1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Cảng tổng hợp tại Dung Quất (08/11/2005) ​

    Chiều ngày 08/11/2005, Lãnh đạo UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch Công ty See Yong & Son Construction (Malaysia) dự kiến đầu tư 01 Cảng biển tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất.
    Công ty See Yong & Son Construction (SDN BHD) là một doanh nghiệp lớn ở Malaysia, chuyên đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực cảng biển và nhà máy nhiệt điện. Qua khảo sát trong lần đầu tiên đến Quảng Ngãi, Ông See Fann - Chủ tịch Công ty đánh giá cao những ưu thế thuận lợi của Khu kinh tế Dung Quất như: cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội, lượng hàng hoá xuất nhập qua Cảng Dung Quất lớn .... nên rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng 01 Cảng tổng hợp tại nơi đây. Vấn đề mà Ông See Fann quan tâm là việc đảm bảo một hành lang pháp lý lâu dài trong suốt quá trình triển khai dự án, các thông tin chính xác phục vụ cho quá trình lập dự án, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương trong việc giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến dự án cho Nhà đầu tư.
    Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh và đánh giá cao việc Chủ tịch Công ty SDN BHD đã đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư 01 Cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất. Ông cho rằng việc đầu tư xây dựng 01 Cảng tổng hợp tại Dung Quất là cần thiết, đáp ứng yêu cầu xuất, nhập hàng hoá qua Cảng Dung Quất trong thời gian đến tại Dung Quất, phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng biển Việt nam và quy hoạch chi tiết Cảng biển Dung Quất. Các vấn đề mà Ông See Fann quan tâm liên quan đến dự án, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn có khả năng đáp ứng và hy vọng sau chuyến đi khảo sát, tìm hiểu lần này, Ông See Fann sẽ sớm có ý kiến chính thức về việc đầu tư dự án xây dựng 01 Cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất.

  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tổng công ty xi măng Việt Nam hỗ trợ 100 triệu đồng cho người dân Quảng Ngãi khắc phục hậu quả bão số 8 (08/11/2005)​

    Sáng ngày 8/11, ông Nguyễn Mận - Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam thay mặt Tổng công ty trao số tiền 100 triệu đồng cho ông Nguyễn Kim Hiệu - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để hỗ trợ người dân Quảng Ngãi khắc phục hậu quả do bão số 8 gây ra.
    Được biết, bão số 8 làm 11 người chết và gây thiệt hại hơn 83 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh số tiền mà Trung ương hỗ trợ cho tỉnh thì khoản tiền hỗ trợ từ Tổng công ty xi măng Việt Nam là rất cần thiết, góp phần giúp đỡ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm ổn định đời sống.

