1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Làm sao để "chị xinh mà em cũng dòn"?(http://web.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/7/25/116832.tno)
    Dù đây không phải cuộc thi hoa hậu khu vực, nhưng giữa khu kinh tế Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai, "hai chị em sát nhà nhau", từ khi mới thành lập đã có những động thái "âm thầm khoe sắc", đôi khi có cả những "lườm nguýt" đáng yêu.
    Ai cũng muốn mình được nhiều "chàng trai" đầu tư để mắt tới. Nhưng trong cuộc "cạnh tranh" khá lành mạnh và không kém quyết liệt này, hai bên không khỏi có những phút "yếu lòng", để một số "chàng trai đầu tư" xàng xê đá lông nheo bên này, liếc xéo bên kia, lấy lòng cả hai "nàng" nhưng rồi cuối cùng chẳng chịu "cưới" nàng nào cả. Hoặc có "chàng trai đầu tư" chỉ "xí phần" đất xong để đó, chờ? bán lại cho một chàng si tình khác đến sau. Đó là một thực tế ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trong cả nước bây giờ, và Chu Lai hay Dung Quất không là ngoại lệ. Nhưng, một khi nhà nước đã cho cơ chế, thậm chí đã đầu tư nhiều ngàn tỉ đồng cho cơ sở hạ tầng như ở Dung Quất, thì việc thu hút đầu tư không thể dừng ở mức cầm chừng, được chăng hay chớ. Dù nhà máy lọc dầu số 1 đã ký nhưng phải chờ thêm ít nhất 5 năm nữa mới chính thức đi vào hoạt động, thì không vì thế nhịp độ thu hút đầu tư ở cả hai khu kinh tế sát cạnh nhau này phải cầm chừng, dừng để chờ. Ai cũng nói nhà máy lọc dầu sẽ là "trái tim" khu kinh tế Dung Quất, nhưng từ nay cho tới lúc "trái tim" kia phập phồng những nhịp đập yêu đời, chẳng lẽ Dung Quất cứ lặng lẽ như lâu nay đã lặng lẽ?
    Khu kinh tế mở Chu Lai, có lẽ tự biết mình là "con nhà nghèo" nên ngay từ đầu đã không dựa vào bất cứ "bệ phóng" nào, ngoài cơ chế, và thực tế cho thấy những nỗ lực tự thân vận động đã cho những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Sự năng nổ của Chu Lai, ngược lại, đã có tác động tốt đến Dung Quất. Sau khi được nhà nước chuẩn y từ khu công nghiệp thành khu kinh tế, Dung Quất đã hiểu: không thể chờ nhà máy lọc dầu, mà phải tự biến mình thành một khu kinh tế trước. Đó là một quyết tâm lớn, nhưng cũng là một thách thức lớn, bởi dù cơ sở hạ tầng khá "hoành tráng", nhưng Dung Quất dường như vẫn còn thiếu một "chút duyên" gì đó để những nhà đầu tư lớn, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài, thực sự quan tâm tới. Không kể một số đoàn ở một số lần thăm viếng xã giao với nhiều lời khen ngợi cũng rất? xã giao, nghe nức lòng nhưng lại chưa thể yên lòng, thì những nhà đầu tư đã "xắn tay áo" vào Dung Quất lâu nay vẫn dừng ở những doanh nghiệp