1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nghiệm thu công đoạn ?oxử lý túi bùn? đê chắn sóng Cảng Dung Quất (21/10/2005)​

    Sáng nay, 21 tháng 10, Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà thầu phụ BHD (Ballast Ham Dredging- Phần Lan) tổ chức nghiệm thu công đoạn "xử lý túi bùn" đê chắn sóng Cảng Dung Quất.
    Công đoạn ?oxử lý túi bùn? phát sinh này có mức đầu tư 23,8 triệu USD là hạng mục đặc biệt quan trọng của gói thầu EPC 5A thuộc dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Gói thầu EPC 5A bao gồm phần xử lý túi bùn và thi công khoảng 1600 m đê chắn sóng. Hiện tại, Nhà thầu Tedi South đã hoàn thành thiết kế phần chân đê đồng thời chuẩn bị vật liệu để thi công phần thân đê.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thiệt hại trong đợt mưa lũ từ ngày 21-26/10/2005 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (27/10/2005) ​
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với giải hội tụ nhiệt đới, trong các ngày từ 22/10 đến 26/10 ở Quảng Ngãi có mưa vừa đến mưa to, một số nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến đo được tại các huyện miền núi từ 400-800mm; vùng đồng bằng 150-300mm. Đặc biệt một số vùng lượng mưa rất lớn như: Sơn Giang: 544mm, Sơn Hà: 627mm, BaTơ: 760mm, Giá Vực: 830mm.
    Mưa lớn đã làm cho mực nước các sông trong tỉnh lên nhanh và luôn duy trì ở mức cao, gây ngập nhiều xã 2 bên bờ sông Vệ, Trà Khúc, nước lũ cũng đã làm ngập nhiều cầu và đường thuộc các tuyến đường liên huyện: đường Sơn Hà đi Sơn Tây; đường Sơn Tịnh đi Sơn Hà; các tuyến đường liên xã: đường Bồ Đề đi Đức Lợi; đường Nghĩa Phương đi Nghĩa Hiệp? Mặc dù đã có sự chỉ đạo chặt chẽ của Uỷ ban nhân dân tỉnh và triển khai tích cực của các địa phương nhưng do có nhiều yếu tố bất ngờ nên không tránh khỏi thiệt hại, tính từ ngày 22/10 đến ngày 26/10, mưa lũ đã làm 5 người chết, ngập 412 nhà, 209 giếng nước; sập hoàn toàn 3 nhà, hư hỏng 5 nhà; ngập 120 ha lúa, 652 ha mía, hư hại 741 ha hoa màu; gây sạt lở, hư hại 135 đoạn kênh mương với tổng chiều dài 3.145m; sạt lở 21 ha hồ nuôi tôm, thất thoát 19 tấn; di dời khẩn cấp 577 hộ dân khỏi vùng sạt lở?ước tổng thiệt hại khoảng hai mươi tám tỷ hai mươi lăm triệu đồng.
    Hiện tại, Uỷ ban nhân dân tỉnh đang khẩn trương chỉ đạo các Sở ngành, địa phương tập trung khắc phục những thiệt hại do lũ lụt gây ra; lưu ý các địa phương phải làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý nhanh các giếng nước bị ngập và tiêu huỷ xác chết gia cầm, tuyệt đối không để nhân dân dùng nước giếng bị ngập lụt chưa qua xử lý? đồng thời rất cần có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, các đơn vị hão tâm để nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm ổn định đời sống nhân dân.


  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi chạy đua đối phó với bão - lũ (31/10/2005) ​

    Ông Nguyễn Kim Hiệu - Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo công tác đối phó cơn bão số 8
    Trước diễn biến rất phức tạp của cơn bão số 8 đang đổ bộ vào miền Trung, có khả năng đổ bộ vào tỉnh Quảng Ngãi, trong 4 ngày qua UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh đã liên tục có nhiều công điện gửi UBND và Ban chỉ huy PCLB-TKCN 14 huyện, thành phố, các Ban chỉ huy công trình trọng điểm của tỉnh và Trung ương tại địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện khẩn cấp phương án phòng chống bão, lụt ở các địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi đã và đang chạy đua với việc đối phó với cơn bão số 8 và tình hình mua lũ đang diễn ra rất phức tạp và rất mạnh.