  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Dịch vụ phụ trợ và du lịch : Nhu cầu cấp bách tại Khu kinh tế Dung Quất (10/11/2005)​
    Gần cuối tháng 11 tới, Tổ hợp Nhà thầu Technip sẽ cùng Tổng Công ty dầu khí Việt Nam tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Như vậy, bắt đầu từ năm 2006 ở Khu kinh tế Dung Quất sẽ có nhu cầu rất lớn về dịch vụ nhà ở, tiêu dùng, giải trí và các dịch vụ khác cho hàng vạn cán bộ, chuyên gia, công nhân trong nước và người nước ngoài. Ông Lương Khoa Trường - Trưởng ban Dịch vụ dầu khí thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam khẳng định: ?oDự án Nhà máy lọc dầu là 1 dự án rất quan trọng, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đánh giá đây là dự án của thế kỷ. Để dự án phát huy hiệu quả thì các dịch vụ được đầu tư phải thật sự đạt hiệu quả. Đây là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất xây dựng đúng tiến độ?. Ông Trường còn cho biết thêm : Đối với các hoạt động dịch vụ phụ trợ , Tổng công ty sẽ tập trung vào những hướng chính: Thứ nhất là những dịch vụ hỗ trợ đảm bảo cho việc triển khai thi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Thứ hai là toàn bộ những dịch vụ về kho cảng, bến bãi tiếp nhận, vận chuyển thiết bị.Thứ ba là các dịch vụ về nhà ở, ăn uống và đi lại?
    Mới đây trong buổi làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Hoàng Trung Hải cho rằng: ?oHàng vạn công nhân, hàng ngàn chuyên gia đến nếu chúng ta không tổ chức tốt các dịch vụ thì mặc dù công nghiệp có phát triển nhưng vẫn không tạo ra thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Đây là điểm cần phải lưu ý bởi nó liên quan rất lớn đến vấn đề an ninh, kinh tế- xã hội địa phương?. Việc hình thành các dịch vụ tiện ích là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu thi công các dự án qui mô lớn tại Khu kinh tế Dung Quất. Dịch vụ này phát triển sẽ kéo theo vấn đề giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Các Chuyên gia kinh tế ước tính riêng chi phí dịch vụ của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã lên trên 250 triệu USD. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực: dịch vụ du lịch, dịch vụ phụ trợ cho các ngành công nghiệp.Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: Công nghiệp ở Dung Quất sẽ là các ngành công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nặng gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng kéo theo các ngành công nghiệp và kinh tế miền Trung phát triển. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các cấp Bộ, ngành TW và địa phương có sự quyết tâm rất lớn. Các dự án xây dựng Nhà máy luyện thép lò cao, nhà máy hoá dầu, hoá chất, công nghiệp nặng, Điện tử và Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang đặt ra hàng loạt vấn đề phát sinh cần được giải quyết. Đó là mở tuyến đường từ ngã ba Bình Long nối ngã ba Nhà máy lọc dầu và cảng Dung Quất để vận chuyển thiết bị dầu khí phục vụ xây dựng Nhà máy lọc dầu; đồng thời đảm bảo việc đi lại- vận chuyển cho các nhà máy khác tại Khu kinh tế. Cần có 1 cảng tổng hợp xuất nhập khẩu cho toàn bộ Khu kinh tế Dung Quất, dự kiến năm 2006 hàng hoá qua cảng từ 1,3 đến 1,5 triệu tấn. Các cơ sở hạ tầng khác như: Cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý nước thải- rác thải, khám chữa bệnh cũng có yêu cầu lớn và cấp bách.
    Để từng bước giải quyết những vấn đề này, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã đưa ra những giải pháp: Tiến hành điều chỉnh quy hoạch tuyến Dốc sỏi- cảng Dung Quất và xin Thủ tướng Chính phủ đầu tư tuyến đường từ Cảng Dung Quất về Nhà máy lọc dầu để đảm bảo vận chuyển thiết bị phục vụ xây dựng Nhà máy, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư khu dịch vụ và hậu cầu cảng. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các nhà máy trong Khu kinh tế. Ngoài khu đất dành cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy lọc dầu 27 ha tại Vạn Tường và khu 30 ha làm lán trại tạm cho chuyên gia, công nhân xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu du lịch Resort cùng các nhà nghỉ cao cấp, các dịch vụ tắm biển, sân golf. Khuyến khích các Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại ( siêu thị, nhà hàng, vận tải, văn phòng cho thuê, các hoạt động văn hoá?); đồng thời chọn khu Đồng Rướn khoảng 30 ha để công nhân các đơn vị xây dựng Nhà máy lọc dầu và Nhà máy đóng tàu làm lán trại tạm; đồng thời hình thành các khu dịch vụ thương mại gần các khu này. Kêu gọi các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết tổ chức phương án cung ứng rau sạch, các loại hải sản, thực phẩm tươi sống và đổi mới phương thức chế biến, đóng gói hàng hoá, thực phẩm của Quảng Ngãi để cung ứng cho chuyên gia, công nhân; lựa chọn một số sản phẩm lưu niệm đặc sắc đáp ứng yêu cầu cho du khách. Bên cạnh lĩnh vực du lịch- dịch vụ trong Khu kinh tế, Dung Quất sẽ liên kết hình thành các tuyến du lịch gắn với khu di tích và thắng cảnh vùng phụ cận như: Chứng tích Sơn Mỹ gắn với khu du lịch Mỹ Khê và núi Thiên Ấn, Khu du lịch Cà Đam, Đảo Lý Sơn... đáp ứng yêu cầu phát triển cao của Khu kinh tế Dung Quất trong giai đoạn sắp tới.
    Dung Quất đang đẩy nhanh nhịp độ thu hút đầu tư. Nhà máy lọc dầu - ?oTrái tim của Khu kinh tế Dung Quất? khởi động trở lại là cơ hội vàng để mở cửa thu hút hàng loạt dự án hoá dầu - hoá chất và công nghiệp nặng có qui mô lớn. Dung Quất đang đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi về phát triển hệ thống hạ tầng, dịch vụ chất lượng cao và đồng bộ. Hơn bao giờ hết, yêu cầu của sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất là bắt đầu từ sự chủ động, quyết tâm tập trung mọi nguồn lực để vượt qua thách thức trong giai đoạn trước mắt. Có thể nói dịch vụ phụ trợ và dịch vụ du lịch là mắc xích quan trọng góp phần to lớn vào sự thành công cho các dự án. Do vậy, các loại hình dịch vụ này cần có phương án ?ođi tắt đón đầu?, hỗ trợ tích cực cho các dự án đầu tư tại Dung Quất để Khu kinh tế này sớm trở thành hạt nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung./.

