1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ​

    Sau 5 năm đầu tiên thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả bước đầu.
    Tỉnh đã đầu tư xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện hai mạng diện rộng gồm mạng máy tỉnh của các cơ quan Đảng và mạng máy tính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã có các phần mềm quản lý công việc; xây dựng hệ thống Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi gồm trang web của UBND tỉnh và 23 trang web thành phần cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người đọc. Một số doanh nghiệp, cơ quan, trường học, tổ chức chính trị... cũng có Web riêng. Xây dựng được một số cơ sở dữ liệu như văn bản pháp quy, công sản; báo cáo thực hiện ngân sách; quản lý cán bộ, công chức; quản lý Đảng viên diện Tỉnh uỷ quản lý; quản lý giáo viên, quản lý các doanh nghiệp, quản lý hộ khẩu, hộ tịch?Ngoài ra, trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng,... cũng được ứng dụng các phần mềm để xử lý công việc. Tuy nhiên, công nghiệp phần cứng, phần mềm, công nghiệp nội dung chỉ mới đang trong giai đoạn bắt đầu xây dựng và phát triển.
    Về các nghiên cứu khoa học và công nghệ, nghiên cứu triển khai liên quan: Hàng năm, tỉnh cấp kinh phí cho nghiên cứu triển khai CNTT thông qua kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, giao thông, điện, quản lý hành chính cấp huyện, xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội, các văn bản pháp qui, xây dựng bản đồ ngập lụt của tỉnh...Trong thời gian qua, tỉnh đã quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT thông qua ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và đào tạo thuộc lĩnh vực CNTT và TT như ưu tiên trong việc cấp đất, thuế...; có cơ chế khuyến khích các tổ chức sử dụng ngân sách bố trí kinh phí cho việc đào tạo cán bộ và mua sắm các thiết bị CNTT; thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được đi học nâng cao về CNTT,...
    Qua quá trình thực hiện Chỉ thị số 58 của Bộ Chính trị tại tỉnh ta đã góp phần làm thay đổi đáng kể trong việc nhận thức của các cấp chính quyền và cán bộ, công chức về vai trò của CNTT trong sự nghiệp CNH-HĐH. Việc khai thác các tính năng của máy tính và mạng máy tính cũng có nhiều thay đổi trong. Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư mở rộng, các dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng phong phú, đa dạng; chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ đã có bước chuyển biến. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông được hiện đại hoá, đảm bảo giải quyết được yêu cầu cuỉa xã hội cả về số lượng lẫn chất lượng. Công nghệ thông tin có sự tăng trưởng khá ấn tượng; số đại lý, dịch vụ tăng nhanh. Công nghệ thông tin từng bước đã được ứng dụng trong điều hành quản lý ở các cơ quan Đảng và Nhà nước đem lại hiệu quả đáng ban đầu, tạo nền tảng cho việc hình thành cơ quan điện tử để có thể thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian tới; tạo ra đội ngũ cán bộ bắt đầu làm việc qua hệ thống máy tính. Nhiều cơ quan doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
    Tuy nhiên, bưu chính viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin trong quá trình phát triển đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần phải khắc phục như: Trình độ cập nhật và khai thác dịch vụ, công nghệ mới vế bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của tổ chức và công dân còn nhiều hạn chế; công tác phát triển, mở rộng mạng lưới bưu chính, viễn thông còn chậm so với nhu cầu của xã hội. Nhiều dịch vụ bưu chính, viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn; một số dịch vụ cung cấp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Nhận thức về thị trường cạnh tranh chưa cao; chưa tạo lập được môi trường về cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin vào tham gia kinh doanh trên địa bàn. Một số dự án được đầu tư của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện gặp khó khăn cũng chưa được tháo gỡ kịp thời. Công tác quy hoạch về bưu chính, viễn thông lâu nay khoán trắng cho doanh. Đề án phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước chủ yếu tập trung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT. Việc ứng dụng các chương trình phần mềm còn nhiều hạn chế, có ít phần mềm dùng chung, hệ thống phần mềm quản lý phát triển rời rạc theo nhu cầu tự phát không theo hướng quy hoạch hệ thống. Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo tin học trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo và chưa được kiểm soát. Việc thu hút các chuyên gia CNTT làm việc trong các cơ quan của tỉnh không đạt được kết quả mong muốn,...
    Trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh xác định mục tiêu hoàn thiện các mạng LAN của các cơ quan Đảng và kết thành mạng WAN của các cơ quan Khối Đảng tỉnh, hoàn thiện mạng WAN của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; kết nối 2 mạng diện rộng để cùng chia sẻ thông tin. Xây dựng các cơ sở dữ liệu tổng hợp, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện thử nghiệm các chương trình phần mềm dùng chung theo quy định của Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ, của Ban quản lý Đề án 47 các cơ quan Đảng. Đẩy mạnh việc thực hiện quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua trang Web điều hành của tỉnh, từng bước thực hiện chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử? theo lộ trình của Chính Phủ. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để sớm có đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản trị mạng, quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu và đội ngũ công chức sử dụng máy tính trên mạng diện rộng WAN và mạng cục bộ LAN. Đến năm 2010 có 50% số dịch vụ công được đưa lên mạng qua cổng giao tiếp điện tử để phục vụ tổ chức và công dân.

