1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC VỀ NGÀNH PR.

Chủ đề trong 'PR' bởi SATHUKHONGVOTINH, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. freeheart

    freeheart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    963
    Đã được thích:
    0
    Mấy bài hay quá. Mạng chỗ em đang lỗi ko em vote mỗi bác 5* rùi
  2. linhchi_ftu

    linhchi_ftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng PR trong xây dựng thương hiệu
    Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR là một trong những công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp (DN) hoàn thành sứ mệnh này.
    PR, bí quyết chưa được hiểu và khai thác đúng
    Quan hệ cộng đồng (Public Relations, hay viết tắt là PR), đóng vai trò chiến lược trong xây dựng thương hiệu, đang là xu hướng trên thế giới. Điều này không phải do tác động của các chuyên gia hay hiệp hội PR mà đến từ những thành công của các thương hiệu lớn trong thực tế như Starbucks, Microsoft, Body Shop... Sự thành công của nhiều thương hiệu mạnh không dựa vào mô hình quảng cáo đại trà truyền thống, đã khiến các chuyên gia thương hiệu lúng túng và tự hỏi đâu là bí quyết truyền thông của các thương hiệu này? Các phân tích và nghiên cứu sau đó đã thừa nhận tác nhân chính là PR.

    Trong cuốn sách Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, tác giả Al Ries, một chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới, đã viết: "Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng trên trận địa PR thì thất bại đã có thể nhìn thấy". ở đây không đề cập đến công cụ nào tốt hơn: PR, quảng cáo hay các kênh quảng bá khác... mà chỉ muốn nhắc lại tầm quan trọng chiến lược của PR trong xu hướng xây dựng thương hiệu mà thế giới đã nhìn nhận, nhưng chưa được các DN ở VN quan tâm đúng mức.
    Tại một buổi hội thảo về đề tài PR được tổ chức vào đầu năm nay, không ít nhà DN đã nêu lên trăn trở: "Sản phẩm của công ty tôi rất bình thường, vậy làm sao để các kênh truyền thông quan tâm mà khai thác PR?". Quả là một câu hỏi hóc búa không chỉ dành cho các chuyên gia PR mà còn cho cả các DN. Nếu sản phẩm của bạn là tiên phong trong ngành, thì không có gì để bàn cãi. Bởi yếu tố tiên phong khá đủ để thu hút báo chí và các kênh truyền thông. Nếu sản phẩm của bạn không phải là tiên phong nhưng có nét khác biệt thì bài toán cũng dễ tìm lời giải. Nhưng nếu sản phẩm của bạn không tiên phong, có nghĩa là đi sau... mà cũng chẳng có nét khác biệt đáng kể thì điều này không chỉ là thách thức cho PR, xây dựng thương hiệu mà còn cho chính DN!
    Trong những trường hợp này, DN vẫn có thể khai thác PR và nếu được khai thác đúng, công cụ này sẽ giúp DN tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu bằng chính chiến lược truyền thông. Rất nhiều cách tác nghiệp PR- chẳng hạn tổ chức một sự kiện đặc biệt, tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng - nếu được sáng tạo độc đáo, vẫn tạo được sức hút đối với giới truyền thông.

    Starkist, một nhãn hiệu cá ngừ đóng hộp ở Anh, là một điển cứu kinh điển. Để tạo sự khác biệt với các đối thủ, Starkist đã khởi động chiến dịch Chia sẻ tình yêu ẩm thực Anh Quốc, với kế hoạch truyền thông tổng hợp lấy PR làm trọng tâm, bao gồm tài trợ cuộc thi Marathon quốc gia hoành tráng, kèm theo những hoạt động quảng bá thương mại nhưng mang tính cộng đồng cao. Kết quả, chiến dịch này đã giúp Starkist có được cảm tình từ người tiêu dùng nhiều hơn tất cả các nhãn hiệu cùng ngành. Chính PR đã tạo nên sự khác biệt này trong hàng loạt các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tương tự.

    Đóng vai trò xây dựng sự hiểu biết và niềm tin, PR không chỉ giúp DN tương tác với khách hàng mà còn với nhiều đối tượng bên ngoài khác như chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty. Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR là một trong những công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp DN hoàn thành sứ mệnh này.