    Cơn bão số 8 ngày càng đến gần, hôm qua 30/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh, lãnh đạo Tỉnh uỷ, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nhằm triển khai các giải pháp khẩn cấp và đồng bộ đến các địa phương, cố gắng giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân khi cơn bão đổ bộ vào tỉnh cũng như lũ lớn từ các huyện miền núi ập xuống các huyện đồng bằng. Tại cuộc họp này, ông Trương Ngọc Nhi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu: Trước 16h chiều ngày 30/10, các địa phương phải tổ chức xong việc di dời dân ở vùng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi ở an toàn và chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm việc để nhân dân vớt củi trên sông, tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu thuyền trú ẩn nơi an toàn và tổ chức kiểm tra tại hiện trường trước và trong thời gian bão xảy ra. Ngay sau khi cuộc họp, lãnh đạo tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh cũng đã về các địa phương trọng điểm như xã Bình Châu (Bình Sơn), xã Tịnh Long (huyện Sơn Tịnh), xã Nghĩa An (Tư Nghĩa), xã Phổ Quang và Phổ Thạnh (Đức Phổ) và một số nơi miền núi có nguy cơ sạt lở để kiểm tra thực tế việc thực hiện các công điện khẩn của tỉnh.
    Trong tiếng gào thét của biển cả, anh Trương Quang Ấn- Thường trực Ban chỉ huy PCLB huyện Bình Sơn cho biết, trong chiều hôm qua (30/10) ngay sau khi họp khẩn cấp với các thành viên trong Ban chỉ huy PCLB huyện, huyện Bình Sơn đã phân công tất cả các thành viên về đứng cánh tại các địa phương để đôn đốc việc chuẩn bị đối phó với cơn bão số 8. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên đến thời điểm này ở huyện Bình Sơn chưa bị thiệt hại nào đáng kể. Đặc biệt là đến thời điểm này tất cả các phương tiện tàu thuyền của ngư dân trong huyện đã tìm được nơi trú ẩn an toàn. Một số phương tiện không về trú ẩn tại các vùng neo đậu tàu thuyền trong tỉnh cũng đã thông báo về đã tìm được nơi trú ẩn an toàn. Đối với 25 hộ gia đình ở vùng sạt lở ven biển thuộc thôn Định Tân xã Bình Châu, chính quyền và nhân dân địa phương đã giúp vận chuyển toàn bộ tài sản cùng người gìa yếu và trẻ em đến nơi ở an toàn. Số thanh niên trai tráng còn ở lại để chống chọi với bão lũ nhằm bảo vệ nhà cửa. Huyện Bình Sơn đã chỉ đạo cho tất cả các địa phương thực hiện nghiêm túc việc cấm nhân dân qua lại ở những khu vực nước chảy xiết và phân công người túc trực ở các địa bàn trọng điểm thuộc các xã miền núi để đề phòng sạt lở núi và lũ quét.
    Từ huyện Bình Sơn, chúng tôi ngược về phía Nam để về các vùng ngập lũ và các xã vùng ven biển huyện Sơn Tịnh. Anh Bùi Bình- Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Sơn Tịnh cho biết: Nhờ nắm bắt được diễn biến của cơn bão số 8 qua các phương tiện thông tin đại chúng và làm tốt công tác phòng ngừa theo phương châm "4 tại chỗ" nên huyện Sơn Tịnh đã rất chủ động trong công tác phòng chống thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều đáng lo ngại nhất bây giờ là trên vùng biển bãi ngang thuộc xã Tịnh Kỳ hiện vẫn còn 3 chiếc tàu đánh cá loại 45 CV của ngư dân không vào được nơi trú ngụ. Ngư dân trên 3 chiếc tàu đánh cá này đã được đưa vào bờ nhưng 3 chiếc tàu thì có khả năng sẽ gặp nguy hiểm khi có sóng lớn. Ngoài những hộ sống ở những khu vực đặc biệt nguy hiểm đã được di dời khẩn cấp đến nơi ở an toàn; huyện Sơn Tịnh đã chỉ đạo cho các xã vùng ven sông ven biển như Tịnh Sơn, Tịnh Giang, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh An, Tịnh Long chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển cũng như vận động gần 200 hộ gia đình nhân dân ở những xã này thu dọn tài sản để chuẩn bị sẵn sàng di dời chỗ ở khi bão đổ bộ vào đất liền, triều cường và mực nước các con sông dâng cao. Huyện Sơn Tịnh đã chuẩn bị đầy đủ "cơ số" lều bạt các loại để cấp phát cho những hộ thuộc diện phải di dời có nơi ở tạm trong những ngày mưa to gió lớn.