nhỏ. Có thể kể Vinashin là một Tổng công ty lớn, nhưng nhà máy đóng tàu Dung Quất từ ngày khởi công với màn bắn pháo bông ấn tượng đến nay đã mấy năm rồi mà? hàng rào ngoại vi vẫn chưa dựng xong. Không phải họ thiếu khả năng, nhưng họ buộc phải tính toán lợi hại cho những bước "đi tắt đón đầu" đầy nhỡ nhàng mà trước họ đã có một số nhà đầu tư "mắc" vào, như nhà máy nước của Vinaconex hay nhà máy "siêu trường siêu trọng" của LILAMA (Tổng công ty lắp máy VN).
    Nhà đầu tư bao giờ cũng tính toán kỹ càng, nhiều khi quá kỹ, nhưng không thể trách họ. Không nhà đầu tư nào vào các khu công nghiệp hay khu kinh tế vì mục đích từ thiện. Điều đó đã quá rõ, vì thế không cần thuyết giảng cho họ về những "mục đích ý nghĩa" như vực dậy một miền Trung còn đói nghèo hay vì bà con miền Trung lâu nay còn chịu nhiều thiệt thòi mà các nhà đầu tư hãy mạnh dạn mở hầu bao. Với nhà đầu tư, chỉ có cơ hội và cuối cùng là hiệu quả là có sức thu hút thực sự. Nhưng cũng có nhiều loại nhà đầu tư, và không ai giống ai. Vẫn có những nhà đầu tư có tầm nhìn xa, có khả năng tiên đoán xa, và họ sẵn sàng mạo hiểm. Tìm được những nhà đầu tư như thế, thuyết phục được họ bằng chính những gì thực nhất của mình, các khu kinh tế hay khu công nghiệp mới có thể "cắn dài" sau khi đã "bóc ngắn". Tôi tin, nếu thu hút đầu tư một cách tích cực nhưng bài bản, hai khu kinh tế Dung Quất và kinh tế mở Chu Lai sẽ đón được nhiều nhà đầu tư tầm cỡ trong vài năm tới, khi cơ hội của dải đất miền Trung này đã hiện dần ra. "Hai chị em", kẻ xinh người dòn sẽ không lo gì thiếu những "hoàng tử" từ phương xa đến "cầu hôn", nếu hai chị em thực sự có sức thu hút.
    Thanh Thảo
  2. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có Nhà máy Bia Sài Gòn Tại Quảng Ngãi (28/07/05)
    Bộ Công Nghiệp vừa có văn bản cho biết,việc Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát sài Gòn có chủ trương đầu tư một Nhà máy bia tại Quảng Ngãi là phù hợp với kế hoạch đăng kí của Tổng công ty và quy hoachnhạnh đã được Chính phủ phê duyệt.
    Được biết, Tổng công ty Bia Rươu Nước giải khát Sài Gòn đã có công văn thống nhất việc liên doanh với tỉnh Quảng Ngãi qua Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp Quảng Ngãi và Nhà máy Bia Dung Quất thuộc công ty Đường Quảng Ngãi đầu tư Nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn thuộc khu công nghiệp Quảng Phú tỉnh Quảng Ngãi,với công suất 50 triệu lít/năm(giai đoạn 1),và sẽ nâng lên 100 triệu lít/năm(giai đoạn 2);và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn đã có văn bản trìng Bộ Công Nghiệp xin phê duyệt quy hoạch bổ xung nhà máy bia tại Quảng Ngãi với công xuất như trên.
