1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC VỀ NGÀNH PR.

Chủ đề trong 'PR' bởi SATHUKHONGVOTINH, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kienjapan

    kienjapan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức sự kiện ?" 10 bí quyết thành công
    Trung bình hàng năm các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD vào hoạt động tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu và trưng bày sản phẩm... Tuy nhiên, hầu hết những người làm công tác tiếp thị đều không ý thức được một cách rõ ràng đâu là lợi ích mà khoản đầu tư đó mang lại.
    Trên thực tế, việc kết hợp giữa một kế hoạch chu đáo, sự đánh giá các khoản đầu tư với mục tiêu chiến lược chính là giá trị lớn nhất mà khoản đầu tư này mang lại cho doanh nghiệp. Trước hết, bạn cần phải xem xét những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động tổ chức sự kiện, được trình bày một cách cô đọng trong 10 nguyên tắc như sau :
    1. Tổ chức sự kiện là kết hợp giữa Bán hàng và Hoạt động tiếp thị.
    Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng (lead generation), quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với hoạt động bán hàng của công ty. Có thể nói, nó cũng na ná như việc bán hàng kèm theo một mẩu quảng cáo và một chiến dịch PR. Nếu hiểu hoạt động tổ chức sự kiện chỉ đơn giản là ?obán hàng? hoặc ?otiếp thị? thì chúng ta đã bỏ sót những yếu tố quan trọng khác của nó.
    2. Tổ chức sự kiện phải là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
    Hãy xem việc tổ chức sự kiện là một phần của chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, bởi vì nếu chỉ được xem như một hoạt động phụ bổ sung vào chiến lược tiếp thị của công ty và mỗi năm chỉ ?olàm cho có?, nó sẽ nhanh chóng trở thành một khoản chi thay vì là vốn đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược tiếp thị hỗn hợp mà công ty thực hiện hàng năm để điều chỉnh hoạt động tổ chức sự kiện này sao cho có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng bạn cũng đừng quên một điều: tổ chức sự kiện không phải lúc nào cũng là một lực đẩy cần thiết và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.
    3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
    Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có ?otầm cỡ? đến đâu, bất kể bạn ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì bạn muốn truyền tải đến họ.
    4. Đặt mục tiêu cụ thể.
    Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Lĩnh vực tổ chức sự kiện thường không được chú trọng và đầu tư đúng mức, vì thế khó mà ?ocân đo? được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết, vì chúng ta cần phải đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành.
    5. Tổ chức sự kiện không phải là một công cụ tiếp thị đa năng.
    Chẳng hạn, một cuộc triển lãm hàng hoá sẽ không mấy hiệu quả trong việc khuếch trương danh tiếng của công ty. Nếu mục tiêu của bạn chỉ gói gọn trong việc xây dựng một danh sách khách hàng để có thể liên lạc với họ thường xuyên, thì các cuộc triển lãm như thế là một cách làm vừa tốn kém, vừa phô trương. Có những lựa chọn khác thuyết phục hơn trong số những công cụ tiếp thị mà không phải nhờ sự trợ giúp của bộ phận tổ chức sự kiện. Do đó, không có gì đáng ngại nếu đối thủ cạnh tranh dành ra nhiều ngân sách hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tổ chức sự kiện so với công ty của bạn. Bạn chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn họ nhờ vào những sự kiện tập trung, có mục đích cụ thể với ngân sách vừa phải.
    6. Với một chương trình tiếp thị kéo dài nhiều tháng liền, sự kiện thương mại chỉ cần diễn ra trong một vài ngày.
    Tổ chức sự kiện chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Một số công ty nghĩ rằng họ cần kéo dài thời gian tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm thương mại. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta đang quản lý một chiến dịch tiếp thị toàn diện, trong đó sự kiện thương mại chỉ là một phần công việc phải được thực hiện mà thôi.
    7. Quảng bá sự kiện.
    Không thể chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị hiện đại, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút họ tham gia. Đối với những sự kiện thương mại có sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau, bạn càng cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá rộng rãi nhằm tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự.
    8. Thiết lập và theo sát các mối liên hệ.
    Nếu triển lãm thương mại đang diễn ra, bạn hãy dồn hết sự tập trung vào ?ochất lượng?, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng. Sau khi kết thúc một sự kiện thương mại như thế, bạn phải theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được để có thể tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty. Việc này là cả một quá trình đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn. Đừng tiếp tục, nếu công ty của bạn chưa chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó. Hãy làm việc này trước khi quyết định bỏ vốn để đầu tư vào việc tổ chức một sự kiện khác.
    9. Nhân lực là yếu tố quan trọng.
    Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.
    10. Sự kiện thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.
    Đừng quá chú trọng vào các tiểu tiết mà bỏ quên mục tiêu chính. Tổ chức thực hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp: nó phải vừa là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác.Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược.
  2. dancinginthemoonlight

    dancinginthemoonlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Tôi không tốt nghiệp về Kinh Tế nhưng rất yêu thích kinh doanh và PR,tuy nhiên tôi chưa chinh thức làm về PR, tôi rất mong các bạn giúp tôi về những yếu tố cần khi gặp nhà tuyển dụng.
  3. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, bạn cần có kiến thức cơ bản về PR để tránh trường hợp buổi phỏng vấn trở thành buổi trainning.
    Với vị trí PR, thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi hiểu biết của bạn về PR, hoặc làm bài test kiểu như: các phẩm chất của 1 PR, đưa ra 1 số thông tin nào đó rồi muốn bạn lên kế hoạch tổ chức 1 sự kiện, hoặc viết thông cáo báo chí, ... nói chung là liên quan đến các quy trình thực hiện 1 kế hoạch truyền thông.
    Tốt nhất là cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó liên quan như làm quảng cáo, báo chí, ...
    Sơ sơ là như vậy, cũng từ kinh nghiệm thôi, không biết còn đúng không.
  4. beconhanoi

    beconhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Những gì các bạn viết ở đây thật hay và bổ ích quá.. Giá mà mình biết chuyên mục này sớm hơn.. Mình thực sự muốn sống chết với nghề này...
    Nhưng thực sự là thời gian gần đây, thị trường lao động tuyển dụng về vị trí PR officer và PR manager thật sự là nhiều... Đó là cơ hội và thử thách, trong khi đó, dân mình thực sự lại không biết gì nhiều lắm về PR..
    Có ai biết để được làm thành viên của PR club ở đây thì đăng ký như thế nào không???
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Quan hệ công chúng - Biện pháp hữu hiệu trong phát triển thương hiệu

    TS. Nguyễn Quốc Thịnh
    Khoa TMQT, Trường ĐH Thương mại



    Có nhiều biện pháp nhằm phát triển thương hiệu, mỗi biện pháp có tác dụng nhất định, biện pháp quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relation PR) là biện pháp có hiệu quả để phát triển thương hiệu.
    PR được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. Ở nước ta, những năm gần đâ, đã có một số doanh nghiệp sử dụng PR như là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu. Có thể lấy các ví dụ như chương trình ?oĐèn đom đóm? của sữa Cô gái Hà Lan; Bia Tiger với tài trợ cho chương trình phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh; Biti?Ts với chương trình quà tặng, giảm giá hàng cho học sinh các trường tiểu học; Lego với chương trình quà lì xì năm mới cho học sinh tiểu học?
    - PR là một quá trình thông tin 2 chiều. Doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn phải lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đối tượng được tuyên truyền. Thông qua đó, chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
    - PR mang tính khách quan cao. PR thường dùng các phương tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện?), cho nên mọi thông điệp đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hoá, dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cản giác ?ohội chứng quảng cáo?, nhất là khi những người viết bài, những người tham luận là những nhà khoa học, các yếu nhân. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hoá mang thương hiệu được tuyên truyền.
    - Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong việc quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
    - Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn chương trình ?oP/S bảo vệ nụ cười? của kem đánh răng P/S đã khám, chữa răng miễn phí cho rất nhiều người các vùng khác nhau; Vì thế mà các thương hiệu này được người tiêu dùng yêu mến tin tưởng và lựa chọn.
    - PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng.
    Hoạt động PR cũng có những hạn chế nhất định:
    Thông tin không đến được với một số lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn do hoạt động PR chỉ tập trung được ở một nhóm đối tượng trong một khu vực định trước; Thông điệp đưa ra thường không gây ?oấn tượng mạnh? và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo; Trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát nội dung thông điệp do phải chuyển tải qua bên thứ 3 (nhà báo, chuyên gia, sự kiện?).
    Hoạt động PR luôn gắn liền với một nhóm đối tượng cụ thể và gắn liền với hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Xuất phát từ đó, để tiến hành hoạt động PR nhằm quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể cho hoạt động này. Chiến lược PR không thể tách rời khỏi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nó cần phải nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể và cần tập trung vào một chủ thể nhất định.
    Chủ đề được hướng tới có thể là một sản phẩm, một thương hiệu hàng hoá cụ thể (ví dụ như sản phẩm OMO, lifebuoy,?) một quốc gia/ thương hiệu quốc gia (Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới; Thailan?Ts Brand?). Cần lưu ý rằng, tập khách hàng của doanh nghiệp khác với tập khách hàng của sản phẩm; mục đích tuyên truyền cho doanh nghiệp khác với mục đích tuyên truyền cho hàng hoá; sự quan tâm của khách hàng đến doanh nghiệp khác với sự quan tâm của họ đối với hàng hoá. Vì thế chủ đề và nội dung tuyên truyền cần gắn với tính chất, đặc điểm và những lợi thế ưu việt của sản phẩm sẽ tuyên truyền; mục tiêu hoạt động của công ty; đối tượng khách hàng của doanh nghiệp và của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh; các đặc điểm về tâm lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật của nhóm đối tượng trong một địa bàn nhất định; các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty.
    Có thể hình dung các nội dung cơ bản của hoạt động PR trong phát triển thương hiệu như sau:
    - Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông.
    Đây là các hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng. Gồm các công việc là: Tổ chức họp báo để giới thiệu sản mới và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí, tổ chức các buổi thông tin, chỉ dẫn mang tính cập nhật cho các nhà báo về hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt khi giới thiệu những thương hiệu mới mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh; sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp, về tư vấn tiêu dùng hàng hoá? Tùy theo mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động giới thiệu sản phẩm mới như cách mà nhiều công ty trong lĩnh vực điện tử thường áp dụng hoặc giới thiệu về các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã làm cũng như chính sách chất lượng mà doanh nghiệp đang theo đuổi ? Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin và kích thích sự nhập cuộc của báo chí, có thể sử dụng chiến thuật ?orò rỉ? thông tin. Chiến thuật này không chỉ gây sự tò mò cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và ngay cả nhân viên của doanh nghiệp.
    - Tổ chức tốt các sự kiện.
    Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện có thể như khai trương, động thổ, khánh thành, các lễ kỷ niệm? Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về doanh nghiệp, hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo niềm tin và lòng tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, góp phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong doanh nghiệp. Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn lan các sự kiện thường làm cho doanh nghiệp phải chi phí quá nhiều, trong khi ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị xem nhẹ. Nên chọn lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và cần có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của của công chúng.