    Tại xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) là một xã được coi như là một xã hải đảo vì bốn bề là sông và biển nên công tác phòng chống lụt bão của địa phương đã và đang được triển khai một cách quyết liệt hơn. Anh Tấn- Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: Toàn xã đã có 34 hộ gia đình sống ở những khu vực đặc biệt nguy hiểm về khả năng sạt lở do sóng lớn và triền cường đã được địa phương cấp đất trong dự án tái định cư để làm nhà ở mới. Sáng nay địa phương đã giúp đỡ về nhân lực để tiếp tục đưa thêm 4 hộ nữa vào nơi ở an toàn. Toàn xã hiện có 16 hộ gia đình thuộc diện phải di dời trong mùa mưa bão. Là một xã ven biển có thế mạnh về khai thác hải sản nên toàn xã Nghĩa An có gần 700 chiếc tàu đánh cá các loại. Nghe tin cơn bão số 8 hình thành trên biển, ngư dân trong xã đã đưa phương tiện về trú ẩn an toàn tại các vũng neo đậu trong tỉnh. Số còn lại cũng đã tìm được nơi trú ẩn an toàn tại các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng. Qua liên lạc, hiện tất cả các phương tiện và lao động tham gia đánh bắt hải sản của xã Nghĩa An đều đã không còn ở trên biển. Anh Tấn cho biết thêm, địa phương đã thành lập được 6 tiểu ban phòng chống lụt bão. Mỗi tiểu ban có từ 20 người đến 30 người thường trực ở 6 thôn trong toàn xã để kịp thời xử lý việc tìm kiếm cứu nạn cứu hộ khi có sự cố xảy ra.
    Từ huyện đảo Lý Sơn xa xôi, qua điện thoại, anh Võ Xuân Huyện- Chủ tịch UBND huyện đảo thông báo: Hiện nay trên đão đã có 208 chiếc tàu đánh cá của ngư dân đã neo đậu chắc chắn tại vũng neo đậu tàu thuyền được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình biển đông hải đảo. Số còn lại đã chạy vào những khu vực neo đậu tàu thuyền ở ven bờ. Đặc biệt qua hệ thống thông tin liên lạc, toàn huyện có 5 chiếc tàu đang hành nghề ở ngư trường xa bờ đã neo đậu an toàn tại vũng biển Trường Sa của Việt Nam. Tất cả các ngành, các địa phương trong huyện đều đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và hoạt động có hiệu qủa. Các lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo đã sẵn sàng trong tư thế xuất quân vào bất kỳ lúc nào để giúp đỡ nhân dân chống chọi với bão lũ. Chiều hôm qua, các lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo đã cùng với lực lượng thanh niên xung kích di chuyển 9 hộ gia đình sống ở sát mé biển thuộc xã An Vĩnh đến nơi ở an toàn. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất trong công tác chỉ huy phòng chống lụt bão ở huyện đảo Lý Sơn là hệ thống thông tin liên lạc không đảm bảo. Huyện đảo đã được lắp Trạm phát sóng điện thoại di động mạng Mobiphon nhưng hơn 10 ngày qua Trạm phát sóng điện thoại di động này không còn hoạt động được.
