng ''i v>i công ty bạn.Ngu"n:&nbsp; http://cafesangtao.com
  5. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Phần 2: Xây dựng một kế hoạch truyền thông ?" Media PlanKhi quan hệ với báo chí, khôn ngoan nhất là phải lập ra một kế hoạch truyền thông. Từ đó, mọi tài liệu và liên lạc sẽ có một hình thức và giọng điệu nhất định. Thông cáo báo chí, brochure và bài xã luận có thể được đưa toàn bộ vào trong một thông điệp về công ty bạn một cách thống nhất tất cả những gì bạn muốn nói. Bạn không thể điều khiển được những gì mà giới báo chí viết về bạn nhưng bạn có thể điều khiển được những gì bạn nói và hình ảnh mà bạn mang đến cho công chúng.? Để xây dựng một kế hoạch, trước tiên bạn phải xác định được thông điệp của bạn là gì. Sứ mệnh của bạn là gì? Mục tiêu và mục đích trước tiên của bạn là gì? Và thông điệp nào bạn muốn gửi tới những nhóm đối tượng mục tiêu của bạn? Bạn nên xét xét những câu hỏi này khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Ví dụ, hãng của bạn muốn nhấn mạnh vào tính an toàn của sản phẩm, và có thể, trong thực tế, đã giành được giải thưởng an toàn. Bạn có thể chắc chắn rằng một phần của kế hoạch truyền thông sẽ tập trung vào khía cạnh an toàn này.? Một khi bạn đã xác định được điều bạn muốn nói, bạn cần phải tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ. Trước tiên bạn cần phải xác định đâu là nhóm công chúng mục tiêu của bạn - khách hàng tiềm năng, nhà thầu phụ, cộng đồng nói chung và, trong một vài trường hợp, thậm chí là những nhà làm luật. Bạn cũng muốn xây dựng một danh sách báo chí (media list) bao gồm các tờ báo, các chương trình truyền hình và phát thanh mà nhóm công chúng mục tiêu của bạn đọc, xem và nghe. Hãy tìm ra những điểm mấu chốt như số lượng phát hành, lĩnh vực bao quát cũng như tập trung của các báo để phát triển danh sách này. Đừng quên đưa vào những tờ báo ?othương mại? - đó thường là những tờ báo hay đưa tin về những dự án mà bạn xây dựng và những thông tin liên quan đến công ty bạn.? Kế hoạch truyền thông bản thân nó nên gồm rất nhiều ?ocông cụ? để bạn có thể đưa được thông điệp của bạn ra bên ngoài. Những ?ocông cụ? này bao gồm thông cáo báo chí, thư gửi tổng biên tập, xã luận, một ?ointernet site?, những bài báo minh hoạ và những sự kiện đặc biệt. Bạn có thể xem thông tin chi tiết về những ?ocông cụ? này trong từng phần cụ thể.
    &nbsp;
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Xây dựng quan hệ với giới báo chí thương mại (commercial media)Quan hệ với giới báo chí được xây dựng dần theo thời gian. Một vài mối quan hệ ban đầu có thể là các ông tổng biên tập của các tờ báo có lĩnh vực liên quan đến bạn. Tổng biên tập của những tờ báo này cũng cần bạn nhiều như bạn cần họ; lĩnh vực của bạn chính là thế mạnh của họ và họ luôn luôn tìm kiếm những thông tin cần thiết cho tờ báo của họ. Và như vậy, bạn có thể sẽ thấy họ chấp nhận ý tưởng các dự án của bạn, một dịch vụ sáng tạo hoặc một giải thưởng bạn đã giành được. Khi bạn phát hiện ra một tờ báo của lĩnh vực liên quan đến bạn hoặc đến loại hình của công ty bạn, hãy gọi cho họ hoặc sắp xếp một cuộc viếng thăm để giới thiệu bản thân bạn với ông tổng biên tập và/hoặc với đội ngũ nhân viên của tờ báo. Hãy làm quen với họ. Sau đó thì giữ quan hệ. Thỉnh thoảng hãy gọi điện cho tổng biên tập hoặc gửi thư cho họ, thậm chí có thể cập nhật cho họ thông tin về những gì bạn đang làm hoặc đưa ra những bình luận về những bài báo xuất hiện trên tờ báo của họ. Điều cốt yếu là để thiết lập một quan hệ đôi bên cùng có lợi và quan hệ này sẽ bền chặt hơn theo thời gian.Xếp thứ tự mục tiêu ưu tiên. Có một số lượng nhất định các quan hệ báo chí bạn cần phải duy trì và mở rộng trong từng giai đoạn, đặc biệt nếu bạn đảm nhiệm việc mở rộng quan hệ báo chí. Hãy tập trung vào những tờ báo có tiếng nói quan trọng nhất đối với những mục tiêu truyền thông của bạn. Không được sử dụng thẻ quảng cáo. Nhầm lẫn của các trường dạy P.R. (?oTôi sẽ quảng cáo nếu tôi tung ra sản phẩm mới.?) là một sự xúc phạm đối với bất kỳ một biên tập viên nào, những người rất nghiêm túc trong việc xây dựng cho mình một nhóm độc giả. Nó cũng làm cho người phát ngôn ra câu này trở thành một kẻ amateur trong việc hiểu khái niệm truyền thông marketing.?oGiáo dục? các biên tập viên mục tiêu. Có rất ít biên tập viên có chuyên môn thực sự về lĩnh vực mà họ đưa tin. Do đó, trong mối quan