    - Đối phó với rủi ro và khắc phục các sự cố
    .
    Đối phó với các sự cố có thể là giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng, thậm chí có thể là cảnh báo về nguy cơ hàng giả và tuyên truyền chống hàng giả, bồi thường cho khách hàng? Chính điều này đã tạo được lòng tin của khách hàng đối với hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần hết sức tỉnh táo với các hoạt động này vì rất có thể thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị tẩy chay và doanh nghiệp sẽ phải trả giá vì sự dễ dãi trong xử lý các sự cố.
    - Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
    Các hoạt động tài trợ và từ thiện cần trước hết xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng, bên cạnh đó quảng bá thương hiệu. Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được tuyên truyền. Hoạt động tài trợ cộng đồng và từ thiện thường được sử dụng trong quá trình quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp, bởi trong trường hợp này hình ảnh về một doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn là hình ảnh về một hàng hoá cụ thể. Việc quảng bá thương hiệu trong hoạt động từ thiện dễ làm cho đối tượng được tài trợ và tuyên truyền có cách nhìn sai lệch về ý đồ cũng như thiện chí của doanh nghiệp.
    - Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
    Hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện về sử dụng và vận hành sản phẩm, chương trình sử dụng thử hàng hoá và lấy ý kiến người tiêu dùng, tổ chức các triển lãm, showroom? là nhóm các hoạt động có chi phí đôi khi không quá cao, nhưng hiệu quả thường là rất lớn. Đây là cơ hội tốt nhất để người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá của doanh nghiệp và được tư vấn đâỳ đủ, chính thức từ doanh nghiệp. Làm tốt các hoạt động này, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động này cần xác định thật rõ tập khách hàng cần hướng tới. Định vị không chính xác tập khách hàng sẽ luôn mang đến nguy cơ thất bại của các chương trình này.
    Nói tóm lại, phát triển thương hiệu là hàng loạt các tác nghiệp, các công việc và các biện pháp mà doanh nghiệp cần phải làm. Hoạt động PR chỉ là một trong số các tác nghiệp đó và là hoạt động mang tính tổng hợp cao, có quan hệ rất mật thiết với các hoạt động khác. Để đạt được hiệu quả cao trong phát triển thương hiệu và tiếp thị, doanh nghiệp cần phải tiến hành PR một cách thường xuyên, có kế hoạch và gắn hoạt động PR với các hoạt động khác.
  6. kienjapan

    kienjapan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0

    Tốt nghiệp Đại học sư phạm Anh văn tại Huế, năm 2002 tôi vào thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu sự nghiệp của mình với việc dạy tiếng Anh ở một trường trung học. Cơ hội khiến tôi đến với nghề PR (công việc đối ngoại) là khi một khách sạn 5 sao trong thành phố cần tuyển gấp vị trí nhân viên đối ngoại thay thế người sắp chuyển công tác.
    Tôi bắt đầu công việc PR của mình với rất nhiều khó khăn và thử thách: không có chút kinh nghiệm gì về PR, thậm chí chưa bao giờ làm ngành khách sạn. Rồi tôi bắt đầu quen dần qua việc học hỏi và sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp. Qua các sự kiện của khách sạn, tôi dần làm quen với các phóng viên của các báo, đài truyền hình. Qua việc tổ chức các sự kiện trong khách sạn, tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm về việc giữ mối quan hệ với giới truyền thông, lên kế hoạch cho công việc, chuẩn bị kế hoạch quảng cáo, thiết kế các chương trình nhằm thu hút khách hàng. Tôi nhớ lại kỷ niệm vào nghề của mình. Hồi tháng 1.2004, đến nộp đơn tại khách sạn lớn khác cho vị trí Guest Service Officer (nhân viên Lễ tân) và được gặp vị giám đốc nhân sự ở đó. Đó là một người rất dễ mến và may mắn cho tôi là chú ấy ở cùng quê. Lúc đó, nghe tôi trình bày về ước mơ được làm trong ngành khách sạn của mình, chú đã hỏi tôi về nghề PR và liệu tôi có muốn làm nghề này hay không. Vị trí mà tôi muốn dự tuyển tại khách sạn của chú không còn trống nhưng chú có biết một khách sạn khác đang cần tuyển nhân viên cho vị trí PR. Thật sự lúc đó tôi cũng không biết PR là như thế nào. Nhưng đam mê được làm trong ngành khách sạn đã thôi thúc tôi nộp đơn cho vị trí này ở khách sạn mà chú giới thiệu. Buổi phỏng vấn với vị tổng giám đốc và giám đốc tiếp thị - kinh doanh của khách sạn đó thật sự là một buổi trao đổi thú vị về nghề này. Tôi cũng trình bày với họ là tôi đến buổi phỏng vấn này với một tinh thần rất thoải mái và tôi biết mình sẽ không được trúng tuyển. Đối với tôi, đây là một cơ hội lớn để được chia sẻ niềm đam mê về nghề khách sạn với "ai đó" trong ngành. Sau buổi phỏng vấn, tôi gặp trưởng phòng nhân sự và hỏi thăm anh các tài liệu về ngành khách sạn mà tôi nên tìm hiểu để sau này có cơ hội kiếm việc làm trong ngành này (tôi đinh ninh mình sẽ không trúng tuyển). Tôi trở về nhà nhưng thật hạnh phúc khi 2 giờ sau đó tôi nhận được điện thoại thông báo rằng tôi trúng tuyển cho vị trí PR. Niềm đam mê nghề nghiệp của tôi đã thuyết phục vị tổng giám đốc và ông chấp nhận thử thách tuyển tôi vào làm và sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện cho tôi.
    Ngày bắt đầu công việc với tư cách PR của tôi là một ngày đầy khám phá. Tôi tham gia buổi họp với tổng giám đốc và bắt đầu làm quen với việc lên kế hoạch trong ngày, ghi chú các sự kiện sắp diễn ra trong khách sạn. Thậm chí, các "thuật ngữ" trong ngành khách sạn cũng là một khám phá thú vị đối với tôi. Rất may mắn là vào thời điểm nhận việc có rất nhiều sự kiện diễn ra trong khách sạn nên tôi có cơ hội học hỏi dựa trên công việc thực tế. Chị phụ trách đối ngoại giao việc liên hệ mời báo chí cho tôi và hướng dẫn tôi theo dõi số lượng khách mời cho buổi họp báo; chuẩn bị thông cáo báo chí; chuẩn bị tập tài liệu khách sạn cho các anh chị nhà báo. Ban đầu, tôi làm việc theo hướng dẫn mà cũng còn mơ hồ lắm. Rồi cuộc họp báo diễn ra, tôi quan sát và học hỏi chị phụ trách đối ngoại dẫn dắt chương trình với lòng khâm phục thật sự. Buổi họp trôi qua, tôi tranh thủ gặp các phóng viên ở các báo, làm quen và tự giới thiệu về mình.
    Tôi cũng rất may mắn trong nghề khi được một số anh chị phóng viên giúp đỡ trong công việc. Tôi nhớ mãi một kỷ niệm đẹp trong cuộc hành trình bắt đầu với nghề PR của mình. Anh phóng viên của một tờ báo lớn trong thành phố đã gặp và tư vấn cho tôi các kinh nghiệm khi tiếp xúc với các phóng viên và nên liên lạc với phóng viên nào, báo nào cho các tin tức liên quan đến ngành khách sạn, về du lịch. Có anh chị phóng viên của tờ báo mà tôi quen khi họ còn là người yêu của nhau, bây giờ đã thành đôi. Mặc dù chỉ gặp vài lần nhưng họ rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công việc. Rồi tôi tham gia vào các khóa đào tạo về PR do Đại học Kinh tế tổ chức, các lớp học về giao tiếp với giới truyền thông... Dần dà, tôi trở nên tự tin hơn và làm việc cũng tốt hơn. Tôi bắt đầu hiểu và xác định: nghề PR sẽ là sự nghiệp của mình.