  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chương trình 135 giai đoạn II sẽ đầu tư cho thôn, bản thuộc xã khu vực II (15/11/2005) ​

    Ngày 09 tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc có văn bản số 901/UBDT-CSDT trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chương trình 135. Văn bản trên cho biết: Uỷ ban Dân tộc đã chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn 2006 ?" 2010.
    Theo đó, những xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và xã An toàn khu đưa vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn 1999-2005 đã được nhân dân trong cả nước đồng tình ủng hộ, khẳng định chương trình đã đầu tư đúng đối tượng. Tuy nhiên, còn nhiều thôn, buôn, làng, bản, xóm, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II chưa được đầu tư. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng như một số địa phương đề nghị Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ đầu tư cho thôn, bản đặc biệt khó khăn. Một số xã biên giới, xã An toàn khu chưa phải là xã đặc biệt khó khăn, nhưng do tính đặc thù cũng cần có chính sách ưu tiên đối với những xã này. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 chương trình 135 vừa tiếp tục đầu tư cho những xã chưa hoàn thành mục tiêu giai đoạn 1999-2005, vừa đầu tư cho một số xã biên giới, xã An toàn khu và thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II. Theo dự kiến của Uỷ ban Dân tộc, phạm vi của chương trình 135 giai đoạn II gồm 1850 xã và 2500 thôn, bản. Nhưng từ năm 2007 trở đi, Chương trình này sẽ được rà soát hàng năm để xét những xã, thôn, bản hoàn thành mục tiêu đưa ra khỏi phạm vi chương trình mà không đợi đến 2010.
    Được biết, trong giai đoạn 1999-2005 chương trình 135 đã đầu tư cho 1715 xã năm 1999 lên 2410 xã năm 2005 thuộc 330 huyện của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng kinh phí từ ngân sách trung ương đầu tư cho chương trình đến nay là 9142,2 tỷ đồng. Chương trình đã xây dựng được 20.311 công trình, giúp cho 97% số xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm, 70% số hộ có nước sạch dùng trong sinh hoạt, 64% số hộ vùng sâu, vùng xa có điện sử dụng trong gia đình, 96% số dân trong vùng được chăm sóc sức khỏe ban đầu, thu hút 90% con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đến lớp, khai hoang gần 11.200ha đất canh tác, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh từ 60% năm 1998 xuống còn 20% (theo tiêu chí cũ)... Tính đến ngày 08/11/2005 cả nước có 609 xã được báo cáo là đã hoàn thành các mục tiêu của chương trình 135, chiếm 25,2%. Riêng Quảng Ngãi có 14/57 xã hoàn thành chương trình 135.

  5. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 20/11/2005, 10:36 (GMT+7)
    Bảy người con gái và nếp nhà sư phạm...