    PR ở VN đang được sử dụng thế nào?
    Quan sát trên thị trường có thể nhận thấy rất ít DN VN sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà! Một số DN khác thì có sử dụng PR, nhưng chưa hiểu đủ và nhận thức đúng về nó. Không ít DN cho rằng làm PR đơn giản chỉ là tìm cách xuất hiện trên truyền hình, đăng hình hoặc nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không chú ý đến thông điệp và cách thức xuất hiện như thế nào? Một số công ty khác lại đồng hóa PR với tổ chức sự kiện hay tham gia tài trợ một chương trình nào đó, và chưa quan tâm đến yếu tố truyền thông.
    Gần đây, sự cải tiến các trang quảng cáo của nhiều tờ báo đã tạo đất cho hoạt động PR mà nhiều công ty đang khai thác. Thật ra đây là cách dễ làm nhất của dân PR, vì bản chất là mua trang quảng cáo nhưng viết bài theo kiểu PR, dân trong nghề gọi là Advertorial (tự giới thiệu). So với cách tác nghiệp PR truyền thống như đưa tin, bài viết, phỏng vấn... hình thức Advertorial nói chung có độ tin cậy kém hơn. Ưu điểm ở đây là các DN có thể chuyển tải thông tin, hình ảnh một cách đầy đủ nhất đến bạn đọc, vì không sợ ban biên tập của tờ báo chỉnh sửa, cắt xén nội dung...! Mặt khác, so với các hình thức quảng cáo thông thường, cách này dường như được tin cậy hơn vì có vẻ "giông giống" như một bài viết!
    Tuy nhiên, nếu hình thức này bị lạm dụng sẽ dễ tạo nên nhận thức nhập nhằng PR là quảng cáo. Một khi DN tiến hành một chiến dịch PR thật sự cho thương hiệu thì tính tin cậy có thể bị nhận thức kém hơn do hậu quả đã tạo nên trước đó. Nét khác biệt kinh điển giúp PR tạo nên sự tin tưởng hơn quảng cáo ở chỗ "PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo là mình nói về mình". Do đó, các hình thức Advertorial nếu biết khai thác đúng yếu tố cốt lõi trên sẽ trở thành PR, ngược lại sẽ không khác gì một trang quảng cáo. Hơn nữa, nếu đã gọi là "bên thứ ba nói về mình" thì không thể nhiều báo khác nhau (bên thứ ba) đăng cùng một bài viết, cùng nội dung, hình ảnh và thậm chí là hình thức.
    Những phân tích trên nhằm phản ánh hiện trạng một số DN hiểu chưa đầy đủ và nhận thức đúng về vai trò của PR tại VN. Điều này có thể nhận thấy qua bảng phân bổ ngân sách truyền thông hàng năm. Ngân sách cho PR hoặc không có, hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các hoạt động quảng cáo khác.
    Tuy thế cũng có vài DN VN thực hiện tốt công tác PR. Các chiến dịch quảng bá bằng PR cho phim Những cô gái chân dài của hãng phim Thiên Ngân, Chương trình ánh sáng học đường của Công ty Điện Quang... qua hàng loạt các bài báo, kênh truyền thông đưa tin đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của các thương hiệu này.

    Sử dụng PR thế nào cho đúng?
    Người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu cao nhất trong DN chính là giám đốc, chủ DN. Ban giám đốc phải nhận thức đúng vai trò chiến lược của PR và như thế mới phân bổ nguồn lực và đầu tư thích đáng cho PR trong tổ hợp các công cụ truyền thông thương hiệu. Một chiến lược PR cần được xây dựng ngay từ đầu trong tổng thể chiến lược thương hiệu.
    DN VN mới bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu và còn khá lạ lẫm đối với PR, trong khi công tác PR đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và bắt buộc phải hiểu thấu đáo về công cụ chiến lược này. Nếu DN không tự tin với nguồn lực nội bộ thì nên cộng tác với các chuyên gia bên ngoài. Với sứ mệnh là "xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin", PR cần được hoạch định và chuyển tải một cách chuyên nghiệp nhưng hết sức tự nhiên.

