1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tin tức về Quảng Ngãi

    CÁC KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG NGÃI TĂNG TỐC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ

    Ngày 31/12/2004, Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi đã tiến hành cấp Giấy phép đầu tư cho 5 dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, đó là:

    1/ Dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất ống thép đặc biệt Vina tại KCN Tịnh Phong của Công ty HI- TECHMECS CO., LTD, Hàn Quốc: Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, với vốn đăng ký 2.960.000USD; sản phẩm chính là ống thép đặc biệt không rỉ, ống đồng chuyển nhiệt nóng, lạnh; sử dụng khoảng 205 lao động.

    2/ Dự án đầu tư Nhà máy Chế biến đá ốp lát của Công ty Xây dựng Trường Sơn tại KCN Tịnh Phong: Sản phẩm chính là đá Granite và Gabro ốp lát, công suất giai đoạn I là 36.000m2/năm và nâng lên 72.000m2/năm vào năm 2006, tổng vốn đầu tư 36,5 tỷ đồng và sử dụng khoảng 100 lao động.

    3/ Dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất Bê tông Trường Phát của Công ty Đầu tư Xây dựng Thương mại Trường Phát tại KCN Tịnh Phong: Sản phẩm chính bao gồm ống nước, trụ điện, bê tông các lọai, công suất 37.000m3/năm, tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng và sử dụng khoảng 52 lao động.

    4/ Dự án đầu tư Nhà máy Chế biến Lâm sản xuất khẩu Gia Long của Công ty TNHH Lâm sản Gia Long tại KCN Tịnh Phong: Sản phẩm chính bao gồm bàn ghế, sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công suất 100.000 sản phẩm/năm (145 container/năm), tổng vốn đầu tư 17,2 tỷ đồng và sử dụng khoảng 500 lao động.

    5/ Dự án đầu tư Nhà máy Chế biến Thức ăn chăn nuôi miền Trung của Công ty TNHH chế biến thức ăn chăn nuôi miền Trung tại KCN Quảng Phú: Sản phẩm chính là thức ăn chăn nuôi dạng đậm đặc, hỗn hợp..., công suất 10 tấn sản phẩm/giờ, tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng và sử dụng khoảng 62 lao động.

    Như vậy từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi đã cấp phép đầu tư cho 12 dự án, nâng tổng số dự án đầu tư vào 2 Khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng phú lên 59 dự án, với diện tích chiếm đất hơn 89ha, tổng vốn đầu tư theo đăng ký là 1.387,3 tỷ đồng và 2,96 triệuUSD, sẽ giải quyết việc làm cho gần 14.100 lao động.

    (Theo website Đầu Tư QN)
  2. trnluen

    trnluen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khu kinh tế Dung Quất​
    Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) vừa ban hành một số chính sách ưu đãi vượt trội để thu hút các nhà đầu tư.
    Theo đó, các dự án đầu tư được phê duyệt trước tháng 3/2005 tại phân khu Khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất được miễn tiền thuê sử dụng hạ tầng 40 năm; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao kể cả người nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% trong thời gian 15 năm.
    Ngoài ra, nhà đầu tư còn được ưu đãi nhiều chính sách ở các lĩnh vực tài chính, hải quan, giá cước viễn thông và các đối tượng người nước ngoài được đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà ở tại khu kinh tế để cho thuê.
    Trong thời gian qua, khu kinh tế Dung Quất đã thu hút được 2,3 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước.
    Tin từ http://cpv.org.vn
  3. trnluen

    trnluen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khu kinh tế Dung Quất​
    Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) vừa ban hành một số chính sách ưu đãi vượt trội để thu hút các nhà đầu tư.
    Theo đó, các dự án đầu tư được phê duyệt trước tháng 3/2005 tại phân khu Khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất được miễn tiền thuê sử dụng hạ tầng 40 năm; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao kể cả người nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% trong thời gian 15 năm.
    Ngoài ra, nhà đầu tư còn được ưu đãi nhiều chính sách ở các lĩnh vực tài chính, hải quan, giá cước viễn thông và các đối tượng người nước ngoài được đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà ở tại khu kinh tế để cho thuê.
    Trong thời gian qua, khu kinh tế Dung Quất đã thu hút được 2,3 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước.
    Tin từ http://cpv.org.vn
  4. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Ban Hành giá các loai đất trên Địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi
    Theo Quyết định 278 ngày 31/12/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giá các loại đất được quy định như sau:
     