  2. anthonykhang

    anthonykhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Hình như hôm nay khởi công nhà máy lọc dầu Dung Quất phải không ạ.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Lễ khởi công xây dựng Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (28/11/2005)

    Ông *************** - Uỷ viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
    Sáng ngày 28/11, tại huyện Bình Sơn, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam), Tổ hợp Technip (Tổ hợp nhà thầu thi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất) phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất tổ chức lễ khởi công xây dựng gói thầu EPC 1+2+3+4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đồng chí *************** - Uỷ viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát lệnh khởi công?
    Thời điểm dự kiến Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành là đầu năm 2009. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, các hệ thống kiểm soát và truyền thông tối tân sẽ cho phép Nhà máy lọc dầu này trở thành một cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại, có khả năng cung cấp 6,5 triệu tấn dầu lọc ngay vào năm 2009, cho phép đáp ứng 1/3 nhu cầu nội địa. Được biết, tổ hợp nhà thầu gồm Technip (Pháp), JGC (Nhật Bản), Technicas (Tây Ban Nha) thực hiện hợp đồng theo phương thức ?ochìa khoá trao tay" (EPC) bao gồm: thiết kế, mua sắm thiết bị, xây lắp, vận hành, chạy thử, bàn giao cho chủ đầu tư theo các điều khoản được quy định chặt chẽ trong hợp đồng đã ký của chủ đầu tư.
    Đồng chí *************** - Phó Thủ tướng Thường Trực Chính phủ khẳng định: Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình lớn, trọng điểm của Quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ đối với Quảng Ngãi, miền Trung mà còn đối với cả nước. Để Nhà máy được xây dựng đúng tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Việt Nam phải lên được tổng tiến độ dự án (không chỉ gói thầu gói thầu EPC 1+2+3+4 mà còn cả các gói thầu khác như các gói thầu 5A- đê chắn sóng; gói thầu 5B- cảng xuất sản phẩm; gói thầu 7- khu nhà điều hành và cơ sở dịch vụ?) để cuối năm 2008, đầu năm 2009 Nhà máy đi vào vận hành một cách đồng bộ; kiểm soát được chất lượng công trình, thực hiện giám sát, nghiệm thu từng gói thầu, tiến tới giám sát nghiệm thu toàn bộ dự án; bảo đảm an toàn, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát trong quá trình xây dựng cơ bản. Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở: Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình có ý nghĩa quyết định để Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn dầu khí Việt Nam; do vậy mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án phải được Petro Việt Nam kịp thời báo cáo để Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ. Về phía tập đoàn Technip, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng với vinh dự và uy tín của mình, Tập đoàn Technip sẽ thực hiện đúng các cam kết đã được ký kết trong hợp đồng, đến năm 2009 Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm một cách an toàn, hiệu quả. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành của Chính phủ phải thường xuyên theo dõi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà thầu, địa phương triển khai thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất một cách thuận lợi; lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương hoàn thành quy hoạch bổ sung phát triển Khu kinh tế Dung Quất để đẩy mạnh sự phát triển toàn diện Khu kinh tế Dung Quất, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước?