    Một năm làm việc tại khách sạn này là một năm học hỏi của tôi. Tôi biết nắm bắt các thông tin hằng ngày qua các phương tiện truyền thông, tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo và quản lý thông tin.
    Rồi cơ hội lại đến với tôi một lần nữa khi một khách sạn lớn trong thành phố sắp khai trương và qua một người bạn tôi được biết họ đang tìm kiếm ứng cử viên cho vị trí trưởng bộ phận giao tế. Được người bạn khuyến khích, tôi mạnh dạn nộp đơn. Trước ngày phỏng vấn, tôi tìm hiểu thông tin về khách sạn và về tập đoàn này qua mạng internet. Đến ngày phỏng vấn, tôi được hỏi có biết thông tin về tập đoàn này hay không, kinh nghiệm làm việc như thế nào. Sau đó, tôi được giao một số thông tin về khách sạn và được yêu cầu viết một thông cáo báo chí về khách sạn này. Tôi hoàn thành bài kiểm tra thật dễ dàng vì đây là công việc hằng ngày của tôi.
    Rồi tôi được sắp xếp gặp giám đốc nhân sự, giám đốc tiếp thị và cuối cùng là vị tổng giám đốc. Thật sự lúc đó tôi không muốn rời khách sạn mà tôi đang làm vì mọi việc mới bắt đầu ổn định, tôi đã tạo được một nền tảng vững vàng, chỉ cần mạnh dạn bước tiếp trên con đường đó. Tôi cũng trình bày với vị tổng giám đốc khách sạn và ông khuyên tôi rằng cơ hội chỉ đến một lần trong đời, nếu tôi bỏ lỡ cơ hội này thì sẽ không còn cơ hội nào khác. Cuối cùng, tôi quyết định nắm bắt cơ hội và chuyển sang làm công việc đối ngoại cho khách sạn sắp khai trương này.
    Tôi được trưởng phòng quan hệ đối ngoại của tập đoàn hỗ trợ trong công việc và sau đó được gửi đến văn phòng chính của tập đoàn tại Hồng Kông để được huấn luyện thêm và làm quen với các kiến thức về tập đoàn, về thương hiệu.
    Rồi tôi có cơ hội tiếp xúc nhiều với giới báo chí nước ngoài, hiểu thêm về ngành du lịch trong nước và thế giới. Nắm bắt các nhu cầu về tiện nghi ăn ở, dịch vụ của các khách hàng. Tôi cũng nắm rất rõ về thương hiệu, về việc lên kế hoạch phân bổ các chi phí cho hoạt động quảng cáo như chi phí đặt trang, chi phí thiết kế?
    Chọn PR là nghề nghiệp của mình thì việc về nhà muộn và hy sinh thời gian cá nhân, gia đình để hoàn thành các công việc là điều hết sức bình thường. Là một PR, bạn phải luôn tươi tắn, vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng.
    Với sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp và công ty tại Việt Nam, PR sẽ là một công nghệ tiếp thị mang lại hiệu quả cao, thông tin đến với khách hàng rộng hơn với chi phí thấp. Nếu bạn thật sự yêu nghề, dám nghĩ dám làm, không ngừng sáng tạo, luôn nhạy bén với thị trường và có óc tổ chức, khả năng giao tiếp tốt thì PR thật sự là một lựa chọn dành cho bạn, môt khung trời với rất nhiều điều mới lạ để bạn khám phá.
    Chị Nguyễn Phạm Khánh Vân, Trưởng phòng đối ngoại (PR Manager) Khách sạn Equatorial, Q.5, TP.HCM:

    "Theo mình, để trở thành một PR, bạn cần phải có óc sáng tạo cũng như suy nghĩ "táo bạo", hơi khác người một chút và kèm theo khả năng giao tiếp tốt, nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên muốn là một PR chuyên nghiệp, bạn cũng nên trang bị cho mình kiến thức nền thật vững. Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có một môi trường đào tạo PR thật sự chuyên nghiệp nên bạn chỉ có thể tự học thông qua quá trình làm việc thực tế hay đăng ký học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về PR. Chẳng hạn khi mới vào nghề, có dịp theo học khóa PR của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với những giảng viên nước ngoài và giảng viên thỉnh giảng đến từ HSBC, 3A..., mình thấy những kiến thức bài bản này giúp ích khá nhiều cho công việc. Ngoài ra, từ những công việc trước đây như tiếp tân, quan hệ khách hàng... cũng giúp mình tích lũy một số kinh nghiệm. Với mình, bài học quan trọng trong nghề PR là bạn không chỉ giúp công ty đạt lợi ích như mong muốn mà còn phải đảm bảo được lợi ích cho cả đối tác và khách hàng (nguyên tắc 3 Win). Và bạn cũng nên biết cách tự làm mới mình để vượt lên áp lực công việc..."
    Chị Nguyễn Minh Phương, nhân viên bộ phận PR Công ty tiếp thị - truyền thông AVC, Q.1:

    "Trước đây mình tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, không liên quan mấy đến PR nhưng nhờ cơ hội thử việc 3 tháng tại AVC, vừa học vừa làm, lại được các anh chị đi trước tận tình hướng dẫn nên từ từ mình cũng nắm bắt được công việc và trở thành nhân viên chính thức. Thật ra nghề PR chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây và phần nhiều còn gắn với marketing, nguồn sách tham khảo cũng khiêm tốn, vì thế phần lớn những gì mình tích tũy được về nghề chủ yếu thông qua bạn bè, đồng nghiệp. Mình nghĩ kiến thức từ sách vở cũng quan trọng nhưng có lẽ kinh nghiệm thực tế quan trọng hơn. Dĩ nhiên bạn cũng nên tự trang bị cho mình một số kỹ năng như: giao tiếp với khách hàng, khả năng ngoại ngữ... và quan trọng hơn là khả năng chịu đựng áp lực cao của nghề như có lúc phải làm việc đến 20 giờ/ngày. Với nữ, ngoài ưu thế mềm dẻo, điềm tĩnh trong cư xử thì yếu tố ngoại hình cũng mang lại hiệu quả đáng kể cho công việc..."
    Anh Đoàn Văn Chinh, nhân viên bộ phận Events, Công ty quảng cáo Venus Communications, Q,1:

    "Gần hai năm làm ở bộ phận Events, mình thấy việc tạo ra một phong cách riêng, "lạ" nhưng "không lập dị" là khá quan trọng, kế đến là tinh thần làm việc đồng đội (team work) bởi vì nhiều người góp sức sẽ dễ cho ra đời nhiều ý tưởng mới. Bên cạnh đó, tuy xuất thân là dân báo chí với "ưu thế" về kỹ năng thuyết trình, đặt vấn đề... nhưng mình vẫn phải tiếp tục học hỏi thêm chuyên môn từ đồng nghiệp, đặc biệt là những người vốn được đào tạo bài bản về PR ở nước ngoài. Mặt khác, chính áp lực thường xuyên của công việc khiến bản thân mình luôn tìm tòi, sáng tạo. Mỗi khi ý tưởng mới được khách hàng chọn lựa thì niềm vui tăng lên gấp bội, giúp mình "lấy lại sức" để theo đuổi nghề "tốn chất xám" này..."