    - Giá đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng sản xuất được xác định theo hạng đất và chia thành 3 loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du và miền núi. Đất làm muối được chia làm 2 vị trí theo địa giới hành chính xã, bao gồm xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) và các xã còn lại.
    - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn được chia thành 3 loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du và miền núi. Trong mỗi loại xã chia thành 3 khu vực; trong mỗi khu vực được chia thành 5 vị trí.
    - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các thị trấn được xếp theo vị trí và được chia thành 3 loại đường của đô thị loại V. Đường phố được phân thành 3 loại đường (loại 1, 2, 3) được căn cứ vào khả năng sinh lời, điều kiện kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh dịch vụ, khoảng cách tới trung tâm thị trấn. Vị trí đất trong từng loại đường phố được phân thành các loại vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi trên cơ sở căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính, khu thương mại, dịch vụ nhất...; các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn so với vị trí trước.
                - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các phường thuộc thị xã được xếp theo vị trí và được chia thành 6 loại đường phố của đô thị loại III. Đường phố của các phường thuộc thị xã được phân thành 6 loại đường (loại 1, 2, 3, 4, 5, 6). Vị trí đất từng loại đường phố thuộc các phường được phân thành 3 vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi....
                Quyết định này cũng quy định về giá đất phi nông nghiệp khác, đất chưa sử dụng.
    Theo www.quanggngai.gov.vn
  5. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Ban Hành giá các loai đất trên Địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi
    Theo Quyết định 278 ngày 31/12/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giá các loại đất được quy định như sau:
     
    - Giá đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng sản xuất được xác định theo hạng đất và chia thành 3 loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du và miền núi. Đất làm muối được chia làm 2 vị trí theo địa giới hành chính xã, bao gồm xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) và các xã còn lại.
    - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn được chia thành 3 loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du và miền núi. Trong mỗi loại xã chia thành 3 khu vực; trong mỗi khu vực được chia thành 5 vị trí.
    - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các thị trấn được xếp theo vị trí và được chia thành 3 loại đường của đô thị loại V. Đường phố được phân thành 3 loại đường (loại 1, 2, 3) được căn cứ vào khả năng sinh lời, điều kiện kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh dịch vụ, khoảng cách tới trung tâm thị trấn. Vị trí đất trong từng loại đường phố được phân thành các loại vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi trên cơ sở căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính, khu thương mại, dịch vụ nhất...; các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn so với vị trí trước.
                - Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các phường thuộc thị xã được xếp theo vị trí và được chia thành 6 loại đường phố của đô thị loại III. Đường phố của các phường thuộc thị xã được phân thành 6 loại đường (loại 1, 2, 3, 4, 5, 6). Vị trí đất từng loại đường phố thuộc các phường được phân thành 3 vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi....
                Quyết định này cũng quy định về giá đất phi nông nghiệp khác, đất chưa sử dụng.
    Theo www.quanggngai.gov.vn
  6. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Hà Nội (TTXVN) -
    Nhân kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 11 vừa diễn ra tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lý Văn Hạnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi về những tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh miền Trung này.

    Câu hỏi: Xin ông giới thiệu những nét khái quát về tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi?

    Trả lời: Quảng Ngãi là một tỉnh có những tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt mà không phải địa phương nào cũng có được. Từ lâu, khi nói đến Quảng Ngãi, cả nước đều biết đó là một tỉnh có đặc sản quế Trà Bồng; có đặc sản đường phèn, đường phổi được sản xuất ra từ cây mía; có cá bống sông Trà và tỏi Lý Sơn cũng là đặc sản nổi tiếng. Đây là những sản phẩm có tên tuổi gắn với vùng đồi núi phía tây; vùng trung du và đồng bằng ven biển; gắn với những dòng sông và hải đảo của tỉnh.