    Đây là dự án có quy mô lớn với tổng mức đầu tư khoảng 450 tỷ đồng,giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
    Cũng theo Bộ Công Nghiệp, do hiện nay tỉng Quảng Ngãi đã có Nhà Máy Bia Dung Quất,nên để việc đầu tư Nhà máy mới có hiệu quả và tránh việc cạnh tranh không cần thiết,Bộ Công Nghiệp đề nghị UBND tỉng Quảng Ngãi phối hợp với Công ty Đường Quảng Ngãi và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn để xây dựng phương án sản xuất có hiệu quả.
    Hiện nay, UBND tỉng Quảng Ngãi đang tích cực triển khai các thủ tục cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Dự án sớm được triển khai.T.S
    (Theo www.quangngai.gov.vn)
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 31/07/2005
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Nhóm phá rừng ''''Năm Cam''''
    Trong hai ngày 26-27/7, gần 60 cán bộ, chiến sĩ công an Quảng Ngãi chia làm 3 mũi đánh vào tận sào huyệt của băng nhóm phá rừng lớn nhất Quảng Ngãi. Vụ án hé mở những khuất tất về tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Sơn Hà tồn tại từ nhiều năm qua?
    Đêm 26/7, mọi hoạt động của Huỳnh Ngọc Tú, 36 tuổi, thường trú ở phường Trần Phú, thị xã Quảng Ngãi và chiếc ô tô tải do Tú điều khiển được đưa vào tầm ngắm của lực lượng công an. Đúng như phương án đã định, 22h chiếc xe bắt đầu nhằm hướng Sơn Hà thẳng tiến. 23 giờ đến ?obãi?. Quá 0h ngày 27/7, chiếc xe đã ?oăn? đủ hàng và xuôi về thị xã Quảng Ngãi.
    Tiếng máy ầm ầm xua tan sự tĩnh mịch của đêm miền núi. Qua Trạm kiểm lâm Sơn Hạ, chiếc ô tô chở đầy gỗ nhẹ nhàng đi qua, tuyệt nhiên không gặp trở ngại nào. Mọi chuyện như đã quá quen thuộc.
    Đến ngã 3 Tịnh Bắc (Sơn Tịnh), ô tô rẽ hướng Tịnh Trà rồi bon nhanh ra hướng giáp ranh Quảng Ngãi-Quảng Nam. Đúng lúc đó, lực lượng công an ập đến, Huỳnh Ngọc Tú buộc phải ký vào biên bản bắt quả tang về hành vi ?ovận chuyển gỗ trái phép?. Tang vật thu giữ là 9,53 khối gỗ chò nâu.
    Mũi trinh sát thứ tiến hành kiểm tra hành chính, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Đinh Du Chiên, 46 tuổi, người dân tộc H?Trê, thường trú ở thôn Cà Đáo, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà. Khám người Chiên, trinh sát thu giữ một tép heroin và 29 triệu đồng. Tại xưởng cưa của Chiên, lực lượng Công an lập biên bản tạm giữ trên 10 khối gỗ lim, dổi và chò đã được xẻ thành phẩm, kê biên 2 ô tô tải và nhiều tài sản khác.