    Cả bảy chị em đều là giáo viên
    TT - Nhiều người đã từng biết đến ngôi làng Nại Cửu (ở Triệu Phong, Quảng Trị) mà hầu như nhà nào cũng có người làm giáo viên.
    Có nhà gần cả chục người làm giáo viên, nhưng chuyện về một gia đình sinh được bảy người con, tất cả đều là con gái, đều nối nhau theo nghề dạy học và nay tất cả đều là những giáo viên dạy giỏi, năm trong số bảy chàng rể của gia đình ấy cũng là giáo viên... thì quả là hiếm.
    Câu chuyện lạ về nếp nhà sư phạm ấy, theo người viết được biết, hình như chỉ có ở... Quảng Ngãi.
    Tâm nguyện của người cha...
    Phải đến khi gặp bà Lựu (gọi bà Cẩn là gọi theo tên chồng - ông Phạm Đăng Cẩn, đã mất cách nay sáu năm) - mẹ của bảy cô giáo - và trò chuyện với bà, tôi mới vỡ lẽ vì sao ở đây gia đình bà được nhiều người biết đến. Ngôi nhà thanh bần của bố mẹ mấy cô giáo ở thôn Phú Châu (xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) cũng giống như nhiều gia đình khác trong vùng, chỉ một điều rất khác là số giáo viên trong gia đình này nhiều nhất... tỉnh.
    Những năm chiến tranh ông Cẩn làm nghề thợ may, cái nghề không nghèo lắm nhưng cũng khó mà giàu. Và vì thế để lo cho tương lai đàn con gái suýt soát tuổi nhau đến... bảy đứa, hai ông bà chỉ biết cố để cho con có cái chữ lập thân sau này. Và thế là dù gian khó đến mấy cả hai vợ chồng đều hết lòng cho sự học của con cái.
    Trước năm 1975 có lần chiến sự xảy ra nơi vùng gia đình sơ tán, người bố dắt cả nhà chạy, nhưng chị Thoa khi ấy chỉ vừa hơn 10 tuổi và cô em kế trốn lại dưới hầm vì chạy lánh nạn suốt cả mấy ngày đã quá mệt. Ông bà Cẩn dắt díu đàn con chạy đến khu vực an toàn thì phát hiện thiếu mất hai cô con gái. Vậy là giao cho vợ coi mấy đứa nhỏ, ông Cẩn chạy ngược về phía bom đạn tơi bời tìm hai đứa con.
    Thật may là hai chị em Thoa còn nấp dưới hầm, nhưng ông Cẩn thì suýt chết vì một người lính phía bên kia thấy ông chạy về hướng du kích tấn công nên gí súng vào ngực, may ông kịp la lên: ?oTôi đi tìm con!?. Một người cha hi sinh hết lòng như vậy nên những đứa con lớn lên đã ráng làm tất cả như ước nguyện của cha mình.
    Sau giải phóng ông làm đội trưởng đội sản xuất của xóm. Đất nước vừa giải phóng, khó khăn của giai đoạn ấy hẳn bây giờ nhiều người nhớ lại còn không hiểu vì sao mình vượt qua được những năm tháng ấy.
    Cũng như tôi, khi giờ đây ngồi chuyện trò với bà Lựu và chị Thoa vẫn không thể hiểu nhờ đâu mà vào thời điểm ấy bảy người con gái của ông bà theo trọn con đường học vấn. Trong ký ức của bảy chị em về người bố vẫn trùm lên hình ảnh yêu thương, xả thân vì con của ông.
    Bắt đầu từ nét chữ...
    Bà Lựu châm nén nhang lên bàn thờ ông Cẩn rồi kể: ?oCái đận sau ngày giải phóng khổ cực lắm, nghề may của ông Cẩn không được như trước, ông về tham gia đội sản xuất, làm đội trưởng, cũng chăm nom mấy sào mía, mấy sào lúa, nhưng hình ảnh những thầy giáo vẫn khiến ông khâm phục và ngưỡng mộ?.
    Và thế là hai vợ chồng người nông dân ấy đã chọn hướng đi cho đàn con của mình: theo nghề sư phạm. Chị Phạm Thị Hồng Thoa, cô chị cả trong nhà, nay là hiệu phó Trường tiểu học số 2 Hành Đức, bảo: ?oCả bảy chị em theo nghề giáo là nhờ sự hướng nghiệp của bố?.
    Chị Thoa ban đầu cũng muốn theo nghề này nghề kia, nhất là những năm ấy cuộc sống của giáo viên rất khó khăn. Nhưng rồi ông bố bảo: cả mấy chị em đều là con gái, sau này theo chồng mỗi người mỗi nơi, khó có thể chăm lo cho nhau nên theo nghề sư phạm trước hết là có thời gian để chăm sóc gia đình hơn.
    Và thế là tốt nghiệp THPT chị Thoa thi vào Trường trung học Sư phạm Qui Nhơn. Hai năm sau, chị Thoa vừa ra trường đi dạy thì cô em thứ hai Phạm Thị Thu Thủy cũng đậu vào khoa tiếng Anh Trường cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Ngãi (nay chị Thủy đang dạy tại Trường THCS thị trấn Chợ Chùa).
    Cứ thế, cả bảy chị em đều cách nhau 1-2 tuổi, nên chị Thủy chưa ra trường thì cô thứ ba Phạm Thị Bích Thẩm cũng đậu tiếp vào khoa văn CĐSP Quảng Ngãi, cô thứ tư Phạm Thị Như Thâm lại học TH Sư phạm Qui Nhơn, cô thứ năm Phạm Thị Kim Thuận đậu tiếp vào khoa sử CĐSP tỉnh, cô thứ sáu Phạm Thị Xuân Thảo cũng đậu vào khoa sử và cô út Phạm Thị Mỹ Thi - người cuối cùng trong gia đình - cũng thành giáo viên tiếng Anh sau khi tốt nghiệp khoa Anh Trường CĐSP tỉnh. Điều may mắn là ông Cẩn đã sống cho đến khi bảy cô con gái của mình đều trở thành giáo viên và nên gia thất.
    Câu chuyện bảy chị em gái theo nghề sư phạm, nay trở thành giáo viên nghe có vẻ thật suôn sẻ, nhưng chỉ bà Lựu hiểu hết những gì mà hai vợ chồng đã nỗ lực vì đàn con. Bà kể cũng có những ngày rất túng bấn, nhất là khi các con từ trường về nhà, gia đình cũng không dư ăn dư để nên nhiều lúc phải vay mượn bạc tiền để lo cho con theo sự học.
    Những lúc khó khăn như vậy, ông Cẩn vẫn dặn bà không được để cho các con biết là bố mẹ đang vay tiền cho con học. Cứ lặng lẽ nuôi hết đứa này đến đứa khác.
    Đấy là câu chuyện về nếp nhà, dù sống thanh bần vẫn nuôi dưỡng các con đạo nghĩa cuộc đời để hướng tới những khát vọng cao đẹp. Chị Thoa bảo ba của chị đã dạy đạo nghĩa lẽ đời cho các con bắt đầu từ nét chữ.
    Năm 2002, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi tham gia thi giáo viên viết chữ đẹp cấp quốc gia, cả tỉnh có ba giáo viên đi dự thi ở Đà Nẵng thì hai trong số ấy là hai chị em ruột: chị Thoa và chị Thâm, và cả hai đều đoạt giải ba quốc gia. Hơn thế, cả bảy chị em đều là những giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh...
    LÊ ĐỨC DỤC
    Theo Tuổi Trẻ Online
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ban hành Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất trong quá trình đầu tư ?" phát triển Khu kinh tế Dung Quất (21/11/2005)