  4. Tuan_Thuy

    Tuan_Thuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Yes, http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2005/7695/
    Cố lên, cố lên
  5. beannews

    beannews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    Khởi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất:
    Sẽ có sản phẩm sau 3 năm
    Tại buổi lễ khởi công xây dựng các gói thầu chính của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất được tổ chức vào sáng 28.11 tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), Phó Thủ tướng *************** nói: "Hôm nay, NMLD Dung Quất đã chính thức nhập cuộc, tôi giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư là Tổng Cty Dầu khí VN phải đảm bảo đúng tiến độ như đã hứa trước Quốc hội và trước nhân dân".

    Ý nghĩa chiến lược
    "Đúng tiến độ" như lời Phó Thủ tướng *************** nhấn mạnh, ấy là đến cuối năm 2008, NMLD Dung Quất phải hoàn thành để đầu năm 2009 chính thức đi vào hoạt động. Sau rất nhiều "sự cố" chung quanh dự án mang tầm quốc gia này, hy vọng đây sẽ là lần "khởi công cuối cùng" để 3 năm nữa, chúng ta sẽ có sản phẩm dầu ngay tại Dung Quất.
    Sau khi Chính phủ quyết định điều chỉnh vốn đầu tư dự án xây dựng NMLD Dung Quất cho phù hợp với tình hình mới và chọn nhà thầu chính để xây dựng (6.2005), Tổ hợp nhà thầu Technip đã làm việc hết sức khẩn trương để hoàn thành các yêu cầu mà chủ dự án đặt ra, như giao diện giữa các gói thầu 1 và 4 gồm toàn bộ các phân xưởng công nghệ, phụ trợ, các hạng mục công trình trong hàng rào nhà máy (gói 1) và hệ thống tiếp nhận dầu thô ngoài biển, hệ thống dẫn dầu thô vào khu bể chứa (gói 4). Hoặc gói số 2 và 3 gồm khu bể chứa dầu thô (gói 2) và khu bể chứa sản phẩm, hệ thống đường ống dẫn sản phẩm, các hạng mục xuất sản phẩm (gói 3). Đây là những gói thầu chính, có tính chất quyết định đến tiến độ thực hiện toàn bộ dự án NMLD.
    Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, NMLD Dung Quất sẽ đáp ứng được 30% nhu cầu sử dụng trong nước, tính đến thời điểm 2009. Vì vậy, tầm quan trọng của NMLD Dung Quất không chỉ là số vốn đầu tư lớn nhất hiện nay - 2,5 tỉ USD, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong việc vực dậy cả một khu vực vốn chịu nhiều mất mát do chiến tranh và bất lợi về thiên nhiên như ở miền Trung.

    Không chỉ có lọc dầu, nhà máy này còn kéo theo nó hàng loạt các dự án lớn khác sau dầu. Ngay tại Dung Quất, sau lọc dầu sẽ là hoá dầu. Phó Thủ tướng *************** cho rằng, đây là bước khởi đầu để Tổng Cty Dầu khí VN hình thành một tập đoàn dầu khí lớn mạnh bao gồm cả khai thác và chế biến.

    Không những thế, NMLD Dung Quất sẽ góp phần đánh thức toàn bộ các khu kinh tế dọc miền Trung mà nhiều năm qua các tỉnh trong khu vực đã kỳ công xây dựng. Trước mắt, hai khu kinh tế liền kề nhau là Dung Quất và Chu Lai sẽ có điều kiện tốt nhất để tăng tốc.
    Thời cơ chỉ có một
    Có thể nói, NMLD Dung Quất là "cơ hội ngàn vàng" để tỉnh Quảng Ngãi thoát khỏi khu vực những tỉnh nghèo nhất nước. Với khoảng 40.000 tỉ đồng VN sẽ được "đổ" vào Dung Quất trong một thời gian ngắn, nếu không tận dụng được cơ hội này coi như không còn dịp nào nữa.