hệ của bạn với những biên tập viên mục tiêu, bạn nên từng bước ?odạy? họ. Đưa cho họ những thông tin cập nhật hàng năm về công ty hoặc thị trường của bạn - những thay đổi mang tính kỹ thuật, những thay đổi về thị phần, những ứng dụng mới, ? Những thông tin này sẽ là gợi ý cho các bài báo và cũng đánh dấu việc công ty của bạn được xem là đối tượng tham khảo cho những bài báo có đề tài liên quan.Gặp mặt trực tiếp ít nhất một lần trong năm. Sử dụng các triển lãm thương mại, gặp mặt khách hàng, các chuyến công du để viếng thăm các tổng biên tập hoặc sử dụng những dịp tương tự để phát triển quan hệ. Các bữa ăn thường tốt hơn là một cuộc họp. Nếu không thể mời họ đi ăn, bạn có thể mời họ chỉ đi uống một tách café thôi. Theo đuổi. Hãy tìm một cách để nói chuyện với các tổng biên tập/biên tập viên mục tiêu của bạn ít nhất một lần một năm, dù chỉ là vài phút. Có thể là một cú điện thoại, thường là điện thoại xã giao nhưng sẽ là điểm mấu chốt để nhắc ông tổng biên tập nhớ tới những gì bạn đã nói trong buổi gặp mặt trực tiếp gần nhất với bạn (?oÔng biết đấy, chúng tôi đã học thuộc nằm lòng những gì ông nói về việc nên viết thông cáo báo chí như thế nào. Tôi hy vọng ông sẽ thấy được những điểm khác biệt thật sự trong thông cáo mới của chúng tôi.?). Vạch ra những mục tiêu cụ thể và thực tế. Bạn muốn đạt được điều gì trong mối quan hệ với các tổng biên tập/biên tập viên? Hãy vạch ra những mục tiêu cụ thể và dài hạn đối với từng tờ báo dựa trên lĩnh vực thông tin mà nó đăng tải. Phải đảm bảo rằng những mục tiêu này của bạn là hoàn toàn thực tế.Đừng để quan hệ bạn bè thế chỗ cho công việc. Việc bắt đầu và xây dựng các mối quan hệ có thể phải trải qua thử thách. Tuy nhiên, đôi khi hầu hết các tình huống thử thách bạn lại xảy ra đối với các tổng biên tập/biên tập viên hoặc người bạn giao tiếp sau một thời gian dài xây dựng quan hệ bền chặt với họ. Không khó khăn gì để dành cả bữa tối để nói về thể thao, gia đình và những chuyện phiếm mà không hề đả động đến những nhu cầu và lợi ích của tờ báo đối với công ty bạn hoặc ngược lại. Nói một cách đơn giản, đôi khi người giao tiếp không sẵn sàng đưa ra bình luận hoặc tranh luận về một vấn đề tiêu cực nào đó với ông tổng biên tập bởi vì sợ ông ta có thể nghĩ rằng mình đang lợi dụng quan hệ bạn bè.Có nhiều những mối quan hệ công việc và tình bạn xây dựng trên công việc, và một trong những thuận lợi lớn nhất của cả hai phía là tình bạn đó sẽ là nền tảng cho những câu chuyện thẳng thắn sau này.
  6. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng một bài báo có thông tin nổi bật/đặc biệt (feature article)Viết một bài báo đặc biệt chuyên sâu cho một tờ báo địa phương hoặc một bản tin thương mại, những nơi có thể đăng tải tin bài của bạn, có thể là một cách tốt để bản đưa hình ảnh của bạn ra trước công chúng về những dự án đặc biệt, về đội ngũ nhân viên hoặc các hoạt động dịch vụ cộng đồng của bạn. Bởi vì có rất nhiều tờ báo và bản tin thương mại chấp nhận những bài báo của những cây bút tự do (?ofreelance? articles), bạn có thể có vô cùng nhiều cơ hội để làm nổi bật dự án hoặc các hoạt động của bạn một cách sâu sắc nhất. Đây không chỉ là dịp nêu bật công ty bạn và những gì tốt đẹp mà công ty bạn đang làm mà còn là dịp cho phép bạn điều khiển một cách hiệu quả hơn dung lượng xuất hiện trên mặt báo về công ty mình, bởi vì bài báo sẽ do chính bạn hoặc một nhân viên nào đó của bạn viết ra.Trước khi gửi đi bài báo đặc biệt này, hãy tìm hiểu xem liệu tờ báo mà bạn hướng tới có chấp nhận nó không. Nếu có, hãy tìm hiểu xem họ giới hạn bài báo trong bao nhiêu chữ và tìm hiểu thêm các yêu cầu khác để bài báo của bạn có thể đáp ứng được các thông số của tờ báo. Cũng như vậy, đảm bảo rằng bạn quen thuộc với phong cách viết của tờ báo: để một bài báo được chấp nhận, nó nhất thiết phải mang giọng điệu và phong cách của tờ báo.Có thể bạn không phải là một phóng viên. Bạn vẫn có thể đưa ra ý tưởng về bài báo đặc biệt cho các tổng biên tập. Bạn cũng có thể đưa ra ý tưởng ngắn gọn trong một bức thư hoặc gọi điện cho ông tổng biên tập/biên tập viên giải thích tại sao độc giả của ông ta có thể sẽ thích thú đối với những dự án/hoạt động của bạn. Nên nhớ các ông tổng biên tập/biên tập viên, đặc biệt là tổng biên tập/biên tập viên của những tờ báo thương mại, luôn tìm kiếm những chủ đề hấp dẫn để làm thành bài nổi bật trên trang báo của họ.