    Cùng thời gian này, một mũi trinh sát khác với sự yểm trợ của 40 chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an huyện Sơn Hà đã tập kích hang ổ của bọn lâm tặc. Hàng trăm người chạy tán loạn. Lực lượng công an chỉ kịp bắt giữ tên Triệu Huy Lực, 36 tuổi, quê ở Nam Định cùng một nhóm thanh niên người dân tộc. Lực là một trong 4 tên đàn em của Chiên được ?ođặc cách? vào chỉ huy các ?othợ xẻ? để khai thác gỗ.
    Tại đây, 32 xe Honda cũng bị tạm giữ. Hiện trường để lại là cả vạt rừng nguyên sinh đã bị san phẳng. Những cây gỗ chò lớn đến 2 người ôm ngã la liệt. 10 lán trại còn nghi ngút khói nấu ăn sáng. Gỗ được xẻ thành những tấm lớn vung vãi khắp nơi. Tại bãi tập kết, gần 10 khối gỗ lim, chò đang chờ được chuyển ra khỏi rừng.
    Kẻ cầm đầu tổ chức khai thác, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép quy mô ở Sơn Hà được xác định là Đinh Du Chiên, một con nghiện ma túy, ông trùm ở huyện miền núi này. Chiên ngông nghênh ghi biệt danh là ?oNăm Cam?, nghề nghiệp là ?olâm tặc?. Chiên có 3 người vợ. Người vợ thứ 3 là Nguyễn Thị Ấn, hơn Chiên 6 tuổi, là một trong những cánh tay đắc lực của Chiên. Mọi người dân ở đây, kể cả cán bộ thị trấn, cán bộ huyện đều biết hành vi phạm pháp của Chiên nhưng không ai dám tố cáo. Xe gỗ nào Chiên đã ?ohỏi? thì không ai được mua hay trả giá khác. Thậm chí ngay khi Chiên đã bị bắt, lực lượng công an thuê nhân công và phương tiện để chuyển gỗ ra khỏi rừng thì cũng không một ai dám làm.
    Theo Tiền Phong, bước đầu Chiên khai chỉ ?olàm gỗ? từ đầu năm đến nay, nhưng một số cuốn sổ ghi chép được thu ở rừng Nước Nia (trong lán của Lực) thể hiện là Chiên ?olàm gỗ? từ khi mở xưởng cưa, tức hơn 10 năm về trước. Thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày có không dưới 10 khối gỗ quý của rừng Nước Nia bị Chiên và đồng bọn khai thác, đưa ra khỏi rừng. Chiên chỉ đạo 4 đàn em là Lực và Bình, Hiền, Rong (3 tên này đã bỏ trốn), mỗi tên chỉ huy thường xuyên 10 đến 15 thợ xẻ làm lán trại ở hẳn trong rừng để khai thác gỗ.
    Hầu hết gỗ đều được thả dọc theo suối Nước Nia. Chiên, Lực tiếp tục thuê nhân công dắt theo dòng nước về bãi tập kết. Đến đây Chiên sẽ mang xe vào chở về. Gỗ được chuyển về xưởng và chế biến tại đây rồi mới đưa đi tiêu thụ, chủ yếu ở Đà Nẵng, một phần nhỏ đưa về thị xã Quảng Ngãi. Chính việc khai thác tận gốc, tiêu thụ tận ngọn như thế đã mang lại cho Chiên khoản lợi khổng lồ. Có thể nói đến giờ này Chiên là người giàu có nhất huyện Sơn Hà.
    Nguồn: ngoisao.net xào lại từ báo Tiền Phong!
    Bình ''''loạn'''' : Thì ra là Quảng Ngãi vẫn còn rừng! cứ tưởng là "về cơ bản, chúng ta đã phá xong rừng" rồi chứ!
    Được curio sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 01/08/2005
  4. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1