    Ông Nguyễn Kim Hiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã về cửa biển Mỹ Á, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ kiểm tra việc đưa tàu thuyền vào neo đậu và việc tháo dỡ chiếc cầu tre do nhân dân tự làm để đưa tàu thuyền vào sâu tìm nơi trú ẩn an toàn. Tại đây, ông Phạm Xuân Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ báo cáo, đến chiều ngày 30/10 toàn xã Phổ Quang đã kêu gọi tất cả 130 chiếc tàu thuyền có công suất từ 33-45 mã lực của bàn con ngư dân trong xã vào nơi trú ẩn; huyện Đức Phổ chỉ đạo xã Phổ Quang huy động lực lương tại chỗ khẩn trương tháo dở chiếc cầu tre tạm để đưa tàu thuyền vào neo đậu sâu trong sông. Kiểm tra tại cửa biển Sa Huỳnh, ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết, đến sáng ngày 31/10, tại cửa biển đã đưa vào neo đậu 268 chiếc tàu thuyền của ngư dân trong xã, như vậy 100% sô tàu thuyền của ngư dân khai thác trên vùng biển của tỉnh đã cập bến neo đậu, ngoài ra còn đưa hơn 30 chiếc tàu thuyền của các tỉnh vào neo đậu an toàn. Tại huyện miền núi Trà Bồng và các huyện miền núi trong tỉnh là những nơi có nhiều nguy cơ sạt lở nặng đến sáng ngày 31/10 cũng đã di chuyển được 114 hộ dân ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm, các huyện cũng đang khẩn trương di dời tiếp một số hộ dân sống ở những nơi có nguy cơ lũ quét đến nơi an toàn.
    Theo bà Võ Thị Kiểu, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến sáng ngày 31/10, cơn bão đang ở 14,8 độ vĩ Bắc và 111,2 độ kinh Đông, cách bờ biển tỉnh Quảng Ngãi 300 km về phía đông và đang di chuyển về phía Tây-Tây Bắc, cơn bão gió mạnh cấp 11, giật trên cấp 12, trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi gió đang mạnh lên cấp 8, cấp 9 và bão đang diễn biến rất phức tạp vì vậy toàn tỉnh Quảng Ngãi đang chạy đua với cơn bão và tình hình mưa lũ đang ngày càng to hơn, mạnh hơn nhằm giảm những thiệt hại đến mức thấp nhất do bão, lũ gây ra.


  4. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi: 5 người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập
    >> Huế, Đà Nẵng: Giao thông nội thị bị ách tắc

    Quảng Ngãi: Quốc lộ 1A đoạn chạy qua xã Hiệp Bình bị lũ tràn
    TT - Sau khi cơn bão số 8 càn quét tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng gây thiệt hại nghiêm trọng về giao thông cũng như là về tài sản thì giờ đây người dân Quảng Ngãi lại phải đối mặt với tang thương.
    Cả đêm 31-10 rạng sáng ngày 1-11, ở Quảng Ngãi mưa to và gió rít liên hồi. Sớm ra, trên dọc đường Hùng Vương, biển hiệu của Trung tâm công nghệ thông tin Dung Quất gần khu vực Đài PTTH Quảng Ngãi gió tốc ngã đổ chỏng quèo. Tất cả học sinh trong toàn tỉnh đã được thông báo cho nghỉ học .
    Chúng tôi vượt qua cầu Trà Khúc nước chảy cuồn cuộn, nhằm quốc lộ 24B về vùng biển Định Tân (Bình Sơn) và Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh). Trên đường đi chúng tôi chứng kiến nhiều cảnh hoang tàn. Những hàng dương liễu, bạch đàn ngã đổ, nhà cửa xiêu vẹo. Ngay sát chân núi Thiên Ấn, nhiều ngôi nhà bị gió bay tốc mái ngổn ngang.
    Đến đoạn xã Tịnh Châu, Tịnh Khê cứ mỗi đoạn lại gặp cây ngã đổ, phải nhờ dân bên đường chặt cây lấy lối để đi. Nhưng đến đoạn phía trên Nhà chứng tích Sơn Mỹ thì nhiều cây dương liễu to bằng người ôm ngã ngang đường nên không thể qua được. Dọc đó, cột điện thắp sáng, điện thoại ngã đổ.
    Ông Phạm Thanh Sang, dân thôn Khê Kỳ xã Tịnh Khê, cản chúng tôi: ?oKhông đến Bình Châu được đâu, đoạn đường từ Tịnh Khê qua Tịnh Hòa nước ngập từ sáng sớm. Còn từ đây xuống cây ngã la liệt, sao đi được. Hồi hôm gió lớn, nhà lợp tôn bị tốc mái nhiều vô kể. Bây giờ gió lớn bà con qua nhà xây kiên cố ở tạm?.