    (theo Thời báo kinh tế Sài gòn)
    --------------------------------------------------------------------------------
  3. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    10 ý tưởng PR sáng tạo
    Tác giả:Minh An
    Trên con đường hướng tới thành công, mọi công ty đều cần những chiếc xe ?ogiao tiếp cộng đồng? (Public relations ?" PR) hiệu quả nhất và có tốc độ nhanh nhất. Nhiều công ty rất muốn chạm đến những thành công đó, nhưng họ không biết cỗ xe PR nào hiệu quả đối với mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 ý tưởng sáng tạo dưới đây để có được một kết quả PR như mong muốn, giúp bạn quảng bá danh tiếng của công ty mình, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
    1. Tạo ra các sự kiện, ngày kỷ niệm
    Vào năm 1991, khi đang giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Jacqueline Whitmore, thành viên sáng lập kiêm giám đốc Trường lễ tân và ngoại giao Palm Beach tại Florida, thường xuyên được các học viên hỏi về phép xã giao liên quan đến điện thoại di động. ?oTôi đã nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề này?, Whimore kể lại, ?onên tôi quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt nào đó giúp họ tìm hiểu kỹ hơn?. Bà đã đăng ký một ngày lễ mới vào Lịch trình tổ chức các sự kiện Chase (một lịch trình được giới doanh nghiệp và truyền thông Mỹ sử dụng, bao gồm cả những ngày lễ truyền thống và những ngày lễ mới được đặt ra). Vào tháng 7 năm 2002, Tháng xã giao điện thoại di động quốc gia (National Cell Phone Courtesy Month) đã chính thức được tổ chức, và Jacqueline có được danh tiếng trong công chúng quốc gia cũng như địa phương, đồng thời bà còn có được nhiều khách hàng mới. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm như Jacqueline: đăng ký một ngày lễ mới tại địa chỉ www.chases.com.
    2. Viết sách
    Các khách hàng tiềm năng luôn ngưỡng mộ tác giả của những cuốn sách, thậm chí cả khi cuốn sách của họ có lượng bản in không lớn lắm. Trên thực tế, khi viết một cuốn sách, bạn đã thể hiện cho khách hàng thấy bạn là người có kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy. Thêm vào đó, bạn có thể bán cuốn sách của mình hay sử dụng nó như sản phẩm đính kèm - điều có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của bạn. Chưa kể tác giả cuốn sách thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.
    3. Giành một giải thưởng kinh doanh
    Nếu bạn nghĩ rằng việc giành được một giải thưởng kinh doanh là vô cùng khó khăn, thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ khả năng để tham gia cuộc chạy đua. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi người chiến thắng và viết nên những câu chuyện về họ. Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường.
    4. Tham gia vào các chương trình truyền hình phổ biến
    Gần đây, Wes Moss, nhà tư vấn tài chính và cũng là người từng tham gia Chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh có tên The Apprentice (Người học việc), đã viết cuốn sách Starting from Scratch (Bắt đầu từ vạch xuất phát) khá ăn khách. Quả thật, nếu Wes không là ?ongười thật việc thật? có mặt trong chương trình truyền hình The Apprentice, thì có lẽ cuốn sách của ông không được nhiều người biết đến như vậy. Giờ đây, với một cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông trở nên nổi như cồn.
    5. Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn miễn phí
    Jacqueline Bonfiglio-Naja, nhà thẩm mỹ học và là chủ tịch công ty Jacqueline chuyên về các giải pháp chăm sóc da tại North Dartmouth, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí với chuyên đề chăm sóc da tại nhiều địa phương khác nhau từ nhiều năm nay. ?oQua các buổi hội thảo, mọi người biết đến tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi có thêm các khách hàng mới và cộng đồng cũng đánh giá tôi cao hơn?, Jacqueline cho biết.
    6. Thiết lập hệ thống thư tin tức điện tử (electronic newsletter)
    Jeffrey Gitomer North Carolina, một chuyên gia bán hàng, luôn có trên 100 ngàn người trong danh sách khách hàng nhận bản tin gửi qua thư điện tử hàng tuần của ông. Đây là một công cụ PR vô cùng hiệu quả, đảm bảo tên tuổi của ông luôn hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, ông còn có thể quảng bá dịch vụ của mình trong các thư này và kết quả là chúng đã trực tiếp đem về cho ông hơn nửa triệu USD doanh thu mỗi năm.