    Vì vậy, trong niềm hân hoan chung của lãnh đạo tỉnh, lẫn người dân địa phương trước sự kiện "khởi động lại" của NMLD, một mối lo đang hiện dần lên với câu hỏi: Tỉnh Quảng Ngãi làm gì để tận dụng thời cơ này?

    Theo tính toán của các nhà kinh tế, ở thời điểm cao nhất, tại Dung Quất sẽ có khoảng 15.000 công nhân, trên 1.000 chuyên gia cao cấp. Bấy nhiêu con người ấy sẽ làm việc, ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí ngay tại mảnh đất Quảng Ngãi; vì vậy, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để "đón" số người này là điều phải tính đến.

    Trước khi "đổ quân" vào Dung Quất, mới đây đại diện Tập đoàn Technip - nhà thầu chính của NMLD - đã có một vòng khảo sát các khách sạn ở Quảng Ngãi, nhưng không một khách sạn nào đáp ứng được các yêu cầu của họ. Chỉ mỗi việc chỗ ở đã thấy khó khăn rồi, nói gì đến các vấn đề khác như lương thực, thực phẩm cao cấp; rồi nơi vui chơi, giải trí...
    Khó khăn rất lớn vẫn còn ở phía trước, song việc "khởi động lại" một dự án lớn như NMLD do một tập đoàn xây dựng uy tín như Technip đảm nhận thi công là một tín hiệu vui. Trong buổi lễ khởi công này, từ ông Chủ tịch Tập đoàn Technip đến ngài Đại sứ Pháp tại VN đều bày tỏ quyết tâm là sẽ hoàn thành đúng tiến độ như đã cam kết.
    Năm 2009 sẽ có dầu tại Dung Quất, đó là điều chắc chắn.
    Trần Đăng
    Một số hình ảnh lễ khởi cong NMLDDQ:
    http://photos.yahoo.com/ph/bean_news/album?.dir=%2F2301&.src=ph
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Chỉ thị tổ chức thực hiện chiến lược phát triển Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (30/11/2005)

    Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Chỉ thị tổ chức thực hiện chiến lược phát triển Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
    Theo đó, Sở Bưu chính, Viễn thông tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng và xây dựng "Kế hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; xây dựng giải pháp thực hiện hàng năm và tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề ra biện pháp để thực hiện kế hoạch cho năm tiếp theo, nhằm mục tiêu thực hiện tốt nhất kế hoạch đề ra. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: tổ chức kiểm kê, phân loại các thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm đã được đầu tư trong thời gian qua; đánh giá nguồn nhân lực công nghệ thông tin và hiệu quả các thiết bị công nghệ thông tin, đề ra biện pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian tới; tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của đơn vị mình; chú trọng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức về công nghệ thông tin nhằm thực hiện và khai thác có hiệu quả chương trình "Chính phủ điện tử" trong quản lý Nhà nước; hàng năm bố trí kinh phí tiết kiệm chi để đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông tại đơn vị...
    Chỉ thị này cũng chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ưu tiên bố trí nguồn ngân sách trong kế hoạch hàng năm để triển khai các chương trình, đề án, dự án phục vụ cho việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh và của các đơn vị; Sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng "Qui chế về khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông" trên địa bàn tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; các doanh nghiệp kinh doanh về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tin học có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật, tham gia đầy đủ các lớp phổ biến pháp luật liên quan đến bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, tin học?