    Chúng tôi ngược quốc lộ 24B theo quốc lộ 1A ra huyện Bình Sơn. Tại huyện Bình Sơn, nước sông Trà Bồng dâng cao, đến 10g trưa 1-11, tại Châu Ổ đã vượt mức báo động 3 là 45cm. Hàng loạt các vùng ven sông như Bình Dương, Bình Mỹ, Bình Chương, Bình Minh bị ngập nặng. Nước lũ đã cô lập nhiều khu dân cư.
    Tại cầu Cháy, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn nước băng đường quốc lộ 1A có hàng chục hộ dân, kẻ gồng gánh, người dắt trâu bò, ẵm con chạy lũ. Trường THCS Bình Hiệp ngập trong biển nước.
    Chiều cùng ngày, chúng tôi về xã biển Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa. Hàng dương ngoài mé biển bị gió đánh ngã rạp. Gió ào vào các xóm nhà làm ngã đổ những thân dừa. 33 ngôi nhà bị tốc mái, xiêu vẹo, sáu ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn.
    Ông Trương Quang Việt - phó Ban thường trực Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: Theo báo cáo ban đầu, toàn tỉnh có 5 người bị chết, 8 người bị thương, 1.640 ngôi nhà bị ngập, 89 ngôi nhà bị sập, trên 200 ngôi nhà, 25 phòng học bị tốc mái. ở huyện đảo Lý Sơn và Bình Sơn có 8 tàu bị chìm , 2 tàu bị mất liên lạc.
    VÕ QUÝ CẦU
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm về thiệt hại về vật chất và con người do cơn bảo số 8 gây ra​
    Tổng lượng mưa phổ biến đo được tại các vùng miền núi từ 150 - 300mm, vùng đồng bằng từ 350 - 500mm, làm cho mực nước các sông lên nhanh, đặc biệt là sông Trà Bồng. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 31/10 đến sáng ngày 01/11/2005, trong đất liền đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9; vùng ven biển gió cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 9; tại đảo Lý Sơn gió cấp 10, giật cấp 11. Theo số liệu chưa đầy đủ, cơn bão số 8 đã làm 05 người chết (Sơn Hà: 02, Sơn Tây: 01, Bình Sơn: 01, Tp Quảng Ngãi: 01), nhà bị sập hoàn toàn 89 cái, nhà bị xiêu vẹo, tốc mái 201 cái; tàu đánh cá bị chìm 06 chiếc (Lý Sơn 04, Bình Sơn 02), tàu đánh cá bị trôi mất tích 02 chiếc (Bình Sơn); diện tích lúa bị ngập 300 ha, diện tích mía bị đổ ngã 250 ha; các tuyến đường về miền núi hầu hết bị sạt mái ta luy, kè ngầm bị trôi đá, nền đường bị xói lở; hệ thống kênh mương từ kênh chính đến nội đồng của hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham và các công trình thuỷ lợi khác do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý có rất nhiều đoạn mái kênh, công trình trên kênh bị sạt lở. Tổng giá trị thiệt hại và kinh phí khắc phục các điểm bị sạt lở nghiêm trọng ước khoảng 28 tỷ đồng./.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bão số 8 gây thiệt hại nặng nề ở Quảng Ngãi (03/11/2005)​
    Do ảnh hưởng của bão số 8 kết hợp với không khí lạnh nên từ 19 giờ ngày 28/10/2005 đến 19 giờ ngày 01/11/2005 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to.