    7. Tận dụng khách hàng của các công ty khác
    Hợp tác trong hoạt động kinh doanh và liên kết các khu vực bán hàng với các công ty khác luôn là một giải pháp khôn khéo. Mỗi công ty đều có thể có được nhiều ích lợi từ khách hàng của những công ty khác, vì khách hàng của công ty mà bạn liên kết có thể biết về công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt We Take the Cake tại Ft. Lauderdale, Florida, đã mở một quầy hàng nhỏ trong khu vực trưng bày của công ty bán hoa Field of Flowers địa phương, nơi khách hàng mua hoa sẽ được tiếp thị bánh ngọt và ngược lại. Việc sản phẩm của bạn hiện diện hữu hình sẽ gia tăng đáng kể cơ hội có được ngày một nhiều khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.
    8. Tham gia vào các tổ chức thương mại địa phương
    Vài năm trước đây, Barb Friedman, một nhà tổ chức chuyên nghiệp, chủ tịch hãng Organize IT, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia. Vào thời điểm đó, trên chương trình The Dr. Phil Show đang bàn về câu chuyện ?onhà nội trợ tồi nhất nước Mỹ? với nhân vật chính là một phụ nữ có lối sống rất thiếu tổ chức. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia, Barb có đủ lý lẽ và điều kiện để liên hệ tham gia vào chương trình này. Từ đó kết quả kinh doanh cùng danh tiếng của bà đã gia tăng đáng kể.
    9. Tạo ra một tranh luận rắc rối
    Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi Land of Odds, một công ty chế tác ngọc trai tại Nashville, Tennessee, tổ chức Cuộc tranh luận hàng năm về chuỗi hạt ngọc xấu nhất. Cuộc bàn cãi vô tiền khoáng hậu này đã đem lại cho công ty sự nổi tiếng trong công chúng từ năm này qua năm khác. Như vậy, việc tạo ra một cuộc tranh luận với những rắc rối khó giải đáp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường, đồng thời thu hút nhiều sự chú ý của công chúng đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
    10. Làm công tác xã hội
    Hãy nghĩ về công việc xã hội như một sự đầu tư, qua đó biểu lộ tài năng và tên tuổi của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota. Ai nói công việc này là không hiệu quả?
    10 ý tưởng PR sáng tạo mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể rất hữu ích và phù hợp đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Việc áp dụng một hoặc một vài ý tưởng trên sẽ giúp bạn gia tăng danh tiếng của bản thân và cùng với đó là mức độ thành công trong kinh doanh mà bạn xứng đáng có được.
    (Theo bwportal & Entrepreneur)
  4. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Chủ động nâng cao hình ảnh công ty - Xu hướng thiết yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam Tác giả:Thu Hà
    Masso PR thuộc Masso Group sẽ tổ chức cuộc hội thảo với chuyên đề ?o?oChủ động nâng cao hình ảnh công ty, tổ chức? nhằm phổ biến cho các doanh nghiệp Việt Nam một số kinh nghiệm và kiến thức bổ ích trong chiến lược xây dựng hình ảnh công ty qua kênh truyền thông PR (Public Relations) - một công cụ đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng xây dựng hình ảnh doanh nghiệp ngày nay. Buổi hội thảo dự kiến diễn ra ngày 20/05/2006 tại Khách sạn Kim Đô, TP. Hồ Chí Minh.
    Từ lâu, hoạt động xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thông qua các chương trình giao tiếp cộng đồng đã không còn xa lạ đối với các công ty, tổ chức tại Việt nam. Các công ty và tổ chức luôn nỗ lực tìm hiểu, chủ động hoạch định và thực hiện công tác quảng bá và kiểm soát hình ảnh công ty (CC - Corporate Communication). Việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp của chúng ta thu hút và duy trì khách hàng, mà còn thu hút các nhà đầu tư cùng các nguồn vốn đầu tư. Hơn thế nữa, công ty và tổ chức còn không ngừng cố gắng tạo nên một hình ảnh tốt đẹp đối với nhân viên, cộng đồng, đối tác, tạo cơ sở để phát triển và duy trì hoạt động lâu dài tại thị trường trong nước và quốc tế.