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Kết quả bước đầu của chương trình 134 ở Quảng Ngãi (01/12/2005)

    Trong 8 tháng của năm 2005, các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
    Về nhà ở đã hỗ trợ được 2.791hộ/11.064 hộ cần hỗ trợ với mức hỗ trợ bình quân 8,74 triệu đồng/hộ. Việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do đường xá hiểm trở, địa điểm xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nên cước vận chuyển và công thợ đều cao. Tuy nhiên, các địa phương đã vận động bà con giúp đỡ nhau nên đã hoàn thành được kế hoạch đề ra. Một số địa phương, do bức xúc về nhà ở nên thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch phân bố vốn như huyện Sơn Tây 550 ngôi nhà/kế hoạch 410 ngôi nhà (tăng 140 nhà); huyện Tây Trà 678 nhà/kế hoạch 558 nhà (tăng 120 nhà).
    Về nước sinh hoạt hỗ trợ được 1.042 hộ/5.232 hộ cần hỗ trợ, với mức kinh phí hỗ trợ bình quân 0,6 triệu đồng/hộ.
    Về đất sản xuất, huyện Sơn Tây đã hỗ trợ khai hoang 37,2 ha, với tổng kinh phí 186 triệu đồng, giải quyết đất sản xuất cho 356 hộ, huyện Sơn Hà khai hoang xong 1ha với kinh phí 6 triệu đồng, giải quyết đất sản xuất cho 8 hộ tại xã Sơn Kỳ.

  8. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ngãi với 03 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (02/12/2005)


    Quán triệt Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 21/6/2002 của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời chỉ đạo và phê duyệt các đề án cụ thể như:

    Đề án chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm, Đề án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, Đề án kiên cố hoá hệ thống kênh mương, Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2005, Đề án phát triển giao thông nông thôn, miền núi; Đề án phát triển thương mại miền núi - hải đảo giai đoạn 2001-2010, Đề án phát triển công nghiệp giai đoạn 2003 - 2005 và định hướng đến năm 2010 (trong đó có nội dung về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp nông thôn); đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách như ưu đãi đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại?Việc cụ thể hoá các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ bằng các chương trình, đề án cụ thể như đã nêu trên là giải pháp điều hành hiệu quả, tác động tích cực, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
    Sau hơn 3 năm thực hiện (từ năm 2002-2005), tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn đã có những đổi thay tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm 5,2%, năm 2004 đạt 401.888 tấn. Lương thực bình quân đầu người năm 2004 đạt 316 kg/người/năm, tăng 43 kg/người/năm so với năm 2001. Đề án chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm được thực hiện thành công, tuy diện tích gieo trồng lúa giảm nhưng năng suất và sản lượng hàng năm đều tăng và vượt kế hoạch, đã góp phần đáng kể cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn. Các vùng rau tập trung, chuyên canh của tỉnh ngày càng được mở rộng về diện tích và nâng dần chất lượng. Diện tích rau toàn tỉnh năm 2004 đạt 9.974 ha, tăng 1.750 ha so với năm 2001. Các loại cây công nghiệp phục vụ chế biến như: mía, mỳ, bông vải... cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Năm 2004, giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp đạt bình quân 14,31 triệu đồng, so với năm 2001 tăng gần 04 triệu đồng/ha.
    Về chăn nuôi, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn có mức tăng trưởng ổn định, đàn bò tăng 5,8%/năm, đàn lợn tăng 4,1%/năm, đàn gia cầm tăng 9,3%/năm. Chất lượng đàn bò được cải thiện, đàn bò lai phát triển khá nhanh, năm 2001 tỷ lệ bò lai là 20% tổng đàn, đến năm 2004 đã đạt gần 25%, nhiều địa phương tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 40% tổng đàn. Chăn nuôi theo mô hình trang trại có xu hướng phát triển nhanh, đặc biệt là chăn nuôi bò lai kết hợp với trồng cỏ cho hiệu quả kinh tế khá cao và đang thu hút nhiều hộ nông dân tham gia, thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch ngày càng theo hướng tích cực.
    Về lâm nghiệp, việc trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước thông qua các dự án 661, JBIC, WB, KFW6 và vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia trồng và kinh doanh nghề rừng. Nhờ đó, đã trồng mới được 15.300 ha, khoanh nuôi tái sinh 10.625 ha và quản lý bảo vệ 88.267 ha, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp lên đạt bình quân 10,7%/năm và đưa độ che phủ của rừng từ 25,5% ở năm 2001 lên đạt 33,5% ở năm 2004 và ước đạt 35% vào năm 2005, bằng với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đề ra.
    Về thuỷ sản, tổng sản lượng đánh bắt thuỷ sản năm 2004 đạt 85.645 tấn, so với năm 2001 tăng 15.631 tấn, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản đặt ra cho năm 2005 (85.000 tấn).
    Công tác nghiên cứu, áp dụng khoa học - công nghệ trong nông, lâm, thuỷ sản được chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng. Từ năm 2001 đến nay có 27 đề tài nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ với số vốn đầu tư gần 6,4 tỷ đồng. Hoạt động khoa học và công nghệ đã gắn với nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; nhiều đề tài có tính khoa học và thực tiễn cao như các đề tài về giống cây trồng, giống gia súc, xây dựng và thực nghiệm các mô hình sản xuất hành tỏi, rau an toàn, nuôi tôm trên cát, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản... đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển, tính đến cuối năm 2004 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 388 trang trại các loại. Kinh tế tập thể, mà chủ yếu là hợp tác xã (HTX) đã khắc phục được một số yếu kém, có chuyển biến theo hướng tập trung làm dịch vụ tốt hơn cho hộ xã viên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 189 HTX, bao gồm 184 HTX nông nghiệp, 3 HTX nuôi trồng thuỷ sản và 2 HTX diêm nghiệp. Trong năm 2004 đã thành lập mới 5 HTX, trong đó có 3 HTX nông nghiệp (chuyên canh mía kết hợp chăn nuôi) và 02 HTX nuôi trồng thuỷ sản (Bình Chánh và Phổ Minh). Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đang được tiếp tục sắp xếp, đổi mới.
    Cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng GDP của cả tỉnh, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 38,8% năm 2001 xuống còn 36,24% năm 2004. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong 2 năm gần đây tăng khá nhanh, năm 2003 tăng 8%, năm 2004 tăng 24,2%, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn tăng bình quân trên 9%/năm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 20 làng nghề với 18 ngành nghề truyền thống và 30 ngành nghề mới với hơn 13.000 cơ sở sản xuất, thu hút trên 30.000 lao động.
    Cơ cấu lao động nông thôn, lao động nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ lệ 78% lực lượng lao động trong toàn tỉnh với tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được nâng lên từ 73,25% năm 2001 lên 76,88% ở năm 2004. Trong 3 năm (2002 - 2004), bình quân mỗi năm tạo chỗ làm việc mới cho 11.810 lao động và giải quyết thêm việc làm cho gần 19.000 lao động. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng giảm từ 68.230 người ở năm 2001 xuống còn 61.850 người ở cuối năm 2004.