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Một số bí quyết để viết bài nổi bật: ? Đoạn đầu tiên của bài báo nên cuốn hút và có khả năng khơi gợi sự quan tâm tức thì của độc giả. Bạn muốn độc giả đọc toàn bộ bài báo, vậy thì bạn phải biết cách cuốn hút họ ngay từ đầu.? Bài báo của bạn nên đưa ra một vấn đề với một cách dẫn dắt rõ ràng từ đầu cho đến cuối. Hãy cố gắng viết đoạn giữa xoay quanh một sự kiện vốn rất kịch tính. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc cho dự án Môi trường sống cho con người, hãy tập trung vào thời gian bạn dành để xây dựng dự án. Cách này sẽ đưa ra một cấu trúc tường thuật cho bài báo và làm cho người đọc có mong muốn đọc toàn bài.? Bạn phải chắc chắn là mình tập trung vào mọi người và đưa ra rất nhiều trích dẫn những điều họ cần nói. Nếu bạn làm việc cho dự án Môi trường sống cho con người, ví dụ, nên trích dẫn lời của giám đốc dự án và những người thực hiện về công việc của dự án.? Hãy làm quen và hiểu biết độc giả mục tiêu của bạn. Những độc giả của các tờ báo thương mại trong lĩnh vực của bạn sẽ tìm kiếm thông tin khác hơn độc giả của những tờ báo địa phương và sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đọc những tờ báo có thông tin đặc biệt, cụ thể về lĩnh vực mà họ cần.
    &nbsp;&nbsp;
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; 9 cách để có quan hệ hiệu quả với giới truyền thông 1. Xây dựng những mối quan hệ bền vững. Hãy tận dụng thời gian trước khi khủng hoảng xảy ra (nếu có) để làm quen với những phóng viên then chốt trong địa phương và với giới báo chí thương mại. Không có cách nào để làm cho họ hiểu rằng họ có thể nâng điện thoại lên gọi cho bạn để nói chuyện với bạn về một đề tài nào đó. Công ty của bạn nên luôn luôn có một danh sách những phóng viên then chốt với đầy đủ số điện thoại, số fax và địa chỉ e-mail nếu có thể. Danh mục ABC là một nguồn tham khảo rất tốt. 2. Hãy tìm hiểu quy trình làm việc của giới báo chí. Các nhà báo làm một nghề khá vất vả, y như những kỹ sư xây dựng. Chuyên môn của họ cũng có những cung bậc và đường đi riêng của nó. Hãy chắc chắn là bạn nắm rõ được ?odeadlines? của các nhà báo và thường xuyên gặp gỡ họ. 3. Hãy rõ ràng và trung thực. Đừng rụt rè cũng đừng dối trá với các nhà báo. Những điều đó sẽ luôn là nỗi ám ảnh đối với bạn.4. Đừng quên ghi âm. Nếu có thể, hãy luôn luôn ?oghi âm? khi nói chuyện với các nhà báo. Không ghi âm sẽ chỉ tạo ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan cho các nhà báo và đem đến những rắc rối không lường trước được cho bạn. Bạn không phải đưa ra bất kỳ thông tin nào mà bạn không muốn, những bạn không bao giờ nên đưa ra thông tin chủ đạo nếu như bạn không muốn nói về bạn hoặc công ty bạn.5. Thư giãn. Một nhà báo sẽ luôn cho rằng bạn cố gắng dấu giếm thông tin nào đó nếu bạn tỏ ra yếm thế hoặc lo lắng, và điều này còn có vẻ trầm trọng hơn nếu bạn trả lời trên truyền hình hay phát thanh. Nên nhớ bạn được ban cho cơ hội để thể hiện câu chuyện ở góc nhìn của bạn, cho nên hãy thư giãn và sắp xếp các suy nghĩ của bạn.6. Luôn nắm vững thông điệp. Hãy xác định được những điểm then chốt bạn muốn đưa ra trong buổi phỏng vấn. Ví dụ:?oCông ty Xây dựng XYZ đã dành được kỷ lục lớn nhất về an toàn, hiệu quả, chất lượng cao và giá cả hợp lý trong lĩnh vực xây dựng. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn tình nguyện cung cấp dịch vụ tận nơi cho người sử dụng.? Đừng tính đến những câu hỏi của người phỏng vấn, hãy tiếp tục trở lại với thông điệp mấu chốt mà bạn muốn nói. Biến những câu hỏi có tính chất tiêu cực sang hướng trả lời tích cực. Không bao giờ khẳng định mặt tiêu cực của nó. Nếu nhà báo đó hỏi: ?oCó phải công ty bạn đã có những thất bại thảm hại trong việc đảm bảo an toàn?? không bao giờ được trả lời: ?oKhông, chúng tôi chưa bao giờ gặp những thất bại thảm hại trong việc đảm bảo chỉ tiêu an toàn.? Trong con mắt của công chúng, họ sẽ chỉ nhớ tới hai cụm từ là ?ocông ty chúng tôi? và ?othất bại thảm hại về chỉ tiêu an toàn.? Thay vào đó, hãy nói ?oCông ty chúng tôi đã đạt được thành tích về sự an toàn, chất lượng cao trong xây dựng. Công ty chúng tôi được thiết kế để đảm bảo là một nơi làm việc an toàn, và chúng tôi tự hào về công ty (trong việc tham gia vào các chương trình an toàn quốc gia, các giải thưởng, cẩm nang, các buổi hội thảo về an toàn xây dựng, ?).? 7. Chuẩn bị. Hãy tính trước những câu hỏi khó mà nhà báo có thể hỏi bạn. Hãy trả lời một cách ngắn gọn và tích cực. Nếu công ty bạn đã vi phạm một điều gì trước đó, hãy nói là rất lấy làm tiếc vì điều đó và công ty của bạn đã giải quyết tốt vấn đề này. Nhanh chóng quay lại với thông điệp then chốt của bạn là công ty của bạn sẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu và cam kết với công chúng là bạn sẽ làm được điều đó.8. Tỏ ra tích cực và nhiệt tình. Hãy có một vẻ mặt cởi mở. Bạn muốn mọi người nhìn bạn như một ?ongười tốt? như bạn vốn có? Đừng xuất hiện trên truyền hình với một vẻ mặt giận dữ. Đừng tỏ ra nóng ruột, lo lắng hay cáu bẳn khi trò chuyện với phóng viên qua điện thoại.9. Hãy nhắc lại thông điệp chính của bạn. Lặp đi lặp lại. Lặp đi lặp lại. Lặp đi lặp lại. Nếu bạn muốn khẳng định doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp tốt, một bộ phận nhất định của công chúng sẽ ghi nhớ điều này khi bạn luôn khẳng định lại nó.