    Nhiều doanh nghiệp trong nước đã không tiếc ngân sách dành cho hoạt động này, nhưng hiệu quả thu về đôi khi không tương xứng với tiền của và công sức mà họ bỏ ra. Nguyên nhân có lẽ do các công ty, tổ chức vẫn chưa xác định được họ cần tập trung vào vấn đề gì và nên khai thác yếu tố nào trong các chương trình PR của mình, chưa kể không ít doanh nghiệp nhỏ chỉ coi hoạt động này là phần phụ của chiến lược quảng cáo.
    Có thể nói rằng cho đến thời điểm này, số lượng các doanh nghiệp có được cho mình những chuyên gia giỏi về xây dựng hình ảnh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. ?oNhân tài như lá mùa thu? nên nếu muốn sở hữu những ?ochiếc lá? hiếm hoi đó, các doanh nghiệp có thể phải chấp nhận chi trả mức lương cao cùng với nhiều ưu đãi khác.
    Tuy nhiên, các công ty cũng có thể tự tìm hiểu và nâng cao kiến thức cho mình về lĩnh vực này thông qua các khóa đào tạo, các buổi thuyết trình được tổ chức thường xuyên tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.
    Trong số các nhà tổ chức sự kiện và hội thảo chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay phải kể đến Masso Group, đơn vị được coi là dẫn đầu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và hội thảo với nhiều chuyên đề thiết thực đối với các doanh nghiệp Việt nam. Những buổi hội thảo do Masso Group và các đơn vị thành viên của mình tổ chức luôn có sức thu hút đối với giới doanh nhân. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là đơn vị này thường xuyên mời diễn giả là các chuyên gia hàng đầu thế giới và khu vực. Đây quả là những cơ hội quý giá để các doanh nhân trong nước tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về những điều còn vướng mắc.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng và củng cố hình ảnh công ty, ngày 20/5/2006, tại Khách sạn Kim Đô, TP. Hồ Chí Minh, Masso PR thuộc Masso Group sẽ tổ chức buổi hội thảo về đề tài này với sự chủ trì của ông Mervin Wang ?" một chuyên gia hàng đầu châu Á về tư vấn PR quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong vai trò chuyên gia tư vấn về PR cho các tập đoàn lớn như Hill & Knowlton, CISCO, Asian Pacific Breweries, UOB Bank.?, ông Mervin Wang sẽ chia sẻ với khán thính giả nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế và lời khuyên mang tính ứng dụng cao thuộc các chủ đề: xu hướng trong quản trị hình ảnh công ty, quan hệ cộng đồng và xã hội, chủ động quản trị các vấn đề và rủi ro...
    Mervin Wang
    Thế mạnh của Mervin Wang là hoạch định chiến lược trong mối quan hệ hợp nhất với các chương trình giao tiếp cộng đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhận thức của công chúng về doanh nghiệp trong các chương trình này.
    Mervin Wang đã tham gia xây dựng và phát triển những chiến lược và kế hoạch giao tiếp cộng đồng cho nhiều công ty ở Mỹ, châu Âu, châu Á.
    Trong vai trò nhà kiến tạo hình ảnh công ty, Mervin đã thể hiện năng lực lãnh đạo trong các hoạt động PR tại 7 thị trường ở khu vực châu Á ?" Thái bình dương. Ông đã nhiều năm giữ vai trò tư vấn trong lĩnh vực PR cho các cơ quan chính phủ và nhiều tập đoàn lớn như CISCO, NETS, DHL, Oracle, BMW?
    Những chủ đề thiết thực này không chỉ hỗ trợ các các chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty cũng như các chuyên gia truyền thông trong việc xác định cho công ty mình chiến lược xây dựng và củng cố hình ảnh, mà còn giúp khán thính giả có cái nhìn đầy đủ và chân thực hơn về các hoạt động xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua những câu chuyện và bài học kinh nghiệm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, nơi ông Mervin Wang đã từng cộng tác.
    Thông tin chi tiết về hội thảo có thể tham khảo thêm trên website www.massogroup.com
    Liên hệ đang ký tham dự hội thảo:
    Ms. Trâm Anh
    Tel: 8208792 hoặc 8208793 Ext: 29
    Mobile : 0909228610
    Email: contact@massogroup.com
    Theo bwportal
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Chỉ mới dừng ở chuyện PR
    Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch hãng Microsoft Bill Gates mới đây là một thành công về mặt PR (quan hệ công chúng) cho cả khách lẫn chủ.
    [​IMG]
    Một trong những mục tiêu của Bill Gates khi đến Việt Nam là tăng doanh số bán phần mềm có bản quyền.