    Tổng lượng mưa phổ biến đo được tại các vùng miền núi từ 200-300mm, riêng ở Trà Bồng là 813mm; vùng đồng bằng từ 380-580mm. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 31/10/2005 đến sáng ngày 01/11/2005 trong đất liền đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9; vùng ven biển gió cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 9; tại Lý Sơn gió cấp 10, giật cấp 11. Mưa lớn đã gây ra lũ và làm cho mực nước các sông trong tỉnh lên nhanh, gây ngập lụt nhiều nơi trong tỉnh, đặc biệt là huyện Bình Sơn có nơi nhà cửa bị ngập sâu đến 2m; bão lũ đã làm chết 07 người, mất tích 03 người, bị thương 23 người; nhà bị ngập nước 3.160 cái, bị sập hoàn toàn 199 cái, bị xiêu vẹo, sạt vách 482 cái; 11 chiếc tàu đánh cá bị chìm, 02 chiếc bị mất tích; giếng nước bị ngập hơn 7.827 cái, 06 trạm biến áp hư hỏng, 57 trụ điện bị gãy, trên 7.500 ha hoa màu các loại bị ngập, đổ ngã và hư hại; 2.400m kênh mương bị sạt lở, bồi lấp... Tổng kinh phí thiệt hại trên 70 tỷ đồng (trong đó có 15 tỷ đồng cần được Trung ương hỗ trợ khẩn cấp để khắc phục các vùng bị sạt lở nghiêm trọng).
    Ngay trước khi xảy ra bão lũ, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời chỉ đạo các địa phương tổ chức di dời được 595 hộ dân tại các vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, bờ sông, bờ biển, vùng bị ngập sâu và vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét; kêu gọi tàu, thuyền còn ở ngoài khơi tìm mọi cách để ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão; triển khai phương án đảm bảo an toàn về hồ chứa; cảnh báo, ngăn chặn dân vớt củi hoặc đi lại ở những vùng ngập sâu, vùng nước chảy xiết; tổ chức ngay việc chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, chuyển dân ra khỏi các nhà tạm, nhà xiêu vẹo không bảo đảm an toàn; đồng thời tổ chức giao ban khẩn cấp giữa lãnh đạo tỉnh với lãnh đạo các huyện, thành phố và toàn thể thành viên Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh để thống nhất phương án chỉ đạo đối phó với bão lũ, thành lập ngay 04 đoàn công tác về các địa bàn xung yếu, trọng điểm để kiểm tra, chỉ đạo các biện pháp phòng tránh nên hạn chế đáng kể thiệt hại về người và tài sản.
    Sau khi bão tan và nước lũ vừa rút, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh kịp thời phân công các đồng chí lãnh đạo trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo các ngành và địa phương khẩn trương triển khai khắc phục hậu quả cơn bão số 8. Đến 16 giờ 00 ngày 02/11/2005, tất cả những người bị thương đều được đưa đến cơ sở y tế cấp huyện hoặc cấp tỉnh để điều trị, các tuyến đường được thông tuyến toàn bộ, tổ chức tìm kiếm và vớt được 04/05 người bị mất tích, khôi phục hệ thống điện và thông tin liên lạc, tổ chức thăm hỏi các nạn nhân bị thương và gia đình có người thân bị chết; thực hiện các chính sách về dân sinh theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3304/LĐTBXH ngày 04/10/2005. Trước mắt, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ cho gia đình có người chết do bị lũ cuốn trôi, 0,5 triệu đồng/hộ cho gia đình có người bị thương nặng, 02 triệu đồng/hộ cho gia đình có nhà bị sập, trôi và hộ phải di dời khẩn cấp; 01 triệu đồng/hộ cho gia đình có nhà bị hỏng nặng và 10kg gạo/người/tháng x 02 tháng cho những gia đình bị thiếu đói.

  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Những cái nhất của Quảng Ngãi trong cơn bão số 8:
    - Thiệt hại nhiều nhất về tài sản: 77 tỉ đồng trên tổng số 171 tỉ đồng của cả miền Trung.
    - Thiệt hại nhiều nhất về người: 10 người chết và mất tích, đứng thứ hai là Quảng Nam với 7 người chết trong vụ chìm đò
    - Lượng mưa nhiều nhất toàn quốc chỉ trong 3 ngày cao điểm của cơn bão số 8: Tại Trà Bồng là 813mm (theo thông tin từ bài viết trên).
    ...
    Có thể còn nhiều cái nhất nữa, nhưng tui mới biết bi nhiêu thôi.