    Quyết định thành lập Sở Ngoại vụ và Sở Bưu chính, Viễn thông (04/08/2005)

     


    [​IMG]




    Ngày 04/8/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 97 và 98 về việc thành lập Sở Ngoại vụ và Sở Bưu chính, Viễn thông thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.  
     
    Theo đó, Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại giao trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Ngoại giao.
     
    Đối với Sở Bưu chính, Viễn thông, là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin; quản lý các dịch vụ công về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Bưu chính, Viễn thông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
     
    Hai Sở trên đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 16 tháng 7 năm 2005.  
  5. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Nhà sách Trung tâm Quảng Ngãi bán gì ?
    [​IMG]
    Trong những năm gần đây đời sống nhân dân tỉnh ta được nâng lên khá rõ, cho nên nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần cũng không ngừng tăng cao. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tăng thời lượng phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam, xây dựng nhiều chương trình, nội dung phong phú; các mặt hàng điện tử phục vụ cho công tác nghe nhìn được bán khá nhiều trên thị trường, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân.
    Thế nhưng, còn một ?omón ăn? tinh thần khác mà người dân cảm thấy vẫn còn thiếu, đó là sách, nhưng khi cần thì mua ở đâu ? Các cửa hàng sách nhỏ lẻ, chủ yếu chỉ bán sách giáo khoa, sách ngoại ngữ cho học sinh và một số rất ít các loại sách khác. Với khả năng nhạy bén của một đơn vị kinh doanh trong giai đoạn cơ chế thị trường, Công ty Sách thiết bị trường học đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà sách trung tâm, địa điểm tại góc phía Đông Bắc đường Quang Trung - Nguyễn Nghiêm.
    Trước yêu cầu như vậy, được sự quan tâm của UBND tỉnh, cho phép Công ty Sách thiết bị Trường học đầu tư dự án ?oNhà sách Trung tâm Quảng Ngãi?, với kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 1,36 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh sách thiết bị trường học và giải quyết việc làm cho người lao động.
    Tên của dự án án đã cho chúng ta biết đây là dự án xây dựng một nhà sách hay có thể tạm hiểu như một siêu thị sách mini ở tỉnh Quảng Ngãi, nhiều người dân hy vọng có thể tìm được cho mình những cuốn sách mà mình cần tại nơi đây. Sự kỳ vọng của cán bộ, nhân dân trong tỉnh rất nhiều vào nhà sách này ngay từ khi bắt đầu tư xây dựng bao nhiêu thì khi nó hoàn thành thì họ lại càng thất vọng bấy nhiêu. Thất vọng về tính thẩm mỹ của dự án ư ? không, nhà sách được xây dựng cao 4 ?" 5 tầng, diện tích hàng ngàn m2, vị trí thật tuyệt vời ngay trung tâm thị xã Quảng Ngãi, thế thì người dân thất vọng về vấn đề gì ? đi ngang qua nhà sách trung tâm chúng ta thấy ngay hiện nay bán gì ? hàng điện tử, điện thoại di động ... trái ngược hoàn toàn với mục tiêu ban đầu của dự án.
    Nếu như một doanh nghiệp dân doanh, vốn của doanh nghiệp tự đầu tư, nhưng cũng phải sản xuất kinh doanh đúng mục tiêu của dự án được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Còn đây là một doanh nghiệp Nhà nước, vốn của Công ty cũng chính là vốn của ngân sách Nhà nước, lại được ngân sách đầu tư tỉnh hỗ trợ một phần trong việc xây dựng nhà sách, thế nhưng lại không bán sách theo như dự án đã được lập mà doanh nghiệp lại cho các đơn vị khác thuê để bán các mặt hàng khác. Do vậy, Công ty Sách thiết bị trường học cần phải xem lại hiệu quả đầu tư của dự án được lập và thực hiện đúng mục tiêu đã được UBND tỉnh cho phép đầu tư để đồng vốn của ngân sách của nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, chứ không được tùy tiện, muốn dùng vào việc gì cũng được.








    Trần Hoài Thu(www.quangngai.gov.vn - 05/08/2005)
  6. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM hợp tác toàn diện với tỉnh Quảng Ngãihttp://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92292&ChannelID=3
    TT (TP.HCM) - Ngày 5-8, tại buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã nhất trí với những kết quả hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Quảng Ngãi và TP.HCM trong ba năm qua, đồng thời chỉ đạo tiếp tục hợp tác toàn diện hơn, sâu hơn; tập trung vào các lĩnh vực kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất.
    Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2002 đến nay, trong số các dự án đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất có 37 dự án là của các doanh nghiệp TP.HCM với số vốn đăng ký trên 2.500 tỉ đồng.

    * Theo ông Trần Lê Trung - trưởng BQL Khu kinh tế Dung Quất - tính đến nay đã có 90 dự án của các DN trong nước và nước ngoài đăng ký và được cấp phép vào Khu kinh tế Dung Quất với tổng số vốn gần 4,2 tỉ USD.   
    V.H.Q. - X.TOÀN
  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]




    Hội chợ việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ngãi lần thứ III ?" năm 2005 khai mạc vào tối ngày 05/8 tại Trung tâm Thông tin - Triển lãm Tỉnh. 
     