    Báo chí nước ngoài khi đưa tin về việc Bill Gates đến nói chuyện với sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội đều bày tỏ sự ngạc nhiên trước cách tiếp đón của sinh viên dành cho chủ tịch một hãng phần mềm, không khác gì chào đón một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng.
    Ngay trước khi Bill Gates đến thăm, báo chí trong nước đã có nhiều bài dài về tiểu sử của ông, con đường lập nghiệp và hoạt động từ thiện của hai vợ chồng giàu nhất thế giới này. Có lẽ không một công ty PR nào có thể tạo ra một sự quan tâm và ưu ái của công chúng hơn thế đối với một doanh nhân thành đạt.
    Ở chiều ngược lại, nếu trước đây có báo ví von Việt Nam đã xuất hiện như một chấm lấp lóe trên màn hình radar của các công ty công nghệ thông tin đang muốn tìm thị trường hay nơi đầu tư thì nay, sau chuyến đi của Bill Gates, chấm sáng lấp lóe này đã thành một điểm sáng khá bền vững.
    Nhiều hãng tin nước ngoài liên kết sự kiện này với chuyện Intel quyết định đầu tư sản xuất vi mạch điện tử tại Việt Nam để cho rằng, dù Bill Gates có tuyên bố gì đi nữa, chuyến đi của ông cũng tạo ra một hình ảnh tốt cho Việt Nam như một địa điểm thuận lợi cho đầu tư công nghệ cao.
    Thật ra, phải thấy mục tiêu của Chủ tịch hãng Microsoft, cũng như những lần Bill Gates đi thăm Trung Quốc hay Ấn Độ là để tăng doanh số bán phần mềm có bản quyền. Tuy nhiên, cách làm của Bill Gates rất tế nhị và đúng bài bản, chẳng hạn, chứng kiến lễ ký kết một thỏa thuận, qua đó, Bộ Tài chính sẽ trở thành cơ quan chính phủ đầu tiên sử dụng phần mềm Microsoft có bản quyền trong toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của mình.
    Từ các cơ quan chính phủ, đến các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp sản xuất máy tính, dần dần Microsoft mới vận động để tỷ lệ sử dụng ?ochùa? chương trình phần mềm tại Việt Nam xuống dưới con số 90% như hiện nay. Trong lúc đó, Microsoft có thể yên tâm vì người sử dụng máy tính ở Việt Nam, đã quá quen với hệ điều hành Windows, phần mềm Office... ?omiễn phí?, ắt sẽ chưa thấy nhu cầu bức bách phải chuyển sang dùng loại phần mềm mã nguồn mở.
    Nạn sao chép phần mềm lậu, vì thế, mặt nào đó cũng có lợi cho Microsoft trong việc chiếm giữ và duy trì thị phần, chờ tương lai. Khi thảo luận với Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin của Việt Nam, Bill Gates nói thẳng: ?oDoanh số của chúng tôi ở Việt Nam ngày nay rất thấp, phải nói là rất, rất thấp. Nhưng chuyện đó không sao...?. Ông nói tiếp: ?oHãy tập trung từ đây, đảm bảo rằng Chính phủ sẽ sử dụng phần mềm hợp pháp đầu tiên. Sau đó, tiếp tục đến chính quyền địa phương và các doanh nghiệp?.
    Nhìn sang Trung Quốc, có lẽ chúng ta sẽ thấy chiến lược của Microsoft rõ hơn. Trước ngày Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Mỹ, ăn cơm tối tại nhà Bill Gates một hôm, hãng Lenovo đã ký với Microsoft thỏa thuận mua phần mềm trị giá đến 1,2 tỉ Đôla. Và trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các hãng sản xuất máy tính phải cài đặt phần mềm có bản quyền vào máy trước khi bán ra thị trường.
    Các hoạt động khác của Bill Gates tại Việt Nam nhắm đến mục đích lâu dài hơn: hỗ trợ biến Việt Nam thành một nơi nhận outsource (xu hướng chuyển công việc hậu cần như gia công phần mềm) cho các công ty đa quốc gia như Ấn Độ đang làm. Nếu Việt Nam làm được chuyện này, Microsoft sẽ có những khách hàng mới, mà với họ, việc mua phần mềm có bản quyền, kể cả phần mềm chuyên dụng, là chuyện đương nhiên.
    Vì thế, Bill Gates sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực, dùng nhiều thời gian để nói chuyện với sinh viên và cộng đồng tin học, khích lệ họ tin vào tương lai của công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng. Ông nói: ?oIntel đến đây là điều tuyệt vời và không hoài nghi gì nữa, các nhà sản xuất công nghệ thông tin khác cũng sẽ thấy ra kỹ năng và lao động ở đây mà đến với thị trường này. Nhưng Việt Nam không nên chỉ tập trung vào sản xuất [phần cứng]. Việt Nam cũng nên tập trung vào phát triển phần mềm, vào outsourcing?. Nêu Ấn Độ như một ví dụ, ông nói, ?ohy vọng Việt Nam cũng là nước phát triển khả năng cung cấp kỹ năng cho nước khác, kể cả Mỹ?.
    Điều này trùng hợp với định hướng phát triển của Việt Nam, cho nên chẳng lạ gì vị Chủ tịch hãng Microsoft được chào đón nồng nhiệt, từ cấp Nhà nước, Chính phủ đến giới doanh nghiệp và sinh viên.
    Theo TBKTSG
    Source:http://www.tienphongonline.com.vn
  6. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Sáng nay trên VTV1 chương trình "Chào buổi sáng" lúc 6h15 có một bài phóng sự về nghề PR tại VN trong thời điểm hiện tại và tương lai dài khoảng 3''.Hi vọng tối nay sẽ phát lại cho bà con xem
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    ĐH Mở bán công TP.HCM: Mở chuyên ngành "Quản trị truyền thông"
    15/08/2006
    Từ năm học 2006-2007, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (ĐH Mở bán công TP.HCM) sẽ đưa vào giảng dạy chuyên ngành "Quản trị truyền thông".
    Sáng 29.7, nhóm thiết kế chương trình đã giới thiệu dự thảo chuyên ngành này đến các nhà doanh nghiệp và các đơn vị truyền thông để thăm dò nhu cầu và nhận ý kiến bổ sung trước khi trình Hội đồng khoa học của trường thông qua. Ngoài những kiến thức cơ bản của quản trị kinh doanh, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng về tổ chức sự kiện, truyền thông, soạn thảo thông cáo báo chí... Sinh viên tốt nghiệp sẽ có đủ sự sáng tạo, tự tin, thành công trong công tác PR (Public Relations) ở các doanh nghiệp.
    Theo Thanh niên