    Tiềm năng phát triển kinh tế nổi trội của Quảng Ngãi, ngoài lao động, đất đai và tài nguyên khoáng sản khá phong phú là biển và bờ biển. Với chiều dài trên 130km, bờ biển Quảng Ngãi có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc tàu bè cập bến như cửa Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Cửa Sa Cần nằm ở phía đông bắc của tỉnh gắn liền với vũng Dung Quất đã được đánh dấu như là một cảng nước sâu đa chức năng lớn nhất Việt Nam gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng và khu cảng tổng hợp có thể tiếp nhận tàu xuất sản phẩm dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng 30.000 đến 50.000 DWT.

    Xuất phát từ tiềm năng to lớn này, Chính phủ đã quyết định xây dựng khu kinh tế Dung Quất với định hướng là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa miền Trung và cả nước. Khu kinh tế này được quy hoạch trên diện tích 10.300 ha có nhiệm vụ đảm bảo vận hành hiệu quả tổ hợp lọc hóa dầu, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container, sản xuất hàng tiêu dùng... Gắn với khu kinh tế Dung Quất là tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Chu Lai-Quảng Ngãi; tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A đến khu kinh tế Dung Quất; tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh; Sân bay Chu Lai với hướng phát triển lâu dài trở thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực.

    Ông đánh giá thế nào về thực trạng đầu tư phát triển của địa phương hiện nay? Những chính sách thu hút đầu tư và những lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh trong thời gian tới?

    Trả lời: Mặc dù có tiềm năng và lợi thế to lớn, nhưng Quảng Ngãi cũng như khu kinh tế Dung Quất còn đang trong bước đầu thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Kể từ sau khi Quốc hội có nghị quyết xây dựng nhà máy lọc dầu đến nay, tình hình thu hút đầu tư ở Quảng Ngãi đã đạt được kết quả đáng kể. Đến cuối tháng 10/2004, riêng tại khu kinh tế Dung Quất đã có 42 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 31.721 tỷ đồng và 22 dự án được cấp chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.855 tỷ đồng.

    Để thu hút đầu tư, Quảng Ngãi đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khung pháp lý đặc biệt ưu đãi và ngày càng hoàn thiện về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu và nhiều ưu đãi khác. Lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất là các ngành công nghiệp hóa dầu, hóa chất, phân bón; công nghiệp cơ khí, đóng tàu, thép; công nghiệp điện, điện tử, phần mềm tin học, thiết bị bưu chính viễn thông; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp xây dựng, vật liệu nhựa, thủy tinh; du lịch, dịch vụ. Riêng các khu công nghiệp của tỉnh ưu tiên cho các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng.

    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa như thế nào đối với Quảng Ngãi và chính sách của địa phương nhằm phát huy lợi thế từ dự án này?

    Trả lời: Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa rất to lớn không chỉ riêng đối với Quảng Ngãi mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đó là trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là động lực, là đòn bẩy vực dậy những tiềm năng kinh tế vốn lâu nay chưa có điều kiện phát triển. Nhà máy lọc dầu sẽ khai thông mọi khó khăn, ách tắc để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của khu vực miền Trung. Vì vậy, trong những năm qua các cấp, các ngành và nhân dân Quảng Ngãi đã dành hết tâm huyết cho sự ra đời của nhà máy lọc dầu. Hàng nghìn hộ gia đình đã phải di dời để giải phóng mặt bằng cho việc triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu cũng như các dự án khác mà không hề thắc mắc, chậm trễ. Nhiều chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng tập trung cho việc nâng đỡ, đón bắt nhà máy lọc dầu.

    Với việc chuyển khu công nghiệp Dung Quất thành khu kinh tế Dung Quất mà đề án đang được các bộ ngành trung ương chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và với những quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các công trình quan trong quốc gia, chúng tôi tin rằng dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ trở thành hiện thực. Quảng Ngãi, các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên nhất định sẽ có bước phát triển mới, nhanh hơn trên con đương công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
  7. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Hà Nội (TTXVN) -
    Nhân kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 11 vừa diễn ra tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lý Văn Hạnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi về những tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh miền Trung này.