    Hội chợ lần này có 70 gian hàng để các cơ quan, doanh nghiệp, các trường và cơ sở đào tạo nghề thực hiện tuyển dụng, tuyển sinh, trong đó, có 15 gian dành cho Ban Tổ chức và các cơ quan, ban ngành giới thiệu về các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tư vấn về các chính sách, pháp luật lao động liên quan đến công tác giải quyết việc làm; 15 gian hàng dành cho các trường, cơ sở đào tạo nghề và các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh Quảng Ngãi và một số tỉnh bạn như Đà Nẵng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương; còn lại 40 gian hàng dành cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ trực tiếp tuyển lao động, nhất là các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động. Ngoài các hoạt động trên, Ban tổ chức Hội chợ còn tổ chức hoạt động giao lưu giữa người lao động với các cơ quan quản lý hành chính [​IMG]nhà nước, với doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo việc làm; tổ chức Hội trại Thanh niên với chủ đề: ?oNghề nghiệp - việc làm; Xuất khẩu lao động để xoá đói giảm nghèo?o.
    Qua Hội chợ việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ngãi năm 2005, Ban tổ chức hy vọng có khoảng 2000-2500 lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng tại chỗ; có 8.000 ?" 10.000 lao động được tư vấn về việc làm, về chính sách, pháp luật liên quan việc làm; có 500 ?" 700 lao động được sơ tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và từ 1.400 ?" 1.500 học sinh được tuyển sinh vào học các trường và cơ sở đào tạo nghề. Hội chợ sẽ diễn ra trong  ba ngày từ ngày 05 đến ngày 07/8/2005.
                                                                                                                   Đ.T
  8. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0


    Vụ phá "đường dây gỗ lậu" lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi: Ai đã bảo kê cho lâm tặc?

    (http://www2.thanhnien.com.vn/Phapluat/2005/8/7/118207.tno)




    [​IMG]

    Kiểm tra và thu 20m3 gỗ quý hiếm tại xưởng gỗ bà Trương Thị Quỳnh Như
    Dư luận đã từng nhiều lần lên tiếng về tình trạng rừng Sơn Hà (Quảng Ngãi) bị tàn phá. Thế nhưng khi Công an tỉnh Quảng Ngãi ập vào khám xét xưởng gỗ và bắt Đinh Du Chiên (còn gọi là Hai Chiên, Năm Cam Sơn Hà) ở thôn Cà Đáo, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, đường dây buôn bán gỗ lậu lớn nhất từ trước đến nay mới lộ diện.

    Vào cuối tháng 6/2005, Công an tỉnh Quảng Ngãi quyết định mở chuyên án phá đường dây buôn bán gỗ lậu này với bí số 705C. Trưa ngày 26/7/2005, tin nhận được là có xe vào chở gỗ lậu ở rừng Nước Nia, thị trấn Di Lăng. Ban chuyên án 705C chuẩn bị lực lượng sẵn sàng. Tối 26/7, tất cả lên đường và vào lúc 3 giờ sáng ngày 27/7/2005, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi truy bắt chiếc xe mang biển số 76K 2629 (chủ xe là Lê Hữu Phê, ở đường Nguyễn Bá Loan, thị xã Quảng Ngãi) tại địa phận thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, bắt hai đối tượng, gồm: lái xe Huỳnh Ngọc Tú, ở tổ 15, phường Trần Phú, thị xã Quảng Ngãi và Nguyễn Thị Ấn (vợ Đinh Du Chiên), thu giữ 9,53m3 gỗ lậu. 7 giờ sáng cùng ngày, công an ập vào xưởng cưa xẻ gỗ của tên Đinh Du Chiên, sinh năm 1959, ở thôn Cà Đáo, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, thu được khoảng 10m3 gỗ thuộc loại quý hiếm; 29 triệu đồng tiền mặt, 1 dây chuyền vàng 12,5 chỉ, 4 viên đạn AR 15, 1 tép heroin, 2 xe ô tô gồm một xe cẩu và một ô tô tải (chiếc xe tải có biển số 76K 0429 đã hết hạn sử dụng, dùng để chở gỗ từ rừng về xưởng gỗ). Đến khoảng 8 giờ sáng, công an bắt tiếp 5 đối tượng tại bãi tập kết gỗ lậu thuộc làng Nước Nia, thị trấn Di Lăng, thu 5m3 gỗ, 24 xe mô tô, xe máy. 5 đối tượng bị bắt đều ở tỉnh Nam Định, đó là Triệu Huy Lực (46 tuổi), Trần Văn Thiên (46 tuổi); Vũ Văn Quang (22 tuổi), Trần Văn Ruyện (49 tuổi) và Lê Văn Câu (54 tuổi). Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài khối lượng gần 25m3 gỗ mà công an tịch thu được hôm 27/7, còn có một lượng gỗ tương đối nhiều vẫn còn nằm rải rác trong rừng Nước Nia, đang được các cơ quan chức năng gom lại để chuyển về nơi tập trung.