  8. aha8x

    aha8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành PR đang ngày càng phát triển, mở ra một nghề nghiệp mới được trọng dụng.
    Mới, hẳn có nhiều điều hấp dẫn, thế nên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang hướng đến mục tiêu: trở thành một P.R chuyên nghiệp!
    Làm P.R: không phải dễ
    Bắt đầu ?okhởi nghiệp? hơn 2 năm, Đào Thị Dung - một nhà báo trẻ, tư tin, năng động - trở thành một P.R khá thành công. Hiện công tác tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ TP.HCM, Dung quan niệm: ?oP.R không đơn thuần chỉ là các mối quan hệ mà còn đòi hỏi khả năng viết lách, cân nhắc những chiến lược và cả cái đầu nhạy bén như một nhà kinh tế. Hay nói đúng hơn, P.R chính là người phát ngôn cho tổ chức của mình?.
    Là một trong những P.R rất trẻ của công ty Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa, Thuỳ Nga (22 tuổi) được xem là người ?ohọc nghề? mau mắn nhất. Nga tâm sự: ?oThú thật, ban đầu tôi cũng không biết P.R là như thế nào nhưng trong quá trình làm việc, tôi đã cố gắng tìm đọc thêm sách vở cũng như được sự giúp đỡ của đàn anh nên dần làm quen được với công việc?. Sở hữu một ngoại hình khá xinh đẹp nhưng Thuỳ Nga cho rằng, đó chỉ là 20% của sự thành công vì để trở thành một P.R giỏi cần phải có kiến thức về mọi mặt.
    Huỳnh Ngọc Diệp (công ty Dofilm) cho biết: ?oĐể chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt CLB xe đạp Bảo vệ thực vật Sài Gòn ?" Dofilm, có nhiều khi Diệp trở về nhà đã quá 11h đêm. Đó là chưa kể những chuyến công tác dài ngày ở tỉnh?.
    T.Dung bộc bạch: ?oP.R không giống những nghề khác, vì ngoài công việc, P.R còn phải duy trì các mối quan hệ cá nhân như uống cà phê, thăm hỏi, trò chuyện... Cho nên trở về nhà muộn và hy sinh thời gian cá nhân, gia đình để hoàn thành tốt công việc là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, đối với bạn bè đồng nghiệp và khách hàng, người P.R lúc nào cũng phải biết giữ nụ cười và vẻ mặt tươi tắn?.
    Mọi kiến thức luôn luôn là không đủ
    Nghề P.R đòi hỏi những kỹ năng: nắm bắt, cập nhật, thẩm định và phân tích thông tin hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo và quản lý những thông tin.? Đó chỉ là một phần trong những việc mà Hồng Yến (P.R của Masso Groups) thường phải trải qua và tích luỹ từng ngày.
    Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ. Ngọc Châu, 23 tuổi, vừa được tuyển vào làm P.R cho một công ty về thực phẩm. Sau 2 tháng khởi động, cô được giao 10.000USD để thực hiện một chương trình PR trên báo chí. Lần đầu tiên được sở hữu (tạm thời) số tiền lớn như vậy nhưng cô không thấy thoải mái chút nào mà ngược lại, phải chịu rất nhiều áp lực. Châu lên kế hoạch phân bổ: chi phí đặt trang, chi phí viết bài, chi phí thiết kế, chi phí phát sinh? và triển khai với hàng loạt các đầu mối. Một dự án trung bình diễn ra trong khoảng 1- 2 tháng. Châu đã trưởng thành và có thêm rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi dự án. Điểm đặc biệt là không có dự án nào giống dự án nào, vì vậy kiến thức luôn luôn là không đủ và người làm P.R bắt buộc phải sáng tạo không ngừng.