  7. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Thông cáo báo chí
    Thông cáo báo chí là phương tiện chính mà qua đó bạn phổ biến được thông tin về công ty bạn. Những thay đổi, những dự án mới và những giải thưởng công ty bạn giành được đều là những đề tài mang tính tư liệu tốt cho các thông cáo báo chí. Các tổng biên tập và các nhà báo mà bạn đang muốn hướng tới phải sàng lọc rất nhiều thông cáo báo chí từ rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau gửi đến. Bạn muốn đảm bảo rằng thông cáo của bạn sẽ được đọc và không bị ném vào sọt rác? Thông cáo báo chí của bạn nên được được viết và format càng chuyên nghiệp càng tốt. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:
    ? Công ty bạn nên có một mẫu tiêu đề thư (letterhead) bao gồm những từ Thông cáo báo chí (?oNews Release? hoặc ?oPress Release?) trên cùng. Tiêu đề thư này cũng nên bao gồm cả tên của người liên hệ chính của bạn, số điện thoại, số fax và địa chỉ e-mail. ? Câu mở đầu (?olead? sentence) nên đưa ra một góc nhìn mới để gây sự chú ý của người biên tập. Lý tưởng nhất là nó nên chứa đựng tên công ty bạn và hành động xảy ra vào ngày bạn gửi thông cáo hoặc một ngày xác định nào đó. ? Tránh cách nói văn hoa và lạm dụng quá nhiều tính từ - các tổng biên tập và các phóng viên khi đọc thông cáo của bạn không có thời gian hoặc để tâm tới việc tìm ra quan điểm của bạn nếu như quan điểm của bạn không được trình bày rõ ràng, và họ sẽ ít tin vào những thông tin được trình bày không rõ ràng. Để dành những quan điểm quan trọng đưa vào trong những câu trích dẫn lời của người phát ngôn của công ty bạn.? Hãy trích dẫn thật nhiều, vì những câu trích dẫn sẽ được các nhà báo lấy ra từ các thông cáo báo chí. Lời trích dẫn của người phát ngôn của bạn chính là nơi để bạn đưa bất kỳ thông tin nào mang tính quan điểm của công ty bạn hơn là đưa những thông tin thông thường. ? Luôn chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ quan điểm của bạn và phải luôn nắm rõ các thông tin bạn đưa ra. Nếu có điều gì đó chưa chắc chắn thì tốt nhất là không nên đưa vào.? Không được quên phần thông tin liên lạc để các tổng biên tập/nhà báo có thể gọi cho bạn nếu họ có thêm bất kỳ câu hỏi nào. Các nhà báo đánh giá cao việc bạn cung cấp thông tin cho họ. Họ cần bạn cũng nhiều như bạn cần họ. Nhưng nên nhớ: những quan hệ báo chí tốt luôn được xây dựng trên các mối quan hệ và sự tin cậy. Nếu bạn gửi đi một thông cáo báo chí với những thông tin sai, bạn sẽ đánh mất sự tín nhiệm của người bạn muốn gửi thông điệp truyền thông và thông qua họ tới công chúng mục tiêu (target audience) của bạn.
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Nội dung chính của một thông cáo báo chí Thông cáo báo chí là phương tiện cơ bản nhất để tiếp cận giới truyền thông. Thông tin trong thông cáo này được trình bày theo cách cho phép các nhà báo chỉ cần đọc lướt mà vẫn nắm được thông tin quan trọng mang giá trị tin tức nhất. Thông cáo báo chí của bạn nên được viết theo giọng tin tức báo chí. Nếu như thông cáo báo chí chỉ là một bản thông báo đơn giản hay chỉ là một phần thông tin để gợi mởi ra một bài báo trong tương lai thì tốt nhất bạn nên viết theo một mẫu cơ bản gọi là hình tháp ngược. Mô hình này đơn giản có nghĩa là những thông tin quan trọng nhất và có khả năng tác động rộng rãi nhất được đặt vào phần mở đầu, và trong phần dẫn dắt câu chuyện, những thông tin ít tập trung, ít quan trọng hơn sẽ được đưa ra theo mức độ giảm dần.Các phóng viên cũng viết bài theo cách này để cho người đọc có thể nắm được những thông tin quan trọng nhất ở ngay phần đầu và tiếp tục đọc nếu họ muốn biết nhiều thông tin hơn. Cũng như vậy, lối viết này cũng cho phép những người biên tập dễ dàng hơn trong việc cắt ngắn những bài quá nhiều chữ. Họ đơn giản chỉ cần cắt bớt phần cuối của bài báo cho vừa với diện tích trang báo. Nếu bạn viết thông cáo theo cách này, bạn sẽ giúp cho các phóng viên quyết định thông tin nào là cần thiết để đưa vào bài báo.