    [​IMG]
    Xe chở gỗ lậu của Hai Chiên


    [​IMG]
    Đinh Du ChiênLâm tặc tập trung phá rừng, vận chuyển gỗ lậu bán cho các nơi ngoài tỉnh với quy mô lớn như thế, người dân đều biết nhưng các ngành chức năng huyện Sơn Hà vẫn không hay biết gì. Một điều lạ là, đến các em nhỏ cũng biết "xưởng cưa của Hai Chiên"! Vì sao chúng vận chuyển gỗ không kể ban đêm mà ngay cả ban ngày (quy luật vận chuyển gỗ thường vào khoảng 15 - 18 giờ), Kiểm lâm huyện Sơn Hà vẫn... không thấy? Ai "đóng dấu" cho chúng vận chuyển gỗ ra ngoài tỉnh? Phía sau đường dây buôn bán gỗ lậu này là ai? Qua tìm hiểu, chúng tôi còn được biết có không ít lần Ban quản lý dự án lâm trường Sơn Hà bắt được cả xe và người vào phá rừng của lâm trường, nhưng sau đó không hiểu vì động cơ gì mà Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà chỉ... xử phạt hành chính rồi thả(?!). Những chiếc xe này sau đó lại hoạt động "làm ăn" bình thường. Vậy ai đã bảo kê cho bọn lâm tặc ngang nhiên phá rừng?
    Trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Lê Xuân Hòa - Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đây là một vụ án rất nghiêm trọng, là một đường dây buôn gỗ lậu lớn có tổ chức đã tồn tại trong một thời gian dài. Ông Hòa khẳng định không loại trừ một số cán bộ công an và lực lượng kiểm lâm có dính dáng vào đường dây này.
    Trung Anh
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày nay cổng trường Trần Quốc Tuấn nhộn nhịp và rực rỡ với nhiều băng rôn đầy màu sắc và những hoạt động chuẩn bị cho buổi lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng 3 và hội trại mừng 50 năm ngày thành lập trường. Xin giới thiệu đến các bạn một bài viết trên báo Thanh niên Online, để các bạn hiểu thêm về ngôi trường vốn giàu truyền thống nhất nhì tỉnh này.
    Có một ngôi trường 50 tuổi (http://www3.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/8/15/118952.tno)
    Lịch sử một ngôi trường có khi cũng giống lịch sử một đời người, cũng có thăng có trầm có vui có buồn. Chỉ có khác, ngôi trường thì sống lâu hơn đời người, và ngôi trường là nơi chứng kiến, nơi tích tụ và chuẩn bị cho lịch sử nhiều đời người, lịch sử nhiều thế hệ.
    Ở Quảng Ngãi, chỉ trong vòng 1 tuần, đã có "lễ mừng thọ" hai ngôi trường lớn nhất tỉnh: 60 năm Trường Lê Khiết và 50 năm Trường Trần Quốc Tuấn. Nếu Lê Khiết là ngôi trường con đẻ của Cách mạng Tháng Tám, thì Trần Quốc Tuấn lại là ngôi trường đã sống qua hai chế độ. Nếu Lê Khiết đã cho "ra lò" nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của chế độ mới, nhiều nhà giáo, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng trong nước, thì Trần Quốc Tuấn sau 50 năm của mình đã đưa ra thương trường hàng loạt doanh nhân, đưa vào các "labor" nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Ngay ở NASA (Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ) của Mỹ cũng có không dưới một chục cựu học sinh Trần Quốc Tuấn. Và điều đáng