    PR của Công ty T&A cùng các nhà báo trong chuyến công tác tại Singapore. ảnh: N.T
    [​IMG]
    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2006/3/15/142115.tno
    Được kienjapan sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 17/03/2006
  7. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Ngành PR bắt đầu được đào tạo chính quy bậc ĐH ở VN
    Những năm gần đây, ngành PR đang dần lên ngôi ở VN. Chuyển tải thông điệp của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện cộng đồng... để tạo nên một hình ảnh công ty thật đẹp, gần gũi trong mắt công chúng là mục tiêu hàng đầu của những người làm PR.
    Tuy nhiên, trước đây, ở VN, ngành này chưa được đào tạo bài bản tại các trường ĐH. Nguồn tuyển dụng của các công ty vẫn là những SV báo chí.
    Nhưng từ năm 2006 này, lần đầu tiên tại Việt Nam, ngành Quan hệ công chúng (còn được gọi là PR - Public Relations), sẽ được đào tạo như một ngành độc lập ở bậc đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
    Chương trình chuyên ngành này sẽ có những môn học như: Chiến lược Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Thông tin nội bộ và cộng đồng, So sánh truyền thông, Tạo dựng và quảng bá hình ảnh.
    Ngành Quan hệ công chúng dành riêng cho những ai muốn trở thành người phát ngôn, cán bộ tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh trong các bộ, ngành, các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí và truyền thông.
    Thông tin cụ thể về tuyển sinh ngành Quan hệ công chúng: 40 chỉ tiêu, tuyển sinh trên toàn quốc. Đối tượng dự thi là thí sinh đã tốt nghiệp THPT, khối thi: D1 (Toán, Văn và Tiếng Anh), ngày thi: 9-10/7/2006.
    Hồ sơ có thể nộp qua cơ sở đào tạo, hoặc gửi về Phòng Đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, địa chỉ 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
    (VietnamNet)
  8. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Trào lưu PR?
    Thật là oách khi tay rút điện thoại, nói tiếng Anh như gió và xưng danh:?Tôi là một PR?. Không chỉ dành cho SV ngành báo chí, dù học kinh tế hay văn hoá, tài chính hay du lịch? miễn là yêu thích thử thách và muốn khám phá sức sáng tạo của chính mình, bạn có thể là một PR.
    Một nghề được giới trẻ, đặc biệt là SV, quan tâm tìm hiểu trong thời gian gần đây, đó là PR (Public Realation - Quan hệ công chúng). PR được nhiều người theo đuổi, giờ đây nó thực sự đã trở thành một trào lưu. Những người của trào lưu này đang phải tự mò mẫm khi mà PR ở Việt Nam vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về nó. Nhưng trên hết, PR vẫn được lựa chọn là nghề thể hiện cao nhất sức sáng tạo vô biên của giới trẻ.
    Tôi đến với PR vì...
    Phượng (SV Học viện Ngân hàng): ?Bạn bè nói chuyện nhiều về PR, nhưng mỗi người nói một kiểu. Tôi muốn tự mình biết về nghề này?.
    ?oTôi thích thử thách, chính vì thế tôi chọn PR và tìm cách để tiếp cận nghề này?, Ngà (SV K22 báo mạng, Học viện Báo chí tuyên truyền).
    Không chỉ tìm hiểu nghiên cứu, rất nhiều SV đã tham gia làm PR cho các công ty, tổ chức khá chuyên nghiệp.
    Quỳnh Hương, SV Báo chí năm thứ tư, hiện đang làm PR cho công ty AIT Hà Nội đã đầu tư rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về PR từ năm thứ 2, đặc biệt là về công việc của các nhân viên truyền thông trong doanh nghiệp và vấn đề tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông. "Qua đó, mình nhận thấy rằng, đây là công việc không chỉ đem lại hào quang. Đặc thù của công việc không mang tính chất cố định về thời gian, bất kể khi nào bạn cũng làm việc, khi ở quán cà phê hay ở bất cứ đâu".
    Theo Quý (sinh viên báo chí làm PR tại VDC): ?PR đang được coi trọng hơn trước rất nhiều. Giờ đây, bất cứ công ty nào muốn tồn tại lâu bền đều phải nghĩ đến việc làm PR cho mình".
    Hiện nay, một số công ty PR thành danh nhờ nỗ lực và phương pháp làm việc chuyên nghiệp như: TNA, Galaxy, Power PR?
    [​IMG]
    Con người của những buổi họp báo (ảnh: Đoan Trúc)
    PR cần...