    Về phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng nông thôn: Đến cuối năm 2004, toàn tỉnh có 372 công trình thuỷ lợi các loại, trong đó có 97 hồ chứa, 205 đập dâng, 60 trạm bơm và 8 kênh dẫn đã phục vụ tưới, tiêu cho 43.550 ha so với năng lực thiết kế phục vụ cho 71.115 ha. Riêng việc thực hiện Đề án kiên cố hoá kênh mương, 03 năm qua đã thực hiện kiên cố hoá được 220/302 tuyến, đạt 72% về số tuyến; chiều dài kênh được kiên cố 237/500 km, đạt 47% kế hoạch. Giao thông nông thôn đã được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp theo hướng nhựa hoá, cứng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, được thể hiện rõ nhất ở các huyện miền núi. Hiện tại đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong 3 năm qua đã nhựa hoá, cứng hoá được 823 km đường, trong đó đã nhựa hoá, cứng hoá 312,6/405 km đường huyện, đạt 77,2% KH; 474/400 km đường xã, đạt 118,5% KH; 33/134 km đường thôn, khối phố, đạt 24,63% KH. Toàn tỉnh hiện có 100% số huyện đã được cấp điện lưới quốc gia và điện tại chỗ. Số xã nông thôn có điện là 167/170 xã (không tính số xã ở thành phố Quảng Ngãi), trong đó điện lưới 164 xã, điện Diezel 2 xã và điện mặt trời 1 xã. Tỷ lệ số hộ nông thôn sử dụng điện đạt 88%. Từ năm 2002 đến 2004 đã đầu tư xây dựng mới 24 chợ, nâng cấp mở rộng 5 chợ với tổng vốn đầu tư 17,84 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 6,23 tỷ đồng.
    Thương mại miền núi - hải đảo bước đầu có chuyển biến, góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên vùng. Đối với Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đã đầu tư xây dựng 11 công trình cấp nước với tổng vốn đầu tư gần 4,5 tỷ đồng. Mỗi năm số người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt tăng thêm từ 30.000 - 50.000 người, đưa tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử dụng từ 55,8% ở năm 2001 lên đạt 75% ở năm 2004 (bình quân tăng trên 4,2%/năm). Cơ sở hạ tầng của nhiều thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư được cải thiện gắn với việc xây dựng phát triển vùng nguyên liệu, cụm - điểm công nghiệp - làng nghề, hệ thống giao thông; hoạt động kinh doanh sôi động hơn. Một số địa phương đã thực hiện quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn, hiện tại đã thực hiện quy hoạch cho 12 trung tâm cụm xã, 3 thị tứ và 12 điểm dân cư tập trung phục vụ cho công tác tái định cư và di dời dân trong vùng sạt lở núi, sông và biển.
    Về đời sống văn hoá - xã hội nông thôn: Từ năm 2002 đến năm 2004, toàn tỉnh giảm được 31.669 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21,88% năm 2001 xuống còn 11,74% vào cuối năm 2004 (tổng hộ dân cư trong toàn tỉnh là 279.176 hộ), bình quân mỗi năm giảm được 3,38% số hộ nghèo. Đến nay đã có 178/180 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 70% trạm y tế xã có bác sỹ, 100% thôn bản có cán bộ y tế, xoá lớp học ca 3, 100% số xã hoàn thành chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, 06/14 huyện, thành phố đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 90 trường trung học và tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hoá được 861 phòng học. Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp tuy có chuyển biến nhưng còn chậm, cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn ở mức thấp, phong trào xây dựng cánh đồng đạt doanh thu cao chưa được phát triển rộng rãi, còn mang tính tự phát, chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình là phổ biến, phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại chưa đáng kể nên năng suất, chất lượng còn ở mức thấp, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất ngành thuỷ sản không đạt kế hoạch, giá trị chế biến thuỷ sản xuất khẩu đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra, nuôi trồng thuỷ sản thiếu tính bền vững. Khoa học công nghệ chưa thật sự tác động mạnh mẽ, rộng khắp vào sản xuất, chưa tạo được những bước đột phá thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn phát triển chậm, năng lực cạnh tranh yếu, cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn chủ yếu vẫn mang tính thuần nông. Sự đổi mới và phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là ở miền núi tuy đã được tăng cường đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói chung và chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.Việc thực hiện các đề án kiên cố hoá kênh mương, phát triển giao thông nông thôn - miền núi, phát triển hệ thống chợ, cung cấp nước sạch chưa đạt so với kế hoạch, tốc độ đô thị hoá nông thôn còn chậm, bộ mặt nông thôn miền núi có khởi sắc nhưng chỉ mới tập trung ở huyện lỵ; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn có xu hướng ngày càng gia tăng. Đời sống của một bộ phận người dân ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp vẫn còn bức xúc, tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi vẫn còn ở mức cao.
    Ngoài những nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên về đất đai, thời tiết, khí hậu của tỉnh không được thuận lợi, điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, vị trí địa lý kinh tế không thuận lợi... còn có các nguyên nhân chủ quan như: Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa sâu sắc nên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tuy được cụ thể hoá cụ thể bằng các đề án phát triển của từng ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện, nhưng các đề án đó thiếu sự gắn kết để có tác dụng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn một cách hiệu quả; thiếu cơ chế phối hợp thực hiện giữa các ngành, các địa phương. Công tác xây dựng, tổng kết các mô hình, các điển hình tiên tiến để nhân rộng chưa thực hiện tốt. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các ngành nông - lâm - thuỷ sản và cán bộ ở khu vực nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tâm lý sản xuất nhỏ, tiểu nông trong nông thôn còn phổ biến, sự trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự giúp đở của nhà nước còn nặng nề... cần phải sớm được khắc phục trong thời gian tới./.
    Phước Hậu
  9. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị đầu tư phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi năm 2005 (04/12/2005)​