    UBND tỉnh vừa có quyết định ban hành Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất trong quá trình đầu tư ?" phát triển Khu kinh tế Dung Quất.
    Mục tiêu của Quy chế phối hợp này là tăng cường quản lý về Nhà nước đúng pháp luật, có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động đầu tư của các tổ chức và các nhân trong nước, ngoài nước tại Khu kinh tế Dung Quất, theo nguyên tắc ?omột cửa?, nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo đúng Qui hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Qui chế này đã đề cập đến những công việc cần có sự phối hợp xử lý của UBND tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất trong quá trình quản lý đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất; trong đó xác định rõ trách nhiệm, yêu cầu của quá trình phối hợp và phương thức phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan trong công tác lập Quy hoạch tổng thể phát triển và Qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, công tác lập và phê duyệt Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong Khu kinh tế Dung Quất, công tác lập, phê duyệt và quản lý thực hiện Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, xây dựng và trình duyệt mức giá, mức phí và lệ phí thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, giá đất trong Khu kinh tế Dung Quất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong Khu kinh tế, công tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất trong Khu kinh tế, và các công tác khác trong Khu kinh tế.
    Việc ban hành Quy chế này là cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế ?otrực tiếp, trọn gói, một cửa? trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Khu kinh tế Dung Quất, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và đẩy nhanh sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khai trương 5 trạm phát sóng điện thoại di động Vinaphone và tuyến Cáp quang Vạn Tường- Dốc Sỏi- Bình Sơn- Quảng Ngãi- Đức phổ (22/11/2005)