    Con người của những buổi họp báo (ảnh: Đoan Trúc)
    Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ PR chỉ gói gọn là quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, giải quyết khủng hoảng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đánh đồng công việc của PR với các sự vụ lặt vặt như in ấn, viết thông cáo báo chí... Hay PR chỉ là quảng cáo hay chỉ là giao tế nhân sự.
    Các công ty PR hoạt động không phải lúc nào cũng ở tư thế ?o giương cung bắn?, tức là không phải lúc nào khủng hoảng cũng xảy ra cho PR "trổ tài".
    Hoạt động thường ngày của các công ty PR ở Việt Nam thường là tư vấn cho các công ty và thiết lập duy trì tốt mối quan hệ với giới truyền thông. Có thể từ những việc như giúp một cửa hàng vàng bạc đá quý thu hút khách hơn bằng cách thiết kế lại hình thức gian hàng?
    Là nghề phù hợp với giới trẻ, độ tuổi lý tưởng nhất của nghề này nằm trong khoảng 27-35. Mức lương của nhân viên PR khá hấp dẫn. Khảo sát qua thu nhập của nhiều nhân viên PR cho thấy, mức của người thấp nhất cũng là 200 USD. Có những người mỗi tháng lãnh trọn trên 1.000 USD.
    Tuy nhiên, muốn trở thành PR, đòi hỏi phải có óc sáng tạo, kiến thức xã hội và phải chịu nhiều áp lực trong công việc, nói như Tuyết Vân (PR của 1 trường ĐH quốc tế): "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó".
    Muốn làm được PR, phải cần khiếu nói. Tuyết Vân lý giải: "Nếu không ăn nói lưu loát, không có duyên nói thì khó mà làm được". Ăn nói lưu loát cũng đồng nghĩa với bạo dạn. Không có chỗ cho một nhân viên PR nhút nhát, ngại giao tiếp hay mất bình tĩnh trước đám đông.
    Đặng Đức Hiệp (chuyên viên Truyền thông- công ty VComs): ?Khả năng diễn đạt và truyền tin, thu nhận thông tin. Ngoài ra, tất nhiên bạn cần có kỹ năng máy tính văn phòng?.
    SV ngành báo chí có nhiều cơ hội tiếp cận với PR và họ có thuận lợi cơ bản là được đào tạo về kỹ năng báo chí. Đó là điều rất quan trọng trong công việc của PR. Tuy vậy, điều mà các công ty mong đợi đó là những người có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm khi cần thiết.
    Quan trọng hơn cả, để trở thành một PR chuyên nghiệp, phải có kiến thức xã hội sâu rộng. PR ngày nay không đơn thuần chỉ là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện. PR đã trở thành một công nghệ nên đòi hỏi người làm phải có trình độ chuyên môn cao. PR là người tư vấn chiến lược, đưa ra những phương thức hoạt động cho đối tác. Tính chiến lược là yếu tố xuyên suốt mà các công ty PR phải đảm bảo. Vì thế nhân viên PR không thể không biết sáng tạo.
    Trần Bình Trọng (Giám đốc Công ty Power PR ): ?Có nhiều cách để tiến hành một hoạt động PR nhưng bản chất của PR là nói lên sự thật, nếu đi chệch ra khỏi nguyên lý này bạn sẽ bị loại. Những bạn trẻ khi tiếp xúc với PR tỏ ra rất nhiệt tình và thích thú. Nhưng khi thực sự bước vào công việc, dễ mắc phải sai lầm nên thấy thất vọng rất nhanh".
    Học PR ở...
    Các nhân viên PR đa số họ đều tốt nghiệp ở một vài ngành, trường như Đông Phương học, Marketting, Ngoại ngữ hay các trường Nhân văn, Kinh Tế, Ngoại Thương...
    Tại các cơ sở đào tạo ĐH, Quan hệ công chúng mới chỉ được đào tạo như một học phần thuộc các ngành như Quản trị, Kinh tế và Marketing hay Báo chí. Năm học này, Học viện Báo chí tuyên truyền bắt đầu tuyển sinh ngành Quan hệ công chúng từ năm học 2006, đào tạo như một ngành độc lập ở bậc ĐH.
    Trước đó, các cơ sở, tổ chức giáo dục "không phải ông nhà nước" đã nhanh chân hơn với việc mở các khóa ngắn hạn, đào tạo trực tiếp các kỹ năng của PR. Ở Hà Nội, một số trung tâm giáo dục như ở Hà Nội như THAME hay Victoria có cấp chứng chỉ đào tạo PR.
    Tại TP.HCM, Viện Nghiên cứu châu Á bắt đầu dạy khóa học PR theo trình độ quốc tế chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên từ các Viện nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực giao tế, lễ tân... Một số nội dung giảng dạy như: Quan hệ với báo chí, chính quyền, tổ chức họp báo, quảng cáo, phát biểu trước công chúng...
    Khoa Thương mại du lịch của trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng có mở các khoá ngắn hạn. Học viên được học qua các kiến thức căn bản về tổ chức sự kiện, viết thông cáo báo chí, quan hệ...
    ĐH Quốc tế RMIT cũng thường xuyên đào tạo PR theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Thường lớp học được tổ chức trong vòng 3 ngày hoặc 1 tuần tuỳ theo yêu cầu của đơn vị.
    Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc công ty PR T&A trong buổi nói chuyện với Khoa Báo (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội): ?Chúng tôi cần những thành viên hết lòng với công việc. Đây là một nghề cần sự đam mê thực sự. Muốn làm được nghề này, bạn cần chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh tốt và thao tác báo chí căn bản. Nếu bạn là SV và muốn trở thành một PR chuyên nghiệp, hãy tiếp cận với PR một cách có phương pháp qua các nguồn: Internet, sách báo, theo dõi những hoạt động PR ở VN và thế giới".
    Thanh Trà - Đoan Trúc
    Nguồn vietnamnet.vn
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/03/552249/
  9. reallife1783