    Câu hỏi: Xin ông giới thiệu những nét khái quát về tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi?

    Trả lời: Quảng Ngãi là một tỉnh có những tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt mà không phải địa phương nào cũng có được. Từ lâu, khi nói đến Quảng Ngãi, cả nước đều biết đó là một tỉnh có đặc sản quế Trà Bồng; có đặc sản đường phèn, đường phổi được sản xuất ra từ cây mía; có cá bống sông Trà và tỏi Lý Sơn cũng là đặc sản nổi tiếng. Đây là những sản phẩm có tên tuổi gắn với vùng đồi núi phía tây; vùng trung du và đồng bằng ven biển; gắn với những dòng sông và hải đảo của tỉnh.

    Tiềm năng phát triển kinh tế nổi trội của Quảng Ngãi, ngoài lao động, đất đai và tài nguyên khoáng sản khá phong phú là biển và bờ biển. Với chiều dài trên 130km, bờ biển Quảng Ngãi có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc tàu bè cập bến như cửa Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Cửa Sa Cần nằm ở phía đông bắc của tỉnh gắn liền với vũng Dung Quất đã được đánh dấu như là một cảng nước sâu đa chức năng lớn nhất Việt Nam gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng và khu cảng tổng hợp có thể tiếp nhận tàu xuất sản phẩm dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng 30.000 đến 50.000 DWT.

    Xuất phát từ tiềm năng to lớn này, Chính phủ đã quyết định xây dựng khu kinh tế Dung Quất với định hướng là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa miền Trung và cả nước. Khu kinh tế này được quy hoạch trên diện tích 10.300 ha có nhiệm vụ đảm bảo vận hành hiệu quả tổ hợp lọc hóa dầu, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container, sản xuất hàng tiêu dùng... Gắn với khu kinh tế Dung Quất là tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Chu Lai-Quảng Ngãi; tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A đến khu kinh tế Dung Quất; tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh; Sân bay Chu Lai với hướng phát triển lâu dài trở thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực.

    Ông đánh giá thế nào về thực trạng đầu tư phát triển của địa phương hiện nay? Những chính sách thu hút đầu tư và những lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh trong thời gian tới?

    Trả lời: Mặc dù có tiềm năng và lợi thế to lớn, nhưng Quảng Ngãi cũng như khu kinh tế Dung Quất còn đang trong bước đầu thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Kể từ sau khi Quốc hội có nghị quyết xây dựng nhà máy lọc dầu đến nay, tình hình thu hút đầu tư ở Quảng Ngãi đã đạt được kết quả đáng kể. Đến cuối tháng 10/2004, riêng tại khu kinh tế Dung Quất đã có 42 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 31.721 tỷ đồng và 22 dự án được cấp chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.855 tỷ đồng.

    Để thu hút đầu tư, Quảng Ngãi đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khung pháp lý đặc biệt ưu đãi và ngày càng hoàn thiện về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu và nhiều ưu đãi khác. Lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất là các ngành công nghiệp hóa dầu, hóa chất, phân bón; công nghiệp cơ khí, đóng tàu, thép; công nghiệp điện, điện tử, phần mềm tin học, thiết bị bưu chính viễn thông; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp xây dựng, vật liệu nhựa, thủy tinh; du lịch, dịch vụ. Riêng các khu công nghiệp của tỉnh ưu tiên cho các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng.

    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa như thế nào đối với Quảng Ngãi và chính sách của địa phương nhằm phát huy lợi thế từ dự án này?