    Hòa cùng khí thế sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 17, sáng ngày 03/12/2005 Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Đầu tư phát triển các Khu công nghiệp năm 2005 và khánh thành đưa vào hoạt động sản xuất 3 Nhà máy trong Khu công nghiệp Tịnh Phong.
    Trong năm 2005 Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi đã cấp phép đầu tư cho 16 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 180 tỷ đồng và dự kiến sẽ giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động.
    Tính đến nay trong 2 Khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú đã có 76 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1.650 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 17.000 lao động. Hiện nay đã có 48 dự án đi vào hoạt động, số còn lại đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai xây dựng. Các Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trong năm là 968 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu trên 12 triệu USD và nộp ngân sách gần 140 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 8.000 lao động với mức thu nhập bình quân 700.000đ/người/tháng. Ngoài việc đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, các Khu công nghiệp còn góp phần tạo ra đội ngũ công nhân lao động công nghiệp - đây là nguồn lực rất quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và triển khai đầu tư tại các Khu công nghiệp như: cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn còn yếu kém; tình hình ô nhiễm môi trường ở các Khu công nghiệp chưa được khắc phục một cách căn bản, một số chủ dự án thiếu tích cực triển khai xây dựng Nhà máy; một số nhà máy hoạt động chưa hiệu quả ảnh hưởng đến đời sống người lao động; thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp còn thấp; công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc chậm được khắc phục.
    Ông Nguyễn Kim Hiệu- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã biểu dương những cố gắng nỗ lực của Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi, các nhà đầu tư và địa phương liên quan. Đồng thời chỉ đạo Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi triển khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 do UBND tỉnh giao; khai thác mọi nguồn vốn để phát triển nhanh và từng bước đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp của tỉnh; trước mắt tập trung cùng với các Sở, Ngành và địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hạ tầng để phục vụ cho Nhà máy Bia Sài Gòn- Quảng Ngãi có công suất 50 triệu lít/năm tại KCN Quảng Phú; đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức; tập trung các hoạt động phục vụ Khu công nghiệp như: xây dựng khu dân cư - dịch vụ phục vụ Khu công nghiệp, chú ý đến vấn đề nhà ở và điều kiện đi lại, sinh hoạt của người lao động; phát triển các Khu công nghiệp đi đôi với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ an ninh trật tự và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã tham dự lễ khánh thành đưa vào hoạt động 3 nhà máy tại KCN Tịnh Phong, đó là: Nhà máy Chế biến Đá ốp lát tiêu thụ nội địa và xuất khẩu 20/7, Nhà máy Chế biến Lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Tân Hải, Nhà máy Sản xuất Bao bì Carton Việt Phú.

  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô Buýt tại Khu kinh tế Dung Quất (07/12/2005)​

    Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất vừa có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô Buýt tại Khu kinh tế Dung Quất, do Công ty Xe khách Miền Trung đăng ký đầu tư.
    Mục tiêu đầu tư của Dự án này là xây dựng trạm điều hành, trạm đón - trả khách và mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải hành khách... để kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô Buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại của cán bộ, công nhân và nhân dân đang làm việc, sinh sống tại Khu kinh tế Dung Quất. Dự án có quy mô 60 ô tô Buýt với tổng số vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này