    Vừa qua, tại đô thị Vạn Tường, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (KKT Dung Quất) Bưu Điện tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ viễn thông khu vực III (Đà Nẵng) tổ chức lễ khai trương 5 trạm phát sóng điện thoại di động Vinaphone Vạn Tường, Tịnh Khê, Quảng Phú, Nghĩa Hành, Sơn Hà và Tuyến cáp quang Vạn Tường - Dốc Sỏi- Bình Sơn- Quảng Ngãi- Đức Phổ.
    Tham dự lễ khai trương có: Ông Nguyễn Kim Hiệu, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Xuân Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Bưu điện tỉnh, Trung tâm Dịch vụ viễn thông vùng III (Đà Nẵng), Lãnh đạo các Sở, ban, ngành và các huyện trong tỉnh?
    Tại buổi lễ, Đại điện Lãnh đạo Bưu Điện Quảng Ngãi đã báo cáo kết quả tình hình triển khai dự án; giới thiệu sơ đồ phát triển hệ thống truyền dẫn quang và vùng phủ sóng Vinaphone trên địa bàn tỉnh. Công trình lắp mới 5 trạm phát sóng này có tổng kinh phí đầu tư trên 9,6 tỷ đồng, trong đó Bưu điện tỉnh đầu tư 2,1 tỷ đồng xây dựng mới 3 cột anten tự đứng cao 45 m tại Quảng Phú, Nghĩa Hành, Tịnh Khê và nâng cấp các tuyến truyền dẫn vi ba, cáp quang đảm bảo dung lượng cho trạm phát sóng. Công ty Dịch vụ viễn thông thuộc Trung tâm Dịch vụ viễn thông khu vực III (Đà Nẵng) đã đầu tư 7,5 tỷ đồng để mua thiết bị và lắp đặt 5 Trạm phát sóng tại Quảng Phú, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Tịnh Khê và Vạn Tường. Còn Công trình xây mới tuyến cáp quang Vạn Tường- Dốc Sỏi- Bình Sơn- Quảng Ngãi - Đức Phổ có tổng kinh phí 27,5 tỷ đồng. Tuyến cáp quang này đưa vào sử dụng đảm bảo kết nối truyền dẫn cho 3 vùng chuyển mạch của tỉnh, kết nối giữa Host khu vực với các vệ tinh dọc tuyến, đảm bảo kết nối các tổng đài Host với hệ thống viễn thông trong nước và quốc tế.
    Phát biểu tại lễ khai trương, đồng chí Nguyễn Xuân Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao tinh thần quyết tâm, nỗ lực của Bưu điện tỉnh trong việc xây dựng, khánh thành đưa những công trình viễn thông này đi vào hoạt động. Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng không những nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông hiện tại của tỉnh mà còn tạo động lực Khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tăng tốc đầu tư. Đồng chí Phó chủ tịch tỉnh đề nghị Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi cần phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được và tổ chức quản lý, khai thác tốt những công trình viễn thông được khánh thành nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của xã hội, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá tỉnh nhà...Phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh phải đạt được mật độ 30 máy điện thoại/100 dân và 1 điểm dịch vụ Internet/100 dân.
    Kết thúc buổi lễ , Lãnh đạo UBND tỉnh, Ban quản lý KKT Dung Quất, Bưu điện tỉnh và Trung tâm Dịch vụ viễn thông khu vực III (Đà Nẵng) cùng cắt băng khánh thành khai trương 5 trạm phát sóng điện thoại di động Vinaphone và tuyến cáp quang Vạn Tường - Dốc Sỏi- Bình Sơn- Quảng Ngãi- Đức Phổ. Sau đó, Lãnh đạo Bưu điện tỉnh mời Lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, ngành...tham quan phòng kỹ thuật thuộc Trạm phát sóng Vinaphone tại Vạn Tường ./.