    Trả lời: Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa rất to lớn không chỉ riêng đối với Quảng Ngãi mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đó là trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là động lực, là đòn bẩy vực dậy những tiềm năng kinh tế vốn lâu nay chưa có điều kiện phát triển. Nhà máy lọc dầu sẽ khai thông mọi khó khăn, ách tắc để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của khu vực miền Trung. Vì vậy, trong những năm qua các cấp, các ngành và nhân dân Quảng Ngãi đã dành hết tâm huyết cho sự ra đời của nhà máy lọc dầu. Hàng nghìn hộ gia đình đã phải di dời để giải phóng mặt bằng cho việc triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu cũng như các dự án khác mà không hề thắc mắc, chậm trễ. Nhiều chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng tập trung cho việc nâng đỡ, đón bắt nhà máy lọc dầu.

    Với việc chuyển khu công nghiệp Dung Quất thành khu kinh tế Dung Quất mà đề án đang được các bộ ngành trung ương chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và với những quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các công trình quan trong quốc gia, chúng tôi tin rằng dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ trở thành hiện thực. Quảng Ngãi, các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên nhất định sẽ có bước phát triển mới, nhanh hơn trên con đương công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
  8. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1


    Liên kết ''''bốn nhà'''', ngành thuỷ sản Quảng Ngãi hướng tới tương lai (07/01/2005)

     


    [​IMG]




    Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển bền vững thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo hướng  công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong thời gian qua, được sự quan tâm đẩy mạnh đầu tư của Nhà nước, ngành thuỷ sản tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định.
     
    Sản lượng thủy sản khai thác qua các năm không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 5,5% (năm 2003 đạt 79.010 tấn, năm 2004 đạt 83.386 tấn và năm 2005 là 85.100 tấn); nuôi tôm nước lợ đạt khá; nuôi tôm trên cát đạt năng suất cao (bình quân trên 6 tấn/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt trên 15 tấn/ha/vụ); nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng trên các loại hình mặt nước; đội tàu thuyền được trang bị theo hướng hiện đại, nâng công suất để mở rộng đánh bắt xa bờ. Theo thống kê, đến năm 2004 toàn tỉnh đã có 3.610 chiếc tàu, công suất tàu thuyền năm 2001 là 39,3 CV/chiếc, năm 2003 là 49,3 CV/chiếc. Tàu thuyền có công suất trên 90 CV cũng tăng lên khá nhanh, đến nay đã có khoảng 500 chiếc. Chỉ tiêu này đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc về năng lực sản xuất của lực lượng tàu thuyền trong tỉnh, góp phần gia tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt xa bờ. Có thể nói, ngành thuỷ sản đã góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong cả tỉnh.
    Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, ngành thuỷ sản tỉnh ta phát triển còn chưa ổn định và bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng. Có một thực tế đang tồn tại là sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tương đối lớn và không ngừng tăng lên nhưng giá trị hàng hóa chế biến, xuất khẩu lại đạt thấp và giảm sút. Toàn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp tham gia chế biến thuỷ sản xuất khẩu nhưng đa phần các mặt hàng chế biến chủ yếu là hàng sơ chế đông lạnh và khô, giá trị gia tăng thấp; kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản liên tục giảm: năm 2001 đạt 7 triệu USD đến năm 2003 chỉ còn 2,4 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này là đa số các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, không nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường. Phần lớn doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh về giá thu mua so với các doanh nghiệp ngoài tỉnh nên hầu hết nguyên liệu bị bán ra các tỉnh khác. Mặt khác, số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá nhiều nhưng tiến độ thực hiện các dự án chậm, một số dự án không thể thực hiện được do thiếu ngân sách.
     Nhằm đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản trong thời gian tới, UBND tỉnh đã có chủ trương xây dựng mô hình liên kết "bốn nhà" bao gồm: nhà sản xuất nguyên liệu hay "nhà nông", nhà doanh nghiệp (có các tổ chức tín dụng), Nhà nước, nhà khoa học nhằm gắn kết quá trình sản xuất, thu mua, chế biến nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thuỷ sản. Nếu mô hình này được hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Người sản xuất nguyên liệu yên tâm đầu tư, được tiếp cận khoa học-công nghệ, vốn;  nhà doanh nghiệp có nguồn cung cấp thuỷ sản ổn định cho chế biến và xuất khẩu, tổ chức tín dụng thực hiện tốt hơn chức năng kinh doanh tiền tệ; nhà khoa học đưa được các công trình nghiên cứu vào thực tiễn, giúp " nhà nông" ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; Nhà nước tăng thu Ngân sách...
    Tuy nhiên, việc xây dựng, áp dụng được mô hình vào thực tiễn là cả một vấn đề nan giải. Khó khăn sẽ gặp phải là cung cách làm ăn của "nhà nông",  nhà doanh nghiệp trong tỉnh vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt mà không tính đến cái lợi lâu dài. Đối với "nhà nông" bộc lộ rõ nhất là sự yếu kém về trình độ học vấn dẫn đến tình trạng ngại tiếp xúc với các nhà khác hoặc phá vỡ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro khi ứng trước vốn cho "nhà nông", đôi khi lại o ép giá làm thiệt hại đến lợi ích của "nhà nông". Nhà khoa học lại thiếu tiền, chưa chủ động đưa định hướng liên kết các nhà trong việc triển khai các công trình nghiên cứu, thành quả của họ không được tưởng thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Nhà nước vẫn chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông...
    Để giải quyết những khó khăn trên, về phía chính quyền, trước mắt phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ nghề cá; tiếp tục tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi kích thích các thành phần kinh tế trong tỉnh phát triển sản xuất thuỷ sản; có các cơ chế, chính sách khuyến khích nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài mang tính hiệu quả cao, áp dụng ngay vào thực tiễn; hình thành các hợp tác xã nghề cá... Điều quan trọng hiện nay là phải làm tốt công tác tuyên truyền về các lợi ích trong liên kết bốn nhà nhằm tạo một bước chuyển trong cung cách làm ăn giữa các nhà với nhau, từ đó tạo tiền đề xây dựng mô hình liên kết bền vững cùng đưa ngành thuỷ sản tỉnh ta thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề raTheo www.quangngai.gov.vn
  9. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1