    reallife1783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Giới marketing gần đây mỗi khi gặp nhau đều bàn tán và phân tích chuyên môn về sự kiện khá ồn ào trên mặt báo ?osự kiện Knorr đảm đang?.
    Người cho đây là sự cố lớn, kẻ cho là cơ hội quảng bá Knorr miễn phí! Cũng có quan điểm cho rằng đây là nạn nhân của cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty cùng ngành. Nhớ lại một chút, cũng rất gần đây là sự cố nước tương Chin su, rồi xa hơn nữa là sự kiện ngân hàng ACB, Các nhãn hàng sữa?Cuộc chiến không dừng giữa các nhãn hàng dường như đều có bóng dáng của các công ty PR phía sau. Nhân các sự kiện này, Masso PR đã nghiên cứu về thực tế PR ở nuớc ngoài, và chia sẻ vài điều đáng suy nghĩ cho ngành PR Việt Nam .
    PR không thể nói sai sự thật!
    Trong một bài báo gần đây ở tạp chí chuyên gia hoạch định chiến lược trong quan hệ công chúng, Joanne DeLavan Reichardt, khảo sát cho thấy rằng hàng ngày người Mỹ bị bao vây bởi những điều không thật. Bà nhấn mạnh rằng, những mẫu quảng cáo thái quá, tin đồn ở văn phòng và các chiến lược truyền thông tiếp thị liên tục được tung ra, mọi người phải lựa chọn hướng đi qua những trò lừa dối không kể hết như vậy một cách thường xuyên.
    Ở thời đại thông tin ngày nay, con người vốn dĩ đã phát triển khả năng nhận ra sự thật một cách tuyệt vời, mặc cho chúng được truyền đạt qua những kênh nào. Dù chúng ta luôn bị tràn ngập bởi sự cường điệu, song hầu hết chúng ta đều có một thiết bị rađa đáng tin cậy để nhận thức rõ những tin chính xác và loại bỏ những tin tạp nhạp.
    Thế nhưng thỉnh thoảng màn hình rađa bỗng bị ?onhiễu?, làm xám xịt nền tảng lòng tin và làm ta không thể nhận ra sự thật từ một mớ thông tin hỗn hợp bao vây ta. ?oSự thật là gì đây?? Laura Ries, đồng tác giả của cuốn The Fall of Advertising & the Rise of PR (HarperBusiness, 2002) đặt vấn đề ?oTại sao mọi người có vẻ như chỉ quan tâm đến sự thật là gì? Mà không nghĩ đến những nghi ngờ hợp lý? ?
    Tiếp thị mang tính khoa học là dựa trên quan điểm rằng sự thật rồi sẽ được biết đến, dù truyền thông có thể vừa đúng vừa không đúng. Nói ra sự thật đã trở thành điểm khởi đầu cho những chiến dịch thương hiệu thành công bởi vì nếu sản phẩm không bám sát những yêu cầu của tiếp thị, thì sản phẩm đó cuối cùng cũng chỉ là đồ bỏ đi.
    Giáo sư Donn J. Tilson của trường Miami School đã từng nói : ?oNhững chiến dịch nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm bằng cách dùng các thông cáo báo chí và những công cụ quan hệ công chúng khác để ?obán? những thứ sai sự thật sẽ luôn luôn bị thất bại một khi người tiêu dùng đã nhận ra sản phẩm hay dịch vụ đó không đúng như những gì đã quảng cáo.?
    Một số chuyên gia tiếp thị tranh luận rằng PR không nên liên quan trực tiếp đến thành công hay thất bại của chiến dịch tiếp thị và bán hàng. Dĩ nhiên là rất khó để định giá cho những hoạt động không theo một chuẩn mực nào nếu PR không gắn liền với hiệu quả đầu tư. Trong bất cứ trường hợp nào, không có một công thức kì diệu nào có thể tiên đoán được việc bao quát truyền thông tích cực, tiêu cực thế nào có thể chuyển thành tăng/giảm giá bán hàng hay giá chứng khoán
    Tuy nhiên cũng có quan điểm khác như, Sandeep Dayall-GĐ marketing của tập đoàn Zyman, không hòan tòan thống nhất với quan điểm đó "Mọi thứ trong hoạt động marketing hay PR đều phải liên quan mật thiết tới việc anh sẽ bán được nhiều hơn, chứ không phải chỉ để gây chú ý?o. Dù quan điểm nào, thì cũng phải thừa nhận rằng, chắc chắn PR tốt sẽ tác động đến kết quả kinh doanh dù gián tiếp hay trực tiếp, định tính hay định lượng?và mỗi doanh nghiệp chắc chắn sẽ tự cảm nhận được, cụ thể thế nào sẽ tự tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá của từng doanh nghiệp.
    Sự thật: vai trò của PR hay báo chí ?
    Chẳng có gì ngạc nhiên khi mối quan hệ giữa họat động PR và các phương tiện thông tin, đặc biệt là báo chí đã ngày càng tiến triển. Bởi vì cả hai đều hướng tới đọc giả, báo chí chính là phương tiện hữu ích để PR và họat động quảng cáo phát triển. Báo chí cũng được coi là nhận được nhiều sự tín nhiệm của đọc giả hơn các phương tiện truyền thông.
    Các biên tập viên và phóng viên được đào tạo để nhận biết tính trung thực hay sự giả tạo trong từng thông tin và luôn mong muốn giữ chúng khỏi bị cuốn vào các thông tin chỉ mang tính quảng cáo. Theo GS báo chí Douglas P. Starr từ ĐH Texas thì ?obất cứ một chuyên gia PR nào cũng có thể dẫn dắt phóng viên tới việc đưa ra các bài viết kém xác thực hơn chính bản thân nó và phóng viên có thể từ chối hoặc đồng ý? và không ít công ty PR bị khách hàng đánh giá về tính hiệu quả dựa trên tiêu chí này!
    Với trào lưu phát triển của Internet, việc các phương tiện truyền thông trực tuyến suốt 24 h trong ngày sẽ dẫn tới sự cẩu thả, thiếu nghiêm túc trong hoạt động xuất bản của các phương tiện thông tin in ấn. Khả năng chuyển tải thông tin trực tuyến sẽ có thể dẫn tới những bài báo tồi, bao gồm thiếu nguồn thông tin đa chiều, mất khả năng kiểm tra sự thật. Theo 1 cuộc thăm dò vào tháng 10 năm 2003, vài tháng sau vụ scandal của tờ NY Times vỡ lỡ, chỉ còn 54% số người Mỹ được hỏi còn niềm tin vào các phương tiện thông tin đại chúng! Ông Wallace, thành viên Hiệp hội Quan hệ cộng đồng Mỹ đã chỉ ra rằng: "Để có một tin được đăng tải trên tờ Times hay các thời báo, tạp chí có chất lượng khác, người ta phải có các mối "quan hệ riêng tư" hoặc những "kỹ năng marketing" xuất sắc" .
    Các kinh nghiệm PR trên thế giới cho thấy PR không được phép tách rời sự thật. Việc sử dụng PR cố tình hay vô ý ?obóp méo sự thật? trước sau gì cũng bị người tiêu dùng phát hiện. Trong những trường hợp này PR không đem lại hiệu quả tích cực nào mà chỉ làm giảm lòng tin và uy tín của thương hiệu. Cô Hồng Yến, phụ trách quan hệ báo chí của Masso PR, cho biết ?oTrong nghiệp vụ PR, chúng tôi có nhiều cách chuyển tải thông điệp khác nhau, có thể dùng ngôn từ hay câu chữ thích hợp để làm tăng tính tích cực của vấn đề, tuy nhiên chúng tôi không bao giờ nói sai sự thật dù khách hàng có yêu cầu thế nào đi nữa?.

    Theo Masso PR

  10. chipheo3in1

    chipheo3in1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này