tự hào, là trong phong trào chống Mỹ - Thiệu của học sinh sinh viên các đô thị miền Nam, Trần Quốc Tuấn là ngôi trường luôn đi hàng đầu các cuộc đấu tranh sôi sục ấy. Rất nhiều cựu học sinh Trần Quốc Tuấn đã đến với cách mạng, đã "lên xanh" từ chính ngôi trường này. Sau khói mù của lựu đạn cay và những cơn mưa ma-trắc, lại nghe vang lên hào hùng bài ca Trường Trần Quốc Tuấn do chính  học sinh của trường sáng tác. Nhiều cựu học sinh Trần Quốc Tuấn sau này đã thành những nhạc sĩ nổi tiếng. Học hành và tranh đấu, làm khoa học và buôn bán, dù phải tha hương vẫn không bao giờ quên mình từng là học sinh Trần Quốc Tuấn, người thành đạt hay giàu có nâng đỡ những người không may mắn như mình... Đó là truyền thống "rất Trần Quốc Tuấn". Gặp lại những cựu học sinh của trường, từ những doanh nhân như Lê Quốc Ân, những nhà khoa học như Huỳnh Ngọc Phiên, những nhạc sĩ như Trần Xuân Tiên, Nhất Sinh, Lê Điền Sơn, Dương Quang Hùng... những nhà báo như Lê Nhân... lại nghe họ nói say sưa về ngôi trường mình từng học. Có những người đã "học vắt" ở Trần Quốc Tuấn qua hai chế độ, có người từ Mỹ về đã ôm lấy những bạn học cũ của mình mà rơi nước mắt. Tôi đã xem những bức ảnh một cựu học sinh của trường chụp được trong mùa khai giảng cách đây 50 năm, càng thấy với một ngôi trường, cái kỷ cương, cái ý thức tự hào, cái trách nhiệm của học sinh gìn giữ "thương hiệu" nhà trường thực ra còn quý hơn cái quy mô hoành tráng về cơ sở vật chất của trường rất nhiều. Trường Trần Quốc Tuấn ngày mới thành lập trông thật nghèo nàn, dù địa điểm của trường sau 50 năm vẫn không thay đổi. Có những người thầy, những hiệu trưởng của trường như thầy Nguyễn Khoa Phương sau bao nhiêu năm vẫn được học trò nhiều thế hệ nhắc nhở với bao kính trọng. Khi thầy Phương mất trong nghèo khó, đám tang của thầy là một trong những đám tang lớn nhất ở Quảng Ngãi. Người xứ Quảng là vậy, nghèo nhưng trọng sự học, trọng ân nghĩa. Bất cứ ngôi trường nào rồi cũng "già" đi, cũng đến lễ "thượng thọ" 50, 60 hay 100... Điều quan trọng là những thế hệ học sinh mà trường đào tạo có thể và thực sự tự hào về ngôi trường mình từng học không? Và ngôi trường có thể tự hào về những học sinh qua nhiều năm tháng của mình không? Trần Quốc Tuấn là ngôi trường có được niềm tự hào ấy. Trong thời buổi này, đó là điều hạnh phúc.
    Thanh Thảo
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 15/08/2005
  10. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay 7 giờ bậc truyền hình HVT7,cũng có đoạn phim phóng sự về ngôi trường trung học Trần Quốc Tuấn,nhân kỉ niệm 50 năm thành lập trường,có giới thiệu về hiệu trưởng qua các thời kỳ,và rất nhiều hình ảnh chụp cách đây cũng khá lâu,mình thấy những cây long não nay rất to nay đã trở thành cổ thụ và phong cảnh trường cũng rất đẹp đi từ ngoài vào,thấy cảnh học học sinh vui đùa dưới sân trường,tự nhiên mình cảm thấy như mình hồi những năm trước,mặc dù mình ko học ở đấy

Chia sẻ trang này