  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức Lễ khởi công gói thầu EPC 1+2+3+4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất (24/11/2005)

    Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/11/2005, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổ hợp Technip (Tổ hợp nhà thầu thi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất sẽ tổ chức lễ khởi công gói thầu EPC 1+2+3+4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất có qui mô lớn tại Dung Quất.
    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình kinh tế đặc biệt quan trọng của đất nước. Việc tổ chức lễ khởi công gói thầu EPC 1+2+3+4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh, đáp ứng lòng mong đợi và sự kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi; đồng thời cũng là sự trông đợi của nhân dân cả nước đối với việc phát triển ngành công nghiệp quan trọng và mới mẻ này tại Việt Nam. Sự kiện này sẽ là luồng sinh khí mới, là động lực quan trọng thúc đẩy tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và khu kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung trong tiến trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Việc làm của 36 trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Ngãi (25/11/2005)​


    Thực hiện quyết định số 67-QĐ/TWĐTN, ngày 25/3/2003 của Ban Bí thư trung ương Đoàn ?ovề việc phân bổ chỉ tiêu trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi tại Quảng Ngãi?, Ban thường vụ tỉnh đoàn đã triển khai dự án trong 2 năm.
    Dự án đã tuyển chọn 36 trí thức trẻ có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ngành sư phạm; Nông, lâm, nghiệp; Y tế; Thanh vận về công tác tại 12 xã của 2 huyện Sơn Hà và Sơn Tây. Trong đó, có 27 trí thức trẻ về 9 xã của huyện Sơn Hà và 9 trí thức trẻ về 3 xã của huyện Sơn Tây.
    Qua 2 năm đến các xã vùng cao, các trí thức trẻ đã đóng góp ý kiến và tham mưu việc triển khai các chương trình 135; Chương trình Trung tâm cụm xã và chương trình 661 cho các địa phương. Riêng chương trình 661 đã hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trồng 5 ha rừng; ươm gần 300.000 cây keo và giúp đồng bào trồng và chăm sóc hàng chục ha cây keo nguyên liệu; đồng thời giúp nhân dân hiểu các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các giống lúa đạt năng suất cao; trồng 35 ha mì bền vững trên đất dốc, kết quả đạt năng suất tăng gấp 2-3 lần so với phương pháp trồng cũ. Các tổ trí thức trẻ còn vận động bà con đóng góp kinh phí và hơn 2.600 ngày công lao động làm gần 11 km đường giao thông nông thôn và trên 6 km kênh mương phục vụ nông nghiệp.
    Ngoài ra, các đội trí thức trẻ tình nguyện đã tích cực tham gia các hoạt động văn hoá - xã hội; giáo dục; xây dựng Đảng góp phần phát triển phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Thành lập Trung tâm Dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi. (25/11/2005)

    Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định tổ chức lại Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi thành Trung tâm Dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi.
    Theo đó, Trung tâm Dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi là các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Trung tâm Dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi là cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi có chức năng tư vấn, khai thác thông tin về thị trường lao động, việc làm; giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Chia sẻ trang này