    Liên kết ''''bốn nhà'''', ngành thuỷ sản Quảng Ngãi hướng tới tương lai (07/01/2005)

     


    [​IMG]




    Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển bền vững thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo hướng  công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong thời gian qua, được sự quan tâm đẩy mạnh đầu tư của Nhà nước, ngành thuỷ sản tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định.
     
    Sản lượng thủy sản khai thác qua các năm không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 5,5% (năm 2003 đạt 79.010 tấn, năm 2004 đạt 83.386 tấn và năm 2005 là 85.100 tấn); nuôi tôm nước lợ đạt khá; nuôi tôm trên cát đạt năng suất cao (bình quân trên 6 tấn/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt trên 15 tấn/ha/vụ); nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng trên các loại hình mặt nước; đội tàu thuyền được trang bị theo hướng hiện đại, nâng công suất để mở rộng đánh bắt xa bờ. Theo thống kê, đến năm 2004 toàn tỉnh đã có 3.610 chiếc tàu, công suất tàu thuyền năm 2001 là 39,3 CV/chiếc, năm 2003 là 49,3 CV/chiếc. Tàu thuyền có công suất trên 90 CV cũng tăng lên khá nhanh, đến nay đã có khoảng 500 chiếc. Chỉ tiêu này đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc về năng lực sản xuất của lực lượng tàu thuyền trong tỉnh, góp phần gia tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt xa bờ. Có thể nói, ngành thuỷ sản đã góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong cả tỉnh.
    Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, ngành thuỷ sản tỉnh ta phát triển còn chưa ổn định và bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng. Có một thực tế đang tồn tại là sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tương đối lớn và không ngừng tăng lên nhưng giá trị hàng hóa chế biến, xuất khẩu lại đạt thấp và giảm sút. Toàn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp tham gia chế biến thuỷ sản xuất khẩu nhưng đa phần các mặt hàng chế biến chủ yếu là hàng sơ chế đông lạnh và khô, giá trị gia tăng thấp; kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản liên tục giảm: năm 2001 đạt 7 triệu USD đến năm 2003 chỉ còn 2,4 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này là đa số các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, không nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường. Phần lớn doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh về giá thu mua so với các doanh nghiệp ngoài tỉnh nên hầu hết nguyên liệu bị bán ra các tỉnh khác. Mặt khác, số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá nhiều nhưng tiến độ thực hiện các dự án chậm, một số dự án không thể thực hiện được do thiếu ngân sách.
     Nhằm đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản trong thời gian tới, UBND tỉnh đã có chủ trương xây dựng mô hình liên kết "bốn nhà" bao gồm: nhà sản xuất nguyên liệu hay "nhà nông", nhà doanh nghiệp (có các tổ chức tín dụng), Nhà nước, nhà khoa học nhằm gắn kết quá trình sản xuất, thu mua, chế biến nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thuỷ sản. Nếu mô hình này được hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Người sản xuất nguyên liệu yên tâm đầu tư, được tiếp cận khoa học-công nghệ, vốn;  nhà doanh nghiệp có nguồn cung cấp thuỷ sản ổn định cho chế biến và xuất khẩu, tổ chức tín dụng thực hiện tốt hơn chức năng kinh doanh tiền tệ; nhà khoa học đưa được các công trình nghiên cứu vào thực tiễn, giúp " nhà nông" ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; Nhà nước tăng thu Ngân sách...
    Tuy nhiên, việc xây dựng, áp dụng được mô hình vào thực tiễn là cả một vấn đề nan giải. Khó khăn sẽ gặp phải là cung cách làm ăn của "nhà nông",  nhà doanh nghiệp trong tỉnh vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt mà không tính đến cái lợi lâu dài. Đối với "nhà nông" bộc lộ rõ nhất là sự yếu kém về trình độ học vấn dẫn đến tình trạng ngại tiếp xúc với các nhà khác hoặc phá vỡ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro khi ứng trước vốn cho "nhà nông", đôi khi lại o ép giá làm thiệt hại đến lợi ích của "nhà nông". Nhà khoa học lại thiếu tiền, chưa chủ động đưa định hướng liên kết các nhà trong việc triển khai các công trình nghiên cứu, thành quả của họ không được tưởng thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Nhà nước vẫn chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông...
    Để giải quyết những khó khăn trên, về phía chính quyền, trước mắt phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ nghề cá; tiếp tục tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi kích thích các thành phần kinh tế trong tỉnh phát triển sản xuất thuỷ sản; có các cơ chế, chính sách khuyến khích nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài mang tính hiệu quả cao, áp dụng ngay vào thực tiễn; hình thành các hợp tác xã nghề cá... Điều quan trọng hiện nay là phải làm tốt công tác tuyên truyền về các lợi ích trong liên kết bốn nhà nhằm tạo một bước chuyển trong cung cách làm ăn giữa các nhà với nhau, từ đó tạo tiền đề xây dựng mô hình liên kết bền vững cùng đưa ngành thuỷ sản tỉnh ta thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề raTheo www.quangngai.gov.vn
  10. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Bình Sơn được tỉnh hỗ trợ 159 triệu đồng để sản xuất rau an toàn và mô hình 1 vụ cá ?" 1 vụ tôm
    Sở khoa học và công nghệ tỉnh đã quyết định hỗ trợ 159 triệu đồng cho huyện Bình Sơn thực hiện các mô hình sản xuất rau an toàn và nuôi 1 vụ cá - 1 vụ tôm trong năm 2005, trong đó hỗ trợ 80 triệu đồng cho sản xuất rau an toàn thực hiện tại  ở 2 xã Bình Trị và Bình Long trên diện tích 3 ha.
    Mô hình nuôi 1 vụ cá -1 vụ tôm được triển khai trên 3 ha ở thôn Châu Me, xã Bình Châu. Nông dân thực hiện các mô hình này được tập huấn các quy trình kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống rau, phân vi sinh, thuốc trừ sâu bệnh và con giống./.
    www.quangngai.gov.vn (07/01/2005)
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 08:00 ngày 12/01/2005

Chia sẻ trang này