  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hiệu quả của chương trình 134 ở Quảng Ngãi (04/11/2005)​

    Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20.7.2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt của cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo cho các ngành liên quan xây dựng và tiến hành phê duyệt đề án với 13.907 hộ với 58.836 nhân khẩu được hưởng lợi trên cơ sở hỗ trợ tiền để làm 11.604 ngôi nhà, hỗ trợ xây dựng 5.105 công trình nước sinh hoạt phân tán và 441 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ cải tạo 72,1 ha đất ở và trên 2134 ha đất sản xuất với tổng kinh phí đầu tư trên 245.014 triệu đồng .

    Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành chức năng và các huyện miền núi tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2005, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.431 nhà ở, xây dựng 386 giếng nước sinh hoạt phân tán và 10 công trình nước sinh hoạt tập trung và khai hoang được 37,4 ha đất sản xuất theo đề án 134 của Chính phủ
    Nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai đề án 134 rất linh hoạ như huyện Sơn Tây tiến hành xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc Ca Dong theo kiểu nhà sàn truyền thống mái lợp ngói. Huyện Tây Trà ?" nơi số hộ đồng bào dân tộc diện nghèo khó đã triển khai khá sớm và đồng bào Ca Dong, H?Tre, Kor được hưởng lợi từ đề án rất phấn khởi vì đã góp phần ổn định cuộc sống của mình.
    Để đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án, hiện nay, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo cho các sở, ngành, UBND các huyện và các Lâm trường rà soát lại phương án thực hiện sản xuất kinh doanh của các lâm trường, đồng thời xác định rõ quỹ đất, quỹ rừng, vị trí đất, rừng để giao cho từng hộ. Đồng thời, UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét bố trí đủ kinh phí cho địa phương thực hiện theo đúng danh mục, khối lượng mà đề án đã phê duyệt ./.


  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi trên con đường đảm bảo an ninh lương thực ​
    (24/10/2005)

    Tuy năm nào tỉnh Quảng Ngãi cũng gánh chịu những thiệt hại về thiên tai, hạn hán, bão lụt, sâu bệnh hại cây trồng... nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn từng bước phát triển vững chắc và ổn định theo hướng thâm canh, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa, góp phần đảm bảo lương thực cho người dân. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước, tổng sản lượng lương thực từ 350 nghìn tấn (năm 2000) tăng lên 406,6 nghìn tấn (năm 2005), trong đó có 365,20 tấn lúa. Nhờ vậy, bình quân lương thực tính theo đầu người luôn tăng ở mức cao 315,8 kg/người/năm (trước năm 2000 là 293,8 kg/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, từ 23,8% (năm 2001) xuống còn 11,74% (năm 2004) và dự kiến năm 2005 còn khoảng 8,78%. Số hộ nghèo thiếu ăn trên 6 tháng ở khu vực nông thôn, miền núi về cơ bản đã được xóa. Tình trạng thiếu lương thực trong các hộ nghèo chỉ còn diễn ra trên diện hẹp và thời gian ngắn, chủ yếu là những hộ neo đơn, già cả vào thời điểm những tháng giáp hạt. Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ hàng loạt cơ chế chính sách, chương trình dự án quốc gia, quốc tế; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, cây trồng có năng suất cao được áp dụng vào đồng ruộng. Trên 90% tổng diện tích canh tác được người dân gieo sạ bằng các giống lúa mới: Xi23, NX30, ĐV108, cho năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, chủ trương chuyển đổi lúa 3 vụ sang 2 vụ/năm ăn chắc phù hợp với điều kiện thực tế nên được bà con nông dân đồng tình ủng hộ. Tỉnh ta đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề án với diện tích 22.065 ha/20.000 ha (kế hoạch), năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, tăng 11,3% so với năng suất lúa 3 vụ/năm. Mặt khác, ngày nay, theo yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đảm bảo an ninh lương thực không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đủ lúa, khoai, sắn làm "no bụng" mà quan trọng là tạo điều kiện thay đổi cơ cấu bữa ăn cho thật hợp lý, có được một chế độ ăn uống bổ dưỡng dành riêng cho mỗi thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, tỉnh ta đã đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện, làm