    Nguyên tắc của năm chữ ?oW?. Bởi vì theo phương pháp hình tháp ngược này, đoạn đầu tiên, được gọi là đoạn dẫn, là phần quan trọng nhất của bài báo. Mọi sinh viên báo chí đều được học bài vỡ lòng là đoạn mở đầu cần phải bao gồm 5 ?oW? (who, what, where, when và why (hoặc how). Những yếu tố thông tin cần thiết này phải được viết ở đoạn mở đầu một cách càng ngắn gọn càng tốt. Một đoạn mở đầu tốt không nên vượt quá 35 từ, ví dụ: Công ty Xây dựng A. bắt đầu xây dựng toà nhà đa chức năng gồm khách sạn và khu văn phòng phục vụ nhu cầu đang gia tăng của sân bay C. tại Hà Nội.Với 35 từ, ví dụ trên đã chỉ ra được: ? Who: Công ty Xây dựng A. ? What: Xây dựng toà nhà đa chức năng? Where: Tại Hà Nội? When: bắt đầu ? Why: phục vụ nhu cầu đang gia tăng của sân bay C. Đoạn thứ hai trong thông cáo của bạn nên được trình bày kỹ lưỡng hơn, thường cung cấp thêm những thông tin như sau: Khu nhà, sẽ được gọi là Airport Plaza, gồm 115 phòng khách sạn ở những tầng trên và 120.000 m2diện tích văn phòng và tầng hầm có diện tích gần 30.000 m2. Quá trình xây dựng đã được khởi công từ tháng Ba và sẽ kết thúc trong vòng 24 tháng, theo lời của Giám đốc điều hành Dự án, ông Richard Kline, thuộc công ty Xây dựng A.
    Đoạn thứ ba nên cung cấp những thông tin ít quan trọng hơn và có thể bắt đầu trích dẫn những thông tin có thể gây được sự chú ý: ?oTỷ lệ phòng không sử dụng của sân bay A. dao động ở khoảng 4%,? ông Phyllis Brock, Giám đốc dự án, chủ xây dựng nói. ?oAirport Plaza sẽ cung cấp cho khách hàng khả năng cao nhất với không gian lớn nhất, cơ sở vật chất tiện lợi nhất cho khách bay,? kỹ sư thiết kế dự án cho biết. Đoạn cuối nên cung cấp thông tin về công ty bạn và nên hâm nóng lại:Công ty Xây dựng A., có trụ sở tại phố S., là một công ty xây dựng thương mại phục vụ chủ yếu ở khu vực miền Bắc. Được thành lập vào năm 1962, doanh số từ các dự án xây dựng hàng năm của công ty đạt hơn 150 triệu USD. Mặc dù đã xuất hiện trong đoạn dẫn nhưng cách tốt nhất là viết lại những thông tin chính của thông cáo báo chí vào phần cuối cùng. Những thông tin tóm tắt này sẽ có thể thu hút được sự chú ý của người đọc với những thông tin quan trọng nhất. Điều này đôi khi được xem là mấu chốt. Đoạn đầu tiên nên được viết một cách cẩn thận với những thông tin tóm tắt chính (headline):Nhu cầu bức thiết phải xây dựng khu khách sạn ?" văn phòng gần sân bay đã được tiến hành.Cô đọng, súc tích và đi thẳng vào vấn đề, headline chuyển tải thông tin quan trọng nhất, mà trong trường hợp này là tính bức thiết của việc xây khu văn phòng và khách sạn. Bạn có thể nhận thấy là tên của công ty nọ không xuất hiện trong phần này, bởi vì sự thực là họ đang xây một khu liên hợp nhưng điều quan trọng hơn là việc xây dựng này đáp ứng một nhu cầu bức thiết.Khi bạn viết thông cáo báo chí, nên nhớ là các phóng viên chỉ muốn thông tin xoay quanh 5 chữ ?oW?. Họ nhận được hàng chục thông cáo báo chí mỗi ngày, và họ không có thời gian để đọc tất cả để tìm thông tin nổi bật nhất. Hãy giúp họ bớt vất vả hơn bằng cách trình bày thông tin đầy đủ nhất ở đoạn đầu tiên. Nếu họ cần thêm thông tin họ sẽ liên hệ với bạn.
  8. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sự kiện đặc biệt (Special Events)
    Đôi khi bạn có thể ?otạo? ra tin tức bằng việc tổ chức một sự kiện đặc biệt. Mà công việc của các phóng viên là đưa tin về các sự kiện, thì việc khai trương, cắt băng khánh thành hay một hoạt động đặc biệt nào đó luôn là những sự kiện có khả năng hấp dẫn cánh nhà báo bởi vì họ được tham gia vào sự kiện, đôi khi còn là người thiết kế nên các sự kiện đó. Mặt khác, bạn không muốn tổ chức một buổi tiệc suông mà chẳng ai muốn đến dự. Hãy chắc chắn rằng bạn có một lý do để tổ chức sự kiện và sự kiện đó có giá trị thông tin/ tin tức. Vậy thì tin tức là gì? Học giả truyền thông, ông Kathleen Hall Jamieson, nói: tin tức là ?oviệc đưa tin về một sự kiện đã xảy ra hoặc đang diễn ra trong vòng 24 giờ qua và nó nói về một vấn đề đang được quan tâm.? Khái niệm cơ bản này là nền tảng của cái gọi là ?otin? và có thể cung cấp thông tin cho quyết định của bạn trong việc tạo ra ?osự kiện? (?ohappenings?), những sự kiện có khả năng được báo chí quan tâm đăng tải.