    Có thể nói, người làm P.R càng hiểu biết nhiều lĩnh vực, được trang bị càng nhiều kỹ năng, có quan hệ rộng rãi thì cơ hội phát triển nghề nghiệp càng cao và cũng dễ dàng tìm kiếm và thực hiện ý tưởng- vốn được xem là điểm tiên quyết trong hiệu quả công việc. Đặc biệt, trong môi trường quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, P.R đôi khi còn kiêm luôn một phần việc của media, copywriter, event?
    Mọi con đường đều có thể dẫn đến nghề P.R?
    Kinh doanh ngày nay cần tính chuyên nghiệp cao nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư đến lĩnh vực P.R . Bởi nếu P.R giỏi, doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Ở Việt Nam, chưa có trường đào tạo chính quy về P.R mà chỉ là những khoá học ngắn hạn do Marcom hoặc Khoa Thương mại du lịch trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức. Nói như Đình Nguyên, đang học một khóa đào tạo P.R ở ĐH Kinh tế, thì: ?oVới tốc độ phát triển và sự đòi hỏi nâng cao nghề nghiệp P.R như hiện nay, có lẽ bấy nhiêu là chưa đủ cho những P.R trẻ của Việt Nam. Bởi vì còn rất nhiều những bạn trẻ yêu thích P.R chưa tìm thấy định hướng cho tương lai của mình?. Nhưng có lẽ, điều ?ođáng sợ? nhất cho các bạn trẻ làm P.R chính là sức sáng tạo. ?oLàm thế nào để luôn sáng tạo mới là thử thách và khó khăn nhất? ?" T.Dung khẳng định.
    Công việc P.R sử dụng nhiều kỹ năng viết, nên không phải ngẫu nhiên mà đa số các P.R người viết có dịp tiếp xúc hầu hết đều đã tốt nghiệp chuyên ngành về ngữ văn - báo chí. Tuy nhiên, cơ hội trở thành P.R không chỉ dành cho sinh viên báo chí mà cả các ngành khác như kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ? Điều quan trọng là phải biết bạn là ai, bạn cần gì để từ đó bổ sung kiến thức. Và trên hết, là sự đam mê với nghề nghiệp. Thu nhập của P.R cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn, trung bình từ 3 ?" 5 triệu, cao cấp thì 1.000 USD là chuyện thường. Bù lại, bạn phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực và phải có ý thức phấn đấu, làm mới mình liên tục.
    P.R không hẳn là cánh cửa hẹp cho những bạn trẻ thật sự yêu nghề, dám hy sinh, dám chấp nhận và không ngừng sáng tạo. Nếu như bạn đang muốn trở thành một P.R chuyên nghiệp, hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng sáng tạo, óc tổ chức, khả năng giao tiếp... ngay từ bây giờ. Nào! Cánh cửa P.R đang chờ đón bạn, thử một lần mở ra xem sao?
    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
  9. aha8x

    aha8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0









  10. alibaba29_10

    alibaba29_10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    mình mới làm quen với Pr một thời gian chưa dài nhưng sau một vài năm nữa kiến thức và kinh nghiệm trong ngành PR của mình sẽ thật chắc chắn ..mình thích nghề này .

Chia sẻ trang này