cho tập đoàn cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau đậu ngày càng phong phú hơn. Ngành chăn nuôi cung cấp thịt, trứng, sữa từng bước phát triển. Số lượng, chất lượng đàn gia súc đều tăng (với 220.000 con bò, 563.000 con lợn và 3,4 triệu con gia cầm), đặc biệt tỷ lệ đàn bò lai sind ngày càng cao, trong đó các huyện Đức Phổ, Lý Sơn, thành phố Quảng Ngãi đạt tỷ lệ lai sind gần 50%. Ở các huyện miền núi: Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, bà con nông dân dựa vào rừng, khai thác lâm sản bán lấy tiền mua lương thực, còn ở các vùng ven biển: Đức Phổ, Mộ Đức, Bình Sơn... nhiều hộ lại chuyển một phần đất sản xuất lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy, hải sản thâm canh cho lợi nhuận cao, ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm trên cát (chủ yếu ở 2 huyện Mộ Đức, Đức Phổ) là hướng đi mới đầy tiềm năng. Người dân mở rộng diện tích với quy mô đầu tư theo hướngcông nghiệp, cho năng suất tương đối cao, bình quân 6 tấn/ha/vụ, có nơi trên 15 tấn/ha/vụ. Từ đó, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người dân Quảng Ngãi từng bước phát triển toàn diện cả về tầm vóc lẫn trí tuệ.
    Những thành tựu đã đạt được trong sản xuất lương thực trong những năm qua đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho người dân và cũng là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mang tính lâu dài của tỉnh ta trong thời gian đến.
    Nhật Thẩm

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị bàn về trẻ em lang thang (08/11/2005) ​

    Sáng ngày 8/11, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị bàn về vấn đề trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có ông Nguyễn Hoàng Sơn ?" Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các Sở ngành, địa phương liên quan?
    Theo báo cáo của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, tính đến tháng 10/2005, toàn tỉnh có 779 trẻ em lang thang (TELT) phân bố không đều ở các huyện, nhiều nhất là huyện Ba Tơ có 228 em (29,3%), tiếp đến là Mộ Đức 179 em (23%), Trà Bồng (12,7%), Minh Long (10,5%), Sơn Hà (1,3%)? riêng thành phố Quảng Ngãi không còn trẻ em lang thang. Phần lớn TELT là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi ra đi vì nhiều lý do khác nhau như: bản thân không nơi nương tựa, gia đình khó khăn, thích tự do kiếm sống, bị rủ rê, lôi kéo; bị dụ dỗ, mua chuộc? và chủ yếu tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh làm các việc như bán vé số, hủ tiếu; bán báo, đánh giày?
    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Sơn biểu dương sự cố gắng của các cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm và đưa 399 trong tổng số 799 TELT trở về nhà, tạo điều kiện để 239 TELT hồi gia tiếp tục đến trường. Để hạn chế thấp nhất tình trạng TELT, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên và cung cấp các tờ ****, tờ rơi có nội dung đơn giản, dễ hiểu để tuyên truyền cho mọi người hiểu được quyền và nghĩa vụ chăm sóc đối với trẻ em; hiểu được vai trò của trẻ em hôm nay đối với thế giới ngày mai. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: Uỷ ban nhân dân các huyện, các xã phải đưa nội dung TELT vào chương trình hoạt động hàng tháng, hàng quý, hàng năm; chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm từ lớp 3 đến lớp 8 đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TELT trong nhà trường và phê bình, cảnh cáo trước địa phương những gia đình cố tình thúc đẩy con em đi lang thang. Đối với TELT hồi gia, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu địa phương phải tạo mọi điều kiện để các em tiếp tục đến trường, các em trong độ tuổi giáo dục tiểu học phải có trách nhiệm hoàn thành phổ cập tiểu học, các em tuổi từ 14 đến 16 nếu không thể tiếp tục học tập thì được đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương phải tranh thủ các chương trình 134, 135 để phát triển kinh tế gia đình ở miền núi, tạo công ăn việc làm để giữ trẻ em ở lại với gia đình, phối hợp Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh hoàn chỉnh đề án ngăn ngừa TELT đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh góp ý và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể ở địa phương. Cuối cùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề TELT...

Chia sẻ trang này