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Một số bí quyết:? Lập kế hoạch là điểm mấu chốt. Nếu mọi chi tiết không được suy nghĩ thấu đáo và chuẩn bị thì mọi việc có thể đi chệch hướng và có thể làm cho giới báo chí thấy sự lúng túng của người tổ chức. Hãy lập kế hoạch cho sự kiện của bạn trong khoảng thời gian khá xa trước khi sự kiện diễn ra để bạn có thể có thời gian hợp lý để sắp xếp và quan tâm tới mọi chi tiết.? Thông báo cho giới báo chí. Hãy gửi một bản tham vấn báo chí hoặc thông cáo báo chí (?omedia advisory? hoặc ?onews release?) thông báo cho các nhà báo những chi tiết cụ thể về sự kiện của bạn: when, where, who, ... Hoặc, nếu bạn chuẩn bị cho một sự kiện mang tính xã hội, hãy gửi giấy mời cho báo chí. Một vài ngày trước sự kiện, hãy gọi điện cho các nhà báo để nhắc họ về sự kiện và hỏi xem họ có kế hoạch đến dự hay không. Hãy chắc chắn là bạn có mời những phóng viên, biên tập viên của các tờ báo chuyên viết về lĩnh vực của bạn.? Làm cho báo chí vui vẻ. Tại sự kiện, hãy đảm bảo là bạn giới thiệu về công ty bạn cho giới báo chí và chắc chắn rằng họ có đầy đủ những thông tin cần thiết để viết bài. Bạn có thể nên chuẩn bị trước một danh sách để các nhà báo, phóng viên ký, điền địa chỉ, số điện thoại. Bằng cách này, bạn có thể tiếp cận họ sau khi kết thúc sự kiện nếu cần. Nếu trong buổi diễn ra sự kiện có phục vụ đồ ăn, hãy chắc chắn là mọi phóng viên đều có phần và được chăm sóc chu đáo.
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Viết thư cho tổng biên tập/biên tập viênTriết lý đằng sau các bức thư gửi cho tổng biên tập các báo có thể rất khác nhau. Điểm khách mấu chốt là phạm vi của tờ báo. Một số tổng biên tập coi bức thư này như một bản tin cộng đồng mà trong đó một số quan điểm có thể được đưa ra. Ví dụ, bạn có thể thấy một bức thư từ một người chủ gia đình phàn nàn về cuộc bầu cử hội đồng quận gần đây, thậm chí ngay cả khi tờ báo nọ không bao giờ đưa tin về sự kiện này. Chính sách mở rộng này thường xảy ra đối với những tờ báo nhỏ, nơi luôn thiếu thông tin.Cách tiếp cận thông dụng hơn thường được các tờ báo lớn áp dụng. Những tờ báo này thường nhận rất nhiều thư gửi cho tổng biên tập hàng ngày. Đối với các tổng biên tập của những tờ báo lớn này, tính phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để xét đến. Họ chỉ in những bức thư yêu cầu sự phúc đáp, phân tích hoặc ngợi khen đối với các bài báo, các chuyên mục thể hiện quan điểm xuất hiện gần đây trên báo của họ.Bạn nên đọc những lá thư gửi cho các tổng biên tập trên các báo trong thời gian gần nhất. Đây là cách tốt nhất để biết được cung cách làm việc trong thời gian gần đây của tổng biên tập các báo. Một khi bạn đã xác định được cách tốt nhất để tiếp cận các tổng biên tập, nghĩa là bạn đã sẵn sàng để bắt đầu.? Thường xuyên đọc báo. Bạn cần làm quen với việc đọc báo để có thể đưa ra các nhận xét thông minh về tờ báo trong những lá thư gửi cho các tổng biên tập. ? Phải hiểu kỹ những gì bạn viết. Nếu bạn phê bình về một chuyên mục, bạn phải đảm bảo là bạn hoàn toàn dựa trên thực tế một cách chính xác. Những việc làm tương tự như vậy sẽ giúp cho thư của bạn được xem xét kỹ lưỡng, được gợi khen thực sự.? Theo dõi giọng điệu của bạn. Một lúc nào đó cách tiếp cận giận dữ lại có khả năng mang lại kết quả nhưng thông thường cách nói hợp tình hợp lý và tôn trọng luôn là cách tốt nhất. Bạn có thể nói hoặc phê bình một cách trực tiếp mà không cần phải tính đến mức độ chuyên nghiệp trong giọng điệu. Hơn nữa, cách tiếp cận này khôn ngoan hơn vì trong tương lai bạn sẽ phải làm việc với các nhà báo, chính những người mà bạn đang viết bài phê phán.? Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng quy định về số chữ. Tất cả các tờ báo đều có một quy định riêng về giới hạn chữ đối với các bức thư gửi cho tổng biên tập. Hãy gọi hỏi họ trước khi bạn viết hơn là gặp phải rủi ro bị từ chối sau này bởi vì thư của bạn quá dài hoặc quá ngắn.? Hãy nêu ra vấn đề mà bạn muốn nói ở ngay đoạn mở đầu. Thông thường thì đây là cách tốt nhất để làm cho các phóng viên biết được chuyên mục mà bạn đang nói tới, bài báo mà bạn nhắc tới hay ngày bài báo ra mắt trong đoạn đầu thư này.? Viết đi và viết lại. Những bức thư được viết cẩn thận bao giờ cũng được để mắt tới. Hãy nhờ ai đó đọc trước khi bạn gửi đi để soát các lỗi ngữ pháp, chính tả, các dấu câu, ? Hỏi về hạn nộp bài và hỏi xem tờ báo muốn nhận thư của bạn theo cách nào. Trong đa số trường hợp, cách tốt nhất là gửi fax và sau đó kiểm tra lại xem họ đã nhận được chưa.? Cung cấp đầy đủ thông tin để họ có thể liên lạc với bạn. Hầu hết các tờ báo sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để kiểm tra rằng chính bạn là người viết lá thư đó trước khi đăng tải nó. Hãy đưa cho họ số điện thoại liên lạc của bạn kèm theo thư. Một số tờ báo yêu cầu cả số điện thoại nhà riêng và số cơ quan.? Theo đuổi. Nếu bạn không nhận được thông tin nào từ phía tờ báo sau vài ngày, hãy gọi cho tổng biên tập. Yêu cầu một cách lịch sự. ? Đừng nản lòng nếu thư của bạn không được chọn đăng. Tiếp tục gửi đến các thư khác với nhiều đề tài khác nhau và cuối cùng bạn sẽ gây được sự chú ý.Trong một vài trường hợp, bạn có thể quyết định viết cho tổng biên tập một bức thư xâu chuỗi các ý kiến của bạn.Phần lớn những điểm trên đây cũng đều phù hợp cho các bài xã luận. Thông thường bạn phải gắng sức hơn với những bài xã luận thể hiện quan điểm đối với một tờ báo hơn là viết một bức thư đơn thuần gửi cho tổng biên tập. Mục tiêu của trang xã luận là tạo cơ hội cho các cây bút bên ngoài (không phải các phóng viên của tờ báo) nói lên quan điểm cuả mình về các vấn đề mà công chúng/cộng đồng quan tâm.Các bài xã luận thể hiện quan điểm thường dài hơn thư gửi tổng biên tập. Bên cạnh đó, các xã luận này không cần thiết phải đề cập đến một câu chuyện cụ thể nào đó đã từng xuất hiện trên trang báo. Chúng đơn giản chỉ là quan điểm của người viết về một vấn đề cụ thể nào đó.Những bài xã luận hay nhất là những bài có các số liệu cụ thể hỗ trợ cho các lý lẽ tranh luận. Những xã luận này được viết như một bài báo thực sự với phần mở đầu mang tính dẫn dắt, phần thân bài là các dẫn chứng hỗ trợ và một kết luận chắc chắn khuyến khích độc giả suy nghĩ và hành động.
    &nbsp;
    Nguồn: http://cafesangtao.com
  9. kienjapan

    kienjapan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Sáu bước phát triển quan hệ giao tế nhân sự và kế hoạch truyền thông
    Các chuyên gia marketing luôn khẳng định một chiến dịch giao tế nhân sự được lập kế hoạch kỹ lưỡng luôn hiệu quả hơn các chương trình quảng cáo nhiều lần. Bài này sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển trọng tâm của chiến dịch giao tế nhân sự bằng sáu bước đơn giản.
    Bước 1: Xác định và viết ra những mục tiêu của chiến dịch giao tế nhân sự hoặc kế hoạch truyền thông của bạn.
    Bạn sẽ thiết kế chiến dịch giao tế nhân sự của bạn như thế nào? Nó phải được thiết kế nhằm:
    + Chứng minh trình độ chuyên môn của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác với báo chí, với khách hàng cũ và mới?
    + Xây dựng sự tín nhiệm của khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng với công ty bạn?
    + Tạo ra và củng cố nhãn hiệu hàng hoá và hình ảnh của công ty?
    + Thông báo và tạo ra nhận thức tốt của công chúng đối với dịch vụ và sản phẩm của công ty bạn?
    + Giúp bạn giới thiệu dịch vụ hay sản phẩm mới ra thị trường?
    + Để bán hàng?
    + Giảm ảnh hưởng tiêu cực từ công chúng hay từ một cuộc khủng hoảng nào đó trong công ty?
    Để một chiến dịch giao tế nhân sự hoặc kế hoạch truyền thông thành công thì điều đầu tiên là bạn phải xác định được mục tiêu của kế hoạch. Với một mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ vạch ra những việc cần thiết phải hoàn thành để thực hiện mục tiêu này.
    Bước 2: Xác định các mục tiêu một cách cụ thể, hợp lý và giới hạn thời gian thực hiện. Các mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh tổng thể, các mục tiêu marketing và bán hàng của công ty.
    Bước 3: Xác định đối tượng của chiến dịch giao tế nhân sự và kế hoạch truyền thông sẽ bao gồm những ai. Chiến dịch của bạn sẽ nhắm vào đối tượng nào? Những thông tin chính trong chiến dịch là gì?
    Bước 4: Xây dựng lịch trình thực hiện chiến dịch giao tế nhân sự. Tạo ra sự đồng bộ trong việc thống nhất kế hoạch giao tế nhân sự của bạn với các kế hoạch marketing và bán hàng khác trong công ty.
    Bước 5: Triển khai kế hoạch tấn công của bạn. Bạn sẽ sử dụng phương tiện truyền thông nào để chuyển tải thông tin của bạn đến với công chúng? Ví dụ như:
    + Thông cáo báo chí
    + Các bài báo
    + Những kinh nghiệm kinh doanh thành công của khách hàng.
    + Thư gửi Ban Biên tập
    + Tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn.
    + Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh, truyền hình và các tờ báo.
    + Tổ chức hội thảo hoặc cam kết phục vụ khách hàng.
    + Tài trợ cho các sự kiện văn hoá, thể thao, ca nhạc ...
    Hãy chọn 3 phương tiện truyền thông trong danh sách trên và nghiên cứu, xây dựng biện pháp thực hiện.
    Bước 6: Chuẩn bị sẵn những biện pháp theo dõi kết quả của chiến dịch giao tế nhân sự của bạn. Sau mỗi chiến dịch, hãy ngồi lại và xem xét, đánh giá các kết quả của chiến dịch. Liệu mục tiêu ban đầu của chiến dịch đã đạt được chưa? Bạn có cần phải sửa đổi lại kế hoạch gốc không? Nếu có, tại sao lại phải sửa đổi và phải sửa đổi như thế nào?
  10. Ha_Bim

    Ha_Bim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Từ mấy năm qua, hoạt động PR đã rầm rộ tại VN, trên bề nổi với những event (buổi ra mắt) đầy âm thanh và màu sắc, trong "bề chìm" với những cái gọi là "quan hệ với báo chí".
    Tiếc thay, hoạt động này thường được gói gọn trong công thức: họp báo (cho có) + thông cáo báo chí, hồ sơ báo chí (cho tiện sao chép) + phong bì (nhất định phải có) + tiệc buffet (có người đọc là búp-phê, thật đúng nghĩa động từ bouffer trong ý nghĩa đớp hít)!
    Đã có những nhân viên PR của một số công ty huỵch toẹt: chừng đó đủ để "mua" phóng viên! Thậm chí có người vồ được một quyển sách còn đề quyết (theo sách) rằng muốn lăngxê thương hiệu, sản phẩm thì cứ gõ cửa báo này, báo kia, mà quên chỉ bảo cái đạo "gõ cửa" là làm sao. Không chỉ miệt thị báo chí mà còn miệt thị cả khách hàng như trong một buổi mạn đàm về chiêu thị, người ta thản nhiên "kháo" với nhau như một chân lý rằng "dân VN mê khuyến mãi"!
    Chưa bao giờ các hoạt động PR, và cả quảng cáo, ở VN lại rầm rộ và thái quá như thế khi xem tất cả như những con cừu của ông Panurge (một con nhảy xuống sông, cả bầy nhảy theo), hơn cả sự mong muốn của các ông chủ thuê mướn họ!
    Những người đứng lớp môn PR, trong giới hạn của mình, đã cố giải thích ý nghĩa và đạo đức của nghề PR là gì, rằng quan hệ với báo chí là gì, cũng đã nêu tấm gương của P.P.D.A. (tên tắt của một ngôi sao thời sự truyền hình Pháp) bị tì vết như thế nào vì đã nhận lời mời đi du lịch cùng gia đình như ông hoàng, bà chúa bởi một tập đoàn cá mập...
    Thế nhưng, trong mớ bòng bong đó ít nhất cũng nổi lên một điều: trên thương trường người ta ra sức tranh thủ, quan tâm chiêu dụ khách hàng của mình bằng các công cụ quảng cáo và PR. Vì sao vậy, nếu không phải để sống còn, phát triển và bành trướng?
    Thế một nhà nước có cần tranh thủ, quan tâm chiêu dụ người dân cũng hăng hái và đúng bài bản như các công ty trên thị trường? Có ý kiến: đã có công tác dân vận rồi. Đúng, nhưng được quan niệm, đào tạo, truyền đạt và thực hiện như thế nào? Bằng những cái nhìn và phương pháp của đầu (và của giữa) thế kỷ 20, mà thực tiễn đã chứng minh là thất sách, là thất bại, hay bằng những cái nhìn và phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn như là ngọn đèn pha soi đường chứ không là cái dàn đèn sân khấu?
    Thật ra giữa dân vận và nghề PR cũng chẳng khác gì nhau: từ nguyên dân của từ dân vận và public của từ public relations (quan hệ quần chúng) cũng chỉ là một: người dân, publicus. Vấn đề là quan niệm người dân là gì và từ đó cư xử với người dân như thế nào?
    Môn PR cùng các bộ môn đồng hành gọi là "vua" (le client est roi, khách hàng là vua). Là "vua" thì chiều "vua" vậy! Chưa là khách hàng thì chiều để trở thành khách hàng, đã là khách hàng cũng tiếp tục chiều để mãi mãi là khách hàng. Cho dù cuối cùng vẫn là để mê hoặc "vua" - "vua" chứ không phải "thượng đế", vì vua thì dụ được chứ thượng đế làm sao dụ!
    Nếu hiểu rằng "PR là một chức năng quản lý nhằm đề ra, triển khai và tiến hành các chính sách, chương trình nhằm tạo ảnh hưởng nơi dư luận hay phản ứng của công chúng về một ý (tư) tưởng, một sản phẩm hay một tổ chức" (Novel trends in public relations), thì sẽ thấy làm chính trị, làm dân vận, làm công chức, làm gì gì đi nữa cũng là làm PR trong từng công việc, từng tiếp xúc với người dân. Tiếp xúc như thế nào? Hãy học như học nghề PR. Đầu tiên hãy bắt đầu bằng đừng nghĩ, đừng nói kiểu "dân nó...".
    Một cựu đại sứ tại Anh, cùng dạy môn PR, tắc lưỡi: "Phải chi môn này được dạy cho công chức!". Dân chủ bắt đầu từ quan hệ với người dân, từ PR là như thế.

Chia sẻ trang này